Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

giáo án dạy học tích hợp môn Hóa học 2016 phân bón hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 13 trang )

BÀI DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
A. PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI;
- Phòng giáo dục và đào tạo: Yên Định
- Trường trung học cơ sở Định Hưng
- Địa chỉ: xã Định Hưng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Điện thoại:0373519540; Email: C2dinhhung@gmail. com
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung
Ngày sinh: 10 - 01 - 1980

Môn : Hóa học

Điện thoại: 01658633533 ; Email: linhbong1313@gmail. com

1


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. Tên hồ sơ dạy học: Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Hóa học 9
Bài 11. Tiết 16: PHÂN BÓN HÓA HỌC
II. Mục tiêu dạy học :
a. Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong bài học này là :
+ Môn Hóa học: Biết được công thức hóa học, tính chất vật lí, tác dụng và những
lưu ý khi sử dụng từng loại phân bón hóa học.
+ Môn Sinh học lớp 6 : Tiết 10, 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ. Biết
được nhờ vào rễ cây có thể lấy được phân bón từ đất, phân bón ảnh hưởng tới sinh
trưởng, phát triển của cây trồng, phân bón góp phần cân bằng hệ sinh thái đất.
+ Môn Toán học lớp 6: Tiết 89: Hỗn số - số thập phân - phần trăm. Bết vận
dụng kiến thức toán học để tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong phân
bón, làm các bài tập tính toán cụ thể.


+ Môn Công nghệ lớp 7:
Tiết 6: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt.
Tiết 7: Thực hành nhận biết một số loại phân bón hóa học thông thường.
Tiết 8 Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
 Cách sử dụng phân bón trong trồng trọt một cách hợp lý và an toàn, bón
phân gì cho loại đất nào.
+ Môn công nghệ 6: Tiết 42, 43: Vệ sinh an toàn thực phẩm. Biết được sau
khi bón phân không nên hái rau ăn ngay.
+ Môn Giáo dục Công dân 7 : Tiết 22, 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên. Có ý thức bảo vệ môi trường và xử lí tình huống liên quan đến bảo vệ
môi trường và sức khỏe con người.
+ Môn Ngữ văn: Tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ về ảnh hưởng của phân
bón tới sản xuất nông nghiệp.
+ Giáo dục bảo vệ môi trường : Dư lượng phân bón ảnh hưởng đến môi
trường đất, nước, không khí gây biến đổi khí hậu và hướng giải quyết.
b. Kĩ năng:
+ Học sinh cần có năng lực tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin và làm việc
nhóm.
+ Vận dụng những kiến thức liên môn hóa học, sinh học, toán học, công
nghệ, giáo dục công dân, ngữ văn, giáo dục bảo vệ môi trường ứng phó với biến
đổi khí hậu khi học bài: Phân bón hóa học.
c. Thái độ :
+ Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong
thực tiễn
+ Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm
III. Đối tượng dạy học của bài học:
Học sinh lớp 9 - trường trung học cơ sở Định Hưng - Yên Định - Thanh Hóa.
IV. Ý nghĩa , vai trò của bài học:
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời
sống xã hội làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.

2


- Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ đó tự
xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
- Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc
kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học
khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong
môn học nhanh và hiệu quả.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy khả năng tư duy tích
cực, sáng tạo và độc lập.
Như vậy, qua dự án này học sinh không chỉ nắm được thành phần, tính chất
lí hóa của phân bón mà còn thấy được vai trò quan trọng của phân bón, hiểu được
tác hại của việc sử dụng phân bón không đúng cách, từ đó nêu được những giải
pháp bón phân thích hợp nhằm bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của cộng
đồng.
V. Thiết bị dạy học, học liệu:
- Máy chiếu.
- Máy vi tính.
- Mẫu phân: Đạm urê hạt trắng và hạt vàng, phân supe lân, phân kali, phân
NPK, phân vi lượng.
- Phiếu học tập.
- Bài kiểm tra đánh giá.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

Bài 11. Tiết 16: PHÂN BÓN HÓA HỌC
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết được:
- Tên, thành phần hoá học và tác dụng của một số phân bón hoá học thông
dụng.

