Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BẮT GIỮ vụ vận CHUYỂN TRÁI PHÉP ĐỘNG vật HOANG dã TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.94 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN
Tổ chức tại : Bộ Tài nguyên và Môi trường

TIỂU LUẬN : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
BẮT GIỮ VỤ VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1


MỤC LỤC
Trang

I

II

Mở đầu

3

Nội dung tình huống

4

1. Diến biến tình huống

4


2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả

8

3. Mục tiêu giải quyết tình huống

10

Phân tích và xử lý tình huống

11

1. Cơ sở lý luận

11

2. Phân tích tình huống

13

3. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án tối
ưu
4. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
III Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

14
16
17
19


2


MỞ ĐẦU
Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, là đầu mối
giao thông quan trọng bao gồm tất cả các loại hình giao thông, từ đường bộ,
đường thủy, hàng không đến đường sắt tỏa đi các tỉnh, thành. Hà Nội cũng là
trung tâm luân chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Bắc vào miền Trung, miền
Nam, từ các tỉnh miền Nam lên các tỉnh biên giới phía Bắc. Chính vì vậy, trong
những năm gần đây, tình trạng vận chuyển trái phép các loại hàng hóa, động vật
hoang dã đi qua địa bàn Hà Nội thường xuyên diễn ra. Các chủ hàng buôn bán
lâm sản, động vật hoang dã sử dụng mọi loại hình vận tải như đường sắt, hàng
không, đường thủy, ô tô, thậm chí kể cả xe gắn máy để vận chuyển.
Đây là thực trạng rất bức xúc mà nhiều vụ việc phát hiện, bắt giữ các
phương tiện vận chuyển trái phép động vật hoang dã điển hình đã được đăng tải
trên tất cả mọi loại hình thông tin đại chúng như: Phát thanh, truyền hình, báo
chí .... Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu giảm, để đối phó với sự
kiểm tra của các lực lượng liên ngành, các đối tượng vận chuyển, buôn bán động
vật hoang dã đã dùng mọi thủ đoạn, thậm chí chống đối lại lực lượng tuần tra,
kiểm soát.
Để giải quyết tình trạng trên, với chức năng và nhiệm vụ chuyên ngành,
hàng năm lực lượng thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã tăng cường kiểm tra,
kiểm soát trên toàn địa bàn thành phố, nhất là những điểm nóng về vận chuyển
như bến xe, nhà ga, sân bay ...
Lực lượng Kiểm lâm Hà Nội cũng đã phối kết hợp với các cơ quan chức
năng như Công an, Quản lý thị trường nhằm phát hiện, bắt giữ và xử lý các vụ vi
phạm. Trong vòng 2 năm qua (2005-2006) rất nhiều vụ vận chuyển động vật
hoang dã trái phép đã bị bắt giữ, xử lý trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt
có những vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã với số lương rất lớn, lên

3


đến hàng tấn động vật hoang dã thuộc đủ chủng loại từ thông thường đến quý
hiếm và đặc biệt quý hiếm.
Ngoài sự phối kết hợp với các đơn vị chức năng trong thành phố, lực
lượng Kiểm lâm Hà Nội còn tích cực phối hợp với lực lượng Kiểm lâm các tỉnh
lân cận như Hòa Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh để giải quyết và xử lý
nghiêm, có hiệu quả các vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã. Do có dự
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các lực lượng liên ngành, nên từ
năm 2006 đến nay, số vụ vận chuyển trái phép các loại động vật hoang dã đi qua
địa bàn thành phố Hà Nội đã giảm rất nhiều.
Dưới đây là một vụ vận chuyển trái phép các loại động vật hoang dã qua
địa bàn thành phố Hà Nội đã bị lực lượng liên ngành Kiểm lâm, Công an, Quản
lý thị trường phát hiện, bắt giữ, xử lý kịp thời theo pháp luật và có tính răn đe,
giáo dục cao.

