Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tìm hiểu về tình hình thu – chi của Ngân sách Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228 KB, 28 trang )

Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

A.

GVHD: ThS. Hoàng Thị

MỞ BÀI:
Ngân sách nhà nước là một bộ phận vô cùng quan trọng xuyên suốt trong quá

trình phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và đẩy mạnh đối ngoại của
đất nước. Bởi vì Ngân sách nhà nước chính là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã
hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời
sống xã hội. Chính vì tầm quan trọng đó mà quản lý và điều chỉnh Ngân sách Nhà
nước hiện nay sao cho hợp lý chính là nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ. Đặc biệt là
trong những thời kì khó khăn như giai đoạn 2007-2008 với cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu, lạm phát tăng cao và thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra trong nước đã làm cho
Ngân sách nhà nước có nhiều biến đổi lớn. Bài tiểu luận này sẽ tập trung tìm hiểu về
tình hình thu – chi của Ngân sách Nhà nước ta trong giai đoạn 2007-2008, qua đó đánh
giá nhận xét những thành quả, khó khăn và đề xuất một số giải pháp cho ngân sách
nhà nước ta trong những năm đến.

B. NỘI DUNG:
I. LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI:
1. Những vấn đề chung về Thu NSNN:
1.1 Khái niệm:
Thu Ngân sách Nhà nước là quá trình Nhà nước dùng quyền lực của mình để
tập trung một bộ phận của cải của xã hội dưới dạng tiền tệ để hình thành quỹ tiền tệ
tập trung của Nhà nước ( quỹ Ngân sách nhà nước) nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước. (Duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy và thực hiện
chức năng nhiệm vụ của Nhà nước).


1.2 Vai trò của Thu NSNN:
Thu NSNN là công cụ chủ yếu quan trọng nhất để tạo lập quỹ Ngân sách Nhà
nước nhằm đảm bảo nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Thu NSNN là công cụ để Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô
nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế, phát huy những
mặt tích cực của nó và làm cho nền kinh tế hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
Thu NSNN có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thu nhập toàn xã hội.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

-1-


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng Thu NSNN:
- Nhân tố GDP bình quân đầu người:
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế cảu một quốc gia,
phản ảnh khả năng tiết kiệm, đầu tư, chi tiêu cảu các tổ chức, đơn vị kinh tế và cá nhân
dân cư. Thu nhập bình quân đầu người là nhân tố quyết định đến mức động viên ngân
sách nhà nước. Nếu không xét đến nhân tố này sẽ có tác động không tốt đén các vấn
đề về chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư trong xã hội.
- Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế:
Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh
tế. Tỷ suất doanh lợi cao thì nguồn tài chính càng lớn từ đó nguồn động viên vào
NSNN càng nhiều.

Dựa vào tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu NSNN. Hiện
nay tỷ suất doanh lợi của nước ta còn thấp nên mức động viên vào ngân sách nhà nước
chưa cao.
- Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước:
Đối với các nước đang phát triển và những nước có nguồn tài nguyên đa dạng
và phong phú thì tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến mức động viên NSNN.
Kinh nghiệm của VN cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu thô và khoáng sản lớn hơn
20% thì mức động viên NSNN cao và có khả năng tăng nhanh. Trong thời gian tới VN
sẽ tăng cường xuất khẩu dầu thô và khoáng sản từ đó góp phần vào tăng mức động
viên NSNN.
- Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước:
Nhân tố này ảnh hưởng vào:
+ Quy mô tổ chức bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà
nước.
+ Nhiêm vụ kinh tế -xã hội mà nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ.
+ Chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước.
Trong điều kiện các nguồn tài trợ cho NSNN không tăng thì việc nhà nước tăng
mức độ chi phí của NN sẽ làm tăng tỷ suất thu NSNN. Ở hầu hết các nước đang phát
triển thì nhà nước luôn tham vọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng việc đầu
tư vào những công trình có quy mô lớn. Để có vốn đầu tư thì phải tăng thu. Nhưng
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

-2-


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị


trong thực tế tăng thu quá mức lại làm chậm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Đê giải
quyết vấn đề này nhà nước cần sử dung các chính sách phát triển kinh tế xã hội có hiệu
quả trên cơ sở nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.
- Tổ chức bộ máy thu nộp:
Tổ chức bộ máy thu nộp phải gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, tránh được tình trạng
thất thu thuế, trốn thuế, lậu thuế…. những nhân tố sẽ làm giảm thu của NSNN.
- Quan hệ đối ngoại của Nhà nước:
Nhà nước phải có mối quan hệ đối ngoại tốt đẹp với các nước trên thế giới để
thu hút nguồn viện trợ - một khoản thu quan trọng đối với NSNN.

2. Những vấn đề chung về Chi NSNN:
2.1 Khái niệm:
Chi Ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực
hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
2.2 Vai trò của Chi NSNN:
- Chi NSNN cung cấp các phương tiện tài chính để duy trì sự tồn tại và hoạt
động của bộ máy Nhà nước như : trả lương cho cán bộ công nhân viên, mua sắm trang
thiết bị, xây dựng công sở....
- Chi NSNN cung cấp các phương tiện tài chính chủ yếu để thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước đặc biệt là trong quá trình phát triển kinh tế.
- Chi tiêu Ngân sách ảnh hưởng đến sản xuất thông qua quá trình tái sản xuất xã
hội.
- Chi tiêu Ngân sách ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực.
- Chi Ngân sách ảnh hưởng đến việc nghiên cứu và phát triển khoa học kĩ thuật.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng Chi NSNN :
- Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản ảnh hưởng quyết định đến nội dung cơ cấu
Chi NSNN
- Sự phát triển lực lượng sản xuất
- Mô hình tổ chức bộ máy của Nhà nước và nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà Nhà
nước đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử


II. THỰC TRẠNG:
1. Tình hình thu- chi NSNN năm 2007:
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

-3-


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

1.1 Bảng số liệu:
CÂN ĐỐI THU - CHI NSNN
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Stt

A
1
2
3
B
C
1
2
3
4
D
E

F
I
1
2
II
1
2
G
H
I

Chỉ tiêu
GDP
Tổng thu và viện trợ
Thu từ thuế và phí
Thu về vốn
Thu viện trợ không hoàn lại
Thu kết chuyển
Tổng chi ngân sách (không bao
gồm chi trả nợ gốc)
Chi đầu tư phát triển
Chi thường xuyên
Chi chuyển nguồn
Dự phòng
Chi trả nợ gốc
Bội chi ngân sách theo thông lệ QT
Bội chi so với GDP (%)
Nguồn bù đắp bội chi theo thông lệ
QT (I+II)
Vay trong nước (1-2)

