Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Truyện ngắn nguyễn minh châu từ góc nhìn của lí thuyết diễn ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.68 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN VĂN LỰC

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
TỪ GÓC NHÌN CỦA LÍ THUYẾT DIỄN NGÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


2

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN VĂN LỰC

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
TỪ GÓC NHÌN CỦA LÍ THUYẾT DIỄN NGÔN

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:


TS. LÊ THANH NGA


4

NGHỆ AN - 2015


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................7

1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................9
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát...............................................10
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................10
6. Đóng góp của luận văn...............................................................................10
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................11
Chương 1
LÍ THUYẾT CHUNG VỀ DIỄN NGÔN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU..............................................................................................................12

1.1. Khái niệm diễn ngôn và diễn ngôn trong nghiên cứu văn học...............12
1.1.1. Khái niệm diễn ngôn............................................................................................12
1.1.2. Diễn ngôn như một khái niệm của nghiên cứu ngôn ngữ học.............................14
1.1.3. Diễn ngôn như một phạm trù của tu từ học và thi pháp học..............................16

1.2. Tình hình giới thiệu, nghiên cứu diễn ngôn ở Việt Nam.......................18
1.2.1. Tình hình giới thiệu lí thuyết diễn ngôn ở Việt Nam............................................18

1.2.2. Tình hình vận dụng lí thuyết diễn ngôn trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam và
định hướng nghiên cứu diễn ngôn truyện ngắn Nguyễn Minh Châu...............26

1.3. Về tác giả Nguyễn Minh Châu................................................................30
1.3.1. Nguyễn Minh Châu, vài nét về tiểu sử, con người...............................................30
1.3.2. Nhìn chung về những sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1975....................35
1.3.3. Nhìn chung về những sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975.......................36
Chương 2
DIỄN NGÔN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
TRƯỚC 1975....................................................................................................................................39

2.1. Hoàn cảnh diễn ngôn truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975......39
2.1.1. Những quy ước của thời đại nhìn từ sự kiện lịch sử............................................39


6
2.1.2. Những quy ước của thời đại nhìn từ "mệnh lệnh" văn nghệ...............................40
2.1.3. Những quy ước của truyền thống văn học dân tộc.............................................43

2.2. Những nội dung quyền lực chính trị thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu trước 1975...................................................................................45
2.2.1. Mô tả hiện thực chiến tranh................................................................................45
2.2.2. Con người với ý thức công dân............................................................................50
2.2.3. Sự hiện diện của con người dân sự, thế sự (con người cá nhân, cá thể).............53

2.3. Những đặc điểm và khả năng (của sự) diễn giải các vấn đề trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975............................................................57
2.3.1. Diễn giải các vấn đề bằng ngôn ngữ mang khuynh hướng sử thi........................57
2.3.2. Diễn giải các vấn đề bằng ngôn ngữ mang màu sắc lãng mạn.............................62
2.3.3. Diễn giải các vấn đề bằng ngôn ngữ mang màu sắc thế sự..................................66

Chương 3
DIỄN NGÔN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
SAU 1975.........................................................................................................................................69

3.1. Hoàn cảnh diễn ngôn truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975.........69
3.1.1. Sự dịch chuyển quyền lực chính trị sang quyền lực thế sự, quyền lực quân sự
sang quyền lực dân sự trong ý thức thời đại...................................................69
3.1.2. Sự nới lỏng giám sát của quyền lực chính trị - quân sự của các "mệnh lệnh" từ
lãnh đạo Đảng và các nhà quản lí văn nghệ và từ bản thân nhà văn...............72
3.1.3. Sự khao khát đi tìm quyền lực mới như trả một món nợ tinh thần đối với văn
học, với công chúng văn học............................................................................75

3.2. Những nội dung quyền lực dân sự và ý thức thế sự trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975.........................................................................78
3.2.1. Hướng đến các vấn đề rộng lớn của hiện thực - thế sự.......................................78
3.2.2. Hướng đến các vấn đề của cá nhân - cá thể........................................................82
3.2.3. Nhận thức mang màu sắc đối thoại với diễn ngôn chính trị................................87

3.3. Đặc điểm chiến lược diễn giải của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau
1975................................................................................................................91
3.3.1. Sự mở rộng giới hạn của tự sự trên bình diện kết cấu cốt truyện.......................91
3.3.2. Sự đổi mới ngôn ngữ trần thuật..........................................................................96
3.3.3. Sự đổi mới giọng điệu trần thuật.......................................................................100


7
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................108

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1. Nguyễn Minh Châu thuộc số nhà văn tiêu biểu trong cả hai giai đoạn sáng
tác trước và sau 1975. Nếu trước 1975, ông là tác giả của những tiểu thuyết, truyện
ngắn góp phần quan trọng làm nên diện mạo của nền văn học “sử thi”, mà vẫn
khẳng định một cách rõ rệt dấu ấn, phong cách riêng, thì sau 1975, ông lại là “người
mở đường tài năng và tinh anh” của văn học Việt Nam đổi mới (phần in nghiêng là
chữ dùng của Nguyên Ngọc). Nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Minh Châu là góp
phần tiếp tục nhận diện nền văn học Việt Nam hiện đại.
2. Khi nhắc đến Nguyễn Minh Châu trước 1975, người ta có thể nghĩ ngay đến
một cây bút tiểu thuyết đẳng cấp, nhắc đến Nguyễn Minh Châu sau 1975, nhất là vào
những thập niên 80 của thế kỉ trước, những thành tựu của ông lại nhỉnh hơn ở khu
vực truyện ngắn. Nhưng thực sự thì, trước 1975, những truyện ngắn của nhà văn này
cũng thuộc loại rất đáng để đọc và suy ngẫm. Tìm hiểu truyện ngắn của ông trong cái
nhìn xuyên suốt về cả hai thời kì, không chỉ nhìn thấy sự vận động của phong cách
truyện ngắn nhà văn, mà qua đó có thể có những nhận thức lí thú về tiến trình vận
động của văn học Việt Nam nói chung, dù có khi chỉ là trên một vài phương diện.
3. Trong chương trình phổ thông hiện nay, Nguyễn Minh Châu là tác giả
quan trọng với hai tác phẩm (được viết trong hai giai đoạn trước và sau 1975) được
đưa vào giảng dạy. Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sẽ góp phần hỗ trợ
việc giảng dạy tác phẩm của nhà văn.
4. Diễn ngôn là một lý thuyết cho đến nay còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Việc
vận dụng lí thuyết này để nghiên cứu một trường hợp tiêu biểu, lí thú như Nguyễn
Minh Châu có thể coi là một thử nghiệm, nếu thành công sẽ góp phần nhỏ trong
việc giới thiệu nó, góp thêm một công cụ, nhằm làm rộng hơn con đường nghiên
cứu văn học của chúng ta.
2. Lịch sử vấn đề