I. Nội dung tình huống
1. Diễn biến tình huống :
Vào những tháng cuối năm 2006, tình hình buôn lậu ở các tỉnh biên giới
diễn ra rất phức tạp, hoạt động vận chuyển hàng hóa tại các tỉnh diễn ra sôi động.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và lệnh kiểm tra theo thủ tục hành chính, vào lúc
19h30 ngày 06/12/2006, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế cùng Cảnh sát
giao thông - Công an thành phố Hà Nội nhận được tin quần chúng tố giác và qua
công tác trinh sát đã tiến hành dừng, kiểm tra phương tiện ô tô vận tải mang biển
kiểm soát 29H-1316 tại khu vực Ga Gia Lâm, xe do anh Phạm Mạnh Huy điều
khiển. Tại thời điểm dừng xe, qua sơ bộ kiểm tra trên thùng xe thấy, ngoài một
số loại rau quả thông thường đã phát hiện 20 thùng hàng bên trong là các loại
rắn. Lực lượng kiểm tra đã yêu cầu lái xe Phạm Mạnh Huy đưa xe về trụ sở để
4



kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, toàn bộ 20 thùng hàng bằng nhựa bên trong
là các loại rắn, động vật hoang dã chưa rõ chủng loại, số lượng.
Khi kiểm tra hành chính, lái xe Huy đã xuất trình các loại giấy tờ như
Chứng minh thư nhân dân, Đăng ký xe mang tên Phạm Mạnh Huy, sổ Đăng
kiểm lưu hành, Bảo hiểm xe.

Ngoài ra, lái xe còn xuất trình 01 bộ hồ sơ gồm :
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH A (Bản sao).
- Biên lai thu thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Giấy phép vận chuyển động vật gây nuôi do Chi cục Kiểm lâm tỉnh
Hòa Bình cấp (Bản sao).
- Biên bản kiểm tra động vật hoang dã gây nuôi do Chi cục Kiểm lâm
tỉnh Hòa Bình cấp.
- Bảng kê động vật hoang dã gây nuôi do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa
Bình lập.
- Đơn xin vận chuyển động vật gây nuôi thông thường.

Số động vật gây nuôi được ghi trong hồ sơ gồm có :
- Rùa Nam Bộ : 400 Kg
- Rắn Ri voi : 250 Kg

Toàn bộ giấy tờ trên mang tên Nguyễn Văn A - Giám đốc Công ty TNHH
A, trú tại tỉnh Hòa Bình.

5


Theo lời khai của lái xe Phạm Mạnh Huy : Vào sáng ngày 05/12/2006,

một người quen tên là Chung đã gọi điện cho Huy thuê xe để nhận hàng tại thị xã
Hòa Bình và chở hàng đi Móng Cái. Chung cam đoan với Huy, toàn bộ hàng hóa
đều có giấy tờ hợp pháp. Khi tới chở hàng, Chung đã giao cho Huy 01 bộ giấy tờ
nêu trên và hẹn nhận hàng tại điểm H ở Móng Cái.
Sau khi lấy lời khai và lập biên bản, ngày 07/12/2006, Phòng Cảnh sát
Kinh tế Công an thành phố Hà Nội phối hợp với đội Kiểm lâm cơ động thuộc
Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã đưa toàn bộ số động vật hoang dã và phương tiện
vận tải về Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tại Sóc Sơn - Hà Nội để kiểm tra
và phân loại.

Qua kiểm tra thực tế, trong 20 thùng hàng có :
- Rùa hộp : 200 Kg
- Rắn Hổ : 250 Kg
- Rắn dọc dưa : 200 Kg
- Tê tê : 100 Kg

Kết quả kiểm tra cho thấy :
- Các loại động vật còn sống : 700 Kg
- Các loại động vật đã chết (chủ yếu là Rắn dọc dưa) : 50 Kg
- Tổng số động vật có trên xe : 750 Kg

Toàn bộ số động vật trên là động vật hoang dã. Trong đó đáng kể nhất là
200 Kg Rùa hộp là động vật rừng quý hiểm được xếp vào nhóm IIB, quy định tại
6


Nghị định số 18/HDBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính
phủ.
Như vậy, toàn bộ số lượng và chủng loại, trọng lượng hàng hóa sau khi
kiểm tra đã không phù hợp với hồ sơ mà lái xe Huy xuất trình cho tổ kiểm tra.

