Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.75 KB, 7 trang )

A. Mở đầu
Thực hiện pháp luật là một giai đoạn quan trọng, không thể thiếu để
pháp luật có thể phát huy được vai trò và giá trị của mình trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội, duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Việc
pháp luật có phát huy được vai trò và giá trị của mình hay không, quá trình thực
hiện pháp luật có đầy đủ, nghiêm minh hay gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ảnh
hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến các yếu tố căn bản như: chất
lượng của hệ thống pháp luật thực định, ý thức pháp luật của các chủ thể thực
hiện pháp luật, các điều kiện và môi trường thực hiện pháp luật.....Các yếu tố
trên một mặt đan xen, kết hợp tác động đến quá trình thực hiện pháp luật. Mặt
khác, mỗi yếu tố lại có những ảnh hưởng riêng đến quá trình thực hiện pháp
luật. Do vậy tôi chọn đề tài: “ Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực
hiện pháp luật ở nước ta hiện nay” để nghiên cứu nhằm làm rõ những yếu tố
nào ảnh hưởng đến việc thực hiện ở nước ta và tầm ảnh hưởng của những yếu
tố đó đến việc thực hiện pháp luật.

B. Nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận của những nhân tố ảnh hưởng
đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.
1. Định nghĩa thực hiện pháp luật.
Thực hiện pháp luật là hoạt độngc ó mục đích nhằm hiện thực hóa các
quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành
vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
2. Vì sao có sự ảnh hưởng của các yếu tố đến thực hiện pháp luật.
-Xuất phát từ mục đích của thực hiện pháp luật là nhằm hiện thực hóa
các quy định của pháp luật. Vì vậy, chất lượng hệ thống pháp luật thực định có
ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện pháp luật. Hệ thống pháp luật hoàn thiện việc
thực hiện pháp luật được hiệu quả và ngược lại.
- Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích, nó được tiến hành trên
cơ sở nhận thức và ý thức của các chủ thể. Mỗi chủ thể khác nhau có nhận thức
và ý thức hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, ý thức pháp luật là nhân tố có ảnh


hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật.
- Bất cứ một hoạt động nào cũng được tiến hành trong những điều kiện
và môi trường nhất định. Và hoạt động thực hiện pháp luật cũng vậy, nó chịu
ảnh hưởng từ rất nhiều các điều kiện và nhân tố từ môi trường như văn bản

1


hướng dẫn thi hành; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; điều
kiện vật chất-kỹ thuật đảm bảo thực hiện pháp luật.

Chương II. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp
luật ở nước ta hiện nay.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật, mỗi yếu tố
có một tầm ảnh hưởng khác nhau. Sau đây là một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng
đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay:
I. Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định.
Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định là yếu tố quan trọng đầu
tiên ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật. Muốn thực hiện tốt pháp luật đòi
hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đảm bảo được những thuộc tính:
tính toàn diện, đồng bộ, tính phù hợp, tính thống nhất và trình độ kỹ thuật lập
pháp.
1. Tính toàn diện và đồng bộ.

Tính toàn diện và đồng bộ có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp
luật, nó đòi hỏi hệ thống pháp luật phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều chỉnh của
pháp luật trên những lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Tính toàn diện và
đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện ở chỗ từng quy phạm pháp luật phải có
cấu trúc logic, chặt chẽ; hệ thống pháp luật phải có đầy đủ các quy phạm, các
chế định, các ngành luật đáp ứng nhu cầu phát triển của các quan hệ xã hội.

Bất kỳ một quy phạm hay một văn bản pháp luật nào cũng có những mối liên hệ
nhất định. Việc thực hiện một quy phạm pháp luật hay một chế định không tốt
có thể sẽ làm việc thực hiện các quy định, chế định khác gặp nhiều khó khăn,
thậm chí không thể thực hiện được.
Do vậy, tính toàn diện và đồng bộ của hệ thống pháp luật có ảnh hưởng
trực tiếp đến tính khả thi và hiệu quả của việc thực hiện pháp luật.
2. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tính thống nhất của hệ thống pháp luật thể hiện ở chỗ: giữa các ngành
luật trong cùng một hệ thống pháp luật, giữa các chế định trong cùng một ngành
luật, giữa các quy phạm pháp luật trong cùng một chế định phải thống nhất,
không trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau. Việc quy định không thống
nhất, chồng chéo sẽ gây khó khăn, cản trở việc thực hiện pháp luật.
Ví dụ 1: Điều 15 khoản 2 Pháp lệnh dân quân tự vệ 2004 quy định: “Xã
đội trưởng là cán bộ chuyên môn” nhưng Nghị định số 184/2004/NĐ-CP lại
quy định: “Xã đội phó là cán bộ chuyên trách”. Việc quy định không thống nhất

