Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật việt nam luận văn ths luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC Q ư ó c GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỤY PHƯƠNG
j~ '-.’a

h ọ c q u o g g ía ha noi

TÂM ĨH p N G

tin th ư v i ệ n

; V'L-01 Ạ3M
TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM




HỢP ĐỔNG MUA BÁN HÀNG HỚA QUỐC TÊ
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
^

-

*

m

Chuyên ngành : Luậi kinh tế
M ã số



: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Mơ

HÀ NỘI - 2008


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐÀU

1

Chương I: TÔNG QUAN VẺ HỢP ĐỎNG MUA BẢN HÀNG HỎA

7

QUỐC TÉ VÀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP
ĐÒNG MƯA BÁN HÀNG HÓA QUÓC TÉ



1.1.

Khái niệm và đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

7


1.1.1.

Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

7

1.1.1.1.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo cách hiểu của
Công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế các động
sản hữu hình

1.1.1.2.

Hợp đông mua bán hàng hóa quôc tê theo cách hiêu của
Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tể

'

t

t

■»

8

10


1.1.1.3.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quan điểm của Pháp

12

1.1.1.4.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo cách hiểu của
pháp luật Việt Nam

12

1. ỉ .2.

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

16

1.1.2.1.

v ề chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

16

1.1.2.2.

v ề đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


17

1.1.2.3.

v ề đồng tiền thanh toán

19

1.1.2.4.

v ề ngôn ngữ của hợp đồng

20

1.1.2.5.

v ề giải quyết tranh chấp

20

1.1.2.6.

v ề luật điều chỉnh hợp đồng

21

1.2.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bản hàng hóa quốc tế


24

Khái niệm về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

24

1.2.1.
1.2.1.1.
1.2.1.2.

Khái niệm về trách nhiệm pháp lý
Khái niệm về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế

24
26


Những vấn đề thuộc nội dung của trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng mua bán hàng hóa quổc tế

28

Các yếu tố cẩu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế

29

Các căn cứ miễn trách do vi phạm hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế

30

Che tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

30

Chương 2ĩ THựC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

32

VIỆT NAM VÈ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP
ĐÒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUÓC TẾ VÀ THựC
TIÊN ÁP DỤNG

Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

32

Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về các yếu
tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế

32

Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về yếu tổ
thử nhất: có hành vi vi phạm hợp đồng


32

Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về yếu tố
thứ hai: cỏ thiệt hại về tài sản

34

Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về yếu tố
thứ ba: có lỗi của bên vi phạm

36

Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về yếu tố thứ
tư: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng
của bên vi phạm và thiệt hại về tải sản của bên bị vi phạm

37

Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về các căn
cứ miễn trách do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tể

39

Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ
miễn trách thứ nhất: các căn cứ miễn trách do thỏa thuận
của các bên

39

Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về căn cử


40

miễn trách thứ hai: do gặp bất khả khảng


2.1.2.3. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ
miễn trách thứ ba: do lỗi của bên vi phạm

42

2.1.2.4. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ
miễn trách thứ tư: do Quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền

44

2.1.3.

46

Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về các chế tài
do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

2.1.3.1.

Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng

46


2.1.3.2.

Chế tài phạt vi phạm

48

2.1.3.3.

Chế tài buộc bồi thường thiệt hại

51

2.1.3.4.

Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng

55

2.1.3.5.

Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng

56

2.1.3.6.

Chế tài hủy bỏ hợp đồng

57


2.2.

Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về
trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

60

2.2.1.

Những thuận lợi khi áp dụng các quy định của pháp luật
Việt Nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế

60

2.2.1.1.

Những thuận lợi khi áp dụng các quy định về các yếu tố
cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng

60

hóa quốc tế
2.2.1.2.

Những thuận lợi khi áp dụng các quy định về căn cứ miễn trách

61

2.2.1.3


Những thuận lợi khi áp dụng các quy định về chế tài

62

2.2.2.

Những khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật
Việt Nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế

62

2.2.2.1.