Toàn bộ lô hàng trên đã bị bắt giữ và giao cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang
dã Sóc Sơn để cứu hộ, nuôi dưỡng những động vật còn sống và tiêu hủy số động
vật đã chết theo đúng quy định hiện hành.
Cùng ngày, sau khi tiếp nhận và phân loại các loại động vật hoang dã chứa
trong 20 thùng hàng trên, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã đã tiến hành niêm
phong toàn bộ số động vật còn lại, tạm giữ tại kho tang vật chờ quyết định xử lý
của cơ quan chức năng.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, ngày 8/12/2006, Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công
an thành phố Hà Nội đã chuyển giao toàn bộ hồ sơ, phương tiện của vụ việc trên
cho Đội Kiểm lâm cơ động - Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cùng toàn bộ số động vật
hoang dã đang tạm giữ tại Trung tam cứu hộ động vật hoang dã để lực lương
Kiểm lâm xử lý theo thẩm quyền và pháp luật hiện hành. Tới 14h00 ngày
8/12/2006, tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn, lực lượng liên
ngành đã tiến hành mở niêm phong lô hàng đang tạm giữ để bàn giao. Thành
phần lực lượng liên ngành gồm :
- Đại diện Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội.
- Đại diện Đội Kiểm lâm cơ động - Chi cục Kiểm lâm Hà Nội.
- Đại diện Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn.
- Lái xe Phạm Mạnh Huy
Ngoài ra, còn có sự chứng kiến của cơ quan báo chí : Nhóm phóng viên
Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam, phóng viên báo An ninh Thủ đô, báo
Lao động....
7


Sau khi hoàn tất những thủ tục cần thiết, giao cho trung tâm cứu hộ động
vật hoang dã tiếp tục cứu hộ những động vật còn sống và tiêu hủy những động
vật đã chết với sự chứng kiến của các Ban ngành và Đại diện Viện kiểm sát
thành phố Hà Nội. Sau đó, Đội Kiểm lâm cơ động đã lập biên bản vi phạm hành
chính lô hàng động vật hoang dã vận chuyển trái phép do : Giấy tờ do lái xe

Phạm Mạnh Huy xuất trình khi vận chuyển không phù hợp với số lượng, trọng
lượng, chủng loại động vật ở thời điểm kiểm tra thực tế. Như vậy, lô hàng 750
Kg động vật hoang dã vận chuyển trên xe ôtô mang biển kiểm soát 29H 1316
không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Theo quy định tại Điều 10,
Quyết định 47/QĐ-BNN-KL ngày 13/9/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, việc vận chuyển động vật hoang dã trên đã vi phạm Điều 20 của Luật
Bảo vệ rừng và Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/06/2004 của Chính phủ.
Ngày 9/12/2006 Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã ra Quyết định tạm giữ lô
hàng là động vật hoang dã được vận chuyển trái phép, giao cho Trung tâm cứu
hộ động vật hoang dã chăm sóc, chờ xử lý.
Như vậy, toàn bộ số động vật hoang dã vận chuyển trái phép nêu trên đã
bị lực lượng Công an Hà Nội phát hiện, bắt giữ và chuyển giao cho lực lượng
Kiểm lâm để xử lý theo đúng thẩm quyền luật định.
Thực tế, lô hàng trên do lái xe Phạm Mạnh Huy vận chuyển, nhưng chưa
xác định được chủ hàng và chưa biết rõ được nguồn gốc vận chuyển từ đâu, đơn
vị, cá nhân nào có liên quan đến việc vận chuyển động vật hoang dã này ? Đây là
tình huống cần phải xử lý và làm rõ để có cơ sở quyết định xử lý vụ việc theo
đúng quy định của pháp luật.

2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả :
a. Nguyên nhân :
8


Tình hình buôn bán động vật hoang dã trái phép đã thường xuyên xảy ra,
do nguồn lợi nhuận bất hợp pháp từ việc buôn bán này là rất lớn. Vụ việc trên là
một trong những vụ việc lớn trong những tháng gần đây, nó mang tính chất điển
hình với mục đích kiếm tiền bất chính. Vụ việc trên cũng đã được cơ quan báo
chí đưa tin kịp thời, xác thực để một lần nữa cảnh báo nguy cơ từ việc vận
chuyển trái phép động vật hoang dã.