- Tác hại của dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi
trường. Đưa ra được các giải pháp bón phân hiệu quả.
2. Kỹ năng:
- Kĩ năng quan sát mẫu vật.
- Hoạt động nhóm.
- Tính thành phần phần trăm các nguyên tố.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thông qua đó các em yêu thích
hơn môn hóa học, cũng như các môn Sinh học; Công nghệ; Giáo dục công dân,
Ngữ văn, Toán học.
- Học sinh hứng thú với việc sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số
tình huống cụ thể
- Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên :
- Mẫu vật các loại phân bón.
- Một số tranh ảnh, tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở Việt Nam: Nhà
máy phân đạm Hà Bắc; Nhà máy phân lân Lâm Thao. . .
3


- Máy tính; máy chiếu đa năng để chiếu những hình ảnh liên quan đến bài
học.
- Phiếu học tập.
- Sơ đồ tư duy về nội dung chính của bài.
2. Học sinh :
+ Ôn lại bài : Một số muối quan trọng.
+ Đọc trước bài : Phân bón hóa học.
+ Tìm hiểu các loại phân bón hóa học, tác dụng của từng loại, tác hại của dư
lượng phân bón đối với môi trường, con người và đề xuất hướng giải quyết.

C. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm.
- Phương pháp trực quan : sử dụng tranh ảnh, mẫu vật thật.
- Phương pháp thuyết trình.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, chia nhóm HS
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tích hợp môn Toán học 6:
? Tính thành phần phần trăm của nguyên tố N trong các hợp chất sau:
CO(NH2)2, NH4NO3, (NH4)2SO4.
3. Bài mới:
- Tích hợp môn Sinh học 6
* Đặt vấn đề: Nhờ lông hút cây trồng hút nước và muối khoáng từ đất, qua
thời gian đất trở nên nghèo "đói" chất dinh dưỡng, để tăng năng suất cây trồng
người ta phải bón phân cho đất, phân bón là “thức ăn” của cây trồng. Một trong số
những loại phân bón đó là phân bón hóa học. Vậy phân bón hóa học là gì? Có
những loại phân bón hóa học thông dụng nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm
nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nhu cầu của cây trồng.
- Tích hợp môn Sinh học 6
GV nói lại nhanh về thành phần của thực vật
- Tích hợp môn công nghệ 7:
GV: Các nguyên tố C, H, O cấu tạo nên hợp chất gluxit, thực vật tổng hợp
được nhờ phản ứng quang hợp, còn các nguyên tố N, P, K , S. . được thực vật hấp
thu dưới dạng các muối, gọi là phân bón hóa học. Vậy phân bón hóa học là gì?
Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng chính N,
P, K, . . được bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Có nhiều loại phân bón hóa học, nhưng có những loại phân bón hóa học
thường dùng nào? Tên gọi là gì, công thức hóa học, tính chất và tác dụng của từng
loại ra sao? Sử dụng bón cho loại cây nào, đất loại nào thì phù hợp? Sau đây chúng

ta sẽ tìm hiểu.

4


Hoạt động 2: Tìm hiểu những phân bón hóa học thường dùng.
Hoạt động của GV và HS
- Tích hợp môn Công nhệ 7:
? Kể tên một số loại phân bón hóa
học mà em biết. (Đạm, lân, kali,
NPK. . )
? Phân bón hóa học được phân loại
như thế nào?
? Theo em phân bón đơn là gì?
GV: Phân đạm cung cấp nguyên tố
dinh dưỡng chính là N cho cây trồng
dưới dạng amoni hoặc nitrat dạng tan.
? Kể tên, nêu công thức hóa học một
số loại phân đạm thường dùng mà em
biết.
- GV cho HS quan sát về một số mẫu
phân đạm.
? Trong thực tế loại đạm nào được sử
dụng rộng rãi nhất? tại sao? (Đạm urê
được sử dụng rộng rãi do hàm lượng
N cao (46%), tan nhiều trong nước,
cây dễ hấp thụ và có MT trung tính
phù hợp với nhiều vùng đất)
? Nêu tính chất của phân đạm.
(thường màu trắng hoặc vàng, viên

nhỏ, dễ tan trong nước)
- Tích hợp môn Sinh học 6:
? Phân đạm có tác dụng gì đối với cây
trồng? (Kích thích quá trình sinh
trưởng của cây)
? Những loại cây trồng nào cần thiết
phải bón đạm? (các loại cây lấy lá,

