Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỘT số vấn đề cần CHÚ TRỌNG TRONG VIỆC đọc SÁCH và HOẠT ĐỘNG tự học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.37 KB, 14 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ TRỌNG TRONG VIỆC ĐỌC
SÁCH VÀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC

I. Đặc vấn đề
Học tập là một quá trình không thể thiếu của mỗi một con người, từ khi sinh ra
cho đến khi chấm dứt cuộc sống chúng ta luôn phải học tập tri thức và trau dồi kinh
nghiệm sống. Hay nói cách khác, quá trình sinh trưởng và phát triển của con người
phụ thuộc rất lớn vào việc học tập, đúc kết kinh nghiệm cho riêng mình.
Đối với học sinh - sinh viên nói chung công việc học tập không chỉ là trên ghế
nhà trường mà còn cả ngoài xã hội, môi trường sống và làm việc của mình. Tuy nhiên,
ở đây chúng ta chỉ đề cập đến việc học tập tri thức khoa học một cách thuần túy mà
thôi. Trên thực tế, việc học tập, trau dồi kiến thức của học sinh - sinh viên không phải
lúc nào cũng là một hằng số bất biến, bởi một người đều có một khả năng, năng lực
cảm thụ, tiếp nhận kiến thức khác nhau, tất nhiên là còn phải tính đến các yếu tố từ bên
ngoài như cách truyền thụ kiến thức của thầy cô, khối lượng kiến thức truyền đạt, môi
trường sinh sống, học tập và ngay cả yếu tố từ bản thân tác động vào công việc học
tập… Chúng ta thừa nhận rằng học tập tri thức là con đường để chúng ta phát triển và
trở thành một con người có ích. Và sự tiến bộ, phát triển về mặt tri thức này không chỉ
thuần túy phụ thuộc vào yếu tố đơn thuần là tiếp thu kiến thức mới nơi thầy cô, bạn
bè… mà phần lớn là phụ thuộc vào việc tìm tòi, tự nghiên cứu của bản thân, hay nói
cách khác, việc học tập tri thức khoa học của mỗi người phụ thuộc chính yếu vào việc
tự học, tự tìm tòi nghiên cứu của họ.

1


Việc tự học ở mỗi người sẽ có sự khác nhau do nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, ở một góc độ chung nhất thì chúng ta thực hiện việc
tự tìm tòi, nghiên cứu đó thông qua một công cụ khoa học - đó chính là sách. Không ai
trong chúng ta tự học mà không cần có sách. Sách là công cụ chứa đựng tri thức và
công việc tự học chính là tìm hiểu và tiếp thu tri thức đó. Như vậy, đọc sách là một


hoạt động chính yếu trong công tác tự học. Đây không chỉ là hoạt động phổ biến mà
còn là “cơ chế” bổ sung kiến thức cho mỗi một con người trong quá trình học tập và tự
học nói chung.

II. Một số vấn đề cần quan tâm trong việc đọc sách và hoạt động tự học
Chúng ta thấy tự học là việc đi tìm tri thức khoa học và sách chứa đựng nguồn
tri thức đó. Như vậy, đọc sách, chúng ta sẽ tìm được và tiếp thu được nguồn tri thức
mà chúng ta cần. Hay nói cách khác, không ai có thể tự học mà không cần đến sách.
Sách chính là cơ sở, là nền tảng tri thức để ta đi kiểm nghiệm và tiếp thu những cái
mới. Do đó, đối với chúng ta sách là một công cụ không thể thiếu trong việc tự học.
Tuy nhiên, việc tự học của chúng ta có kết quả như thế nào còn phụ thuộc vào việc
chúng ta đọc sách, nghiên cứu sách như thế nào? Và vận dụng khối kiến thức đó ra
sao?... Ở chúng ta, việc đọc sách và tự học thật sự vẫn còn là hoạt động ở dạng “khiêm
tốn”, bởi phần lớn chúng ta vẫn chưa tìm ra được những phương pháp và qui tắc chung
cho cả hai hoạt động này.
1. Đối với việc đọc sách
Đầu tiên chúng ta cần phải đặt câu hỏi là “Cần phải đọc sách như thế nào?”.
Đây là một phần khá quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc đọc
sách. Như ta biết, bất kì cuốn sách nào cũng có tác động đến tâm tư, tình cảm của con
2


