Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

giới tiệu về bộ chứng từ theo phương thức thanh toán bằng LC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 32 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu và là yêu cầu khách quan đối với
bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong quá trình phát triển. Trong nhiều năm
qua, Việt Nam cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế đã từng bước hòa nhập
với nền kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thiết lập được
nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trên thế giới góp phần thúc đẩy
hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Với tư cách là yếu tố
quan trọng không thể thiếu được cho sự phát triển thương mại quốc tế, thanh
toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện với các phương thức
thanh toán ngày càng an toàn và hiệu quả, đặc biệt là các phương thức thanh
toán có sử dụng bộ chứng từ. Bộ chứng từ có vai trò đặc bệt quan trọng là cơ sở
thanh toán giữa các bên trong thanh toán quốc tế .Xác định được tầm quan trọng
của bộ chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu nhóm em đã tìm hiểu và nghiên cứu
về bộ chứng từ trong phương tức thanh toán tín dụng chứng từ .


Chương 1: Cơ sở lý thuyết
1) Khái niệm và vai trò của bộ chứng từ
1.1)khái niệm về chứng từ và phân loại chứng từ
Trong thương mại quốc tế hiện nay, căn cứ vào các nguồn luật khác nhau có
nhiều cách phân loại chứng từ. Trog URC 522 có định nghĩa về chứng từ
như sau “ chứng từ bao gồm chứng từ tài chính và chứng từ thương mại”
- Chứng từ tài chính: Bao gồm các chứng từ: hối phiếu, kỳ phiếu, sec hoặc
các chứng từ tương tự khác dùng để thu tiền như thư tín dụng, điện
chuyển tiền, biên lai ký phát…
- Chứng từ thương mại: gồm có các hóa đơn, chứng từ vận chuyển, chứng
từ về quyền sở hữu hoặc bất kỳ một loại chứng từ tương tự nào khác miễn
là không phải chứng từ tài chính.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, bộ chứng từ thanh toán thông thường gồm
có: hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy
chứng nhận kiểm nghiệm hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy kê khai


đóng gói bao bì chi tiết.
1.2) Vai trò của bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu
1.2.1) Bộ chứng từ là cơ sở thanh toán giữa các bên trong hoạt động xuất
nhập khẩu
Trong giao thương quốc tế, việc thực hiện hợp đồng và việc thanh toán được
tiến hành độc lập . Do đó cơ sở tiến hành thanh toán là bộ chứng từ xác thực
việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa và việc hoàn tất các nghĩa vụ giao hàng
của bên xuất khẩu.
Chứng từ có thể xác nhận người bán đã giao hàng đúng, đủ hàng hay chưa và
giao hàng có đúng thời hạn hay không. Còn người mua thì căn cứ vào bộ
chứng từ để nhận hàng và tiến hành thanh toán. Trong trường hợp có sự xuất
hiện của ngân hàng ( với tư cách là người trung gian giữa nhà xuất khẩu và
nhà nhập khẩu ) thì quan hệ giữa các bên và ngân hàng cũng căn cứ vào bộ
chứng từ. Thông qua bộ chứng từ, ngân hàng có thể kiểm tra mức độ hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho


họ, và trên cơ sở đó cũng xem xét người mua đã hoàn thành nghĩa vụ thanh
toán tiền chưa.
Tuy nhiên tùy từng phương thức thanh toán mà yêu cầu về bộ chứng từ cũng
rất khác nhau. Trong một số trường hợp chúng là chứng từ đại diện hợp pháp
cho hàng hóa . Điều quan trọng là các chứng từ hợp lệ phải được lập đúng
chỗ, đúng lúc,và để đẩy nhanh việc giao hàng và thanh toán chúng phải được
điền đầy đủ một cách hợp lệ. Chỉ một điểm nhỏ không rõ ràng trong chứng
từ chắc chắn sẽ dẫn đến sự khó khan trong thanh toán . Do đó , cần phải có
một sự quy định rõ ràng về yêu cầu xuất trình chứng từ, số lượng, số loại,
cách thức lập chứng từ cũng như việc quy định thanh toán tiền dựa vào hợp
đồng hay chứng từ.
Tùy từng điều kiện giao hàng mà cách thức thanh toán cũng cần phải xác
định cho phù hợp. Bộ chứng từ sẽ phát huy tác dụng tốt nhất đối với các điều