Nội dung
II. Những phân bón hóa học thường
dùng:.
1. Phân bón đơn: Chỉ chứa một trong ba
nguyên tố dinh dưỡng chính: đạm(N), lân
(P), kali (K)

a. Phân đạm: dễ tan trong nước
- Ure CO(NH2)2 chứa 46% N
- Amoni nitrat NH4NO3 chứa 35% N
- Amoni sunfat (NH4)2SO4 chứa 21% N

5


cây rau)
GV: sau khi bón đạm cần đợi ít nhất
15 ngày mới thu hoạch.
- Tích hợp môn Công nhệ 7:
? Nên bón đạm vào thời kì nào? ( thời
kì sinh trưởng, bón sớm và bón thúc)
? Khi bón đạm cần lưu ý gì?( tránh

mưa to, nắng gắt, bón đều, bón ít, bón
làm nhiều lần, bón vào ruộng phải có
nước, đối với đất sình trũng, cây họ
đậu cần bón ít đạm).
? Kể tên một số nhà máy sản xuất
phân đạm ở nước ta.
GV: trình chiếu một số nhà máy sản
xuất phân đạm ở nước ta.

? Kể tên một số loại phân lân thường
dùng
GV: giới thiệu thêm về phân lân nung
chảy.
GV: cho học sinh quan sát mẫu phân
lân.
? Nêu tính chất của từng loại.
- Tích hợp môn Sinh học 6:
? Phân lân có tác dụng gì đối với cây
trồng (Hình thành các bộ phận mới ra
mầm non, đẻ nhánh, phân cành, ra
hoa, đậu quả và phát triển hệ rễ).
? Những loại cây trồng nào cần thiết
phải bón lân? (những loại cây lấy củ,
thân, hoa như: mía, khoai, sắn…)
- Tích hợp môn Công nhệ 7:
? Nên bón lân vào thời điểm nào?
Cho loại đất gì?
? Kể tên một số nhà máy sản xuất
phân lân ở nước ta?
GV: cho HS quan sát một số nhà máy


b. Phân lân:
- Photphat tự nhiên thành phần chính
Ca3(PO4)2, tan chậm trong đất chua.
- Supe photphat, tan được trong nước.
+ Supe photphat đơn: hỗn hợp gồm
Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
+ Supe photphat kép thành phần chính
Ca(H2PO4)2.

c. Phân kali: thường dùng là KCl, K2SO4
đều dễ tan trong nước.

6


sản xuất phân lân ở nước ta.
? Kể tên một số loại phân kali thường
dùng.
GV: trong thành phần của tro bếp có
muối K2CO3 nên người ta có thể bón
tro thay cho bón phân kali.
GV: cho HS quan sát mẫu phân kali.
? Nêu tính chất của phân kali.
- Tích hợp môn Sinh học 6:
? Phân kali có tác dụng gì đối với cây
trồng (tổng hợp chất diệp lục và kích
thích cây trồng ra hoa làm hạt)
? Những loại cây trồng nào cần thiết
phải bón phân kali?(những cây lấy

