Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ ĐỘNG VẬT ỨNG DỤNG (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.75 KB, 67 trang )

1
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
SINH LÝ ĐỘNG VẬT ỨNG DỤNG
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y)
Mã số môn học: CN2353
Số tín chỉ: 03
Lý thuyết: 36 tiết
Thảo luận: 02 tiết
Thực hành: 07 tiết

CHƯƠNG 1
Biện pháp nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu
Số tiết: 12 (Lý thuyết: 12)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức: Sinh viên biết được kiến thức:
+ Chế biến thức ăn cho động vật có dạ dày đơn, động vật có dạ dày kép.
+ Bổ sung các loại thức ăn cho vật nuôi nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và hấp.
+ Các phương pháp nghiên cứu về tiêu hóa: như phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa,
phương pháp nghiên cứu invitro, insacco.
- Kỹ năng:
+ Biết được các phương pháp chế biến, bổ sung các loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh
lý tiêu hóa của vật nuôi nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các loại thức ăn của vật nuôi.
+ Sinh viên bước đầu biết áp dụng các phương pháp nghiên cứu về sinh lý tiêu hóa trong
thực tiễn để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, xác định, đánh giá khả năng tiêu hóa các
loại thức ăn của vật nuôi.
- Thái độ:
+ Chuẩn bị trước các nội dung bài học.
+ Nghiêm túc, tích cực trong quá trình học.
B) NỘI DUNG
1.1. Biện pháp chế biến các loại thức ăn
1.1.1. Chế biến thức ăn cho động vật có dạ dày đơn


- Động vật có dạ dày đơn, quá trình tiêu hóa nhờ các enzym:
+ Xoang miệng: men amilaza.
+ Enzym tiêu hóa Protein: Pepsin, catepxin, chymosin.
+ Enzym tiêu hóa lipit: lipase, cholesteron estease.
+ Enzym tiêu hóa gluxit: amilaza, maltaza.
- Các loại thức ăn thường sử dụng cho động vật có dạ dày đơn: Tinh bột, các loại protein,
lipit. Tuy nhiên trong một số loại thức ăn có chứa một số loại độc tố, thức ăn có kích thước lớn
(không phù hợp) sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Vì vậy, chế biến thức
ăn nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu.
- Quá trình chế biến mà con vật có khả năng tiêu hoá tốt hơn, thức ăn ngon hơn, hấp dẫn
con vật hơn, vi sinh vật có hại cũng giảm và một số chất độc hại được thải trừ.
1.1.1.1. Cắt ngắn
- Mục đích:
+ Làm cho con vật tận dụng được hết thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu hoá cho con vật.
+ Là phương pháp thường được áp dụng cho các loại thức ăn thô xanh, cỏ, rơm rạ…
+ Trâu bò, dê, cừu: cắt từ 3-5cm.
+ Ngựa thường cắt từ 1,5 - 2cm.
1.1.1.2. Nghiền nhỏ
- Là phương pháp thường áp dụng đối với các loại thức ăn hạt và khoáng.
- Ưu điểm của việc nghiền nhỏ:
+ Làm tăng khả năng tiêu hoá của động vật, phá vỡ một số cấu trúc phức tạp trong thức
ăn.
2
+ Làm cho khả năng hỗn hợp thức ăn được tốt hơn do hạt nhỏ ta có thể trộn đều hơn.
Sau khi nghiền nhỏ và được hỗn hợp hoàn chỉnh, đem đóng viên để phù hợp với sinh lý tiêu
hoá của chúng, không gây bụi cho con vật và làm cho con vật ăn được nhiều hơn.
1.1.1.3. Đường hoá
- Là phương pháp để cho tinh bột và các đường đa khác thuỷ phân thành các đường đơn
giản hơn.
- Quá trình thuỷ phân đòi hỏi nhiệt độ thích hợp để men sẵn có trong thức ăn hoạt động.

Loại thức ăn được đường hoá thích hợp cho gia súc non và động vật cần được vỗ béo.
- Cách tiến hành:
+ Nghiền nhỏ hạt vào thùng
+ Cho nước nóng vào theo tỷ lệ 1:2; 1:2,5
+ Khuấy đều.
+ Giữ ở nhiệt độ 55
0
C - 60
0
C trong 5 - 6giờ
+ Có thể cho thêm 4 - 5% bột mầm thóc để quá trình đường hoá nhanh hơn.
Chú ý : không để thức ăn đường hóa quá 10 - 14 giờ vì thức ăn có thể bị thối.
1.1.1.4. Nấu chín, hấp chín
- Là phương pháp xử lý nhiệt ẩm đối với thức ăn.
- Ưu điểm:
+ Phá huỷ chất độc và chất ức chế men tiêu hoá trong thức ăn.
+ Có thể làm giảm một số vi sinh vật có hại trong thức ăn
+ Làm tăng giá trị sinh vật học của thức ăn.
- Nhược điểm:
+ Nếu xử lý nhiệt quá cao và trong thời gian dài thì có thể gây nên sự kết hợp giữa đường
với protein tạo chất khó tiêu trong thức ăn và làm giảm giá trị của thức ăn.
+ Một số thức ăn không nên nấu chín vì làm mất đi một số chất dinh dưỡng cần thiết cho
cơ thể động vật
VD: các loại thức ăn xanh, rau xanh không nên nấu chín vì sẽ làm mất đi một lượng
vitamin trong thức ăn.
1.1.2. Chế biến thức ăn cho gia súc nhai lại
- Thức ăn chủ yếu của gia súc nhai lại là chất xơ.
- Chất xơ bao gồm: Xelluloza, pentoza, lignin, pectin, xuverin.
- Khi cây còn non chất xơ chủ yếu là xelluloza, khi trưởng thành thì hàm lượng lignin và
pentoza tăng lên→ giá trị dinh dưỡng càng giảm.

Celluloza
vsv dạ cỏ
- Celluloza dưới tác động của men xellulaza, xellobiaza của hệ VSV dạ cỏ của động vật
nhai lại và ngựa thì xelluloza đựơc phân giải thành các glucoza và xelobioza → a.béo bay hơi
→hấp thu qua vách dạ cỏ. – Phương trình tổng quát
1.1.2.1. Xử lý vật lý
* Xử lý cơ học
Là phương pháp cơ giới để băm, chặt, nghiền nhỏ thức ăn nhằm thu nhỏ kích thước của
thức ăn→ phá vỡ cấu trúc vách tế bào →giúp gia súc đỡ tốn năng lượng thu nhận, thích hợp cho
sự hoạt động của VSV dạ cỏ nhưng làm giảm tiết nước bọt và tăng tốc độ chuyển dời qua dạ cỏ
nên làm giảm tỷ lệ tiêu hoá.
3
* Xử lý bằng nhiệt hơi nước
- Xử lý các loại thức ăn thô chất lượng thấp bằng nhiệt với áp suất hơi nước cao. Cơ
sở: quá trình thuỷ phân xơ bằng hơi nước ở áp suất cao (7-28 kg/cm
2
) trong thời gian 5 giờ
để phá vỡ mối liên kết hoá học giữa các thành phần của xơ và tạo ra sự tách chuỗi.
* Xử lý bằng bức xạ
- Khi chất xơ được chiếu xạ, chiều dài của chuỗi xenluloza sẽ giảm và thành phần
hydratcacbon không hoà tan sẽ trở nên dễ dàng tác động bởi VSV dạ cỏ.
- Phương pháp bức xạ: cực tím, tia gamma, đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, cao cấp và
không an toàn →không đem lại hiệu quả kinh tế.
1.1.2.2. Xử lý sinh vật học
- Cơ sở khoa học: dùng nấm hay chế phẩm enzym cấy vào thức ăn để phân giải lignin
hay các mối liên kết hoá học giữa lignin và hydratcacbon trong vách tế bào thực vật.
- Các nấm hiếu khí tiêu hao năng lượng trong thức ăn, khó tìm được nấm chỉ phân giải
lignin mà không phân giải xenluloza/hemixenluloza, phương tiện, thiết bị và qui trình phức tạp.
1.1.2.3. Xử lý hoá học
- Mục đích: dùng chất oxi hoá, axit hay kiềm: axit peroxyaxetic, clorit natri được axit

hoá, ôzôn) là phá vỡ các mối liên kết giữa lignin và hemixenluloza → phức hợp lignin-
hemixenluloza dễ dàng được phân giải bởi VSV dạ cỏ.
- Sử dụng NaOH, NH
3
, urê, Ca(OH)
2
→phá vỡ liên kết este giữa lignin với
hemixenluloza/xenluloza đồng thời làm cho cấu trúc xơ phồng lên →tạo điều kiện cho VSV dạ
cỏ tấn công vào cấu trúc →tăng tỷ lệ tiêu hoá, tăng tính ngon miệng của rơm đã xử lý.
* Xử lý bằng xút (NaOH)
- Xử lý ướt
+ Đun sôi rơm với NaOH: lấy 100 kg rơm trong 200 lít nước đun sôi với 4 kg NaOH, sau
đó rửa sạch và phơi khô)
+ Phương pháp Beckmann:
Ngâm 10 kg rơm 8 lít NaOH 1,5% với 8 lít NaOH 1,5% trong 2-3 ngày, rửa sạch, cho gia
súc ăn→phương pháp này có thể làm tăng gấp đôi giá trị năng lượng của rơm nhưng có nhược
điểm:
Nước rửa rơm sau chế biến gây ô nhiễm môi trường, làm mất nhiều chất dinh dưỡng
+ Phương pháp tuần hoàn
Rơm đóng bánh được phun dung dịch NaOH + Ca(OH)
2
(15-25g NaOH và 10-15g Ca/kg
VCK) và để trong phòng kín, phun axit phot phoric (H
3
PO
4
) lên bánh rơm. Khi lượng nước thừa
rút, cho ăn → khả năng tiêu hoá cao, quy trình và điều kiện tiến hành phức tạp.
- Xử lý khô
+ Băm hoặc nghiền nhỏ, trộn với NaOH theo tỷ lệ 100 - 400 lít dung dịch NaOH 20-