2


giữa các văn bản sẽ làm cho các chủ thể gặp khó khăn, lung túng trong quá trình
thực hiện pháp luật.
Ví dụ 2: Một số văn bản luật quy định trùng nhau dẫn đến hiện tượng
trùng lặp, chồng chéo. Ví dụ như sự lặp lại của Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 2004 với Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật 1996. Việc ban hành quá nhiều văn bản gây
cản trở, khó khăn đối với việc thực hiện pháp luật.
Tính thống nhất có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc thực hiện
pháp luật, muốn việc thực hiện pháp luật được thống nhất thì hệ thống pháp luật
phải đảm bảo tính thống nhất.

3. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật.

Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện mối tương quan giữa trình
độ pháp luật với trình độ phát triển kinh tế-xã hội. Hệ thống pháp luật phải phản
ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế-xã hội, không được cao hơn hoặc thấp
hơn. Sự phù hợp của hệ thống pháp luật với các quy luật và điều kiện kinh tế-xã
hội sẽ làm cho pháp luật dễ dàng được thực hiện đồng thời tạo điều kiện cho sự
phát triển của kinh tế-xã hội. Nếu trình độ của pháp luật cao hơn hoặc thấp hơn
trình độ phát triển kinh tế-xã hội thì pháp luật sẽ gặp khó khăn trong việc thực
hiện, thậm chí gây cản trở hoặc không thực hiện được.Tính phù hợp của hệ
thống pháp luật thể hiện ở nhiều mặt, song cần chú ý hơn cả là sự phù hợp đối
với kinh tế, chính trị và các thiết chế xã hội khác.
3.1. Sự phù hợp của pháp luật với điều kiện chính trị.

Hệ thống pháp luật phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng.
Hệ thống pháp luật Việt Nam phải phản ánh đầy đủ đường lối, chính sách của
Đảng cộng sản Việt Nam, thể chế hóa đường lối, chính sách thành những quy
định thống nhất.
3.2. Sự phù hợp giữa pháp luật với các thiết chế xã hội khác.

Các thiết chế xã hội khác như: phong tục tập quán, tín điều tôn giáo,
….ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật.
Các thiết chế xã hội khác phù hợp với ý chí nhà nước được thừa nhận
trong pháp luật góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm
chỉnh, tự giác hơn.
Ví dụ: Truyền thống đạo hiếu của người Việt Nam là một truyền thống
tôt đẹp, nó cũng phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể là điều 2 Luật hôn
nhân và gia đình 2005: "Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công
dân có ích cho xã hội. Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha


3


mẹ” vì vậy mà quy định này được các chủ thể thực hiện tự giác, nghiêm chỉnh,
dễ đi vào đời sống.
Ngược lại, nếu các thiết chế xã hội khác trái với ý chí của nhà nước sẽ
cản trở việc thực hiện pháp luật.
Ví dụ: Trong xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại tư tưởng “trọng
nam khinh nữ”. Tư tưởng này ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận nhân dân,
gây cản trở việc thực hiện bình đẳng giới.
3.3. Sự phù hợp của pháp luật quốc gia với với pháp luật quốc tế.

Trong xu thế hội nhập như hiện nay, hệ thống pháp luật quốc qia phải
phù hợp với các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế mà quốc gia đã kí kết
hoặc tham gia.
3.4.Phương pháp điều chỉnh phải phù hợp với mỗi loại quan hệ xã hội.

Sự lựa chọn phương pháp điều chỉnh không đúng, không phù hợp sẽ
làm mất đi hoặc giảm hiệu quả của việc thực hiện pháp luật.
Ví dụ: Để giải quyết tranh chấp đất đai có thể lựa chọn thủ tục hành
chính hoặc thủ tục tư pháp. Vấn đề là giao cho cơ quan nào giải quyết thì phù
hợp hơn và có hiệu quả hơn.
4. Ngôn ngữ và kỹ thuật xây dựng văn bản.

Hệ thống pháp luật cần phải được xây dựng có kết cấu, bố cục chặt chẽ,
lôgic. Thuật ngữ pháp lí phải được sử dụng chính xác, một nghĩa, câu văn trong
sáng, cô đọng, mạch lạc, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của quảng
đại quần chúng nhân dân.
5. Tính khả thi của hệ thống pháp luật.


