Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 95 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài luận văn tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Vinh, Khoa đào tạo Sau đại học, Khoa
Giáo dục, trường Đại học Vinh. Các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý,
giảng dạy và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu hoàn thành khoá học.
- Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Mỹ Trinh, người đã rất tận tình, chu
đáo và nghiêm túc trong việc hướng dẫn tác giả trong suốt cả quá trình chọn đề
tài và làm luận văn.
- Ủy ban nhân dân, Văn phòng HĐND&UBND huyện Thạch Thành, tỉnh
Thanh Hoá đã quan tâm, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cũng như cung
cấp số liệu, tư vấn khoa học trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu.
- Chi ủy Chi bộ, Lãnh đạo và tập thể cán bộ, chuyên viên của Phòng
Giáo dục và Đào tạo Thạch Thành; các trường Trung học cơ sở trên địa bàn
huyện đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận
văn.
Cuối cùng, xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tác giả hoàn
thành tốt luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo và bạn
bè, đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 03 năm 2015
Tác giả
Phạm Văn Hưng


ii


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3
4. Phạm vi nghiên cứu
4
5. Giả thuyết khoa học
4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
7. Phương pháp nghiên cứu
4
8. Đóng góp mới của luận văn
5
9. Cấu trúc của luận văn
5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT
6
ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, TRÁNH THẢM HỌA THIÊN
TAI
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.3. Vấn đề giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai tại các


6
8
21

trường Trung học cơ sở
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên

24

tai tại các trường Trung học cơ sở
Kết luận chương 1
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT

32
33

ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, TRÁNH THẢM HỌA THIÊN
TAI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh

33

tế, văn hóa, xã hội, giáo dục Trung học cơ sở huyện
Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa

41


thiên tai ở các trường Trung học cơ sở huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hóa
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm

47


iii
họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở của huyện
Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
Kết luận chương 2
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO

52
54
57

DỤC PHÒNG, TRÁNH THẢM HỌA THIÊN TAI Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THẠCH THÀNH,
TỈNH THANH HÓA
3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp
3.2. Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh

57
58

thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các lực lượng


58

giáo dục trong và ngoài nhà trường về công tác giáo
dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh
THCS
3.2.2. Kế hoạch hóa công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa

60

thiên tai ở các trường Trung học cơ sở.
3.2.3. Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng tích hợp nội dung giáo dục

62

phòng, tránh thảm họa thiên tai qua các môn văn hóa
và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3.2.4. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong công

64

tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học
sinh Trung học cơ sở
3.2.5. Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng phòng, tránh thảm họa

66

thiên tai của học sinh Trung học cơ sở
3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giảp pháp
Kết luận chương 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

67
72
74
74
75

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

78
I


iv

DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

11.
12.
13.
14.
15.
16.

BHYT
CBGV
CBQL
CNTT
GD&ĐT
GDNGLL
GV
HĐND

HS
KH
MN
NSNN
NV
PPDH
TB
TDTT

Bảo hiểm y tế
Cán bộ giáo viên
Cán bộ quản lý
Công nghệ thông tin
Giáo dục và đào tạo

Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Giáo viên
Hội Đồng Nhân Dân
Học sinh
Kế hoạch
Mầm non
Ngân sách nhà nước
Nhân viên
Phương pháp dạy học
Trung bình
Thể dục thể thao


v
17.
18.
19.
20.
21.
22.

THCS
THPT

TH
TTGDTX
TTHTCĐ
UBND

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông
Tiểu học
Trung tâm giáo dục thường xuyên
Trung tâm học tập cộng đồng
Ủy ban Nhân dân


vi

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, BẢNG
Trang
Hình vẽ:
Hình1.1:
1.1a: Hiểm họa; 1.1b: Thảm họa
Hình 1.2: Bản đồ phân vùng hiểm họa
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Thạch Thành
Hình 2.2. Hình ảnh giáo viên trường THCS Thành Hưng tập bơi

