Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA SINGAPORE - SỬDỤNG PHƯƠNG THỨC LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC ĐỂ ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH LOGISTIC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.63 KB, 32 trang )

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

Lớp: KDQT1 – Khố: 33

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ
MÔ CỦA SINGAPORE - SỬ
DỤNG PHƯƠNG THỨC LIÊN
MINH CHIẾN LƯỢC ĐỂ ĐẦU TƯ
VÀO NGÀNH LOGISTIC.

Nhóm thực hiện:
1.
2.
3.
4.
5.

Lê Thị Trâm Anh
Nguyễn Thị Ngọc Châu
Trần Ngọc Phương Chi
Nguyễn Bảo Ngọc
Đào Thị Hồng Thúy

1


Quản trị kinh doanh quốc tế

MỤC LỤC
I. Môi trường vĩ mô của Singapore


3 – 15

1. Môi trường tự nhiên

3–5

2. Văn hố – xã hội

5–7

3. Kinh tế

7–9

4. Chính trị - Pháp luật

9 – 13

5. Công nghệ

13 – 14

6. Hội nhập quốc tế

14 – 15

II. Các ngành có cơ hội đầu tư

16 – 24


1. Thị trường chứng khoán

16 – 18

2. Du lịch

18 – 20

3. Xuất khẩu lương thực – thực phẩm

21 – 23

4. Tóm lại

23 – 24

III. Ngành Logistic
1. Giới thiệu ngành

25 – 31
25

2. Cơ hội cho đầu tư

25 – 28

3. Rủi ro và thách thức

28 – 30


4. Phương thức đầu tư

30 – 31

2


Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA SINGAPORE

1)Mơi trường tự nhiên.
a. Vị trí địa lý

 Singapore là quốc gia nhỏ nhất của Đơng Nam Á, nằm phía nam
của bán đảo Malaysia, phía Bắc giáp Ma-lai-xi-a, Đơng-Nam giáp In-đônê-xi-a, nằm giáp eo biển Ma-lắc-ca, trên đường từ Thái Bình Dương sang
Ấn Độ Dương
 Vị trí địa lý đã mang lại cho Quốc đảo này những tiềm năng "tài
nguyên" vô cùng phong phú và nhiều ưu thế. Singapore nằm ở giao nhau
của con đường Huyết mạch chính vận chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương,
Thái Bình Dương và eo biển Malacca
 Quốc đảo nhỏ bé này được tổ hợp nên bởi hơn 50 hịn đảo trong
đó Singapore là hịn đảo lớn nhất, chiếm 9/10 diện tích tồn quốc. Địa thế
nơi đây phẳng đều, những eo biển giữa các hòn đảo chính là nơi neo đậu
thuận tiện của các thuyền bè.
 Thuận lợi: Nằm tại một trong những giao lộ của thế giới, vị trí
chiến lược của Singapore chính là một yếu tố thuận lợi góp phần giúp
quốc gia này phát triển thành một trung tâm quan trọng trong các lĩnh
vực thương mại, viễn thông và du lịch.


3


Quản trị kinh doanh quốc tế

b. Diện tích.
 Tổng cộng: 647,5 km2
 Mặt đất: 637,5 km2
 Mặt nước: 10km2
 Đường bờ biển: 193 km
 Cho dù trên đảo quốc này có nhiều dịng suối nhỏ chảy qua và
khơng ít hồ chứa nước, Singapore vẫn thiếu nước ngọt phục vụ cho đời
sống. Khoảng 50% lượng nước cần dùng phải nhập từ Malaysia, thông
qua một đường ống dẫn nước chạy bên dưới con đường nối liền Singapore
và Johor Baharu.

c. Khí hậu.
 Khí hậu của Singapore là khí hậu nhiệt đới, nóng, nhiệt độ tương
đối thất thường, không phân chia theo mùa rõ rệt, độ ẩm cao và lượng
mưa nhiều do vị trí của đảo nằm ngồi hải dương và gần đường xích đạo.
Nhiệt độ trung bình: 26,70C, độ ẩm trung bình: 84,4%, lượng mưa trung
bình trong năm: 2,359 mm. Tháng 11 đến tháng 1 năm sau là thời điểm
nhiều mưa nhất. Mưa ít nhất vào những tháng 6-7-8 trong năm.
 Cơ hội: Điều kiện khí hậu nơi đây lý tưởng cho ngành du lịch
biển phát triển.

d. Tài nguyên thiên nhiên
 Singapore hầu như khơng có tài ngun, ngun liệu đều phải
nhập từ bên ngồi. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét;
khơng có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau

và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập
lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Ngồi ra,
Singapore cũng cịn có tài ngun cá và các cảng nước sâu.
 Cơ hội: Điều kiện tự nhiên như trên khó lịng cho phép
Singapore phát triển sản suất hay chăn nuôi và cung cấp nguồn lương
thực thực phẩm cho người dân, mà đây sẽ là cơ hội cho những nhà xuất
nhập khẩu (xuất khẩu nguyên liệu thô, nguồn lương thực thực phẩm
thường và cao cấp). Đồng thời đây cũng là thuận lợi cho Singapore phát
triển những ngành vận tải biển, công nghiệp nhẹ và nghiên cứu.

 Diện tích nhỏ và đa số là đảo, diện tích canh tác rất ít vì thế
khơng đáp ứng được nhu cầu thực phẩm trong nước dẫn đến việc nhập
khẩu nhìều lương thực thực phẩm. Ít khống sản và tài ngun nên phải
4


Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

nhập khẩu nhiều nguyên liệu thô. Thuận lợi cho việc phát triển các dịch
vụ cung ứng vận chuyển hàng hố xuất nhập khẩu.

 Vị trí địa lý thuận lợi kết hợp với đường bờ biển dài, khí hậu thích
hợp nên có nhiều cơ hội để phát triển về cảng biển, đóng tàu, khai thac
dịch vụ du lịch.

 Singapore nằm ở vị trí chiến lược của trung tâm Châu Á, là đất
nước "cửa ngõ" vào Đông Nam Á và có thể trở thành trung tâm khám phá
khu vực Đông Nam Á. Cơ hội trở thành trung tâm tài chính, viễn thơng,
thương mại của Châu Á.


2. Văn hố – xã hội
a. Dân số- xã hội
 Dân số: 4.608.167 người (ước tính 7/2008)
 Dân tộc: là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều dân tộc khác nhau
như người Hoa: 76,8%, người Malayxia: 13,9%, Ấn Độ, Pakistan và Sri
Lanka: 7,9% và các dân tộc khác 1,4 %.
 Tôn giáo: Phật giáo, Lão giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và Ấn Độ
giáo.

b. Văn hoá
 Trên mảnh đất Singapore nhỏ bé có rất nhiều chủng tộc sinh
sống mang theo nhiều tơn giáo. Chính sự đa dạng chủng tộc, tơn giáo và
đi đơi là chính sách hợp nhất trong đa dạng của chính phủ Sigapore đã
tạo nên cho đảo quốc này một hỗn hợp văn hoá phong phú đa dạng, kết
hợp cả văn hố phương Đơng và phương Tây.