kiện cơ sở giao hàng như FOB, CIF…
1.2.2) chứng từ có thể mua đi bán lại, cầm cố, thế chấp hoặc chiết khấu tại
ngân hàng
Thông thường người mua hoặc người bán luôn cần tài chính để thực hiện
một thương vụ. Người nhập khẩu chỉ muốn thanh toán hàng nhập sau khi
anh ta bán được một số hàng. Mặt khác người xuất khẩu lại có nhu cầu về tài
chính để mua nguyên vật liệu thô phục vụ cho sản xuất hàng hóa. Xuất phát
từ đặc điểm bộ chứng từ là căn cứ thanh toán giữa các bên nên có thể coi
chứng từ là đại diện của hàng hóa. Thay vì hàng hóa người ta có thể buôn
bán trao tay bộ chứng từ hoặc có thể dùng nó làm vật cầm cố thế chấp hay
chiết khấu tại ngân hàng.
- Bộ chứng từ có thể được mua đi bán lại nhằm chuyển giao quyền sở hữu
đối với hàng hóa. Trong trường hợp hàng hóa vẫn còn trên đường vận
chuyển , nhưng người mua lại tìm ngay được một đối tác để bán lại thì
anh ta có thể chuyển giao ngay bộ chứng từ cho người thứ ba đó. Khi đó
người mua lại bộ chứng từ có thể dùng bộ chứng từ để nhận hàng và vấn
đề thanh toán sẽ được tiến hành giữa người bán và người thứ ba này.
- Bộ chứng từ có thể được dùng để cầm cố: người chủ bộ chứng từ có thể
mang chứng từ của mình đến ngân hàng hay một tổ chức tín dụng để cầm
cố cho một khoản vay nào đó tại ngân hàng. Ngân hàng cầm cố có thể sử
dụng bộ chứng từ nếu như người chủ bộ chứng từ không thực hiện việc
trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.


- Bộ chứng từ có thể được sử dụng để chiết khấu tại ngân hàng. Đối với
chiết khấu chứng từ có 2 hình thức sau:
Chiết khấu miễn truy đòi: là hình thức chiết khấu theo đó nhà xuất khẩu bán
hẳn bộ chứng từ gửi hàng cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách
nhiệm gì về việc hoàn trả tiền. Trách nhệm thu tiền từ phía nước ngoài và
việc sử dụng số tiền thu được hoàn toàn thuộc về ngân hàng , do vậy ngân

hàng thường thu phí chiết khấu cao.
Chiết khấu truy đòi: là hình thức nhà xuất khẩu bán bộ chứng từ kỳ hạn cho
ngân hàng để nhận tiền nhưng vẫn chịu trách nhiệm về bộ chứng từ gửi hàng
trong trường hợp ngân hàng không đòi được tiền từ nhà nhập khẩu. về bản
chất chiết khấu có truy đòi là hình thức ngân hàng cho vay trên cơ sở
bộchứng do nhà xuất khẩu xuất trình, thời gian cho vay được tính bằng thời
gian cần chiết trung bình để đòi tiền từ nhà nhập khẩu nước ngài, lãi được
tính bằng lãi chiết khấu tính theo ngày. Mức phí trong chiết khấu truy đòi sẽ
thấp hơn so với chiết khấu miễn truy đòi do ngân hàng chịu rủi ro ít hơn.
1.2.3) Tạo điều kiện áp dụng được những thành tựu của khoa học công nghệ
hiện đại vào việc sử dụng chứng từ
Ngày nay các quốc gia đã có những thay đổi căn bản từ chính sách vĩ mô và
cơ sở hạ tầng. Một trong những chuyển đổi quan trọng có tính quyết định để
tham gia thương mại điện tử là việc thiết lập một cơ sở hạ tầng về thanh toán
điện tử đưa ra những quy định quy tắc về giao dịch chứng từ điện tử thanh
toán và chữ ký điện tử. Để đạt được như vậy, các phương thức thanh toán
quốc tế phải dựa trên cơ sở là bộ chứng từ thanh toán chứ không phải là hàng
hóa. Bộ chứng từ sẽ dần dần được chuyển từ hình thức bằng giấy truyền
thống sang hình thức mã hóa điện tử, và việc xuất trình chứng từ sẽ trở nên
đơn giản thông qua hệ thống mạng máy tính cho bất kỳ ngân hàng nào.
Chính điều này đã tạo tiền đề cho phương thức kinh doanh qua mạng thương
mại điện tử phát triển.
1.3) Yêu cầu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu
Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu của L/C thì phải đạt 3 yêu
cầu sau:
(1) Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ, tập quán mà hai nước ký kết hợp
đồng đang áp dụng