8
10
34
44

cho HS trong giờ học ngoại khóa
Hình 2.3. Hội thi vẽ tranh về GNRRTT và ƯPBĐKH
Hình 2.4. HS xã Thạch Lâm đi học, qua sông bằng mảng luồng
Hình 2.5. Ảnh khuyến cáo về sạt lở sông Bưởi đoạn Vân Tiến, xã

45
45

46

Thành Mỹ
Bảng; sơ đồ:
Bảng 1.1. Các thảm họa chính có thể xảy ra cho các vùng ở Việt

9

Nam
Bảng1.2. Tần suất của một số loại hiểm họa tại Việt Nam
Sơ đồ 1.1. Minh họa chu trình các chức năng quản lý
Bảng 1.3. Khung tham khảo về hoạt động phòng, tránh thiên tai

11
17
25

hàng năm
Bảng 2.1. Bảng số liệu quy mô trường, lớp, GV và HS cấp THCS

39

năm học 2014-2015
Bảng 2.2. Bảng đánh giá Hạnh kiểm học sinh cấp THCS năm học

40

2014-2015
Bảng 2.3. Bảng đánh giá Học lực học sinh cấp THCS năm học


40

2014-2015
Bảng 2.4. Bảng số liệu học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014-

40

2015
Bảng 2.5. Bảng số liệu học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2014-2015
Bảng 2.6. Bảng số liệu khảo sát ý kiến nhận thức về thảm họa

41
41

thiên tai của cán bộ giáo viên và học sinh tại một số trường THCS
huyện Thạch Thành
Bảng 2.7. Bảng số liệu khảo sát thực trạng nắm bắt, hiểu biết về
các nội dung triển khai phòng chống thảm họa thiên tai tại một số

43


vii
trường THCS huyện Thạch Thành
Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai
Bảng 3.1. Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các giải pháp

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các giải pháp

51
67
68
68
69


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong những
nước dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhất trong khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương. Do đặc điểm địa hình, Việt Nam rất dễ chịu tác động bởi bão, lụt, hạn
hán, nước biển xâm lấn, lở đất, cháy rừng và đôi khi cả động đất. Trung bình
hàng năm, các loại thiên tai đã gây thiệt hại đáng kể như làm chết và mất tích
450 người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1,5% GDP. Mức độ thiên tai ở
Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kì lặp lại kèm theo
những đột biến khó lường.
Trong nhiều thập kỷ, đầu tư của nhà nước và công sức của nhân dân đã
tạo nên hệ thống cơ sở hạ tầng phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tương đối
đồng bộ trên các vùng. Hệ thống đê sông đê biển dài trên 4500 km, các hồ
chứa nước lớn phục vụ cắt giảm lũ, điều tiết nước, phát điện đã căn bản định
hình trên những lưu vực sông lớn. Các công trình thủy lợi giao thông, xây
dựng các khu dân cư vượt lũ, tránh lũ, công trình chống sạt lở, các khu neo
đậu tàu thuyền tránh bão, hệ thống cảnh báo dự báo, thông tin liên lạc, cứu hộ
cứu nạn, … đã có bước phát triển, ngày càng nâng cao khả năng phòng tránh
trước thiên tai của chúng ta.

Xã hội hóa trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, huy động mọi
nguồn lực của xã hội, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm
trong giai đoạn phòng ngừa ngày càng phát huy tác dụng. Khi thiên tai xảy ra
thì phương châm 4 tại chỗ trở thành nguồn lực ở cơ sở để ứng phó và nhanh
chóng khắc phục, ổn định đời sống. Tinh thần tương thân tương ái, quyên góp
cứu trợ vùng bị thiên tai đã trở thành nếp sống đùm bọc “lá lành đùm lá rách”
của cộng đồng.