8
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cũng như nhiều

luận văn, luận án, tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Minh Châu trên cả hai thể loại tiểu
thuyết và truyện ngắn. Theo cuốn Nguyễn Minh Châu - về tác gia và tác phẩm, do
Mai Hương tuyển chọn và biên soạn, thư mục tài liệu nghiên cứu tác gia và tác
phẩm đã có đến 150 bài viết và công trình ngiên cứu lớn nhỏ về ông.
Ta có thể kể đến một số bài viết và công trình nghiên cứu khoa học về Nguyễn
Minh Châu như: Nguyễn Minh Châu - tài năng và sáng tạo nghệ thuật, Nxb Văn hóa
- Thông tin, 2001, Công trình nghiên cứu khoa học của Tôn Phương Lan về Phong
cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXb Khoa học Xã hội, 2002, Truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu - tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, 2007, Nguyễn Minh Châu
và công cuộc đổi mới văn học sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007,
Nguyễn Minh Châu - tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, 2014… Trong số đó, ta
không thể không chú ý đến một số công trình như: Nguyễn Minh Châu - tài năng và
sáng tạo nghệ thuật, ở đây, Mai Hương đã tuyển chọn và giới thiệu 59 bài viết,
nghiên cứu, đánh giá về tác giả và tác phẩm Nguyễn Minh Châu. Cuốn sách được
chia làm bốn phần: phần một; Nguyễn Minh Châu phác thảo chân dung và sự nghiệp,
phần hai; Nguyễn Minh Châu và nỗ lực cách tân “dũng cảm rất điềm đạm”, phần ba;
Cảm nhận từ thế giới nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Minh Châu, phần bốn; Hồi nhớ
về Nguyễn Minh Châu. Trong đó có một số bài viết như: “Nhớ về Nguyễn Minh
Châu” (Nguyên Ngọc), “Nguyễn Minh châu hay định nghĩa về người viết văn”
(Vương Trí Nhàn), Nguyễn Minh Châu và bài học đổi mới tư duy” (Lã Nguyên),
“Nguyễn Minh Châu và sự trăn trở của một ngòi bút đầy trách nhiệm” (Đinh Trí
Dũng), “Nguyễn Minh Châu - một cây bút văn xuôi đầy triển vọng (Phan Cự Đệ)
“Cửa sông, một hình ảnh về quê hương ta trong chiến đấu” (Phong Lê)... Công trình
nghiên cứu về Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan. Đây
không phải là công trình nghiên cứu chuyện biệt về truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu nhưng rõ ràng để khái quát về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
không thể không có truyện ngắn. Trong công trình này, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu
tư tưởng nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu, tìm



9
hiểu hệ thống nhân vật cũng như nghệ thuật trần thuật, những đặc điểm ngôn ngữ và
giọng điệu… từ đó khắc họa và khái quát những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ
thuật của nhà văn. Cuốn Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học sau 1975,
người viết đã đặt vấn đề nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong
sự vận động đổi mới của văn xuôi trong những năm đổi mới sau 1975. Từ đó người
viết đã chỉ ra sự vận động và đổi mới trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu (trong
đó có truyện ngắn) trên ba phương diện:
- Thứ nhất; về quá trình đổi mới ý thức nghệ thuật mà trọng tâm là đổi mới
quan niệm nghệ thuật về con người, từ con người được thể hiện trên bình diện xã
hội với những vận động xuôi chiều đến con người cá nhân trong quan hệ phức tạp
của đời thường.
- Thứ hai; Về thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước
1975 chủ yếu là nhân vật loại hình, sau 1975 có các dạng nhân vật tư tưởng, nhân
vật tính cách, nhân vật thế sự. Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng được đổi mới
nhờ vào các thủ pháp tăng cường độc thoại nội tâm, khắc họa nhân vật qua các chi
tiết ngoại hình sinh động.
- Thứ ba; về đổi mới kết cấu nghệ thuật trần thuật, từ cốt truyện hành động
bên ngoài chiếm ưu thế trong các sáng tác trước 1975 chuyển sang cốt truyện không
có biến cố trong các sáng tác sau 1975.
Các bài viết, luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Minh
Châu nói chung và về truyện ngắn của ông nói riêng là rất nhiều và đã đi sâu vào tìm
hiểu khám phá ở một số phương diện cụ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu truyện ngắn của
ông từ góc nhìn của lí thuyết diễn ngôn là một vấn đề khá mới ở thời điểm hiện nay.
Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi muốn vận dụng lí thuyết diễn
ngôn để tìm hiểu về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lí thuyết diễn ngôn nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
thấy được những đặc điểm cơ bản trong sáng tác của nhà văn trong cả hai thời kì

trước và sau 1975.


10
Tìm hiểu sự quy định hay chi phối của điều kiện xã hội đến sự diễn ngôn
văn học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng tới ba nhiệm vụ
3.2.1. Nghiên cứu các vấn đề lí thuyết về diễn ngôn, mô tả một cách khái
quát hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu
3.2.2. Nghiên cứu tập trung vào diễn ngôn truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
trước 1975
3.2.3. Nghiên cứu diễn ngôn truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là diễn ngôn truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
4.2. Phạm vi khảo sát
Phạm vi khảo sát là truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975 và sau 1975,
chủ yếu tập trung ở tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau, Nhà xuất bản Văn
học, 1970 và Tuyển tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội, 2009.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
5.3. Phương pháp loại hình
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu dưới góc nhìn diễn ngôn văn học.
- Thấy được sự tiếp nối và sáng tạo của Nguyễn Minh Châu trong hai giai
đoạn sáng tác trước và sau 1975 để từ đó thấy được những đóng góp của Nguyễn
Minh Châu cho nền văn học nước nhà

- Từ góc nhìn của lí thuyết diễn ngôn, luận văn sẽ gợi ý thêm một cách đọc hiểu truyện ngắn nói chung và truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nói riêng.
- Kết quả của luận văn có thể vận dụng thêm vào việc giảng dạy truyện ngắn
của Nguyễn Minh Châu ở trường phổ thông.


