Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Vai trò của tổng đội thanh niên xung phong trong phát triển kinh tế xã hội miền tây nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CHU ĐỨC THÁI

VAI TRÒ CỦA TỔNG ĐỘI THANH NIÊN
PHONG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

XUNG

XÃ HỘI MIỀN TÂY NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CHU ĐỨC THÁI

VAI TRÒ CỦA TỔNG ĐỘI THANH NIÊN
PHONG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

XÃ HỘI MIỀN TÂY NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học: TS.

XUNG

Đinh Trung Thành

NGHỆ AN - 2015


i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo Trường Đại học Vinh trong
suốt quá trình đào tạo thạc sĩ đã cung cấp kiến thức và các phương pháp để tôi
có thể áp dụng trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong luận văn của
mình. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Đinh Trung Thành, người đã
nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Chu Đức Thái


ii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANQP:


An ninh Quốc phòng

ĐV, TN:

Đoàn viên thanh niên

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

NLT:

Nông lâm trường

PCCCR:

Phòng cháy chữa cháy rừng

TĐ:

Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng
kinh tế

TNCS:

Thanh niên Cộng sản.

TNXP:

Thanh niên xung phong


UBND:

Ủy Ban Nhân dân.


iii

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .......................................................................................................iii
Trang...............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................vi
Trang................................................................................................................vi
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ...................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4
5. Những đóng góp của đề tài...........................................................................4
6. Kết cấu của luận văn.....................................................................................5
CHƯƠNG 1.......................................................................................................6
VAI TRÒ CỦA TỔNG ĐỘI THANH NIÊN XUNG PHONG
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI......................................................6
1.1. Lịch sử hình thành của lực lượng thanh niên xung phong.......................6
1.1.1. Thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp..............................6
1.1.2. Thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.............................7
1.1.3. Thanh niên xung phong sau ngày giải phóng miền Nam.........................................9
1.1.4. Thanh niên xung phong trong thời kỳ đổi mới.......................................................10


1.2. Vai trò của Tổng đội thanh niên xung phong trong phát triển kinh tế - xã
hội...................................................................................................................10
1.3. Chủ trương của Đoàn thanh niên trong động viên đoàn viên, thanh niên
tham gia phát triển kinh tế - xã hội.................................................................15


iv

1.4. Kinh nghiệm về phát huy vai trò tổng đội thanh niên xung phong tham
gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương.......................18
1.4.1. Tổng đội Thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh ..................................18
1.4.2. Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn, Hương
Sơn, Hà Tĩnh: xung kích đi đầu trong phát triển kinh tế..................................................24
1.4.3. Bài học kinh nghiệm...............................................................................................26

Kết luận chương 1...........................................................................................27
CHƯƠNG 2.....................................................................................................28
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TỔNG ĐỘI....................................................28
THANH NIÊN XUNG PHONG TRONG PHÁT TRIỂN.................................28
KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN TÂY NGHỆ AN....................................................28
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An và lịch sử hình
thành các Tổng đội TNXP ở Nghệ an.............................................................28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên các huyện miền núi miền Tây tỉnh Nghệ An..........................28
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội các huyện miền núi miền Tây tỉnh Nghệ An................32
2.1.3. Khái quát lịch sử phát triển của Tổng đội Thanh niên xung phong Nghệ An........35

2.2. Vai trò của tổng đội Thanh niên xung phong trong phát triển kinh tế xã
hội miền Tây Nghệ An: Thực trạng và những vấn đề đặt ra .........................42
2.2.1. Vai trò của Tổng đội Thanh niên xung phong Nghệ An đối với phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An trong những năm qua.............................................................42
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân trong việc phát huy vai trò của Tổng đội TNXP Nghệ An

..........................................................................................................................................56
2.2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát huy vai trò của Tổng đội thanh niên xung
phong Nghệ An trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Miền Tây Nghệ An thời
gian vừa qua.....................................................................................................................58

Kết luận chương 2...........................................................................................65
CHƯƠNG 3.....................................................................................................67
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TỔNG ĐỘI ....................67
THANH NIÊN XUNG PHONG TRONG PHÁT TRIỂN ................................67
KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN TÂY NGHỆ AN....................................................67


v

3.1. Quan điểm và mục tiêu phát huy vai trò Tổng đội Thanh niên xung phong
trong phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An..........................................67
3.1.1. Quan điểm .............................................................................................................67
3.1.2. Mục tiêu .................................................................................................................67