2
Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2007 đánh dấu bước phát triển về chất
lượng của Việt Nam về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và phát triển
bền vững; trên cơ sở phát huy truyền thống, thành tựu và kinh nghiệm đã
đạt được cũng như tiếp cận những thành tựu và kinh nghiệm của thế giới
trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai để phát triển ngày càng bền vững
trong môi trường thiên tai. Chiến lược Quốc gia đã đề ra nhiệm vụ giải
pháp và kế hoạch hành động của chiến lược. Trên cơ sở đó các tỉnh, thành
phố và các bộ ngành xây dựng kế hoạch hành động thực hiện chiến lược.
Ngày 08/9/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Quyết định số
4068/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến
lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục
giai đoạn 2011-2020. Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia của Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo và mục
tiêu của Chiến lược Quốc gia vận dụng vào đặc điểm, tình hình thiên tai
của từng địa phương, đề ra chương trình hành động, kế hoạch và giải pháp
cụ thể. Đây là sự chuyển biến toàn diện về nhận thức, chuyển từ tư duy bị
động ứng phó khắc phục sang chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc
phục, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Thạch Thành là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hoá

với diện tích 55.811,31 ha, dân số khoảng 140.626 người.
Do là huyện miền núi có địa hình dốc nên khi có mưa to thường xảy ra
nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của nhân
dân.
Hiện tại, huyện Thạch Thành có 101 đơn vị trường học gồm: 28
trường Mầm non, 39 trường Tiểu học, 29 trường THCS, 04 trường THPT
và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Các trường ở một số xã như:
Thạch Lâm, Thạch Tượng, Thành Yên, Thành Mỹ,… thường xuyên có


3
nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống; các trường ở một số xã thường xuyên có
nguy cơ xảy ra lũ lụt như: Thạch Định, Thành Kim, Thành Trực, Thành
Hưng, Thành Thọ, Thành Tiến,…
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thành đã xây dựng Kế hoạch
hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên
tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020. Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ
giải pháp thực hiện phòng tránh thảm họa thiên tai, để từ đó chỉ đạo các đơn
vị trường học thực hiện các hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên
tai. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác giáo dục phòng tránh thảm họa
thiên tai tại các đơn vị trường học (đặc biệt là các trường Trung học cơ sở)
trong huyện Thạch Thành vẫn còn ở mức độ hình thức, chưa được chú trọng
đúng mức. Việc nhận thức của cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh học
sinh về phòng tránh thảm họa thiên tai còn chưa cao, đôi khi còn xuất hiện
bệnh chủ quan trong việc phòng tránh. Chưa huy động, sử dụng hợp lý và
hiệu quả các nguồn lực để phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trong ngành giáo
dục nhằm hạn chế tối đa sự gián đoạn các hoạt động dạy - học.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản
lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung
học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh
thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở huyện Thạch Thành,
tỉnh Thanh Hóa.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở
các trường Trung học cơ sở.


4
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa
thiên tai ở các trường Trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục phòng, tránh
thảm họa thiên tai và quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên
tai ở các trường Trung học cơ sở: Thạch Lâm, Thạch Tượng, Thành Yên,
Thành Mỹ, Thạch Định, Thành Kim, Thành Trực, Thành Hưng, Thành Thọ,
Thành Tiến trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa; thời gian thực
hiện khảo sát từ 12/2014 đến 3/2015.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp quản lý có tính khoa học
và khả thi, thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động giáo dục phòng, tránh
thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh
Thanh Hóa.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục
phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở.
6.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh

thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh
Thanh Hóa.
6.3. Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số giải pháp
quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường
Trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích- tổng hợp, phân loại - hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên
quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.


5
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, lấy ý kiến chuyên gia, tổng kết
kinh nghiệm về quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở
các trường Trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, nhằm xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài và tổ chức thăm dò về tính cần thiết, khả thi
của các biện pháp quản lý được đề xuất.
7.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được.
8. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng,
tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở.
- Đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh
thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh
Thanh Hóa.
- Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm
họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh
Hóa.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục

nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục phòng,
tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục
phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh
thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh
Thanh Hóa.