người. Tất nhiên là tất cả mọi sự tác động đó đối với từng người trong những điều kiện
khác nhau có khác nhau, nhưng sự tác động của sách đối với con người là không thể
chối cải được. Chúng ta không thể không nói đến hai khía cạnh rất quan trọng trong
việc đọc sách, đó là nội dung của sách - cái mà tác giả truyền lại cho người đọc - và sự
tiếp thu của người đọc, bởi đó là hai vấn đề khác nhau.
Trên thực tế, sách dẫn người đọc đến những suy nghĩ, hay nói đúng hơn là sách
bắt người đọc phải suy nghĩ. Tuy nhiên, cũng có những cuốn sách mà “chúng ta đọc
để rồi quên ngay sau khi đọc”, nhưng cũng có những cuốn sách đã tạo ra những động

lực làm thay đổi mạnh mẽ trong tâm hồn của người đọc. Chính vì vậy, chúng ta cần
phải biết đâu là giá trị của một cuốn sách mang lại cho ta. Tất nhiên điều này cần phải
qua một quá trình đào sâu suy nghĩ, tìm hiểu và kiểm tra lại. Chẳng hạn như khi ta đọc
một cuốn sách phê bình văn học nào đó, nếu chúng ta cảm thụ được những gì mà tác
giả muốn chuyển tải (tất nhiên là phải đào sâu suy nghĩ) và chúng ta so sánh, đối chiếu
với thực tế mà đúng như vậy thì rõ ràng tác giả cuốn sách đã gây được ấn tượng nhất
định trong trí nhớ, suy nghĩ của chúng ta. Như vậy, ta có thể nói cuốn sách đó đã mang
một giá trị tốt đẹp nào đó đối với bản thân mình.
Việc đọc sách sẽ thật sự rất khó khăn đối với bạn, bởi sách là một cái gì đó rất
khô khan và khó nhớ. Chính vì vậy mà bạn cần phải bắt đầu cho một thói quen đọc
sách. Tất nhiên điều này cần phải qua một quá trình rèn luyện, và để thực hiện nó một
cách dễ dàng bạn hãy bắt đầu từ những quyển sách thích hợp, những cuốn sách nói về
lĩnh vực mà mình quan tâm yêu thích hoặc nói về mảng đề tài nào đó mà mình đang
tìm kiếm. Điều này chỉ để tạo cho bạn một thói quen, để rồi có thể đọc bất cứ sách gì.
Không nên sợ những cuốn sách mới và có thể làm bạn khó hiểu khi đọc nó. Và một

3


điều khá quan trọng mà bạn cần làm khi đọc sách đó là hãy chú ý đọc một cách có suy
nghĩ, hãy cố gắng đọc được càng nhiều sách càng tốt.
Tuy nhiên, không phải đối với mọi người đều có thể khuyên hãy đọc thật nhiều
sách vào! Nhưng dù sao vẫn phải thừa nhận rằng đọc nhiều sách vẫn tốt hơn, bởi cái
đó sẽ trang bị cho bạn nhiều kiến thức khoa học trên nhiều lĩnh vực đời sống hơn…
Để đọc sách có hiệu quả, bạn hãy thử đặt ra và trả lời các câu hỏi như: Lúc
nào mình có thể nói: Mình thật sự hiểu biết sâu sắc về một vấn đề gì đó? Cái gì sẽ
khẳng định điều đó? Mình cần rút ra những gì từ những cuốn sách đã đọc được để rồi
biến mình thành một người thực sự am hiểu vấn đề đó?...
Nếu làm được điều đó, bạn có thể thảo mãn được rằng những kiến thức đó thực
sự mình đã có và muốn áp dụng nó vào công tác cũng như vào cuộc sống. Ví dụ như,