(2) Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán phải được lập theo

đúng yêu cầu đề ra trong L/C, không được tự ý l àm trái các quy đ ịnh đó.
Nếu l àm trái ngân hàng sẽ từ chối thanh toán.
(3) Những nội dung và các số liệu liên quan giữa các chứng từ không được
mâu thuẫn nhau, nếu có mâu thuẫn làm cho người ta không xác định một
cách rõ ràng, thống nhất những nội dung thuộc về tên hàng, số lượng, trọng
lượng, giá cả, tổng giá trị, tên người hưởng lợi v.v.. thì các chứng từ đó sẽ bị
ngân hàng từ chối thanh toán vì họ cho rằng bộ chứng từ mâu thuẫn nhau.
2) phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
2.1) khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một Ngân hàng
(Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu
mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người
hưởng lợi số tiền thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký
phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một
bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
2.2) Các bên tham gia
 Người xin mở thư tín dụng : là người mua người nhập khẩu, người trả
tiền.
 Ngân hàng mở thư tín dụng : là ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu,
sẵn sàng cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu.
 Người thụ hưởng : Người bán, nhà xuất khẩu, hay một người bất kỳ do
người thụ hưởng lợi chỉ định, cũng chính là người kí phát hối phiếu.
 Ngân hàng thông báo thư tín dụng : là ngân hàng có nhiệm vụ thông báo
thư tín dụng cho nhà XK thường là ngân hàng đại lý của NH mở thư tín dụng
ở nước người hửng lợi.
 Ngân hàng xác nhận: là NH khác đứng ra cam kết thanh toán L/C, được
áp dụng trong trường hợp người hưởng lợi nghi ngờ khả năng tài chính của
NH mở thư tín dụng.



 Ngân hàng thanh toán : là NH được NH mở thư tín dụng chỉ định thanh
toán, cho người hưởng lợi L/C. NH thanh toán có thể là NH thông báo hoặc
là NH khác.
 Ngân hàng chấp nhận : là NH thay mặt NH mở L/C thực hiện chấp nhận
hối phiếu kỳ hạn.
 Ngân hàng chiết khấu : là NH được NH mở cho phép thực hiện chiết
khấu bộ chứng từ theo L/C. NH chiết khấu có thể là NH thông báo hoặc là
NH khác.
 Ngân hàng chỉ định: là NH được ủy quyền để thanh toán chiết khấu hoặc
bất cứ NH nào nếu như tín dụng có giá trị thanh toán đối với bất cứ NH nào.
 Ngân hàng bồi hoàn : NH bồi hoàn có nhiệm vụ bồi hoàn tiền cho NH đã
thanh toán bộ chứng từ cho người thụ hưởng. NH bồi hoàn có thể là NH mở
hoặc là NH khác theo chỉ thị NH mở L/C mà thông thường là đại lý của NH
mở L/C.
 Ngân hàng chuyển nhượng : là NH được phép chuyển nhượng giá trị L/C
được quy định trong L/C chuyển nhượng.
2.3) Đặc điểm
• Tính độc lập của L/C
• Tuân thủ chặt chẽ các quy định của L/C về chứng từ
• Việc thanh toán chỉ dựa vào chứng từ.
• Phương thức thanh toán bằng L/C liên quan đến hai quan hệ hợp đồng, đo
là quan hệ giữa người đề nghị mở L/C với NH phát hành L/C và quan hệ
giữa NH phát hành L/C với người xuất khẩu.
2.4) Quy trình

2
NH mở L/C

NH thông báo
L/C


5
6

1

7

6

8

Người nhập khẩu

4

5

3

Người xuất khẩu


(1) làm đơn xin mở thư tín dụng
(2) Phát hành L/C
(3) Thông báo L/C
(4) Giao hàng
(5) Lập và nộp chứng từ thanh toán
(6) Kiểm tra chứng từ thanh toán và trả tiền
(7) Chuyển chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu

(8) Kiểm tra chứng từ thanh toán và hoàn trả tiền ngân hàng
2.6) Nội dung của L/C:
 Số hiệu của thư tín dụng: tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa
các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng
từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán.