Nguyên nhân chính ở đây là chủ hàng đã dựa vào một bộ giấy tờ được cơ
quan Nhà nước cấp làm màn che để vận chuyển một lượng lớn động vật hoang
dã có nguồn gốc tự nhiên trái với giấy tờ được cấp. Giấy phép được cấp chỉ là
tấm bình phong cho việc buôn lậu nhằm mục đích thu lợi cao.
Mặt khác phải kể đến vấn đề quản lý Nhà nước hiện nay, lực lượng Kiểm
lâm là lực lượng chính để quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Tuy nhiên, lực
lượng Kiểm lâm hiện được biên chế quá mỏng, thiếu phương tiện nên không thể
kiểm soát chặt chẽ diện tích tài nguyên rừng lớn như vậy. Do đó, hiện nay tình
trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã vẫn thường xuyên xảy ra. Thực tế cho
thấy, cần phải có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp với lực lượng Kiểm lâm
địa phương để quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng triệt để, đây là vấn đề then chốt
cần được quan tâm, đẩy mạnh và duy trì thường xuyên mới có thể từng bước
ngăn chặn được nạn săn bắt, buôn bán động vật hoang dã.
Hiện nay, các chủ hàng buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép
thường dùng thủ đoạn rất tinh vi, giấu mặt để thuê vận chuyển qua nhiều tầng
như gửi hàng, thuê bốc vác, thuê xe qua trung gian, những người trung gian đó vì
một chút lợi nhỏ và do không hiểu biết về thủ tục giấy tờ và quy định của pháp
luật nên đã vô tình trở thành kẻ tiếp tay cho bọn buôn lậu và vận chuyển hàng
phi pháp.

b. Hậu quả :
9


Vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã trên đây là một vụ điển hình
của nhiều vụ buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã được vận
chuyển qua địa bàn thành phố Hà Nội. Vụ việc này làm tổn thất lớn đến tài
nguyên rừng, đó là một lượng lớn động vật sống trong rừng tự nhiên bị săn bắt
và buôn bán trái phép. Hiện nay, nhiều loại động vật rừng do nạn săn bắn trái
phép đã dần đi vào chỗ có nguy cơ tiệt chủng như Hổ, Báo, Sao la, Voọc đen ...

cần được xã hội quan tâm, quản lý và bảo vệ. Việc quản lý, bảo vệ chặt chẽ của
các cơ quan chức năng sẽ mang lại lòng tin đối với nhân dân, bảo vệ được tài
nguyên rừng quý báu của Quốc gia. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần
phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tới người dân để họ thấy
được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng, nhằm từng bước đảm bảo
ổn định, cân bằng sinh thái môi trường. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường
xuyên giữa các cơ quan chức năng : Kiểm lâm, Công an, Quản lý thị trường để
xử lý nghiêm minh các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã nói
riêng và tài nguyên rừng nói chung nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng trên.

3. Mục tiêu giải quyết tình huống :
Mục tiêu chính để xử lý vụ việc trên là phải truy tìm chủ hàng đích thực
của lô hàn, xác định nguồn gốc vận chuyển lô hàng, xác minh các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến việc vận chuyển lô hàng. Từ đó làm căn cứ để có đường
lối xử lý đúng, nghiêm minh, đúng pháp luật và có tính khả thi cao. Góp phần
hạn chế tình trạng buôn bán, săn bắt động vật rừng trái phép và nhằm giảm thiểu
tới mức thấp nhất các vụ buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã.
Đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân,
nhất là các đơn vị và cá nhân có kinh doanh vận tải hàng hóa, để họ nhận thức
được vận chuyển động vật hoang dã là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm.

10


Thông qua giải quyết vụ việc nêu trên, ta có thể rút ra được bài học kinh
nghiệm trong quá trình giải quyết, xử lý vụ việc. Từ đó căn cứ vào các văn bản
quy phạm pháp luật, đồng thời vận dụng kinh nghiệm thực tế để giải quyết vụ
việc có tình, có lý, đúng pháp luật và mang tính khả thi cao.

II. Phân tích và xử lý tình huống

1. Cơ sở lý luận :
Tại thời điểm bắt giữ lô hàng vận chuyển động vật hoang dã trái phép
ngày 6/12/2006, các văn bản chủ yếu để làm cơ sở cho việc áp dụng xử lý các vi
phạm pháp luật bao gồm :
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng được Nhà nước công bố ngày
19/8/1991. Trong đó, Điều 20 nêu rõ “ Nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng, đốt
rừng, lấn chiếm rừng, đất trồng rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản,
săn bắt động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái với quy định pháp luật”.
- Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 19/7/1995.
- Nghị định 77/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ, quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong việc quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Tại
Điều 12, Nghị định 77/CP nêu rõ “ Vận chuyển, mua, bán trái phép lâm sản là
hành vi vận chuyển, mua, bán lâm sản không có nguồn gốc khai thác, không
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng”. Các hành vi trên bị
xử phạt từ mục 1 đến mục 8, Điều 12 Nghị định 77/CP.