11
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh khi tìm hiểu về
Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn của ông.
7. Cấu trúc của luận văn
Trên cơ sở nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn được triển khai
thành 3 chương
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Diễn ngôn truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975
Chương 3. Diễn ngôn truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975


12
Chương 1
LÍ THUYẾT CHUNG VỀ DIỄN NGÔN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
1.1. Khái niệm diễn ngôn và diễn ngôn trong nghiên cứu văn học
1.1.1. Khái niệm diễn ngôn
Thuật ngữ diễn ngôn được dùng ngày nay có nguồn gốc từ châu Âu, được
dịch từ thuật ngữ Discourse. “Theo tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn Giao tiếp
diễn ngôn và cấu tạo văn bản, nhà ngôn ngữ học người Bỉ E.Buysen là người đầu
tiên sử dụng discourse như một khái niệm chuyên môn trong tác phẩm Hoạt động
nói năng và văn bản (1943). Từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX, nghiên cứu
diễn ngôn (hay còn gọi là phân tích diễn ngôn) trở thành một trào lưu khoa học phát
triển rầm rộ ở châu Âu và diễn ngôn trở thành một khái niệm trung tâm, được lưu
hành rộng rãi trong khoa học xã hội và nhân văn” [58]. Tuy nhiên, cho đến nay,

khái niệm diễn ngôn vẫn chưa có sự thống nhất rõ ràng về cách hiểu.
Trần Đình Sử trong "Khái niệm diễn ngôn" đã nói: “Trong thời gian gần đây
trong nghiên cứu văn học, xã hội học, khái niệm diễn ngôn đã được sử dụng nhiều,
song nhìn kĩ các tài liệu tiếng Việt khi sử dụng khái niệm này hiện còn có phần lúng
túng”. Và tác giả bài viết đã đưa ra sáu nội dung cơ bản của khái niệm diễn ngôn
1. Hiểu tổng quát, diễn ngôn là thực tiễn giao tiếp của con người trong xã
hội. Nhấn mạnh thực tiễn giao tiếp xã hội để phân biệt với lời nói cá nhân. Mọi lời
nói cá nhân đều phụ thuộc vào diễn ngôn xã hội. Hoạt động diễn ngôn xã hội thể
hiện một trạng thái ngôn ngữ, tri thức, quyền lực trong xã hội của diễn ngôn đó mà
các cá nhân đều phụ thuộc vào.
2. Diễn ngôn là cách nói năng, phương thức biểu đạt về con người, thế giới,
về các sự việc trong đời sống. Diễn ngôn biểu hiện thành hình thức ngôn ngữ, như
các cuộc thảo luận, tranh tụng, phát biểu, diễn thuyết, diễn đạt thành khái niệm, cụm
từ, hệ thống các từ ngữ, các thuật ngữ, phạm trù, các từ then chốt, thể hiện hệ thống
tri thức thịnh hành, chân lí phổ biến trong xã hội. Do đó nghiên cứu diễn ngôn là


13
nghiên cứu ngôn ngữ. Nhưng diễn ngôn không phải là cách nói thế nào trong tương
quan với nói cái gì, không phải là hình thức. Diễn ngôn là hiện tượng tư tưởng.
Diễn ngôn không phải là công cụ diễn đạt, mà là bản thể tư tưởng, bản thân tư
tưởng, mọi tư tưởng đều biểu hiện thành diễn ngôn. Diễn ngôn là điều kiện tồn tại
của tư tưởng. Do đó nghiên cứu diễn ngôn chính là nghiên cứu tư tưởng.
3. Chức năng của diễn ngôn là kiến tạo bức tranh thế giới bằng ngôn ngữ, là
gọi tên các sự vật, hiện tượng, là thực tiễn giao tiếp diễn ngôn cũng không phải tiếp
cận thế giới theo lối nhận thức luận, xem con người có khả năng nhận thức chân lí
như thế nào. Chức năng diễn ngôn là kiến tạo sự thật, chân lí. Ví dụ diễn ngôn tòa
án là dựa vào tri thức luật pháp, hồ sơ để kiến tạo nên tội của phạm nhân để khép
vào hình phạt, mặc dù có thể đúng, có thể oan, sai, có thể giảm nhẹ cho đối tượng
nào đó. Đó là chân lí của tòa. Ví dụ diễn ngôn phê bình là kiến tạo nên giá trị hay

tội lỗi của một cuốn sách nào đó, dựa vào nghị quyết hay pháp luật hay vào lí thuyết
nào đó, còn chuyện sách ấy có giá trị thế nào là việc khác. Diễn ngôn văn học,
chính trị, triết học, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, mĩ học…đều như thế.
4. Diễn ngôn kiến tạo bức tranh thế giới, sự thật, chân lí theo các quy tắc, cơ
chế của nó, ví như thẩm quyền của chủ thể, của ngữ cảnh, của quan hệ giao tiếp,
của chiến lược, trật tự nhất định. Dựa vào quyền lực nó có thể là áp đặt, cưỡng bức,
bắt học tập, cải tạo, có thể trao đổi, đối thoại, hoặc có thể trình bày, giải thích để
tiếp nhận. Diễn ngôn có thể vẽ ra một bức tranh rất xấu, đen tối về một đối tượng và
bức tranh tươi sáng về đối tượng khác. Có cái cho phép nói, có cái lại cấm đoán,
không khuyến khích, có cái lại chủ trương. Vì thế nghiên cứu diễn ngôn là nghiên
cứu các cơ chế kiến tạo đó.
5. Diễn ngôn là hiện tượng giao tiếp cho nên nó là tiếng nói của một chủ thể
quyền lực trong xã hội ấy, là ngôn ngữ của kẻ chiếm địa vị thống trị về tư
tưởng. Các chủ thể diễn ngôn do địa vị khác nhau mà có trật tự diễn ngôn khác
nhau, để thuyết phục họ có chiến lược diễn ngôn khác nhau, từ tuyên bố, ra lệnh,
cho đến đối thoại, trao đổi hay trình bày, diễn giải quan điểm của mình. Như thế
nghiên cứu diễn ngôn là đi tìm xem các chủ thể xã hội đứng đằng sau diễn ngôn,
xem đó là tiếng nói của ai, vào thời điểm nào.


14
6. Diễn ngôn là hiện tượng siêu văn bản, liên văn bản, nó thể hiện trong các
văn bản nhưng không đồng nhất với văn bản, không giới hạn trong các văn bản. Nó
gắn với chủ thể diễn ngôn, song không có tác giả cụ thể. Diễn ngôn là hiện tượng xã
hội, có tính chỉnh thể, tính liên tục, tính thống nhất, tính hệ thống. Nó gắn với ý
thức hệ xã hội, người ta có thể dùng ý thức hệ để gọi tên diễn ngôn: diễn ngôn tư
sản, vô sản, diễn ngôn mác xít, diễn ngôn hiện đại, hậu hiện đại. Nó cũng gắn với
các lĩnh vực tri thức, cho nên có thể lấy lĩnh vực tri thức mà gọi tên nó: ví dụ diễn
ngôn văn học, diễn ngôn vật lí, diễn ngôn thi ca, diễn ngôn tính dục. Diễn ngôn do
đó có tính chỉnh thể hữu hạn. Do đó nghiên cứu diễn ngôn không thoát li văn bản cụ