40%/tấn rơm. Rơm sau xử lý không được rửa→tăng tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ thấp hơn so với
xử lý ướt nhưng tránh được sự ô nhiễm môi trường, tránh sự mất mát những chất hoà tan trong
quá trình chế biến và rửa.
- Xử lý bằng amoniac:
+ Xử lý bằng khí amoniac
4
Rơm được chất đống, che vải nilon đen. Thùng đựng khí amoniac được nối với ống kim
loại dài có đục lỗ (đường kính 4cm) xuyên vào đống rơm. Dùng 3kg amoniac/100kg rơm, xử
lý 8 tuần .
Ủ rơm với khí NH
3
ở trong phòng kín ở nhiệt độ 95
o
C.
+ Xử lý bằng amoniac lỏng
Amoniac lỏng được bơm vào đống rơm phủ kín qua một ống dẫn và amoniac sẽ bốc hơi
từ từ và thấm vào rơm.
Tác dụng: làm tăng tỷ lệ tiêu hoá, tăng NPN và lượng thu nhận.
Nhược điểm: các trang thiết bị hạ tầng tốt, ô nhiễm môi trường, một số trường hợp có thể
sinh độc tố (4-metyl imidazol).
+ Xử lý bằng urê
Thực chất xử lý bằng urê cũng là xử lý bằng NH
3
một cách gián tiếp vì khi có nước và
urêaza của VSV thì urê sẽ phân giải thành amôniac:
CO(NH
2
)
2
+ H

2
O → 2NH
3
+ CO
2
Urê có thể sử dụng để xử lý rơm chủ yếu theo 2 cách sau:
+ Trên quy mô công nghiệp rơm được trộn với urê kết hợp với việc nghiền và đóng thành bánh.
+ Trên quy mô nông hộ rơm được trộn với urê rồi ủ trong các hào, hố hay các bao bì
được nén chặt và giữ kín khí.
Khi xử lý rơm bằng urê cần đảm các điều kiện sau:
+ Liều lượng urê sử dụng bằng 4-5% so với VCK của rơm.
+ Lượng nước sử dụng cần đảm bảo cho độ ẩm của rơm sau khi trộn nằm trong khoảng
30-70%. Trong thực tế có thể dùng 6-10 lít nước/10kg rơm khô.
+ Các túi hay hố ủ phải được nén chặt và đảm bảo kín khí.
+ Thời gian ủ tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ trên 30
0
C thì thời gian ủ ít
nhất là 7-10 ngày, 15-30
0
C phải ủ 10-25 ngày, 5-15
0
C thì phải ủ 25-30 ngày.
+ Ưu điểm: urê rẻ hơn NaOH và NH
3
, sẵn có, dễ vận chuyển và sử dụng.
+ Nhược điểm: NH
3
chỉ được giải phóng khi có enzym ureaza và enzym này chỉ hoạt
động trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm nhất định.
* Xử lý bằng nước tiểu

- Tỷ lệ rơm/ nước tiểu thường được dùng là 1/1-1/3.
- Việc xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp bằng nước tiểu ít được sử dụng.
* Xử lý bằng các hoá chất sinh amoniac khác
- Dùng sulfatamon để xử lý rơm: cứ 1tấn rơm dùng 132kg sulfatamon, 70kg vôi bột hoà
vào 120kg nước đựng trong thùng, sau đó dùng vòi nhựa xuyên qua tấm nylon che phủ đưa vào
đống rơm.
- Phương pháp này hiệu quả hơn so với ủ urê, đặc biệt khi nhiệt độ ngoài trời thấp. Tuy
vậy, giá hoá chất xử lý thường đắt nên ít có ý nghĩa về mặt kinh tế.
* Xử lý bằng vôi
- Ngâm rơm trong nước vôi: tương tự như xử lý với NaOH.
- Ủ rơm với vôi: rơm được trộn đều với 4-6% vôi (Ca(OH)
2
hoặc CaO), nước (40-80
kg/100 kg rơm) và ủ trong 2-3 tuần.
+ Ưu điểm là vôi rẻ tiền và sẵn có, bổ sung thêm Ca cho rơm, an toàn và không gây ô
nhiễm môi trường.
5
+ Nhược điểm: vôi là kiềm yếu nên tác dụng xử lý sẽ không cao nếu ngâm nhanh, khó
hoà tan và không bốc hơi nên khó khó trộn đều trong nguyên liệu xử lý và khi xử lý vôi rơm dễ
bị mốc, do vậy lượng thu nhận không ổn định.
* Xử lý kết hợp urê với vôi
+ Khi dùng CaO kết hợp với urê (bổ sung cả NPN và Ca) thì urê có thể được phân giải
nhanh hơn và tăng sự phản ứng giữa NH
3
với rơm.
+ Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các đánh giá in-sacco, in-vivo và các thí
nghiệm nuôi bò sinh trưởng bằng rơm xử lý bằng urê kết hợp với vôi đã được tiến hành ở Việt
Nam và cho kết quả rất tốt.
* Dùng nước tro để kiềm hoá
- Dùng 500g tro, 600g muối pha vào 100 lít nước cho 100kg thức ăn, ngâm 8 -12giờ có

thể vớt cho gia súc ăn.
- Sử dụng thức ăn kiềm hoá cho động vật:
- Trâu bò trưởng thành không quá 30 kg/ ngày.
Bê: < 15 kg/ ngày
Cừu: < 3 kg/ ngày
Dùng thức ăn kiềm hoá có mùi nồng gia súc không thích ăn. Để nâng cao hiệu quả sử
dụng người ta thường bổ sung thêm rỉ mật đường.
* Ngâm nước
+ Cắt cỏ phù hợp với động vật sau đó ngâm vào nước sạch. Cứ 1kg cỏ/ 6-7lít nước nóng
70 - 80
0
C để nơi ấm trong 5 - 6 giờ, sau đó lọc và đun lại lần 2, để nguội có thể cho gia súc uống.
+ Cao cỏ: Cỏ xanh nghiền nhỏ lọc lấy nước đun ở 80
0
C, khi thấy có váng nổi lên lọc lấy
và bỏ nước, dùng cho lợn và bê con.
* Ủ chua thức ăn
- Chuẩn bị nguyên liệu:
+ Lượng nước thích hợp trong thức ăn để ủ là 65 – 75%
+ Cắt ngắn: từ 5 – 10cm để có thể nén được tốt hơn
- Cho thức ăn vào hố và đóng hố ủ:
+ Kiểm tra hố
+ Kiểm tra thức ăn.
+ Cho thức ăn vào hố
+ Cho càng nhanh vào hố càng tốt và phải nén càng chặt càng tốt.
+ Cho từng lớp thức ăn dầy từ 20 – 30 cm đầm kỹ rồi mới cho lớp khác.
+ Nên cho thức ăn cao hơn mặt hố từ 30 – 40 cm để sau lún xuống là vừa bằng miệng hố.
+ Chỉ nên tiến hành ủ thức ăn gọn trong 1 ngày, nếu kéo dài quá trình hô hấp xảy ra
mạnh, mất nhiều chất dinh dưỡng và thức ăn có thể bị kém hoặc hỏng.
+ Lấp hố: Khi thức ăn đã đầy, dùng cót, rơm, phủ lên rồi đắp đất lại, nén chặt, có thể đắp

trực tiếp.
- Kiểm tra hố ủ.
+ Lấy mẫu: mỗi lớp lấy 3 – 4 mẫu, trộn lẫn.
+ Đánh giá phẩm chất tốt: Mùi thơm hơi thoảng chua, mầu lục là tốt nhất.
- Yếu tố kỹ thuật.
+ Thời gian ủ.
6
+ Tiến hành nhanh: nếu không thức ăn tiếp xúc nhiều với không khí hiện tượng hô hấp
tiếp tục dẫn đến mất chất dinh dưỡng, sinh nhiệt cao trong hố ủ, thức ăn bị hỏng.
+ Độ kín khí: Không có không khí ở trong hố ủ là tốt nhất → nén chặt, đặc biệt là ở các
góc để giảm tối thiểu không khí tồn tại trong hố ủ.
+ Nhiệt độ: - Nhiệt độ thích hợp 20 – 60
0
C
+ Nhiệt độ quá cao: Do không khí nhiều trong hố ủ.
Đóng nắp hố ủ bị hở.
Ánh nắng mặt trời chiều trực tiếp vào hố ủ.
- Yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn:
+ Hàm lượng vật chất khô: để ủ tốt nguyên liệu ủ có độ ẩm 65 – 75%.
+ Hàm lượng đường: nếu đường quá thấp trong nguyên liệu thì quá trình lên men lactic
không đủ.
+ Bổ sung rơm, bã mía khi vật chất khô thấp, CaCO
3
để tránh chua quá, vi sinh vật lên
men lactic.
- Sử dụng:
+ Cho bò ăn sau ủ 3 tuần.
+ Cho ăn hết trong ngày.
+ Khi đã mở hố ủ thì cho ăn liên tục cho hết hố.
+ Cần tập cho động vật quen thức ăn.