một người học thuộc làu cuốn Chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng nếu không có khả năng
nhìn nhận, đánh giá các sự kiện đã được nêu, được giải thích thì rõ ràng là không thể
cho mình đã hiểu hết những luận điểm (học thuyết) đó được. Trong trường hợp như
thế thì người đó chỉ có vai trò như một thư viện hay cuốn sổ ghi chép di động mặc dù
trong đó có rất nhiều cái hay…Như vậy, chúng ta thấy là dù có hay mấy đi chăng nữa
mà không đưa vào cuộc sống thì những kiến thức đã có chỉ mang ý nghĩa chết, vô ích.
Tức là chúng ta không chỉ hiểu biết, đánh giá các giá trị trong sách mà còn cần phải
vận dụng những gì tiếp thu được từ sách vào cuộc sống hàng ngày, đó mới là giá trị
của công việc đọc sách.
Đến đây chúng ta cũng cần phải nói đến qui tắc khi đọc sách: Thực sự thì qui
tắc tốt nhất đó là những qui tắc mà mỗi người tự đặc ra cho chính mình. Và tất nhiên
điều này không phải dựa trên cơ sở lí thuyết mà phải dựa trên cơ sở thực tiễn. Tức là

4


chúng ta sẽ hình thành cho mình một phương pháp đọc sách, một sự đam mê cho riêng
mình.
Đối với việc đọc sách, bạn nên bắt nguồn từ những cái, những điều mà mình
cảm thấy thích và hứng thú; nên bắt nguồn từ những vấn đề cần thiết và phục vụ cho
kiến thức của mình, tránh việc tìm đọc một cách tràng lan, đọc theo cảm hứng và
không có mục đích… Một vấn đề mà có lẽ bạn sẽ rất quan tâm đó là Đọc sách như thế
nào để tiếp thu được nhiều nhất? Đó là một vấn đề thuộc về phương pháp đọc sách.
Chúng ta biết rằng cái đọnglại trong trí nhớ ta lâu nhất đó là những gì ta xúc cảm, suy
nghĩ trong sách khi đọc. Đưa mắt lướt qua từng chữ trong sách - Đó không phải là đọc
sách. Nhìn và nhớ cũng chưa là đọc sách. Cần phải biết xúc cảm, rung động trước
từng chữ, từng câu và phải biến chúng thành “vật sống”. Không chỉ chú ý đến từng
chữ mà còn phải hiểu cả ý nghĩa của từng chữ đó - Tức là phải hình dung xem từ đó,
câu đó, đoạn văn đó nói với ý nghĩa gì, thể hiện cái gì, có liên quan đến vấn đề cụ thể
gì, có liên quan gì đến ý nghĩa của bản thân bạn?...Có như vậy bạn mới hiểu một cách

cặn kẽ, thấu đáo vấn đề và có nhưu thế bạn mới nhớ lâu và vận dụng hiệu quả những
điều đã đọc được vào cuộc sống của mình.
Trong số chúng ta, chắc hẵn có rất nhiều người đọc sách theo lối “hiện tượng”,
đọc theo “trào lưu”, đọc theo kiểu đối phó, rất nhiều người đọc một cách say xưa
nhưng rồi chung quy lại vẫn chưa tiếp thu được nhiều như bản thân mong muốn, thậm
chí là không đọng lại gì trong trí nhớ của mình. Đó là vấn đề gây nên sự nhàm chán,
nản lòng cho chúng ta khi đọc sách. Để có thể hạn chế được điều này bạn nên làm
những việc sau đây khi đọc sách:
* Phải hiểu được ý nghĩa của các từ, các câu, các đoạn văn viết trong sách.

5


* Phải nhớ những sự kiện và xem có phù hợp hay không với cuốn sách mà bản
thân mình đang đọc.
* Phải hình dung được những sự kiện đó và như thế có nghĩa là phải làm sao để
cho sự kiện sống lại như đang diễn ra trước mắt bạn, buộc bạn phải cảm xúc, rung
động, suy nghĩ. Và như vậy là bạn đã rung cảm trước tất cả những gì bạn đang đọc.
* Cần phải biết nhận xét, đánh giá những gì bạn đọc được.
* Không những phải đánh giá, nhận xét những gì đã đọc được mà còn phải
hành động, phải có những biến chuyển trong cuộc sống của mình cho phù hợp với
những suy nghĩ mới, những hiểu biết mới về cuộc sống và đó là mục đích của việc đọc
sách.
Trong quá trình đọc sách, chú ý hiểu nội dung của sách giữ một vai trò rất to
lớn. Khối lượng và chất lượng đọc được phụ thuộc nhiều vào sự chú ý của người đọc.
Nếu bạn có sự chú ý khi đọc thì bao giờ bạn cũng tiế thu được nhiều gấp mấy lần so
với bạn đọc khác không chú ý. Đó là điều tất yếu, hơn nữa việc chú ý sẽ giúp bạn tiết
kiệm được nhiều thời gian hơn.
Tóm lại, đối với việc đọc sách, bạn không chỉ cần có “thói quen”, sự kiên nhẫn
mà còn có phương pháp, cách thức cũng như sự đam mê của chính bản thân mình

