Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Đóng góp của nhà xuất bản nghệ tĩnh, nghệ an từ năm 1980 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.03 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HƯỜNG

ĐÓNG GÓP CỦA NHÀ XUẤT BẢN NGHỆ TĨNH,
NGHỆ AN TỪ NĂM 1980 ĐẾN NĂM 2014
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 602.254.111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN QUANG HỒNG


ii

NGHỆ AN - 2015


iii

LỜI CẢM ƠN
----****---Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, luận văn với đề
tài “Đóng góp của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, Nghệ An từ năm 1980 đến
năm 2014” đã cơ bản hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới
tất cả các tập thể, cá nhân, đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Vinh, Khoa Sau đại học, cùng các thầy cô, những người đã trang bị kiến thức


cho em trong suốt quá trình học tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, em xin trân trọng cảm ơn
thầy PGS.TS Nguyễn Quang Hồng, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn
khoa học và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo cùng
tập thể cán bộ Nhà xuất bản Nghệ An, đặc biệt là ông Vũ Hải – nguyên Giám
đốc Nhà xuất bản Nghệ An, ông Hồ Văn Sơn – nguyên Phó Giám đốc Nhà
xuất bản Nghệ An, chị Nguyễn Thị Ngọc – nguyên Trưởng phòng hành chính
trị sự, chị Lô Thị Thanh Tú, những người đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em
trong suốt quá trình thu thập tài liệu cũng như quá trình thực hiện luận văn
này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình hoàn thành luận văn,
nhưng do thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn nên chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong quý thầy cô thông cảm và góp ý để
em khắc phục những thiếu sót, để luận văn được hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành biết ơn
Người thực hiện
Lê Thị Hường.


iv

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
----****----

STT
1
2

Viết đầy đủ


Viết tắt

Bộ Thông tin và Truyền thông
Công nghệ thông tin – Truyền
thông
Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn
Trường Đại học sư phạm Hà
Nội

Bộ TT & TT
CNTT-TT

5

Phó Giáo sư – Tiến sĩ

PGS.TS

6
7
8
9
10
11

Giáo sư
Tiến sĩ
Nhà xuất bản

Ban Chấp hành
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân

GS
TS
NXB
BCH
HDND
UBND

3
4

Trường ĐH
KHXH&NV
Trường
ĐHSPHN


v

MỤC LỤC
Trang
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................................3

Chương 1................................................................................................................................9
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ XUẤT BẢN NGHỆ TĨNH, NGHỆ AN.........................9
1.3 Sự chuyển đổi từ Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh thành Nhà xuất bản Nghệ An.............................31


*Tiểu kết chương 1...............................................................................................................35
Chương 2
CƠ SỞ VẬT CHẤT, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA NHÀ XUẤT BẢN NGHỆ TĨNH, NGHỆ AN............................................................36
2.1 Cơ sở vật chất .......................................................................................................................36
2.1.1 Cơ sở vật chất của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh...................................................................36
2.1.2 Cơ sở vật chất của Nhà xuất bản Nghệ An......................................................................38
2.2. Cơ cấu tổ chức .....................................................................................................................40
2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh từ khi thành lập đến năm 1991................40
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Nghệ An từ năm 1991 đến năm 2014........................42
2.3.Hoạt động của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh , Nghệ An................................................................45
2.3.1 Hoạt động của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh từ năm 1980 đến năm 1985............................45
2.3.2 Hoạt động của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh từ năm 1986 đến năm 1991............................48
2.3.3. Hoạt động của Nhà xuất bản Nghệ An từ khi chia tách tỉnh đến năm 2014.....................52

Chương 3
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NHÀ XUẤT BẢN NGHỆ TĨNH, NGHỆ AN (1980 – 2014).....63
3.1. Vai trò của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh từ khi thành lập đến khi chia tách tỉnh (1980 - 1991)..63
3.2 Đóng góp của Nhà xuất bản Nghệ An từ năm 1991 đến năm 2014.......................................74
3.3. Một số tồn tại và hạn chế.....................................................................................................82
*Tiểu kết chương 3......................................................................................................................86

KẾT LUẬN..........................................................................................................................87


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất bản - in - phát hành có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội, vừa

thuộc lĩnh vực văn hoá - tư tưởng, đồng thời là ngành kinh tế - kỹ thuật; tác
động mạnh mẽ đến nhân cách, đạo đức, lối sống, nhận thức chính trị - tư
tưởng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Cùng với thông tin đại chúng, xuất bản - in - phát hành là công cụ tuyên
truyền chính trị hiệu quả, sắc bén. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, trên địa bàn thị
xã Vinh, nay là thành phố Vinh, các cơ sở in ấn, nhà máy in, xí nghiệp in,
công ty in cổ phần,v.v... lần lượt ra đời, đặc biệt là sự ra đời của Nhà Xuất
bản Nghệ Tĩnh làm cho việc in ấn, xuất bản trở thành một nghề - một ngành
có nhiều đóng góp đối với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nhân dân
thành phố và cả địa bàn nhân dân Nghệ Tĩnh, Nghệ An, v.v... trong các thời
kỳ lịch sử khác nhau. Mặc dầu trong một số công trình nghiên cứu về lịch sử,
văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng,v.v... của thành phố Vinh có đề
cập ít nhiều về sự ra đời của các cơ sở in tư nhân thời thuộc pháp, hay nhà
máy in Nghệ An từ những năm 1950, Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh từ những năm
1980, Công ty phát hành sách Nghệ Tĩnh,v.v... nhưng lại chưa có công trình
nào nghiên cứu về sự ra đời phát triển của Nhà Xuất bản trên địa bàn thành
phố từ góc độ sử học theo đúng nghĩa của nó. Đặc biệt, việc nghiên cứu về
Nhà Xuất bản Nghệ Tĩnh nay là Nhà xuất bản Nghệ An từ năm 1980 đến nay
dưới góc độ sử học lại càng ít. Do đó, chọn đề tài: " Đóng góp của Nhà xuất
bản Nghệ Tỉnh, Nghệ An từ năm 1980 đến năm 2014" là góp phần khỏa lấp
khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử hoạt động xuất bản ở thành phố Vinh
nói riêng, lịch sử hoạt động xuất bản ở Nghệ An nói chung từ sau năm 1980
đến nay.