quả, lấy hạt như: lúa, ngô, cà phê,
chuối. . )
- Tích hợp môn Công nhệ 7:
? Nên bón kali vào thời kì nào?(cây
trồng cần kali tất cả các quá trình sinh
trưởng, cần nhiều hơn ở thời kì ra hoa
2. Phân bón kép: có chứa hai hoặc cả ba
đậu quả)
nguyên tố dinh dưỡng chính. Cách tạo
phân bón kép:
? Thế nào là phân bón kép?
- Trộn hỗn hợp những phân bón đơn. VD:
? Phân bón kép được tạo ra bằng
NPK. .
những cách nào?
- Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp
? Ở gia đình các em thường hay sử
hóa học. VD: KNO3, (NH4)2HPO4…
dụng những loại phân bón gì? ( Phân
NPK, phân đạm).
GV: Trong thực tế sản xuất nông
nghiệp, để cải thiện dinh dưỡng cho
cây trồng người ta thường phải bón
đồng thời không phải một mà là vài
loại phân bón. Ngày nay phân bón
kép được sử dụng rộng rãi trong nông
nghiệp, vì: giảm chi phí sản xuất đóng
gói, vận chuyển, có tính chất vật lí tốt,
giảm hao hụt, dễ sử dụng tăng khả
năng thâm nhập đồng thời các chất

dinh dưỡng vào cây.
GV: Phân bón kép NPK có 2 loại phù
hợp cho từng thời kì phát triển của
cây trồng: Phân NPK bón lót và phân
NPK bón thúc khác nhau ở tỉ lệ đạm,
lân , kali. Thường NPK bón lót có tỉ
lệ: 5:10:3; NPK bón húc có tỉ lệ:

7


12:5:10
GV: Nêu ý nghĩa các con số tỉ lệ.

? Thành phần hóa học của phân bón
vi lượng.
? Vai trò của phân bón vi lượng.
- Tích hợp môn Công nhệ 7:
? Cách thức bón phân vi lượng(bón lá
hoặc tưới gốc)
? Tác dụng của phân bón vi
lượng( Tăng khả năng đậu trái, chống
nứt, thối trái; màu sắc, mẫu mã sản
phẩm đẹp)

3. Phân bón vi lượng: có chứa một số
nguyên tố hóa học như: Bo, Mn, Zn, . .

GV tích hợp ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu:
? Phân bón hóa học làm tăng năng suất cây trồng, vậy có phải bón phân

càng nhiều càng tốt không? Vì sao?
Phân bón hóa học là “thức ăn” của thực vật, "ăn" nhiều thì sẽ hết, cây trồng
không thể tự di chuyển để tìm thức ăn. Vậy để cung cấp thức ăn cho cây trồng và
góp phần cân bằng hệ sinh thái đất, chúng ta cần phải bón phân. Tuy nhiên nếu
bón (ăn) nhiều quá sẽ dẫn đến “ngộ độc“ thức ăn, lúc này không những trở thành
nguy hiểm đối với thực vật mà còn làm ô nhễm môi trường đất, nước và không
khí, kết quả làm biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo thống
kê, lượng phân bón chưa được cây trồng sử dụng hàng năm lên tới trên 50%, vậy
lượng phân bón dư thừa này nằm ở đâu?
Trả lời: - Một phần còn lại ở trong đất.
8


- Một phần bị rửa trôi theo mặt nước gây ô nhiễm mặt nước.
- Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm.
- Một phần bị bay hơi gây ô nhiễm không khí.
GV: chia HS thành 4 nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Theo em dư lượng phân
bón hóa học gây tác hại gì đối với môi tường đất, nước và không khí? Nêu giải
pháp sử dụng phân bón cho hiệu quả.
HS: các nhóm thảo luận, trả lời vào phiếu học tập.
Phiếu học tập:
Dư lượng phan bón hóa học gây tác
Giải pháp khắc phục
hại tới môi trường
Đất
Nước
Không khí
GV: nhận xét, chốt kiến thức.

a. Với môi trường đất:

- Làm giảm hoạt tính sinh học của đất.
Tích hợp môn công nghệ 6:
- Bón nhiều đạm vào thời kì muộn cho rau quả, đã làm tăng đáng kể lượng nitrat
trong sản phẩm.