trong hoạt động hữu ích này. Rất rõ ràng, nếu bạn đọc sách và rồi hiểu nội dung sách
thì tất yếu bạn sẽ bổ sung cho mình một lượng kiến thức, đồng thời, đó cũng là cơ sở,
nền tảng cũng như là động lực thúc đẩy bạn đến với lượng kiến thức mới cao hơn, bổ
ích hơn. Đó cũng chính là đường phát triển tri thức của chính bạn vậy…

2. Đối với việc tự học

6


Như chúng ta đã biết thì nhiệm vụ của học sinh - sinh viên nói chung là phải
phấn đấu học tập nâng cao kiến thức của mình trong nhà trường và sau khi ra trường.
Tất nhiên, quá trình học tập này đạt kết quả tốt hay không còn tùy thuộc vào việc tự
học của mỗi cá nhân. Đối với chúng ta, việc tự học không chỉ là xem sách mà phải biết
so sánh cái viết trong sách với thực tế cuộc sống, biết so sánh cái khoa học với cái
không khoa học, biết liên hệ giữa các môn học với nhau. Không nên sợ bất đồng quan
điểm, ý kiến với người khác, không đi nghiên cứu, tìm hiểu cái chung chung, mà phải
nghiên cứu vấn đề đang được tranh luận - những vấn đề chủ yếu của thời đại, mở rộng
tầm nhìn cho bản thân.
Trong vấn đề tự học, chúng ta cần phải mạnh dạng tự mình đặt ra các câu hỏi
rồi tự mình tìm lấy câu trả lời - đó chính là phương pháp tự học. Trong quá trình tự
học, cần phải biết rằng mỗi học thuyết, định luật bao giờ cũng có một cái cầu nối với
các sự kiện, và các sự kiện đó là nền tảng, là cơ sở của chúng. Chẳng hạn bạn đọc
được những điều rất hay trong một cuốn sách nào đó, nhưng điều đó nhìn qua thì có vẻ
rõ ràng, rành mạch, đúng đắn và dễ hiểu. Nhưng thật ra là có phải như thế không? Để
trả lời câu hỏi đó bạn phải đến với cuộc sống nhằm tìm những dẫn chứng cụ thể để
chứng minh. Bạn hãy thay thế những lí thuyết bằng cái thực tế trong cuộc sống, hãy cố
tìm mối tương quan giữa lí thuyết với cơ sở thực tế, cố gắng xây cho được cái cầu nối
giữa lí thuyết với thực tế.
Một phần quan trọng trong việc tự học của chúng ta đó là đi đến việc hệ thống

hóa các kiến thức đã tiếp thu được, từ đó bạn mới có thể phát hiện ra các “lỗ hổng”
trong kiến thức để tìm hiểu, nghiên cứu thêm. Những người tự học một cách hời hợt,
thường vẫn chọn cho mình một số kiến thức nhất định nào đó, họ vạch ra cho mình