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG, TRÁNH THẢM HỌA THIÊN TAI Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể trong giáo dục các cấp thông qua nhiều giải pháp đổi mới để nâng cao chất
lượng. Có được kết quả đó, một phần là nhờ những nỗ lực, quyết tâm rất lớn
của ngành giáo dục mà cao nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo, một phần khác là
do sự hỗ trợ, chỉ đạo của Nhà nước, các cấp các ngành thông qua rất nhiều
chương trình, chính sách, dự án đã và đang được triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, hiện nay với tình hình chung của thế giới về biến đổi khí
hậu phức tạp, ngày càng có nhiều hiện tượng thiên tai xảy ra. Một phần lớn là
do chúng ta không có biện pháp sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên hợp lý,
gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu và các thảm
họa thiên tai. Trong đó, Việt Nam chúng ta được xếp vào danh sách những
nước phải chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu khắc nghiệt trong
hai chục năm gần đây (là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất). Biến đổi

khí hậu đã làm gia tăng các loại hình thiên tai cả về số lượng, cường độ và
mức độ ảnh hưởng. Hậu quả của thiên tai vô cùng lớn: Thiệt hại về người, phá
hoại cơ sở hạ tầng, làm ảnh hưởng đến nhiều thành quả phát triển kinh tế xã
hội và gia tăng tình trạng đói nghèo.
Trước tình hình phải đối mặt với nhiều thách thức về biến đổi khí hậu
và thảm họa thiên tai như vậy, Đảng và Nhà nước đã cùng tham gia hưởng
ứng nhiều Chương trình: Ký Nghị định thư Kyoto và chính thức phê chuẩn
Nghị định thư này vào tháng 9/2002; Năm 2003 đánh dấu bước đột phá đầu
tiên trong mối quan tâm chung của Việt Nam đối với hiện tượng BĐKH:


7
Công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên của Việt Nam theo Hiệp định khung về
Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc (SRV, MONRE, 2003); Năm 2004, Việt
Nam công bố Báo cáo Quốc gia về Giảm thiểu rủi ro thiên tai (SRV, 2004).
Cũng trong năm này, Thủ tướng Chính phủ công bố Quyết định về “Định
hướng Chiến lược Phát triển Bền vững ở Việt Nam” hay còn gọi là “Chương
trình Nghị sự 21 của Việt Nam”; Ngày 17/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 35/2005/TTg về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định thư
Kyoto ở Việt Nam. Và để cụ thể hóa hơn nữa, ngày 6/4/2007, Thủ tướng
Chính phủ ra Quyết định số 47/2007/TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị
định thư Kyoto trong giai đoạn 2007-2010; Năm 2007, Việt Nam công bố
Chiến lược Quốc gia về phòng chống, thích nghi và giảm nhẹ thiên tai đến
năm 2020 (SRV, 2007). Ngay sau đó, năm 2008 Việt Nam quyết định thực
hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH (theo Quyết định
số 158/2008/ QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ).
Cùng với tinh thần đó, Ngày 08/9/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã ban hành Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Kế
hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020.

Như vậy, chỉ trong thời gian rất ngắn, Việt Nam đã liên tiếp ban hành
các văn bản chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu và phòng ngừa giảm
nhẹ thiên tai. Điều đó cho thấy mối quan tâm to lớn của Nhà nước, các cấp,
các ngành đối với hiện tượng tự nhiên đã và sẽ có nhiều ảnh hưởng tới tất cả
các lĩnh vực của đất nước, nhất là công tác giáo dục, tuyên truyền.
Điểm lại các nghiên cứu, đánh giá trên đây để có thể thấy rằng, ngay tại
những khu vực được coi là ít nhạy cảm ở Việt Nam, thì vấn đề BĐKH và
công tác phòng, tránh thảm họa thiên tai cũng vẫn là một vấn đề nổi cộm, cần
được tiếp tục tìm hiểu sâu hơn cả dưới góc độ khoa học cũng như thực tiễn ở
các khu vực, các địa phương nói riêng cũng như trong cả nước nói chung.


8
Đây cũng là lý do chính để tác giả lựa chọn triển khai tìm hiểu và nghiên cứu
đề tài này.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Thiên tai; thảm họa thiên tai
1.2.1.1. Thiên tai
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về
người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội,
bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở
đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước
dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động
đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
1.2.1.2. Thảm họa thiên tai
Thảm họa thiên tai là thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài
sản, công trình, môi trường sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

Hình1.1.