3.2. Một số giải pháp phát huy vai trò của Tổng đội Thanh niên xung phong
trong phát triển kinh tế xã hội ở Miền Tây Nghệ An......................................71
3.2.1. Hỗ trợ, nhân rộng các mô hình kinh tế, học tập nâng cao kiến thức, tay nghề, định
hướng nghề nghiệp, phối hợp chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tích cực tham
gia xây dựng nông thôn mới.............................................................................................71
3.2.2. Nâng cao vai trò xung kích của các Tổng đội TNXP tham gia phát triển kinh tế
nông nghiệp tại các huyện miền núi Nghệ An theo hướng sản xuất hàng hóa................74
3.2.3. Phát huy vai trò của Tổng đội thanh niên xung phong trong xây dựng đời sống văn
hóa mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, bảo vệ môi trường, phòng,
chống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn Miền Tây Nghệ An............................................79
3.2.4. Phát huy vai trò của Tổng đội thanh niên xung phong tích cực tham gia xây dựng

cơ sở hạ tầng, cảnh quan ở Miền Tây Nghệ An...............................................................82
3.2.5. Củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, Hội; tích cực tham gia xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền ở Miền Tây Nghệ An........................................................85
3.2.6. Tham gia xây dựng, giám sát chính sách về phát triển nông nghiệp,
nông thôn Miền Tây Nghệ An..........................................................................................89

3.3. Kiến nghị .................................................................................................90
3.3.1. Đối với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh....................................................90
3.3.2. Đối với Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Nghệ An................................................................91

C. KẾT LUẬN.................................................................................................93
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................95


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Biểu 2.1: Bản đồ tỉnh Nghệ An.......................................................................29
Bảng 2.2 Lược sử Tổng đội TNXP Nghệ An...................................................40
Bảng 2.3 : Kết quả sản xuất lâm nghiệp của Tổng đội TNXP Nghệ An.........44
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động khuyến nông.....................................................47
Bảng 2.5 Một số kết quả hoạt động của Tổng đội TNXP .............................53
tham gia phát triển văn hóa – xã hội..............................................................53


1

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thanh niên xung phong là một kiểu tổ chức đặc thù. Đối với Nhà nước,
các đơn vị thanh niên xung phong xây dựng kinh tế có vai trò như một ban
quản lý dự án, quản lý việc thực hiện các chương trình, dự án kinh tế - xã hội
do Nhà nước triển khai trên địa bàn thanh niên xung phong đóng quân. Về
phương diện xã hội, các tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế
giống như vai trò của chính quyền cơ sở tổ chức việc chăm lo hoạt động giáo
dục, chăm sóc y tế, đào tạo nghề, hướng nghiệp... Đối với tổ chức Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thanh niên xung phong vừa là tổ chức của thanh
niên nhằm đoàn kết, giáo dục thanh niên, rèn luyện cán bộ đoàn, đồng thời là
một phương thức hiệu quả để khẳng định năng lực của tổ chức đoàn trong
việc tham gia phát triển kinh tế xã hội bằng các tổ chức kinh tế cụ thể.
Trong quá trình hoạt động của mình, các Tổng đội TNXP thực sự trở
thành mô hình trình diễn lớn để thực nghiệm, giới thiệu các cây trồng vật nuôi
mới, áp dụng, chuyển giao tiến bộ KHKT và hướng dẫn nhân dân và thanh
niên quanh vùng làm theo.
Năm 1986, Tổng đội TNXP 1 được thành lập, đánh dấu sự ra đời của
Lực lượng TNXP tỉnh Nghệ An. Qua 30 năm xây dựng và phát triển, Lực
lượng TNXP tỉnh Nghệ An có 12 Tổng đội TNXP hoạt động trên hầu hết các
huyện miền núi Nghệ An. Lực lượng TNXP tỉnh Nghệ An đã làm tốt công tác
an ninh, quốc phòng, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở. Tham
gia tích cực, có hiệu quả cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư.
Đặc biệt, Lực lượng TNXP tỉnh Nghệ An đã giải quyết việc làm, tạo
thu nhập cao so với bình quân chung của tỉnh; ngoài ra còn giải quyết việc