+ Cho ăn 5 – 7 kg/100 kg thể trọng/ngày và kết hợp với thức ăn xanh.
+ Có thể trung hoà bớt lượng axit nếu thức ăn quá chua, vôi bột 4 – 6g/kg thức ăn ủ xanh,
14 lít dung dịch amoniac 25%/1 tấn.
+ Gia súc non, nuôi con, chửa cuối kỳ không nên cho ăn nhiều.
- Trong ủ chua thức ăn, có thể tận dụng các phụ phầm nông nghiệp để ủ chua làm thức ăn
cho gia súc: cây ngô sau thu bắp, thân cây lạc, ngọn lá sắn, ngọn lá mía
1.2. Sử dụng thức ăn bổ sung cho vật nuôi
1.2.1. Đối với động vật có dạ dày đơn
1.2.1.1. Nhu cầu với một số loại thức ăn
* Thức ăn Protein
- Protein phải có đầy đủ, cân đối, hoà hợp các a.a thiết yếu. Nếu thiếu hoặc đủ nhưng
không cân đối ảnh hưởng tới hấp thu và sinh tổng hợp protein.
- Đối với động vật non thiếu a.a ảnh hưởng xấu nhanh hơn so với thiếu vitamin và
khoáng, chính vì vậy ta phải cung cấp cân đối, đầy đủ a.a.
* Lipid
- Lợn 1-1,5% lipit trong khẩu phần, gà đẻ 3-5%, gà thịt > 2%.
- Khả năng tiêu hoá mỡ chủ yếu phụ thuộc vào mạch carbon của a.béo và độ nóng chảy
của mỡ →không nên cho ăn nhiều lipit dễ tiêu, vì có lợi trong tiêu hoá của con vật nhưng sẽ gây
chất lượng sản phấm kém hấp dẫn; nếu cho ăn quá nhiều →gây rối loạn tiêu hoá, nếu cho ăn ít
thì giảm tính ngon miệng.
+ Mỡ được tạo từ lipit thức ăn nào thì nó mang đặc tính mỡ của thức ăn đó, còn nếu mỡ
tạo từ tinh bột, đường →tổng hợp nên mỡ mang đặc tính của loài.
* Tinh bột
7
- Tinh bột là thành phần quan trọng trong thức ăn gia súc, gia cầm, nó có tỷ lệ tiêu hoá
đến 95%.
- Động vật dạ dày đơn: tinh bột → glucoza (tiêu hóa ở miệng và ruột non)→hấp thu triệt để
qua vách ruột→tỷ lệ tinh bột cao trong TA → không ảnh hưởng tới độ ngon miệng, tỷ lệ tiêu hoá.
Chú ý: Không nên cung cấp chất xơ quá nhiều vào trong khẩu phần thức ăn của vật nuôi,
vì làm giảm tính ngon miệng của con vật dẫn đến giảm khả năng thu nhận thức ăn.

* Chất xơ
- Lợn con, gia cầm : 2- 4%.
- Lợn nái 18%, lợn choai 3 - 8%.
1.2.1.2. Sử dụng Enzym tiêu hoá
* Cơ sở sinh lý khi bổ sung enzym:
- Tác dụng của men tiêu hoá trong nâng cao hiệu quả tiêu hoá thức ăn cho gia súc, nhưng
đến khi tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại phát triển vượt bậc cho phép sản xuất enzym
tiêu hoá với số lượng lớn và giá thành hạ thì enzym mới được sử dụng.
- Thức ăn của động vật chủ yếu là các sản phẩm thực vật, tuy nhiên, thành phần cấu tạo
của thức ăn gia súc như các polysaccharit, protein và chất béo đều nằm trong tế bào thực vật có
lớp bảo vệ vững chắc, cản trở quá trình tiêu hoá.
- Thành tế bào cấu tạo bởi các polysaccharit không thuộc nguồn gốc tinh bột, nên những
động vật dạ dày đơn không có enzym tiêu hoá.
- Khi bổ sung các enzym như beta - glucanaza, pentozanaza và xenlulaza vào thức ăn,
chúng sẽ phá vỡ thành tế bào giúp cho các dịch tiêu hoá có thể tác động vào các chất dinh dưỡng
bên trong tế bào thực vật làm tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
- Một số enzym thường dùng trong thức ăn gia súc: Amylaza, xenlulaza, beta -
glucanaza, phytaza.
1.2.1.3. Sử dụng các chế phẩm vi sinh
- Trong chăn nuôi sử dụng kháng sinh không đúng →làm ảnh hưởng đến môi trường và
sức khỏe con người, phát sinh vi sinh vật nhờn thuốc, tồn dư kháng sinh trong thịt và trứng.
- Hiện nay, có loại men vi sinh: làm chín thức ăn mà không phải đun nấu →vật nuôi sinh
trưởng, tăng trọng tốt, giảm tiêu tốn thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh, ít ô nhiễm.
- Trong các chế phẩm sinh học có lượng lớn vi sinh vật có khả năng kháng sinh, phát
triển tốt lấn át các vi khuẩn gây bệnh, giúp vật nuôi hấp thu triệt để thức ăn, giảm bệnh chướng
bụng khó tiêu, tiêu tốn thức ăn, giảm mùi hôi…
- Các chế phẩm sinh học hiện nay có nhiều nhóm →khi sử dụng nên chọn lựa nhóm thích
hợp như nhóm chế phẩm cung cấp enzym (giúp tiêu hóa tốt, tăng trưởng), nhóm chứa hỗn hợp tế
bào nấm men giúp tăng trưởng, có lợi cho đường ruột, vô hiệu hóa độc tố trong thức ăn, chuyển
hóa thức ăn nhanh…

* Bổ sung cho gà
- Quy trình chăn nuôi gà sử dụng chế phẩm sinh học như sau:
Giai đoạn 1: từ 1 đến 21 ngày tuổi
+ Bionin: 1ml pha vào 4 lít nước, dùng liên tục.
+ WellmixC: 1ml pha vào 3 lít nước uống.
+ Nutrimix: 1g trộn vào 4kg thức ăn
+ Calciumchelate: 1g trộn vào 2kg thức ăn.
8
+ Biopak: 1g trộn vào 2kg thức ăn.
Giai đoạn 2: từ 22 đến 35 ngày tuổi
+ Bionin: 1ml pha vào 8 lít nước, dùng liên tục.
+ WellmixC: 1ml pha vào 6 lít nước uống
+ Nutrimix: 1g trộn vào 6kg thức ăn.
+ Calciumchelate: 1g trộn vào 3kg thức ăn.
+ Biopak: 1g trộn vào 3kg thức ăn.
Giai đoạn 3: từ 36 ngày tuổi đến xuất chuồng.
+ Bionin: 1ml pha vào 12 lít nước, dùng liên tục.
+ WellmixC: 1ml pha vào 9 lít nước uống.
+ Nutrimix: 1g trộn vào 8kg thức ăn.
+ Calciumchelate: 1g trộn vào 4kg thức ăn.
+ Biopak: 1g trộn vào 4kg thức ăn.
- Bionin có chất glucan-mannan làm mau lành vết loét, cản trở sự bám dính của vi sinh
vật gây bệnh lên niêm mạc đường ruột.
- Nutrimix có các chất glucarocnolactone, axit thioctic, inositol giúp tăng cường giải độc
gan, tụy; tăng khả năng miễn dịch, ngăn chặn sự nhiễm khuẩn.
- Calciumchelate là canxi dạng kết nối đạm dễ hấp thu.
- Biopak có chứa chất yucca tăng hấp thu, giảm mùi hôi do phân thải ra.
- WellmixC cung cấp vitamin C và đạm.
1.2.1.4. Sử dụng Probiotic
* Cơ chế tác động

- Bổ sung prebiotic vào thức ăn gia súc, gia cầm →gia tăng số lượng vi sinh vật có lợi
trong đường ruột →tạo ra một môi trường đường ruột lành mạnh và cân bằng→ tăng cường sức
khỏe và năng suất vật nuôi.
- Tăng sự bảo vệ của niêm mạc ruột qua việc kích thích sản xuất axit béo mạch ngắn.
+ Prebiotic khi đến ruột già là nguồn cung cấp năng lượng cho sự sinh trưởng và hoạt động
trao đổi chất của vi sinh vật có lợi.
+ Hoạt động lên men của các vi sinh vật → tăng hàm lượng các axit béo mạch ngắn như
acetic, propionic, butyric… Sau đó, các vi sinh vật khác có thể sử dụng những axit này cho hoạt
động trao đổi chất của chúng.
+ Prebiotic cũng làm tăng chiều cao của nhung mao ruột và tăng tỷ số chiều cao nhung
mao so với độ sâu mào ruột ở tất cả các loài được nghiên cứu.
- Cản trở mầm bệnh phát triển qua loại thải cạnh tranh và giảm pH:
+ Prebiotic kích thích sự sinh trưởng của vi sinh vật có lợi→ giành dưỡng chất và các vị
trí bám trên thành ruột với vi sinh vật có hại.
+ Khi thiếu dưỡng chất và không thể cư trú ở thành ruột, sự sinh trưởng của vi sinh vật có
hại bị hạn chế và chúng dần dần bị đào thải ra môi trường bên ngoài.
+ pH ở ruột giảm thấp (do các axit béo sinh ra từ quá trình lên men phân giải prebiotic)
→cản trở sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại.
+ Ở gia cầm, bổ sung prebiotic trong thức ăn làm giảm số lượng vi sinh vật có hại trong
phân như Clostridia, Salmonella, Staphylococci, Echerichia coli, coliform, v.v…Ở heo, prebiotic
9
đã làm giảm số lượng vi sinh vật có hại trong ruột như Enterobacteria, Clostridia, coliform và
Echerichia coli.
- Giảm các chất gây hại và gây thối bằng cách điều tiết sự trao đổi chất.
+ Prebiotic điều hòa về trao đổi chất→quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường.
+ Sự tái hấp thu nước ở kết tràng giảm, phân trở nên mềm và nặng hơn, số lần thải phân
nhiều hơn → các chất gây hại, gây thối được sinh ra từ vi sinh vật có hại sẽ nhanh chóng được
bài thải → giảm nguy cơ viêm ruột.
- Sản sinh ra các chất ức chế: Các vi khuẩn probiotic sinh các chất ức chế: bacteriocin,
siderophores, lysozym, protease, H

2
O
2
, các axit hữu cơ, amoni, diaxetyl…→ ức chế sự phát triển
của các vi khuẩn gây hại khác.
- Cạnh tranh cơ chất, năng lượng với những vi khuẩn khác.
- Cạnh tranh vị trí bám dính với vi khuẩn gây bệnh.
- Tăng cường đáp ứng miễn dịch:
+ Tăng cường quá trình sản xuất các kháng thể và giải phóng cytokin gây ra đáp ứng miễn dịch
cho cơ thể.
+ Probiotic còn tác động lên các tế bào tua, từ đó cảm ứng tế bào limpho T để dung
nạp/điều hòa và kích thích các đáp ứng miễn dịch.
+ Kháng nguyên của vi khuẩn probiotic kích thích tế bào niêm mạc ruột sản sinh kháng
thể chống lại tác nhân gây bệnh.
* Thành phần của probiotic gồm:
- Vi khuẩn sống hoặc nấm men và các sản phẩm lên men của vi khuẩn trong môi trường.
Trong đó có các chủng nấm men như: Aspergillus oryzae, Saccharomyces cereviseae, Các
chủng vi khuẩn như: Bacillus subtilis, lactobacillus
* Hiệu quả của sử dụng Probiotic:
- Đối với lợn con: có tác dụng trị bệnh ỉa chẩy ở lợn con, lợn lớn nhanh, ít bị còi cọc.
- Đối với gà thịt: Làm cho phân gà khô, gà ít bị ỉa chẩy, ít mắc E. coli, khối lượng tăng 2,35%.
- Tuy nhiên do chế phẩm là hiệp quần vi sinh vật sống nên sử dụng trong chăn nuôi còn
cho nhiều kết quả không giống nhau, vì liên quan đến khả năng sống của chủng cũng như khả
năng thích nghi trong đường tiêu hoá của từng loài vật chủ.
1.2.2. Đối với động vật có dạ dày kép
1.2.2.1. Đặc điểm tiêu hoá của hệ vi sinh vật dạ cỏ
* Vi khuẩn (Bacteria)
- Vi khuẩn chiếm số lượng lớn nhất trong VSV dạ cỏ và là tác nhân chính trong quá trình
tiêu hóa xơ.
- Tổng số vi khuẩn trong dạ cỏ thường là 10