1.1a: Hiểm họa;

1.1b: Thảm họa

1.2.1.3. Các thảm họa chính
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời cũng nằm trong vùng
chịu nhiều bão nhất trên thế giới. Với địa hình hẹp, đồng bằng thấp nằm cạnh


9
núi cao và dốc nên hàng năm thường xảy ra lũ lụt, cộng thêm tác động của
một số loại thảm họa như: mưa, bão, lốc xoáy, hạn hán và các dịch bệnh gây
thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Có thể nêu một số thảm họa chính thường gặp ở vài vùng địa lý tại Việt
Nam như bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Các thảm họa chính có thể xảy ra cho các vùng ở Việt Nam
CÁC VÙNG
Vùng núi Bắc bộ, Trung bộ
Vùng đồng bằng Sông Hồng

THẢM HỌA CHÍNH
Lũ lụt, sạt lở đất, bão, lũ quét
Lũ lụt theo mùa mưa, bão, sạt lở đất, bồi

Các tỉnh ven biển miền Trung
Vùng cao nguyên

lắng
Bão, lũ quét , xâm nhập mặn, hạn hán
Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng,


Vùng đồng bằng Nam bộ

lốc
Lũ lụt, bão, lốc, sạt lở, cháy rừng, nhiễm
mặn


10

Hình 1.2. Bản đồ phân vùng hiểm họa
Từ bản đồ phân vùng thảm họa trên cả nước và vị trí địa lý của huyện
Thạch Thành- Thanh Hóa, các thảm họa chính có thể xảy ra với khu vực này


11
đó là: Bão, lũ quét, hạn hán, cháy rừng. Do đó, các biện pháp giáo dục phòng
chống thảm họa thiên tai cần chú trọng hơn với các loại thảm họa này.
1.2.1.4. Tần suất thảm họa
Tùy theo vùng, miền địa lý và thời gian trong năm, các loại hiểm họa
có các mức độ xảy ra thường xuyên, nhiều ít khác nhau, được gọi là tần suất
của hiểm họa cao, trung bình hay thấp. Ví dụ lũ lụt thường xảy ra trên các
sông ở Bắc bộ từ tháng 6 đến tháng 10, nhưng trên các sông ở Nam bộ và
vùng Tây nguyên thì từ tháng 7 đến tháng 11.
Bảng1.2. Tần suất của một số loại hiểm họa tại Việt Nam
Cao

Trung bình

Thấp


Lũ lụt

Mưa và mưa đá

Động đất

Bão

Hạn hán

Tai nạn công nghệ

Nhiễm mặn

Sạt lở đất

Sương mù

Ngập úng

Cháy rừng

Lốc xoáy

Xói mòn, bồi lắng

Hỏa hoạn

1.2.1.5. Các hiểm họa cụ thể

a) Áp thấp nhiệt đới và bão:
Áp thấp nhiệt đới và bão là một cơn gió xoáy có phạm vi rộng, có thể
ảnh hưởng tới một vùng có đường kính từ 200 – 500 km. Chúng thường gây
ra gió lớn và mưa rất to. Tốc độ gió được đo theo một bảng gọi là Bảng
Beaufort. Bảng này phân chia tốc độ gió thành cấp từ 0 đến 12 và thành số
kilomét/giờ. Khi sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm của gió xoáy đạt tới
cấp 6, cấp 7 (39 đến 61 km/giờ) thì được gọi là áp thấp nhiệt đới; khi sức gió
mạnh nhất đạt từ cấp 8 trở lên (từ 62 km/giờ trở lên) thì được gọi là bão.
Nguyên nhân
Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới và bão rất phức tạp. Tuy
chưa khám phá hết những nguyên nhân, các nhà khoa học cũng rút ra một số


