VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC
-------------------------------------------------------------------------
TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
(TÀI LIỆU DÙNG CHO HỌC VIÊN CAO HỌC TÂM LÝ HỌC )
PGS.TS. TRẦN TRỌNG THUỶ
Hà Nội
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà cuộc cách mạng khoa học – kỹ
thuật vĩ đại chưa từng có trong lịch sử đang được phát triển với những tốc độ
mong muốn. Sự tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực tri thức khoa học và kỹ thuật
đang đạt được một tốc độ chưa từng thấy. Số lượng các tri thức khoa học tăng
lên một cách nhảy vọt (cứ 8 năm thì tổng số tri thức của loàI người lại tăng lên
gấp đôi) và kỹ thuật ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp. Kết quả là loài người đã
bước sang một kỷ nguyên mới trong sự phát triển các lực lượng sản xuất của xã
hội. Đó là đặc trưng nổi bật của thế giới hiện đại. Chẳng hạn, việc làm chủ năng
lượng nguyên tử, việc chinh phục vũ trụ, sự phát triển vũ báo của hoá học, việc
tự động hóa sản xuất…là những bằng chứng hùng hồn về mức trưởng thành cao
của các lượng sản xuất trong thời đại chúng ta.
Trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật có
cả một không gian rộng lớn nhất để phát triển. Quan hệ sản xuất XHCN, hệ
thống kinh tế quốc dân có định hướng, được kiểm soát và đIều chỉnh không chỉ
đảm bảo cho sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật có được tốc độ cao, mà còn đảm bảo
cho sự sử dụng đầy đủ nhất những thành tựu của nó cho lợi ích của toàn xã hội.
Trong khi đó, dưới chế độ tư bản, việc thực hiện cách mạng khoa học kỹ thuật lại
có nghĩa là tiếp tục tăng cường sự bóc lột đối với người lao động. Trong chế độ
chúng ta, việc áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật là một
trong những nhân tố cơ bản của sự phát triển, nâng cao đời sống và sự phồn
thịnh của đất nước. Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ VIII đã vạch rõ: “ Khoa học và công nghệ là nền tảng của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện
đại, tranh thủ đI nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định”.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học – kỹ thuật được biến thành hiện thực một cách tự động trong xã
hội XHCN. Việc sử dụng thành tựu đó đòi hỏi phảI thực hiện một cách phức hợp
hoàn chỉnh các biện pháp tổ chức – kỹ thuật, lẫn những biện pháp kinh tế – xã
hội. Các biện pháp này nằm trong một hệ thống thống nhất gọi là “Tổ chức lao
đông một cách khoa học” (HOT) được tiến hành trên phạm vi cả nước. Trong xã
hội XHCN thì mục đích kinh tế cơ bản của hệ thống HOT đã và sẽ còn là: đạt
hiệu suất lao động cao nhất, và hiệu quả sản xuất xã hội lớn nhất và sự tiêu tốn
ít nhất các phương tiện vật chất và sức lực thần kinh, bắp thịt con người.
Nhưng “ Tổ chức lao động một cách khoa học” là một hệ thống đang phát
triển và đang hoàn thiện không ngừng, cho nên trong những giai đoan phát triển
khoa học, kỹ thuật và kinh tế khác nhau thì mục đích của nó sẽ được thực hiện
bằng những phương tiện khác nhau.
Trong thực tế, vấn đề nâng cao hiệu suất lao động trước đây không lâu đã
được giải quyết chủ yếu theo hai hướng: bằng các biện pháp nhằm hoàn thiện
việc tổ chức lao động và bằng các biện pháp nhằm sử dụng hợp lý kỹ thuật.
Ngày nay, cơ sở của việc tổ chức lao động một cách khoa học đã trở nên
rộng rãI hơn. Lao động bây giờ là một quá trình tác động qua lại của coan
người với máy móc, trong đó giữ vị trí trung tâm. Bởi vậy, một trong những
phương hướng chủ yếu của việc biến thành tựu của sự tiến bộ khoa học – kỹ
thuật thành hiện thực là sự hoàn thiện mối quan hệ “ người – máy”.
Nếu như, 100 năm về trước hầu như toàn bộ công việc trên trái đất được
con người thực hiện bằng sức lực cơ thể riêng của mình, thì bây giờ một phần
lớn các công việc ấy đã được thực hiện bằng máy móc và cơ giới. Dần dần, từng
bước một con người đang chuyển sang cho máy móc những yếu tố khác nhau
của các chức năng lao động của mình.
Mối quan hệ “người – máy” được phát triển như sau: Trước hết, những
động tác lao động chủ yếu được chuyển sang cho máy. Đó chính là giai đoạn mà
người ta gọi là sự cơ giới hoá bước đầu, khi mà lao động chân tay được thay thế
bằng sự lao động có sử dụng công cụ cơ giới hoá hay những máy móc đơn giản.
Sau đó chuyển sang giai đoạn cơ giới hoá tổ hợp nghĩa là chuyển sang cho máy
cả những động tác lao động phụ mà trước đây được thực hiện bằng tay.
Tiếp đến là quá trình tự động hoá sản xuất, thể hiện ở chỗ chuyển sang
cho máy móc lúc đầu làm những chức năng quan sát, kiểm soát và điều khiển
trực tiếp, rồi sau đó là cả những chức năng hiệu chỉnh và sửa chửa. Trong sự tự
động hoá có sử dụng kỹ thuật đIều khiển học thì trong phạm vi sản xuất con
người giữ vai trò là người kiểm soát chung đối với sự hoạt động của các máy
móc tự động.ở mức độ tự động hoá cao, thì lao động của con người được chuyển
từ chỗ sản xuất trực tiếp ra vật phẩm sang chỗ chuẩn bị một cách có khoa học, có
kỹ thuật và có tổ chức cho sản xuất.
Như vậy là những thay đổi về tính chất của các phương tiện sản xuất dần
dần giải phóng con người khỏi các chức năng lao động chân tay, và sau này, khỏi
sự đIều khiển trực tiếp của các công cụ sản xuất.
Những thay đổi đã xảy ra trong cơ sở kỹ thuật của sản xuất làm biến đổi
cơ bản về nội dung lao động của người công nhân. Việc đảm bảo khả năng hoạt
động của máy, việc hiệu chỉnh máy, việc kiểm soát sự liên tục của công việc, các
quá trình sáng tạo trong việc xây dựng chương trình đã trở thành các chức năng
cơ bản trong quá trình lao động của con người.
Nhưng, sự thay đổi các chức năng của con người do quá trình tiến bộ khoa
học – kỹ thuật gây nên hoàn toàn không có nghĩa là loại trừ con người ra khỏi
phạm vi sản xuất như là một số nhà lý luận phương Tây quan niệm. Con người
đã và sẽ còn là một khâu rất quan trọng cả trong các hệ thống kỹ thuật tương lai.
Dù cho kỹ thuật có đạt được những thành tích đáng kể như thế nào đi nữa, dù
cho máy móc có trở nên phức tạp, tinh vi như thế nào đi nữa thì chúng bao giờ
cũng đã và còn là những “khí quan của bộ óc con người”, là những tác phẩm
của bàn tay con người.