7


một con đường là phải học “từ chỗ này đến chỗ kia”. Nhưng chính vì điều này mà họ
thật sự không bao giờ hiểu được một lĩnh vực nào đó sâu sắc và trọn vẹn.
Thực tế nhiều người cho rằng có thể dễ dàng phát hiện ra được các “lỗ hổng”
trong hệ thống kiến thức của mình và họ có thể tìm ra “lỗ hổng” đó bằng cách đọc qua
đầu đề (tựa đề) của một cuốn sách giáo khoa hay tham khảo nào đó. Thế nhưng thật sự
thì không như thế, “lỗ hổng” trong kiến thức của chúng ta không thể tìm ra và khắc
phục (bù đắp) bằng việc đọc lại mục lục của một cuốn sách, mà để giải quyết vấn đề
đó cần phải đọc lại toàn bộ cuốn sách và đi sâu vào nghiên cứu những “lỗ hổng” trong
kiến thức của mình. Chung qui lại, chúng ta không thể bù đắp những hụt hẫn về kiến
thức bằng cách xem mục lục của sách hay đọc lời tựa của một cuốn sách là đủ, mà
chúng ta cần phải đầu tư đào sâu, tìm tòi nghiên cứu nhằm “lợp lại” những “lỗ hổng”
kiến thức của chúng ta. Có như thế kiến thức của chúng ta mới không thể biến mất
ngay tức thì hoặc “lỗ hổng” kiến thức không thể khắc phục được.
Một phương pháp cũng thực sự hữu ích cho bạn đó là khi bạn tiếp cận một vấn
đề nào đó được nêu ra, bạn hãy thử đặt và trả lời các câu hỏi đại loại như: Cái gì chính
yếu, cái gì phụ? Có phải bao giờ sự kiện đó cũng xảy ra như thế hay không? Hay ở
hoàn cảnh khác, ở nước khác thì nó sẽ khác? Thời xa xưa, điều đó cũng diễn ra như
vậy? cái đó có lợi hay có hại? Làm thế nào để có thể thay đổi sự kiện đó? Làm sao để
thực hiện được nguyện vọng của mình?...
Nói tóm lại, khi tiếp cận một vấn đề nào đó thì chúng ta hãy “tập cách” đặt câu
hỏi và tự mình tìm lấy câu trả lời thích ứng cho vấn đề đó. Có như vậy chúng ta mới
có thể đánh giá đúng, hiểu sâu hơn, xa hơn về vấn đề, đồng thời, chúng ta có thể nhớ
lâu hơn về sự kiện đó.


8


Đối với mỗi cá nhân, việc tự học rất cần phải theo một chương trình (thời gian
biểu) được vạch ra sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của thực tế. Tuy nhiên,
chúng ta cũng cần phải biết tận dụng thời gian (tạm gọi là “tranh thủ”) để tự học. Chỉ
cần một ngày bạn bỏ ra 1 giờ và Chủ Nhật thì bỏ ra 2 - 3 giờ cho việc tự học và đọc
sách. Nếu làm được như vậy thì mỗi năm bạn sẽ có được bao nhiêu thời gian cho công
việc tự học của mình? Câu trả lời là có ít nhất 460 giờ - 52 ngày chủ nhật, mỗi ngày 3
giờ, vậy bạn sẽ có được 156 giờ; Còn 313 ngày thường, mỗi ngày 1 giờ, bạn có 313
giờ. Tổng cộng bạn có 469 giờ tự học. Thật sự thì đây là một quĩ thời gian khá lớn,
bạn chắc chắn sẽ làm được nhiều việc với quĩ thời gian này.
Theo bản thân tôi thì việc tự học phải được tiến hành một cách có kế hoạch và
trên cơ sở tự giác của bản thân. Tức là việc tự học phải được tổ chức rõ ràng, cụ thể.
Điều này được lí giải là tại vì sao bạn lại cần có một thời gian biểu hàng ngày cho
riêng mình. Mặt khác, bạn cũng cần phải lên một chương trình học cho chính mình.
Tức là, chương trình này như thể là một “dàn bài” chi tiết để bạn đi đúng hướng, đúng
tuần tự của nó. Thực tế cho thấy rằng, trong quá trình tự học, chương trình là một công
cụ cần thiết và giữ một vai trò quan trọng. Chương trình đó sẽ giúp cho bạn tự hệ
thống hóa được hệ thống kiến thức. Có chương trình cụ thể trong tay rồi bạn mới có
thể đi tìm những kiến thức đã được chỉ dẫn trong đó và ở trong các tài liệu khác…
Một công việc hết sức quan trọng khác trong quá trình tự học đó là “học phải
đi đôi với hành”. Thực sự sẽ rất là bổ ích nếu như bạn so sánh, đối chiếu giữa những
kiến thức tiếp thu được với những cơ sở thực tế. Có nghĩa là, bạn cần có sự thực hành,
sự kiểm nghiệm trên cơ sở thực tế khách quan đối với những kiến thức đã học được.
Điều này rất có ý nghĩa bởi nó sẽ giúp bạn chuẩn đoán và đánh giá được những kiến
thức mà mình tiếp thu được. Một số người cho rằng “phải nghiên cứu hết lí thuyết
9