Số phát hành
Số trả nợ gốc
Vay nước ngoài (1-2)
Số phát hành
Số trả nợ gốc
Bội chi ngân sách theo phân loại
của VN
Bội chi so với GDP (%)
Thu, chi quản lý qua NSNN
Vay về cho vay lại

Dự toán
2007
1,130,000
281,900
263,557
15,343
3,000
19,000

Quyết toán
2007
1,143,715
336,273
299,096
31,165
6,012
94,784

320,721


425,133

99,450
212,231

104,302
232,010
88,821

9,040
36,679
-19,821
-1.75%

44,473
-20,094
-1.76%

19,821

20,094

12,913
43,000
30,087
6,908
13,500
6,592


13,315
51,572
38,257
6,779
12,995
6,216

-56,500

-64,567

5.00%
32,616
11,650

5.65%
41,000
11,156

NGUỒN THU VÀ VIỆN TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT
A

Chỉ tiêu
Tổng thu và viện trợ trong năm:

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

Dự toán


Quyết toán

2007

2007
281,900

336,273
-4-


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

(I+IV+V)
I

Thu thường xuyên: ( II+III)

263,557

299,096

II

Thu thuế


251,213

268,594

1

Thuế thu nhập doanh nghiệp

98,965

104,552

2

Thuế thu nhập cá nhân

6,119

7,415

3

Thuế nhà đất

584

711

4


Thuế môn bài

772

883

5

Lệ phí trước bạ

3,750

5,636

6

Thuế chuyển quyền sử dụng đất

1,249

2,328

7

Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản
xuất trong nước
Thuế tài nguyên

78,929


69,822

17,110

17,365

19,854

21,461

81

113

23,800

38,309

12,344

30,502

12 Thu phí, lệ phí (cả phí xăng dầu)

8,578

10,941

13 Thu tiền cho thuê đất


1,117

2,180

14 Thu khác ngân sách

2,649

17,381

8
9

10 Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và
11
TTĐB hàng NKhẩu
III Thu phí, lệ phí và thu ngoài thuế

IV

Thu về vốn (thu bán nhà ở, thu
tiền sử dụng đất)

15,343

31,165

V

B

Viện trợ không hoàn lại
Thu kết chuyển năm trước

3,000
19,000

6,012
94,784

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO SẮC THUẾ VÀ KHU VỰC KINH TẾ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Dự toán 2007
Tổng
số

Trong đó
DNNN

TỔNG THU NSNN

281.90
0

53.954

1

Thuế GTGT hàng sản xuất

trong nước

47.329

19.328

2

Thuế GTGT hàng NK (đưa

31.600

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

DNĐTNN
Tr.đó:
Tổng
Dầu
số
thô
102.74
71.700
1
12.731

27.667

97.538

15.270

31.600
-5-


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

cân đối)
3

Thuế TTĐB hàng sản xuất
trong nước

17.110

4

Thuế XK, NK và TTĐB hàng
NK

23.800

5

Thu chênh lệch giá hàng nhập
khẩu

6


Thuế thu nhập doanh nghiệp

98.965

24.498

63.511

53.310

10.956

7

Thuế tài nguyên

19.854

1.012

18.766

18.390

76

8

Thuế thu nhập đối với người

có TN cao

9

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

10

Thuế nhà đất

11

Thuế chuyển Quyền sử dụng
đất

12

Thuế Môn bài

13

Lệ phí trước bạ

3.750

3.750

14

Thu phí xăng dầu


4.693

4.693

15

Thu phí và lệ phí

3.885

3.885

16

Thu tiền thuê đất

1.117

17

Thu tiền sử dụng đất

18

Thu bán nhà thuộc SHNN

19

Thu Khác


2.649

20

Thu viện trợ

3.000

9.029

7.555

526
23.800

6.119

6.119

81

81

584

584

1.249


1.249

772

39

16

717

150

967

14.500

14.500

843

843
48

12

122

2.467
3.000


Quyết toán 2007
Trong đó:
DNNN
Tổng
số

TỔNG THU NSNN
Thuế GTGT hàng sản
1
xuất trong nước
Thuế GTGT hàng NK
2
(đưa cân đối)

DNĐTNN
Tổng số

Tr.đó: Dầu
thô

336,273

50,180

110,908

78,634 31,192

47,860


18,331

11,628

17,901

21,962

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

143,992

21,962

-6-


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh
Thuế TTĐB hàng sản
xuất trong nước
Thuế XK, NK và TTĐB
4
hàng NK
Thuế thu nhập doanh
5
nghiệp
6 Thuế tài nguyên
3


GVHD: ThS. Hoàng Thị

17,365

8,931

7,510

924

38,309

38,309

104,552

21,603

71,515

59,158 11,434

21,461

1,120

20,237

19,476


104

7 Thuế thu nhập cá nhân
Thuế sử dụng đất nông
8
nghiệp
9 Thuế nhà đất
Thuế chuyển Quyền sử
10
dụng đất
11 Thuế Môn bài

7,415

7,415

113

113

711

711

2,328

2,328

12 Lệ phí trước bạ


5,636

5,636

13 Thu phí xăng dầu

4,458

4,458

14 Thu phí và lệ phí

6,483

6,483

15 Thu tiền thuê đất

2,180

2,180

28,677

28,677

2,488

2,488


16 Thu tiền sử dụng đất
17 Thu bán nhà thuộc SHNN
18 Thu Khác

883

17,381

19 Thu viện trợ

41

19

823

154

7

6,012

17,220
6,012

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PHÂN THEO CHỨC NĂNG
STT

Đơn vị tính: Tỷ đồng
Quyết toán


Dự toán
Chỉ tiêu

2007

2007

A

Tổng chi cân đối NSNN

320,721

336,311

I
1
2
3

Chi thường xuyên
Chi quản lý hành chính
Chi sự nghiệp kinh tế
Chi sự nghiệp xã hội
Chia ra:
Chi giáo dục
Đào tạo
Chi Y tế
Chi khoa học công nghệ

Chi văn hoá thông tin
Chi phát thanh truyền hình
Chi thể dục thể thao

212,231
24,800
16,330
97,290

232,010
32,071
15,936
92,029

38,060
9,220
14,660
3,580
2,250
1,310
820

35,241
8,756
12,688
2,933
2,237
1,340
1,048


3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

-7-


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh
3.8
3.9
4
5
6
7
8
II
1
2
III
B

Chi dân số và kế hoạch hoá gia đình
Chi lương hưu và đảm bảo xã hội

Chi quốc phòng
Chi an ninh, trật tự - an toàn xã hội
Chi trả nợ lãi
Chi cải cách tiền lương
Chi thường xuyên khác
Chi đầu tư phát triển
Chi xây dựng cơ bản
Chi về vốn khác
Dự phòng
Chi kết chuyển năm sau