Như vậy, sự tiến bộ về kỹ thuật không chỉ đề ra những yêu cầu mới đối
với con người, mà còn làm thay đổi cả nội dung của các quá trình đặc trưng cho
hoạt động lao động. Trong các loại lao động mới thì gánh nặng cơ bản khi thực
hiện các thao tác lao động không phảI được dồn vào sự nỗ lực của cơ bắp, mà là
vào quá trình tâm lý như tri giác, ghi nhớ, tư duy (sức bắp thịt trong tổng năng
lượng của con người đã giảm từ 100% xuống còn 1% trong vòng 100 năm trở lại
đây). Tốc độ cao của các quá trình kỹ thuật, tính quy định chặt chẽ của lao động
đề ra những yêu cầu cao đối với tốc độ của các quá trình tâm lý, đối với độ
nhanh của các phản ứng của con người, đối với sự tập trung chú ý, kỹ năng định
hướng trong hoàn cảnh phức tạp, đối với sự kiểm tra và tự kiểm tra thường
xuyên. Đồng thời tinh thần trách nhiệm của người lao động tăng lên rõ rệt: sai
sót của họ phạm phảI có thê dẫn đến những hậu quả rất nặng nề (chết người,
thiệt hại lớn về của cải vật chất).
Tất cả những điều đó làm tăng lên một cách rõ rệt ý nghĩa của cái gọi là
“yếu tố con người” trong lao động. Việc tính đến yếu tố “con người” trong giai
đoạn hiện tại của sự phát triển kỹ thuật đã trở thành một đIều kiện cần thiết để
giảI quyết những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà Đảng đã đề ra cho toàn dân trong
công cuộc xây dựng CNXH hiện nay. Rõ ràng là trong việc thực hiện tổ chức lại
sản xuất, hợp lý hoá sản xuất, xây dựng tinh thần làm chủ, hình thành tháI độ
cộng sản chủ nghĩa đối với lao động v.v.. không thể không tính đến yếu tố “con
người” đó được. Vì vậy, trong việc thực hiện mục đích nâng cao không ngừng
hiệu suất lao động không thể không cần đến những tri thức mà các khoa học về
con người đã tích luỹ được. Một trong số những khoa học ấy là tâm lý học.
Tâm lý học lao động là một ngành của khoa học tâm lý. Nó nghiên cứu
những đặc đIểm tâm, lý của các loại hoạt động lao động khác nhau tuỳ thuộc
vào những đIều kiện xã hội lịch sử của một nền sản xuất cụ thể, vào công cụ lao
động, vào phương pháp dạy lao động và các phẩm chất tâm lý của cá nhân
người lao động nhằm nhân bản hoá và tăng năng suất lao động.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của tâm lý học lao động không phải chỉ là
bản thân hoạt động lao động, mà là cả những đặc điểm nhân cách của người lao
động, nhất là các đặc điểm về nghề nghiệp của họ, môi trường xã hội-lịch sử và
môi trường sản xuất cụ thể mà trong đó hoạt động lao động được thực hiện, các
mối quan hệ giữa các cá nhân trong lao động, các dụng cụ lao động, các sản
phẩm lao động và các phương pháp dạy lao động sản xuất.
Tâm lý học lao động có nhiệm vụ làm tăng sức làm việc của con người
bằng cách vận dụng những nhân tố tâm lý rất khác nhau. Đó có thể là nội dung
của công việc, là vấn đề mầu sắc của phòng làm việc, là việc mở nhạc trong giờ
sản xuất, là các mối quan hệ giữa các cá nhân và một loạt các nhân tố khác. Cần
phân biệt các nhân tố tích cực và tiêu cực tuỳ thuộc vào kết quả tác động của nó
vào người công nhân. Cũng cần phân biệt các nhân tố tâm lý có mục đích rõ
ràng và các nhân tố tự phát. Những nhân tố tự phát có thể nảy sinh không phụ
thuộc vào nhà tâm lý học. Thuộc vào loại này là các nhân tố thuộc đời sống cá
nhân của người công nhân. Nhà tâm lý học có nhiệm vụ phảI dự kiến và kiểm
soát các nhân tố tự phát.
Tâm lý học lao động của các nước XHCN trước đây góp phần nâng cao
khả năng làm việc của con người trên cơ sở tính toán, chọn lọc và sử dụng có
mục đích chỉ các nhân tố tâm lý tích cực thôi. Sự thực, có thể nâng cao sức làm
việc của con người bằng các nhân tố tăng cường lao động một cách nhân tạo.
Những nhân tố này bề ngoài dường như là không có hại, nhưng thực ra nó dựa
trên cơ sở hiệu ứng doping.
Tâm lý học lao động của chúng ta muốn nâng cao hiệu quả lao động lao
động của người công nhân bằng cách sử dụng những tác động đặc biệt thuận lợi
đến nhân cách và trạng tháI tâm lý của họ. Nhưng tác động này dẫn đến việc hạ
thấp sự mệt mỏi của công nhân và sự hạ thấp mệt mỏi lại là cơ sở tự nhiên để
nâng cao khả năng làm việc của họ.
Nâng cao năng suất lao động trên cơ sở hạ thấp sự mệt mỏi của công nhân
là một nguyên tắc cơ bản của tâm lý học lao động XHCN. Có rất nhiều con
đường để thực hiện nguyên tắc này. Ví dụ, nâng cao nội dung của các quá trình
lao động, sử dụng khéo léo các kích thích khác nhau, xây dựng một tập thể đoàn
kết nhất trí …đều có thê nâng cao rõ rệt tháI độ tích cực đối với hoạt động lao
động, và trong những đIều kiện như nhau, người công nhân sẽ bị mệt mỏi ít hơn
nhiều.
Vấn đề tâm trạng của con người cũng có ý nghĩa đáng kể đối với sự thực
hiện công việc của họ. Ví dụ, người ta đã thấy rằng trong một phân xưởng, với
một tâm trạng tốt thì khả năng làm việc của con người được nâng lên 0,4 – 4,2%
và với tâm trạng xấu thì khả năng làm việc bị hạ xuống 2,5 – 18%.
Vấn đề mầu sắc trong sản xuất cũng rất quan trọng. Trong một xí nghiệp
có các nhóm công nhân khác nhau nhận nhiệm vụ di chuyển những thùng hàng
có trọng lượng như nhau nhưng sơn màu khác nhau: đen, nâu, vàng, trăng. Nói
chung tất cả các công nhân đều nói rằng các thùng màu trắng và màu vàng thì
nhẹ hơn các thùng màu đen và nâu. H.C.smith có mô tả một thực nghiệm với
công nhân đào đất như sau: giao cho người công nhân nhiệm vụ phải đào một cáI
hố sâu gần 1,5m. Sau khi hố đã được đào xong lại đề nghị họ lấp đi và đào hố
mới. Cứ như thế lặp đi lặp lại vài lần. Khi không được biết rõ công việc mình
làm, người công nhân cảm thấy chán ghét và phẫn nộ với công việc ấy mỗi khi
phải trở lại đào đất. Nhưng khi nói với họ rằng với việc làm của mình, họ đã giúp
cho việc tìm kiếm một đường ống quan trọng, thì người ấy sẽ trở lại với công
việc một cách nhiệt tình.