9
-10
11
tế bào/g chất chứa dạ cỏ.
- Các nhóm vi khuẩn:
+ Vi khuẩn phân giải xenluloza.
+ Vi khuẩn phân giải hemixenluloza.
+ Vi khuẩn phân giải tinh bột.
+ Vi khuẩn phân giải đường.
+ Vi khuẩn sử dụng các axit hữu cơ.
+ Vi khuẩn phân giải protein.
+ Vi khuẩn tạo mêtan.
10
+ Vi khuẩn tổng hợp vitamin.
* Động vật nguyên sinh (Protozoa)
- Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thức ăn thực vật thô.
- Số lượng 10
5
-10
6
tế bào/g chất chứa dạ cỏ với 120 loài.
- Protozoa có một số tác dụng chính như sau:
+ Tiêu hoá tinh bột và đường.
+ Xé rách màng màng tế bào thực vật.
+ Tích luỹ polysaccarit. Protozoa có khả năng nuốt tinh bột ngay sau khi ăn và dự trữ
dưới dạng amylopectin.
+ Bảo tồn mạch nối đôi của các axit béo không no.
* Nấm (Fungi)
- Nấm trong dạ cỏ thuộc loại yếm khí. Nấm là vi sinh vật đầu tiên xâm nhập và tiêu hoá
thành phần cấu trúc thực vật bắt đầu từ bên trong.

- Chức năng của nấm trong dạ cỏ là:
+ Mọc chồi phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật → tạo điều kiện cho bacteria và men
của chúng bám vào cấu trúc tế bào và tiếp tục quá trình phân giải xenluloza.
+ Tiết ra các loại men tiêu hoá xơ.
* Tác động tương hỗ của vi sinh vật trong dạ cỏ
- Vi sinh vật dạ cỏ, cả ở thức ăn và ở biểu mô dạ cỏ, kết hợp với nhau trong quá trình tiêu
hoá thức ăn, loài này phát triển trên sản phẩm của loài kia.
Ví dụ, vi khuẩn phân giải protein cung cấp amôniac, axit amin và isoaxit cho vi khuẩn
phân giải xơ.
- Trong điều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng sinh có lợi,
đặc biệt là trong tiêu hoá xơ.
- Giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh điều kiện sinh tồn của nhau.
1.2.2.2. Nhu cầu của gia súc nhai lại với một số loại thức ăn
* Protein:
- Thời kỳ bú sữa: phải được cung cấp đầy đủ a.a thiết yếu giống như động vật dạ dày đơn.
- Khi trưởng thành không cần cung cấp đầy đủ các a.a thiết yếu nhưng có thể thay thế một
phần protit thức ăn bằng chất chứa nitơ phi protit.
* Lipid
- Nhu cầu đối với động vật tiết sữa: cần cung cấp nhiều lipid.
VD : với bò sữa cần cung cấp 2-4% mỡ thô so với VCK của khẩu phần
- Tiêu hoá lipit ở dạ cỏ: lipid →glixerin + axit béo→ a.béo bay hơi, còn a.béo không no
thì chuyển thành no.
- Khả năng tiêu hoá mỡ của vi sinh vật dạ cỏ rất hạn chế → ăn nhiều mỡ → cản trở tiêu
hoá, làm giảm thu nhận thức ăn.
* Tinh bột
- Tỷ lệ tinh bột trong khẩu phần cao ảnh hưởng tới tiêu hoá xơ (VSV phân huỷ tinh bột
phát triển mạnh ức chế hoạt động của nhóm VSV phân huỷ chất xơ);
- Gia súc tiết sữa không nên bổ sung quá 25% tinh bột →giảm tỷ lệ mỡ sữa.
* Chất xơ: nhu cầu của gia súc nhai lại 20 – 30 % trong khẩu phần ăn
1.2.2.3. Bổ sung dinh dưỡng cho phụ phẩm nhiều xơ

11
- Bổ sung dinh dưỡng khi cho gia súc nhai lại ăn khẩu phần cơ sở là phụ phẩm xơ thô
chất lượng thấp như rơm rạ là một giải pháp mang bản chất dinh dưỡng học.
- Gia súc nhai lại có thể được nuôi dưỡng tốt hoàn toàn bằng phụ phẩm.
* Mục đích và nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng
- Các chất dinh dưỡng trong rơm rạ cũng như các loại thức ăn xơ thô chất lượng thấp
khác có thể được phân giải và chuyển hoá có hiệu quả trong dạ cỏ nếu như các VSV dạ cỏ được
cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng sinh của chúng.
+ Bổ sung để tối ưu hoá hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ bằng cách cung cấp các chất dinh
dưỡng thiếu trong khẩu phần cơ sở. Việc bổ sung này (còn gọi là bổ sung xúc tác) cần để:
+ Giúp cho tiêu hoá khẩu phần cơ sở ở trong dạ cỏ đạt tới mức tối đa.
+ Tăng thu nhận khẩu phần thức ăn cơ sở.
+ Tăng tối đa protein VSV của dạ cỏ.
+ Tăng tốc độ và tỷ lệ tiêu hoá xơ cũng như tăng sinh khối protein VSV đi xuống dạ cỏ.
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thức ăn có khả năng thoát qua sự
phân giải ở dạ cỏ, nhằm sử dụng tối ưu các chất dinh dưỡng hấp thu và đáp ứng nhu cầu sản xuất
của gia súc.
- Các loại thức ăn bổ sung này phải được phối hợp theo tỷ lệ tuỳ theo nhu cầu sản xuất
sao cho:
+ Chúng không cản trở hoạt động phân giải xơ trong dạ cỏ.
+ Khẩu phần đảm bảo cân bằng giữa các sản phẩm lên men dạ cỏ và sản phẩm tiêu hoá ở
ruột nhằm đạt được mức sản xuất đề ra.
- Hiện tượng thay thế khi bổ sung thức ăn: Bổ sung xúc tác với một lượng nhỏ thức ăn dễ
phân giải có tác dụng kích thích quá trình phân giải xơ ở dạ cỏ.
- Tỷ suất thay thế = số kg thức thô thu nhận giảm/số kg thức ăn bổ sung tăng.
+ Tỷ lệ gluxit dễ tiêu chiếm dưới 10-15% tổng số VCK thu nhận thì quá trình phân giải
xơ được kích thích và do đó mà lượng thu nhận tăng lên.
+ Vượt quá mức bổ sung nói trên thì các điều kiện thuận lợi cho quá trình phân giải xơ
trong dạ cỏ bị mất đi và lượng thu nhận thức ăn thô giảm xuống.
* Bổ sung năng lượng

- Năng lượng của thức ăn xơ thô chủ yếu có trong hydratcacbon của vách tế bào và
được giải phóng trong quá trình phân giải (lên men) bởi VSV dạ cỏ.
- Gia súc nhai lại chỉ được cho ăn các thức ăn xơ thô chất lượng thấp (như rơm rạ) quá
trình tăng sinh của VSV dạ cỏ bị hạn chế do thiếu ATP. Do vậy cần thiết phải bổ sung thêm các
loại thức ăn chứa các nguồn năng lượng dễ lên men để cung cấp ATP cho bản thân VSV dạ cỏ
tăng sinh và hoạt động.
- Khi bổ sung năng lượng vào khẩu phần cơ sở là thức ăn thô cần chú ý :
+ Càng giàu xơ dễ tiêu càng tốt (50% VCK), như các loại cỏ xanh chất lượng cao, bã bia,
bỗng rượu và càng ít bột đường càng tốt.
+ Cho ăn càng đều càng tốt → tránh giảm pH dạ cỏ một cách đột ngột làm ảnh hưởng
không tốt đến VSV phân giải xơ.
+ Bổ sung dưới dạng thức ăn dễ thoát qua phân giải dạ cỏ.
1.2.2.4. Bổ sung protein
* Bổ sung nitơ phi protein (NPN)
12
- Ngoài nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình lên men vách tế bào thức ăn thực vật,
VSV dạ cỏ cần có đủ N để tổng hợp protein cho bản thân chúng. Tuy nhiên rơm rạ cũng như các
loại thức ăn thô chất lượng thấp khác chứa rất ít N và tỷ lệ tiêu hoá N của chúng rất thấp.
- Một số nhà nghiên cứu cho rằng nồng độ amôniac trong dạ cỏ cần thiết để tiêu hoá tốt
và tăng lượng thu nhận rơm ở bò nằm trong khoảng 150-200 mg NH
3
-N/l dịch dạ cỏ. Nồng độ
này có thể đạt được bằng việc phun dung dịch urê lên rơm (15g urê/kg rơm).
Ví dụ: Giả sử một con bò ăn một ngày ăn 3,5kg VCK rơm lúa với tỷ lệ tiêu hoá 40%, hàm
lượng chất hữu cơ là 90% và hàm lượng protein thô là 3%. Tính lượng urê cần bổ sung cho con
bò này.
Lượng thu nhận chất hữu cơ tiêu hoá (CHCTH) là:
3,5 x 90/100 x 40/100 = 1,25 kg
Luợng protein thô (CP) của VSV dạ cỏ có thể tổng hợp được từ nguồn CHCTH này khi
có đủ N là:

1,25kg x 145g CP/kg CHCTH = 182,70g CP tương đương với:
182,70 x 0,8 x 0,8 = 116,92g PDIE
(Trong đó: từ 1kg CHCTH có thể cho 145g CP của VSV, tỷ lệ protein thực (axit amin)
của CP của VSV là 0,8 và tỷ lệ tiêu hoá của protein thật này trong ruột non là 0,8)
Lượng CP con bò ăn được từ rơm là
3500 g VCK x 3/100 = 105g CP
Giả sử CP của rơm có tỷ lệ phân giải ở dạ cỏ là 60%, lượng CP của thức ăn mà VSV có
thể sử dụng là
105g CP x 60/100 = 63g CP
tương đương với
63 x 0,8 x 0,8 = 40,32 g PDIN
Lượng PDIN này không đủ so với lượng PDIE (116,92g) ở trên . Để đạt được cân bằng
PDIN = PDIE nhằm đảm bảo cho sự tổng hợp protein của VSV dạ cỏ theo như năng lượng cho
phép thì cần bổ sung thêm
116,92 - 40,32 = 76,60g PDIN
- Lượng N thiếu trong rơm phải được bổ sung ở dạng mà VSV dạ cỏ có thể sử dụng được
(dễ lên men hay phân giải ở dạ cỏ); đó có thể là một nguồn N thực vật (cỏ non giàu N) hay từ
một nguồn N công nghiệp như urê.
- Chẳng hạn, nếu ta dùng urê để bổ sung N thì sẽ tính như sau: 1 g urê cung cấp được
1,45 g PDIN (1g x 28/60 x 0,78 x 6,25 CP x 0,8 x 0,8). Chú ý ở đây coi tỷ lệ lợi dụng N của
VSV trong dạ cỏ là 0,78. Như vậy cần cung cấp cho con bò này
76,60/1,45 = 52,82 g urê/ngày
* Bổ sung protein thực vật
- Bổ sung thức ăn thô thì ngoài việc bổ sung nguồn N dễ phân giải ở dạ cỏ việc bổ
sung thêm các loại protein thô ở dạng khó phân giải rất có lợi, bởi vì những loại thức ăn protein
này sẽ thoát qua sự phân giải ở dạ cỏ và cung cấp axit amin trực tiếp cho vật chủ ở ruột để thoả
mãn các nhu cầu sản xuất.
- Việc bổ sung một số loại thức ăn protein phân giải chậm ở trong dạ cỏ còn có tác dụng
tốt đối với quá trình phân giải xơ ở dạ cỏ thông qua việc cung cấp trực tiếp một số axit amin và
một số axit béo mạch nhánh cần thiết cho quá trình tổng hợp protein của VSV dạ cỏ.

13
- Một số thức ăn bổ sung protein như khô dầu hay protein động vật có tỷ lệ phân giải
thấp ở dạ cỏ thì hầu hết protein thu nhận đều bị phân giải ở trong dạ cỏ.
1.2.2.5. Các phương pháp bảo vệ protein chống lại sự phân giải ở dạ cỏ
* Xử lý nhiệt
- Nhiệt sinh ra trong các quá trình chế biến thức ăn làm thay đổi các tính chất lý, hoá học
của các protein. Nếu nhiệt độ xử lý không quá cao (<160
0
C) thì không có ảnh hưởng gì đến khả
năng tiêu hoá protein trong ruột non.
- Nhiệt độ và thời gian xử lý thức ăn trong quá trình xử lý nhiệt có thể ảnh hưởng đến tỷ
lệ protein thoát qua trên protein tổng số, và tỷ lệ tiêu hoá protein.
- Nhiệt độ quá cao có thể làm cho protein bị bảo vệ quá mức hoặc kích thích gây ra phản
ứng Maillard (phản ứng ngưng kết xuất hiện giữa nhóm cacboxyl của các đường khử và các
nhóm amin tự do của các axit amin)→ giảm hàm lượng lysin và methionin và vì thế gián tiếp
làm giảm khả năng lợi dụng axit amin.
* Xử lý hoá học
- Nguyên lý cơ bản của phương pháp bảo vệ protein của khẩu phần bằng các chất hoá học
là tạo ra các phức hợp protein-chất hoá học khó bị phân giải bởi VSV ở dạ cỏ, nhưng khi xuống
dạ múi khế và ruột non các protein này vẫn có thể được tiêu hoá. Một số phương pháp xử lý hoá
học sau đây đã được áp dụng.
- Xử lý bằng focmaldehyt
+ Nhóm aldehyt của focmaldehyt (HCHO) kết hợp với các nhóm amin của protein để tạo
ra các cầu nối hoá học, các cầu nối này khá bền vững trong môi trường pH tương đối cao (6-6,5)
của dạ cỏ nhưng sẽ bị phá huỷ trong điều kiện môi trường axit (pH 3-4) ở dạ múi khế.
+ Các nhóm amin: guanidyl, imidazole, phenol và sulphydryl của amino axit phản ứng
với focmaldehyt để tạo thành các nhóm methylol trên các nhóm anpha amino tận cùng của các
chuỗi peptit và nhóm epsilon-amino của lysin trong điều kiện pH trung tính và nhiệt độ phòng.
+ Các cầu nối này không bền vững và sẽ bị phá vỡ trong điều kiện pH thấp. Do sự thay
đổi tạm thời trong cấu trúc hoá học mà các protein đã qua xử lý focmaldehyt bền vững hơn đối

với sự tấn công của các enzym vi sinh vật trong dạ cỏ.
+ Để tránh hiện tượng bảo vệ quá mức, cần phải sử dụng liều focmaldehyt tối ưu là 0,3-
1,2% focmaldehyt (theo vật chất khô của protein trong thức ăn) →tác dụng hữu hiệu trong việc
bảo vệ protein.
- Xử lý bằng tanin
+ Tanin có khả năng phản ứng của chúng với protein và các đại phân tử khác tạo nên các
mối liên chéo. Khi các tế bào thực vật đứt vỡ, tanin đặc tác dụng với protein thực vật tạo thành
một hợp chất bền vững và không tan trong điều kiện pH 3,5-7,0.
+ Hợp chất này không bền vững, bị phá vỡ và tiêu hoá một cách dễ dàng bởi các enzym
trong dịch dạ dày đơn (pH<3) và dịch tuỵ (pH 8-9), đặc biệt là khi có mặt một tác nhân hoà tan quan
trọng là axit mật. Sự phân giải hợp chất này trong dạ múi khế và ruột non sẽ giải phóng protein.
+ Tanin làm giảm độ hoà tan và phân giải protein ở dạ cỏ và tăng số lượng axit amin
không thay thế hấp thu trong ruột non.
+ Phản ứng giữa tanin với protein thức ăn phụ thuộc vào nồng độ, cấu trúc và khối
lượng phân tử của tanin, tỷ lệ tanin/protein trong thức ăn và cấu trúc của phân tử protein.
+ Khi mức tanin thấp (20-40g/kg vật chất khô thức ăn) làm tăng hiệu quả sử dụng protein
của gia súc.
14
- Xử lý bằng đường khử
+ Các đường khử như xyloza có thể làm giảm tỷ lệ phân giải protein trong dạ cỏ nhưng
không gây ảnh hưởng đến lượng protein có thể tiêu hoá và hấp thu được trong ruột non.
* Các phương pháp xử lý khác:
- Tạo màng bọc polyme
+ Người ta bọc protein và axit amin bằng màng bọc polyme không hoà tan trong dạ cỏ
nhưng hoà tan tốt trong môi trường axit của dạ múi khế.
- Bọc thức ăn giàu protein bằng các thức ăn khác
+ Sự phân giải protein của thức ăn trong dạ cỏ giảm khi các thức ăn như bột đậu tương và
bột ngô được bọc bằng máu lợn →không có ảnh hưởng gì đến tỷ lệ tiêu hoá protein trong toàn
bộ đường tiêu hoá.
+ Bò cho ăn khẩu phần có 85% rơm xử lý urê và bổ sung bằng bột ngô hoặc bột đậu

tương được bao bằng máu lợn có năng lượng ăn vào và protein thô tích luỹ cao hơn so với bò
cho ăn bột ngô hoặc bột đậu tương không được bao bằng máu lợn (Yanglian và cộng sự, 1995).
1.2.2.6. Bổ sung khoáng và vitamin
- Thức ăn xơ thô thường không chứa đủ các loại khoáng và vitamin cần cho quá trình
sinh tổng hợp và hoạt động của VSV dạ cỏ. Các loại khoáng thiếu thường là Ca, P, Cu, Zn, Mn,
Fe và S.
- Vitamin, đặc biệt là vitamin A, D3 và E, hầu như không có ở trong rơm và các loại thức
ăn xơ thô thu hoạch ở giai đoạn cuối. Các loại vitamin thường được bổ sung cùng với khoáng.
1.2.2.7. Bổ sung hỗn hợp urê và rỉ mật
- Nguyên tắc cho ăn thức ăn có bổ sung ure và rỉ mật:
+ Tránh nguy cơ ngộ độc do ăn nhiều urê một lúc.
+ Đồng thời tiêu hoá và điều tiết việc cung cấp các chất dinh dưỡng mà VSV dạ cỏ cần,
tránh làm thay đổi đột ngột pH dạ cỏ. Đó là vì rỉ mật và urê nhanh chóng lên men trong dạ cỏ
thành ABBH và amôniac. Mục tiêu cuối cùng là kích thích các quá trình sinh tổng hợp của VSV
mà không làm tổn hại đến sự phân giải xơ trong dạ cỏ.
1.2.2.8. Sử dụng bánh dinh dưỡng
- Bánh dinh dưỡng là một dạng chế phẩm bổ sung, được ép thành bánh để bổ sung cho
khẩu phần cơ sở là thức ăn chất lượng thấp.
- Bánh dinh dưỡng được sử dụng chủ yếu cho động vật nhai lại và đại gia súc, cung cấp
các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ vi sinh vật dạ cỏ, tức là cung cấp N dễ phân giải, khoáng,
vitamin, axit amin và năng lượng dễ lên men.
- Các nguyên liệu được dùng trong bánh dinh dưỡng:
+ Urê: Đây là thành phần bổ sung N cho hệ vi sinh vật dạ cỏ, tỷ lệ sử dụng không quá 10%.
+ Rỉ mật: cung cấp năng lượng cho việc sử dụng nguồn urê và khoáng trong cơ thể, làm
dung môi kết dính của bánh dinh dưỡng. Rỉ mật không nên chiếm quá 50% vì qua nhiều ảnh
hưởng tới độ cứng cũng như thời gian làm khô bánh.
+ Khoáng: Muối ăn không những cung cấp NaCl mà còn giúp cho việc kết dính và khống
chế lượng thu nhận bánh của con vật. Lượng muối thường dùng từ 5 - 10%. Những nước có độ ẩm
cao thì tỷ lệ muối sử dụng không quá 5%.
+ Ngoài ra còn sử dụng các chất như cacbonat canxi, di canxi phot phát, bột xương, vôi