2

làm thường xuyên cho một số lượng lớn lao động là thanh niên và nhân dân

quanh vùng các tổng đội đóng quân. Hiện nay, một số Tổng đội TNXP đã có
thời gian hoạt động lâu năm, các nhiệm vụ xung kích khai phá vùng đất mới
cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sản xuất ổn định, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã
được xây dựng, đời sống đội viên đã ổn định, có thu nhập từ các sản phẩm
của mình làm ra, có điều kiện để thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, mở mang
ngành nghề. Tuy nhiên, nếu tiếp tục duy trì các đơn vị như hiện tại sẽ gặp một
số vướng mắc như huy động vốn, đất đai, phát huy tính năng động tự chủ.
Làm thế nào để tiếp tục duy trì và phát triển những đơn vị đóng trên địa bàn
biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, đang thực hiện các nhiệm vụ của tỉnh giao
về thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng?
Để các Tổng đội TNXP Nghệ An ngày càng phát triển lớn mạnh, góp
phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là Miền Tây Nghệ
An, cần phải xác định sứ mệnh và tầm nhìn cho Lực lượng TNXP khi đó các
cơ quan chính quyền, đoàn thể mới có sự đồng thuận để đưa ra các giải pháp,
tập trung nguồn lực để phát triển. Sứ mệnh trước mắt của Lực lượng TNXP là
đóng vai trò xung kích, góp phần quan trọng nhất vào công cuộc phát triển
miền Tây Nghệ An, đánh thức tiềm năng miền Tây Nghệ An, biến miền Tây
Nghệ An thành vùng kinh tế phát triển. Nhìn xa hơn, Lực lượng TNXP tỉnh
Nghệ An là lực lượng phát triển kinh tế - xã hội đa dạng, đa vùng miền, phát
triển ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng biển; ngoài ra còn hoạt
động ở những lĩnh vực khó khăn phức tạp của xã hội, cần sức trẻ, cần sự hy
sinh, vượt qua gian khổ để xây dựng và bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ an
toàn xã hội...
Muốn những điều đó trở thành hiện thực, cần có sự đồng thuận, cần có
sự ủng hộ của các cấp chính quyền, đoàn thể từ Trung ương xuống địa


3

phương và đặc biệt là cần sự phấn đấu bền bỉ, sáng tạo của nhiều thế hệ thanh niên

Nghệ An.
Xuất phát từ những vấn đề cấp bách đó, tác giả chọn vấn đề “Vai trò
của Tổng đội TNXP trong phát triển kinh tế - xã hội Miền Tây Nghệ An"
làm đề tài luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1 Mục đích
Khảo sát làm rõ thực trạng, xây dựng, đề xuất giải pháp phát huy vai
trò của các Tổng đội TNXP trong phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh
Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh
niên nói chung, thanh niên xung phong nói riêng trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Khảo sát, đánh giá vai trò Tổng đội TNXP đối với miền Tây Nghệ An
trong thời gian qua.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai trò của các Tổng
đội TNXP đối với việc phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An trong
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng: Các Tổng đội TNXP tại miền Tây tỉnh Nghệ An
3.2. Phạm vi: Nghiên cứu tất cả các Tổng đội TNXP tại miền Tây tỉnh
Nghệ An.


4

4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố có liên quan đến
Thanh niên xung phong. Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn liên quan
đến Thanh niên xung phong, đề tài tiến hành tra cứu thông tin từ các nguồn

sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học, các báo cáo chuyên đề
trước đây.
Để tìm hiểu về thực trạng vai trò Tổng đội TNXP trong phát triển kinh
tế - xã hội miền Tây Nghệ An, đề tài tiến hành điều tra thông tin từ các Tổng
đội TNXP.
4.2. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin, số liệu
Phương pháp phân tích thống kê: Sau khi tổng hợp các số liệu sơ cấp
và thứ cấp dùng phương pháp thống kê phân tổ để tổng hợp và phân tích các
số liệu.
Xử lý số liệu trên phần mềm Exel: Số liệu thu thập được làm sạch và
nhập vào phần mềm thống kê khoa học xã hội Exel.
4.3. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lênin; Phương pháp trừu tượng hóa khoa học...
Ngoài ra, luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận và phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm,
đường lối của Đảng trong các văn kiện Đại hội, Nghị quyết, các chính sách,
pháp luật của Nhà nước; kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học có liên quan đến đề tài.
5. Những đóng góp của đề tài
- Thông qua kết quả của đề tài để giúp Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tham
mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức kiện toàn và đổi mới các Tổng đội


5

TNXP nhằm phát huy vai trò của các Tổng đội TNXP đối với việc phát triển

kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
- Giúp các Tổng đội sắp xếp lại tổ chức và thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả
cao.

- Kết quả của đề tài giúp Ban Thường vụ Tỉnh đoàn nâng cao năng lực lãnh
đạo, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động đối với các Tổng đội.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương.