Trên đây là một số dẫn chứng cụ thể về vai trò của yếu tố tâm lý đối với
việc nâng cao hiệu suất lao động. Nhưng để thực hiện các mục đích cuối cùng là
nâng cao không ngừng hiệu suất lao động, tâm lý học lao động phải thực hiện
một loạt các nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Đó là những nhiệm vụ sau đây:
1, Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý trong năng lực của những người
khác nhau để chứng minh một cách khoa học và hoàn thiện công việc lựa chọn
nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp.
2, Nghiên cứu sự mệt mỏi về mặt tâm lý mà nó làm giảm sút khả năng làm
việc nhằm hợp lý hoá chế độ lao động, hoàn cảnh lao động và quá trình lao động.
3, Nghiên cứu những nguyên nhân tâm lý của những hành động sai sót dẫn
đến những trường hợp bất hạnh, những hư hỏng, nhằm mục đích ngăn ngừa
những hành động sai sót đó.
4, Nghiên cứu những quy luật tâm lý của sự hình thành các kỹ năng, kỹ
xảo lao động, của sự hình thành tay nghề cao nhằm hoàn thiện các phương pháp
dạy lao động.
5, Nghiên cứu các phương tiện nâng cao năng suất lao động, nâng cao văn
hoá lao động và tổ chức lao động một cách đúng đắn.
6, Nghiên cứu các phương tiện kỹ thuật (các công cụ, máy móc, các dụng
cụ chỉ báo…) làm cho chúng phù hợp với những đặc đIểm tâm lý của con người,
nhằm mục đích hoàn thiện kỹ thuật hiện có và tham gia vào việc xây dựng cơ sở
khoa học cho việc thiết kế kỹ thuật mới (đây là nội dung nghiên cứu của tâm lý
học kỹ sư – một ngành của tâm lý học lao động mà ngày nay đã trở thành một
ngành độc lập).
7, Nghiên cứu lao động như là một yếu tố phát triển tâm lý và bù trừ
những tổn thương do các bệnh và khuyết tật gây ra để xây dựng một hoạt động
lao động hợp lý.
8, Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình
lao động, nhằm xây dựng những tập thể lao động tốt, hình thành tháI độ đúng
đắn đối với lao động cho những người lao động.
II - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỦA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
Việc phấn đấu để nâng cao hiệu suất lao động không phảI chỉ là đặc trưng
của chủ nghĩa xã hội , mà cho cả chủ nghĩa tư bản nữa. Hơn thế, như K.marx đã
nói, nó còn là sứ mệnh lịch sử của chủ nghĩa tư bản nữa. Các con đường để nâng
cao hiệu suất lao động và giảm giá thành sản phẩm của các nhà tư bản đã được
biểu hiện trong cái gọi là phương pháp taylo (hay giây chuyền taylo). Người
sáng lập ra phương pháp nay là Frêđêric (1854-1915). Những thí nghiệm đầu
tiên của ông về vấn đề tổ chức lao động một cách khoa học được thể hiện từ năm
1882. Có thể tóm tắt phương pháp taylo ở những đIểm sau:
1. CảI tiến thao tác lao động để thực hiên công việc một cách nhanh nhất .
2. Trên cơ sở phương pháp lao động mới, tiến hành định mức lao động.
3. Thạo việc gì thì làm việc ấy, có tiêu chuẩn từng nghề để chọn công
nhân.
4. Phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá công nhân.
5. CảI tiến công cụ theo hướng mỗi loại công việc phảI có loại công cụ tốt
nhất.
6. Phân công lao động một cách rõ ràng.
Việc cải tiến thao tác, cải tiến tổ chức , cải tiến công cụ như vậy, mặc dù
phải chi thêm những khoản tiền để tạo ra điều kiện lao động mới, nhưng thời
gian bốc dỡ một tấn hàng đã giảm từ 7-8 giờ xuống 3-4 giờ, số công nhân trong
một nhà kho từ 500 giảm xuống còn 140 người, và tất nhiên tiền lãi mà nhà tư
bản thu được rất lớn . F.Taylo và nhất là người kế tục ông là F.Gilbret đã đem
lại một ý nghĩa to lớn cho sự nghiên cứu việc hợp lý hoá các động tác lao động .
F.Gilbret đã gọi tên cuốn sách của mình xuất bản ở Niu-oóc năm 1991 là
“Nghiên cứu cácđộng tác, kinh nghiệm và tăng cường hiệu suất lao động của
công nhân”(đã được dịch ở Liên xô năm 1931). Đối với bọn tư bản thì, như
Lênin đã nói, hệ thống Taylo là “hệ thống bòn rút mồ hôi công nhân”. Nhưng
giá trị khoa học, thì Lênin đã đánh giá đúng đắn phương pháp Taylo. Người nói:
“Học cách làm việc, đó là nhiệm vụ mà chính quyền Xô viết phải đặt ra trước
nhân dân với tất cả ý nghĩa quan trọng của nó. Về mặt này, thành tựu mới nhất
của chủ nghĩa tư bản, tức là phương pháp Taylo, cũng như mọi tiến bộ của chủ
nghĩa tư bản, đã kết hợp tính chất tàn bạo tinh vi của sự bóc lột kiểu tư sản với
những thành tựu khoa học, phong phú nhất về các mặt: phân tích các động tác
cơ giới trong lao động, trừ bỏ những động tác thừa và vụng về, xây dựng những
phương pháp làm việc hợp lý nhất, áp dụng những cơ chế kiểm tra, kiểm soát
hoàn thiện nhất v.v…Nước cộng hoà Xô viết phải tiếp thu cho bằng được những
thành quả quý báu của khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực đó. Chúng ta sẽ có
thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội hay không, đIều đó chính là tuỳ thuộc ở
những kết quả của chúng ta trong việc kết hợp chính quyền Xô viết và chế độ
quản lý Xô viết với những tiến bộ mới nhất của chủ nghĩa tư bản…”( V.I. lênin
toàn tập, tập 27, tr 325 NXB Sự thật, H.1971) và người chỉ thị: “phải tổ chức ở
Nga việc nghiên cứu và gỉang dạy phương pháp Taylo, phải thí nghiệm và ứng
dụng phương pháp đó một cách có hệ thống” …”( V.I. Lênin toàn tập, tập 27, tr
325 NXB Sự thật, H.1971).
Ở phương Tây những tác phẩm công bố đầu tiên và tâm lý học lao động
được thấy không lâu lắm trước chiến tranh thế giới. Ngày nay đề tài này được
phổ biến với một số lớn các bài báo, các bản tóm tắt chuyên môn và các tài liệu
chuyên khảo bằng mọi thứ tiếng. Phần lớn các sách này được xuất bản như thế
đều có đề cập đến những phương pháp và kết quả thu được trong quá trình hoạt
động thực tiễn. Các tác giả của những cuốn sách ấy đều nghiên cứu các vấn đề
do xí nghiệp mà họ làm việc ở đấy đề ra – những vấn đề về tuyển chọn công
nhân, vấn đề dạy nghề cho công nhân, sự sắp đặt nơi làm việc, vấn đề về các
nhân tố gây nên những trường hợp bất hạnh, hay những nhân tố có ảnh hưởng
đến năng suất lao động kể từ sự chiếu sáng đến các mối quan hệ của con người.