để cung cấp Ca, P cho con vật.
+ Chất kết dính:
15
Xi măng
Vôi sống
Đất sét
Các chất xơ (cám ngũ cốc), bột rơm, bột bã mía, bột dây lạc bột lá cây
- Là một hỗn hợp bổ sung dinh dưỡng có tính chất xúc tác đối với hệ vi sinh vật dạ cỏ có
lợi cho quá trình lên men, làm tăng tỷ lệ tiêu hoá, tăng lượng protein cung cấp cho vật chủ và khả
năng thu nhận thức ăn.
- Là nguồn bổ sung khoáng thường hiếm khi có sẵn đối với các hộ chăn nuôi nhỏ.
- Dễ vận chuyển cũng như sử dụng
- Hạn chế nguy cơ ngộ độc urê.
- Có thể sản xuất đơn giản và có giá thành hạ
* Yêu cầu kỹ thuật của bánh:
- Đảm bảo các giá trị dinh dưỡng
- Có độ cứng thích hợp, không vỡ khi vận chuyển, gia súc dễ ăn
- Phải bảo quản được lâu và không bị ẩm mốc
* Một số công thức bánh dinh dưỡng
Bảng 1.1: Một số công thức bánh dinh dưỡng
Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Nguyên liệu Tỷ lệ (%)
Rỉ mật 52 Rỉ mật 25 Rỉ mật 40
Bột bã mía 20 Bột bã mía 30 Bột bã mía 30
Bột dây lạc 20 Cám 15 Cám gạo 10
Urê 3 Urê 10 Urê 4
H.H khoáng 1 Xác men 14 H.H khoáng 1
Muối ăn 2 CaO 6 Muối ăn 5
Vôi bột 2 Bột sắn 10
1.2.2.9. Bổ sung cỏ xanh hay phụ phẩm

- Bổ sung vào khẩu phần cơ sở là rơm (10-30% VCK) các loại cỏ có chất lượng tốt sẽ
kích thích tiêu hoá và tăng lượng thu nhận khẩu phần cơ sở và do đó mà tăng năng suất của gia
súc. Đó là do cỏ xanh đã cung cấp một lượng xơ dễ tiêu nên làm tăng sinh khối và hiệu lực phân
giải xơ của VSV dạ cỏ. Một nguyên tắc quan trọng để tối ưu hoá quá trình phân giải rơm trong
dạ cỏ là làm tăng số lượng VSV bám vào thức ăn và việc cung cấp xơ dễ tiêu đảm bảo cho việc
nhân nhanh quần thể VSV phân giải xơ.
- Nếu cỏ xanh bổ sung là cỏ họ đậu thì ngoài xơ dễ tiêu ra còn có thể cung cấp thêm N và
axit béo bay hơi mạch nhánh.
- Các loại bổ sung: rơm, họ đậu, cám ngũ cốc, hạt bông, bã bia, bỗng rượu, bột cá.
1.2.2.10. Bổ sung thức ăn tinh
- Thức ăn tinh hỗn hợp hay hạt ngũ cốc có thể dùng để bổ sung vào khẩu phần cơ sở là
thức ăn thô chất lượng thấp để cân bằng dinh dưỡng cho VSV dạ cỏ và vật chủ nói chung.
- Nếu bổ sung quá nhiều→ làm tăng tốc độ sinh ABBH trong dạ cỏ, làm giảm pH và ức
chế các loại VSV phân giải xơ và thường gây ra hiện tượng thay thế. Hơn nữa việc lêm men dạ
cỏ sẽ làm mất nhiều năng lượng của thức ăn qua sinh nhiệt trong qua trình lên men và sinh khí
mêtan. Như vậy, lợi ích có được từ việc bổ sung các chất dinh dưỡng thoát qua từ thức ăn tinh
(protein, axit béo mạch dài, tiền thân sinh glucoza) sẽ phải trả giá bởi ảnh hưởng tiêu cực lên quá
trình phân giải xơ ở dạ cỏ.
16
+ Không phù hợp với những nơi thiếu lương thực cho người. Khi sử dụng nhiều thức ăn
tinh nuôi gia súc nhai lại sẽ tạo ra sự cạnh tranh thức ăn giữa chúng với người cũng như các loại
gia súc dạ dày đơn trong khi lợi thế tiêu hoá xơ của chúng không được phát huy tối đa.
1.3. Các phương pháp nghiên cứu sinh lý tiêu hóa ở gia súc nhai lại
1.3.1. Kỹ thuật sinh khí in vitro gas production
- Mục đích: sử dụng nhiều để nghiên cứu gián tiếp tiêu hoá xơ và các chất dinh dưỡng
trong dạ cỏ. Do các chất này bị lên men yếm khí bởi các vi sinh vật dạ cỏ tạo ra các axit béo bay
hơi (ABBH), khí cacbonic (CO
2
), khí methane (CH
4

), và một lượng nhỏ khí hydro (H
2
).
- Trong kỹ thuật sinh khí in vitro: thức ăn được ủ với hỗn hợp dịch dạ cỏ, dung dịch đệm
và các khoáng chất ở 39
0
C trong một khoảng thời gian nhất định, cụ thể là 24, 48, 72 và 96 giờ.
- Tổng lượng khí sinh ra được ghi chép và thu lại đem phân tích thành phần của hỗn hợp khí.
- Xác định được tỷ lệ phân giải in vitro của thức ăn.
* Ưu điểm:
- Đơn giản, chi phí thấp, một lúc ta có thể chạy hàng trăm mẫu.
- Nhược điểm: chỉ mô phỏng sự lên men dạ cỏ của thức ăn mà không phải là quá trình
tiêu hóa thức ăn của con vật.
- Hệ vi sinh vật không có thời gian thích nghi với loại thức ăn thí nghiệm. Bởi vì dịch dạ
cỏ được lấy từ con vật ăn khẩu phần tiêu chuẩn.
* Phương pháp thí nghiệm in vitro gas production.
- Các bước: chuẩn bị mẫu thức ăn ủ, xylanh và dịch dạ cỏ, dung dịch đệm và pha chế
dịch ủ; tiến hành thí nghiệm.
- Chuẩn bị mẫu ủ, xylanh và dịch dạ cỏ:
+ Cân mẫu: 200 ± 5mg. Sau đó đặt lượng mẫu thức ăn vừa cân xuống đáy của xylanh
(các xylanh đã được rửa sạch, sấy khô) không để mẫu dính vào thành xylanh.
+ Lắp pittông đã được bôi trơn bằng vaselin vào xylanh, không lắp pittông sát tận đáy
xylanh, để một khoảng trống. Các xylanh đã chứa mẫu được đưa vào bảo quản trong tủ ấm 39
0
C
trước khi được trộn với hỗn hợp dịch dạ cỏ và dung dịch đệm.
+ Dịch dạ cỏ được lấy từ 2 bò lai Sind mổ lỗ dò ăn khẩu phần như nhau. Các dung dịch
đệm được chuẩn bị từ ngày hôm trước để sáng hôm sau đặt vào bể (bồn) nước ấm 39
0
C trước khi

pha chế với dịch dạ cỏ.
- Chuẩn bị dung dịch đệm và pha chế dịch ủ
+ Dung dịch đệm thường gồm các loại sau: dung dịch đệm 1, dung dịch khoáng đa lượng,
dung dịch khoáng vi lượng theo bảng sau:
Bảng 1.2: Bảng pha chế các dung dịch đệm 1, dung dịch khoáng đa lượng, dung dịch
khoáng vi lượng cần thiết và dung dịch Resazurin
17
1. Dung dịch đệm 1 3. Dung dịch khoáng vi lượng
35 g NaHCO
3
13,2g CaCl
2
.2H
2
O
4 g (NH
4
)HCO
3
10 g MnCl
2
.4H
2
O
Hoà với nước cất thành 1 lít dung dịch 1 g CoCl
2
.6H
2
O
2. Dung dịch khoáng đa lượng 0,8 g FeCl

2
.6H
2
O
5,7 g Na
2
HPO4 Hoà với nước cất thành 100 ml
6,2 g KH
2
PO4 4. Dung dịch Resazurin
0,6 g MgSO
4
7H
2
O 100 mg resazurin
Hoà với nước cất thành 1 lit dung dịch Hoà với nước cất thành 100 ml
Bảng 1.3: Bảng pha chế dung dịch đệm 2
Thành phần Lượng dung dịch cần tạo ra (ml)
500 1000 1200 1400 1500 2000
1. Nước cất (ml)
237,5 475 570 665 712,5 950
2. DD đệm 1 (ml)
120 240 288 336 360 480
3. Đa khoáng (ml)
120 240 288 336 360 480
4. Vi khoáng (ml)
0,06 0,12 0,144 0,168 0,180 0,240
5. Resazurin (ml)
0,61 1,22 1,46 1,71 1,83 2,44
Dung dịch khử