2

Trong xu thế hội tụ của công nghệ thông tin - truyền thông (CNTTTT), các ngành xuất bản, in, phát hành hay các mô hình xuất bản, công nghệ
trước, trong và sau in, phương thức phát hành đã và đang thay đổi nhanh
chóng, cần thiết phải có chính sách phát triển mới đối với sự nghiệp xuất bản

nhằm tranh thủ những thành tựu khoa học - công nghệ theo hướng chuyên
nghiệp hoá và hiện đại hoá về cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật, đội ngũ cán
bộ, viên chức, công nhân lao động, về số lượng, mô hình hoạt động, tôn chỉ
mục đích, chức năng nhiệm vụ, phương thức hoạt động gắn liền với tăng
cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, quản lý hoạt động của các cấp
lãnh đạo. Trong những năm gần đây, hoạt động xuất bản - in - phát hành của
tỉnh Nghệ An đã được quan tâm đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất
lượng về mọi mặt, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu
vực. Xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển ngành xuất bản - in - phát
hành sẽ góp phần thúc đẩy cân bằng cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực, công nghệ,
nhân lực..., phù hợp xu thế phát triển toàn diện của hoạt động xuất bản của
tỉnh trong thời kỳ mới. Đặc biệt, sự ra đời của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh nay là
Nhà xuất bản Nghệ An trên địa bàn khu vực Bắc miền Trung từ đầu năm
1980 của thế kỷ trước, đến nay trở thành một ngành phát triển mạnh bao gồm
cả xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm. Những đóng góp của ngành xuất
bản, in, phát hành đối với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của cả
tỉnh Nghệ An là điều không thể phủ nhận. Ngoài ra, vấn đề quản lý, tổ chức
các hoạt động xuất bản, in, phát hành trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng còn đặt
ra nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn,v.v...
Đề tài cũng có ý nghĩ thực tiễn hơn khi đến cuối tháng 8/2015, cả nước
có trên 61,9% số nhà xuất bản đứng trước nguy cơ phải đóng cửa do không đủ
điều kiện và thiếu tiêu chí hoạt động. (Theo quy định của Luật xuất bản, Nghị
định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21.11.2013 của Chính phủ quy định chi tiết


3

một số điều kiện và biện pháp thi hành Luật Xuất bản, điều kiện thành lập và
đảm bảo hoạt động của NXB cần có nhiều yếu tố. Trong đó, trụ sở của NXB
phải có diện tích từ 200m2 trở lên, phải có số vốn 5 tỉ đồng để đảm bảo hoạt

động xuất bản, phải có đủ người đạt tiêu chuẩn để bổ nhiệm Tổng giám đốc
(giám đốc), Tổng biên tập và ít nhất năm biên tập viên cơ hữu...thế nhưng
theo tổng hợp báo cáo của các cơ quan chủ quản, có tới 39/63 NXB không đủ
điều kiện hoạt động tính đến thời hạn thực hiện các thủ tục đề nghị cấp đổi
giấy phép thành lập NXB sắp tới), [70] trong đó có những nhà xuất bản khá
nổi tiếng như: Nhà xuất bản Âm Nhạc, Văn hóa Thông tin, Thanh niên, Tri
thức, Công Thương, Nhà xuất bản Đại học Huế, Đại học Kinh tế - Quốc dân,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh và một số nhà xuất bản địa phương khác. [73]. Do đó, chúng tôi
cho rằng thực hiện đề tài này ngoài ý nghĩa khoa học còn có ý nghĩa thực tiễn
sâu sắc.
Từ một số lý do cơ bản trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đóng
góp của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, Nghệ An từ năm 1980 đến năm 2014”, làm
đề tài Luận văn tốt nghiệp Cao học Thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay, ở trong nước nói chung và Nghệ An nói riêng có rất ít
công trình nghiên cứu về hoạt động in ấn, xuất bản, phát hành sách, báo...
Một số nghiên cứu gần đây được công bố nhưng vẫn còn rời rạc, mang tính
chất là những bài giới thiệu các đơn vị tiêu biểu trong ngành xuất bản.
Chẳng hạn trong các công trình như: Lịch sử Đảng bộ thành phố Vinh,
tập 1, 2; Lịch sử thành phố Vinh, tập 1; Thành phố Vinh - quá trình hình
thành và phát triển (1804 -1945); Lịch sử Mặt trận tổ quốc thành phố Vinh;
Lịch sử Đảng bộ Nghệ An tập 1,2,3; Lịch sử Nghệ An tập 1,2,v.v... có đề cập
ít nhiều đến quá trình hình thành, phát triển của các cơ sở in, xưởng in, ngành


4

in, công tác xuất bản, phát hành ở địa bàn thành phố Vinh qua các thời kỳ lịch
sử. Tuy nhiên, đây không phải là các công trình nghiên cứu về lịch sử ngành