thể, nhưng không giới hạn trong bất cứ văn bản nào, bởi tính liên văn bản của nó,
không câu nệ vào văn bản cụ thể, mà hướng đến khái quát các cơ chế chung trong
việc kiến tạo nên diễn ngôn.
1.1.2. Diễn ngôn như một khái niệm của nghiên cứu ngôn ngữ học
Nền tảng của hướng tiếp cận ngôn ngữ học về diễn ngôn là những luận điểm
của F.de Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Trong công trình này,
Saussure phân biệt ngôn ngữ và lời nói. Ngôn ngữ là một hệ thống, một kết cấu tinh
thần trừu tượng, khái quát trong khi lời nói là sự vận dụng ngôn ngữ trong những
hoàn cảnh cụ thể, bởi các cá nhân cụ thể. Ngôn ngữ là bản thể xã hội, thuộc về cộng
đồng trong khi lời nói thuộc về cá nhân. Ngôn ngữ là những cấu trúc tiên nghiệm và
bất biến trong khi lời nói là bình diện sinh thành. Ông chỉ ra đối tượng nghiên cứu
của ngôn ngữ học là ngôn ngữ, sản phẩm của xã hội kết đọng lại trong óc mỗi người
chứ không phải là lời nói.
Sự đối lập lời nói/ ngôn ngữ trong quan điểm của Saussure đã làm nền tảng
cho sự phân biệt giữa diễn ngôn và văn bản. Văn bản là cấu trúc ngôn ngữ mang
tính chất tĩnh, còn diễn ngôn là cấu trúc lời nói mang tính động. David Crystal cho
rằng “Phân tích diễn ngôn tập trung vào cấu trúc của ngôn ngữ nói xuất hiện một
cách tự nhiên trong các diễn ngôn như lời đàm thoại, phỏng vấn, bình luận và lời
nói. Phân tích văn bản tập trung vào các cấu trúc của ngôn ngữ viết, trong các văn
bản như tiểu luận, thông báo, biển chỉ đường và các chương sách” [58].


15
Michael Stubbs (1983) phân biệt: “một văn bản có thể được viết ra, trong khi
một diễn ngôn có thể được nói ra, một văn bản có thể được tương tác trong khi một
diễn ngôn thì không tương tác”.
Trong Diễn ngôn tự sự (Narrative discourse), trên cơ sở phân biệt discourse
và story, G.Gennette cho rằng diễn ngôn tự sự là cách thức trình bày một câu
chuyện. Tác giả đã phân chia diễn ngôn tự sự thành các phạm trù ngữ pháp như:
thời, thức, và giọng. Trong đó, thời và thức nằm ở cấp độ mối quan hệ giữa câu

chuyện và diễn ngôn tự sự, giọng chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động kể và diễn
ngôn tự sự, giữa hoạt động kể và câu chuyện. Gennette đã dùng những phạm trù
ngữ pháp này để phân tích cấu trúc tự sự của Đi tìm thời gian đã mất của M.Proust.
Cũng trong giai đoạn này, khái niệm diễn ngôn bắt đầu được sử dụng rộng
rãi và đặc biệt trở thành một khái niệm trung tâm trong trường phái Phân tích diễn
ngôn (hay còn gọi là nghiên cứu diễn ngôn), một hướng nghiên cứu có phạm vi và
ảnh hưởng rất rộng rãi, bao trùm rất nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ học, xã hội học,
tâm lí xã hội học, nghiên cứu văn học…
Theo Diệp Quang Ban, “trong cách hiểu ngắn gọn nhất, phân tích diễn ngôn
là một cách tiếp cận phương pháp luận đối với việc phân tích ngôn ngữ bên trên bậc
câu, gồm các tiêu chuẩn như tính kết nối, hiện tượng hồi chiếu… Hiểu một cách cụ
thể hơn thì Phân tích diễn ngôn là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và
viết bậc trên câu (diễn ngôn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các
mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm
ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú đa dạng” [58].
Nếu như ngữ pháp văn bản chuyên nghiên cứu văn bản một cách biệt lập,
hoàn toàn tách rời khỏi ngữ cảnh thì phân tích diễn ngôn nhằm làm nổi bật mối
quan hệ chặt chẽ giữa kết cấu ngôn từ bên trong văn bản với những yếu tố ngoài
văn bản (hay còn gọi là ngôn vực). Các yếu tố này bao gồm trường (field) (hoàn
cảnh bao quanh diễn ngôn), thức (mode) (vai trò của ngôn ngữ trong tình huống),
không khí chung (tennor) (các vai xã hội trong giao tiếp).
Trong giai đoạn này, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi ngôn ngữ học Saussure và
chủ nghĩa cấu trúc, các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ tập trung vào khám


16
phá cấu trúc tĩnh tại, bất biến của các diễn ngôn và văn bản. Tư tưởng này đã loại
trừ tất cả thuộc tính ngẫu nhiên, cá thể của lời nói, chỉ chú ý đến phương diện ổn
định, bất biến của ngôn ngữ như một bản thể xã hội. Và đối tượng hướng tới của
các nhà nghiên cứu không phải là những văn bản/ diễn ngôn cụ thể, mà họ chỉ coi

đó là chất liệu, thông qua việc phân tích các văn bản/ diễn ngôn cụ thể như Câu
chuyện mười ngày, Đi tìm thời gian đã mất, họ cố gắng chỉ ra những cấu trúc khái
quát, những thuộc tính bản chất của văn học nói chung. Mỗi nhà nghiên cứu đều
cố gắng tìm ra một mô hình phi thời gian cho các văn bản, theo những cách thức
khác nhau.
1.1.3. Diễn ngôn như một phạm trù của tu từ học và thi pháp học
Theo Bakhtin, ngôn ngữ khác với diễn ngôn, trong từ điển, ngôn ngữ là
thuần tuý công cụ, không có tác giả, không có người đọc, tự thân cũng không có ý
nghĩa. Còn diễn ngôn thì khác, nó gần với khái niệm tekst, vừa có tác giả, có ý
nghĩa, có người đọc.
Trong thiên Diễn ngôn của tiểu thuyết, mở đầu Bakhtin viết: “ý chính của
tôi là khắc phục quan niệm trừu tượng về ngôn ngữ của phái hình thức chủ nghĩa
tách rời ngôn ngữ khỏi tư tưởng, hình thức và nội dung thống nhất trong ngôn
ngữ, mà ngôn ngữ này vì cần được hiểu là một hiện tượng xã hội, mà mọi hoạt
động của nó, mọi thành tố của nó, từ thanh âm đến ý nghĩa trừu tượng, đều mang
tính xã hội” [78]. Cái ngôn ngữ có sự thống nhất nội dung và hình thức ấy thực
chất là diễn ngôn. Đối với Bakhtin, diễn ngôn không phải là ngôn ngữ, cả hai có
thể chỉ là một đối tượng, nhưng nội hàm khác nhau, nền tảng tư tưởng khác nhau.
Ngôn ngữ là đối tượng của ngôn ngữ học truyền thống, còn diễn ngôn là đối tượng
của khoa học xã hội nhân văn, trong ngôn ngữ học truyền thống, ngôn ngữ là hình
thức, công cụ, tư tưởng là nội dung, có thể độc lập với hình thưc, còn diễn ngôn
thì khác, nó là ngôn ngữ có tư tuởng, có tính hoạt động xã hội, tức tính thực tiễn.
Trong lí luận diễn ngôn nội dung và hình thức cùng quan hệ của chúng như cách
hiểu truyền thống không còn có ý nghĩa nữa, cũng tức là nói chúng ta không thể
nào phân biệt nội dung và hình thức của diễn ngôn, nội dung của diễn ngôn, tức là
hình thức, hình thức tức là nội dung, từ đây chúng ta không chỉ nhìn thấy quan