Những khó khăn khi áp dụng các quy định về các yếu tổ
cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế

62

2.2.2.2.

Những khó khăn khi áp dụng các quy định về căn cứ miễn trách

64

2.2.23.

Những khó khăn khi áp dụng các quy định về chế tài


65


Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

68

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUÓC TÉ

3.1.

Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật

68

Việt Nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế
3.1.1.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về trách

68

nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhàm
đáp ứng yêu cầu của thương mại quốc tế trong điều kiện
Việt Nam đã gia nhập WTO
3.1.2.


Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về trách

70

nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam khi lựa
chọn luật áp dụng cho hợp đồng là luật Việt Nam
3.1.3.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ

71

tạo thuận lợi cho Tòa án và Trọng tài khi giải quyết các
tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3.2.

Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách

73

nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3.2.1.

Vấn đề hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp

73


đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được đặt trong mối quan
hệ hữu cơ với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
3.2.2.

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm do vi phạm

74

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải tạo sự hài hòa, tương
thích với pháp luật quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế
3.2.3.

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm do vi phạm
họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm mục đích loại bỏ
sự mâu thuẫn giữa các văn bản luật, tạo môi trường pháp lý
thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào
các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế

75


Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của

76

pháp luật việt nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm giải pháp về hoàn thiện các quy định về trách nhiệm

76


do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tá
Hoàn thiện các quy định về các yếu tố cấu thành trách nhiệm

76

do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hoàn thiện các quy định về căn cứ miễn trách

77

Hoàn thiện các quy định về các chế tài do vi phạm hợp

79

đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm giải pháp tăng cường thực thi các ché tài do vi phạm

81

hợp đồng mua bán hảng hóa quốc tế
Đối với doanh nghiệp

81

Đổi với các cơ quan như Tòa án, Trọng tài

83

Nhóm giải pháp khác


84

Tăng cưcmg đào tạo kiến thức về hợp đồng mua bán hàng hóa

84

quốc tế, về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế
Tăng cường phổ biến Công ước Viên năm 1980 về hợp

86

đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Xây dựng lộ trình gia nhập Công ước Viên năm 1980 về

87

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
KẾT LUẶN

89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

91

PHỤ LỤC

95



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
3.1

Tổng kim ngạch xuất khẩu theo năm

3.2.

Tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp kinh tế
tại Tòa án cấp sơ thẩm từ năm 2000 đến năm 2007

69
72


MỞ ĐÀU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế đã trở thành xu
thể chung, xu thế tất yếu và có tác động mạnh mẽ tới tất cả các nước trên thế
giới. Đổi với Việt Nam, xu thế này đã trở thành yêu cầu cấp bách trong việc

phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, tạo điều
kiện để hội nhập kinh tế quốc tể có hiệu quả thì cần thiết phải phát huy sức
mạnh tổng hợp của tất cả các lĩnh vực kinh tế, trong đó có thương mại quốc
tế. Trao đổi hàng hóa luôn chiếm vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế
mà nền tảng pháp lý của trao đổi hàng hóa có yếu tổ nước ngoài chính là hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Cùng với việc thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế,
các hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
nói riêng giữa Việt Nam với đối tác nước ngoài không ngừng được tăng lên
cả về số lượng và giá trị thương mại. Kết quả này đã góp phần quan trọng vào
việc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, điều đó cũng dẫn tới một thực tế
là ngày càng xảy ra nhiều hom các vi phạm về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Để đảm bảo rằng các chủ thể của hợp đồng sẽ thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của bên có quyền
lợi bị vi phạm, pháp luật thương mại Việt Nam đã đưa ra các quy định về
trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói chung và trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng.
Cùng với chính sách mở cửa để hội nhập và thực hiện các cam kết
trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các quy định về trách nhiệm do