Ðịa điểm và ngày mở thư tín dụng:

Ðịa điểm mở thư tín dụng là nơi ngân hàng mở phát hành thư tín dụng để cam
kết trả tiền cho người hưởng lợi. Ðịa điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì nó
liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng, để giải quyết những bất đồng
xảy ra (nếu có).
Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân
hàng mở L/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng mở chính thức chấp
nhận đơn xin mở của người NK; là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của
L/C và cũng là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng
thời hạn không...
 Loại thư tín dụng: khi mở L/C người yêu cầu mở phải xác định cụ thể
loại L/C. Mỗi loại L/C khác nhau quy định quyền lợi và nghĩa vụ những người
liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau.
 Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng
từ :
+ Người yêu cầu mở thư tín dụng
+ Người hưởng lợi
+ Ngân hàng mở thư tín dụng


+ Ngân hàng thông báo
+ Ngân hàng trả tiền (nếu có)

+ Ngân hàng xác nhận (nếu có)


Số tiền của thư tín dụng:

Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau.
Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác. Không nên ghi số tiền dưới dạng
một con số tuyệt đối, vì như vậy sẽ có thể khó khăn trong việc giao hàng và
nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn mà người
bán có thể đạt được.


Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

Là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người
này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với
quy định trong thư tín dụng đó


Thời hạn trả tiền của thư tín dụng:

Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau (trả chậm). Ðiều này hoàn
toàn tuỳ thuộc vào quy định của hợp đồng thưong mại đã ký kết.
Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả
tiền ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm). Trong trường hợp
này, cần lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong
thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.


Thời hạn giao hàng:


Ðược ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy
định. Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên
mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực.
Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.
Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân
hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng
cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng.


 Những nội dung liên quan tới hàng hoá: tên hàng,số lượng,trọng lượng,
giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu... cũng được ghi cụ thể trong
nội dung thư tín dụng.
 Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở về
giao hàng (FOB, CIF...), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,...
cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung thư tín dụng.


Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình:

Ðây cũng là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chứng từ thanh
toán là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thanh nghĩa vụ chuyển giao
hàng hoá của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi.
Ngân hàng mở thư tín dụng thường yêu cầu người hưởng lợi đáp ứng những
yếu tố liên quan tới chứng từ sau đây:
+ Các loại chứng từ phải xuất trình: căn cứ theo yêu cầu đã được thoả thuận
trong hợp đồng thương mại
+ Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại
+ Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ



Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng

Ðây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở
thư tín dụng đối với thư tín dụng mà mình đã mở.
Ví dụ: phần cam kết trong một thư tín dụng thường được diễn đạt như sau:
Chúng tôi cam kết với những người ký phát hoặc người cầm phiếu trung thực
rằng các hối phiếu được ký phát và chiết khấu phù hợp với các điều khoản của
thư tín dụng này sẽ được thanh toán khi xuất trình và các hối phiếu được chấp
nhận theo điều khoản của tín dụng sẽ được thanh toán.


Những điều khoản đặc biệt khác

Ngoài các nội dung trên thì L/C có các nội dụng khác như dẫn chiếu căn cứ
pháp lý được sử dụng trong thanh toán bằng L/C,…..


Chữ kí của NH mở L/C


Chương 2: Giới thiệu về bộ chứng từ theo phương thức thanh toán bằng
L/C
Sau khi nhà xuất khẩu nhận được L/C thông báo họ sẽ tiến hành làm hàng
hóa, khi hàng hóa lên tàu họ sẽ gửi một bộ chứng từ gốc về cho ngân hàng
nhập khẩu đồng thời gửi thêm một bộ copy về cho người nhập khẩu. Bộ
chứng từ bao gồm:
2.1) Hối phiếu thương mại
2.1.1. Định nghĩa:
Hối phiếu thương mại( Commercial bill) là lệnh đòi tiền vô điều kiện do

người bán hàng( người xuất khẩu) ký phát cho một người khác, yêu cầu
người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định, hoặc
đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định
cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác,
hoặc trả cho người cầm hối phiếu.
2.1.2) Tác dụng của hối phiếu
+) Hối phiếu là công cụ tín dụng
Hối phiếu là công cụ tín dụng phổ biến giữa:
- Người ký phát hối phiếu và người mắc nợ họ
- Người sở hữu hối phiếu và người ký phát hối phiếu
- Một ngân hàng với người có hối phiếu hoặc người phát hành hối phiếu
thông qua hành vi chiết khấu hối phiếu.
+) Hối phiếu là phương tiện đảm bảo
Hối phiếu là một công cụ đảm bảo trong các quan hệ tín dụng. Điều này dựa
tren cơ sở về tính nghiêm ngặc của hối phiếu về trả tiền vô điều kiện, nghĩa
là người chủ nợ luôn luôn có quyền đòi hỏi thanh toán hối phiếu mà họ sở
hữu vào ngày đáo hạn
+) Hối phiếu là phương tiện đầu tư vốn
Trong nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu tất cả các ngân hàng đều có thể đầu tư
vào hối phiếu bằng cách mua các loại hối phiếu của người bán.
+) Hối phiếu là công cụ thanh toán