6

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
VAI TRÒ CỦA TỔNG ĐỘI THANH NIÊN XUNG PHONG
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Lịch sử hình thành của lực lượng thanh niên xung phong
1.1.1. Thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp
Cách đây 65 năm, ngày 15-7-1950, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Đảng Đoàn Thanh vận Trung ương và Ban Thường vụ Trung ương
Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam đã thành lập "Đội Thanh niên xung
phong công tác Trung ương" tiền thân của Lực lượng Thanh niên xung phong
Việt Nam.
Đến tháng 12 năm 1952, "Đội Thanh niên xung phong công tác Trung
ương" và "Đội Thanh niên xung phong kiểu mẫu" sáp nhập thành một đơn vị
là "Đoàn Thanh niên xung phong" (mang mật danh "Đoàn XP"). Đoàn được
biên chế thành bốn Đội (Đội 34, Đội 36, Đội 38, Đội 40), trong đó, Đội 36
tham gia bảo vệ, phục vụ Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ ở An toàn
khu (ATK) Việt Bắc (địa bàn hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên).
Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở An toàn khu, Đội 36 vinh dự
được cử về tham gia làm nhiệm vụ tiếp quản giải phóng Thủ đô Hà Nội

(1954) với các nhiệm vụ khắc phục hậu quả do quân đội Pháp để lại (thu dọn
những nơi ô nhiễm, đạn, bom, mìn địch cài đặt, rơi vãi,...), bảo đảm an toàn
cho nhân dân và các Đoàn về tiếp quản Thủ đô. Khi Hà Nội xảy ra mất điện,
mất nước, Đội cử cán bộ, đội viên gấp rút xuống Quảng Ninh vận chuyển
5.000 tấn than về cho Nhà máy điện Yên Phụ hoạt động. Đồng thời, Đội đã


7

được giao nhiệm vụ tham gia làm Lễ đài mít-tinh ở Quảng trường Ba Đình,
chào mừng Giải phóng Thủ đô, đón Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ về
Thủ đô Hà Nội. Nhiệm vụ này đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến kiểm
tra công trình và khen ngợi "Thanh niên xung phong đã làm tốt,...".
Trong những năm tháng vinh dự được làm nhiệm vụ ở An toàn khu
Việt Bắc và tham gia tiếp quản Thủ đô Hà Nội, cán bộ, đội viên Đội Thanh
niên xung phong 36 đã được trực tiếp học tập, rèn luyện theo tấm gương, đạo
đức của Bác Hồ, của các đồng chí Trung ương, Chính phủ cho nên cán bộ, đội
viên đã lập được nhiều thành tích xuất sắc, tự xây dựng được ý thức, đạo đức,
nghị lực.
1.1.2. Thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Năm 1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược, tiến hành
"chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, leo thang đánh phá miền Bắc, vấn đề phục
vụ bộ đội chủ lực chiến đấu trở nên cực kỳ khó khăn, cấp bách. Các chiến
trường chính của bộ đội chủ lực không thể sử dụng dân công thông thường,
đòi hỏi phải có một lực lượng cơ động đặc biệt, thường trực phục vụ bộ đội
chiến đấu và khi cần thiết tham gia chiến đấu. Tháng 5/1965, Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn khóa III họp Hội nghị lần thứ 9 ra Nghị quyết về "Tổ chức
các Đội TNXP chống Mỹ cứu nước phục vụ sản xuất và chiến đấu".
Ngày 21/6/1965, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 71/TTg-CN giao
cho Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam tổ chức các Đội TNXP chống Mỹ

cứu nước tập trung phục vụ công tác giao thông vận tải. Từ đây, các Đội
TNXP chống Mỹ cứu nước được thành lập nhanh chóng theo yêu cầu của
cuộc kháng chiến và đã có trên 14 vạn cán bộ, đội viên TNXP tình nguyện
tham gia 170 Đội TNXP và 50 đại đội TNXP trực thuộc với quyết tâm "Xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước", "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược".