xuất bản, in ấn phát hành trên địa bàn thành phố Vinh.
Gần đây, Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, Nghệ An, Nhà in báo Nghệ An,
Công ty cổ phần in Nghệ An, Xưởng in Quân khu IV, trong các dịp kỷ niệm 5
năm, 10 năm, 20 năm, 30 năm,... ngày thành lập, hay các dịp đón nhận huân
chương,v.v... có một số bài viết mang tính thống kê về lịch sử hình thành,
phát triển của ngành, trong đó nhấn mạnh những thành tích của đơn vị mình
trong chặng đường xây dựng, phát triển đã qua. Tiếc rằng, trong những bài
viết này chỉ tập trung trình bày về thành tựu mà ít nhắc đến những tồn tại, yếu
kém. Tuy nhiên, đây là nguồn tư liệu hữu ích để chúng tôi tham khảo khi thực
hiện đề tài này.
Ngoài ra, trong “Báo cáo Tổng kết công tác” hàng năm, tài liệu đại hội
Đảng Nhà xuất bản Nghệ An, Nhà in báo Nghệ An, Nhà in Quân khu IV,
Công ty cổ phần in Nghệ An, cũng cho biết thêm về hoạt động của các đơn vị
trong những năm gần đây về mô hình họat động, tổ chức lao động, chuyên
môn, đoàn thể, Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, nhất là số đảng viên, cán
bộ công nhân viên, về doanh thu hàng năm và thu nhập bình quân của người
lao động,v.v... của các đơn vị.
Số liệu của Chi cục thống kê, Chi cục thuế thành phố Vinh cũng cho biết
đôi nét về số lượng xuất bản phẩm, đầu sách, tranh ảnh, văn hoá phẩm xuất
bản và việc nộp thuế của các đơn vị trong ngành in ấn, xuất bản trên địa bàn
thành phố, v.v...
Tuy chưa có công trình nghiên cứu sử học nào tiến hành nghiên cứu về
những nội dung trọng tâm mà đề tài đặt ra trong khoảng thời gian đề tài xác
định, nhưng những công trình của những người đi trước thực sự là nguồn tài
liệu quý giá để chúng tôi thực hiện đề tài này.


5

Do đó, thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần nghiên

cứu một cách toàn diện, có hệ thống về quá trình hình thành, phát triển
cũng như những đóng góp của các thế hệ cán bộ công nhân viên công tác
tại Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh (1980 – 1991), Nhà xuất bản Nghệ An (1991 –
2014) đối với quê hương, đất nước. Đề tài cũng hy vọng sẽ đề cập phần
nào những tồn tại thiếu sót trong mỗi chặng đường hơn một phần ba thế kỷ
qua để cán bộ công nhân viên Nhà xuất bản Nghệ An tiếp tục phát huy
những thành tựu đã đạt được, đưa Nhà xuất bản Nghệ An trở thành một
trong những đơn vị xuất bản điển hình ở Bắc Trung Bộ và trên phạm vi cả
nước.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về quá trình thành lập, hoạt động và đóng góp
của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh (1980 – 1991), Nhà xuất bản Nghệ An (1991
– 2014).
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu đóng góp của Nhà xuất bản
Nghệ Tĩnh (1980 – 1991), Nhà xuất bản Nghệ An (1980 – 2014). Tuy
nhiên để làm rỏ nội dung, đề tài có dành một phần trình bày khái quát về
lịch sử hình thành ngành xuất bản và một số nhà xuất bản của nước ta
trước năm 1980.
- Về thời gian:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển và
những đóng góp của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh từ năm 1980 đến năm 1991,
Nhà xuất bản Nghệ An từ năm 1991 đến năm 2014.


6

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích:
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới việc nghiên cứu một cách
toàn diện có hệ thống về lịch sử hình thành, xây dựng, cơ cấu tổ chức,
hoạt động và những đóng góp của cán bộ công nhân viên Nhà xuất bản
Nghệ Tĩnh, Nghệ An từ năm 1980 đến năm 2014.
4.2. Nhiệm vụ:
Tác giả luận văn sẽ cố gắng giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây:
- Trình bày khái quát về hoạt động xuất bản nước ta trước năm 1980
- Trình bày khái quát về cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh,
Nghệ An
- Trình bày những đóng góp của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, Nghệ An.
- Đánh giá một số thành tựu và hạn chế, của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh,
Nghệ An trong hơn ¾ thế kỷ xây dựng và phát triển (1980 – 2014).
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu tư liệu tiếng Việt,
đồng thời có sử dụng một số tư liệu tiếng Pháp. Các tài liệu này được khai
thác ở nguồn chính sau đây:
- Các sách, tạp chí nghiên cứu ở Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt
Nam, chủ yếu tại Viện Sử học Việt Nam, Học viện Báo chí tuyên truyền,
Khoa Báo chí Trường ĐH KHXH&NV Quốc gia Hà Nội...có trong danh
mục tài liệu tham khảo.
- Sách, báo, tạp chí ở các thư viện như: Thư viện Quốc gia Việt
Nam; Thư viện trường Đại học Vinh, Thư viện trường ĐH KHXH - NV
Hà Nội, Thư viện trường ĐHSP Hà Nội, Thư viện tỉnh Nghệ An... có trong
danh mục tài liệu tham khảo.


7


- Sách, bài tạp chí tiếng Pháp được thu thập từ Thư viện tỉnh Nghệ
An.
- Các công trình nghiên cứu trước đây, các tạp chí liên quan đến
ngành in ấn, xuất bản và các tài liệu ở các cơ sở in ấn, xuất bản ở Nghệ An
và các tài liệu liên quan khác.
- Một số websites.
- Một nguồn tài liệu quan trọng khác là tác giả trực tiếp trao đổi
phỏng vấn một số đồng chí nguyên là giám đốc Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh,
giám đốc Nhà xuất bản Nghệ An, Bí thư chi bộ, Bí thư đoàn thanh niên,
cán bộ công nhân viên chức đang công tác tại Nhà xuất bản Nghệ An từ
năm 1980 đến năm 2014 (có trong danh mục tư liệu tham khảo).
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi đứng trên lập trường quan
điểm sử học Mác xít để phân tích, giải thích, đánh giá các nội dung lịch sử.
- Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra,
chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: so sánh, định lượng,
thống kê, điều tra xã hội học, phỏng vấn... để giải quyết các nội dung khoa
học mà luận văn đưa ra.
6. Đóng góp của luận văn
-Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên tái hiện một cách có hệ
thống toàn diện về quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp của
các thế hệ cán bộ công nhân viên chức Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh (1980 –
1991) Nhà xuất bản Nghệ An (1991 – 2014).
- Chúng tôi đã hệ thống các nguồn tư liệu có liên quan đến nội dung
luận văn thuận tiện cho việc nghiên cứu đối chiếu.
- Là tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa
phương ở các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông,...nhất là các
ngành báo chí, xuất bản, tuyên truyền, v.v...