Hối phiếu là công cụ thanh toán đối với tất cả ai liên quan đến nó. Khi hối
phiếu được thanh toán vào ngày đến hạn thì món nợ gốc ghi trên hối phiếu
được coi là đã thanh toán .
2.1.2 Hình thức và nội dung của hối phiếu:
a/ Hình thức
- Hối phiếu phải làm thành văn bản, hối phiếu nói, điện tín, điện thoại…đều
không có giá trị pháp lý

- hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của
nó. Hối phiếu được viết tay hay in sẵn theo mẫu đều có giá trị như nhau
- Thông thường người ta sử dụng hối phiếu in sẵn có những khoảng trống để
cho người ký phát điền vào những nội dung cần thiết
- Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu bằng 1 thứ tiếng nhất định và thống nhất với
ngôn ngữ in sẵn trên hối phiếu
- Không được viết trên hối phiếu bằng bút chì, mực dễ phai, mựa đỏ
- Hối phiếu được lập thành 1 hay nhiều bản, thông thường là 2 bản, mỗi bản
được đánh số thứ tự và có giá trị ngang nhau, nhưng chỉ có 1 bản được thanh
toán
Trong thanh toán bản nào đến trước sẽ được thanh toán trước. Hối phiếu
không có bản chính bản phụ
b/ Nội dung hối phiếu
Một hối phiếu phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Số hiệu của hối phiếu(1): người phát hành tự đánh số để tiện theo dõi
- Tiêu đề của hối phiếu(2): “ bill of exchange” là tiêu đề của hối phiếu.
Không có tiêu đề này hối phiếu sẽ trở thành vô giá trị. Tuy nhiên, theo luật
Anh-Mỹ tiêu đề lại là một nội dung tùy ý, có thể có hoặc không miễn là nội
dung thỏa mãn định nghĩa về hối phiếu hoặc trong nội dung có bắt gặp từ hối
phiếu.
- Địa điểm kí phát hối phiếu(3): thông thường địa chỉ của người lập phiếu là
địa điểm ký phát hối phiếu hoặc hối phiếu được ký phát ở đâu thì lấy địa
điểm ký phát ở đó. Một hối phiếu không ghi rõ địa điểm ký phát thì người ta


cho phép lấy địa chỉ bên cạnh tên của người ký phát làm địa chỉ ký phát hối
phiếu. Nếu trên hối phiếu thiếu cả địa chỉ của người phát hành thì hối phiếu
đó là vô giá trị. Địa điểm phát hành là một yếu tố rất quan trọng vì nó là cơ
sở để chọn luật áp dụng.
- Ngày tháng năm kí phát hối phiếu(3): ngày tháng ký phát hối phiếu là một

yếu tố có tính bắt buộc, quan trọng bởi nó gắn liền với một số mốc pháp lý
sau:
+) thứ nhất: nó xác định khả năng thanh toán hối phiếu hay năng lực chủ thể
tham gia hối phiếu. Ví dụ: nếu ngày ký phát hối phiếu xảy ra sau ngày người
có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu mất khả năng thanh toán thì khả năng thanh
toán hối phiếu đó không còn nữa.
+) Thứ hai: ngày ký phát xác định thời hạn thanh toán hối phiếu đối với hối
phiếu có kỳ hạn ( trên hối phiếu có ghi rằng “ sau X ngày kể từ ngày ký phát
hối phiếu này”)
+) Thứ ba: ngày tháng ký phát xác định thời hạn của việc xuất trình theo
luật. Ví dụ:theo luật ULB thì thời hạn xuất trình là 1 năm
+) Thứ tư: ngày tháng ký phát là cơ sở để ngân hàng kiểm tra sự đồng nhất
về mặt thời gian giữa các chứng từ thanh toán theo L/C. Ví dụ: ngày ký phát
hối phiếu trước ngày phát hành vận đơn thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán
hối phiếu này.
- Thời hạn trả tiền của hối phiếu(4): gồm 2 dạng
+) thời hạn trả tiền ngay: khi đó cách ghi trên hối phiếu sẽ là “ ngay sau khi
nhìn thấy bản thứ nhất( hai) của hối phiếu này”
+) thời hạn trả tiền sau: ví dụ “X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của hối
phiếu này…”
- Số tiền của hối phiếu(5): được ghi rõ ràng trên hối phiếu có thể bằng số
hoặc bằng chữ. Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên
hóa đơn và số tiền ghi trong L/C
- Địa điểm trả tiền của hối phiếu: phải được ghi rõ ràng trên hối phiếu. Nếu
trên hối phiếu không ghi rõ hoặc không ghi người ta có thể lấy địa chỉ ghi
bên cạnh tên của người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu.