GVHD: ThS. Hoàng Thị

590
26,800
23,630
11,000
11,711
24,600
2,870
99,450
95,230
4,220
9,040

558
27,229
26,179
12,102
12,660

21,666
19,368
104,302
98,692
5,610
88,821

1.2 Đánh giá, nhận xét:
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XI đã thông qua Nghị quyết số
68/2006/QH11 về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2007 với: tổng số thu cân
đối ngân sách là 281.900 tỷ đồng; tổng số chi cân đối ngân sách là 357.400 tỷ đồng;
trên cơ sở sử dụng 19.000 tỷ đồng thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007, bội chi
NSNN năm 2007 là 56.500 tỷ đồng, bằng 5% GDP.
Dự toán NSNN năm 2007 được triển khai thực hiện trong điều kiện có nhiều
thuận lợi: năng lực nội tại của nền kinh tế đã có bước phát triển mới; sự ổn định về
chính trị, cùng với những đổi mới quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước sau cuộc
bầu cử Quốc hội khoá XII; quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, năm 2007
cũng phát sinh nhiều khó khăn, thách thức: thiên tai (hạn hán, lũ lụt, bão...) xảy ra trên
phạm vi rộng, gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân; dịch cúm gia
cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc, dịch tai xanh ở lợn bùng phát ở nhiều địa
phương; giá thế giới của một số nguyên nhiên liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế
(xăng dầu, sắt thép..) biến động phức tạp, giá cả hàng hoá tiêu dùng trong nước tăng
cao so với những năm trước, tác động tiêu cực nhiều mặt đến sản xuất và đời sống xã
hội... Đánh giá tình hình thực hiện NSNN cả năm 2007 như sau:
1.2.1. Thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước năm 2007:

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

-8-



Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

Dự toán thu NSNN Quốc hội quyết định 281.900 tỷ đồng; phấn đấu cả năm ước
đạt 287.900 tỷ đồng, vượt 2,1% (6.000 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 11,6% so với thực
hiện năm 2006. Kết quả thu một số lĩnh vực cụ thể như sau:
- Thu nội địa: Dự toán 151.800 tỷ đồng, ước cả năm đạt 159.500 tỷ đồng, vượt
5,1% (7.700 tỷ đồng) so dự toán, tăng 21,4% so với thực hiện năm 2006. Nhiều khoản
thu đạt và vượt dự toán, tăng khá so với thực hiện năm 2006, trong đó: thu từ khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh vượt 10,3%, tăng 39,4%; thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao vượt 12,1%, tăng 32,4%; các loại phí và lệ phí vượt 12,3%, tăng 8,4%; lệ phí
trước bạ vượt 19,8%, tăng 33,6%...
- Thu từ dầu thô: Dự toán 71.700 tỷ đồng. Đánh giá cả năm, về sản lượng dầu
thô thanh toán: ước đạt 15,57 triệu tấn, giảm 1,93 triệu tấn so với sản lượng tính dự
toán, làm giảm thu NSNN khoảng 5.500 tỷ đồng. Về giá dầu thanh toán: dự kiến giá
dầu Việt Nam thanh toán bình quân cả năm ước đạt 490,6 USD/tấn (64 USD/thùng),
tăng 14,8 USD/tấn (2 USD/thùng) so với giá xây dựng dự toán, tăng thu cho NSNN
khoảng 2.300 tỷ đồng. Bù trừ yếu tố tăng giảm, thu NSNN từ dầu thô cả năm ước đạt
68.500 tỷ đồng, bằng 95,5% dự toán (giảm 3.200 tỷ đồng), giảm 15,5% (gần 11.600 tỷ
đồng) so với năm 2006.
- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: Dự toán 55.400 tỷ đồng,
trên cơ sở dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 69.900 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị
gia tăng là 14.500 tỷ đồng; ước cả năm đạt 56.500 tỷ đồng, tăng 2% (1.100 tỷ đồng) so
với dự toán, tăng 31,7% so với thực hiện năm 2006, trên cơ sở tổng thu từ hoạt động
xuất nhập khẩu đạt 74.000 tỷ đồng (vượt 4.100 tỷ đồng so với dự toán), hoàn thuế giá
trị gia tăng theo chế độ 17.500 tỷ đồng (vượt 3.000 tỷ đồng so với dự toán, phù hợp

với mức tăng kim ngạch xuất khẩu).
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2007 ước đạt 109,2 tỷ USD;
riêng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006. Nhiều
mặt hàng nhập khẩu tăng lớn về kim ngạch hoặc sản lượng so với năm 2006, như: máy
móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng 56,5%, xăng dầu 7,5 tỷ
USD, tăng 25,7%, sắt thép gần 4,9 tỷ USD, tăng 66,2%; điện tử, máy tính và linh kiện
2,9 tỷ USD, tăng 43,7%... Thực hiện cam kết thành viên của WTO và các thoả thuận
tự do mậu dịch (FTA) đã ký kết, từ đầu năm 2007 Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

-9-


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với 26 nhóm hàng, gồm 1.812 dòng hàng, chiếm
17% biểu thuế đã cam kết. Quá trình điều hành, để kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường,
hạn chế tác động tiêu cực của biến động giá cả tới sự phát triển của nền kinh tế, Chính
phủ tiếp tục điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với 18 nhóm mặt hàng
(xăng dầu, sắt thép, thực phẩm, sữa, ô tô...), ước tính làm giảm thu NSNN khoảng
3.000 tỷ đồng.
- Thu viện trợ không hoàn lại: Dự toán 3.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 3.400 tỷ
đồng, tăng 13,3% (400 tỷ đồng) so dự toán.
Đánh giá chung, nhiệm vụ thu NSNN năm 2007 đã đạt được những kết quả quan
trọng sau:
Một là: Hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Quốc hội đã quyết định
(vượt 2,1%), đạt tỷ lệ động viên so GDP là 25,2%, riêng thuế và phí là 23,4% GDP