trước rồi sau đó mới đi vào thực hành”. Như thế là không phù hợp, không thực sự
đúng đắn. Nghiên cứu lí thuyết bao giờ cũng phải đi đôi với thực hành, bởi chúng là
một khối thống nhất. Mỗi một phần trong chương trình tự học cần phải có thực hành đó là là qui tắc. Nếu một người nào đó đọc sách mà nghĩ rằng nội dung của nó là từ
trên trời rơi xuống thì không thể hiểu được cái chính của nó. Khoa học - đó không phải
là những kiến thức, hiểu biết có sẵn, mà là sự tìm hiểu thường xuyên. Không phải chỉ
là những phát minh mà còn phải trãi qua một thời gian kiểm nghiệm thực tế khách
quan trong cuộc sống nữa. Tất cả các lĩnh vực khoa học đều có phần thực hành thí
nghiệm của nó. Cần phải cố gắng làm được phần đó. Thậm chí cả khi nghiên cứu triết
học cũng không thể giới hạn sự nghiên cứu quan điểm của những người khác, phải so
sánh cả những quan điểm của chính các nhà triết học, mà còn so sánh cả những quan
điểm của các nhà phê phán họ nữa. Đó chính là thực hành triết học. Chỉ có bắt tay vào
việc bạn mới phát hiện được chỗ hổng trong kiến thức của mình. Và chỉ có bằng
phương pháp kiểm tra như thế bạn mới có thể trở thành con người thực sự có học thức.
Người ta nói rằng: Trước khi bắt tay vào công tác thực hành cần phải nghiên cứu lí
thuyết. Điều này hoàn toàn đúng.Song, ở đây chúng ta không nói đến vấn đề đó, mà
chúng ta chỉ khẳng định rằng đối với một người đang tiến hành công tác tự học, thì tốt
hơn hết là phải tiến hành song song việc nghiên cứu lí thuyết với công tác thực hành.
Một số ví dụ: Bạn sẽ không thể học tốt môn đại số nếu không chịu làm bài tập; không
thể hiểu biết đầy đủ về lí, hóa mà không làm thí nghiệm quan sát…Như vậy, không
qua thực hành thì không có một học sinh - sinh viên nào có thể trở thành một nhà
chuyên môn được.
Trong việc tự học, sự tiếp thu thật sự đòi hỏi một mối liên quan giữa các ý
tưởng, xúc cảm, rung động, giữa các hành động - mà như thế có nghĩa là đòi hỏi một
10


sự liên tưởng. Tuy nhiên, mỗi người có một mức độ tiếp thu kiến thức khác nhau - có
người tiếp thu nhanh và cũng có người tiếp thu chậm, không chắc…Điều này đòi hỏi
chúng ta cần phải liên tưởng, nghĩa là chúng ta có thể nhớ lại kiến thức cũ từ những