 Ngơn ngữ: Singapore có 4 ngơn ngữ được chính thức sử dụng, đó
là tiếng Mã Lai, tiếng Hoa (quan thoại), tiếng Tamil và tiếng Anh. Trước
xu thế hồ nhập quốc tế, Chính phủ Singapore chủ trương mọi người đều
phải học tiếng Anh. Tiếng Mã Lai được cơng nhận là quốc ngữ, cịn tiếng
Anh là ngơn ngữ hành chính, sử dụng trong cơng sở.

 Bên cạnh đó có khoảng hơn 90,000 người ngoại quốc đang sinh
sống và làm việc tại Singapore và họ cũng đã mang theo những quan
điểm và nền văn hóa độc đáo của đất nước mình để bổ sung thêm vào
màu sắc và sự sống động cho Singapore.
 Người Singapore đã làm được điều thần kỳ: xây dựng cho mình
một nền văn hố độc đáo, nền văn hố cần phải có cả bề sâu lịch sử và

5



Quản trị kinh doanh quốc tế

bề dày thời gian.Đâu đâu cũng thấy quảng bá Singapore là một dân tộc
trẻ trung năng động , đa sắc tộc, đa văn hoá.

 Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số
nơi như cầu thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao
thơng cơng cộng nhất là trong văn phịng..., quy định là nghiêm cấm hút
thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$ Singapore. Tại các
nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối
phương.

c. Giáo dục:
 Trẻ em bắt đầu đi học khi 6 tuổi, hệ thống giáo dục cơ bản của
Singapore là 10 năm, 6 năm cấp I và 4 năm cấp II. Sau đó, học sinh có
thể chọn tiếp dự bị đại học (pre-university) hoặc vào các trường kỹ thuật
(polytechnic).

 Singapore cũng rất chú trọng tuyển dụng nhân tài nước ngồi
thơng qua kênh giáo dục. Hiện đất nước này đang có 35.000 sinh viên
nước ngồi theo học tại các trường đại học. Chính phủ cũng đã khuyến
khích du học sinh sang học dưới dạng cho vay tiền. Đổi lại sau khi tốt
nghiệp họ phải làm việc cho các công ty của Singapore. Với cách làm này
đã tạo nên nguồn lao đông chất lượng cao được bổ sung hằng năm để làm
việc cho các công ty Singapore. Chính phủ cũng đầu tư hạ tầng, chất
lượng tạo nên một nền giáo dục Singaore nổi tiếng với các trường Đại học
quốc gia Singapore (NUS), Đại học Kĩ Thuật NanYang, Đại học quản lý
Singapore.


6


Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

 Cơ hội:
 Phát triển những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mang đậm màu
sắc, văn hố, truyền thống.
 Nói chung Singapore là một quốc gia có nền văn hóa được pha
trộn giữa nhiều nền văn hóa khác biệt nên khi chọn đầu tư vào một lãnh
vực nào thì cần phải quan tâm đến những mối liên hệ giữa ngành và văn
hóa ngành.
 Dân số Singapore đa phần là trẻ và có một nền giáo dục tốt,
chính vì vậy yếu tố con người là một cơ hội lớn khi xâm nhập thị trường
Singapore đặc biệt trong những ngành nghiên cứu y-sinh, vật lý hay hóa
học, những ngành khoa học công nghệ kỹ thuật cao.
 Cơ hội hợp tác và đào tạo nguồn nhân lực, lưu thông chất xám,
tiếp thu văn hoá, nền giáo dục hiện đại, tạo ra nguồn lực lao động tay
nghề chuyên môn cao.

3. Kinh tế
 Đơn vị tiền tệ : Đola Sing (SGD)
 GDP ngang giá sức mua: 227,1 tỷ USD (2007)
 GDP theo tỷ giá thực: 161,3 tỷ USD (2007)
 Tăng trưởng GDP: 7,7% (2007)
 GDP bình quân đầu người: 49.900 USD (2007)
 Tỷ lệ thất nghiệp: 2,1% (2007)
 Thu chi ngân sách: Thu 27 tỷ USD, chi 21,5 tỷ USD (2007)
 Tỷ lệ lạm phát: 2,1% (2007)

 Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế
tư bản, nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ nắm vai trị chủ đạo. Sự
can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa.
Singapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài
chính cao, giá cả ổn định, và là một trong những nước có Tổng thu nhập
quốc nội (GDP) bình qn đầu người cao nhất thế giới.

7


Quản trị kinh doanh quốc tế

 Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 0%, công nghiệp: 3,6%, dịch vụ:
66,4%.

a. Công nghiệp
 Các ngành cơng nghiệp chính: điện tử, hố chất, dịch vụ tài
chính, thiết bị khoan dầu, lọc dầu, chế biến và sản xuất cao su, chế biến
thực phẩm và đồ uống, sửa chữa tàu, xây dựng giàn khoan ngoài khơi.
 Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát
triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, cơng nghiệp đóng
và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh
vi, là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn.

b. Dịch vụ
 Bên cạnh một nền công nghiệp dựa vào công nghệ tiên tiến của
thế giới, Singapore không quên tận dụng một mặt mạnh khác, đó là lĩnh
vực dịch vụ, lĩnh vực đóng góp chủ yếu cho GDP của Singapore. Năm
2007, mức đóng góp này là 68,8%. Các ngành dịch vụ thế mạnh của
Singapore là vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, du lịch.

 Năm 2008, ngành dịch vụ của Singapore cũng chịu nhiều tác
động bởi khủng hoảng tài chính gây ảnh hưởng xấu lên các cơng ty tài
chính, dịch vụ tài chính đi xuống. Khơng chỉ có vậy, doanh thu từ dịch vụ
du lịch giảm khi người tiêu dùng trên thế giới cắt giảm chi tiêu. Lĩnh vực
dịch vụ chỉ tăng trưởng 5,3% trong quý 3/2008 sau khi tăng trưởng 7,1%
trong quý 2/2008.

c. Thương mại
Thương mại là nhân tố quyết định, là động lực chính tăng trưởng
và mang lại sự thịnh vượng cho Singapore trong nhiều thập niên qua.
chính sách thương mại của đảo quốc này có thể tóm lược trong hai yếu tố
chính:
8


Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

ü Bảo toàn và mở rộng thị trường, giảm thiểu các rào cản
thương mại.