(nếu loại trừ yếu tố tăng giá dầu thô thì đạt 22,4% và 20,6% so GDP). Trong điều kiện
dự toán năm 2007 được xây dựng ở mức cao (tăng 18,5% so với dự toán NSNN năm
2006), quá trình điều hành phát sinh nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến số thu
ngân sách, như: sản lượng dầu thô thanh toán giảm lớn so với dự toán, thực hiện điều
chỉnh giảm thuế để bình ổn giá cả thị trường... thì kết quả thu như vậy là tích cực. Cơ
cấu thu NSNN tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu cân đối
NSNN tăng từ 52,1% năm 2006 lên 55,4% năm 2007 (bình quân giai đoạn 2001-2005
là 52,4%), tỷ trọng thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng từ 16,2% lên 19,6%
(bình quân giai đoạn 2001-2005 là 20,3%), tỷ trọng thu từ dầu thô giảm từ 30,3%
xuống còn 23,8% (bình quân giai đoạn 2001-2005 là 25,7%).
Hai là: Những tác động tới thu NSNN sau một năm gia nhập WTO về cơ bản
nằm trong phạm vi đã dự kiến; trong một số lĩnh vực, ảnh hưởng tích cực của quá trình
hội nhập lớn hơn những ảnh hưởng tiêu cực. Các doanh nghiệp trong nước đã tích cực
hơn trong đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm; kim ngạch xuất nhập khẩu
tăng nhanh, thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng; nguồn vốn đầu tư phát triển
ưu đãi (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức cao nhất từ trước đến
nay..., qua đó tạo thêm cơ sở tăng nguồn lực cho phát triển và nguồn thu cho NSNN,
mà kết quả là cả thu thuế nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2007 đều
hoàn thành vượt mức dự toán NSNN đã được Quốc hội quyết định.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

- 10 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

Ba là: Công tác quản lý và xử lý nợ đọng thuế đã có bước chuyển rất cơ bản so

với những năm trước. Cơ quan Thuế và Hải quan đã thực hiện rà soát, phân loại các
khoản nợ đọng thuế của từng đối tượng nộp thuế để có biện pháp xử lý phù hợp, như:
hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục để xử lý kịp thời đối với các khoản nợ thuế của
đối tượng được xem xét miễn, giảm, xoá nợ thuế theo quy định; yêu cầu các doanh
nghiệp chây ì, chậm nộp phải lập kế hoạch trả nợ thuế, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo
quy định của pháp luật; chuyển cơ quan công an xử lý đối với các doanh nghiệp đã bỏ
trốn, mất địa chỉ mà sau khi cơ quan chức năng đã làm thủ tục xác minh vẫn không tìm
được doanh nghiệp...
1.2.2. Thực hiện nhiệm vụ chi Ngân sách Nhà nước năm 2007:
Dự toán chi Quốc hội quyết định là 357.400 tỷ đồng, bao gồm cả nhiệm vụ chi
từ số thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007 (19.000 tỷ đồng); ước cả năm đạt
368.340 tỷ đồng, tăng 3,1% (10.940 tỷ đồng) so với dự toán, bằng 32,3% GDP, tăng
14,6% so với thực hiện năm 2006.
Cụ thể kết quả một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:
- Chi đầu tư phát triển: dự toán 99.450 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.500 tỷ
đồng, tăng 2,1% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 27,6% tổng chi NSNN và đạt
8,9% so với GDP. Trong đó:
+Chi đầu tư XDCB: dự toán 95.230 tỷ đồng, ước cả năm đạt 97.280 tỷ đồng,
tăng 2,2% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19% so với năm 2006. Vốn đầu tư
XDCB năm 2007 được ưu tiên tập trung thực hiện các công trình, dự án kết cấu hạ
tầng quan trọng phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát
huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, nhất là hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc,
miền núi phía tây các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Tây nam Bộ; các địa phương sử
dụng dự phòng NSĐP và nguồn vượt thu NSĐP (nhất là vượt thu tiền sử dụng đất) để
đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.
Năm 2007 huy động trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao thông,
thuỷ lợi trọng điểm và tái định cư phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, thuỷ
lợi miền núi và đường giao thông đến trung tâm các xã. Tuy nhiên, do khả năng hấp
thụ vốn không cao và tiến độ giải ngân vốn chậm, nên vốn Trái phiếu Chính phủ thực
hiện trong năm ước đạt trên 70% mức dự kiến đầu năm. Kết hợp nguồn vốn Trái phiếu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

- 11 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

Chính phủ, nguồn đầu tư từ xổ số kiến thiết với nguồn vốn bố trí trong cân đối NSNN,
thì tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2007 ước đạt 31,7% tổng chi NSNN,
chiếm 10,8% GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đã góp phần đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
năm 2007 đạt 40,4% GDP, tăng 16,1% so với năm 2006.
- Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán 49.160 tỷ đồng, ước cả năm đạt 49.160 tỷ
đồng, bằng mức dự toán, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ nợ đến hạn của NSNN,
không để tác động xấu đến kinh tế vĩ mô.
- Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công
nghệ, thể dục thể thao, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà
nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi cải cách tiền lương): dự toán 199.150 tỷ đồng
(đã bao gồm chi thực hiện tiền lương tối thiểu theo mức 450.000 đồng/tháng); ước
thực hiện chi cả năm đạt 206.000 tỷ đồng, tăng 3,4% (6.850 tỷ đồng) so với dự toán,
tăng 26,7% so với năm 2006; đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán như: chi cho lĩnh
vực Giáo dục đào tạo đạt 20%, chi cho Khoa học công nghệ đạt 2% và chi sự nghiệp
môi trường đạt 1% tổng chi ngân sách nhà nước; đồng thời tăng chi để bổ sung đáp
ứng các nhiệm vụ mới phát sinh hoặc nhiệm vụ đã bố trí dự toán nhưng chưa đủ so với
yêu cầu thực tế, như: khắc phục hậu quả thiên tai (hạn hán, lũ lụt...); phòng chống dịch
bệnh đối với gia súc, gia cầm...
1.2.3. Cân đối Ngân sách Nhà nước:

Bội chi NSNN năm 2007 được Quốc hội quyết định là 56.500 tỷ đồng; ước cả
năm là 56.500 tỷ đồng, chiếm 4,95% GDP (tính theo Thống kê tài chính Chính phủ GFS là 1,7%GDP), bằng mức Quốc hội quyết định, được đảm bảo bằng các nguồn vay
bù đắp bội chi đúng với dự toán năm.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, trong chỉ đạo điều hành NSNN năm 2007
dự kiến sẽ dành 9.080 tỷ đồng (NSTW 7.000 tỷ đồng, NSĐP 2.080 tỷ đồng) kết
chuyển sang năm 2008 để thực hiện cải cách tiền lương. Đến 31/12/2007, dư nợ Chính
phủ (bao gồm cả nợ Trái phiếu Chính phủ) bằng 35,9% GDP, dư nợ nước ngoài của
Quốc gia bằng 30,4% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn
định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