8

7. Bố cục của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo chính và phụ lục,
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Quá trình thành lập Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, Nghệ An.
Chương 2: Cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Nhà
xuất bản Nghệ Tĩnh, Nghệ An.
Chương 3: Vị trí, vai trò của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, Nghệ An.


9

NỘI DUNG
Chương 1
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ XUẤT BẢN NGHỆ TĨNH, NGHỆ AN
1.1 Vài nét về hoạt động xuất bản ở nước ta và Nghệ An trước năm 1980
Xuất bản là một từ Hán Việt có nghĩa là nhằm phổ biến rộng bằng cách
in và phát hành những sách, báo, tranh ảnh và các văn bản khác.Trong ngôn
ngữ tiếng Anh xuất bản là Publish, tiếng Pháp là Publier, đều bắt nguồn từ
tiếng Latinh là Publiccare, có nghĩa là công bố cho mọi người biết [49]. Khái
niệm xuất bản với tư cách là khái niệm của khoa học xuất bản là sự khái quát
hóa một quá trình hoạt động, vừa là hoạt động sáng tạo tinh thần, vừa là hoạt
động sáng tạo vật chất, nhằm tuyên truyền, phổ biến văn hóa, tạo ra nhiều nhu
cầu văn hóa mới cho xã hội. Hoạt động xuất bản nói chung là hoạt động trực
tiếp góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, hình thành một xã hội học tập, góp phần công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra xuất bản còn có nhiệm vụ chăm lo bảo vệ,
khẳng định và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời mở rộng giao
lưu văn hóa và tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loài.

Nghiên cứu các hoạt động xuất bản chúng ta không thể tách rời việc
nghiên cứu sự phát triển của nghề in và phát hành.
Thời kỳ phong kiến, hoạt động xuất bản của nước ta tập trung vào một
số lĩnh vực cơ bản như in ấn các loại sách tôn giáo và triết học, sách về lịch
sử, về văn học, y học… với một số tác phẩm tiêu biểu như: “Tán viên giác
kinh”,”Chư Phật duyên sư” (triều đại nhà Lý), “Khóa hư lục” của Trần Thái
Tông, “Di Hậu lục” của Trần Thánh Tông; “Đại việt sử ký” của Lê Văn Hưu
(30 tập), “Hoàng Tông ngọc diệp” của Trần Thái Tông, “Trung Hưng thực
lục” của Trần Nhân Tông, “Hoàng triều đại điển” của Trương Hán Siêu và
Nguyễn Trung Ngạn. Trong đó nổi bật nhất là hai cuốn sách giá trị và giàu


10

tính huyền thoại đó là: “Việt điện u linh” của Lý Tế Xuyên và “Lĩnh Nam
chích quái” của Trần Thế Pháp. [18]
Sang thời Lê, một số sách phải kể đến như: “Lam Sơn thực lục” của
Nguyễn Trãi, “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sỹ Liên và các sĩ thân triều
Lê, “Đại Việt thông giám thông cảo” của Vũ Quỳnh, “Quân Trung từ mệnh
tập” của Nguyễn Trãi, v.v...
Đến thế kỷ XVIII, xuất hiện thêm một số bộ sách lịch sử có giá trị của
nhà sử học Lê Quý Đôn như: “Đại Việt thông sử” (năm 1749), “Bắc sứ thông
lục” (năm 1776)…Thời kỳ Tây Sơn có bộ “Đại Việt sử ký tiền biên” do Ngô
Thì Sỹ biên soạn, Ngô Thì Nhậm hiệu đính và khắc in năm 1800.
Sang thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã tổ chức biên soạn và khắc in nhiều
bộ sách lớn ở kinh thành Huế như: Quốc sử quán triều Nguyễn với “Đại Nam
thực lục” (560 quyển), “Đại Nam liệt truyện” (85 quyển), “Khâm định Việt
sử” (53 quyển), “Đại Nam nhất thống chí” (31 quyển), “Đồng Khánh dư địa
chí” (27 quyển), …[18]
Thời kì này, kỷ thuật in được tiến hành theo hình thức khắc ván gỗ.

Sách sau khi được biên soạn được chuyển đến thợ khắc để khắc trên ván bằng
gỗ thị rồi đem in. Việc in sách sử thường được các vua chúa phong kiến đặc
biệt quan tâm. Chẳng hạn dưới thời Nguyễn, công việc này được giao cho Bộ
Công thực hiện. Phần lớn sách in được thực hiện ngay tại xưởng in của Quốc
sử quán. Sách in xong được kiểm duyệt rồi cất vào kho, ván in cũng được
đem cất giữ.
Việc phát hành sách được vua chỉ định cho Bộ Lễ thực hiện. Sách chủ
yếu được chuyển về các thư viện Nội Các, Tụ Khuê trong Tử Cấm Thành.Thư
viện trường Quốc tử giám và hệ thống các trường học trên khắp các tỉnh thành
và các thư viện khác tại kinh đô…Tất cả sách in ra đều có ít nhất một bản
được lưu giử tại kho sách của Quốc sử quán. Trên thực tế kho sách này đã trở


11

thành một thư viện khá đồ sộ phục vụ các văn quan trong triều đến tham chiếu
kinh sách. [17]
Bên cạnh việc biên soạn nội dung, kiểm duyệt, khắc in do các triều đại
phong kiến Việt Nam thực hiện, suốt từ thời Lý đến thời Nguyễn, sự phát
triển của Phật giáo cũng đặt ra một yêu cầu cấp thiết về việc nhân bản các bộ
kinh Phật để phổ biến cho đông đảo tăng ni, phật tử. Ngoài nổ lực của nhà
nước phong kiến, hoạt động in ấn sách kinh Phật còn diễn ra ở một số ngôi
chùa lớn và mọi công việc đều do nhà chùa mà trực tiếp là các nhà sư kiến
thức uyên thâm chỉ đạo tổ chức cho tăng ni, Phật tử thực hiện.
Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động khắc in trên các bia đá để dựng ở
các đền, đình, chùa, miếu mạo. Nội dung bài văn bia được những người tài
cao, học rộng biên soạn, còn việc đục bia khắc chữ lên mặt đá lại do các thợ
khắc đá thực hiện.
Tuy không nhiều, nhưng việc các chuông đồng, khánh đồng có các bài
Minh chuông, bài kệ lại được tiến hành theo phương thức khác. Bài Minh