17
điểm cơ bản của Bakhtin về diễn ngôn, mà còn nhìn thấy con đường cơ bản để

nghiên cứu diễn ngôn nữa.
Trong Những vấn đề thi pháp Dostoievski ông có một chương chuyên nghiên
cứu ngôn ngữ của Dostoievski gọi là “Slovo trong tiểu thuyết của Đostoievski” được
dịch là “Lời văn trong tiểu thuyết của Dostoievski”. Sách Trung Quốc dịch tên
chương này là Diễn ngôn trong tiểu thuyết của Dostoievski. Mở đầu chương ông đã
tuyên bố, “Ngôn ngữ của Dostoievski chỉ cái chỉnh thể ngôn ngữ sống động, cụ thể,
chứ không phải cái ngôn ngữ như đối tượng nghiên cứu chuyên biệt của ngôn ngữ
học, cái gọi là chỉnh thể ngôn ngữ mà Bakhtin hay dùng, thực chất là diễn ngôn.
Trong bài Ngôn ngữ của tiểu thuyết ông đã dùng ngoặc đơn để chua thêm nội dung
của nó [78].
Trong lời nói đầu công trình nghiên cứu tiểu thuyết của Dostoievski, Bakhtin
viết: “Cuốn sách này chỉ xem xét sáng tác nhà văn dưới góc độ thi pháp”, như vậy,
diễn ngôn theo ông nằm trong thi pháp học. Diễn ngôn đây là “hình thức nghệ
thuật”, là “hình thức tư duy”, “kiểu tư duy”, mấy từ đó có nghĩa như là chiến lược
phát ngôn của nhà văn, một phương diện, theo Bakhtin là “hoàn toàn chưa được
khám phá”. Trong công trình này Bakhtin không nghiên cứu riêng lẻ từng tác phẩm
của Dostoievski, tức là không nghiên cứu từng văn bản. Diễn ngôn thể hiện trong
văn bản nhưng là siêu văn bản.
Vì thế ông lưu ý đến tính chất chỉnh thể của thể loại, chỉnh thể của nhà văn
như là một chủ thể phát ngôn. Ngoại trừ chương I có nội dung phê phán các công
trình nghiên cứ của người đi trước, bắt đầu từ chương II trở đi, ông nghiên cứu một
diễn ngôn mới trong tiểu thuyết của Dostoievski là diễn ngôn phức điệu (đa thanh,
có người dịch là đa âm). Chương “Nhân vật và lập trường tác giả đối với nhân vật
trong sáng tác của Dostoievski” Nhan đề của chương gợi nhớ đến nhan đề công
trình Tác giả và nhân vật trong hoạt động thẩm mĩ, trong đó tác giả là một kiểu chủ
thể tư duy thẩm mĩ. Khái niệm “lập trường tác giả” là một khái niệm mới nhằm chỉ
một phương châm, chiến lược phát ngôn để làm mới tiểu thuyết. Một là xây dựng
tiểu thuyết phức điệu, đối lập lại tiểu thuyết độc thoại; Tác giả không còn là chúa tể



18
quy định tư tưởng tác phẩm mà nhân vật chỉ hoạt động theo ý đồ tác giả. Hai là
nhân vật là các ý thức độc lập, luôn giữ cho mình tiếng nói cuối cùng. Ngôn ngữ
tiểu thuyết là đa ngữ và đối thoại, mà tác giả đã mô tả thành nhiều hình thức đối
thoại đa giọng, từ việc đối thoại, nửa trực tiếp đến giễu nhại, nghiêm túc buồn cười,
các navan, nghịch dị. Xét ra, các nguyên tắc thi pháp của Dostoievski chính là các
quy tắc diễn ngôn để ông thoát ra khỏi hình thức độc thoại ngự trị lâu dài trong tiểu
thuyết cổ điển. Diễn ngôn mới của Dostoievski tiềm ẩn trong tiểu thuyết của ông,
giới phê bình văn học do chưa có ý thức về diễn ngôn, chưa có quan niệm về tính
đối thoại, cho nên không phát hiện ra được nguyên tắc đối thoại đó. Khái niệm diễn
ngôn giúp ta hiểu đúng thực chất cách nghiên cứu thi pháp của Bakhtin. Đó không
phải là hình thức thông thường, không phải lối tư duy nghệ thuật thông thường, mà
là hình thức vượt lên hình thức đã có, vượt qua kiểu tư duy đã có. Có thể nói đó là ý
nghĩa đích thực của nghiên cứu thi pháp và phong cách học, tu từ học.
1.2. Tình hình giới thiệu, nghiên cứu diễn ngôn ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình giới thiệu lí thuyết diễn ngôn ở Việt Nam
Trong cuốn Discourse, tác giả Sara Mills cho rằng diễn ngôn là thuật ngữ
“có phạm vi nghĩa khả hữu rộng nhất so với bất cứ thuật ngữ nào khác thuộc lí luận
văn học và văn hóa”.
Người đầu tiên sử dụng discourse như một khái niệm chuyên môn trong tác
phẩm Hoạt động nói năng và văn bản (1943). Khái niệm diễn ngôn cũng đã manh
nha hình thành khá sớm. T.A.Vandijk, trong Handbook of Language and Social
Psychology (Cẩm nang ngôn ngữ và tâm lí xã hội) cho rằng: “Mặc dù có nguồn gốc
từ khoảng 2000 năm của thuật hùng biện, phân tích diễn ngôn như một ngành độc lập
trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn đã nổi lên kể từ giữa những năm 1960”.
Sau thời kì thống trị của cấu trúc luận, nó lại xuất hiện với những hàm nghĩa
mới trong các công trình nghiên cứu hậu cấu trúc và giải cấu trúc của M.Foucault,
J.Derrida, R.Barthes… Ngày nay, diễn ngôn trở thành một thuật ngữ quan trọng
trong các công trình nghiên cứu của các trường phái Phân tích diễn ngôn phê phán,
chủ nghĩa Hậu hiện đại, chủ nghĩa Thuộc địa và Hậu thuộc địa, Lý luận nữ quyền,