2. Tình hình thu- chi NSNN năm 2008:
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

- 12 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

2.1 Bảng số liệu:
CÂN ĐỐI THU - CHI NSNN
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Stt

A
1
2
3

B
C
1
2
3
4
D
E

F
1
2
1
2
G
H
I

Chỉ tiêu

Dự toán
2008

GDP
Tổng thu và viện trợ
Thu từ thuế và phí
Thu về vốn
Thu viện trợ không hoàn lại
Thu kết chuyển
Tổng chi ngân sách (không

bao gồm chi trả nợ gốc)
Chi đầu tư phát triển
Chi thường xuyên
Chi chuyển nguồn
Dự phòng
Chi trả nợ gốc
Bội chi ngân sách theo thông
lệ QT
Bội chi so với GDP (%)
Nguồn bù đắp bội chi theo
thông lệ QT
Vay trong nước (1-2)
Số phát hành
Số trả nợ gốc
Vay nước ngoài (1-2)
Số phát hành
Số trả nợ gốc
Bội chi ngân sách theo phân
loại của VN
Bội chi so với GDP (%)
Thu, chi quản lý qua NSNN
Vay về cho vay lại

1,338,000
323,000
301,849
17,551
3,600
9,080


Quyết toán
2008
1,477,717
434,761
392,463
32,885
9,413
113,768

364,030

549,784

99,730
253,600

119,462
292,374
137,948

10,700
34,950

40,930

-31,950

-26,746

2.4%


-1.81%

31,950

26,746

23,630
51,900
28,270
8,320
15,000
6,680

11,710
48,009
36,299
15,037
19,668
4,631

-66,900

-67,676

5.00%
47,698
12,800

-4.58%

55,755
13,028

NGUỒN THU VÀ VIỆN TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Stt
A

Chỉ tiêu
Tổng thu và viện trợ trong
năm: (I+IV+V)

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

Dự toán

Quyết toán

2008

2008
323,000

434,761
- 13 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh


GVHD: ThS. Hoàng Thị

I Thu thường xuyên: ( II+III)

301,849

392,463

II Thu thuế

287,369

363,020

1 Thuế thu nhập doanh nghiệp

108,121

137,239

8,135

12,940

3 Thuế nhà đất

698

902


4 Thuế môn bài

861

1,011

5 Lệ phí trước bạ

5,194

7,363

6 Thuế chuyển quyền sử dụng đất

1,974

3,017

7 Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản
8
xuất trong nước
9 Thuế tài nguyên

96,670

91,506

19,875


22,123

19,559

26,347

82

97

26,200

60,474

14,480

29,443

14 Thu phí, lệ phí (cả phí xăng dầu)

9,868

12,290

15 Thu tiền cho thuê đất
16 Thu khác ngân sách

1,742
2,870


3,521
13,632

17,551

32,885

3,600
9,080

9,413
113,768

2 Thuế thu nhập cá nhân

10 Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và
11
TTĐB hàng NKhẩu
12 Các loại thuế khác
Thu phí, lệ phí và thu ngoài
III
thuế
13 Thu chênh lệch giá hàng NK

IV

Thu về vốn (thu bán nhà ở, thu
tiền sử dụng đất)


V Viện trợ không hoàn lại
B Thu kết chuyển năm trước

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO SẮC THUẾ VÀ KHU VỰC KINH TẾ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Dự toán 2008
Trong đó

Chỉ tiêu
Tổng
số

TỔNG THU NSNN

DNNN

DNĐTNN
Tổng số

323,000 63,158 105,699

1

Thuế GTGT hàng sản xuất
trong nước

58,370 22,146

2


Thuế GTGT hàng NK (đưa

38,300

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

14,139

Tr.đó:
Dầu thô
65,600

38,347 115,797
22,085
38,300
- 14 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

cân đối)
3

Thuế TTĐB hàng sản xuất
trong nước

19,875 10,173


4

Thuế XK, NK và TTĐB
hàng NK

26,200

5

Thu chênh lệch giá hàng
nhập khẩu

6

Thuế thu nhập doanh nghiệp 108,121 27,544

66,309

49,350

14,268

7

Thuế tài nguyên

16,282

16,250


95

8

Thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao

9

Thuế sử dụng đất nông
nghiệp

10 Thuế nhà đất
11

Thuế chuyển Quyền sử
dụng đất

12 Thuế Môn bài

19,559

8,766

936
26,200

3,182


8,135

8,135

82

82

698

698

1,974

1,974

861

40

18

803

13 Lệ phí trước bạ

5,194

5,194


14 Thu phí xăng dầu

4,979

4,979

15 Thu phí và lệ phí

4,889

4,889

16 Thu tiền thuê đất

1,742

17 Thu tiền sử dụng đất

172

1,570

16,500

16,500

18 Thu bán nhà thuộc SHNN

1,051


1,051

19 Thu Khác

2,870

20 Thu viện trợ

3,600

73

13

160

2,624
3,600

Quyết toán 2008
Trong đó
Tổng
số

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

DNNN

DNĐTNN
Tổng số


Tr.đó:

NQD

Khu vực
khác
- 15 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

Dầu thô
1
2
3
4
5
5
6
7

TỔNG THU NSNN
Thuế GTGT hàng sản xuất
trong nước
Thuế GTGT hàng NK (đưa
cân đối)

Thuế TTĐB hàng sản xuất
trong nước
Thuế XK, NK và TTĐB
hàng NK
Thu chênh lệch giá hàng
nhập khẩu
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
Thuế tài nguyên

434,761 71,835 133,556
60,523 22,888

89,603 43,527 185,843

14,209

23,426

30,983

30,983

22,123 10,796

10,010

1,317

60,474


60,474

137,239 36,182
26,347

1,632

83,385

65,103 17,672

24,553

24,500

162

11

Thuế thu nhập cá nhân
Thuế sử dụng đất nông
nghiệp
Thuế nhà đất
Thuế chuyển Quyền sử
dụng đất
Thuế Môn bài

12


Lệ phí trước bạ

7,363

7,363

13

Thu phí xăng dầu

4,517

4,517

14

Thu phí và lệ phí

7,773

7,773

15

Thu tiền thuê đất

3,521

16


Thu tiền sử dụng đất

17

Thu bán nhà thuộc SHNN

18

Thu Khác

19

Thu viện trợ

8
9
10

12,940

12,940

97

97

902

902


3,017

3,017

1,011

43

23

945

1,253

2,268

31,598

31,598

1,287

1,287

13,633

294

123


5

9,413

13,211
9,413

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PHÂN THEO CHỨC NĂNG
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính: Tỷ đồng
Quyết toán
2008

Dự toán
2008

A

Tổng chi cân đối NSNN

364,030

411,836

I

Chi thường xuyên


253,600

292,374

1

Chi quản lý hành chính

28,438

38,025

2

Chi sự nghiệp kinh tế

19,532

21,193

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

- 16 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh
3


Chi sự nghiệp xã hội

GVHD: ThS. Hoàng Thị

115,678

114,020

3.1 Chi giáo dục

43,518

43,414

3.2 Đào tạo

10,542

10,146

3.3 Chi Y tế

16,643

14,384

3.4 Chi khoa học công nghệ

3,827


3,191

3.5 Chi văn hoá thông tin

2,440

2,662

3.6 Chi phát thanh truyền hình

1,420

1,373

880

1,119

615

594

35,793

37,137

Chia ra:

3.7 Chi thể dục thể thao
Chi dân số và kế hoạch hoá gia

đình
Chi lương hưu và đảm bảo xã
3.9
hội
3.8

4

Chi quốc phòng

29,800

32,407

5

Chi an ninh, trật tự - an toàn xã
hội

13,780

16,515

6

Chi trả nợ lãi

15,450

16,730


7

Chi cải cách tiền lương

28,400

22,891

8

Chi thường xuyên khác

2,522

30,593

II

Chi đầu tư phát triển

99,730

119,462

1

Chi xây dựng cơ bản

96,110


110,085

2

Chi về vốn khác

3,620

9,377

III Dự phòng
B

Chi kết chuyển năm sau

10,700
137,948

2.2. Đánh giá, nhận xét:
Năm 2008, kinh tế-xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức,
nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp
xảy ra trong nước. Trước bối cảnh kinh tế xã hội như trên, Chính phủ đã tập trung chỉ
đạo các Bộ, ngành, các cấp và đơn vị cơ sở triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt 8

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

- 17 -



Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội
và tăng trưởng bền vững; đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm hàng hoá có lợi thế
cạnh tranh, giảm nhập siêu; thực hiện điều hành chi NSNN (cả đầu tư và thường
xuyên) theo hướng thắt chặt, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán; số vượt thu và
dự phòng NSNN tập trung để xử lý các nhiệm vụ an sinh xã hội, phòng chống thiên
tai, dịch bệnh và giảm bội chi NSNN. Kết quả đạt được bước đầu có ý nghĩa quan
trọng, đã tạo tiền đề hoàn thành nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2008. Cụ thể:
2.2.1. Thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước:
Dự toán thu cân đối NSNN năm 2008 là 323.000 tỷ đồng, phấn đấu cả năm đạt
399.000 tỷ đồng, vượt 23,5% (76.000 tỷ đồng) so dự toán, tăng 26,3% so với thực hiện
năm 2007, đạt tỷ lệ động viên 26,8% GDP, trong đó từ thuế và phí đạt 24,9% GDP;
loại trừ yếu tố tăng thu do tăng giá dầu thô thì đạt tỷ lệ động viên 23,5% GDP (thuế và
phí đạt 21,6% GDP). Cụ thể là:
- Thu nội địa: Theo số liệu báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá
XII thì thu nội địa ước thực hiện cả năm 2008 đạt 205.000 tỷ đồng, vượt 8,3% (15.700
tỷ đồng) so với dự toán, tăng 17,6% so với thực hiện năm 2007, chiếm 51,4% tổng thu
NSNN; không kể thu tiền sử dụng đất 22.000 tỷ đồng, thu nội địa đạt 183.000 tỷ đồng,
vượt 5,9% (10.200 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 24,1% so với năm 2007. Nếu loại trừ
cả thu tiền sử dụng đất và những yếu tố tăng thu đột biến thì ước thu nội địa năm 2008
tăng 17,3% so với thực hiện năm 2007.
- Thu từ dầu thô: Dự toán 65.600 tỷ đồng trên cơ sở sản lượng thanh toán 15,49
triệu tấn, giá bán dự kiến 64 USD/thùng. Theo số liệu báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ
4 Quốc hội khoá XII thì thu dầu thô ước thực hiện cả năm đạt 98.000 tỷ đồng, vượt
49,4% (32.400 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 27,3% so với thực hiện năm 2007 trên cơ
sở sản lượng cả năm đạt 15,42 triệu tấn, giá bình quân cả năm đạt xấp xỉ 102

USD/thùng, tăng 38 USD/thùng so giá dự toán.
- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu: dự toán 64.500 tỷ đồng
(trên cơ sở thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 84.500 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia
tăng là 20.000 tỷ đồng), phấn đấu thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

- 18 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

121.000 tỷ đồng; sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ, thu cân đối
ngân sách cả năm đạt 91.000 tỷ đồng, vượt 41,1% (26.500 tỷ đồng) so với dự toán,
tăng 50,7% so với thực hiện năm 2007 dựa trên cơ sở tổng kim ngạch xuất khẩu cả
năm 2008 ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007; kim ngạch nhập
khẩu kiềm chế ở mức 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007; nhập siêu của cả nền
kinh tế khoảng 17,5 tỷ USD, bằng khoảng 27,8% kim ngạch xuất khẩu. Số thu vượt
khá so với dự toán nhờ các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trong năm đã thực hiện điều chỉnh chính sách thuế nhằm hạn chế nhập khẩu
một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu (ôtô nguyên chiếc, thiết bị điện tử, vàng...)
và hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô (dầu thô, than đá, quặng kim loại...).
- Do biến động (tăng) giá của một số mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, xăng
dầu nhập khẩu, sắt thép, phân bón...), làm tăng thu từ thuế.
- Có sự thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu, nhất là mặt hàng chịu thuế suất cao
(hàng điện tử, điện thoại di động..).
Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 tăng cao cũng kéo theo nhu cầu hoàn thuế giá
trị gia tăng vượt lớn so với mức bố trí dự toán, ước hoàn thuế cả năm là 30.000 tỷ

đồng, tăng 10.000 tỷ đồng so với dự toán.
- Thu viện trợ: Dự toán 3.600 tỷ đồng, ước cả năm đạt 5.000 tỷ đồng, vượt
38,9% (1.400 tỷ đồng) so với dự toán, chủ yếu do tăng viện trợ của Chương trình phát
triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135) và Chương trình
phát triển Nông nghiệp và nông thôn.
2. 2.2 Thực hiện nhiệm vụ chi Ngân sách Nhà nước
Dự toán Quốc hội quyết định là 398.980 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt
474.280 tỷ đồng, vượt 18,9% so với dự toán, tăng 22,3% so với thực hiện năm 2007.
Trong đó:
(1) Chi đầu tư phát triển: dự toán 99.730 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt
117.800 tỷ đồng, tăng 18,1% (18.070 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 24,7% tổng chi
NSNN (chiếm 7,9% GDP), tăng 5,0% so với thực hiện năm 2007.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