chuông thường được người học rộng viết, sau đó các nghệ nhân đúc đồng sẽ
thực hiện các bước làm khuôn để đúc được toàn bộ nội dung bài Minh chuông
lên chuông, đĩnh, …
Sau khi chiếm được Sài Gòn, thực dân Pháp đã thiết lập những cơ sở in
hoạt bản (in chữ rời) để phục vụ cho chúng ở Sài Gòn. Mục đích của chúng là
nhằm tuyên truyền văn hóa, văn minh Pháp và đưa các chính sách của bộ máy
chính quyền thuộc địa đến với dân chúng. Lúc bấy giờ, cùng với trang thiết bị
của đội quân xâm lược, những phương tiện đầu tiên của kĩ thuật in hoạt bản
đã được người Pháp mang vào nước ta.[18]
Cho đến cuối thế kỷ XIX, những nhà in hoạt bản đầu tiên của Việt Nam
do thực dân Pháp lập ra đều làm nhiệm vụ của nhà xuất bản. Bước sang
những năm đầu thế kỷ XX, các trung tâm hành chính và dân cư như Sài Gòn,
Hà Nội , Hải Phòng… xuất hiện hàng loạt các nhà in và xuất bản tư nhân của


12

người Pháp và người Việt. Đáng kể nhất trong số đó là các nhà in ở Nam Kỳ
như: Imprimerie Ray et Curcol (năm 1865), Guillaud và Martinon (năm
1881), Ardin (năm 1900), Charles Maybon và H. Russer (năm 1901), Quy
Nhơn (năm 1904). Bắc Kì có những nhà in: Gaston (năm 1892), Taupin
I.D.E.O, Mạc Đình Tư, Ngô Tử Hạ ở Hà Nội, Văn Minh ở Hải Phòng. [17]
Ngoài ra, còn có những xưởng in riêng của một số tờ báo lớn. Máy móc, thiết
bị, mực in, giấy …của các cơ sở này chủ yếu nhập từ Pháp. Tình hình đó
chứng tỏ thị trường xuất bản sách báo đã được mở rộng và ngày càng đóng
góp một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và chính trị ở thuộc địa.
Đầu thế kỷ XX, thư tịch Hán – Nôm và chữ Nho đã bị loại dần khỏi đời
sống xã hội. Chữ Nho chỉ còn được dạy trong các trường tư của các ông đồ và
học chữ Nho chỉ còn được xem như biểu hiện cố giử lấy đạo nhà, biểu thị sự
bất hợp tác với giặc và tỏ lòng yêu nước thương nòi mà thôi. Thực dân Pháp

cho đóng cửa các trường dạy Nho học và lối khoa cữ Tống nho, thay vào đó
là nền khoa cữ Pháp – Việt để đào tạo quan lại, viên chức phục vụ cho công
cuộc thống trị của người Pháp ở Đông Dương. Giáo dục thi cử theo lối cũ đã
lụi tàn dần: năm 1915 bãi bỏ thi Hương ở Bắc Kì; 1918 bãi bỏ thi Hương ở
Trung Kì; Ngày 15-5-1919 tại Huế đã diễn ra kỳ thi Hội cuối cùng. [44]
Từ năm 1910, chữ Hán cũng đã bị chính quyền thực dân loại bỏ ra khỏi
văn tự hành chính ở Bắc Kì. Như vậy, thập kỉ đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã
diễn ra quá trình loại bỏ chữ Hán trong hai lĩnh vực: hành chính và giáo dục.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực xuất bản sách, sách chữ Hán vẫn được Quốc sử
quán triều Nguyễn và nhiều nhà nho biên soạn, ấn hành.
Một đặc điểm nổi bật của hoạt động xuất bản giai đoạn này là sự gắn
bó giữa báo, tạp chí với nhà xuất bản. Rất nhiều tác phẩm khi được nhà xuất
bản phát hành đã được in trên tạp chí và báo. Nhiều báo và tạp chí đã có công
trong việc xây dựng nền văn học mới, văn học dịch. Nhiều bút kí, truyện
ngắn, tiểu thuyết đã được đăng tải trên các báo và tạp chí, trước khi được xuất


13

bản thành sách. Đó là những tờ báo: Nông cổ mín đàm (1901 - 1921); Lục
tỉnh tân văn (1907 – 1944); Phụ nữ tân văn (1929…) ở Miền Nam và Đại
Nam đăng cổ tùng báo (1907), Đông Dương tạp chí (1913 – 1918); Nam
Phong tạp chí (17 – 1934); An Nam tạp chí (926 -1933); Trung Bắc tân văn
(1915 -1945); Thực nghiệp dân báo (1920 – 1933); Tiếng dân (1927)…ở
Miền Bắc. [18]
Trong thời kỳ 1930-1945, công tác in ấn truyền đơn, tài liệu của Đảng
thường được tiến hành bí mật. Người ta có thể in thạch hoặc in Rô nê ô các tài
liệu này, sau đó bí mật phổ biến cho quần chúng cách mạng. Những ấn phẩm
này thường do cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước thực hiện, cơ sở in
ấn hoàn toàn bí mật, có thể trong nhà dân hay tại một ngôi đền, chùa nào đó…