kiến thức mới tiếp thu. Tương tự như việc ta đọc cuốn sách này sẽ giúp ta nhớ lại cuốn
sách mà ta đã đọc trước đó… Như vậy, việc nhớ nhữ kiến thức đã học được là hết sức
quan trọng bởi đó là cơ sở, là nền tảng cho bạn tiếp nhận thêm kiến thức mới. Đối với
chúng ta, để củng cố và hiểu thêm về những kiến thức đã tiếp thu được, việc truyền
thụ lại cho người khác là một việc hết sức cần thiết và có ích. Bởi thông qua đó, bạn
có thể kiểm tra lại khối kiến thức của mình, đồng thời, sẽ tiếp thu thêm những kiến
thức mới từ những ý kiến phản hồi của người nghe.
Một vấn đề khá quá trọng đối với công tác tự học đó là việc học chung, học
nhóm. Hình thức học chung này mang một ý nghĩa tích cực và khá quan trọng trong
việc tự học. Việc bạn tự tìm hiểu vấn đề sau đó đưa ra ý kiến bàn luận khi học nhóm,
như vậy, vấn đề sẽ được mổ sẽ, được hiểu, nhớ và được đóng góp, nhận xét đầy đủ
hơn, tinh tế hơn. Đồng thời, việc học chung, học nhóm như thế sẽ giúp cho bạn có
được nhiều hứng thú khi học. Do đó, hình thức tự học cần được áp dụng rộng rãi hơn
bởi nó thật sự có ích cho bạn. Tuy nhiên, công việc học chung, học nhóm cần phải dựa
trên cơ sở học tập tích cực chứ không phải tụ tập làm thành nhóm danh nghĩa học
chung để vui chơi, bàn bạc những vấn đề ngoài mục đích học tập.
Việc tóm tắt ghi chép cũng giúp cho các bạn rất nhiều trong việc tiếp thu kiến
thức. Đối với việc tóm tắt ghi chép nói chung không có một nguyên tắc chung nào cả.
Mỗi một người có một cách ghi chép, tóm tắt riêng. Khi thực hiện công việc này bạn
nên ghi lại những gì khó nhớ và khó hiểu. Cần phải cố gắng ghi lại những chỗ mà
mình cảm thấy thích, nhưng phải diễn đạt bằng từ ngữ của mình. Sẽ rất là bổ ích nếu
11


như bạn lập được dàn bài tóm tắt nội dung những cuốn sách mà bạn đã đọc được. Và
đương nhiên là cũng cần phải lập dàn bài cho cả những sách đang đọc, đang nghiên
cứu. Việc lập dàn bài tóm tắt như thế sẽ giúp bạn ghi nhớ những điều chính nhất,
những ý tưởng quan trọng nhất để đưa vào hệ thống. Thỉnh thoảng, bạn cũng cần phải
đọc lại những dàn bài đã lập và cố gắng làm sao để những kiến thức mình thu nhận
được không tạo thành những mớ riêng biệt trong đầu mà hòa lẫn với nhau thành một

khối như sự hài hòa của các mặt trong cuộc sống sung quanh bạn vậy.
Tóm lại, việc tự học của mỗi người là một đòi hỏi tất yếu cho sự tiến bộ về kiến
thức, kĩ năng…Tuy nhiên, việc tự học của mỗi một cá nhân sẽ khác nhau và còn tùy
thuộc vào phương pháp, khả năng, điều kiện, hoàn cảnh và thói quen của mỗi người.
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, việc tự học ảnh hưởng rất lớn đến khối
kiến thức của mỗi một cá nhân. Việc tự học thường xuyên, đúng cách, đúng phương
pháp, đúng kế hoạch thì tất yếu sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp thu được kiến thức, cũng
như tiến bộ nhanh trong việc học tập nói riêng và trong cuộc sống nói chung.

III. Kết luận
Tự đi tìm lấy kiến thức - có nghĩa là tự học. Việc đó ai ai cũng làm được. Dù
người đó đang học trong trường hay đã tốt nghiệp. Dù người đó là già hay trẻ, là đàn
ông hay đàn bà. Những kiến thức thực sự vững chắc chỉ có thể đạt được trong việc tự
học bằng cách này hay cách khác. Tất cả mọi người ở bất cứ đâu đều tự học được cả,
nếu không cái này thì là cái khác. Việc tự học không phải khó khăn như nhiều người
tưởng, mà đó là một việc làm có nhiều hứng thú và bổ ích. Dù bạn là ai, trình độ và
điều kiện sống của bạn như thế nào đi chăng nữa thì việc tự học không có khó khăn
nào là không thể vượt qua được. Ngày xưa người ta cũng đã nói: Không thể có một vũ
khí và sự đói rét, nghèo nàn, lạc hậu nào có thể ngăn chặng sự phổ biến kiến thức.
12