1. Nước cất (ml)
23,8 47,5 57,1 66,6 71,3 95
2. NaOH 1N (ml)
1,0 2,0 2,4 2,8 3,0 4,0
3. Na
2
S.9 H
2
O (g)
0,168 0,336 0,360 0,470 0,504 0,672
Dung dịch ủ bao gồm dung dung dịch đệm 2/dịch dạ 2/1, sục khí CO
2
, dung dịch được
tạo ra là dịch ủ. Dung dịch này được giữ ấm ở 38 - 39
0
C và liên tục sục khí CO
2
cho đến khi bơm
vào các xylanh chứa mẫu.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Lấy 30ml dung dịch ủ cho vào xylanh, đặt trên cùng giá nhưng các vị trí khác nhau trên
giá (đầu, giữa, cuối).
+ Sau 30 phút kể từ khi ủ lắc nhẹ xylanh và sau đó cứ một giờ lắc một lần trong suốt 10
giờ ủ đầu tiên. Ghi chép chỉ số “ml” trên xylanh ở thời điểm 0, 3; 6; 9; 12; 24; 48; 72; 96 giờ sau
khi bắt đầu ủ.
+ Nhẹ nhàng cho thoát khí (xả khí) ra nếu pittong bị đẩy đến vạch 60ml và đưa pittông về
vị trí ban đầu ở thời điểm 0 giờ.
+ Các hỗn hợp khí thu được khi xả ra từ các xylanh ủ mẫu khác nhau được thu vào túi
nilon riêng biệt và đem đi phân tích bằng phương pháp đo sắc phổ khí để xác định các loại khí.
1.3.2. Phương pháp xác định tỷ lệ tốc độ phân giải vật chất khô trong dạ cỏ theo quy trình in

sacco
18
A, Chuẩn bị mẫu và dụng cụ thí nghiệm
- Chuẩn bị mẫu
+ Các mẫu thức ăn cần được làm khô (trong tủ sấy, 45
0
C) ® giảm tối đa sự thay đổi thành
phần hoá học, được nghiền bằng máy có mắt sàng 1-2 mm.
+ Khối lượng mẫu: 4 túi/ 2 bò, mỗi túi 3g. Thí nghiệm này mỗi mẫu sẽ ủ trong dạ cỏ 8 thời
điểm (0, 4, 8, 12, 24, 48, 72 và 96h); kiểm tra hàm lượng chất khô 3 lần, 15 g/mẫu → tối thiểu mỗi
mẫu cần 150g.
+ Chuẩn bị túi nilon: kí hiệu túi, các mẫu thức ăn ủ trong dạ cỏ 7 thời điểm (4, 8, 12, 24, 48,
72 và 96h) cộng với mẫu 0h.
- Chuẩn bị cân, bình hút ẩm và dụng cụ khác
+ Cân phân tích 2-4 chữ số thập phân
+ Bình hút ẩm đã có chứa hạt hút ẩm khô
+ Thìa inox, cốc thủy tinh (để bỏ túi mẫu vào cân)
+ Dây xích sắt treo mẫu.
+ Dây chun buộc mẫu và khóa nhựa treo mẫu vào xích.
+ Túi lưới to (30 x 35 cm) và xô nhựa. May 3 túi lưới, mỗi túi dùng để đựng 1 loại mẫu
thức ăn thử nghiệm.
- Chuẩn bị bò, thức ăn và chuồng trại:
+ Bò đã được lắp canulla, khỏe mạnh bình thường. Cho bò ăn khẩu phần cỏ xanh ở mức
25-30kg/ngày + 0,7 kg thức ăn tinh (gồm 50% ngô và 50% cám gạo).
+ Cung cấp nước sạch đầy đủ, dọn vệ sinh chuồng trại hàng ngày
b.Tiến hành thí nghiệm
- Cân mẫu vào túi nilon và gắn khóa treo mẫu
+ Cân mẫu: Cân 3g mẫu cho vào túi, túm miệng.
- Ủ mẫu
+ Ủ mẫu: Gắn tất cả các mẫu thức ăn vào dây cước có đánh dấu các múi giờ khác nhau:

0h, 4h, 8h, 12h, 24h, 48h, 72h, 96h. Cho các mẫu vào dạ cỏ, đậy nắp canulla lại ghi thời gian cho
mẫu vào dạ cỏ và mã túi của từng thời điểm.
- Xử lý mẫu sau khi lấy ra khỏi dạ cỏ
+ Các mẫu sau khi lấy khỏi dạ cỏ được rửa sạch chất chứa dạ cỏ bám vào bên ngoài túi, sau đó
cho vào tủ lạnh sâu bảo quản chờ các mẫu tiếp theo.
+ Toàn bộ mẫu được lấy khỏi dạ cỏ (8h sáng ngày 5 của đợt thí nghiệm), tiến hành rửa và “giặt”
mẫu, sấy 65
0
C, sau 48 giờ lấy túi khỏi tủ sấy, cho vào bình hút ẩm và cân xác định khối lượng.
TLTH VCK (%) =
m
1
- m
2
m
1
x 100
Trong đó: TLTH VCK: Tỷ lệ tiêu hóa VCK (%)
m
1
: Khối lượng VCK = (Khối lượng mẫu – vỏ túi) x %VCK (g)
m
2
: Khối lượng VCK sau khi sấy ở 65
o
C = (Khối lượng mẫu sau khi sấy – vỏ túi) x
%VCK sau sấy (g)
+ Tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ
TLTH OM(%) =
m

3
– m
4
m
3
x 100
Trong đó: TLTH OM: Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (%)
19
m
3
: Khối lượng VCK = (Khối lượng mẫu – vỏ túi) x %OM (g)
m
4
: Khối lượng VCK sau khi sấy ở 65
o
C = (Khối lượng mẫu sau khi sấy – vỏ túi) x
%OM sau sấy (g)
1.3.3. Phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa
* Khái niệm tỷ lệ tiêu hoá (TLTH)
- Tỷ lệ tiêu hoá là tỷ lệ giữa phần chất dinh dưỡng tiêu hoá hấp thu được so với
chất dinh dưỡng có trong thức ăn mà gia súc ăn được.
TLTH (%)=
Chất dinh dưỡng ăn vào – Chất dinh dưỡng ở phân
x 100
Chất dinh dưỡng ăn vào
* Mục đích:
- Đánh giá hiệu quả sử dụng một chất dinh dưỡng.
- Định lượng khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn của con vật.
- Xác định được ảnh hưởng của chế biến, khẩu phần, thức ăn bổ sung đến vật nuôi…
* Phương pháp thí nghiệm

- Bước 1: Bước chuẩn bị
+ Chuẩn bị đối tượng làm thí nghiệm: tốt nhất là đực thiến. Phải tách phân và nước tiểu
+ Thời gian chuẩn bị: động vật lớn: từ 10 – 15 ngày; động vật nhỏ: 6 – 10 ngày, gia cầm
6 – 8 ngày để vật quen thức ăn.
+ Không thay đổi đột ngột thức ăn vì sẽ dẫn đến thay đổi sinh lý tiêu hoá.
+ Xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng thức ăn ở phòng thí nghiệm.
- Bước 2: Thí nghiệm
+ Thời gian TN: Động vật lớn 10 – 12 ngày; Động vật nhỏ 6 – 7 ngày.
+ Trước khi cho ăn cần cân thức ăn, sau đó trong ngày phải cân lượng thức ăn thừa.
+ Nhặt phân xác định hàm lượng các chất còn lại trong phân.

C, TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1], Phạm Thị Minh Đức (1997). Chuyên đề sinh lý học, NXB y học.
[2], Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1980), Tổ chức phôi thai học. NXB Đại học và THCN.
[3], Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản ở gia súc. NXB Nông nghiệp.
[4], Phạm Xuân Trạch (2003), Xử lý thức ăn cho bò, NXB Nông nghiệp.
[5], Lê Đức Trình (2003), Hormon và nội tiết học. NXB Y học.
D, CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG
1. Trong thực tiễn gia đình anh (chị) đã áp dụng các biện pháp chế biến thức ăn nào làm
tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn của vật nuôi. Phân tích cơ sở khoa học của việc chế biến dựa vào đặc
điểm sinh lý tiêu hóa.
2. Trình bày những hiểu biết của anh chị về prebiotic trong chăn nuôi. Phân tích hiệu quả
khi sử dụng chế phẩm này trong thực tiễn chăn nuôi.
3. Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết của mình về các loại thức ăn bổ sung vào khẩu phần
của vật nuôi để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu.
4. Những hiểu biết cơ bản của anh (chị) về hệ vi sinh vật dạ cỏ. Qua đó nêu cơ sở của việc bổ
sung các phụ phẩm nông nghiệp vào trong khẩu phần của gia súc nhai lại.
5. Ứng dụng của sinh lý tiêu hóa trong việc ủ chua thức ăn cho gia súc nhai lại.
6. Anh (chị) hãy phân tích các phương pháp nghiên cứu sinh lý tiêu hóa dựa trên đặc
điểm sinh lý tiêu hóa của gia súc nhai lại?

20
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ
1. Nội dung ôn tập: chương 1.
2. Yêu cầu: hiểu được các kiến thức chế biến, bổ sung các loại thức ăn cho gia súc, gia
cầm nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu.
3. Thời gian làm bài: 1 tiết (50 phút).
21
CHƯƠNG 2
Rối loạn sinh lý máu
Số tiết: 04 (Lý thuyết: 04)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức: Sinh viên biết được kiến thức về rối loạn sinh lý máu:
+ Bệnh thiếu máu.
+ Bệnh máu nhiễm mỡ.
+ Xét nghiệm máu trong chẩn đoán bệnh.
- Kỹ năng:
+ Sinh viên có thể nhận biết được các bệnh liên quan đến sinh lý máu.
+ Chẩn đoán bệnh thông qua đánh giá các chỉ tiêu về máu.
- Thái độ:
+ Nghiêm túc trong học tập, chuẩn bị trước các nội dung bài học
B) NỘI DUNG
2.1. Bệnh thiếu máu
Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố ở máu ngoại vi
dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.
2.1.1. Nguyên nhân gây thiếu máu
- Thiếu vitamin B12
- Thiếu hụt axít folic (folate)
- Thiếu sắt
2.1.2. Triệu chứng thiếu máu
- Niêm mạc nhợt nhạt.