Những người sáng lập ra tâm lý học lao động ở phương Tây (với nhiều tên
gọi khác nhau: “Tâm lý học công nghiệp”, Kỹ thuật tâm lý học”, “tâm lý học ứng
dụng”…) là các nhà tâm lý học V. Stecnơ, H. Muynxtecbec (Đức), Minman,
Tram, G. Lipman (Mỹ)…Thuật ngữ “kỹ thuật tâm lý học” do nhà tâm lý học Đức
V. Stecnơ đề xướng từ năm 1903. NHững nhiệm vụ và phương pháp chi tiết của
kỹ thuật tâm lý học đã được H. Muynxtebec mô tả vào năm 1910. Năm 1913 ông
xuất bản cuốn “Tâm lý học và hiệu suất công nghiệp”.
Sau khi ra đời, dưới áp lực của các quyền lợi của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, kỹ thuật tâm lý học từ những ngày đầu đã phục vụ cho các quyền lợi giai
cấp của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong tâm lý học lao động tư sản hiện đại, luận đề tiến bộ hơn cả được
nêu lên trong hội nghị Quốc tế XIII về tâm lý học ứng dụng là: “Không được
tách rời khỏi nhân cách người công nhân”. Chủ tịch học viện các kỹ sư về tổ
chức sản xuất và lao động của Mĩ là Đêvitxown đã thừa nhận: “Hoàn toàn rõ
ràng là, chúng ta đã đạt được giới hạn có thể có trong việc nâng cao hiệu suất
lao động trong việc nghiên cứu các động tác, việc định mức giờ công và các
phương pháp tương tự với nó. Sau này năng suất lao động chỉ có thể tăng lên
một cách rõ rệt trong đIều kiện cảI thiện các mối quan hệ với công nhân” (V.
Mikhêép, Những mặt tâm lý – xã hội của công tác quản lý, M.1975, tr.107).
Thực ra ý nghĩa của mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất đã được
En Tôn Mâyô nghiên cứu từ những năm 1924 đến 1929 tại Mĩ trong cái gọi là
“Công ty điện lực miền Tây” ở thành phố Hô - toóc – nơ gần Sicagô. Trên cơ sở
nghiên cứ đó, Mâyô đã viết cuốn “Những vấn đề con người của nền văn minh
công nghiệp” năm 1933. Trong đó ông đã khẳng định rằng lý thuyết hiện đại về
công tác quản lý phải dựa trên nền tảng của những thành tựu tâm lý học. Và cáI
gọi là học thuyết về “các mối quan hệ của con người” do Mâyô xây dựng từ
những thực nghiệm Hô - toóc – nơ hãy còn giá trị đến ngày nay trong xã hội tư
bản.
Ở Liên Xô, tâm lý học lao động ra đời cùng một lúc với sinh lý học lao
động trong các tác phẩm của nhà sáng lập ra sinh lý học Nga là I.M Xêsênốp.
Trong các nbàI báo của mình như “Những tiêu chuẩn sinh lý học đối với tâm thế
về độ dàI của ngày lao động” (1987), “Sự tham gia của hệ thần kinh về những
động tác lao động của con người” (1990), “Sự tham gia của các cơ quan cảm
giác vào hoạt động của tay ở người mắt sáng và người mắt mù” (1901), “Khái
niệm về các động tác lao động của con người” (1901), Xêsênốp đã cố gắng nêu
lên cơ sở sinh lý của các quá trình tâm lý quyết định chất lượng của các quá trình
lao động.
Sau khi xác định các tiêu chuẩn về thời gian tối ưu của một ngày lao động,
sau này (1901 – 1903) bằng những thực nghiệm của mình (được công bố trong
bàI báo “Góp phần vào vấn đề ảnh hưởng của các kích thích của dây thần kinh
cảm giác đến hoạt động của bắp thịt”), Xêsênốp đã đặt nền móng cho học thuyết
về sự nghỉ ngơI tích cực mà bây giờ sinh lý học lao động và tâm lý học lao động
dựa vào nó để chống lại sự mệt mỏi.
Ngay từ ngày đầu thành lập Nhà nước của những người lao động ở Nga,
tâm lý học lao động đã được chú ý một cách thích đáng. Nhưng tiếc là ngay từ
đầu nó đã tiếp thu không phê phán các con đường và phương pháp của kỹ thuật
tâm lý học nước ngoài. Vào đầu những năm 30 của thế kỷ, khi mà các nhà tâm lý
học Xô viết đã nghiên cứu một cách sâu sắc chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhất
là “phép biện chứng tự nhiên” của Engels và “Bút ký triết học” của Lênin thì
trong các tác phẩm của các nhà kỹ thuật tâm lý học Xô viết đã có những chuyển
biến sâu sắc. Sự chuyển biến này còn được biểu hiên rõ trong Hội nghị quốc tế
về kỹ thuật tâm lý học lần thứ VII tại Maxcơva năm 1931. Các bài báo của các
nhà kỹ thuật tâm lý học hàng đầu như X. G. Ghenlecstêin: “Về tâm lý học trong
các tác phẩm của K.Mác” (1934) của X. L. Rubinstêin đã có một ý nghĩa có tính
nguyên tắc cho đến ngày nay.
Trong thời gian đó ở mọi nhà máy lớn thuộc các ngành lao động trong
thành phố và đường sắt đều có phòng thí nghiệm tâm - sinh lý của mình. ơ đây
đã tiến hành có kết quản những công trình tâm lý học lao động. Nhưng nhiều
phòng thí nghiệm lại do những người không được chuẩn bị về chuyên môn đảm
nhiệm nên không đem lại những lợi ích thiết thực.
Nói chung kỹ thuật tâm lý học đã kìm hãm sự phát triển của tâm lý học Xô
viết, mặc dù trong nhiều tác phẩm TLHLĐ đặc biệt là những bài trong tạp chí
“Tâm lý học lao động và kỹ thụât tâm lý học” (1928 – 1931) và “Kỹ thuật tâm lý
học Xô viết” (1931 – 1934) có nhiều tàI liệu thực tiễn có giá trị đối với tâm lý
học lao động. Giá trị là ở chỗ nó gắn thực nghiệm gần lại thực tiễn sản xuất.