ü Đảm bảo hoạt động của các quốc gia trong khuôn khổ
những qui định do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề ra.
 Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Singapore là 302,7 tỷ USD
(theo trị giá FOB), kim ngạch nhập khẩu là 252 tỷ USD (theo trị giá CIF).
 Các mặt hàng xuất khẩu chính là: máy móc thiết bị (bao gồm
máy móc thiết bị điện tử), hàng tiêu dùng, hóa chất, nhiên liệu khống
 Các mặt hàng nhập khẩu chính là: máy móc thiết bị, nhiên liệu
khống, hóa chất, thực phẩm.
 Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Malayxia 12,9%, Hồng Kông
10,5%, Inđônêxia 9,8%, Trung Quốc 9,7%, Mỹ 8,9%, Nhật Bản 4,8%,

Thái Lan 4,1%.
 Thị trường nhập khẩu chủ yếu: Malayxia 13,1%, Mỹ 12,5%,
Trung Quốc 12,1%, Nhật Bản 8,2%, Đài Loan 5,9%, Indonexia 5,6%, Hàn
Quốc 4,9%
 Chính vì lẽ đó, mà thương mại Singapore phải gắn kết và ngày
càng phụ thuộc vào kinh tế khu vực, kinh tế thế giới, đặc biệt, lại càng bị
cột chặt vào nền kinh tế các nước bạn hàng lớn như Mỹ, EU, Nhật bản v.v.
cùng chịu chung số phận, chịu những bước thăng trầm của các nền kinh
tế nói trên.
 Cơ hội: đây là thị trường lớn với nền kinh tế phát triển và nguồn
nhân lực có trình độ chun mơn cao, là cơ hội đầu tư những ngành có
cơng nghệ kỹ thuật cao.

4. Chính trị - Luật pháp
a. Chính trị
 Thể chế nhà nước: Singapore theo thể chế Cộng hồ.
 Thể chế chính trị: Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành
độc lập đến nay, Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party) liên
tục cầm quyền.
 Quang Diệu là cựu Tổng thư ký của đảng và từ tháng 12 năm
1992 đến nay Tổng thư ký Đảng là Goh Chok Tong. Chủ tịch đảng hiện
nay là Tony Tan.

9


Quản trị kinh doanh quốc tế

 Quyền hành pháp ở Singapore thực tế thuộc Chính phủ - đứng
đầu là Thủ tướng. Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện.

Nếu đa số Nghị sỹ mất tín nhiệm đối với Thủ tướng và Chính phủ, Tổng
thống có thể tun bố bãi nhiệm Thủ tướng và giải tán Chính phủ.
 Dựa trên đánh giá về các viên chức nhà nước, Singapore được
điều hành như một doanh nghiệp. Trong khi các quan chức nội các là
những chính trị gia, họ có xu hướng là những cá nhân đặc biệt có tài thường được giáo dục tại nước ngoài về kinh doanh hay kinh tế. Và bản
thân các viên chức nhà nước cũng được đào tạo đặc biệt, có chí hướng, tài
năng, và được đền đáp thoả đáng.
 Cơ hội: thể chế chính trị ổn định, bộ máy nhà nước rất gọn nhẹ,
trong sáng, minh bạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư của
các quốc gia vào singapore và cơ hội thâm nhập thị trường lớn.

b. Pháp luật.
 Singapore gần như hoàn toàn chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh,
chỉ trừ một số vấn đề mang tính cá nhân đối với cộng đồng Hồi giáo, Ấn
Độ giáo và người Hoa chịu sự điều chỉnh của Luật Hồi giáo, Luật Ấn Độ
giáo và phong tục của người Hoa.
 Từ 1965, pháp luật kinh tế của Singapore hướng tới thu hút đầu
tư nước ngồi và khuyến khích các sáng kiến cá nhân. Trong những năm
1990, ở Singapore hình thành cơ sở pháp lý khá hoàn chỉnh cho các hoạt
động miễn thuế (off shore).
 Nhà nước tạo nguồn động viên về tài chính, điều chỉnh luật lệ
nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Các nhà đầu
tư nước ngoài có thể điều hành doanh nghiệp của họ dưới các hình thức
sau đây:

ü Quyền sở hữu duy nhất (sole proprietorship): Một cá nhân
hoạt động với tư cách một thương nhân duy nhất, theo qui định của đạo
luật về đăng ký kinh doanh.

ü Hợp tác kinh doanh (partnership): Từ 2 đến 20 người hợp

tác kinh doanh, theo qui định của đạo luật về đăng ký kinh doanh.

ü Công ty cổ phần (incorporated company): Gồm không quá
50 cổ đông, hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn,
theo các điều khoản của luật công ty.
ü Công ty nước ngồi (foreign company): Đăng ký như cơng
ty nhánh của một công ty mẹ, theo những qui định của luật công ty,
nhưng khơng cổ phần hóa như một cơng ty Singapore.
10


Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

ü Văn phòng đại diện (representative office): Văn phịng của
những cơng ty nước ngồi, đảm trách các hoạt động quảng bá và liên lạc
nhân danh công ty mẹ. Hình thức tổ chức này khơng được tham gia vào
các hoạt động thương mại như ký hợp đồng, tư vấn thu phí, chuyển hàng
hóa theo tàu, mở tín dụng thư hay thương thảo về tín dụng thư trực tiếp
hoặc nhân danh công ty mẹ.
 Thuận lợi: Các luật lệ chung của Singapore bảo vệ và tạo điều
kiện dễ dàng cho sự thủ đắc và phân bố các tài sản hợp pháp.
 Pháp luật Singapore có 1 khung ổn định, dễ dàng cho các nhà
đầu tư tìm hiểu và nghiên cứu.

c. Mơi trường đầu tư
 Để thực hiện chính sách rộng mở, Singapore khuyến khích các
cơng ty đa quốc gia tiến hành các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch
vụ, tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngoài đến cư trú và làm việc.
 Tại Singapore, các nhà đầu tư nước ngồi khơng bị địi hỏi tham
gia vào các hoạt động liên doanh hay nhượng quyền kiểm sốt quản trị

cho địa phương. Chính quyền Singapore khơng hạn chế hay làm nản lịng
nhà đầu tư nước ngồi nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước hay bất
cứ lý do nào khác.
 Thông qua các công ty đa quốc gia (CTĐQG), đảo quốc này muốn
trở thành một sân chơi có tầm cỡ thế giới về các lãnh vực điện tử, hóa
học, khoa học về đời sống, kỹ thuật, viễn thơng và truyền thơng, hậu cần,
giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Ngồi ra, Singapore cịn muốn lơi cuốn
các CTĐQG thiết lập các "bản doanh" trên đất nước họ để điều hành các
hoạt động có tầm mức thế giới hay khu vực, tác động đến hệ thống ngân
hàng nước ngoài và các định chế tài chính. Tất cả những nỗ lực này nhằm
tạo cho Singapore qui chế của một trung tâm tài chính quốc tế.

