TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & PTNT
------- -------
BÀI TẬP
MÔN KINH TẾ VĨ MÔ I
Đề tài :
“Tìm hiểu về tình hình Kinh tế-Xã hội của
Thành Phố Hà Nội”
Giáo viên hướng dẫn : NGÔ MINH HẢI
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 4
1. Hoàng Văn Linh ( Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Liễu ( Nhóm Phó)
3. Vũ Thanh Tùng
4. Đoàn Thanh Tùng
5. Hoàng Quốc Việt
6. Cao Thị Thân
7. Hà Thị Hải Lý
8. Phạm Quốc Tuấn
9. Phạm Văn Thục
10. Nguyễn Văn Quyền
11. Hoàng Thị Ga
Lớp : KTNNA- K55
HÀ NỘI- 2011
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hà Nội Xứng đáng là Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì Hòa bình
Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của thành phố, sau hơn 20
năm đổi mới, từ 1986 đến nay, trải qua nhiều biến động chính trị thế giới, vượt qua những âm
mưu chống phá của các thế lực thù địch và những khó khăn trong quá trình phát triển, "Đảng
bộ và chính quyền Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện, đúng định hướng, tạo
sự chuyển biến cơ bản trong đời sống xã hội, góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của
cả nước" - Kết luận của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính
trị về Thủ đô Hà Nội. Chính trị - xã hội Thủ đô luôn ổn định, niềm tin của nhân dân với Đảng,
với sự nghiệp đổi mới được củng cố. Từ một nền kinh tế tập trung, bao cấp, ở trong tình trạng
khủng hoảng, chậm phát triển, kinh tế Thủ đô đã nhanh chóng phát triển, chuyển sang kinh tế
thị trường định hướng XHCN năng động, tăng trưởng liên tục ở mức cao, phát triển nhanh cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu tích cực theo hướng hiện đại hóa; không chỉ
đáp ứng nhu cầu cuộc sống người dân mà còn tích lũy để đầu tư phát triển.
Là Thủ đô, trái tim của cả nước, trong sự nghiệp đổi mới, Hà Nội luôn nhận được sự
quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự giúp đỡ hiệu quả của các
bộ, ngành Trung ương; sự ủng hộ, hợp tác tích cực của các tỉnh, thành trong cả nước và bạn bè
quốc tế. Phát huy những thành tựu của hơn 20 năm đổi mới, trong nhiệm kỳ (2006-2010),
Đảng bộ thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 15 của Quốc
hội (Khóa XII) về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Trong từng thời kỳ cụ thể, Đảng bộ Hà
Nội đã biết lựa chọn đúng và chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có chất lượng những vấn đề lớn,
mang tính đột phá của thành phố, đặc biệt đã tập trung lãnh đạo thực hiện 9 chương trình công
tác lớn của Thành ủy. Lựa chọn đúng và kiên trì chỉ đạo thực hiện có hiệu quả 5 nhiệm vụ
trọng tâm và 2 khâu đột phá lớn của thành phố là cải cách thủ tục hành chính và công tác cán
bộ, góp phần quan trọng tạo nên những biến chuyển tiến bộ, toàn diện trong đời sống xã hội
Thủ đô 5 năm qua. Đặc biệt, năm 2010 vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã
hưởng ứng và tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, để lại ấn
tượng sâu sắc trong nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế; uy tín và vị thế của Thủ đô ngày càng
được khẳng định và nâng cao, xứng đáng là Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì Hòa bình.
II. NỘI DUNG
Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế xã hội cả nước nói chung và Thành phố Hà Nội nói
riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, phát triển ổn định và đạt được kết quả tích cực; Tốc
độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao, cơ cấu ngành công
nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ ngày càng hoàn thiện, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào nước ta ngày càng được cải thiện cả về quy mô, cơ cấu vốn đăng ký và mức giải
ngân thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo đói không ngừng giảm xuống, chính sách kiềm chế
lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội đã đạt được Đảng, Nhà nước, lãnh đạo
Thành Phố quan tâm, chính vì vậy đời sống của nhân dân của Thủ đô không ngừng được cải
thiện và nâng lên.
Tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của TPHà Nôi trong giai đoạn từ ngày 01/01/2008 đến nay:
Tình hình Kinh tế xã hội của thủ đô năm 2008
Dự kiến cả năm 2008, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10,58% so năm 2007, trong đó ngành
công nghiệp mở rộng tăng 11,7% (đóng góp 5,02% và mức tăng chung), các ngành dịch vụ
tăng 10,8% (đóng góp 5,36% vào mức tăng chung) và ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,7%
2
(đóng góp 0,2% và mức tăng chung). Năm 2008, năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 –
2010 và thực hiện chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Thành phố Hà Nội năm 2008
đã đạt được những kết quả đáng kể với tốc độ phát triển so với năm trước đạt ở mức độ khá:
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10,58%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,8%, tổng mức
bán lẻ tăng 31,2%, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 35,5%, tổng vốn đầu tư xã hội tăng
19,3%, các mặt văn hoá, xã hội, trật tự an toàn được duy trì ổn định. Giá trị sản xuất công
nghiệp trên địa bàn Thành phố tăng 12,8% so năm 2007, trong đó kinh tế nhà nước tăng 1,4%
(kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 2%, kinh tế Nhà nước địa phương giảm 0,5%), kinh tế
ngoài Nhà nước tăng 18,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,5%. Vốn đầu tư xây
dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương đạt 6385,86 tỷ đồng bằng 63,9% kế hoạch cả
năm. Ước tính cả năm 2008, Hà Nội thu hút được khoảng 300 dự án (giảm 17,8% so năm
2007), với vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 5 tỷ USD (tăng 53,3%); trong đó cấp mới 270 dự
án (giảm 19,6%), với vốn đầu tư ước tính 4,4 tỷ USD (tăng 54,9%), bổ sung tăng vốn 30 dự án
(tăng 3,4%) với khoảng 0,6 tỷ USD (tăng 42,2%). Dự kiến vốn đầu tư xã hội năm 2008 là
97.697 tỷ đồng, tăng 19,3% so năm 2007, trong đó vốn đầu tư Nhà nước giảm 22,1%, vốn đầu
tư của doanh nghiệp Nhà nước tăng 12,9%, vốn đầu tư của kinh tế ngoài Nhà nước tăng
29,2%, dân tự đầu tư tăng 37,9% và vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,1%. Tổng mức và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước tăng 28,2% so với năm 2007, trong đó tổng mức bán lẻ tăng
31,2%. Dự kiến cả năm 2008, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 35,5% so với
năm 2007, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 25,2%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà
Nội dự kiến cả năm 2008 tăng 26,8% so với năm 2007, trong đó nhập khẩu địa phương tăng
23,1%, máy móc thiết bị phụ tùng tăng 20,6%, vật tư nguyên liệu tăng 29,3%.
Trong 12 tháng năm 2008, khách Quốc tế đến Hà Nội là 1255 ngàn lượt khách, giảm 2,8% so
cùng kỳ; khách nội địa là 6595 ngàn lượt khách, tăng 14,1%; doanh thu du lịch đạt 10 135 tỷ
đồng tăng 28,5% so với năm 2007.
So với năm 2007, trên địa bàn Thành phố khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 25,8%, khối
lượng hàng hoá luân chuyển tăng 10,3%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 36,4%, khối
lượng hành khách vận chuyển tăng 16,5%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 17,7%,
doanh thu vận chuyển hành khách tăng 28,6%. Cả năm 2008, giá trị tem thư, tem máy là 38 tỷ
đồng, tăng 7,1% so với năm 2007, bưu phẩm chuyển phát nhanh là 22 tỷ đồng, giảm 16,6%,
doanh thu đạt 901 tỷ đồng, tăng 11,3%. Số lượng thuê bao thu cước tăng thêm là 221 ngàn
thuê bao điện thoại (trong đó 68% thuê bao di động), 102 ngàn thuê bao internet. Doanh thu
ước tính đạt 2560 tỷ đồng, tăng 12% so năm 2007. Dự kiến chỉ số giá tiêu dùng 12 tháng năm
2008 so 12 tháng năm 2007 tăng 22,92%, chỉ số giá vàng tăng 32,72%, chỉ số giá Đôla Mỹ
tăng 3,25%.