Sự loạii trừ tâm lý học ở Liên Xô không phải được tạo nên do những
nguyên nhân bên ngoài như một số người lầm tưởng, mà là do những nguyên
nhân bên trong đã được hình thành ở đất nước này. Điều đó đã được vạch ra ở
một hội nghị TLHLĐ năm 1975 ở Liên Xô. Kỳ vọng về vai trò của một khoa học
độc lập, trong khi coi thường tâm lý học đại cương, đã được xây dựng lại trên cở
sở lý luận phản ánh mác xít, sự đối lập lý luận của mình với TLH đại cương đã
làm cho kỹ thuật tâm lý học mất đi cái triển vọng phát triển to lớn của mình và
phải chịu số phận đổ vỡ. Một trong những nguyên nhân không kém quan trọng
đã dẫn đến sự tan vỡ đó là việc người ta đã dùng các test để giải quyết vấn đề
chọn nghề, là một trong những vấn đề cơ bản của kỹ thuật tâm lý học. Các test
này đã không có cơ sở khoa học , lại do cán bộ không được đào tạo về tâm lý
học thực hiện. Mặc dù đã có phần nào phát triển theo hướng phát triển của kỹ
thuật TLH. TLHLĐ ở Liên Xô vẫn được phát triển tiếp tục (1) và chuyển dần
sang quỹ đạo của tâm lý học Mác xít. Từ năm 1950, theo sáng kiến của nhà tâm
lý học nổi tiếng B.M.Chép-lốp, tâm lý học lao động bắt đầu được giảng tại
trường đại học tổng hợp Matxcơva mang tên Lômôlôxốp, và năm 1956 đã xuất
bản và gửi đến các khoa và phòng thí nghiệm bản tóm tắt các bài giảng của
Platônốp về giáo trình TLHLĐ. Cũng từ những năm 50 các hoạt động nghiên
cứu và thực hành về TLHLĐ đã được mở rộng rất rõ rệt. Ở Viện tâm lý học
Matxcơva thuộc Viện hàn lâm khoa học giáo dục nước cộng hoa liên bang Nga
(Viện tâm lý học đại cương và sư phạm thuộc viện hàn lâm khoa học Liên Xô
cũ) đã lập phòng thí nghiệm, và sau đó là phân khoa TLHLĐ. Năm 1957 đã tổ
chức hội nghị toàn liên bang về TLHLĐ. Ngày nay công việc nghiên cứu
TLHLĐ đã được thực hiện ở nhiều cơ quan nghiên cứu và trường đại học. Năm
1972 tai Iarôxlap đã tổ chức hội nghị khoa học thực hành lần thứ nhất về tâm lý
học công nghiệp. Bây giờ thì không ai còn phủ nhận được sự đóng góp thiết thực
của TLHLĐ vào công cuộc xây dựng CNXH và CNCS ở Liên Xô và các nước
XHCN khác trước đây.
Ở Việt Nam, ngành sinh lý học lao động mới bắt đầu hoạt động thực sự từ
năm 1963 (2). Tuy còn khá non trẻ, nhưng sinh lý lao động Việt Nam đã có
những đóng góp đáng kể cho sản xuất và chiến đấu. Trong mấy chục năm nay,
chúng ta đã có hàng trăm công trình nghiên cứu có giá trị về nhiều linh vực như:
---------------------------------(1) K.K Platônốp. Những vấn đề của tâm lý học lao động . M.1970,tr.12.
(2) Tô Như Khuê, Sinh lý học phục vụ lao động, sản xuất và chiến đấu. Sinh
lý học số 1 - 1975
“Cường độ lao động từng lúc trong lao động” (Tô Như Khuê, Bùi Thụ) , “Đánh
giá sự mệt mỏi trong và sau lao động, chiến đấu” (Bùi Thụ, Bùi Thu Nguyên,
Phạm Quý Soạn…), “Khả năng thích nghi của những người làm việc lâu năm ở
chỗ nóng” ( Ngô Đức Hưởng, Bùi Thụ, Nguyễn Hùng…) v.v…
Tuy nhiên, về phương diện tâm lý học lao động thì hầu như chưa có sự
nghiên cứu đầy đủ. Năm 1071 Viện nghiên cứu khoa học, bảo hộ lao động được
thành lập, trong chương trình nghiên cứu của Viện có đề cập tới tâm lý học lao
động (vấn đề hướng nghiệp, lao động sư phạm…). Năm 1975, cuốn sách đầu
tiên khá đầy đủ về éc – gô - nô - mi ở nước ta ra đời – cuốn “Khoa học lao
động” của Nguyễn Văn Lê, trong đó có đề cập tới một số khía cạnh tâm lý học
lao động. Từ năm 1976, chuyên đề tâm lý học lao động bắt đầu được đọc tại
khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, tại trường cán bộ
công đoàn Trung ương và một số cơ sở sản xuất tại Hà Nội (Đoạn đầu máy xe
lửa Hà Nội).
Để thực hiện “Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là biến nước ta
thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế
hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng
sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chức,
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” (Dự thảo báo cáo chính trị
Đạo hội Đảng CSVN lần thứ VIII), tâm lý học lao động sẽ giữ một vị trí quan
trọng.
III - CÁC PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC HIỆN
ĐẠI
Cho đến nay vẫn chưa có rộng rãi về phương hướng phát triển của tâm lý
học lao động. Sự tồn tại nhiều tên gọi khác nhau của tâm lý học lao động là một
thể hiện rõ rệt về đIều đó (tâm lý học công nghiệp, tâm lý học sản xuất, tâm lý
học ứng dụng, tâm lý học kỹ thuật, tâm lý học thực hành, kỹ thuật tâm lý học,
tâm lý học nghề nghiệp…). Các tác giả khác nhau hiểu ý nghĩa của các vấn đề và
phương hướng của tâm lý học lao động một cách khác nhau.
Chẳng hạn M. Renglin (1954) đã viết rằng: “Trong tâm lý học lao động tư
sản thì vấn đề được chú ý nhiều hơn cả là viêc nghiên cứu và mô tả những
phương pháp lao động mới, việc tuyển chọn công nhân, sử dụng công nhân, việc
bố trí nơI làm việc, vấn đề và các nhân tố thúc đẩy sự nảy sinh các trường hợp
bất hạnh và các nhân tố có ảnh hưởng đến năng suất lao động”.
Nhà tâm lý học Đức F. Gi–zê đề nghị phân biệt hai xu thế trong lĩnh vực
ứng dụng rộng rãI tâm lý học vào vệc giảI quyết các vấn đề quan trọng của cuộc
sống. Xu thế thứ nhất được Gi–zê gọi là “Kỹ thuật tâm lý học của khách thể”,
nội dung của nó là tìm tòi các phương tiện để làm cho các yếu tố khách quan
thích ứng một cách tốt nhất với các thuộc tính tâm lý của con người. Ví dụ như
tạo ra một môI trường bên ngoài thuận lợi nhất cho con người (ánh sáng, màu
sắc, nhiệt độ, âm thanh…), một địa đIểm sản xuất thích hợp, chỗ làm việc, các
thiết bị kỹ thuật thuận lợi, tiện nghi nhất, những phương tiện giao thông, chế độ
làm việc - nghỉ ngơi, phương thức tuyên truyền quảng cáo… Cho đến nay người
ta đã cố gắng khá nhiều để tạo ra và hợp lý hoá hiện thực khách quan sao cho nó
phù hợp một cách hài hoà với bản chất tâm lý của con người. Chính tâm lý học
kỹ sư hiện đại ra đời từ phương hướng này. Xu thế thứ hai được Gi–ze gọi là
“Kỹ thuật tâm lý học của chủ thể”, nội dung của nó là tìm tòi những phương tiện
làm cho những thuộc tính tâm lý của con người thích nghi tốt nhất với những
đIều kiện và yêu cầu khách quan nhất định, mà trước hết là những yêu cầu của
nghề nghiệp. Việc lựa chọn những người có các thuộc tính tâm lý thích hợp với
nội dung hoạt động nhất định, những phương pháp dạy nghề và luyện tập đặc
biệt. Việc lựa chọn các tập thể hay các nhóm để thực hiện những nhiệm vụ phức
tạp có tính đến những đặc đIểm tâm lý cá nhân của mỗi thành viên và nhằm mục
đích ngăn ngừa những điều kiện khó khăn và xung đột trong quan hệ giữa các
thành viên với nhau - đó là những ví dụ về các nhiệm vụ của xu thế thứ hai này.