19
chủ nghĩa Tân duy sử… Trải qua quá trình phát triển lâu dài, diễn ngôn liên tục
được sử dụng trong những bối cảnh mới và được bồi đắp thêm những nét nghĩa
mới. Điều này khiến cho nghĩa gốc của nó trở nên nhòe mờ, những nét nghĩa khái
quát bị che khuất, và các nét nghĩa thứ sinh lại đan bện chồng chéo, khó phân tách.
Ở Việt Nam, vấn đề diễn ngôn được giới thiệu sớm nhất trong lĩnh vực ngôn
ngữ học. Có thể kể tên các công trình như: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của
Trần Ngọc Thêm (1985), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp diễn ngôn và
cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban (1998, 2009), Dụng học Việt ngữ của Nguyễn
Thiện Giáp (2000), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 của Đỗ Hữu Châu (2001), Phân
tích diễn ngôn - một số vấn đề lí luận và phương pháp của Nguyễn Hoà (2003), Từ
điển tu từ - phong cách - thi pháp học của Nguyễn Thái Hoà (2005).v.v.
Khi xem xét lịch sử sử dụng thuật ngữ diễn ngôn ở ta, không thể không nhắc
tới một số công trình nghiên cứu về diễn ngôn của nước ngoài được dịch sang tiếng
Việt, xuất hiện gần như đồng thời với những công trình biên soạn và nghiên cứu về
diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ học trong nước, như: Dụng học, một số dẫn luận
nghiên cứu ngôn ngữ của George Yule (Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch,
1997); Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc
Thanh dịch, 1998); Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown, George Yule (Trần
Thuần dịch, 2002), Dẫn luận ngữ pháp chức năng của Mark Halliday (Hoàng Văn
Vân dịch, 2004).v.v. Có thể nói rằng, những bước phát triển về nghiên cứu diễn
ngôn của ta có được chính là một phần dựa trên sự tham chiếu những công trình
như trên.
Trong nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu Việt Nam bắt đầu đến với lí
thuyết diễn ngôn thông qua tìm hiểu những công trình của các nhà nghiên cứu văn
học nước ngoài như: Những vấn đề thi pháp Doxtoievxki và Lí luận và thi pháp tiểu
thuyết của M.Bakhtin (1993), Độ không của lối viết của R.Barthes (1997), Văn học
hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lí thuyết (2003), Các khái niệm và các thuật

ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ XX của
I.P.Lin (2003), Logic học về các vấn đề thể loại văn học của Kate Hambuger


20
(2004), Thi pháp văn xuôi (2004) của Tz.Todorov, Bản mệnh lí thuyết của
A.Compagnon (2006), Nhập môn Foucault của L.A.Fillingham, M.Susser (2006),
Dẫn luận về văn chương kì ảo của Tz.Todorov (2006), Thi học và ngữ học của
R.Jakobson (2008), Những huyền thoại của R.Barthes (2008).v.v. Thông qua việc
dịch và giới thiệu những công trình như vậy, nhận thức về nghiên cứu diễn ngôn
văn học ngày càng được bồi đắp thêm.
Trên cơ sở tìm hiểu các công trình của nước ngoài bàn về diễn ngôn và diễn
ngôn văn học như đã nêu ở trên, các nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam đã có
những phân tích, trao đổi, bàn luận về việc hiểu khái niệm diễn ngôn, lí thuyết diễn
ngôn, từ đó vận dụng lí thuyết này vào phân tích các hiện tượng văn học.
Trong bài viết Bản chất xã hội thẩm mĩ của ngôn từ văn học của học giả
Trần Đình Sử (2004), khi giới thiệu M.Foucault với bình diện nghiên cứu mới về
“discourse” (Trần Đình Sử dịch là ngôn từ, nhưng nội hàm khái niệm được xác
định ở đây tương đương khái niệm diễn ngôn), tác giả đã nêu những luận điểm được
coi là cốt lõi nhất trong lí thuyết diễn ngôn của M.Foucault như: “ngôn từ là hoạt
động thực tiễn chủ yếu của con người, là hình thức biểu hiện ngôn ngữ của một
quần thể người trong một điều kiện xã hội, lịch sử nhất định”, “cơ chế thầm kín chi
phối quá trình biểu đạt ý nghĩa của ngôn từ đó là hình thái xã hội, trạng thái tri thức
của con người và cơ chế quyền lực trong xã hội”. Từ hiểu biết này, chúng ta nhận ra
rằng, khi coi mỗi tác phẩm văn học là một diễn ngôn, thì để hiểu diễn ngôn ấy, một
trong những việc chúng ta cần thực hiện là phải tìm hiểu những yếu tố đã chi phối
sự biểu đạt của tác phẩm. Cũng trong bài viết vừa nêu, trên cơ sở giới thiệu, phân
tích quan niệm của M.Bakhtin và M.Foucault về diễn ngôn, Trần Đình Sử chỉ ra
con đường hợp lí để tìm hiểu ngôn từ văn học là phải xuất phát từ sự thống nhất
giữa ngôn từ và ý thức. Và chỉ dẫn này giúp chúng ta hiểu rõ hơn thao tác cần thực

hiện khi nghiên cứu văn học từ góc độ diễn ngôn.
Năm 2008, trong bài viết Những bậc tiên phong của tư duy hậu hiện đại nhà
nghiên cứu Phương Lựu đã giới thiệu và chỉ ra “một số vấn đề trọng điểm” trong
quan niệm về diễn ngôn của M.Foucault: tri thức, quyền lực, trách nhiệm. Tri thức


21
hệ hình tri thức là “nhận thức chung của cộng đồng” trong một thời đại nhất định.
“Hệ hình tri thức là cái gì gần như vô thức bao trùm lên từng thời đại, khiến cho
cùng một hiện tượng lại được nhận biết rất khác nhau qua từng thời đại”. Tri thức
luôn gắn bó chặt chẽ với quyền lực - “Cái gọi là chân lý tuyệt đối chẳng qua là được
quyết định bởi địa vị quyền uy cùng hình thái ý thức đại diện cho nó”.“Cùng với tri
thức và quyền lực, trách nhiệm cũng là một trọng điểm nghiền ngẫm và suy tư của
M.Foucault”. “Nếu tri thức là hư cấu của từ ngữ, quyền lực là hư cấu của sự vật, thì
trách nhiệm là hư cấu của chủ thể”. Và “mặc dù trong từng lúc có thể đột xuất lên
một khía cạnh nào đó, nhưng xét trong cả quá trình nghiên cứu bất kỳ vấn đề gì thì
tư duy của M.Foucault đều được song hành bởi ba phương diện đó”. Với việc giới
thiệu và diễn giải ngắn gọn, sáng rõ ba vấn đề trọng yếu trong hệ thống lí thuyết của
M.Foucault, tác giả Phương Lựu không chỉ cho chúng ta thấy rõ vai trò tiên phong
của M.Foucault (cùng với J.Lacan) đối với sự hình thành và phát triển của tư duy
hậu hiện đại, mà còn cho chúng ta hiểu rõ hơn quan niệm rất sâu sắc của
M.Foucault về diễn ngôn.
Năm 2009, tác giả Lã Nguyên, trong bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại như
một hệ hình thế giới quan, đã bàn về một số “luận điểm nòng cốt” trong hệ hình thế
giới quan của chủ nghĩa hậu hiện đại, mà “văn hóa là một hệ thống kí hiệu” và “thế
giới là một văn bản” là hai luận điểm rất đáng chú ý với người nghiên cứu diễn
ngôn. Trước hết, văn hóa là một hệ thống kí hiệu. “Ngôn ngữ, tư duy ngôn ngữ,
hoạt động của con người như một “thực tại diễn ngôn” luôn luôn là vấn đề trung
tâm thu hút sự chú ý của chủ nghĩa hậu hiện đại. Tuy có bất đồng trong tiểu tiết,
nhưng về đại thể, các lí luận gia của chủ nghĩa hậu hiện đại đều nhất trí cho rằng,