11


- Nghị định 17/2002/NĐ-CP ngày 8/2/2002 của Chính phủ, sửa đổi, bổ
sung một số điều tại Nghị định 77/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Nghị định 18/HĐBT ngày 17/11/1992 của Hội đồng Bộ trưởng nay là
Chính phủ quy định “ Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế
độ quản lý, bảo vệ”. Tại Điều 8, Nghị định 18/HĐBT đã quy định rõ “ Nghiêm
cấm khai thác, sử dụng vật dụng thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm nhóm
IA. IB. Đối với động vật rừng sống hoang dã tại nhóm IIB chỉ được bẫy, bắt
trong trường hợp cần thiết như : gây nuôi, tạo giống, nghiên cứu khoa học .... và
phải được Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn) cho phép”.

- Thông tư 01/NN-KL-TT ngày 18/2/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định 77/CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Thông tư này
hướng dẫn cụ thể về : Xác định hành vi vi phạm, việc áp dụng các hình thức,
mức độ xử phạt, thẩm quyền xử phạt của lực lượng Kiểm lâm và các thủ tục xử
phạt hành chính.
- Quyết định 47/1999/QĐ-BNN-KL ngày 12/3/1999 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định kiểm tra việc vận
chuyển, sản xuất kinh doanh gỗ và lâm sản. Trong đó, tại Điều 10 xác định
chứng từ vận chuyển động vật hoang dã gồm :
+ Đối với động vật hoang dã thông thường phải có : Giấy phép săn bắt,
Giấy phép vận chuyển của Hạt Kiểm lâm sở tại cấp.
+ Đối với động vật hoang dã quý hiếm quy định tại Nghị định
18/HĐBT phải có : Văn bản cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Giấy phép vận chuyển đặc biệt của Chi cục Kiểm lâm sở tại.
12


+ Đối với động vật hoang dã có nguồn gốc gây nuôi sinh sản phải có :
Xác nhận của Chi cục Kiểm lâm sở tại, hóa đơn bán hàng hoặc bảng kê mua
hàng, Giấy phép vận chuyển do Hạt Kiểm lâm sở tại cấp
- Chỉ thị số 359/TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về những
biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loại động vật hoang dã. Chỉ thị đã
nêu rõ “ Kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu, tàng trữ bất
hợp pháp động vật hoang dã quý hiếm ở các chợ nội địa, chợ đường biên, các
trục giao thông, bến cảng, sân bay và các tụ điểm khác”. “Mọi tổ chức, các nhân
có hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật, từ xử phạt hành
chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự”. “Đối với động vật hoang dã thu giữ
được, qua kiểm tra phải thả trở lại môi trường sống tự nhiên của chúng”.
- Quyết định 31/1998/QĐUB ngày 9/9/1998 của Uỷ ban Nhân dân thành

phố Hà Nội về việc ban hành “Quy chế cứu hộ động vật hoang dã” là cơ sở pháp
lý để Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn hoạt động theo đúng chức
năng, thẩm quyền.
+ Tại mục 3, Điều 3 “Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã là nơi tiếp
nhận, chữa trị, nuôi dưỡng, phục hồi khả năng sinh sống của các động vật hoang
dã trước khi thả về môi trường sống tự nhiên”.
+ Tại mục 1, Điều 4 “Tất cả các loại động vật hoang dã do các cơ quan
chức năng xử lý: tạm giữ, tịch thu, đều phải chuyển đến Trung tâm cứu hộ động
vật hoang dã trong vòng 24h kể từ khi có quyết định tạm giữ, tịch thu tang vật”.
+ Tại Chương 4 của Quyết định 31/1998/QĐUB đã xác định các biện
pháp xử lý đối với động vật hoang dã và quy trình, trình tự thủ tục thả động vật
hoang dã về môi trường sống tự nhiên, thủ tục tiêu hủy các động vật hoang dã đã
chết.