Pháp luật muốn phát huy được vai trò và giá trị của mình trong quá
trình thực hiện thì phải đảm bảo tính khả thi. Nhiều quy định của pháp luật ban
hành không có tính khả thi nên không thực hiện được.
Ví dụ: Điều 60 Hiến pháp 1980 quy định “chế độ giáo dục phổ thông
bắt buộc” và “chế độ học không phải trả tiền” là không phù hợp với điều kiện
kinh tế-xã hội khi nước ta còn nghèo, nó không có tính khả thi và trong thực tế
đã không được thực hiện.
Như vây, chất lượng của hệ thống pháp luật thực định là yếu tố quan
trọng đầu tiên ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật. Hệ thống pháp luật đầy
đủ, đồng bộ, thống nhất, phù hợp…..sẽ tạo cơ sở cho việc thực hiện pháp luật
được dễ dàng, nghiêm minh và ngược lại.

4


II. Ý thức pháp luật trong xã hội.
Ý thức pháp luật là hệ thống các quan điểm, quan niệm, tư tưởng thịnh
hành trong xã hội về pháp luật; là thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người
đối với pháp luật và hành vi pháp luật của các chủ thể.
Ý thức pháp luật được cấu thành bởi hai bộ phận là: hệ tư tưởng pháp
luật và tâm lí pháp luật. Mỗi bộ phận cấu thành có ảnh hưởng trực tiếp tới việc
thực hiện pháp luật, cụ thể như sau:
1. Hệ tư tưởng pháp luật

Hệ tư tưởng pháp luật là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng. học
thuyết, trường phái lí luận về pháp luật.
Nếu hệ tư tưởng pháp lý khoa học, phản ánh sâu sắc, đúng đắn các mối
quan hệ vật chất và các quy luật phát triển khách quan của xã hội thì sẽ tạo tiền
đề cho việc thực hiện pháp luật được đúng đắn, tạo hành lang pháp lý để hiểu
đúng và bổ sung thêm kiến thức pháp luật.

Nếu hệ tư tưởng pháp lý phản khoa học, phản ánh sai lầm, xuyên tạc và
thiếu tính khách quan các quan hệ vật chất, các quy luật phát triển của xã hội sẽ
dẫn đến chủ thể thực hiện pháp luật hiểu sai lệch về kiến tức pháp luật, thực
hiện sai các quy định của pháp luật.
2. Tâm lí pháp luật

Tâm lí pháp luật là tổng thể những tình cảm, thói quen, thái độ đối với
pháp luật của các chủ thể dưới ảnh hưởng và sự điều chỉnh của pháp luật. Tâm
lí pháp luật của mỗi chủ thể là khác nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
thực hiện pháp luật.
Nếu chủ thể nhận thức được sự cần thiết của pháp luật, tin tưởng vào sự
công bằng, công lý, lợi ích của việc điều chỉnh pháp luật họ sẽ tự giác thực
hiện pháp luật. Ngược lại, chủ thể miễn cưỡng chấp hành thì hiệu quả của việc
thực hiện pháp luật sẽ không cao. Trong thực tế có những chủ thể do thiếu hiểu
biết về pháp luật, không tôn trọng, bất chấp pháp luật nên dẫn đến vi phạm pháp
luật.
Như vậy, để thực hiện pháp luật hiệu quả thì việc nâng cao ý thức phá
luật của chủ thể là điều vô cùng quan trọng.
III. Các điều kiện và môi trường thực hiện pháp luật.
Các điều kiện và môi trường thực hiện pháp luật cũng ảnh hưởng rất
lớn đến việc thực hiện pháp luật, cụ thể ảnh hưởng như sau:

5


1. Các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật.

Nhiều quy định, văn bản pháp luật chỉ có thể được thực hiện khi có văn
bản hướng dẫn thi hành. Do vậy, sự tồn tại của các văn bản hướng dẫn thi hành
là điều kiện cần thiết để pháp luật được thực hiện.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có ảnh hưởng rất
lớn đối với việc thực hiện pháp luật. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật người dân có thể nắm được các quy định của pháp luật, tự giác thực
hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Ngược lại nếu không làm tốt công tác này người
dân sẽ bị hạn chế kiến thức pháp luật, hiểu sai, hiểu không đầy đủ các quy định
của pháp luật. Vì vậy mà có nhiều trường hợp người vi phạm pháp luật mà
không hề biết hành vi của mình là vi phạm. Do vậy, nhà nước ta cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức nhằm
nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân để từ đó họ có những hành vi pháp
luật tích cực.
3. Hoạt động giải thích pháp luật