X.G Genlecstêin (1960) lại đặt vấn đề một cách khác. Ông cho rằng cái có
ý nghĩa quan trọng và có triển vọng nhiều nhất là tổ hợp các vấn đề có liên quan
đến sự phát triển và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo lao động, đến việc nắm vững
tay nghề, đến sự phổ biến rộng rãI các kinh nghiệm của những người sản xuất
giỏi. Ông cho rằng, vấn đề phát triển tư duy kỹ thuật là vấn đề kế liền với
phương hướng này. Tác giả cũng cho rằng việc nghiên cứu các đặc đIểm cấu tạo
của máy móc và các bộ phận của nó theo quan đIểm phù hợp với những yêu cầu
tâm – sinh lý là một vấn đề có ý nghĩa to lớn.
X.N. Ackhaghenxki trong cuốn “Khái niệm về tâm lý học lao động”
(1958) đã chia ra ba phương hướng cơ bản của tâm lý học lao động: nghiên cứu
các vấn đề nâng cao không ngừng hiệu suất lao động trên cơ sơ tạo ra và sử dụng
những kỹ thuật hiện đại nhất; nghiên cứu việc đào tạo có hiệu quả các cán bộ,
công nhân; và nghiên cứu các vấn đề giáo dục kỹ thuật tổng hợp ở nhà trường
phổ thông.
L.Gơrơbunôva trong cuốn “Sự tiên bộ kỹ thuật và tâm lý học lao động”
(1972) đã chia phạm vi nghiên cứu của TLHLĐ làm 3 nhóm vấn đề: a) Nhóm
các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức quá trình lao động (vấn đề nội dung lao
động, sự phân công lao động hợp lý, chế độ lao động, nghỉ ngơi…), b) Nhóm
các vấn đề tâm lý kỹ sư có liên quan đến sự tham gia của các nhà tâm lý học vào
việc chế tạo các thiết bị lao động, c) Những vấn đề tâm lý học của việc sử dụng
hợp lý lực lượng sản xuất (chọn nghề, dạy sản xuất cho công nhân)
V.V. Tsetưseva (1969) trong cuốn “Tâm lý học dạy lao động” lại cho
T.L.H.L.Đ có 4 phương hướng chủ yếu sau: a) Tâm lý học kỹ sư nghiên cứu các
vấn đề chế tạo máy móc và công cụ phù hợp với những đòi hỏi về mặt tâm lý ; b)
Tâm lý học tổ chức , tiêu chuẩn hoá chế độ lao động và an toàn lao động; c)Tâm
lý học thích hợp nghề nghiệp và chọn nghề; d) Tâm lý học dạy học lao động (kỹ
thuật tổng hợp và nghề nghiệp).
K.K Platônốp trong cuốn “Các vấn đề của tâm lý học lao động” (1970)
thì chia 4 hướng hay 4 phần của tâm lý học lao động như sau: a) Giám định lao
động về mặt tâm lý học, bao gồm giám định dự đoán và giám định ngược; b)
Tâm lý học dạy nghề; c) Tâm lý học kỹ sư; d) Những vấn đề tâm lý học của sự tổ
chức lao động.
Các nhà phân chia trên đây đều có nhược đIểm là: hoặc phiến diện, hoặc
quá khái quát, hoặc nặng về mặt khách quan mà không chú ý đến mặt chủ quan,
mặt tâm lý xã hội cảu hoạt động lao động . Có lẽ sự phân chia của nhà tâm lý học
Ba Lan B. Biegeleisen-Zelazowski (1961) là hợp lý hơn cả, vì ít nhiều đã tránh
được những nhược điểm trên. Ông cho rằng tâm lý học lao động gồm 4 vấn đề
lớn sau đây:
1) Sự thích ứng của kỹ thuật với những đặc điểm tâm lý của con người.
2) Sự thích ứng của công việc với những đặc đIểm tâm lý của con người.
3) Sự thích ứng của con người với kỹ thuật và công việc.
4) Sự thích ứng của con người với con người trong những đIều kiện sản
xuất.
Sau đây chúng ta sẽ đI sâu vào những vấn đề trên, xem đó như là những
vấn đề cơ bản của tâm lý học lao động hiện nay.
CHƯƠNG HAI: NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC CỦA VIỆC TỔ
CHỨC QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG
-------------&-------------Để thực hiện được mục đích cuối cùng là nâng cao năng suất lao động , hạ
thấp tiêu hao năng lượng thần kinh, bắp thịt và chi phí vật chất, tâm lý học lao
động giảI quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tổ chức hợp lý quá trình lao
động là làm cho quá trình lao động phù hợp với những đặc đIểm tâm lý của con
người. Muốn thực hiện hợp lý quá trình lao động thì cần giảI quyết một số vấn
đề cụ thể như: vấn đề phân công lao động, vấn đề chế độ làm việc nghỉ ngơi, vấn
đề thẩm mĩ sản xuất.
I. VẤN ĐỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG
Theo quan điểm của tâm lý học thì đặc điểm cơ bản , đặc trưng cho lao
động là tính súc tích của nó. Tính súc tích của lao động phụ thuộc trước hết vào
sự có mặt của các chức năng mà nó đòi hỏi hoạt động tích cực sáng tạo của con
người (như chức năng tính toán…kiểm tra, đIều chỉnh.v.v…) trong công tác ,
vào sự đa dạng của công việc và sự đa dạng của các phương thức thực hiện các
công việc đó.
Sự phân tích hoạt động lao động cho thấy rằng: trong hoạt động con người
tựa như tham gia vào hai hệ thống quan hệ: một mặt, họ có quan hệ với các
phương tiện và đối tượng lao động, những phượng tiện và đối tượng này lại nằm
trong những mối liên hệ xác định đối với nhau - đó là mặt khách quan của hoạt
động mà con người phảI thích ứng với nó; mặt khác, các phương tiện và đối
tượng của lao động lại nằm trong một mối quan hệ nhất định với con người, đối
với những như cầu và hứng thú của họ, trong khi đem đến cho họ một ý nghĩa
chủ quan đặc biệt. Do đó cần phân biệt hai mặt trong quá trình lao động của con
người: mặt thao tác kỹ thuật, được thực hiện nhờ những kỹ năng, kỹ xảo đã đạt
được, và mặt cá nhân, mặt ý nghĩa, phản ánh giá trị đời sống của lao động đối
với con người. Hai mặt này có liên hệ qua lại với nhau.