2. Phân tích tình huống :

13


Lô hàng động vật hoang dã vận chuyển trái phép qua địa bàn thành phố
Hà Nội do lực lượng Cảnh sát Kinh tế - Công an thành phố Hà Nội bắt giữ ngày
6/12/2006 đã chuyển giao cho lực lượng Kiểm lâm Hà Nội thụ lý, hoàn tất hồ sơ
vụ việc để xử lý theo đúng trình tự và chức năng chuyên ngành. Như vậy, lực
lượng Kiểm lâm cần phải có các giải pháp cụ thể để giải quyết các tình huống
thực tế, làm cơ sở để có đường lối xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Tình huống diễn ra như sau :
Việc xác định được chủ hàng là rất khó khăn. Trong khi lô hàng đã bị
tạm giữ, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Song, đây lại là tình
huống cơ bản, có tính chất quyết định trong việc định ra đường hướng để giải
quyết vụ việc. Khi thực hiện các giải pháp để xử lý tình huống này có thể xảy ra

các trường hợp sau :
+ Tìm ra chủ hàng : Chủ hàng có thể là người đứng tên trong bộ hồ sơ
đi theo lô hàng, hoặc có thể là một tổ chức, cá nhân nào khác mà trong quá trình
điều tra đã được xác định là chủ hàng. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm và
các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để có phương án xử lý đúng. Có thể đề
xuất xử lý vi phạm hành chính đối với các đối tượng vi phạm hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
+ Trường hợp không tìm ra chủ hàng : Lô hàng không có chủ tới
nhận sau khi đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc trong
quá trình kiểm tra, xác minh của cơ quan chức năng không tìm ra chủ hàng đích
thực. Vậy, căn cứ vào hồ sơ vụ việc và các cá nhân, đơn vị có liên quan để xử lý
vụ việc theo quy định. Trong quá trình xử lý, tùy theo tính chất và mức độ vi
phạm mà có hình thức xử lý hợp lý.

3. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án tối ưu :
14


Để có giải pháp xử lý các tình huống trên, cần phải xây dựng các
phương án xử lý sao cho hiệu quả nhất. Dưới đây, xin đưa ra 2 phương án xử lý
gồm :
a. Phương án 1 : Đăng tin tìm chủ hàng của lô hàng trên các phương
tiện thông tin đại chúng trong thời gian hạn định. Nếu có chủ hàng hoặc không
có chủ hàng đến nhận, cơ quan chức năng sẽ hoàn chỉnh hồ sơ và đề xuất xử lý
theo quy định của pháp luật.
Phương án này nhằm giải quyết vụ việc được nhanh chóng và phù hợp
với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương án này, việc xử lý vụ
việc không được triệt để, nhất là đối với trường hợp không tìm ra chủ hàng và vì
thế chưa thể xác định rõ những tổ chức, cá nhân liên quan để răn đe trước pháp
luật, bỏ lọt hành vi phạm tội.

b. Phương án 2 : Đăng tải tin tìm chủ hàng trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
Tổ chức các lực lượng chuyên ngành : Công an, Kiểm lâm, Viện kiểm
sát để điều tra, truy tìm chủ hàng và điều tra vi phạm của các tổ chức, cá nhận có
liên quan trong quá trình buôn bán, vận chuyển số lượng lớn động vật hoang dã
này.
Căn cứ vào thực tế và lời khai của lái xe Phạm Mạnh Huy, tổ công tác
liên ngành của thành phố Hà Nội (Công an, Kiểm lâm, Viện kiểm sát) cần làm
việc với Công an, Kiểm lâm của tỉnh Hòa Bình và các đơn vị có liên quan để
truy tìm và xác minh rõ nguồn gốc vận chuyển lô hàng có phải là từ Hòa Bình
qua Hà Nội, ra Móng Cái hay không ?
Căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ vận chuyển lô hàng do lái xe cung cấp, lực
lượng liên ngành thành phố Hà Nội phải làm việc với đơn vị cấp các giấy tờ nói
trên (cụ thể là Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình) để xác minh Công ty TNHH A do
Nguyễn Văn A làm Giám đốc có phải là chủ lô hàng trên và mở rộng ra, đây có
15