12
kết luận là những cơn áp thấp nhiệt đới và bão như vậy dễ hình thành trên
vùng biển nhiệt đới, đặc biệt trong khoảng từ vĩ tuyến 5 đến vĩ tuyến 20, nơi
mà nhiệt độ nước biển lớn hơn 26 độ C.
Đặc điểm
Gió xoáy của áp thấp nhiệt đới hoặc bão thổi dồn vào tâm và xoáy
ngược chiều kim đồng hồ. Trong cơn bão mạnh, ở chính vùng trung tâm gió
rất yếu, trời quang, mây tạnh. Vùng này thường có bán kính từ vài chục đến
100 Km, được gọi là “mắt bão”. Khi bão đổ bộ lên đất liền, gió lớn đặc biệt là
mưa to và nước dâng có thể gây thiệt hại và kéo theo các hiểm họa khác như
lũ lụt và sạt lở đất.
Những thiệt hại chính
- Thương vong đối với người và vật nuôi,
- Các tác động đến sức khoẻ cộng đồng: thương tật, dịch bệnh...
- Thiệt hại về vật chất: các công trình bị phá hủy, tài sản bị hư hại, mất
mát, đình trệ giao thông, thông tin liên lạc gián đoạn, môi trường bị ô nhiễm,
ảnh hưởng đến mùa màng.....

b) Lũ lụt
Lũ là mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình
thường. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ, đập và đê
vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng
Nguyên nhân
- Những trận mưa lớn kéo dài.
- Các công trình xây dựng như đường bộ, xe lửa và hệ thống đê đập
không hợp lý làm ngăn cản dòng chảy tự nhiên.
- Sông ngòi bị bồi lắng làm giảm khả năng thoát nước.
- Đê, đập, hồ chứa nước bị vỡ.
- Mưa lớn kết hợp triều cường (nước dâng tiến sâu vào đất liền) gây
ngập lụt.


13
- Rừng đầu nguồn bị phá huỷ và suy thoái.
Các loại lũ và đặc điểm
+ Lũ quét: Diễn ra trong một thời gian rất ngắn, dòng nước chảy với tốc
độ cực lớn, có thể cuốn theo mọi thứ khi dòng chảy đi qua.
+ Lũ ven biển: Xuất hiện khi sóng biển dâng cao đột ngột kết hợp với
triều cường, phá vỡ đê hoặc tràn qua đê biển vào đất liền làm nước sông
không chảy thoát ra biển được gây ngập lụt.
+ Lũ sông: nước dâng lên từ từ, làm ngập nhiều ngày, thường xảy ra
theo mùa ở các hệ thống sông ngòi như sông Mêkông, sông Hồng...
Những thiệt hại chính
- Thương vong, sức khoẻ cộng đồng: có thể tử vong do chết đuối, dịch
bệnh.
- Thiệt hại về vật chất: các công trình bị hư hại do nước cuốn trôi, tài
sản gia đình bị hư hại, mất mát, mùa màng và lương thực vật nuôi, cây trồng,
có thể bị mất do ngập nước, môi trường bị ô nhiễm, khan hiếm nước sạch.

c) Hạn hán
- Hạn hán xảy ra khi thiếu nước nghiêm trọng trong một thời gian dài,
ảnh hưởng tới nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.
- Hạn hán có thể xảy ra ngay cả khi không thiếu mưa. Ví dụ: nếu rừng
bị phá hủy và đất không còn khả năng giữ nước, nước sẽ trôi tuột đi.
Nguyên nhân
- Do thiếu mưa trong một thời gian dài.
- Do thay đổi đặc điểm khí hậu trên thế giới (sự gia tăng oxít – carbon
trong khí quyển và hiệu ứng nhà kính).
- Do khai thác quá mức và sử dụng không hợp lý các nguồn nước .
Đặc điểm
Giảm độ ẩm và nguồn nước so với mức độ bình thường.