Tổng diện tích lúa mùa toàn thành phố là 100.512 ha bằng 99,6% so với cùng kỳ năm
trước. Tính đến thời điểm 1 tháng 10 năm 2008, tổng đàn trâu có 28,9 ngàn con, giảm 1,35%
so với cùng kỳ năm trước; đàn bò có 207.367 con, giảm 11,51% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 6.860 tấn tăng 22,28% so với năm trước. Đàn bò sữa tăng
1,88% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng sữa tươi đạt 11.301 lít tăng 29,02%. Số đầu con
1,67 triệu con, tăng 1,89%; số con xuất chuồng đạt 4,03 triệu con tăng 17,74%; sản lượng thịt
3
hơi xuất chuồng đạt 276,3 ngàn tấn tăng 20,21%. Chăn nuôi gia cầm phát triển tương đối ổn
định, tổng đàn gia cầm là 15,7 triệu con, tăng 6,54% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đàn
gà nuôi đạt 11,18 triệu con chiếm 71,21% tổng đàn và tăng 7,39%. Sản lượng thịt gia cầm giết
bán trong năm đạt 36,42 ngàn tấn, tăng 7,15%; sản lượng trứng các loại đạt 408,5 triệu quả,
tăng 2,86%.Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn thành phố là 18.045 ha, tổng số lồng, bè
nuôi thuỷ sản là 379 chiếc. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong năm là 34.746 tấn bằng 88,7%
so với năm 2007, trong đó sản lượng cá là 34.717 tấn. Sản lượng khai thác thuỷ sản trong năm
là 3.022 tấn tăng 22,35% so với năm 2007, trong đó cá 1.874 tấn. Số hộ đánh bắt thuỷ sản
2.757 hộ, số lao động đánh bắt thuỷ sản năm 2008 là 3.858 người. So với năm 2007, giá trị sản
xuất nông lâm thuỷ sản tăng 6,68%, trong đó: trồng trọt tăng 3,48%, chăn nuôi tăng 13.85%,
dịch vụ nông nghiệp giảm 2,84%, thuỷ sản giảm 14,01% và lâm nghiệp giảm 5,04%. Sản
lượng thóc đạt 1.177.440 tấn (tăng 6,21% so năm 2007), ngô đạt 108.271 tấn (tăng 13,79%),
rau các loại đạt 489.617 tấn (tăng 2.39%), đỗ tương đạt 43.799 tấn (giảm 19,35%), lạc đạt
15.442 tấn (tăng 6,16%) trên diện tích: lúa 206.088 ha (giảm 1,28%), ngô 25.493 ha (tăng
5,63%), rau các loại 28.433 ha (giảm 0,21%), đỗ tương 34.736 ha (giảm 2,19%), lạc 8.331 ha
(tăng 0,3%).
Dự kiến năm 2008, dân số trung bình toàn thành phố Hà nội là 6.293,7 ngàn người,
tăng 2,24% so năm 2007.
Trong giáo dục; ngành giáo dục mầm non Hà Nội có 767 trường (công lập 300
trường), 11.174 lớp (2.943 lớp nhà trẻ và 8.231 lớp mẫu giáo), 282.813 cháu (62.460 cháu nhà
trẻ, 233.990 cháu mẫu giáo). Giáo dục tiểu học có 674 trường (công lập 653 trường), 13.253
lớp và 411.548 học sinh với công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi được duy trì với hiệu quả
cao, huy động 99% trẻ trong độ tuổi vào lớp 1. Giáo dục trung học cơ sở có 584 trường (579
trường công lập), 9.362 lớp và 345.711 học sinh. Số học sinh tuyển mới vào lớp 6 năm học
2008-2009 là 82.086 học sinh. Giáo dục trung học phổ thông có 182 trường (104 trường công
lập), 5.008 lớp và 226.502 học sinh, số học sinh tuyển mới vào lớp 10 năm học 2008-2009 là
75.676 học sinh.
Về y tế; số đơn vị ngành y tế gồm 86 đơn vị với 45 đơn vị tuyến thành phố (26 bệnh viện, 17
trung tâm chuyên khoa, 1 trường cao đẳng y tế, 1 chi cục dân số – kế hoạch hoá gia đ́nh), 41
đơn vị tuyến quận huyện (29 trung tâm y tế dự pḥòng, 12 bệnh viện) và 577 đơn vị tuyến xã -
phường - thị trấn (toàn thành phố có 2 xã chưa có trạm y tế là xã Phú La - Hà Đông và xã Chi
Đông – Mê Linh).
Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước tính cả năm 2008 đạt 67.430 tỷ đồng vượt 12%
dự toán năm, trong đó thu nội địa là 54.420 tỷ đồng vượt 12,2% dự toán. Tổng chi ngân sách
địa phương năm 2008 là 20.499 tỷ đồng, vượt 3,1% dự toán, trong đó chi thường xuyên là
9.247 tỷ đồng, vượt 16,6% dự toán, chi xây dựng cơ bản là 9.065 tỷ đồng, chỉ đạt 89,8% dự
toán. Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng 12 năm 2008 là 428.092 tỷ đồng, tăng 6,45% so
tháng trước và tăng 10,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi dân cư tăng 15,34% và
15,8%, tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 0,3% và 7,01%. Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng
12 năm 2008 đạt 258.869 tỷ đồng, tăng 23,48% so tháng trước và tăng 27% so cùng kỳ năm
trước, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 19,81% và 25,03%, dư nợ trung và dài hạn tăng 29,22%
và 30,09%.
Bước sang năm 2009
4
Dự kiến cả năm 2009, tổng sản phẩm nội địa tăng 6,67% so với năm 2008, trong đó ngành
công nghiệp tăng 6,85%, các ngành dịch vụ tăng 7,43%, ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng
0,08%.
So năm 2008, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 9,4% , giá trị sản xuất
công nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 5,5%, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa
phương tăng 8,3%, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 11,9%, giá trị sản xuất
công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9,4%.
Vốn đầu tư phát triển 12 tháng năm 2009 đạt 23.635,7 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ;
bằng 83,8% so với kế hoạch năm. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước đạt 10.546,9 tỷ đồng,
tăng 22,4%; vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng 83,9%; vốn tự có của doanh nghiệp Nhà
nước đạt 3.910,5 tỷ đồng, bằng 75,2%.
Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009, Hà Nội thu hút được 340 dự án, với vốn
đầu tư đăng ký khoảng 500 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện năm 2009 dự kiến đạt 650 triệu
USD. Vốn đầu tư xã hội năm 2009 là 147.814 tỷ đồng, tăng 18,2%.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm 2009 đạt 73.500 tỷ đồng, vượt 4,2% dự toán
năm, tăng 1,5% so năm 2008, trong đó thu nội địa là 61.300 tỷ đồng, vượt 7,3% dự toán, tăng
0,6%. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2009 là 28.736 tỷ đồng, vượt 17,3% dự toán, giảm
9%, trong đó chi thường xuyên là 12.597 tỷ đồng, vượt 20,7% dự toán, tăng 26,5%; chi xây
dựng cơ bản là 13.125,5 tỷ đồng, vượt 15% dự toán, tăng 38,2%.
Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội dự kiến tăng 13,6% so với năm 2008,
trong đó tổng mức bán lẻ tăng 19,9%. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội dự
kiến giảm 7,8% so với năm trước, Kim ngạch nhập khẩu giảm 17,4%.
Dự kiến, khách Quốc tế đến Hà Nội cả năm là 1029 ngàn lượt khách, giảm 11,7% so cùng kỳ
năm 2008; khách nội địa là 6718 ngàn lượt khách, tăng 1,8%; doanh thu khách sạn lữ hành
giảm 2,8%.
Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng Mười hai năm 2009 là 591.152 tỷ đồng, tăng 27,98%
so cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 2,10% và 38,23%, tiền gửi thanh toán
tăng 1,5% và 19,28%. Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng Mười hai năm 2009 đạt 368.710 tỷ
đồng, tăng 38,9% so cùng kỳ năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,64% và 38,27%, dư
nợ trung và dài hạn tăng 1,06% và 39,79%.
Năm 2009, có 232,1 nghìn thuê bao điện thoại thu cước tăng thêm, 69,1 nghìn thuê bao
cố định, 97,9 nghìn thuê bao Internet phát triển mới. Doanh thu bưu chính viễn thông tăng
13,9% so năm trước.
Dự kiến chỉ số giá tiêu dùng 12 tháng năm 2009 so 12 tháng năm 2008 tăng 8,22%, chỉ số giá
vàng tăng 21,05%, chỉ số giá Đôla Mỹ tăng 9,75%.
5