8

Ở miền Nam, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, Đại hội Đoàn Thanh niên
cách mạng Việt Nam lần thứ nhất, tháng 3/1965 đã phát động phong trào
"Năm xung phong". Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn
thanh niên nhân dân cách mạng Việt Nam, ngày 20/4/1965, đơn vị TNXP
Giải phóng miền Nam đầu tiên được thành lập tại Tân Biên, tỉnh Tây Ninh căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
Vai trò lịch sử của Lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước
Đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Lực lượng TNXP chống
Mỹ cứu nước đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy truyền thống của
các thế hệ TNXP chống Pháp lập nhiều chiến công xuất sắc. Không giấy mực nào
có thể ghi hết được sự tàn khốc của chiến tranh và những tấm gương anh dũng, kiên
cường, sự hy sinh, cống hiến của Lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước, góp phần
đặc biệt quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, được
Đảng, Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao.
Đối với phong trào thanh niên và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Lực lượng
TNXP chống Mỹ cứu nước là đội quân xung kích cách mạng của phong trào thanh
niên chống Mỹ cứu nước; chiến công của họ là những trang vàng chói lọi, biểu
tượng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lịch sử truyền thống vẻ vang
của Đoàn; sự cống hiến, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của các thế
hệ TNXP mãi mãi là tấm gương để các thế hệ thanh niên noi theo.
Những chiến công của Lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước đã góp
phần làm nên thành tích vẻ vang của Lực lượng TNXP Việt Nam, qua 65 năm

xây dựng và phát triển, đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh
hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 01 Huân chương Sao vàng, 01
Huân chương Độc lập hạng Nhất, 03 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất,
01 Huân chương Hồ Chí Minh, 09 huân chương Lao động hạng Hai và Ba, 36


9

tập thể và 34 cá nhân TNXP được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu
Anh hùng...
Sự hình thành, phát triển và cống hiến của Lực lượng TNXP chống Mỹ
cứu nước không chỉ giữ vai trò quan trọng trong kháng chiến, mà từ đó có thể
rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc đối với sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước, sự phối hợp với các ngành trong công tác thanh niên, tổ chức mô
hình hoạt động phong trào thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong
công cuộc xây dựng đất nước.
1.1.3. Thanh niên xung phong sau ngày giải phóng miền Nam
Để phát huy vai trò xung kích của thanh niên trên mặt trận sản xuất và
xây dựng phát huy truyền thống vẻ vang của Đội Thanh niên xung phong
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm
lược, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức Lực lượng Thanh niên
xung phong xây dựng các vùng kinh tế mới ở các tỉnh và thành phố miền
Nam.
Căn cứ vào yêu cầu về lực lượng lao động làm các công việc như thủy
lợi, làm đường khai hoang, trồng rừng, xây dựng các công trình phục vụ sản
xuất và đời sống… ở các vùng kinh tế mới, v.v… đã được ghi vào kế hoạch
Nhà nước, các ngành hoặc địa phương sử dụng lao động phải tính toán chặt
chẽ cần bao nhiêu lao động thì tổ chức ra bấy nhiêu, không được tổ chức ồ ạt,
gây lãng phí lao động.
Tổ chức thanh niên xung phong gắn chặt với nhiệm vụ sản xuất và xây

dựng tùy theo yêu cầu của sản xuất và xây dựng được phiên chế thành tiểu đội
gồm khoảng từ 10 đến 15 người tương đương với tổ sản xuất; đại đội gồm
khoảng từ 100 đến 150 người tương đương với đội sản xuất. Những nơi mà
hầu hết lực lượng lao động là thanh niên xung phong, nếu xét thấy cần thiết,


10

có thể tổ chức liên đội bao gồm nhiều đại đội, hoặc tổ chức tổng đội nếu là
công trường, nông trường, lâm trường có trên 1300 thanh niên xung phong.
Tùy theo nhu cầu và năng lực công tác, cơ quan chủ quản các công trường,
nông trường, lâm trường, có thể bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo...
1.1.4. Thanh niên xung phong trong thời kỳ đổi mới
Qua 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo nền tảng vững chắc cho những
bước tiếp theo trên con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. Trong tiến trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc còn nhiều khó khăn, gian khổ, cần tiếp tục phát huy
sức mạnh dời non, lấp biển của tuổi trẻ. Hiện cả nước có 32 tỉnh, thành phố và
một số doanh nghiệp nhà nước có tổ chức TNXP, với gần 100 đơn vị cơ sở,
sử dụng trên 5 vạn lao động thanh niên. Các đơn vị TNXP là lực lượng xung
kích thực hiện những nhiệm vụ chính trị của các địa phương, xây dựng các
mô hình phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả, được các Bộ, ngành và địa
phương đánh giá cao như: Chương trình xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông
thôn mới, giải quyết việc làm, phát triển thuỷ sản, trồng mới 5 triệu ha rừng,
xây dựng cầu giao thông nông thôn, xây dựng Làng thanh niên lập nghiệp,
đảo thanh niên... khẳng định và phát huy vai trò của Đoàn và lực lượng TNXP
tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Vai trò của Tổng đội thanh niên xung phong trong phát triển
kinh tế - xã hội
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng căn dặn : “Thanh niên phải

xung phong đến những nơi gian khổ nhất, nơi mà người khác làm ít kết quả,
thanh niên phải xung phong làm cho tốt”.
Nghị quyết 25/NQ-TƯ ngày 9/2/1991 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Tổ
chức lực lượng lao động trẻ dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau để