- 19 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

Chi đầu tư phát triển thực hiện tập trung chủ yếu cho việc thực hiện an sinh xã
hội, tăng cường khả năng phòng, chống và giảm nhẹ tác hại thiên tai như: bổ sung vốn
đầu tư xây dựng các công trình xử lý sạt lở đê, kè, phòng chống lụt bão; bổ sung vốn
cho các dự án đầu tư thuộc chương trình 135 và các dự án hỗ trợ phát triển vùng; tăng
đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý nợ XDCB của các địa phương từ nguồn tăng thu tiền sử
dụng đất và nguồn thưởng vượt thu của NSTW cho NSĐP theo chế độ; bố trí trả các
khoản nợ, lãi đến hạn; hỗ trợ sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu, bổ sung dự trữ quốc

gia như: (i) bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay các đối
tượng chính sách; (ii) tăng cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi để thực hiện
chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn;
(iii) tăng mua bổ sung dự trữ quốc gia về lương thực để nâng mức tồn kho lương thực
dự trữ quốc gia, đảm bảo an ninh lương thực và chủ động ứng phó trong trường hợp
cần thiết...
Tiến độ giải ngân chi đầu tư XDCB năm 2008 là chậm, chủ yếu do sự biến
động của giá nguyên vật liệu đã gây khó khăn cho cả công tác tổ chức đấu thầu và việc
xác định giá bỏ thầu của các nhà thầu; một số chủ đầu tư trì hoãn thời gian đấu thầu để
điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tình hình triển khai và giải ngân vốn đầu tư từ nguồn trái
phiếu Chính phủ cũng chậm. Ước cả năm, tổng vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện
khoảng 20.000 tỷ đồng, bằng 70% kế hoạch điều chỉnh.
Tổng hợp nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, nguồn đầu tư từ xổ số kiến thiết và
nguồn vốn cân đối NSNN, tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2008 ước đạt
144.300 tỷ đồng, bằng 30,3% tổng chi NSNN, bằng 9,7% GDP. Nguồn vốn đầu tư của
NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã góp phần đưa
tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2008 ước đạt khoảng 39% GDP.
(2) Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý
hành chính (bao gồm cả chi điều chỉnh tiền lương theo mức lương tối thiểu 540.000
đồng/tháng): dự toán 237.250 tỷ đồng, ước thực hiện chi cả năm đạt 262.580 tỷ đồng,
tăng 10,7% so với dự toán, tăng 23,6% so với thực hiện năm 2007. Các Bộ, cơ quan
trung ương và địa phương đã nghiêm túc thực hiện chi trong phạm vi dự toán được
giao, kể cả việc tiết kiệm chi thường xuyên theo chủ trương chung, hạn chế tối đa việc
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

- 20 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh


GVHD: ThS. Hoàng Thị

bổ sung ngoài dự toán. Số tăng chi ngoài dự toán chủ yếu để thực hiện các chính sách
an sinh xã hội như: hỗ trợ dầu hoả thắp sáng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ
thuộc diện chính sách và hộ nghèo chưa được sử dụng điện; hỗ trợ tiền dầu cho ngư
dân; thực hiện chính sách bảo trợ xã hội; miễn viện phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, nâng
mức bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo; cấp học bổng cho học sinh dân
tộc nội trú, bán trú; nâng mức tiền ăn đối với hạ sỹ quan, chiến sỹ lực lượng vũ trang;
hỗ trợ khó khăn cho người lao động có thu nhập thấp; bổ sung kinh phí phòng chống,
khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,…
Tuy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và tạo được sự đồng thuận trong xã
hội về các giải pháp an sinh xã hội đã đề ra, song quá trình tổ chức thực hiện thời gian
đầu còn một số vướng mắc, lúng túng (một phần do thủ tục giải quyết chưa sát với
thực tế; một phần do là chính sách mới, nên các địa phương cần có thời gian để tập
hợp, thống kê số lượng đối tượng, đảm bảo việc hỗ trợ theo đúng quy định của nhà
nước, tránh thất thoát, khiếu kiện), làm cho một số chính sách triển khai chậm đến với
người thụ hưởng.
(3) Chi bù lỗ kinh doanh mặt hàng dầu nhập khẩu: Để thực hiện kiềm chế tốc
độ tăng giá tiêu dùng, Chính phủ đã quyết định chậm điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu
trong nước trong điều kiện giá dầu thế giới tăng cao, tiếp tục bù lỗ dầu phát sinh năm
2008.
2.2.3. Cân đối Ngân sách Nhà nước:
Bội chi NSNN năm 2008 Quốc hội quyết định là 66.900 tỷ đồng, ước cả năm
bội chi NSNN thực hiện là 66.200 tỷ đồng, bằng 4,95% GDP khi xây dựng dự toán.
Đến 31/12/2008, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ Trái phiếu Chính phủ) bằng 33,5%
GDP, dư nợ ngoài nước của Quốc gia bằng 27,2% GDP, trong giới hạn đảm bảo an
ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
Tóm lại:
- Công tác điều hành chi NSNN năm 2008 đảm bảo theo đúng chủ trương thắt

chặt chi tiêu để kiềm chế lạm phát; tập trung nguồn lực (tăng thu, tiết kiệm chi) của
NSNN để chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

- 21 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng trợ
cấp xã hội.
- Chính sách thuế, phí được điều chỉnh theo hướng khuyến khích xuất khẩu sản
phẩm đã qua chế biến, hạn chế việc xuất khẩu nguyên liệu và khoáng sản thô; tăng
cường kiểm soát nhập khẩu hàng hoá không thiết yếu, giảm nhập siêu trong khuôn khổ
phù hợp với các cam kết WTO, đồng thời, tiếp tục rà soát, bãi bỏ một số loại phí, lệ
phí và các khoản huy động khác để giảm gánh nặng đóng góp của người dân, nhất là
nông dân. Đã thực hiện biện pháp kéo dài, giãn thời hạn nộp thuế đối với các đơn vị
sản xuất - kinh doanh hoạt động chế biến xuất khẩu để hỗ trợ các doanh nghiệp khắc
phục khó khăn, phát triển sản xuất, xuất khẩu.
- Công tác quản lý, điều hành giá được tổ chức triển khai quyết liệt, đã góp
phần tích cực thực hiện kiềm chế lạm phát. Việc điều chỉnh giá thực hiện theo nguyên
tắc đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp, góp phần chống
buôn lậu, khuyến khích sử dụng tiết kiệm; đồng thời, thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các
đối tượng gặp khó khăn khi Nhà nước điều chỉnh giá.
Bên cạnh các kết quả tích cực nêu trên, công tác tài chính - ngân sách năm 2008
còn những khó khăn, tồn tại như:
- Thu NSNN tăng, nhưng chưa vững chắc, chủ yếu là do giá dầu thô và thuế

xuất nhập khẩu. Thu NSNN những tháng cuối năm có chiều hướng giảm do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.
- Các Bộ, ngành, địa phương đã bám sát điều hành dự toán NSNN được giao
nhưng triển khai vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cả từ nguồn NSNN và nguồn trái phiếu
Chính phủ còn chậm.
- Quản lý chi tiêu ngân sách đã được tăng cường nhưng vẫn còn tình trạng lãng
phí, kém hiệu quả; một số nơi chưa thật sự quán triệt thực hiện triệt để tiết kiệm chi
NSNN.