11


Quản trị kinh doanh quốc tế

5 ngành thu hút đầu tư lớn nhất của Singapore (2002-2006)

 Chính phủ hết sức khuyến khích tuyển dụng những lao động có
tay nghề cao với mức lương trên 2.500 đôla Singapore. Nếu được chủ lao
động nhận, lao động diện này được cấp giấy phép làm việc ngay chỉ trong
vài ngày và được quyền cho người thân sang sống cùng.
 Từ năm 1978, Singapore đã giỡ bỏ mọi hạn chế về giao dịch
chứng khoán nước ngồi và chuyển dịch vốn, khơng giới hạn việc tái đầu
tư cũng như chuyển vốn và lãi về nước. Những hạn chế về quyền tư hữu
của người nước ngoài cũng được giở bỏ đối với ngành ngân hàng địa
phương, ngành bảo hiểm và các công ty điện lực. Hội đồng phát triển kinh
tế (EDB) đã đề ra nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư; Cơ quan tiền tệ
Singapore (MAS); Ngân hàng trung ương Singapore giám sát việc mở

rộng thị trường và cải tiến các biện pháp áp dụng nhằm mở rộng công tác
quản lý ngân quỹ, phát triển thị trường trái phiếu, cho phép có sự cạnh
tranh của người nước ngồi trong các định chế tài chính và ngân hàng.
 Singapore cũng rất chú trọng tuyển dụng nhân tài nước ngồi
thơng qua kênh giáo dục. Singapore coi việc tập trung phát triển, thu hút
và sử dụng nhân tài là nhân tố sống cịn đối với việc duy trì khả năng
cạnh tranh trong giai đoạn phát triển mới. Chính điều này đã và sẽ tiếp
tục giúp Singapore “đứng trên vai” những người khổng lồ như Trung Quốc
và Ấn Độ.
 Cơ hội:
 Nói chung, Singapore có một chính sách đầu tư rộng mở, thơng
thống. Qua đó, đất nước này đã chuyển thành công từ một hải cảng
thương mại thành một nền kinh tế công nghiệp hiện đại.

12


Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

 Chính phủ theo đuổi một chiến lược nhằm nâng Singapore thành
một nền kinh tế dựa vào cơng nghệ, sáng kiến và tri thức để có thể cạnh
tranh với các nước xuất hàng giá rẻ và gia tăng tính tồn cầu hóa nền
kinh tế, bên cạnh đó thuế suất nhập khẩu của Singapore gần như khơng
có(Hơn 99% hàng nhập khẩu vào Singapore là miễn thuế. Duy có xe máy,
rượu, xăng dầu và thuốc lá là bị đánh thuế nặng), chính vì vậy Singapore
rất được các nước trên thế giới để ý trong các hợp đồng giao dịch. Đây
vừa là cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng là những thách thức đối với hoạt
động đầu tư vào Singapore.

5. Cơng nghệ

 Singapore vẫn tự hào rằng nó là một quốc gia cơng nghệ tiên tiến
và có tầm cỡ thế giới về nghiên cứu và phát triển, nhất là trong những
năm gần đây. Có tới hàng tỷ đơ la ngân sách được dùng với mục đích đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học sự sống.
 Trong vài thập kỷ gần đây, các cảng biển ở Hồng Kông và
Singapore đã và đang thống trị trong danh sách những cảng biển
container nhộn nhịp nhất thế giới. Công nghệ sử dụng ở những cảng biển
của Hồng Kơng và Singapore tương tự nhau, đều ứng dụng hình thức cấp
phép điện tử để tàu có thể ra vào cảng nhanh chóng hơn. Nhưng những
năm gần đây, Singapore đã vượt Hồng Kông nhờ việc sử dụng tốc độ ứng
dụng cơng nghệ mới. Singapore có hai nhà khai thác cảng, trong đó lớn
nhất là PSA Singapore Terminals, ứng dụng những hệ thống trao đổi dữ
liệu điện tử để giấy tờ được nộp nhanh hơn giúp tránh “ùn tắc” tại cảng.
Ngoài ra, họ cũng dùng các hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ trong
việc xếp dỡ, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Chính vì thế PSA Singapore
Terminals được bình chọn là cảng container tốt nhất châu Á, khơng những
thế còn dẫn đầu thế giới về khả năng xếp dỡ hàng nhờ ứng dụng cơng
nghệ thơng tin.
 Ngồi ra một số công nghệ liên quan đến những ngành sau ở
Singapore cũng khá nổi bật, đó là:

ü Điện tử (đặc biệt có liên quan đến chất bán dẫn).
ü Hố chất.
ü Khoa học về đời sống.
ü Kỹ thuật.
ü Viễn thông và truyền thông.
ü Hậu cần.

13



Quản trị kinh doanh quốc tế

ü Giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
 Cơ hội: Các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường của
Singapore có cơ hội tiếp xúc với nền khoa học công nghệ tiên tiến, hiện
tại nhất thế giới, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hậu cần cũng rất phát triển. Tạo
ra những điều kiện thuận lợi và đơn giản trong quá trình kinh doanh.

6. Hội nhập kinh tế quốc tế.
 Chính sách đối ngoại của Singapore dành ưu tiên cho việc tạo
dựng mơi trường hồ bình ổn định tại Đơng Nam Á và Châu Á-Thái Bình
dương; duy trì hệ thống thương mại đa phương tự do và mở; sẵn sàng
hợp tác với bất kỳ quốc gia nào vì lợi ích chung và duy trì một nền kinh tế
mở.
 Singapore rất coi trọng việc thúc đẩy quan hệ với Mỹ, Trung
Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây. Singapore cho rằng sự cân bằng
lợi ích trong mối quan hệ tay ba Mỹ - Nhật - Trung là điều kiện quan
trọng hàng đầu bảo đảm cho hoà bình và ổn định chiến lược ở Châu Á Thái Bình Dương, do đó ln coi trọng cân bằng quan hệ giữa ba nước lớn.
 Về mặt hợp tác quốc tế, Singapore đã ký các thỏa hiệp khuyến
khích và bảo hộ đầu tư với các nước ASEAN, với Liên minh kinh tế BỉLuxembourg, và 19 nước khác, trong đó có Mỹ. Những thỏa hiệp này có
tác dụng bảo vệ cơng dân hay công ty của mỗi quốc gia trong một giai
đoạn đặc biệt (thường là 15 năm) trong trường hợp chiến tranh, sung
cơng hay quốc hữu hóa. Nếu sung cơng hay quốc hữu hóa, chính phủ
nước chủ nhà sẽ bồi thường thỏa đáng cho nhà đầu tư, căn cứ vào giá trị
tài sản trên thị trường tự do.
 Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu và nước đầu tư lớn nhất vào
Singapore. Với Nhật, Singapore tranh thủ viện trợ về kinh tế, kỹ thuật.
Quan hệ Singapore - Trung Quốc phát triển rất nhanh kể từ khi hai nước
thiết lập quan hệ ngoại giao (3/10/1990). Singapore coi Trung Quốc là thị

trường đầu tư và thương mại hàng đầu.
 Nhằm đảm bảo mơi trường hồ bình ổn định phục vụ cho nhu cầu
giao lưu thương mại và phát triển kinh tế, Singapore đặt ưu tiên hàng đầu
cho việc tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực.
 Singapore là một trong năm nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) và chủ trương xây dựng một ASEAN đoàn kết, hợp
tác và phát triển và ngày càng tích cực phát huy vai trò trong ASEAN.
Siangapore đã tán thành chủ trương trung lập hố Đơng Nam Á, biến
Đơng Nam Á thành khu vực ZOPFAN và nêu khẩu hiệu "tự cường khu
vực”.