11

tham gia xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng... trồng rừng phủ xanh đất
trống, đồi trọc. Tổ chức Thanh niên xung phong (TNXP) đi khai hoang, thành
lập các xóm làng dân cư mới”. Chỉ thị 66/CT-TƯ ngày 20/3/1996 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng đã nhấn mạnh: “tiếp tục động viên, tạo điều kiện và có
cơ chế thích hợp cho thanh niên thực hiện các chương trình dự án KT – XH...
phát triển lực lượng TNXP, các đội trí thức trẻ tình nguyện... để tổ chức và
huy động đông đảo TN tham gia”. Quyết định số 770/TTg ngày 20/12/1994
của Thủ Tướng Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với TNXP khẳng
định: “Thanh niên xung phong là hình thức tổ chức lực lượng xung kích của
thanh niên…nhằm tập hợp thanh niên xung kích thực hiện các chương trình,
dự án kinh tế - xã hội của Nhà nước, vừa làm nhiệm vụ kinh tế, xã hội, vừa
giáo dục, rèn luyện và đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên”.
Theo Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/1/2011 của Chính phủ xác
định: Thanh niên xung phong là lực lượng xung kích của thanh niên tham gia
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục,
rèn luyện và đào tạo thanh niên.
Nghị định số 12 /2011/NĐ-CP ngày 30/1/2011 của Chính phủ quy định
Thanh niên xung phong được tổ chức dưới các hình thức:
- Các Tổng đội thanh niên xung phong;
- Các Trung tâm, Trường Giáo dục lao động xã hội.
Trong hệ thống tổ chức Thanh niên xung phong có Ban Chỉ huy lực
lượng thanh niên xung phong là cơ quan giúp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ

Chí Minh thực hiện nhiệm vụ quản lý thanh niên xung phong cùng cấp.
Thanh niên xung phong ở cấp tỉnh do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh cấp tỉnh quyết định thành lập, giải thể và quản lý trên cơ sở ý kiến
chấp thuận của Tỉnh ủy, UBND tỉnh .


12

Các Tổng đội thanh niên xung phong được cơ cấu tổ chức gồm:
- Tổng đội trưởng và không quá 3 Phó Tổng đội trưởng;
- Các bộ phận chuyên môn kỹ thuật và trực tiếp quản lý, sử dụng thanh
niên xung phong được thành lập theo hướng dẫn của Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Tổng đội thanh niên xung phong có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Tham gia thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội
được giao ở vùng khó khăn; góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư và
tham gia giữ gìn an ninh quốc phòng;
- Tham gia thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống và khắc phục hậu quả
thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, duy trì trật tự an toàn giao thông, giữ
gìn văn minh đô thị và nhiệm vụ khó khăn, đột xuất khác;
- Tham gia thực hiện cai nghiện ma túy, giáo dục lao động, giải quyết
việc làm cho thanh niên sau cai nghiện ma túy và các đối tượng thanh thiếu
niên mắc tệ nạn xã hội khác.
- Tổ chức sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên;
- Giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng và chăm lo đời sống văn hóa tinh thần
cho đội viên thanh niên xung phong;
Cả nước hiện có 25 tỉnh, thành phố có tổ chức TNXP gồm 100 đơn vị
cơ sở với 5 vạn lao động. TNXP đang quản lý, khai thác 300.000 ha đất rừng
và bãi bồi ven biển. Vốn pháp định của TNXP đạt gần 150 tỷ đồng, tổng

doanh thu hàng năm đạt 3000 tỷ đồng, nộp ngân sách 100 tỷ đồng; đã xây
dựng được hàng chục Khu kinh tế TNXP và Làng Thanh niên lập nghiệp
(TNLN), tạo ra các vùng chuyên canh lớn với quy mô 5.000 ha cao su, 4.000