- Người hưởng lợi(6): tên và họ của người hưởng lợi phải ghi đầy đủ rõ ràng.
Người hưởng lợi là người ký phát hối phiếu và có thể là một người khác do

người hưởng lợi chỉ định. Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta thì người
hưởng lợi hối phiếu là các ngân hàng kinh doanh ngoại hối được ngân hàng
nhà nước cấp giấy phép.
- Người trả tiền hối phiếu(7): họ tên và địa chỉ của người trả tiền hối phiếu
phải được ghi rõ chi tiết ở mặt trước, góc bên trái cuối cùng của tờ hối phiếu.
Ví dụ trong phương thức tín dụng chứng từ dùng L/C không thể hủy ngang
thì người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết trả tiền cho
mình, do đó ngân hàng mở L/C là người trả tiền hối phiếu trong thời hạn
hiệu lực của nó. Hối phiếu loại này được gửi cho ngân hàng mở L/C và trên
đó ghi “ to issuing bank…”hoặc nếu có gửi cho người nhập khẩu thì cũng
phải qua ngân hàng mở L/C và ghi “to importer, through issuing bank…”
- Người kí phát hối phiếu(8): được ghi ở mặt trước góc phải cuối cùng của tờ
hối phiếu
Đối với hối phiếu là một phương tiện đòi tiền của phương thức tín dụng
chứng từ thì nội dung của hối phiếu cần them một số nội dung chi tiết sau:
- Số và ngày của hóa đơn thương mại (9) (10)
- Tên ngân hàng phát hành L/C (11)
- Số và ngày phát hành của thư tín dụng (12) (13)
Có thể nói hối phiếu là chứng từ quan trọng nhất trong bộ chứng từ thanh
toán, đặc biệt nó được sử dụng phổ biến nhất trong các phương thức thanh
toán nhờ thu và tín dụng chứng từ
Trong phương thức tín dụng chứng từ hối phiếu phải hoàn toàn phù hợp với
yêu cầu của L/C và các chứng từ khác trong bộ chứng từ.


2.1.3 Ví dụ về hối phiếu
Mẫu hối phiếu dùng trong thư tín dụng
BILL OF EXCHANGE ( 2)
No....(1)……
For…(5)…...

…………….

…….….(3)………..

…………….
At …(4)……..sight of this FIRST BILL OF EXCHANGE
(second of the same tenor and date being unpaid) pay to the
Order of……………………..(6)………………………….
…………………………………………………the sum of
(5)
Value received as per our invoice(s) No.(s):………(9)…….
Date……………………………………………(10)………..
Drawn under …………………….(11)……………………...
Irrevocable L/C No.:…….(12)…………dated…..(13)…….
To …….(7)……

sign

………………...

(8)

………………..



2.2) Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading - B/L)
2.2.1) định nghĩa
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do
người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người

gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu hoặc sau khi nhận hàng để
xếp.
2.2.2) Các chức năng của vận đơn
Là biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở
Là chứng từ sở hữu những hàng hóa mô tả trên vận đơn. Ai cầm vận đơn thì
người đó có quyền sở hữu đối với hàng hóa.
Là bằng chứng của hợp đồng thuê tàu đã được ký kết giữa 2 bên
2.2.3) Nội dung của vận đơn
Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tầu phát hành nên nội dung vận đơn
cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội
dung chủ yếu như sau:
Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:
- Số vận đơn (number of bill of lading)
- Người gửi hàng (shipper)
- Người nhận hàng (consignee)
- Ðịa chỉ thông báo (notify address)
- Chủ tầu (shipowner)
- Cờ tầu (flag)
- Tên tầu (vessel hay name of ship)
- Cảng xếp hàng (port of loading)
- Cảng chuyển tải (visa or transhipment port)
- Nơi giao hàng (place of delivery)