14


Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

 Singapore đã đưa ra sáng kiến Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
và chủ trương đẩy AEC theo mơ hình 2 + X. Singapore và Thái Lan sẽ
thực hiện trước trong khi chờ các nước ASEAN khác tham gia.
 Singapore đang tích cực nâng cao vai trị là nước đề xướng tiến
trình hợp tác Á-Âu (ASEM) 10/94-3/96, là điều phối viên ASEM (2/974/98), là nước đưa ra sáng kiến thành lập Quỹ Á-Âu (ASEF) đồng thời là
trụ sở của Quỹ.
 Singapore đă tích cực thúc đẩy sáng kiến hình thành diễn đàn
Đơng Á-Mỹ Latinh (EALAF). Singapore ủng hộ mạnh mẽ việc tự do hố
thương mại tồn cầu và khu vực, ủng hộ WTO, GATT, APEC; và là nước đi
đầu trong việc đẩy mạnh quá trình thực hiện AFTA (vào năm 2003).
 Khuyến khích mọi khu vực và cộng đồng tham gia các sáng kiến
hợp tác kinh tế, Singapore đã thiết lập được mối liên kết với tất cả các
nước và khu vực quan trọng trên thế giới. Những thể thức hợp tác, từ Khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái

Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) cho tới quan hệ đặc
biệt với Mỹ, đã giúp doanh nghiệp nước này rất nhiều và thường xuyên
trong giao dịch kinh tế quốc tế.
 Quy mô hoạt động tại nước ngồi của một số cơng ty Singapore
như Singtel, Capitaland hay Keppel hiện đã lớn hơn quy mơ tại thị trường
nội địa. Giờ đây, người ta có thể tham quan thành phố Raffle tại Thượng
Hải do Capitaland xây, dùng thiết bị viễn thông của Singtel tại Australia
hay mục kích các dàn khoan của Keppel tại Brazil xa xơi.
 Cơ hội: thị trường mở với các chính sách bình ổn phục vụ và hỗ
trợ cho quá trình tự do thương mại mở cửa thu hút đầu tư và hợp tác phát
triển kinh tế. Các thủ tục để đầu tư vào thị trường Singapore ngày càng
đơn giản và có thể ký kết qua hệ thống mạng. Singapore tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư. Tại Singapore có nhiều cơng ty đa
quốc gia, đồng thời Singapore cũng có mối quan hệ tốt đẹp với nhiều
nước trên thế giới và trong khu vực. Đây chính là cơ hội từ thị trường
Singapore là bàn đạp mở rộng ra thị trường toàn cầu.

15


Quản trị kinh doanh quốc tế

II. CÁC NGÀNH CÓ CƠ HỘI ĐẦU TƯ

1) Thị trường chứng khoán
 Singapore được coi như cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, cũng
là thị trường có tương lai phát triển thành trung tâm giao dịch thứ cấp
quan trọng của khu vực Châu Á và một trong những trung tâm kết nối các
thị trường chứng khoán của khu vực Châu Á với các thị trường chứng
khốn trên tồn cầu.

 Sức tăng trưởng của thị trường trái phiếu Singapore dẫn đầu thế
giới, với tổng trái phiếu đang lưu hành lớn gấp 3 lần so 5 năm trước, đạt
mức 131 tỷ USD. Đây cũng là trung tâm giao dịch ngoại hối lớn thứ 4 thế
giới - trung tâm ngân hàng tư nhân của cả khu vực Châu Á, Châu Âu,
Trung Đơng và khu vực có các nhà đầu tư cá nhân lớn và những tên tuổi
lớn như Freddie Mac, Goldman Sachs, Ford Motors, Toyota Motors, JP
Morgan...
 Cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống
giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore kết nối trực tiếp với hệ
thống của các cơng ty chứng khốn thành viên để nhận lệnh trực tiếp qua
các kênh khác nhau và khớp lệnh liên tục.
 Bên cạnh đó, Sở Giao dịch Chứng khốn Singapore là sở giao dịch
đầu tiên tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương tích hợp các giao dịch chứng
khốn và giao dịch phái sinh, cung cấp rất nhiều loại sản phẩm đa dạng
cho thị trường và khả năng quản lý và giám sát thị trường một cách rất
hiệu quả. Website: www.sgx.com.
 Về nhân sự, phần đông nhân sự trong ban lãnh đạo của Sở Giao
dịch Chứng khoán Singapore đều là những người đã từng có kinh nghiệm
làm việc nhiều năm tại các định chế tài chính lớn của thế giới, do đó họ có
những kiến thức sâu rộng về thị trường, về nguyện vọng của các thành
viên và nhà đầu tư trước khi bước vào vị trí của người quản lý và giám sát
thị trường, khả năng quản lý và giám sát thị trường một cách rất hiệu
quả. Chính vì vậy, họ có thể giúp cho Sở Giao dịch Chứng khốn
Singapore có những quyết định kịp thời để đáp ứng cho nhu cầu của nhà
đầu tư.

a. Cơ hội

16



Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

 Đem lại cho các nhà đầu tư, nhà giao dịch là rất lớn, có thể thỏa
sức vùng vẫy trong thị trường. Ở đây, tính cơng khai minh bạch rất cao
chính vì vậy nó sẽ đem lại sự công bằng cho các nhà đầu tư cũng như cho
các công ty trong ngành. Hơn thế nữa, Singapore, Dubai đang được coi là
những trung tâm trung chuyển mới nổi của thế giới, đe dọa đến London,
chính vì thế cơ hội mở rộng quy mô hoạt động ra phạm vi thế giới ở
Singapore là rất lớn.
 Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dự định niêm
yết trên TTCK Singapore bao gồm Trung Nguyên - G7, Vinamilk, FPT,
Sacombank, Interfood, Chứng khốn Sài Gịn SSI, các cơ hội sau khi niêm
yết sẽ mang lại cho các doanh nghiệp . Đây là cơ hội để doanh nghiệp
quảng bá hình ảnh ra nước ngoài, cũng như huy động vốn trên thị trường
chứng khoán quốc tế.
 Sẽ là cánh cửa mở rộng cơ sở cổ đơng, tăng tính thanh khoản của
giao dịch, thông qua việc đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế về quản
trị cơng ty và tính minh bạch, giúp doanh nghiệp Việt Nam quảng bá hình
ảnh với quốc tế, đó là mục tiêu lâu dài đối với tương lai phát triển của
doanh nghiệp.
 Hơn nữa sẽ tạo ra các cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam hoàn
thiện bộ máy hoạt động, cơ cấu, cũng như các công tác quản trị đều
hành. Việc niêm yết ở thị trường nước ngồi cũng giúp doanh nghiệp nâng
cao tính minh bạch hố, nâng cao uy tín và thương hiệu của mình trên thị
trường quốc tế.
 Ngoài ra, khi niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Singapore
nói riêng, thị trường chứng khốn nước ngồi nói chung, doanh nghiệp
Việt Nam có thể đa dạng hoá nguồn vốn và cơ cấu vốn huy động, cũng
như phân tán, giảm thiểu những rủi ro về thị trường lên cổ phiếu của

mình.
 Thơng qua phát hành chứng
thành cơng ở thị trường chứng khốn
nghiệp xây dựng lại niềm tin cho các
các nhà đầu tư trong nước quay lại với

khốn thành cơng, huy động vốn
nước ngồi sẽ đảm bảo cho doanh
nhà đầu tư trong nước để thu hút
thị trường.