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, nhiều thư xã xuất hiện ở Hà Nội,
Huế, Sài Gòn, xuất bản sách báo tuyên truyền cho tinh thần yêu nước, canh
tân dân tộc. Bên cạnh các nhà xuất bản công khai hợp pháp mà không ít cơ sở
được chính quyền thực dân bảo trợ, dung dưỡng, dần dần đã xuất hiện các nhà
xuất bản và báo chí cánh mạng hoạt động bí mật, không hợp pháp, chủ yếu
của Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ những tờ báo đơn sơ - tiếng nói của các
cơ sở Đảng, dần dần báo chí cách mạng phong phú đa dạng hơn, đặc biệt thời
kì Mặt trận Dân chủ (1936 – 1939). Những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc khi
đang hoạt động ở nước ngoài đã lần lượt được xuất bản và đưa về nước trong
thời gian từ năm 1920 đã có tác dụng to lớn, có tính chất quyết định với công
tác xuất bản cách mạng, là sự mở đường cho sự nghiệp xuất bản cách mạng
nước ta, đồng thời là kim chỉ nam cho quá trình phát triển sự nghiệp đó những
năm sau.
Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công mở ra một kỷ nguyên độc
lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, nhà nước công – nông non trẻ vừa
mới ra đời đã phải đương đầu với rất nhiều kẻ thù đang lăm le hòng cướp
nước ta một lần nữa. Không những thế, nạn đói và nạn dốt cũng là những mối


14

đe dọa nguy hiểm đang rình rập nước ta, vận mệnh dân tộc đang trong tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc”. Để đối phó với tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ra lời kêu gọi quốc dân đồng bào đoàn kết một lòng chống giặc đói, giặc
dốt và giặc ngoại xâm, đồng thời ban hành Hiến pháp năm 1946 cùng nhiều
sắc lệnh quan trọng. Riêng trong lĩnh vực văn hóa, Ngày 28 – 8 – 1945, Bộ
thông tin – Tuyên truyền được thành lập, sau đó đổi tên là Bộ Tuyên truyền
và Cổ động (1 – 1 – 1946). Trong chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25 – 11 –
1945), Đảng và nhà nước đã chỉ ra yêu cầu đối với công tác xuất bản phục vụ
kiến quốc và chuẩn bị kháng chiến: “Các cơ quan chấp hành cấp dưới phải

ra những sách báo nhỏ nói về công tác và chủ nghĩa Mác. Tổng bộ Việt Minh
phải thành lập một Bộ Tuyên truyền điều khiển các tờ báo Mặt trận và ra một
loạt sách phổ thông của mặt trận”. [18]
Ngày 31 – 01 – 1946, chỉ chưa đầy một tháng sau, Bộ Tuyên truyền và
cổ động được thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh 18/SL về việc
lưu chiểu văn hóa phẩm, đặt nền móng cho việc xây dựng kho Lưu trử Quốc
gia xuất bản phẩm văn hóa. Tiếp đó, chính phủ ra Nghị định 76/GD – ND của
Bộ Quốc gia Giáo dục về chế độ lưu chiểu các văn hóa phẩm. Ngày 20 – 8 –
1946, Chủ tịch nước lại ra Sắc lệnh 159/SL: “Đặt ra sự kiểm duyệt các thứ
ấn loát phẩm”. [18]
Những sự kiện đó không chỉ là những chính sách, những biện pháp
nhằm chống giặc dốt, cũng cố chính quyền nhân dân non trẻ, tạo niềm tin vào
chế độ mới cho quần chúng, mà còn là cơ sở, nền móng đầu tiên cho sự hình
thành ngành Xuất bản Việt Nam mới, ngành Xuất bản của nước Việt Nam
độc lập, tự do và thống nhất.
Tiếp theo những sự kiện trên là việc thành lập một số nhà xuất bản đầu
tiên của chế độ mới: Nhà xuất bản Lao động (23 – 11 – 1945), Nhà xuất bản
Sự thật (05 – 12 – 1945) và Nhà xuất bản Văn hóa, cùng với nó là luật hóa
dần công tác xuất bản, ấn loát. Đầu năm 1946, cơ quan Tổng phát hành sách


15

báo cứu quốc cũng được thành lập. Mạng lưới cơ quan phát hành, các hiệu
sách được thành lập ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, có nhiệm vụ tuyên truyền
và phát hành sách báo cách mạng trong cả nước.
Nhiệm vụ của các cơ quan xuất bản, phát hành lúc bấy giờ là tập trung
cổ động, tuyên truyền cho hai nhiệm vụ chiến lược: Kháng chiến và kiến
quốc. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là chống nạn đói, nạn mù chữ và nạn
ngoại xâm được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra ngày 3 – 9 – 1945 tại phiên họp

đầu tiên của Hội đồng Chính phủ.[17]
Tóm lại, ngành Xuất bản Việt Nam trong những ngày đầu lập quốc tuy
còn non trẻ, khó khăn, nhưng bước đầu đã thấm nhuần được lời dạy của Chủ
tich Hồ Chí Minh là “Hướng dẫn quốc quân thực hiện Độc lập, Tự cường và
Tự chủ”.
Ngày 19 – 12 – 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong suốt
9 năm trường kì kháng chiến, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta không chỉ
đánh giặc trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế mà cả trên
mặt trận văn hóa – một mặn trận được Đảng và Bác Hồ rất quan tâm.
Xác định công tác xuất bản, phát hành, ấn loát là một trong những hoạt
động rất quan trọng trong lĩnh vực văn hóa trong kháng chiến. Chính vì vậy,
ngay từ khi cuộc kháng chiến mới bắt đầu, Bộ Nội vụ đã ra chỉ thị 147/NV –
CT (24 – 12 – 1948) quy định thể lệ xuất bản và kiểm duyệt các ấn loát phẩm
là một việc cần được thực hiện nghiêm túc và kĩ lưỡng. Trong suốt 9 năm
kháng chiến, Đảng, Nhà nước và Bộ văn hóa – thông tin đã liên tiếp ra các sắc
lệnh, chỉ thị, quy chế hướng dẫn thực hiện công tác xuất bản ở chiến khu,
trong đó có những văn bản rất quan trọng như: Chỉ thị 191/CT – TTG ngày 25
– 7 – 1952 của Thủ tướng Chính phủ Về việc giữ bí mật trong các ấn loát
phẩm quy định chế độ kiểm duyệt, lưu trử, lưu hành sách báo, tài liệu trong
các cơ quan chính quyền đoàn thể; Sắc lệnh 122/SL của chủ tịch nước về việc
thành lập Nhà in Quốc gia. [17]