phải là đầu mối buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã hay không ? hay Công
ty này đã bán giấy tờ hàng hóa cho 1 tổ chức, các nhân nào khác ?. Việc này
nhằm mục đích truy tìm chủ chính thức của lô hàng trên để đưa ra xử lý theo
pháp luật.
Sau khi đã hoàn tất trình tự xác minh vụ việc, căn cứ vào hồ sơ vụ việc,
kết quả xác minh lô hàng và các đơn vị, cá nhân có liên quan, cơ quan thụ lý hồ
sơ cùng với các cơ quan chức năng thống nhất đưa ra phương án xử lý và đề xuất
cấp có thẩm quyền xử lý vụ việc theo các hướng sau :
+ Trường hợp không tìm ra chủ hàng :
Có thể đề xuất xử lý tịch thu lô hàng động vật hoang dã giao cho Trung
tâm cứu hộ động vật hoang dã chăm nuôi. Sau khi đủ điều kiện, đề nghị UBND
thành phố Hà Nội cho phép thả toàn bộ số động vật hoang dã trên về môi trường

sống tự nhiên.
Đối với lái xe Phạm Mạnh Huy : Nếu xét thấy đây là vi phậm lần đầu
và chỉ là vô tình chở thuê lô hàng vi phạm, trong suốt quá trình điều tra đã có
thái độ hợp tác và ý thức chấp hành xử lý vi phạm thì đề xuất xử phạt vi phạm
hành chính đối với lái xe và cho phép lái xe được tiếp tục sử dụng phương tiện
vận tải. Trường hợp lái xe đã vi phạm nhiều lần và cố tình chuyên chở động vật
hoang dã trái phép, chống đối người thi hành công vụ thì để xuất xử phạt vi
phạm hành chính và tịch thu phương tiện vận tải. Đối với các cá nhân, đơn vị
nếu phát hiện có dấu hiệu liên quan đến vụ việc thì đề xuất cơ quan cấp trên của
các cá nhân, đơn vị đó xử lý nghiêm theo thẩm quyền.
+ Trường hợp tìm ra chủ hàng : Nếu xác định lô hàng động vật
hoang dã thuộc khung xử lý vi phạm hành chính tại Điều 9, Nghị định
17/2002/NĐ-CP và qua xác minh, chủ hàng vi phạm lần đầu, có thái độ thành
khẩn nhận lỗi sai phạm thì đề xuất xử lý vi phạm hành chính, phạt tiền trong
khung xử lý vi phạm hành chính, tịch thu lô hàng giao Trung tâm cứu hộ động
16


vật hoang dã chăm sóc và thả về môi trường sống tự nhiên theo đúng trình tự
pháp luật.
Đối với lái xe và các cá nhân, đơn vị liên đới trách nhiệm có vi phạm
thì đề xuất xử lý như trường hợp trên.
Nếu xác định giá trị lô hàng vượt quá khung xử lý vi phạm hành chính,
hoặc chủ hàng có tình tiết tăng nặng như : Tái phạm nhiều lần, chống đối người
thi hành công vụ, vi phạm có tổ chức, có hệ thống và các tình tiết tăng nặng khác
thì cơ quan Kiểm lâm ra quyết định khởi tố vụ án và chuyển toàn bộ hồ sơ sang
cơ quan Cảnh sát điều tra xử lý vụ việc theo quy định.
Như đã phân tích ở 2 phương án trên cho thấy, Phương án 2 là
phương án tối ưu vì giải quyết được vụ việc một cách triệt để, có tính khả thi.
4. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phương án :

Để thực hiện tốt Phương án 2, cần phải xây dựng kế hoạch tổ chức thực
hiện cụ thể như sau :
Chi cục Kiểm lâm Hà Nội chủ trì tổ chức hội nghị liên ngành Kiểm
lâm - Công an - Viện kiểm sát nhân dân thành phố để :
+ Thống nhất giải quyết vụ việc theo Phương án 2 đã chọn.
+ Thành lập tổ công tác liên ngành để xây dựng kế hoạch, phương án
phối hợp điều tra, xác minh.
+ Xây dựng kế hoạch, phương án làm việc với các ngành chức năng
tỉnh Hòa Bình.
+ Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với các
biện pháp nghiệp vụ để truy tìm chủ hàng.
+ Nếu xác minh được chủ hàng, cần tiếp tục lấy lời khai, làm rõ tính
chất, mức độ vi phạm để xử lý.
17


+ Căn cứ vào kết quả điều tra, xác minh vụ việc, thống nhất đề xuất
phương án xử lý vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã trên theo quy định
của pháp luật.