 Niêm yết ở thị trường chứng khốn nước ngồi, ngoài việc doanh
nghiệp huy động vốn bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh họ cịn
có thể nâng cao vị thế, hình ảnh doanh nghiệp, mở rộng thị trường xuất
nhập khẩu cho mình.

b. Thách thức
 Thách thức mà thị trường chứng khoán Singapore đem lại cho các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư khơng gì khác hơn là sức kháng cự và năng
17


Quản trị kinh doanh quốc tế

lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp đó. Mà xuất phát chính năng lực
này là từ bộ máy tổ chức, triết lý, phong cách lãnh đạo, tầm nhìn, quản trị
cơng ty, nguồn nhân lực, sức phản ứng nhanh, cơng nghệ...sẽ là các tiêu
chí cạnh tranh lớn nhất của các công ty niêm yết. Bên cạnh đó, TTCK
Singapore quy tụ những đại gia như Singapore Telecoms, OCBC
(Oversea-Chinese Banking Corporation Limited), Shangri-La (Shangri-La

Asia Limited.), ... và một số công ty lớn của Việt Nam cũng đang dự định
niêm yết trên TTCK Singapore bao gồm Trung Nguyên - G7, Vinamilk,
FPT, Sacombank, Interfood, Chứng khốn Sài Gịn SSI, vì vậy TTCK
Singapore ẩn trong nó là một cuộc đua của những cơng ty mạnh về tài
chính, sức cạnh tranh cao.
 Chi phí cho việc niêm yết và duy trì niêm yết ở Singapore cũng
khá cao. Ngồi ra, cơng ty niêm yết phải tuân thủ theo các quy định và
chịu sự giám sát của Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.
 Hiện nay, khó khăn lớn nhất ngăn cản các doanh nghiệp Việt Nam
niêm yết trên các thị trường chứng khoán phát triển là sự khác biệt giữa
chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Các khó
khăn khác có thể kể đến là: rào cản ngơn ngữ, chuẩn mực về quản trị
doanh nghiệp, cũng như mức độ hiểu biết về những thị trường này..

C. Rủi Ro
 Rủi ro trên thị trường chứng khoán Singapore cũng giống như
những thị trường khác, thị trường chứng khoán Singapore phụ thuộc vào
tính thanh khoản của nguồn tài chính và dịng tài chính, chính vì thế khi
có biến động về kinh tế hay chính trị thì lẽ dĩ nhiên thị trường tài chính
này cũng biến động theo. Đây là rủi ro chung mà các nhà đầu tư phải chịu
khi tham gia thị trường này.
 Thêm vào nữa chính là sự dày dặn cũng như mánh khoé của các
nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn này, chính vì vậy mà các nhà đầu
tư còn non trẻ cần phải thận trọng khi quyết định tham gia.
 Phương thức đầu tư: thực hiện đủ các điều kiện cần và đủ theo
yêu cầu của Singapore để được niêm yết cổ phiếu hoặc tham gia làm nhà
đầu tư mua cổ phiếu thông qua thị trường thứ cấp ở Singapore.

2. Du lịch
 Singapore đang cố gắng chuyển đổi từ sản xuất sang nền công

nghiệp dịch vụ, như tài chính và du lịch để đa dạng hố nền kinh tế của
mình. Du lịch là một ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng hàng đầu ở
Singapore.

18


Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

 Đầu tư du lịch là 1 xu hướng triển vọng cho các nhà đầu tư Việt
Nam sang Singapore.

a. Cơ hội
 Singapore là một thành phố năng động với nhiều nét tương phản
và màu sắc sinh động, nơi đây pha trộn hài hồ giữa văn hố, ẩm thực,
nghệ thuật và kiến trúc. Luôn luôn tràn đầy sức sống, đảo quốc năng
động nhỏ bé ở vùng Đông Nam Á này tiêu biểu cho tinh hoa của cả hai
nền văn hố phương Đơng & phương Tây.
 Sự đa dạng trong văn hóa, ẩm thực, kiến trúc… kèm theo các
yếu tố điểm thắng cảnh (Attractions), phương tiện giao thông
(Accessibility), cơ sở tiện nghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary
services) và sự điều chỉnh phù hợp về chính sách (Adjustment).sẽ tạo
thành thế mạnh thu hút khách du lịch sang Singapore, cả khách Châu á
và Châu Âu.

 Singapore nằm ở vị trí chiến lược với cơ sở hạ tầng hồn hảo
và những điểm tham quan thu hút khách đã tạo điều kiện cho Singapore
trở thành trung tâm giao thương quan trọng của khu vực. Từ sân bay
quốc tế Changi, có thể bay đến các thành phố lớn của châu Á trong vòng
6 giờ, và chỉ mất hơn 3 giờ bay để đến các thành phố lớn trong khu vực

Đông Nam Á.

19


Quản trị kinh doanh quốc tế

 Có khoảng 81 hãng hàng không quốc tế đang hoạt động tại sân
bay này với tần suất 4.300 chuyến/tuần. Sân bay quốc tế Changi vừa đưa
vào hoạt động nhà ga thứ 3 với diện tích xây dựng trên 380.000m 2. Cùng
với hai nhà ga cũ, sân bay Changi có thể đón 70 triệu lượt khách mỗi
năm. Chính phủ Singapore cũng đang có kế hoạch xây dựng thêm một
nhà ga nữa nhằm khai thác tối đa cơng suất đón khách của sân bay này.