9


Phân bón tích lũy trong các sản phẩm nông nghiệp khi bón dư thừa

Ngộ độc cấp tính khi ăn phải thực phẩm có dư lượng phân bón
 Không hái rau ngay sau khi bón phân để ăn.
b. Với môi trường nước:
* Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng xấu như:
- Gây phì hóa nước (phú dưỡng) , ô nhiễm nguồn nước
Nước bị phú dưỡng

- Tăng nồng độ nitrat trong nước:
+ Làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em dưới 4
tháng tuổi. Trong dường ruột các nitrat bị khử thành nitrit, các nitrit tạo ra được
hấp thụ vào máu kết hợp với hemoglobin làm khả năng chuyên chở oxi của máu bị
giảm.
+ Nitrit còn là nguyên nhân gây ung thư tiềm tàng.

10


* Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm: làm tăng độ
mặn, độ cứng của nguồn nước. Gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của
thực vật, động vật và sức khỏe con người.

c. Với môi trường không khí:
- Làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là hợp chất độc hại cho người và
động vật.
- Khí NO2 làm phá vỡ tầng ozon
- Gây mưa axit.

d. Một số giải pháp sử dụng phân bón, giảm ô nhiễm môi trường:
- Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón theo nguyên tắc 4 đúng:
đúng lúc, đúng loại, đúng liều lượng, đúng cách.
- Cải tạo đất và môi trường sau khi bón phân.
- Cần đọc hướng sử dụng phân bón trước khi dùng, hạn chế sử dụng phân
bón hoá học và tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và phân vi sinh.
Tích hợp môn GDCD 7:
Vì thế hệ hôm nay và mai sau, vì sức khỏe và phồn vinh của loài người.
Trong sản xuất chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sản xuất
đối với người tiêu dùng. Không nên vì lợi ích trước mắt mà làm cho thiên nhiên
nghèo đi, ảnh hưởng đến môi trường sống của cả cộng đồng. Sau khi nghiên cứu
bài học này các em hãy tuyên truyền để giúp cho những người khác hiểu về ưu và
11


nhược điểm của phân bón hóa học để sử dụng một cách hợp lí khoa học là bảo vệ
chính cuộc sống tương lai của chúng ta.
4. Củng cố - luyện tập:
- GV: chiếu sơ đồ tư duy, HS củng cố bài

- Tổ chức tò chơi:
Tích hợp môn Ngữ văn:
GV cho các nhóm thi với nhau tìm ra các câu ca dao tục ngữ liên quan đến
phân bón trong sản xuất nông nghiệp. Nhóm nào tìm ra được nhiều nhóm đó thắng

cuộc.
Một số câu:
1. Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu, bừa kĩ phân tro cho nhiều.
2. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
3. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
4. Ai về nhắn chị em nhà
Muốn cho hoa tốt liệu mà bón phân.
5. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
12


6. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài tập 1, 2, 3 SGk trang 39.
- Chuẩn bị trước bài 12.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Phát giấy kiểm tra
Câu 1: Khi lúa đến thời kì ra đòng, trổ bông ta nên bón:
a. Chủ yếu đạm
b. Chủ yếu lân
c. Chủ yếu kali
Câu 2: Để tăng năng suất cây trồng ta cần phải:
a. Chăm sóc (bón phân, làm cỏ, . . )
b. Chọn giống tốt.
c. Chọn đất trồng
d. Cả ba phương án trên
Câu 3: Nếu mỗi hecta đất trồng cần 60Kg N thì phải bón bao nhiêu kg mỗi loại
phân bón hóa học sau:
a. (NH4)2SO4

b. CO(NH2)2
(Biết nguyên tử khối của N = 14, H=1, S=32, O=16, C=12)
VIII. Các sản phẩm của học sinh:
Điểm giỏi : Từ 8, 0 – 10, 0
Điểm khá : Từ 6, 5 – dưới 8, 0
Điểm Tb : Từ 5, 0 – dưới 6, 5
Điểm yếu : Từ 3, 5 – dưới 5, 0

Lớp

TSHS

9A

33

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

12

39

13

42

5

19

0

0

Người lập dự án

Nguyễn Thị Nhung


13



×