- Tên hàng (name of goods)
- Kỹ mã hiệu (marks and numbers)
- Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of
goods)
- Số kiện (number of packages)
- Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement)

- Cước phí và chi phí (freight and charges)
- Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)
- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)
- Chữ ký của người vận tải (thường là master’s signature)
Nội dung của mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số
liệu trên biên lai thuyền phó.
Mặt thứ hai của vận đơn
Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tầu in sẵn, người
thuê tầu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận
nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung,
điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao
nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của
người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở...
Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tầu tự ý quy định,
nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập
quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
* Vận đơn là loại vận đơn chủ (Master bill of lading) hay vận đơn nhà
(house bill lading).
Vận đơn chủ hay vận đơn đường biển là vận đơn do người chuyên chở chính
thức (effective carrier) phát hành còn vận đơn nhà hay vận đơn thứ cấp do
người chuyên chở không chính thức (contracting carrier) hay còn gọi là
người giao nhận phát hành trên cơ sở vận đơn chủ. Ðây là cơ sở pháp lý điều
chỉnh quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ giao nhận kho vận với khách
hàng.



2.3) Hóa đơn
2.3.1) khái niệm
Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và

đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên
mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu
chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai
hay giấy biên nhận.
2.3.2) tác dụng của hóa đơn thương mại
- đóng vai trò trung tâm của bộ chứng từ thanh toán:trong bộ chứng từ có hối
phiếu kèm theo, qua hóa đơn người mua có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong
hối phiếu, khi không có hối phiếu thì hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối
phiếu làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền


-trong việc khai báo hải quan hóa đơn nói lên giá trị hàng hóa là bằng chứng
của sự mua bán trên cơ sở đó người ta tiến hành giám sát, quản lý và tính
thuế
- Hóa đơn cung cấp những chi tiết cần thiết về hàng hóa cho việc thống kê,
đối chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng
- Trong nghiệp vị tín dụng hóa đơn thương mại với chữ ký chấp nhận trả tiền
có thể đóng vai trò của một chứng từ đảm bảo cho việc vay mượn
- Ngoài ra hóa đơn thương mại còn được dùng để xin giấy chứng nhận xuất
xứ…
2.3.3) nội dung và hình thức của hóa đơn
Mẫu hóa đơn thương mại thường do các công ty lựa chọn và soạn thảo. Nó
được sử dụng phổ biến trong các phương thức thanh toán và là chứng từ
không thể thiếu trong bộ chứng từ xuất trình thanh toán. Đặc biệt trong
phương thức tín dụng chứng từ, nội dung hóa đơn được quy định khắt khe và
chặt chẽ nhất, cụ thể là phải thể hiện đầy đủ các mục sau:
- Mục shipper/ exporter: tên và địa chỉ của người bán. Mục này phải thể
hiện đầy đủ những yêu cầu như L/C quy định và phù hợp với vận đơn
- Mục consignee: tên và địa chỉ người nhận hàng. Mục này phải phù hợp
với yêu cầu của L/C mà thông thường là người mà hối phiếu thương mại

ký phát
- Mục invoice No. và date: số và ngày lập hóa đơn. Ngày này phải trùng
hoặc trước ngày ký B/L
- Mục notify party: tên và địa chỉ của người được thông báo
- Mục L/C issuing bank: tên ngân hàng phát hành thư tín dụng
- Mục port ofloading, port of discharge: tên cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng
- Mục carrier: tên phương tiện vận chuyển
- Mục sailing on or about: ngày phương tiện vận chuyển đi
- Phần các mục No.of carton, description of goods, quantity: phải ghi rõ số
lượng thùng carton , quy cách phẩm chất của hàng hóa, số lượng hàng
hóa
- Mục unit price: ghi đơn giá của hàng hóa, loại tiền
- Mục amount: ghi tổng trị giá của đơn hàng, loại tiền
- Mục in say:ghi tổng trị giá của đơn hàng bằng chữ
- Ngoài ra trên hóa đơn phải thể hiện điều kiện cơ sở giao hàng
- Nếu L/C yêu cầu phải ghi những ghi chú bổ sung vào hóa đơn thi ghi vào
phần cuối cùng bên trái của hóa đơn