Địa
thế
nơi
đây
phẳng
INCLUDEPICTURE
"o/a/b/c/d/e/Tour_du_lich/Disanmientrung/t
est_files/spacer.gif" \* MERGEFORMATINET đều, những eo biển giữa các
hịn đảo chính là nơi neo đậu thuận tiện của các thuyền bè. Nằm tại một
trong những giao lộ của thế giới, vị trí chiến lược của Singapore chính là
một yếu tố thuận lợi góp phần giúp du lịch tại Singapore phát triển( đặc
biệt là du lịch biển). Đặc biệt môi trường ở Singapore nổi tiếng sạch và
xanh.
 Hiện nay, Singapore đang là 1 địa điểm du lịch được yêu thích
của du khách Việt Nam, Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lượng
khách quốc tế đến Singapore 6 tháng đầu năm 2009 giảm 10% nhưng

lượng khách Việt Nam đến Singapore lại tăng 15%.
 Bên cạnh đó, Mục tiêu của Singapore là sẽ tăng gấp 3 lần quy mô
trong lĩnh vực du lịch trong vòng 10 năm tới và nâng doanh thu lên 30 tỉ
đôla mỗi năm. Singapore cũng hy vọng sẽ thu hút khoảng 17 triệu lượt
khách du lịch vào năm 2015 so với khoảng 9 triệu người như hiện nay.
 Đây chính là cơ hội rất tốt để đầu tư du lịch vào Singapore, cùng
với sự giao kết về du lịch tàu biển giữa Việt Nam và Singapore => không
những cơ hội đầu tư vào sin và cịn có nhiều khả năng mở rộng thêm thị
trường ở những quốc gia lân cận.
 Là trung tâm tài chính và kinh tế của khu vực, hàng năm
Singapore tổ chức hàng ngàn sự kiện lớn như hội nghị, hội thảo và triển
lãm với quy mô lớn. Bên cạnh đó Singapore có rất nhiều địa điểm để tổ
chức các hội nghị hay các buổi event…với sức chứa lên đến hàng ngàn
người như Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế Suntec Singapore,
Trung tâm thương mại quốc tế (WTC), Singapore Expo, Marina Bay, đảo
du lịch Sentosa…
Tóm lại: những cơ hội như trên đã thu hút đông đảo khách du lịch
trên thế giới. Đáp ứng được nhu cầu cho khách du lịch dưới loại hình du
lịch MICE, vừa kết hợp được cơng việc và giải trí, đồng thời cũng tạo được
một bầu khơng khí thật sự thoải mái và thuận tiện cho du khách.

b. Thách thức và rủi ro

20


Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

 Hiện tại, đã có rất nhiều công ty, nhiều nhà đầu tư đã thâm nhập
và tạo dựng được uy tín thương hiệu tại thị trường Singapore. Do đó thách

thức trước hết là phải khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi hiện có,
tạo dựng được sự mới lạ, khác biệt so với những gì mà các công ty – nhà
đầu tư khác đã từng làm, xây dựng 1 thương hiệu uy tín để thu hút được
khách hàng.
 Với khí hậu nhiệt đới và nằm ngồi hải dương ,gần đường xích
đạo. nên lượng mưa ở Singapore tương đối là nhiều , Tháng 11 đến tháng
1 năm sau là thời điểm nhiều mưa nhất. Mưa ít nhất vào những tháng 67-8 trong năm, mưa thường xuyên. Do đó có thể gây bất tiện cho du
khách khi đi tham quan du lịch tại Singapore.
 Yêu cầu về chất lượng và bảo đảm an toàn được đặt nặng, chi phí
đầu tư cao.
 Phương thức đầu tư: mở cơng ty con kết hợp với công ty mẹ ở
Việt Nam cung cẤp dịch vụ du lịch, đồng thời tìm kiếm nguồn khách hàng
doanh nghiệp để áp dụng loại hình du lịch Mice hiện đang rất thịnh hành
và phát triển.

3. Xuất khẩu lương thực, thực phẩm
a. Cơ hội
 Singapore với diện tích nhỏ và chủ yếu là đảo, Singapore chỉ có
đất sét ,nham thạch ,khơng có nước ngọt, đất canh tác hẹp, chủ yếu để
trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả. Vì thế nơng nghiệp khơng phát
triển, khơng có khả năng cung ứng lương thực thực phẩm cho tiêu dùng
trong nước. Do đó, nhu cầu nhập khẩu lương thực thực phẩm là rất lớn,
đặc biệt là gạo trắng– lương thực chính trong bữa ăn hằng ngày của người
Singapore và rau quả tươi.
 Gạo (lương thực)
 Từ trước đến nay, gạo ăn hàng ngày của người Singapore chủ yếu
là gạo Thái Lan. Tuy vậy, gần đây do giá gạo tăng vọt nên buộc người
Singapore phải suy tính đến việc thay đổi thói quen tiêu dùng, và bước
đầu quan tâm đến dùng thử gạo Việt Nam cùng loại trong bữa ăn hàng
ngày, nhưng có giá cả rẻ hơn. Chính chất lượng gạo ngon và giá cả hợp lí

đã giúp gạo Việt nam được chọn xuất khẩu sang Singapore.
 Loại gạo thơm duy nhất của Việt Nam là “premium fragrant
jasmine” được bán tại các siêu thị của Tập đoàn bán lẻ lớn nhất Singapore
- FairPrice với giá lên đến 8,90 SGD/bao 5 k)

21


Quản trị kinh doanh quốc tế

 Gạo trắng hạt dài của Việt Nam loại AAA là 6,25 SGD/bao 5 kg,
rẻ hơn 70 Cent so với bao 5 kg gạo trắng nguyên hạt của Thái cùng loại
AAA.- có cơ hội thay thế hoàn toàn gạo Thái lan để độc quyền xuất khẩu
sang Singapore.
 Rau quả tươi
 Rau quả tươi là 1 danh mục thực phẩm tiêu thụ rất đa dạng, vừa
đáp ứng nhu cầu của cư dân bản địa vừa đáp ứng được nhu cầu của khách
du lịch.

Khu chợ trái cây

Bên cạnh việc nhập khẩu rau đáp ứng nhu cầu trong nước thì
Singapore cịn tái xuất khẩu rau sang các quốc gia Châu Á khác và các
quốc đảo Thái Bình Dương, vì thế nhu cầu về danh mục thực phẩm này
rất lớn, và khả năng mở rộng thị trường là rất lớn.
 Singapore nằm ngay trung tâm khu vực sản xuất rau quả nhiệt
đới phong phú, khí hậu thuận tiện cho quá trình vận chuyển, thời gian và
độ dài vận chuyển không quá lâu.