chính ngôn ngữ quyết định tư duy và mọi hoạt động đời sống. Chính ngôn ngữ chi
phối người nói, chứ không phải người nói điều khiển ngôn ngữ”. Và “sự hiểu biết
của chúng ta về thế giới chỉ có thể đạt được trong ngôn ngữ và bằng ngôn ngữ. Sự
hiểu biết ấy không phải là sản phẩm của “thế giới như nó vốn có”, mà là kết quả
của “lịch sử các văn bản”. Thứ hai, thế giới là một văn bản. “Với chủ nghĩa hậu
hiện đại, cái được gọi là hiện thực khách quan chẳng qua là một văn bản, một diễn


22
ngôn, một “câu chuyện”. “Văn hoá - của thời nào cũng thế - là tổng số của các văn
bản, hoặc liên văn bản. Phải đặt vào “trường diễn ngôn của văn hoá” mới có thể
hiểu được các văn bản. “Theo Foucault, mỗi thời đại bao giờ cũng chỉ có một hệ
thống tri thức duy nhất được tạo ra bởi hoạt động diễn ngôn của các khoa học khác
nhau. Ông gọi hệ thống tri thức được tạo ra bởi hoạt động ngôn ngữ như thế là
“épistémè”, tạm dịch là “trường” (hoặc “không gian”) tri thức thời đại”. “Trường tri
thức thời đại” chính là chuẩn mực làm thành bộ “mã ngôn ngữ”. Nó tự động chi
phối và điều chỉnh từ trong nội tại cách thức hành ngôn và tư duy của cá nhân. Nó
vừa bị lệ thuộc vào cấu trúc nội tại của các tương quan quyền lực, vừa hoạt động
giống như một kiểu “diễn ngôn toàn trị”, một sức mạnh áp đặt hợp thức. Cho nên,
“trường tri thức thời đại” không thể mang tính khách quan, trung tính. Những diễn
giải như vậy tiếp tục bồi đắp cho chúng ta hiểu biết về diễn ngôn, đồng thời gợi ý
cho việc xác lập vấn đề nghiên cứu khi tìm hiểu diễn ngôn văn học.
Năm 2013, trong bài viết “Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học
hôm nay”, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã trình bày ngắn gọn, khái quát các vấn
đề cơ bản của nghiên cứu diễn ngôn: nội hàm khái niệm và nguyên nhân nảy sinh
vấn đề diễn ngôn. Theo tác giả, “Một thuật ngữ mới chỉ xuất hiện khi nào phát hiện
chỗ khiếm khuyết trong hệ hình tiếp cận cũ” [78]. Việc F. de Sausure đối lập ngôn
ngữ với lời nói, chỉ nghiên cứu ngôn ngữ - hệ thống các nguyên tắc chi phối việc sử
dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, cú pháp đã bỏ ngỏ phạm vi lời
nói và đây là cơ sở để các nhà ngữ học sau F. de Sausure mở ra lĩnh vực nghiên cứu

mới có tên gọi phân tích diễn ngôn. Theo tác giả Khái niệm diễn ngôn trong nghiên
cứu văn học hôm nay, về cơ bản, có ba hướng nghiên cứu diễn ngôn trên thế giới:
hướng nghiên cứu diễn ngôn trong ngôn ngữ học, nghiên cứu diễn ngôn trong văn
học và nghiên cứu diễn ngôn theo hướng xã hội học, lịch sử tư tưởng. Ở mỗi hướng
nghiên cứu, tác giả đã xác định những đại diện tiêu biểu và chỉ ra những luận điểm
cơ bản về lí thuyết diễn ngôn của từng hướng. Theo chúng tôi, đây là một công trình
tổng thuật có giá trị về nghiên cứu diễn ngôn, giúp người đọc có ý niệm cơ bản về
tình hình nghiên cứu diễn ngôn trên thế giới.


23
Cũng năm 2013, trong “Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật
ngữ đối ứng, Lê Thời Tân đã cho ta ý niệm rõ hơn về thuật ngữ diễn ngôn. Tác giả
bài viết này chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong nghiên cứu diễn ngôn của các
nhà tự sự học như R.Barthes, Tz.Todorov, G.Genette với các nhà ngôn ngữ học.
Tiếp nối tinh thần của các nhà ngôn ngữ học cấu trúc luận, các nhà tự sự học này
gạt qua một bên câu chuyện lời nói để nghiên cứu sáng tác tự sự dưới góc nhìn ngữ
pháp học cấu trúc luận, tức là đã “văn bản hóa” sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyện
kể để tiếp cận nó theo cách mà F.de Saussure xưa kia từng dùng tiếp cận ngôn ngữ;
tuy nhiên, “không gian” nghiên cứu của các nhà tự sự học cấu trúc luận hoàn toàn
khác biệt với khu vực nghiên cứu của các nhà ngữ học. Trên thực tế, các đại biểu
R.Barthes, Tz.Todorov, G.Genette không phải là những nhà ngôn ngữ học thực sự
mà là những người vận dụng tinh thần ngôn ngữ học cấu trúc luận vào nghiên cứu
văn bản tự sự, từ đó đưa đến những ý hướng đặc biệt khi tiếp cận diễn ngôn.
Năm 2013, trong phần mở đầu bản dịch Diễn ngôn như một phạm trù của Tu
từ học và Thi pháp học hiện đại (V.I.Chiupa), nhà nghiên cứu - dịch giả Lã Nguyên
giới thiệu: “nếu các học giả Âu - Mĩ có công hoàn thiện thuật ngữ này như một
phạm trù của ngôn ngữ học và xã hội học, thì M.Bakhtin và các nhà nghiên cứu Nga
lại đặt nền móng để xây dựng khái niệm ấy thành một phạm trù của thi pháp học và
tu từ học hiện đại. Về phương diện này, không thể không kể tới những đóng góp to