Ngoài ra cần lưu ý những điểm sau khi lập hóa đơn thương mại theo L/C
- Hóa đơn người bán cấp phải là hóa đơn thương mại đã ký “ signed
commercial invoice”. Có khi L/C còn yêu cầu phải ghi số giấy phép nhập
khẩu vào hóa đơn và cách tính của hóa đơn như chiết giá hay trừ hoa
hồng.
- Nếu giao hàng theo điều kiện FOB thì chỉ cần hóa đơn thương mại chung
2.3.4) ví dụ về hóa đơn thương mại

2.4) chứng từ bảo hiểm
2.4.1) định nghĩa



Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp nhằm hợp thức hóa
hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm
với người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận
bồi thường cho những tổn thất xảy ra và những rủi ro mà 2 bên đã thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm và người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm.
2.4.2) chức năng của chứng từ bảo hiểm
- Chứng từ bảo hiểm là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm, quy định trách
nhiệm và quyền lợi của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
- chứng từ bảo hiểm có tính lưu thông và có giá trị chuyển nhượng. Người
mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng quyền đòi bồi thường bảo hiểm cho
người khác bằng cách ký hậu chuyển nhượng chứng từ bảo hiểm.
2.4.3) yêu cầu về nội dung
Đơn bảo hiểm có những nội dung chủ yếu sau:
- Các điều khoản chung có tính thường xuyên, trong đó người ta quy định
rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm theo từng
điều kiện bảo hiểm.
- Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm bao gồm: đối tượng bảo
hiểm, giá trị bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm theo như thỏa thuận, tổng chi
phí bảo hiểm, giấy chuengs nhận bảo hiểm.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ có những nội dung chủ yếu như các điều
khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc
tính toán phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận.
Nếu là chứng từ bảo hiểm lập theo L/C thì cần chú ý những điểm sau:
- Nếu bảo hiểm do người mua chịu thì L/C ghi “insurance covered by
buyer under policy No…the shipper must notify…”người bán phải kiểm
tra xem nội dung cần thông báo là gì? Có chấp nhận được không?
- L/C quy định những điều kiện bảo hiểm là gì? Ví dụ : cơ quan nào? Tiền
tệ nào? Ngân hàng nào?
- Trừ khi L/C quy định khác, số tiền bảo hiểm tối thiểu là 110% trị giá CIP

hoặc 110% trị giá CIF
2.4.4) ví dụ về mẫu chứng từ bảo hiểm


2.5) phiếu đóng gói


2.5.1) khái niệm
Là bảng kê khai tất cả hàng hóa đựng trong kiện hàng, chỉ ra vật liệu đóng
gói được sử dụng, ký hiệu hàng hóa được ghi ở phía ngoài, kích thước và
trọng lượng của hàng hóa. Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa.
Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm
thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì.
2.5.2) tác dụng
Phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hóa trong mỗi kiện. Phiếu
đóng gói thường được lập thành 3 bản mỗi ban có tác dụng cụ thể như sau:
- Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng
trong kiện khi cần. Nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng
hóa mà người bán gửi đi.
- Một bản được tập hợp cùng với các phiếu đóng gói khác tạo thành một bộ
và được xếp vào kiện hàng thứ nhất của lô hàng nhằm tạo điều kiện thuận
tiện cho việc kiểm tra hàng hóa của người nhận hàng.
- Một bản còn lại cũng được lập thành một bộ , kèm theo hóa đơn thương
mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng
làm cơ sở thanh toán tiền hàng.
2.5.3) yêu cầu về nội dung của phiếu đóng gói
Phiếu đóng gói là một trong các chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ
xuất trình thanh toán. Mẫu phiếu đóng gói có thể có nhiều mẫu khác nhau
tùy thuộc từng doanh nghiệp. Tuy nhiên phiếu đóng gói sử dụng trong
phương thức tín dung chứng từ không thể thiếu các nội dung chủ yếu sau:

-

Tên người bán, người mua: phải phù hợp với quy định của L/C
Tên hàng và mô tả hàng hóa phải phù hợp với L/C
Số hiệu hợp đồng
Số L/C và ngày phát hành L/C
Số hiệu, ngày phát hành hóa đơn
Tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ
Số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói, số lượng hàng hóa đựng trong
kiện hàng, trọng lượng hàng hóa đó, thể tích của kiện hàng.
- Số lượng container và số container
- Ngoài ra phiếu đóng gói đôi khi còn ghi rõ tên xí nghiệp, tên người đóng
gói và tên người kiểm tra kỹ thuật.


2.5.4) ví dụ về phiếu đóng gói


×