Giá trị của lao động đối với con người quyết định trước hết bởi cấu trúc
của hoạt động lao động, bởi những nhiệm vụ trực tiếp của nó, cũng như bởi kết
quả của nó, lao động càng có ý nghĩa đối với con người bao nhiêu, thì nhiệm vụ
đề ra cho họ càng càng súc tích bấy nhiêu. Nếu hoạt động lao động nghèo nàn,
nếu công việc chỉ là thực hiện một số những động tác đơn giản thì con người
không thể có tháI độ tích cực đối với lao động của mình được; và sự không hàI
lòng về nội dung của hoạt động lao động tất yếu sẽ được phản ánh ở hiệu quả
của nó.
Vậy sự tiến bộ của kỹ thuật đã ảnh hưởng như thế nào đến nội dung của
lao động?
Nói chung, quá trình phát triển của kỹ thuật đã nâng cao những yêu cầu
đối với hoạt động tư duy của người công nhân; thúc đẩy sự phát triển các năng
lực trí tuệ, sáng tạo của họ. Nhưng sự phát triển sản xuất lại mang tính chất mâu
thuẫn. Cùng với xu thế vạn năng hoá công việc và nâng cao nội dung sáng tạo
của lao động, sự tiến bộ kỹ thuật trong một loạt trường hợp lại khơi sâu thêm sự
phân công lao động và sự chuyên môn hoá người công nhân. Mức độ chia nhỏ
quá trình lao động đặc biệt lớn ở các công việc lắp ráp bằng tay kiểu dây chuyền,
cũng như ở những công việc đứng máy được thực hiện bằng các công cụ chuyên
môn hoá.
Cùng với những thao tác dài, đa dạng về nội dung trong các loại lao động
ấy, lại có những thao tác cực kỳ ngắn ngủi và đơn đIệu. Ví dụ, trong ngành công
nghiệp đIện chân không, ở một số dây chuyền sản xuất, thời gian thao tác xê
dịch từ 3 đến 60 giây, ở dây chuyền lắp ráp máy thu thanh, từ 5 đến 18 giây, ở
những công việc đứng máy được chuyên môn hoá - từ 1 đến 30 giây. Với sự chia
nhỏ các thao tác như vậy, lao động của con người chỉ là một tổng số những thao
tác đơn giản nhất mà thôi.
Tình trạng đó có phải là quy luật không? Trong một mức độ đáng kể, đó là
một quy luật. Sự phân hoá sâu sắc quá trình lao động là một đặc đIểm của thời
kỳ tự động hoá bộ phận, đặc trưng cho nền sản xuất hiện đại. Sự phân chia một
cách chi tiết các quá trình lao động là cơ sở cho sự tự động hoá hoàn toàn sản
xuất sau này. Có nhiều quan điểm khác nhau về quá trình này. Có một số tác giả
cho rằng sự phân chia nhỏ quá trình lao động là một hiện tượng không thể tránh
khỏi do sự tiến bộ kỹ thuật gây nên. Thậm chí một số tác giả còn cho tính đơn
điệu của lao động được chia nhỏ là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nhân
cách. Ví dụ, N. Valentinôva đã viết: “ Không phải chỉ có sự khắc phục tính điệu
của lao động được chia nhỏ, mà cả sự sử dụng nó trong những mục đích phát
triển nhân cách cũng đem lại khả năng giáo dục nhân cách, giáo dục sự tìm tòi
sáng tạo của nó” (Xã hội học ở Liên Xô, T. II. M. trang 107).
Sự thật, trong một số loại lao động có thể sử dụng hoạt động đơn đIệu để
suy nghĩ một số vấn đề nào đó, để tìm kiếm những con đường hoàn thiện quá
trình sản xuất nói chung. Nhưng điều đó không thể là cơ sở để cho rằng tính đơn
đIệu của lao động là một nhân tố phát triển nhân cách. Sự tự động hoá các động
tác, khả năng thực hiện công việc bằng cơ giới chỉ có ý nghĩa tích cực chừng nào
nó có thể tạo ra những điều kiện nhất định, các tiền đề cho sự tập trung chú ý của
người công nhân vào mặt sáng tạo, phức tạp hơn của hoạt động. Còn nếu toàn bộ
hoạt động lao động chỉ là một tổng số các cử động đơn giản, được lặp lại hàng
ngàn lần trong một ca sản xuất, nếu như toàn bộ quá trình được quy định một
cách chặt chẽ về không gian và thời gian (điều này thật đúng là đặc trưng cho
những thao tác được phân chia quá nhỏ trong dây chuyền sản xuất), thì khó có
thể nói đến những thể hiện nào đó của sự sáng tạo.
Ngoài ra, cũng cần thấy tác động của tính đơn đIệu tới cơ thể người công
nhân. Sự đơn đIệu được thể hiện rõ ràng của lao động sẽ dẫn tới sự mệt nhọc
trước thời gian.
Cơ chế tác động của tính đơn đIệu của lao động là tác dụng gây ức chế của
các kích thích được lặp lại đều đều (quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế);
tác dụng này được thể hiện càng mạnh, thì khu vực được kích thích của võ não
càng bị giới hạn hẹp lại. Đó là một quy luật thần kinh cấp cao có tác dụng giống
nhau ở mọi công nhân cùng làm việc bằng những thao tác đơn đIệu, lặp đI lặp lại
đều đều.
Ảnh hưởng xấu của tính đơn điệu được thể hiện ở chỗ làm mất sự hứng
thú đối với việc làm, gây nên sự đánh giá quá mức về độ dàI của thời gian làm
việc: ngày làm việc dường như dài hơn rõ rệt, người công nhân không đợi đến
hết ca sản xuất được, họ buồn ngủ.
Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy rõ những đặc đIểm tâm lý cá nhân của
những người khác nhau trong phản ứng của họ đối với công việc đơn điệu. Theo
một kết quả đIều tra trong các nhóm công nhân gồm 335 người, thì có 3% hoàn
toàn không cảm thấy ảnh hưởng xấu của công việc đơn đIệu, 23% bị ảnh hưởng
nặng nề, 74% cảm thấy ít nhiều ảnh hưởng của nó trong khi tìm cách khắc phục
nó (E.P. Pôlêzaép, V.G. Macusin. Những có sở của sinh lý học và tâm lý học lao
động, N. 1994, trang 162). Những kết quả này chỉ ra rằng tháI độ đối với lao
động phấn lớn phụ thuộc vào tính chất và nội dung của bản thân công việc, và
một phần nhỏ được quyết định bởi những nhân tố nằm ngoàI quá trình lao động
(những đIều kiện lao động, tiền lương, các nhân tố sinh hoạt…).
Như vậy là, sự kém súc tích của lao động trong các dây chuyền sản xuất
gây nên sự không thoả mãn của công nhân, có ảnh hưởng xấu đến các cảm giác
cơ thể và sức làm việc của họ. Nhưng những mặt tiêu cực của các loại lao động
đó có thể được che đậy bằng các mặt tích cực của chúng, ví dụ như bằng hiệu
quả kinh tế cao của công việc được không?