lớn của hai Giáo sư Ngữ văn học nổi tiếng: Natan Davidovich Tamarchenko và
Valeri Igorovich Chiupa” [16] Trong bài viết “Diễn ngôn”, V.I. Chiupa khẳng định:
diễn ngôn không phải là hệ thống kí hiệu, mà là hệ thống kí hiệu biểu hiện, được tạo
ra từ sự liên đới với các thẩm quyền giao tiếp diễn ngôn: thẩm quyền sáng tạo, thẩm
quyền của cái được biểu đạt và thẩm quyền tiếp nhận. “Tác phẩm văn học ở mọi
quy mô đều có thể xem là một đơn vị phát ngôn duy nhất, tức là một diễn ngôn, là
sự kiện của sự kiện (giao tiếp) hiện thực hoá một chiến lược giao tiếp nào đó trong
khuôn khổ của một hình thái diễn ngôn nhất định” [16]. Theo V.I. Chiupa, diễn
ngôn tựu trung là hoạt động phiên dịch những ý nghĩa nào đấy từ một ngôn ngữ hi
hữu của “lời nói bên trong” - sự thể hiện ý đồ của tác giả qua bức tranh thế giới.


24
Đây cũng là quan điểm của N.D. Tamarchenko. Trong hệ thống bài giảng về Thi
pháp học lí thuyết, N. D. Tamarchenko cho rằng: tác giả, để truyền thụ một nghĩa
nào đó cần tạo ra một cấu trúc nhất định. Ông nêu ví dụ: bất cứ ai, khi viết một bức
thư nào đó (kể cả thư cho đối tác trong kinh doanh) cũng đều phải cân nhắc nên thể
hiện bức thư theo hình thức như thế nào. Tác giả của tác phẩm nghệ thuật cũng
hành xử như vậy (phải cân nhắc cách thể hiện từ ngữ, cú pháp). Và độc giả - người
tiếp nhận, để hiểu nghĩa tác phẩm, cần phân tích cấu trúc tác phẩm, nói một cách rõ
ràng hơn, cần phân tích cách kiến tạo bức tranh thế giới của người sáng tạo để xác
định được điều tác giả muốn nói. Có thể nói, với người nghiên cứu diễn ngôn văn
học, những luận điểm như trên của N. D. Tamarchenko và V. I. Chiupa là những
điểm tựa lí thuyết quan trọng.
Bên cạnh những công trình lược thuật, tổng thuật, dịch thuật về diễn ngôn
như trên, còn phải kể tới các công trình biên soạn của các nhà nghiên cứu khác ít
nhiều đề cập tới vấn đề diễn ngôn, như: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học của Trịnh
Bá Đĩnh (2002), Sự đỏng đảnh của phương pháp do Đỗ Lai Thúy biên soạn và
giới thiệu (2004), Tác phẩm như là quá trình của Trương Đăng Dung (2007),
Lí luận - phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, tập 1, 2 do Lộc Phương Thủy chủ

biên (2007).v.v…
Cùng với những công trình giới thiệu quan niệm của các học giả trên thế giới
về diễn ngôn, nhất là của M. Bakhtin và M. Foucault, trong những năm gần đây
xuất hiện một số bài viết, chuyên luận vận dụng quan điểm diễn ngôn của các học
giả này để phân tích các hiện tượng văn học. Dưới đây, chúng tôi điểm qua một vài
công trình đáng chú ý.
Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
1945 của Trần Văn Toàn là một chuyên luận hữu ích với người nghiên cứu diễn
ngôn. Trong công trình này, tác giả đã giới thiệu khái quát quan niệm về tính dục
của M.Foucault: Theo M.Foucault: “Không nên nghĩ về tính dục như một cái gì đó
tồn tại khách quan mà quyền lực cố gắng kiềm chế hoặc như một lĩnh vực mờ tối
mà tri thức cố gắng từng bước khám phá ra. Tính dục là một tạo tác mang tính lịch


25
sử (historical construct)”. Một cách khái quát, tính dục có nguồn gốc từ những thiết
chế văn hóa hơn là từ những cơ chế sinh học. Vận dụng quan niệm này của
M.Foucault, Trần Văn Toàn đã đi vào phân tích diễn ngôn về tính dục trong văn
xuôi hư cấu Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945. Nhà nghiên cứu ý thức rất rõ là
mình đang nghiên cứu về diễn ngôn tính dục chứ không phải là nghiên cứu tính dục.
Và theo tác giả thì “việc tìm hiểu về diễn ngôn tính dục nếu có một ý nghĩa nào đó
thì chính là ở chỗ: nó giúp ta nhận thấy những nguyên nhân chiều sâu trong việc
kiến tạo và hình thành nên những con người ở một thời đại cụ thể”.
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ diễn ngôn của Nguyễn Thị
Hải Phương cũng là một công trình nghiên cứu văn học theo lí thuyết diễn ngôn.
Trong công trình này, tác giả đã giới thuyết về diễn ngôn - diễn ngôn văn học diễn ngôn tiểu thuyết, trên cơ sở đó trình bày các khuynh hướng nổi bật của diễn
ngôn tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chỉ ra cơ chế văn hóa xã hội chi phối sự hình
thành và vận hành các khuynh hướng diễn ngôn đó, lí giải tại sao chúng lại là những
khuynh hướng giữ vị trí quan trọng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Tác giả
đã đi vào nghiên cứu hệ thống nhân vật chính để xem xét khả năng biểu đạt tư

tưởng của chúng, đồng thời xem xét các phương thức diễn ngôn được biểu đạt qua
hệ thống từ ngữ, biểu tượng, hệ thống tu từ…
Qua việc điểm một số công trình, chuyên luận, bài viết về diễn ngôn ở trên,
có thể thấy, diễn ngôn đang là vấn đề được quan tâm một cách nghiêm túc trong
nghiên cứu văn học ở ta. Dù có thể còn vấn đề này khác cần bàn lại trong một số
bài viết, công trình hay chuyên luận đã nêu, nhưng hướng đi của chúng vẫn là
những gợi mở cần lưu tâm, kết quả của những công trình đó là những kinh nghiệm
đáng quý cho những người tiếp tục muốn tìm hiểu và đọc văn chương từ góc độ
diễn ngôn.
Từ việc tóm lược tình hình nghiên cứu diễn ngôn trên thế giới và ở Việt Nam
như trên, đối chiếu với thực tế nghiên cứu văn học theo lí thuyết diễn ngôn tại Việt
Nam, có thể thấy, mặc dù trong nghiên cứu văn học hiện nay, lý thuyết diễn ngôn
đã được quan tâm vận dụng, vẫn chưa có sự thống nhất về quan niệm diễn ngôn và


×