3. So sánh thu- chi NSNN 2007-2008:
3.1 Bảng phân tích biến động tình hình thu- chi NSNN 2007-2008:

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

- 22 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008


Chênh lệch 2008/2007
Số tiền

Tỷ lệ %

1.

Thu NSNN

336,273

434,761

98,488

29,29%

2.

Chi NSNN

336,311

411,836

75,525

22,45%

Đơn vị: Tỷ đồng

-

Biểu đồ biểu diễn tình hình thu chi NSNN giai đoạn 2007- 2008

Qua bảng phân tích và biểu đồ trên, ta có thể thấy tình hình thu - chi NSNN năm
2008 đã có nhiều khả quan hơn so với năm 2007. Thu NSNN tăng 29,29% so với năm
2007 trong khi chi NSNN chỉ tăng 22,45% . Cho thấy thu nhiều hơn chi, NSNN có
thặng dư. Nguyên nhân, kết quả và những khó khăn còn tồn tại như đã được trình bày
cụ thể ở trên.

III. GIẢI PHÁP:
Trong tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, quản lý và sử dụng hợp lý
ngân sách nhà nước có tác dụng vô cùng quan trọng, sẽ góp phần kiềm chế lạm phát,
chống suy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Bởi vậy, trong những năm còn lại của kế hoạch 5 năm ( 2006 – 2010), cần tăng cường
các giải pháp sau:

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

- 23 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

Một là, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Triển
khai thực hiện tốt Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia

tăng (sửa đổi), Luật Thuế thu nhập cá nhân nhằm khuyến khích sản xuất, kinh doanh
phát triển. Tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn
của Chính phủ, của Bộ Tài chính; phối hợp chặt chẽ theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc
kê khai của các tổ chức, cá nhân, phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không
đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Tập trung xử lý dứt điểm
các khoản nợ đọng thuế. Tiếp tục rà soát, bãi bỏ một số quy định về phí, lệ phí, huy
động đóng góp của nhân dân theo Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01-11-2007 của
Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, triển khai
thực hiện tốt cơ chế "một dấu – một cửa" trong việc xử lý các công việc có liên quan
đến doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân.
Tăng cường thanh tra bốn lĩnh vực trọng tâm là: đầu tư xây dựng cơ bản, quản
lý sử dụng đất đai, quản lý thu – chi ngân sách nhà nước và quản lý tài sản công mà dư
luận và nhân dân quan tâm.
Hai là, thực hiện chi tiêu trong dự toán được giao, cắt giảm những khoản chi
mua sắm chưa cần thiết, các khoản chi tiếp khách, hội nghị, tổ chức lễ hội; triệt để tiết
kiệm năng lượng, phương tiện. Tiếp tục rà soát vốn đầu tư cho từng dự án, công trình
đầu tư xây dựng cơ bản, tập trung vốn đầu tư cho các dự án, công trình có hiệu quả, có
khả năng hoàn thành và sớm đưa vào sử dụng trong năm 2009, đầu năm 2010. Hiện
nay, khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng đã đến nhiều nước, kể cả nước ta. Ngày
2-4-2009, tại Luân Đôn (Anh), Hội nghị thượng đỉnh G20 gồm 7 nước công nghiệp
phát triển và các nước đang phát triển mới nổi lên như Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin…
đã đưa ra gói cứu trợ kinh tế khổng lồ là 1.000 tỉ USD để cải tổ hệ thống tài chính –
ngân hàng trong khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Đối với nước ta, tác động
của cuộc khủng hoảng này đang làm nguồn thu ngân sách giảm; do vậy, từng cấp, từng
ngành, từng địa phương và cơ sở cần chủ động phương án cắt giảm chi tương ứng và
trình cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng Luật Ngân sách nhà nước.
Ba là, tập trung huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế – xã
hội, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; tập trung
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH


- 24 -


Đề tài 82_Môn: Tài chính Nhà nước
Xinh

GVHD: ThS. Hoàng Thị

nguồn lực để thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, các chính sách an sinh xã hội.
Năm 2009, tiếp tục phát hành trái phiếu chính phủ để đầu tư các công trình giao thông,
thủy lợi, kiên cố hóa các trường học, nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện theo các
nghị quyết của Quốc hội. Do vậy, các địa phương cần chuẩn bị các điều kiện triển khai
các nguồn vốn có hiệu quả. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trước
mắt là xây dựng và mở rộng mạng lưới giao thông nhằm kết nối vùng nông thôn với
các đô thị, khu tập trung để tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, góp phần xóa đói, giảm
nghèo.
Bốn là, tập trung chỉ đạo để cải cách khu vực sự nghiệp công lập. Khẩn trương
sửa đổi, điều chỉnh các khoản thu sự nghiệp theo hướng tính đủ, tính đúng chi phí tạo
điều kiện và cơ chế để các hoạt động sự nghiệp chuyển sang hạch toán thu, chi; đổi
mới phương thức chi ngân sách cho lĩnh vực sự nghiệp, ngân sách nhà nước bảo đảm
chi cho các đối tượng nghèo, trẻ em, người có công, gia đình chính sách, tạo điều kiện
cho mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ công, nhất là dịch vụ thiết yếu. Tiếp
tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi, thu hút các thành phần kinh
tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư cung ứng dịch vụ công nhằm đáp
ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban
hành các chính sách an sinh xã hội theo hướng tăng mức hỗ trợ từ ngân sách trung
ương cho ngân sách địa phương sao cho phù hợp hơn với tình hình thực tế và khả năng
của ngân sách nhà nước.
Năm là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát
triển đồng bộ các thị trường, đẩy mạnh việc quản lý giá cả theo nguyên tắc thị trường.

Hoàn thiện khung pháp lý và chính sách để phát triển thị trường tài chính và dịch vụ
tài chính lành mạnh và ổn định. Tăng cường công tác giám sát để kịp thời phát hiện,
xử lý rủi ro hoạt động của ngân hàng, chứng khoán; nâng cao tính minh bạch của thị
trường. Tiếp tục điều chỉnh giá theo lộ trình đối với các loại hàng hóa và dịch vụ mà
Nhà nước còn định giá (điện, than, nước sinh hoạt, vé máy bay…) theo hướng phù hợp
với nguyên tắc thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích
của Nhà nước, doanh nghiệp và các đối tượng thụ hưởng; góp phần xóa bao cấp tràn
lan, chống buôn lậu, khuyến khích thực hành tiết kiệm. Thực hiện hỗ trợ cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất kinh doanh thông qua các kênh tín dụng,
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH

- 25 -


×