14
Những thiệt hại chính
- Thiếu nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Thu nhập của nông dân giảm, giá nông sản tăng.
- Tình trạng dinh dưỡng giảm sút, phát sinh dịch bệnh.
- Gia súc, gia cầm chết và mất cân bằng sinh thái.
d) Sạt lở đất
Sạt lở đất xảy ra khi đất, bùn và đá chuyển động rất nhanh từ trên sườn
dốc, mái dốc xuống. Hiểm họa này thường xuất hiện ở các khu vực đồi núi,
có khi trượt xa đến hàng kilomét
Nguyên nhân
- Sạt lở đất là kết quả của những chấn động tự nhiên của trái đất, làm
mất sự liên kết của đất và đá trên sườn đồi, núi.
- Sạt lở đất có thể xảy ra khi có mưa rất to, hoặc lũ lụt làm cho đất bão
hòa nước, không còn sự kết dính và trôi xuống.
- Sạt lở đất còn có thể do tải trọng lớn đặt trên sườn dốc (các công trình

xây dựng) hoặc do mưa to trên vùng rừng bị chặt phá hoặc cháy gây ra.
- Ngoài ra, các nguồn nước có sự thay đổi dòng chảy dưới sự tác động
của con người cũng có thể gây sạt lở.
Những thiệt hại chính
- Có thể làm chết hoặc gây thương tích cho người do bị vùi lấp dưới đất
đá hoặc dưới những căn nhà bị sập.
- Bùn, đá rơi xuống với tốc độ lớn có thể phá hủy hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng về nhà cửa, tài sản của nhân dân (Mất đất trồng trọt, súc vật có
thể bị vùi chết hoặc bị thương), làm tắc nghẽn giao thông, thông tin liên lạc.
1.2.2. Phòng, tránh thảm họa thiên tai
- Gồm các biện pháp cần tiến hành khi có dự báo thảm họa sẽ xảy ra để
kịp thời ứng phó một cách phù hợp và hiệu quả.


15
- Các hoạt động phòng ngừa có thể làm giảm đến mức thấp nhất tác
động của thảm họa như xây dựng năng lực của các tổ chức trong cộng đồng
nhằm thực hiện tốt các hoạt động cảnh báo, tìm kiếm và cứu hộ, sơ tán và cứu
trợ, xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa thảm họa, dự trữ thiết bị,
hàng hóa để huy động kịp thời, chuẩn bị hệ thống thông tin liên lạc trong tình
huống khẩn cấp, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng...
1.2.3. Giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai
Tại sao Nhật Bản xảy ra động đất, sóng thần rất nhiều nhưng thiệt hại
được hạn chế đến mức tối thiểu? Trong khi ở Campuchia xảy ra sập cầu,
người ta không chết vì tai nạn mà chết vì xô đẩy, chen lấn giẫm đạp lên nhau.
Đó là điều khiến chúng ta phải suy ngẫm. Thảm họa không chỉ do thiên tai,
mà đôi khi còn do chính con người gây ra nếu như chúng ta không được giáo
dục nâng cao nhận thức về vấn đề này.
Giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai là quá trình được tổ chức có
mục đích, kế hoạch của nhà giáo dục đến người được giáo dục nhằm hình

thành hệ thống tri thức, thái độ, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để phòng, tránh hiệu
quả các thảm họa thiên tai xẩy ra nơi họ sống.
Ở độ tuổi học sinh, khi mà các kiến thức và kinh nghiệm sống chưa
được trang bị đầy đủ, rất cần được trang bị về kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ
năng tự bảo vệ, ứng phó với thiên tai, tai nạn khẩn cấp cho các em.
1.2.4. Quản lý; Quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa
thiên tai
1.2.4.1. Quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội, là hoạt động đặc thù của con người,
là yếu tố gắn chặt với hợp tác lao động. Theo Các Mác thì bất cứ xã hội nào
hay lao động chung trực tiếp nào cũng cần đến sự quản lý.


16
Có thể nói, hoạt động quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Nó điều
khiển một hệ thống động ở tầm vi mô cũng như vĩ mô. Khái niệm quản lý được
tiếp cận với nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số quan niệm chủ yếu:
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất của hoạt động quản lý
gồm hai quá trình “quản” và “lý” tích hợp vào nhau. Quá trình “quản” gồm sự
coi sóc, giữ gìn để duy trì tổ chức ở trạng thái ổn định; quá trình “lý” gồm sự
sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thể phát triển” [8].
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản
lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các
nguồn lực trong và ngoài tổ chúc mà chủ yếu là nội lực, một cách tối ưu nhằm
đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [26].
Nhấn mạnh chức năng của hoạt động quản lý, trên phương diện hoạt
động của một tổ chức, tác giả Nguyễn Ngọc Quang có cách tiếp cận: “Quản lý
là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách
thể quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức đạt được mục đích nhất định”
[14].