16

Năm 1952, cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới,
đòi hỏi sách, báo, ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong bối
cảnh đó, cần một tổ chức thống nhất điều hành hoạt động xuất bản sách báo.
Theo đề nghị của Nha Tuyên truyền và Văn nghệ, ngày 10 - 10 - 1952, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh 122/SL thành lập Nhà in Quốc gia. Sắc lệnh

122/SL có ý nghĩa cực kì to lớn. Lần đầu tiên kể từ khi dành được chính
quyền, Nhà nước dân chủ nhân dân đã thành lập được một doanh nghiệp quốc
gia, đồng thời là một cơ quan quản lí Nhà nước đối với ba khâu của xuất bản,
gồm nhà xuất bản, nhà in và đơn vị phát hành, nhằm giải quyết kịp thời việc
in ấn, phát hành sách báo, tập trung mọi khả năng phục vụ công tác tuyên
truyền, giáo dục, từ đó mở ra một thời kì mới cho hoạt động xuất bản nước ta.
Sau này, ngành xuất bản đã lấy ngày 10 – 10 – 1952 làm ngày truyền thống
của ngành. [17]
Để các hoạt động xuất bản phục vụ kịp thời và có hiệu quả công cuộc
kháng chiến, kiến quốc, Đảng và Nhà nước ta đã tiếp tục cho phép thành lập
thêm các nhà xuất bản, các cơ sở xuất bản không chỉ ở Trung ương, ở thủ đô
kháng chiến Việt Bắc mà ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, cả ở các địa
phương, các ngành.
Nhà xuất bản Sự thật và Nhà xuất bản Lao động có từ sau Cách mạng
tháng Tám vẫn là hai cơ sở xuất bản hàng đầu của kháng chiến. Năm 1948,
Nhà xuất bản Văn hóa cứu quốc chính thức ra đời với tên mới là Nhà xuất bản
Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam đã tạo ra bộ ba xuất bản quan trọng
của Trung ương.
Tại các địa phương, các nhà xuất bản hoặc cơ quan xuất bản cũng lần
lượt ra đời. Nam bộ có Nhà xuất bản Nhân dân miền Nam (năm 1948); Trung
ương Bộ có cơ quan văn hóa kháng chiến do nhà thơ Nam Trân và đồng chí
Phan Thao phụ trách. Khu IV có Nhà xuất bản Dân chủ mới do Hoàng Đình
Tiến làm giám đốc.[16]


17

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, hoạt động xuất bản ở
vùng tự do, kháng chiến vô cùng gian khổ vừa phải đánh địch, vừa phải tăng
gia sản xuất, tự túc, tự cấp lương thực thực phẩm, đồng thời phải vừa tổ chức

bản thảo, biên tập, in ấn, phát hành. Công việc thật bộn bề, khó khăn, thiếu
thốn. Để có được một cuốn sách đến tay người đọc, nhiều khi cán bộ xuất bản
phải đổi bằng máu của mình. Ấy vậy mà họ vẫn xây dựng được nền móng cho
ngành xuất bản của nước Việt Nam mới, vẫn xuất bản được hàng nghìn tên
sách, hàng triệu bản sách. Theo cuốn “50 năm ngành Văn hóa và Thông tin
Việt Nam (1945 – 1995)” do Bộ văn hóa – Thông tin xuất bản năm 1995 thì
tổng số sách được xuất bản trong kháng chiến (1945 – 1954) là 8.574.400
bản. Những cuốn sách ấy không chỉ phục vụ kịp thời cho quân và dân ta chiến
đấu, chiến thắng kẻ thù xâm lược, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc nơi
hậu phương mà còn góp phần làm phong phú thêm về nền văn hóa Việt Nam,
làm cơ sở để hôm nay chúng ta xây dựng nên một nền văn hóa mới đậm đà
bản sắc dân tộc.
Từ cuối năm 1954 đến năm 1955, cùng với các cơ quan báo chí của
Đảng, Chính Phủ và các đoàn thể chính trị, các cơ quan quản lí xuất bản, các
nhà xuất bản đã nhanh chóng có mặt ở Thủ đô, cùng bộ đội tiếp quản các cơ
sở xuất bản, in ấn, các thư viện của chế độ cũ, ngăn chặn kịp thời các âm mưu
phá hoại, di chuyển sách vở, máy móc in ấn vào Nam của bọn phản động, của
các ông chủ xuất bản tư nhân.
Tiếp theo đó là việc lập lại kỉ cương báo chí, xuất bản. Ngày 11 – 12 –
1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 282 (SL/282) khẳng định quyền tự do
ngôn luận, tự do xuất bản sách báo; đồng thời quy định rõ năm nhiệm vụ của
báo chí, xuất bản là: “Không được tuyên truyền chống lại Nhà nước, Không
được tuyên truyền phá hoại hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ ở nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Không được tuyên truyền phá vỡ sự thống
nhất, đoàn kết trong nhân dân và các dân tộc trong nước; Không được tuyên


18

truyền gây sự hận thù hoặc gây tai hại cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt

Nam và các nước bè bạn, Không được tuyên truyền khuynh hướng của chủ
ghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa đế quốc, Không được tuyên truyền cho
chiến tranh; không được để lộ bí mật quốc gia; không được tuyên truyền cho
sự dâm ô đồi trụy”. [17]
Cùng với việc quán triệt Sắc lệnh 282 của Chủ tịch nước, ngành Xuất
bản đã tổ chức tuyên truyền , học tập ba nhiệm vụ của ngành văn hóa – Thông
tin được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định là: Giáo dục
tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, đấu tranh
chống mọi tàn tích của tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản, tiểu tư sản; nâng
cao kiến thức, phổ biến khoa học kĩ thuật cho quần chúng phát triển sản xuất,
khắc phục những phong tục tập quán xấu của xã hội cũ, thỏa mãn yêu cầu về
giải trí, yêu cầu về văn hóa nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân. Lúc này,
xuất bản chính là một trong những mặt trận quan trọng để thực hiện ba nhiệm
vụ trên của ngành Văn hóa.
Tiếp theo việc tiếp thu các văn kiện trên, ngày 18 – 6 – 1957, Chủ tịch
Hồ Chí Minh kí sắc luật 003/SLT quy định quyền tự do xuất bản. Đây là sắc
luật đầu tiên về quyền tự do xuất bản ở nước ta. Ngày 23 – 11 – 1959, Ban Bí
thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 172 – CT/TW xác định vị trí, tính chất,
nhiệm vụ của ba ngành xuất bản, in và phát hành không phải chỉ đơn thuần
kinh doanh, mà chủ yếu là công cụ chuyên chính vô sãn của nước ta. [18]
Theo quy định, Cục Xuất bản quản lí cả ba khâu xuất bản, in, phát
hành. Riêng về xuất bản, cho đến năm 1957, ở miền Bắc có 14 nhà xuất bản,
trong đó có một số nhà xuất bản tư nhân.
Trong ba năm khôi phục và phát triển kinh tế (1958 – 1960), hệ thống
và quy mô xuất bản được xác lập rất rỏ ràng. Thực hiện chỉ thị 51 và 172 của
Ban Bí thư, ba ngành in, xuất bản và phát hành sách báo được tách ra từ Nhà
in Quốc gia. Từ đây, nhiều cơ sở xuất bản đã được độc lập hoạt động, không


19


còn lệ thuộc vào các cơ quan báo chí và các sở, ty văn hóa địa phương nữa.
Nhờ vậy, số lượng sách, văn hóa phẩm được xuất bản tăng lên rất nhanh, năm
sau cao hơn năm trước.
Trong khoảng thời gian 5 năm (1954 – 1960), số bản sách được xuất
bản ở miền Bắc đã tăng lên gần 10 lần. Chỉ riêng con số đó đã cho thấy rõ sự
phát triển vượt bậc của xuất bản những năm đầu sau khi miền Bắc được giải
phóng và bước đầu bước vào thời kì mới – cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Cùng với việc cải tạo, hướng dẫn các hoạt động xuất bản, in của chế độ
cũ, đặc biệt là trong vùng tạm chiếm ở Hà Nội và các thành phố, Đảng, Nhà
nước đã khẩn trương và chủ động tổ chức hệ thống xuất bản của chế độ mới
với cả ba khâu: Nhà xuất bản, nhà in và hệ thống phát hành sách. Nếu như
trong kháng chiến chống Pháp ta có 4 nhà xuất bản: Lao động, Sự thật, Văn
học, Vệ quốc quân, thì chỉ trong 6 năm, từ 1954 đến năm 1960, chúng ta đã
cho thành lập thêm 12 nhà xuất bản. Những nhà xuất bản ra đời trong thời kì
này đã trở thành những nhà xuất bản có uy tín, có vị trí đặc biệt quan trọng
trong sự phát triển chung của sự nghiệp xuất bản Việt Nam trong thế kỉ XX.
[17]
Sau 5 năm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng cho hoạt động xuất
bản, với tư cách là một Đảng cầm quyền, với một quá trình tìm tòi và được
thực tiễn kiểm chứng là đúng đắn, để chuẩn bị cho bước phát triển mới của
xuất bản trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngày 23 – 11 –
1959, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra chỉ thị số
172 CT/TW về Công tác xuất bản. Trong Chỉ thị này, Đảng ta đã xác định
khá toàn diện vị trí, vai trò, chức năng của xuất bản là “một bộ phận quan
trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng, công tác văn hóa, công tác khoa học
và kỉ thuật”, “ là công cụ truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng xã hội
chủ nghĩa và các kiến thức khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật xã hội chủ
nghĩa. Nó phục vụ cho sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Nó là vũ



20

khí quan trọng để đấu tranh với tư tưởng thù địch và những tư tưởng phi vô
sản khác”. [17]
Xuất phát từ quan điểm cơ bản trên và căn cứ vào tình hình thực tiễn
thời kì đó, đồng thời chuẩn bị vững chắc cho xã hội bước vào thời kì mới,
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định ba vấn đề lớn của xuất bản: Kiên
quyết quét sạch xuất bản phẩm phản động, loại trừ xuất bản phẩm lạc hậu,
trong đó có những hướng dẫn rất cụ thể, khoa học các công việc cần làm,
phân biệt thái độ đối với từng loại xuất bản phẩm; cải tạo các tổ chức in và
xuất bản tư nhân; xây dựng lực lượng xuất bản xã hội chủ nghĩa, trong đó
khẳng định những điểm cơ bản về vị trí, nhiệm vụ xuất bản, đối tượng phục
vụ xuất bản, nhiệm vụ nâng cao chất lượng xuất bản phẩm và công tác tổ
chức, cán bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của ngành xuất
bản[17].
Chỉ thị 172 CT/TW như là cột mốc kết luận giai đoạn đầu tiên của xuất
bản (1954 – 1959), đồng thời là căn cứ lí luận để chỉ đạo toàn bộ hoạt động
xuất bản những năm tiếp theo.
Những năm từ 1960 – 1964 là thời kì ổn định và phát triển khá vững
chắc của hoạt động xuất bản ở miền Bắc. Về mô hình tổ chức, đã hình thành
cơ quan quản lí Nhà nước theo ba khâu của hoạt động xuất bản (Cơ quan nhà
in Quốc gia được chia thành ba ngành). Hệ thống các nhà xuất bản đã bề thế
hơn trước, chiếm lĩnh được nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội,
một số cơ sở in được nâng cấp, vươn lên trình độ kĩ thuật tiên tiến thời bấy
giờ (nhà in Tiến bộ, Nhà in Báo Nhân dân…). Hệ thống phát hành được tổ
chức rộng hơn, vươn xa hơn và bắt đầu chú trọng công tác xuất bản và phát
hành sách ngoại văn phục vụ hoạt động đối ngoại. Phạm vi đề tài xuất bản
ngày càng mở rộng, khả năng bao quát lớn hơn, toàn diện hơn, bám sát những
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước.



×