III. Kết luận và kiến nghị
Kết luận :
Vụ vận chuyển trái phép số lượng lớn động vật hoang dã nói trên là
một vụ điển hình về buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã qua địa
bàn thành phố Hà Nội. Quá trình giải quyết tình huống vụ việc mang tính chất
nghiêm trọng và phức tạp này cần phải có sự tham gia hỗ trợ của các cơ quan
chức năng như : Công an là đơn vị phát hiện, bắt giữ lô hàng, Viện Kiểm sát
nhân dân là đơn vị thực hiện quy trình xử lý vụ việc theo đúng quy định của
pháp luật. Trên thực tế, các đơn vị chức năng đã làm tốt nhiệm vụ phối hợp của
mình, vụ việc đã được xử lý nghiêm và mang tính răn đe cao, góp phần từng

bước hạn chế tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép các loại động vật hoang
dã nói riêng và các loại lâm sản nói chung, việc xử lý nghiêm minh vụ việc này
đã hạn chế được tình trạng vận chuyển, tiếp tay cho tư thương buôn bán phi
pháp. Sự vào cuộc đăng tải diễn biến vụ việc của các đơn vị thông tin, báo chí
(Đài THVN, Báo An ninh thủ đô, Báo Lao động ....) đã gióp phần tuyên truyền,
nâng cao ý thức của người dân bảo vệ nguồn tài nguyên rừng quý hiếm của Quốc
gia.
Kiến nghị :
Để hạn chế tình trạng buôn bán, khai thác, vận chuyển trái phép lâm
sản, Nhà nước ta cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi
công dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vvệ tài nguyên rừng. Bảo
vệ tốt tài nguyên rừng mới làm cho cuộc sống, môi trường bền vững.
18


Nhà nước ta cũng cần tăng cường trang bị phương tiện, cơ sở vật chất
cho lực lượng Kiểm lâm (lực lượng nòng cốt gìn giữ tài nguyên rừng của Quốc
gia) hoạt động có hiệu quả và bổ sung nhân lực để khắc phục tình trạng lực
lượng mỏng, địa bàn hoạt động rộng. Sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động của lực
lượng Kiểm lâm, trao quyền sử dụng các phương tiện, vũ khí, khí tài để ngăn
chặn, răn đe có hiệu quả đối với các đối tượng khai thác tài nguyên rừng trái
phép, tránh tình trạng lâm tặc liên tục tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của cán
bộ, nhân viên lược lượng Kiểm lâm như hiện nay. Kiểm lâm là một ngành thực
thi pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ, tiền lương của
công chức chuyên ngành Kiểm lâm còn thấp, phụ cấp độc hại, nguy hiểm chưa
có. Nhà nước cần điều chỉnh lại hệ thống thang bảng lương cho ngành Kiểm lâm
để đảm bảo hài hòa, gắn lợi ích bảo vệ tài nguyên rừng với công việc của ngành
Kiểm lâm.
Nhà nước cần tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật để
tránh tình trạng chồng chéo khi gải quyết vụ việc. Cần có chế tài đủ mạnh để

ngăn ngừa có hiệu quả nạn tàn phá tài nguyên rừng. Đồng thời có những chế tài
đủ mạnh để xử lý những hành vi chống lại người thi hành công vụ khi ngăn
chặn, kiểm soát khai thác trái phép tài nguyên./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ sơ vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã do Công an thành
phố Hà Nội bắt giữ ngày 06/12/2006.
2. Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 19/8/1991.
3. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
4. Nghị định 77/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ “ Về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản”.

19


5. Nghị định 17/2002/NĐ-CP ngày 8/2/2002 của Chính phủ sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định 77/CP ngày 29/11/1996 của Chính
phủ “ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”.
6. Nghị định 18/HĐBT ngày 17/11/1992 của Hội đồng Bộ trưởng nay
là Chính phủ quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý
hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ.
7. Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 sửa đổi, bổ sung Danh
mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo
vệ ban hành kèm theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17/11/1992 của
Hội đồng Bộ trưởng.
8. Thông tư 01/NN-KL-TT ngày 18/2/1997 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định 77/CP ngày
29/11/1996 của Chính phủ “ Về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”.
9. Quyết định 47/1999-QĐ-BNN-KL ngày 12/3/1999 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “ Quy định kiểm
tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản”.
10.Chỉ thị 359/TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ “ Về
những biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển các loài động vật
hoang dã”.
11.Quyết định 31/1998/QĐUB ngày 9/9/1998 của Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội về việc ban hành bản “ Quy chế cứu hộ động vật
hoang dã”.

20


21



×