Không bao giờ được lãng quên, bỏ lỡ việc tự học và cũng cần hiểu rằng dù bạn
có hiểu biết đến bao nhiêu đi nữa thì kiến thức và hiểu biết vẫn còn vì cái đó là vô tận.
Mỗi người tự học đều có thể nói rằng: Con đường đi lên đang mở rộng đón mọi người
và khi bước lên con đường đó ai cũng được giúp đỡ, dìu dắt, chỉ bảo mặc dù người đó
có trình độ như thế nào. Mỗi người hãy chọn cho mình một mức phấn đấu riêng mà
mình có thể đạt được bằng sự đấu tranh và lòng kiên nhẫn. Điều đó hoàn toàn phụ
thuộc ở chính bản thân bạn - phụ thuộc vào việc tìm tòi, trau dồi kiến thức ở nơi bạn.
Hãy bắt đầu học từ cái mà bạn thấy thích và cần thiết. Việc tự học của bạn chỉ

đạt được kết quả cao lúc bạn thấy hứng thú và lúc nó mang lại cho bạn một cái gì đó
mới mẻ, thiết thực. Trong bất cứ công việc gì điều quan trọng nhất là sự làm việc
thường xuyên và có hệ thống. Nhưng quan trọng hơn là sự hứng thú, miệt mài và say
mê. Mục đích là xác định bằng số kiến thức cần thiết cho mình. Còn phương pháp thì
hoàn toàn phụ thuộc vào ý thích, khác vọng và điều kiện sống của từng người.
“Hãy làm tất cả những gì mà bạn có thể làm được và hãy cố gắng làm sao để
làm được nhiều nhất, tốt nhất”. Đó là nguyên tắc của việc nghiên cứu các lĩnh vực
riêng, các mặt riêng của cuộc sống, mà còn nói đến sự hoàn thành chương trình giáo
dục chung. Lúc nói đến vấn đề đó không nên quên rằng sự chỉ dẫn chung cũng cần
phải dựa vào đặc điểm riêng của từng người. Trong điều kiện như thế việc tự học của
mỗi người có một ý nghĩa và mục đích nhất định.
Các bạn nên bắt đầu tự học từ những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn nhất đối với
bạn. Hãy tìm lấy những cuốn sách viết về ngành nghề của mình. Vấn đề không phải là
bạn đọc sách gì mà là bạn suy nghĩ, rút ra được cái gì khi đọc xong. Nhưng dù bạn có
đọc sách gì đi chăng nữa thì trước hết phải đặt cho mình một câu hỏi: Mình có thật sự
thấu hiểu được những gì viết trong sách hay không? Bạn hãy phân biệt giữa cái đúng
13


với cái sai, cái hiểu rồi và cái chưa hiểu. Hãy đi vào chiều sâu chứ đừng đi vào bề rộng
của nó. Chỉ có lúc đó mới xuất hiện hàng loạt vấn đề. Chỉ có khi đó thì bất kì cuốn
sách nào cũng sẽ dẫn bạn đến với những ý nghĩ về các sự vật, hiện tượng xung quanh
cuộc sống và quanh bản thân bạn.
Chúng ta có thể nhận ra được cái quan trọng vào loại bậc nhất của việc đọc sách
và tự học. Tuy nhiên, đối với học sinh - sinh viên hiện có không ít người thực hiện
những hoạt động này một cách không khoa học. Học nhiều, đọc nhiều, song vẫn không
hiệu quả là mấy bởi họ không có một phương pháp, kế hoạch cụ thể cho hoạt động
này. Chính vì vậy, việc tự học như thế nào và đọc sách hiệu quả ra sao cần phải được
ý thức ngay từ đầu. Hình thành cho bản thân một thói quen về việc đọc sách và tự học
đúng đắn tất yếu bạn sẽ có được những thành công mỹ mãn cho riêng mình. Tất nhiên

việc tự học, đọc sách còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và khả năng của mỗi người, và tất
nhiên ở mỗi người sẽ có sự khác nhau trong hoạt động này, do đó bạn cũng cần tham
khảo ý kiến, tham khảo phương pháp, cách thức tự học, đọc sách của người khác để
hình thành cho mình một phương pháp tự học phù hợp nhất. Nên nhớ rằng đọc sách và
tự học theo một phương pháp đúng đắn là một trong những “chìa khóa” chính yếu để
bạn tiếp thu khối kiến thức vô cùng phong phú của nhân loại.

Tài liệu tham khảo
1. N. A Rubakin, Tự học như thế nào (2003), Anh Côi dịch, Nhà xuất bản Trẻ,
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Www. Google.com.vn; www.thanhnien.com.vn; www.tuoitre.com.vn...
14



×