- Các rối loạn thần kinh.
- Tăng tần số hô hấp, thở nông, tim đập nhanh
- Rối loạn tiêu hoá: chán ăn, nôn, ỉa chảy, hoặc táo bón.
- Chức năng sinh dục ở gia súc bị suy giảm.
2.1.3. Điều trị thiếu máu
- Bổ sung thêm chất sắt là rất cần thiết để trị chứng thiếu máu do thiếu sắt.
- Nếu thiếu máu nặng cần phải truyền máu.
- Tiêm Vitamin B12 cũng cần cho những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu lớn hay thiếu
máu do những nguyên nhân khác gây thiếu B12.
2.2. Bệnh máu nhiễm mỡ
- Rối loạn mỡ trong máu hay còn gọi là tăng mỡ trong máu hay tăng cholesterol.
→ nguy cơ chính của nhiều bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến
mạch máu não, xơ mỡ động mạch…
- Mỡ trong máu hiện diện dưới 2 dạng chính là cholesterol và triglycerid.
- Cholesterol có 2 nguồn gốc:
+ Trong thịt, mỡ, trứng… chiếm 20%.
+ Do gan tạo ra chiếm đến 80%.
2.2.1. Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh
- Rối loạn mỡ trong máu do việc rối loạn tạo cholesterol ở gan
- Cholesterol kết hợp với LDL được ký hiệu là LDL-c là dạng cholesterol gây hại cho cơ
thể →hình thành mảng xơ mỡ động mạch.
22
- Cholesterol kết hợp với HDL được ký hiệu là HDL-c là một dạng cholesterol có lợi cho
cơ thể chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch.
- Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa 2 quá trình gây hại và bảo vệ.
Bảng 2.1. Thành phần các loại máu trong mỡ
Loại mỡ trong máu Trị số bình thường Không tốt gây hại cho sức khỏe
Cholesterol toàn phần Dưới 200 mg% Trên 240 mg%
LDL-c Dưới 130 mg% Trên 160 mg%
HDL-c Trên 45 mg% Dưới 35 mg%

Triglycerid Dưới 160 mg% Trên 200 mg%
2.2.2. Tác hại của rối loạn mỡ trong máu:
- Tăng nguy cơ bị bệnh mạch vành tim lên 2 - 3 lần.
- Tăng cao nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
- Triglyceride tăng cao →↑nguy cơ xơ mỡ động mạch, HDL – c giảm →↑ nguy cơ tai
biến về mạch máu và xơ mỡ động mạch.
2.2.3. Điều trị và phòng ngừa rối loạn mỡ trong máu
- Dùng thuốc.
- Điều trị không dùng thuốc có tác dụng như phòng ngừa rối loạn mỡ trong máu
+ Thay đổi khẩu phần ăn cho vật nuôi
+ Cho vật nuôi vận động thường xuyên.
2.3. Xét nghiệm máu
2.3.1. Xét nghiệm hồng cầu
* Số lượng hồng cầu
Bảng 2.2: Số lượng hồng cầu một số loài gia súc, gia cầm (triệu/1mm
3

máu)
Loài Số lượng hồng cầu Loài Số lượng hồng cầu
Lợn 6-8 Chó 6-8
Bò 6-8 Mèo 6-8
Ngựa 7-10 Thỏ 5,5-6,5
Dê 13-14 Gà 2,5-3,2
- Số lượng hồng cầu càng nhiều thì sức sống con vật càng tốt.
- Khi hồng cầu bị giảm đột ngột là biểu hiện một số bệnh như sốt rét ở người, bệnh lê
dạng trùng, tiêm mao trùng, biến trùng ở gia súc.
* Hình thái hồng cầu
- Bằng phương pháp đàn máu và nhuộm May-Grun-Wald-Giemsa, bình thường hồng cầu
tròn, màu hồng giữa hơi sáng hơn.
- Bệnh lý: trong một số bệnh thiếu máu, hồng cầu thay đổi, nhiều hình thể khác nhau (đa

hình thể) như hình vợt, hình dấu phẩy, hình quả lê.
* Kích thước
- Đường kính trung bình của hồng cầu là 7 mm, dày 2 mm, thể tích là 88 mm
3
. Kích
thước hồng cầu có thể thay đổi: không đồng đều, hồng cầu to nhỏ khác nhau; hồng cầu bé: d=4
-6 mm, thể tích dưới 80 mm
3
; hồng cầu to: d=9 – 12 mm, thể tích trên 100 mm.
Hồng cầu đại: d > 12 mm.
23
- Hồng cầu bé hình bi: đường kính có giảm nhưng thể tích bình thường do hồng cầu hình
cầu, dày lên.
* M u sà ắc:
- Bình thường, hồng cầu trưởng thành nhuộm màu hồng bởi eosin (ưa axit), hồng cầu
chứa một mạng lưới không đồng đều những hạt nhỏ.
- Bệnh lý: trong một số bệnh thiếu máu, hồng cầu có thể đa sắc do nguyên sinh chất chứa
những phần ưa axit, ưa bazơ, hồng cầu lấm tấm chấm do chứa những hạt độc (hạt ưa bazơ)
thường là do ngộ độc chì kinh diễn. Hồng cầu mạng lưới tăng trong một số các bệnh thiếu máu
còn hồi phục tốt, trong thiếu máu huyết tán.
* Hồng cầu có hạt:
Bình thường không có trong máu ngoại vi. Chỉ có bệnh lý mới xuất hiện trong máu.
* Huyết sắc tố:
Bình thường hàm lượng huyết sắc tố của các loài gia súc, gia cầm
Bảng 2.3: Hàm lượng Hb của các loài gia súc, gia cầm (g%)
Loài Hb Loài Hb
Lợn lớn * 11,5 Ngựa 13.6
Lợn đực

giống

12,2 Dê 10,7 **
Lợn con * 10,5 Cừu 11,6
Trâu * 6,5-10 Bò 12,0
- Trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền
nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.
- Trong thiếu máu đang tái tạo, có thể bình thường hoặc giảm trong thiếu máu do giảm
folate hoặc vitamin B12, xơ gan.
- Kỹ thuật đo huyết tố cầu có nhiều:
+ Phương pháp hoá học
+ Phương pháp quang học.
* Các trường hợp bệnh lý
- Hồng cầu nhược sắc:
+ Sự giảm số lượng Hb là do giảm thể tích của hồng cầu (hồng cầu bé) chứ không phải
giảm nồng độ trung bình về Hb.
+ Hồng cầu nhược sắc thực sự: giảm nồng độ trung bình Hb của hồng cầu bất kỳ thể tích
của hồng cầu to hay nhỏ→ do thiếu chất sắt.
- Hồng cầu ưu sắc:
+ Hồng cầu người bệnh chứa nhiều Hb hơn hồng cầu bình thường. Đó là do hồng cầu tăng
thể tích chứ không bao giờ có hiện tượng quá bão hoà huyết cầu tố trong một hồng cầu được.
- Sức bền hồng cầu: cho hồng cầu vào dung dịch nhược trương sẽ bị vỡ giải phóng huyết
cầu tố: đó là hịện tượng tan máu toàn phần.
- Trong trường hợp bệnh lý: Sức bền hồng cầu tăng trong một số bệnh, đặc biệt trong
vàng da tắc mật. Sức bền hồng cầu giảm do tan máu.
2.3.2. Xét nghiệm bạch cầu
* Số lượng bạch cầu
24
Bảng 2.4: Số lượng bạch cầu của một số loài vật nuôi (nghìn/mm
3
máu)
Loài Số lượng BC Loài gia súc Số lượng BC

Lợn lớn *
Lợn con*
Trâu*
Nghé *

Ngựa
20,00
15,00
13,00
12,00
8,20
8,00
Dê **
Cừu
Chó
Thỏ
Gà**
Ngan **
9,60
8,20
9,40
8,00
30,00
30,80
- Trong trường hợp bệnh lý:
+ Số lượng bạch cầu giảm xuống →bệnh nhiễm virut, thương hàn, cường lách, suy tuỷ,
thiếu máu, thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, sử dụng một số thuốc cũng có thể gây giảm số
lượng bạch cầu: các phenothiazine, chloramphenicol, aminopyrine.
+ Số lượng bạch cầu↑ →nhiễm khuẩn, các bệnh bạch cầu, bệnh máu ác tính, bệnh u bạch
cầu, sử dụng một số thuốc corticosteroid

* Công thức bạch cầu
- Bình thường, công thức bạch cầu như sau:
+ Bạch cầu đa nhân trung tính. 55 - 70%
+ Bạch cầu đa nhân ưa axit 2 – 4%
+ Bạch cầu đa nhân ưa bazơ 0 – 1%
+ Lâm ba cầu 12 – 33%: Gồm có: Lâm ba cầu bé: 5 – 12%; Lâm ba cầu lớn: 12 – 30%.
Monocyst 4 – 8%. Ở trẻ con có 35% bạch cầu đa nhân, 60% lâm ba và 5% monoxit.
- Bệnh lý:
+ Thay đổi tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính:
Tăng: thường kèm theo tăng toàn bộ số lượng bạch cầu, gặp trong đa số các bệnh nhiễm khuẩn.
Giảm: nếu có kèm thêm giảm số lượng bạch cầu, nghĩ đến suy tuỷ.
+ Thay đổi tỷ lệ bạch cầu đa nhân ưa axit.
Tăng: tăng nhất thời và tăng nhẹ trong một số bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh ký sinh
trùng (bệnh giun xoắn, bệnh nấm aspergillus, bệnh nang sán).
Giảm: không có giá trị chẩn đoán. Thường gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và
làm mủ. Giảm trong sử dụng các thuốc corticosteroid.
+ Thay đổi tỷ lệ bạch cầu ưa bazơ:
Tăng trong một số bệnh ngoài da, bệnh bạch cầu thể tuỷ, viêm, chứng đa hồng cầu, thiếu
máu tan máu.
Giảm trong stress, phản ứng quá mẫn, các steroid, thai nghén, cường giáp, sau xạ trị.
+ Thay đổi tỷ lệ bạch cầu lymphô:
Tăng trong các bệnh: lao phổi, nhiễm khuẩn mãn, tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm
khuẩn và nhiễm virus khác.
Giảm trong hội chứng suy giảm miễn dịch, ức chế tủy xương, các steroid, tăng chức năng
vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh.
+ Thay đổi tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn
Tăng trong các bệnh có tổn thương ở hệ thống tổ chức lên võng nội mạc
25

×