13

ha cây ăn quả, 10.000 ha cà phê, 1.000 ha mía đường; quản lý giáo dục trên
15.000 thanh niên mắc tệ nạn xã hội…
Mũi nhọn chủ yếu của lực lượng TNXP hiện nay là xung kích thực hiện
các chương trình, dự án phát triển KT-XH của Nhà nước giao, nhất là ở vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Các Tổng đội TNXP của Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắc Lắc tích cực
tham gia dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và xây dựng các Làng TNLN dọc
Đường Hồ Chí Minh và khu vực biên giới. Các tổng đội TNXP Quảng Ninh,
Hải Phòng, Hà Tĩnh tham gia chương trình nuôi trồng thuỷ hải sản. Tổng đội
TNXP Hải Phòng, Quảng Trị đưa thanh niên ra xây dựng Đảo thanh niên
Bạch long Vĩ, Cồn Cỏ…. Một số tổng đội ở phía Nam tham gia Dự án xây
dựng cầu nông thôn mới thay thế cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long…
Ngoài những lĩnh vực trên, gần đây Lực lượng TNXP đã xung kích đi đầu
triển khai thành công một số dự án đòi hỏi kỹ thuật cao như dự án đóng mới
tầu khách cao tốc và xây dựng Trạm điện sức gió đầu tiên của Việt Nam ở
đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ, chế tạo và xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu
xây dựng mới (3D) của Tổng đội TNXP Trường Sơn ở khu công nghiệp Điện
Ngọc, Quảng Nam…Hiện nay, Lực lượng TNXP đang phối hợp với quân đội
triển khai xây dựng các làng TNLN trong các khu kinh tế quốc phòng, khu
vực biên giới, chuẩn bị tham gia xây dựng Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2,
tham gia chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhiều chương trình, dự
án trọng điểm của nhà nước.
Bên cạnh các hoạt động kinh tế, các đơn vị TNXP đã tích cực tham gia

giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc như cai nghiện ma tuý, mại dâm, giáo
dục trẻ lang thang và các hoạt động công ích khác. TNXP thành phố Hồ Chí
Minh đã tiếp nhận, quản lý, giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm cho


14

15.000 đối tượng thanh niên mắc tệ nạn nghiện ma tuý (chiếm 50% tổng số
đối tượng Thành phố đang quản lý cai nghiện).
Có thể khẳng định rằng, lực lượng TNXP cả nước hiện nay vừa thực
hiện chức năng hoạt động kinh tế trong điều kiện xoá bỏ bao cấp và chức
năng hoạt động xã hội; đã và đang kế tục truyền thống của các thế hệ TNXP
trước đó, không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ của
đảng và Nhà nước giao, lao động có hiệu quả, tuân thủ pháp luật, góp phần
xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục, rèn luyện thanh niên, bảo
đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội, tham gia xây dựng, củng cố tổ chức
Đoàn, Hội và chính quyền cơ sở.
Mô hình tổ chức và hoạt động của TNXP hiện nay có nhiều điểm khác
với mô hình TNXP trong kháng chiến. Hầu hết các đơn vị TNXP do UBND
các tỉnh thành lập theo đề xuất của Đoàn thanh niên, sau đó giao cho Đoàn
giúp quản lý, chỉ đạo với sự tham gia của các sở, ban ngành chuyên môn. Chế
độ, chính sách đối với TNXP ngày nay chủ yếu là theo quy định của pháp luật
hiện hành. Ngoài ra còn có thêm một số chính sách khuyến khích đối với
TNXP làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo như Quyết định
770/TTg ngày 20/12/1994, Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/1/2011 của
Chính phủ …. Do đó, về cơ bản, không còn đặt ra vấn đề “hậu TNXP” như
các thời kỳ kháng chiến trước đây.
Nhằm tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí, nhiệm vụ và tạo điều kiện cho
TNXP phát huy, phát triển trong thời kỳ mới, Chính phủ đang xem xét việc
ban hành Nghị định về hình thức tổ chức hoạt động và chính sách đối với Lực

lượng TNXP. Dự thảo Luật thanh niên cũng đã nêu một số quy định về chính
sách đối với TNXP. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn vừa ra thông báo kết
luận về chủ trương phát triển TNXP trong thời gian tới. Trong các văn bản