Theo Thái Văn Thành: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề
ra” [23].
Các khái niệm trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ tiếp
cận nhưng chúng có chung những dấu hiệu sau:
Quản lý bao giờ cũng là tác động có định hướng và hướng đến các mục
tiêu đã xác định.
Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, đó là chủ thể quản lý
(là cá nhân hay tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượng quản
lý (là bộ phận chịu sự quản lý). Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.
Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy
luật khách quan.


17
Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin.
Lao động quản lý là một dạng lao động đặc biệt gắn với lao động tập
thể và kết quả của sự phân công lao động xã hội, nhưng lao động quản lý lại
có thể phân thành hệ thống các dạng lao động xác định mà theo đó chủ thể
quản lý có thể tác động đến đối tượng quản lý. Các dạng hoạt động xác định
này được gọi là các chức năng quản lý. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong
mọi quá trình quản lý, người cán bộ quản lý phải thực hiện một dãy chức
năng quản lý kế tiếp nhau một cách logic bắt đầu từ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo thực hiện và cuối cùng là kiểm tra, đánh giá. Quá trình này được tiếp diễn
một cách tuần hoàn.
Tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin. Thông tin đầy
đủ, kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch. Thông
tin cũng cần cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức; thông tin chuyển tải mệnh
lệnh chỉ đạo và phản hồi; xem xét mức độ đạt được mục tiêu của toàn tổ chức.
Mối quan hệ giữa các chức năng trên tạo thành một chu trình quản lý.

Có thể minh họa chu trình quản lý bằng Sơ đồ 1.1.
Lập kế hoạch

Kiểm tra đánh giá

Thông tin phục vụ
quản lý

Tổ chức thực hiện

Chỉ đạo thực hiện
Sơ đồ 1.1. Minh họa chu trình các chức năng quản lý
Quản lý chính là hoạt động tạo ra sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển
của tổ chức đến một trạng thái mới có chất lượng cao hơn.


18
Như vậy, có thể hiểu quản lý là một quá trình tác động có định hướng,
có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, nhằm sử dụng có hiệu
quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong
điều kiện biến động của môi trường.
*Các chức năng quản lý
Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt, thông qua
đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục
tiêu nhất định.
Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra các chức năng quản lý cơ bản: chức năng
kế hoạch hoá; chức năng tổ chức; chức năng chỉ đạo (lãnh đạo); chức năng
kiểm tra đánh giá.
- Chức năng kế hoạch hóa
Đây là chức năng cơ bản đầu tiên của quản lý, nó bao gồm xác định các

mục tiêu và xây dựng các chương trình hành động, các bước đi cụ thể để thực
hiện mục tiêu đó trong khoảng thời gian nhất định của hệ thống quản lý.
Xác định mục tiêu là khâu đầu tiên của chức năng kế hoạch, vì mục tiêu
là đích cần đạt được mà mọi hoạt động của tổ chức phải hướng tới. Các nhà
quản lý có thể xác định một cách tốt nhất số lượng các mục tiêu xuất phát từ
bản chất công việc của hệ thống. Như vậy, mục đích của kế hoạch là hướng
mọi hoạt động của tổ chức vào các mục tiêu để tạo khả năng đạt mục tiêu có
hiệu quả nhất và cho phép nhà quản lý kiểm soát được quá trình thực hiện các
nhiệm vụ.
Thực hiện chức năng kế hoạch sẽ tạo ra tầm nhìn chiến lược cho các
nhà quản lý, giúp họ lựa chọn những biện pháp đúng đắn phù hợp với nguồn
lực của hệ thống sao cho hiệu quả nhất. Chức năng kế hoạch cũng là căn cứ
để hình thành và thực hiện các chức năng: tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
- Chức năng tổ chức


×