22



Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

 Chính sách nhập khẩu vào Singapore rất thơng thống và đơn
giản (có thể làm thủ tục thơng qua mạng). Hơn 90% các hàng hóa nhập
khẩu vào Singapore không phải nộp thuế.
 Phương thức đầu tư: xuất khẩu

b. Thách thức
 Gạo (lương thực).
 Người dân Singapore đã quen với việc sử dụng gạo Thái, nên việc
chuyển hoàn toàn, chuyển ngay sang 1 loại gạo khác là không thể (vd: Ở
các Trung tâm ăn uống rẻ tiền, như food courts hay Hawkers cũng vậy, có
người cho rằng suất cơm gà quyết định là chất lượng gạo nên họ khơng
dám đánh bạc thay đổi gạo). Điều này địi hỏi các doanh nghiệp ở Việt
Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng gạo, chiếm lòng tin dùng ở
người dân Singapore.
 Rau quả tươi.
 Thị trường rau quả Singapore rất hấp dẫn nên nhiều nước đã gia
nhập và cung ứng và 1 đối thủ đáng gờm là Thái Lan. Thái Lan đã xuất
khẩu nhiều loại rau quả, trái cây vào Singapore và đã khẳng định được
thương hiệu. Điều này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam muốn
tham gia là phải xây dựng được 1 thương hiệu, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo uy tín với khách hàng tại Singapore để cùng chia xẻ miếng
bánh thị trường hấp dẫn này.
 Do thu nhập của người dân Singapore cao, mức sống ngày càng
cao nên rau quả các dạng tiêu thụ cũng đòi hỏi chất lượng cao và tăng
nhu cầu về các loại rau quả cao cấp.
 Hơn thế nữa yêu cầu về chất lượng và kiểm dịch tại Singapore rất

chặt chẽ. Singapore đã đưa ra nhiều quy chế chính sách kiểm soát chất
lượng hàng nhập khẩu vào Singapore và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
 Chi phí dịch vụ, chi phí vận tải, chi phí bảo quản và nhiều chi phí
khác sẽ rất cao. Do nhu cầu nhập khẩu lớn nên đòi hỏi 1 nguồn cung cấp
lớn và ổn định, nhưng với tình hình hiện tại của Việt Nam thì có thể đáp
ứng được nhu cầu lớn đó nhưng chỉ trong 1 thời gian không quá lâu và
nguồn cung ứng nhiều khi không ổn định về chất lượng cũng như số lượng
dẫn đến ảnh hưởng uy tín, có thể mất thị trường.

4. Tóm lại cơ hội, rủi ro, thách thức chung cho
các ngành đầu tư vào Singapore.

23


Quản trị kinh doanh quốc tế

a. Cơ hội chung cho các ngành đầu tư
 Singapore là một trong 4 nền kinh tế mạnh nhất tại khu vực
Đông Nam Á(Singapore, Thái lan,Malaysia, Philipin), là nền kinh tế ít rủi
ro nhất ở châu Á-Thái Bình Dương.Theo báo cáo của Cơng ty tư vấn về rủi
ro chính trị và kinh tế (Perc) Xingapo có lợi thế để đối phó với tình trạng
suy thối kinh tế nhờ tình hình chính trị-xã hội trong nước ổn định.
 Là nước có khả năng khơng xảy ra những thay đổi chính trị đột
ngột, quan hệ lao động ổn định và những chính sách đúng đắn, trong đó
có cả các biện pháp hỗ trợ người nghèo.
 Tình hình tài chính của Singapore cũng đủ mạnh để hỗ trợ cho
các kế hoạch khuyến khích tài chính nhằm giúp đất nước vượt qua cuộc
khủng hoảng và thoát khỏi nguy cơ lâm vào suy thoái.

 Bất chấp những rối loạn bên ngồi, uy tín của Singapore vẫn nổi
lên là những trung tâm kinh doanh của khu vực và quốc tế.
 Các cơ quan được chính phủ hậu thuẫn của Singapore như
Temasek Holdings và Cơng ty đầu tư của chính phủ (GIC) vẫn thừa khả
năng đón nhận những cơ hội đến từ khu vực và trên thế giới trong thời
điểm hiện nay.
 Từ nhiều năm nay, Singapore duy trì chính sách thương mại, mậu
dịch tự do thơng thống, 99% hàng hố xuất nhập khẩu ra vào thị trường
Singapore không phải chịu thuế. Vì vậy, nhiều năm qua Singapore được
coi như thị trường truyền thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu
của Việt Nam.

b. Thách thức, rủi ro chung cho các ngành khi
đầu tư vào Singapore.
 Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long mới đây cảnh báo nền kinh tế
vốn đã rơi vào suy thối của nước này có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng âm
trong năm tới. kinh tế Singapore có thể suy thoái trong thời gian một năm
và đạt tăng trưởng thấp trong trong nhiều năm.
 Singapore là nền kinh tế hùng mạnh nhất Đơng Nam Á xét về
GDP bình qn đầu người, song lại phụ thuộc rất lớn vào thương mại.
Điều này khiến cho Singapore rất dễ bị ảnh hưởng bởi những vấn đề tại
các nền kinh tế phát triển, nhất là các thị trường xuất khẩu chính của
nước này là Mỹ và châu Âu, cùng chịu chung số phận, chịu những bước
thăng trầm của các nền kinh tế nói trên.

24


Trường ĐH Kinh tế TP.HCM


III. Ngành LOGISTIC
1. Giới thiệu ngành
 Trong các nền kinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về số lượng của
khách hàng đã thúc đẩy sự gia tăng của các thị trường hàng hóa và dịch
vụ trong nước và quốc tế. Giống như thông tin trên internet, hàng hoá
đang di chuyển khắp thế giới với sự hiệu năng ngày càng lớn chưa từng
thấy. Hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ mới đã được giới thiệu, đang được
bán ra và phân phối hàng ngày đến các ngõ ngách của thế giới trong thập
kỷ vừa qua lĩnh vực vận chuyển ln là trụ cột chính yếu trong nền kinh
tế của một quốc gia, nó được xem như một ngành kinh doanh lẫn hỗ trợ.
 Ngành logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế
hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia
và tồn cầu. Điều này khơng chỉ là một khẩu hiệu mà nó cịn là một sự
mô tả đúng đắng một ngành kinh doanh đã phát triển vượt ra xa ngoài
khỏi cái gọi là giao hàng. Các hoạt động tiêu biểu bao gồm vận chuyển
hàng hóa vận chuyển, kho bãi, xử lý vật liệu, bao bì bảo vệ, kiểm soát
hàng tồn kho, xử lý đơn hàng, tiếp thị và dự báo. Logistics là công cụ liên
kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung
cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường.
 Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận
hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và
chất lượng. Logistics phát triển tốt mang lại khả năng tiết giảm chi phí,
nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Nhờ đó mà đáp ứng được những
cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, sự phân phối sản
phẩm từ các nguồn ban đầu đến các nơi tiêu thụ trở thành một bộ phận
vô cùng quan trọng trong GDP ở mỗi quốc gia . Hơn thế nữa đối với
Singapore, thương mại là nhân tố quyết định, là động lực chính tăng
trưởng và mang lại sự thịnh vượng cho Singapore trong nhiều thập niên
qua. Ngành công nghiệp vận chuyển là một phần của nền kinh tế
Singapore. Ở Singapore, toàn bộ ngành vận chuyển đã đem lại nguồn lợi

khổng lồ, đóng góp khoảng 7,2 tỉ USD hoặc 8.0% cho tổng sản phẩm
quốc nội, sử dụng khoảng 93.000 lao động.

2. Cơ hội cho đầu tư
a. Mơi trường vĩ mơ
 Singapore nằm ở vị trí chiến lược của trung tâm Châu Á, là đất
nước "cửa ngõ" vào Đông Nam Á.

25


×