15

nêu trên, TNXP được coi là một hình thức tổ chức kinh tế - xã hội đặc thù, là
đội quân xung kích thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của Nhà nước giao,
nhất là ở nơi khó khăn, gian khổ, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm, bảo đảm ANQP; thông qua đó tạo môi trường giáo dục, rèn luyện,
đào tạo thanh niên.
Sự tồn tại và phát triển của Lực lượng TNXP trong giai đoạn hiện nay
và những năm tiếp theo, không chỉ là sự nối tiếp truyền thống hơn nửa thế kỷ
cống hiến và trưởng thành của lực lượng TNXP đã được Đảng Nhà nước
phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, mà còn là sự thể hiện chủ trương
phát huy nội lực, đào tạo và giáo dục thanh niên, xã hội hoá công tác thanh
niên, thực hiện Chiến lược về công tác Thanh niên đã được Chính phủ thông
qua, ban hành trong năm 2004
1.3. Chủ trương của Đoàn thanh niên trong động viên đoàn viên,
thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ X Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh yêu cầu các cấp bộ Đoàn cần tập trung đẩy
mạnh hơn nữa công tác giáo dục, nhằm xây dựng lớp thanh niên Việt Nam
giàu lòng yêu nước, yêu CNXH; có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp
luật; đạo đức cách mạng và lối sống đẹp; có ước mơ, hoài bão, khát vọng
đưa đất nước vươn lên; có tri thức, sức khỏe, kỹ năng xã hội, năng lực
chuyên môn, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại. Tiếp tục nâng cao chất
lượng tổ chức đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên; phát huy
vai trò xung kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự

nghiệp CNH - HĐH, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc.


16

Thứ nhất, xung kích phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung vận động
thanh niên thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của
từng địa phương, đơn vị; cụ thể hóa phong trào trong từng đối tượng thanh
niên;.chú ý xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của Lực lượng thanh niên
xung phong trong phát triển kinh tế - xã hội; tích cực, chủ động đảm nhận
thực hiện những công trình, phần việc thanh niên, các chương trình, đề án đặc
biệt trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng nông thôn, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.
Hai là, xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Các cấp bộ
Đoàn cần tiếp tục chỉ đạo phát triển, đa dạng hóa các loại hình hoạt động tình
nguyện, chú trọng cả về chất lượng và quy mô. Chú ý kết nối, hỗ trợ và định
hướng các đội hình tình nguyện tự phát trong thanh niên; đẩy mạnh hoạt động
tình nguyện tại chỗ song song với phát triển các chiến dịch thanh niên tình
nguyện mùa hè, mùa đông. Qua đó, tạo điều kiện để tuổi trẻ trực tiếp tham gia
giải quyết những vấn đề, như: đảm bảo an sinh xã hội; phát triển y tế, giáo
dục ở cơ sở... nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới,
biển, đảo của Tổ quốc.
Ba là, xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội. Đây là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, trực tiếp xây dựng, rèn
luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho thanh niên. Vì thế,
các cấp bộ Đoàn sẽ tăng cường giáo dục cho thanh niên về trách nhiệm và
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ý thức cảnh giác cách mạng, tích cực tham gia xây
dựng nền quốc phòng toàn dân và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc; đẩy mạnh hoạt động các mô hình tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên

xung kích tham gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự, an
toàn giao thông. Đồng thời, tiếp tục triển khai có hiệu quả Cuộc vận động
“Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, chương trình “Góp đá xây Trường Sa”,


17

“Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”... Các cấp bộ Đoàn trong lực
lượng vũ trang phải chủ động động viên ĐV, TN hăng hái phấn đấu, rèn
luyện, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ XHCN.
Bốn là, xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ. Với
phương châm “ở đâu có ĐV, TN và hoạt động đoàn, ở đó có hoạt động sáng
tạo”, các cấp bộ Đoàn cần định hướng, cổ vũ ĐV, TN đẩy mạnh phong trào
“sáng tạo trẻ” trong từng lĩnh vực, từng đối tượng; cổ vũ họ nghiên cứu khoa
học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học - công
nghệ vào sản xuất và đời sống, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chủ
động tham mưu với Đảng, Nhà nước xây dựng và ban hành chính sách bồi
dưỡng, sử dụng và phát huy tài năng trẻ; phát hiện, thu hút, tập hợp, tạo môi
trường thuận lợi để cổ vũ họ đóng góp tích cực cho sự nghiệp CNH - HĐH,
hội nhập quốc tế của đất nước.
Năm là, xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đây là việc làm thường xuyên, có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn. Trước hết,
các cấp bộ Đoàn cần tuyên truyền, vận động, giáo dục thanh niên nâng cao
nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến
đổi khí hậu; trên cơ sở đó, xung kích tham gia trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ
nguồn nước, vệ sinh môi trường... Đồng thời, đẩy mạnh các mô hình, đội hình
thanh niên xung kích tuyên truyền, đấu tranh chống hành vi xâm hại môi
trường; tích cực tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, v.v.

Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế là một kiểu tổ chức đặc thù,
càng ngày càng có vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh


×