Cho đến bây giờ vẫn còn được phổ biến khá rộng rãi các ý kiến cho rằng
quá trình lao động càng được chia nhỏ bao nhiêu thì hiệu suất của nó càng cao
bấy nhiêu. Thực tế, việc chia nhỏ lao động có đem lại một số ưu thế kinh tế. Sự
chia nhỏ quá trình lao động và việc thực hiện nó một cách song song ở những địa
đIểm sản xuất khác nhau đã rút ngắn thời gian sản xuất, hạ thấp thời gian chung
của chu trình sản xuất. Việc chia nhỏ quá trình lao động làm giảm nhẹ việc trang
bị cho những nơI sản xuất, giảm bớt việc sử dụng các phương tiện cơ giới hoá,
rút bớt số lượng động tác lao động, tạo nên những đIều kiện ổn định của hoạt
động lao động, đồng thời tạo đIều kiện cho công nhân nắm được những kỹ xảo
cần thiết một cách nhanh chóng hơn, do đó nâng cao được năng suất lao động.
Nhưng thực tế hoạt động của các xí nghiệp và những tài liệu nghiên cứu
khoa học đã cho thấy rằng: có một giới hạn mà sau đó thì sự chia nhỏ hơn nữa
quá trình lao động sẽ trở thành không có lợi, làm kìm hãm việc nâng cao tiếp tục
năng suất lao động.
Như vậy, việc chia nhỏ quá trình lao động không phải bao giờ cũng có lợi,
đúng hơn, chỉ có lợi đến một giới hạn nhất định mà thôi. Vậy thì, giới hạn đó
được xác định bằng cái gì? Những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học
đã chỉ ra rằng giới hạn đó được xác định bằng mức độ có thể cho phép của tính
đơn đIệu của lao động. Vì vậy, hãy dừng lại đôi chút ở khái niệm này.
Khái niêm về “tính đơn đIệu” thường được ghắn với sự lao động nhằm
thực hiện những thao tác ngắn hạn và đều đều. Nhưng đến nay vẫn chưa có sự
thống nhất ý kiến về tiêu chuẩn của mức độ đơn điệu của công việc. Một số
người thì hiểu “tính đơn đIệu” là đặc điểm khách quan của bản thân quá trình lao
động, một số khác lại cho là một trạng thái tâm lý của con người, trạng thái này
là hậu quả của sự đều đều của công việc.
Trong tài liệu nước ngoài, nhất là Mĩ, khái niệm “tính đơn đIệu”
(monotony) được giải thích theo ý kiến thứ hai. Họ còn hay dùng một từ khác là
“nỗi buồn chán” trong sản xuất (boredom). Các nhà nghiên cứu tư sản nói chung
không xem tính đơn điệu là một hiện tượng tồn tại một cách khách quan đối với
quá trình lao động. Ví dụ, nhà tâm lý học Mĩ T. W. Harrel đã cho rằng: “ Tính
đơn điệu là một trạng thái của trí tuệ, do việc thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp
lại gây nên”; “ Tính đơn điệu là đặc điểm không phải của bản thân công việc, mà
là quan hệ giữa công việc và người công nhân ở một giai đoạn thời gian nào đó”.
Từ sự kiện là cùng một công việc như nhau thì những người khác nhau
đánh giá một cách khác nhau về tác động của tính đơn điệu, T. W. Harrel đã kết
luận là nói chung không thể có tính đơn điệu như một hiện tượng khách quan
được. “Không có công việc một mỏi về mặt tâm lý hay đơn điệu. Chỉ có tình
huống hay phản ứng của người thực hiện là quyết định công việc đó sẽ là đơn
đIệu đối với họ hay không” (T. W. Harrel, Industrial psychology, N.Y. 1958, p.
290).
Do quan niệm tính đơn điệu như vậy, nên các nhà tổ chức lao động tư bản
chủ nghĩa thường tìm kiếm các con đường chống lại tính đơn điệu ở bên ngoài
bản thân quá trình lao động, vì vậy hiệu quả thu lại không cao, (theo nhà tâm lý
học Mĩ J.S. Gray (J.S Gray, psychology in industrial, New York , Toronto,
London, 1952) thì sự “buồn chán trong sản xuất đã đòi hỏi nền công nghiệp của
Mĩ hàng năm phảI mất hàng triệu đô la”).
Chúng ta không phủ nhận kiện về những thể nghiệm chủ quan đối với tính
đơn điệu. Sự kiện về những khác biệt cá nhân đối với tính đơn điệu là không còn
nghi ngờ gì nữa. Nhưng đIều đó không phảI là cơ sở để ghi nhận tính đơn đIệu
như là một hiện tượng tồn tại một cách khách quan đối với quá trình lao động và
có ảnh hưởng không thuận lợi đối với tuyệt đại đa số công nhân. Bởi vậy, muốn
chống ảnh hưởng có hại của tính đơn đIệu thì cáI chính là phảI thay đổi bản thân
quá trình lao động, phảI xây dựng nó một cách hợp lý.
Những công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu khoa học về lao động
của Liên Xô đã cho phép đI đến chỗ xác định mức độ có thể cho phép của tính
đơn đIệu và các con đường khắc phục ảnh hưởng xấu của nó đến người công
nhân.
Các nhà nghiên cứu đã lấy thời gian của thao tác lao động, kết hợp với số
lương, nội dung, và tính chất của các thành phần cấu tạo nên thao tác làm tiêu
chuẩn cho mức độ đơn đIệu của thao tác lao động.
Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: với thời gian của các thao tác
lao động mà ngắn hơn 30 giây thì những biến chuyển của các chức năng tâm –
sinh lý của người công nhân vượt hơn mức bình thường. Những thao tác có thời
gian là 30 giây hay hơn nữa thì hay gây nên sự thoả mãn. Từ đó ta có thể đi đến
kết luận là: thời gian của thao tác lao động dài hơn 30 giây là thời gian tới.
Nhưng có thể có trường hợp thao tác đủ độ dài thời gian nhưng chỉ là thực hiện
một số động tác giống nhau. Bởi vậy điều quan trọng là phải tính đến cả thành
phần của thao tác nữa. Theo quan điểm tâm – sinh lý thì, một thao tác được chấp
nhận là một thao tác bao gồm các thành phần mà trong đó gánh nặng được luân
chuyển cho các cơ quan cảm giác khác nhau hay các phần khác nhau của cơ thể
người công nhân. Theo sự chỉ dẫn của những nhà tâm lý học thì một thao tác lao
động cần phảI bao gồm không dưới 5 thành phần khác nhau. Trong nhiều ngành
công nghiệp , nhất là ngành chế tạo máy, có nhiều thao tác sản xuất không đáp
ứng được yêu cầu trên. Chẳng hạn, trong công việc lắp ráp rađiô có nhiều thao
tác chỉ gồm 3 động tác lao động sơ đẳng. Ví dụ, thao tác “xiết chặt các chốt”
gồm các thành phần (động tác) sau: “lấy linh kiện”, “vặn ốc”, “vứt xuống”. Vì
vậy cần tìm những biện pháp để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của công việc đơn
đIệu.