Giải thích pháp luật cũng có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện pháp
luật. Giải thích pháp luật giúp cho chủ thể hiểu đúng đắn, đầy đủ về các quy
định, thực hiện pháp luật được dễ dàng. Nếu thiếu đi công tác giải thích pháp
luật, người dân sẽ không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ các quy định của pháp
luật, gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong thực hiện pháp luật. Khoản 3 điều 91
Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định Ủy ban thường vụ Quốc
hội “giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết” còn các văn bản pháp lý khác thì
không quy định ai có thẩm quyền giải thích. Để nhận thức đúng đắn, đầy đủ đòi
hỏi phải giải thích tất cả các văn bản pháp luật, đồng thời nên đưa việc giải
thích các thuật ngữ pháp lý vào nội dung của văn bản nhằm tạo sự nhận thức
đúng đắn, tránh hiện tượng giải thích tùy tiện gây khó khăn cho việc thực hiện
pháp luật.
4. Sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan tổ chức thực hiện và áp
dụng pháp luật

Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện pháp

luật, đặc biệt là áp dụng pháp luật. Để việc thực hiện pháp luật có hiệu quả thì
các cơ quan áp dụng pháp luật phải được tổ chức một cách khoa học, có sự
phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, tránh hiện tượng chồng chéo, mâu
thuẫn, cản trở lẫn nhau. Sự không thống nhất, không phân định rõ ràng phạm vi,
lĩnh vực hoạt động giữa các cơ quan dẫn đến tình trạng có nhiều vụ việc thì
nhiều cơ quan tranh nhau giải quyết nhưng lại có những vụ việc thì đùn đẩy
6


không cơ quan nào chịu giải quyết. Vì vậy, phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ,
nhịp nhàng, giữa các cơ quan, đồng thời vẫn phải đảm bảo tính chủ động, sáng
tạo.
5. Khả năng thực hiện pháp luật của nhân dân và của những người áp
dụng pháp luật.

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thực hiện pháp
luật. Khả năng thực hiện pháp luật của nhân dân thể hiện ở khả năng thực hiện
quyền và nghĩa vụ chính xác, đầy đủ. Khả năng thực hiện pháp luật chủ thể áp
dụng pháp luật thể hiện sự thành thạo trong công việc, có tinh thần trách nhiệm
cao, tránh hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, giấy tờ hình thức. Thực
tế cho thấy sự quan liêu, chậm trễ, thiếu tinh thần trách nhiệm của một số cơ
quan và cán bộ trong giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân dẫn đến nhiều
vụ việc đơn giản trở nên phức tạp, nhiều sự oan ức, bất bình trong nhân dân
không được giải quyết.
6. Điều kiện vật chất-kỹ thuật đảm bảo việc thực hiện pháp luật.

Rất nhiều quy định, văn bản pháp luật để thực hiện được đòi hỏi sự chi
phí rất lớn về tiền của, công sức và trang thiết bị vật chất-kỹ thuật. Vì thế, kinh
phí cho hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật là một trong những điều kiện
cần thiết để thực hiện pháp luật được hiệu quả.

Ví dụ: Trong nhiều trường hợp chi phí thực hiện pháp luật rất ít hoặc
không đủ dẫn đến nhiều văn bản không thực hiện được như quy định về cấm
bán hàng rong trên một số tuyến phố của Hà Nội; quy định về cấm lưu thông xe
ba bánh, bốn bánh tự chế….Ngược lại một số quy định do phải làm đi làm lại
nhiều lần gây tốn kém như việc xử lý các vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn
giao thông,……..
Ngoài ra, thực hiện pháp luật còn phụ thuộc vào môi trường mà trong
đó pháp luật được thực hiện như chất lượng, đặc điểm dân cư, vai trò lãnh đạo
của Đảng, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, hoạt động kiểm tra, giám sát
thực hiện pháp luật…

C. Kết luận.
Như vậy, việc thực hiện pháp luật chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều các
yếu tố, mỗi yếu tố có tầm ảnh hưởng khác nhau đối với quá trình thực hiện pháp
luật. Kết quả của việc thực hiện pháp luật có đạt được như mong muốn, quá
trình thực hiện có đầy đủ, nghiêm minh hay gặp nhiều khó khăn vướng mắc phụ
thuộc rất nhiều vào các nhân tố này. Vì vậy, trong quá trình thực hiện pháp luật,
Đảng và Nhà nước cần có những biện pháp phát huy những yếu tố có lợi, khắc
phục khó khăn làm cho việc thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn.
7



×