1


vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng luôn luôn được sửa đổi, bổ
sung nhằm tạo cơ sở pháp lý phù hợp để các bên thực hiện tốt hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế đã ký két. Đặc biệt, có rất nhiều sửa đổi, quy định đã
được đưa vào Luật Thương mại Việt Nam năm 2005. Tuy nhiên, trong thực
tiễn nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt được những sửa đổi, bổ sung đó và

việc ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quổc tế cũng như việc giải
quyết tranh chấp do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đang gặp
nhiều khó khăn vì có sự hiểu biết chưa đầy đủ về trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều này cho thấy sự cần thiết phải nghiên
cứu vấn đề này một cách cụ thể hon.
Đó là lý do để tác giả lựa chọn vấn đề "Trách nhiệm do vi phạm hợp
đằng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam "
làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
* Tinh hình nghiên cứu ở nước ngoài

(

1.
^

r

_ _

_ Ị •

4-V

_ f

A,

. Á


A

,

>

1

1

1_ > • ___• Ò i .

. í

4 Ặ



4 A

_' r \ r t \

J nước ngoài đã có một sô công trình, sách, bài viêt đê cập đen vân đê

trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở góc độ này hay
góc độ khác. Trong số đó có cuốn sách của tác giả người Pháp - Nicole Perrycó tên gọi "Làm thế nào để tránh những rủi ro pháp lý khi mua bán" đã được
dịch ra tiếng Việt do Nhà xuất bản Pháp lý xuất bản năm 1992; hay cuốn
"ICC Guide to Incoterms 2000" của Giáo sư Jan Ramberg do Phòng Thương
mại Quổc tế (ICC) xuất bản, số xuất bản 620, đã được dịch ra tiếng Việt do
Nhà xuất bản Thống kê xuất bản năm 2006... Các công trình này đều đề cập

đến những nội dung xoay quanh vấn đề mua bán hàng hỏa quốc tế.
* Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã cỏ những công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác
nhau về vấn đề này, có thể nêu ra một số công trình sau:

2


- "Hợp đồng mua bản hàng hóa với thương nhân nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam ”, của Trương Anh Tuấn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa
Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2003.
- "Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và
vẩn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam", của Trương Văn Dũng, Luận án tiến
sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003.
- "Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh
doanh - thực trạng và phương hướng hoàn thiện", của Quách Thúy Quỳnh,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2005,
v.v...
Các công trình nêu trên hoặc đề cập một cách khái quát về tất cả các
khía cạnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hoặc nghiên cứu chuyên
sâu về hình thức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong một lĩnh
vực như kinh doanh trong nước, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu
về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy
định hiện hành của pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn khi Việt
Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là luận văn
thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu để làm rõ những vấn đề cơ bản về trách nhiệm

do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật
Việt Nam; sau khi phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam trong đó
nhấn mạnh những bất cập của pháp luật Việt Nam trong các quy định về trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và những bất cập
trong việc áp dụng các quy định đó, luận văn đề xuất phương hướng và giải
pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

3


mua bán hàng hóa quốc tế và tăng cường thực thi các quy định của pháp luật
Việt Nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
* Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như khái
niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; khái niệm về trách
nhiệm và nội hàm của khái niệm về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.
- Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tể thông qua các hình
thức trách nhiệm cụ thể có so sánh với quy định của Công ước Viên năm
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam
về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; đề xuất giải
pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm
do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và giải pháp đề các doanh
nghiệp Việt Nam tăng cường thực thi các quy định của pháp luật Việt Nam về
trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Luận văn có đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành về hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Luận văn cũng
nghiên cứu các quy định về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế của một sổ văn bản pháp luật quốc tế như Công ước Viên
năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Lahaye năm 1964

4


về mua bán quốc tế những động sản hữu hình, Bộ nguyên tắc UNIDROIT
năm 2004 về hợp đồng thương mại quốc tế...
* Phạm vì nghiên cứu
-

về mặt nội dung:

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế là một vấn đề rất rộng. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ
luật học, khi nghiên cứu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, về mặt nội dung, luận văn giới hạn ở việc phân tích các yếu tố cấu
thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các căn
cứ miễn trách và các chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam.
Ngoài ra, do cách hiểu hiện nay về khái niệm hàng hóa đã có nhiều
thay đổi, theo đó, hàng hóa bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô
hình, việc mua bán hai loại hàng hóa này có những điểm chung nhưng cũng
có nhiều điểm khác biệt. Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn ở việc
mua bán quốc tế các hàng hóa hữu hình.
-

về mặt

không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở

những quy định của pháp luật Việt Nam từ năm 1997- năm ban hành Luật
Thương mại đầu tiên, Luật Thương mại năm 1997 - cho đến hiện nay, thời
điếm mà Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đang có hiệu lực thi hành.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như phương
pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa kết hợp phương pháp logic và lịch
sử và một số phương pháp truyền thống như luận giải, phân tích, bình luận.
Ngoài ra, luận văn đặc biệt chú trọng áp dụng phương pháp so sánh luật học,
trên cơ sở nghiên cứu những quy định của luật pháp quốc tế, của tập quán
quốc tế về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đặt
trong mối quan hệ so sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề
trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

5


6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương /: Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và
trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định của
pháp luật Việt Nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.

6


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QƯÓC TÉ
VÀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐÒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TÉ

1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUÓC TẾ

1.1.1. Khái niệm về hựp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán là một khái niệm ra đời khi xuất hiện nền sản xuất
hàng hóa, là hình thức pháp lý của mối quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hóa
để các chủ thể trao đổi các lợi ích vật chất hoặc hình thành các quan hệ lợi ích
với nhau. Trong các nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, hợp
đồng mua bán hàng hóa là hình thức pháp lý chủ yếu của lưu thông hàng hóa tiền tệ. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, trao đổi hàng hóa
quốc tế vẫn chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động thương mại quốc tế. số
lượng các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gia tăng đáng kể, đóng góp
không nhỏ vào sự phát triển kinh tể mỗi quốc gia cũng như nền kinh tế thế
giới nói chung.

Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế được nhiều quốc gia và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
dành sự chú ý, quan tâm đặc biệt. Trước tiên có thể hiểu hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tể, tức là có
yếu tố nước ngoài. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
trước khi trở thành hợp đồng có tính chất quốc tế, phải là hợp đồng mua bán
trong nước. Theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 thì: "Hợp
đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa
vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài
sản và trả tiền cho bên bán" [6, Điều 428]. Tuy nhiên, để trở thành hợp đồng

7


mua bán hàng hóa quốc tế, họp đồng mua bán trong nước phải thỏa mãn một
số yếu tố. Những yếu tố đó làm nên tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán.
Việc xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa có ý
nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng bởi nó gắn liền với việc xác
định luật điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng, xác định thẩm
quyền giải quyết tranh chấp phát sinh của Tòa án ... Nếu là hợp đồng mua bán
hàng hóa thông thường (hợp đồng mua bán trong nước) thì quyền và nghĩa vụ
của các bên xuất phát từ hợp đồng đó sẽ được pháp luật trong nước điều
chỉnh. Nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nó sẽ được điều chỉnh
bởi nhiều quy định pháp lý khác nhau, ví dụ như luật do các bên lựa chọn
(luật của nước người bán, luật của nước người mua, luật của nước nơi giao
hàng...), các điều ước quốc tế liên quan và trong nhiều trường hợp cả tập
quán thương mại quốc tế...
Vậy thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế? Hay nói cách
khác để xác định tính chất quốc tế (hay yếu tố nước ngoài) của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế cần phải dựa vào những tiêu chí nào? Luật của các nước

khác nhau quy định vấn đề này không giống nhau.
1.1.1.1.

Họp đồng mua bán hàng hóa quốc té theo cách hiểu của Công

ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình
Công ước này được ký tại Lahaye năm 1964 bởi các nước tư bản chủ
nghĩa ở lục địa châu Âu và nó là nguồn luật quốc tế quan trọng của các nước
này khi điều chỉnh trách nhiệm do vi phạm họp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế đã được ký kết giữa các công ty của các nước lục địa châu Âu với nhau.

về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Điều 1 Công ước này quy định:
1.

Luật này áp dụng cho những hợp đồng mua bán động sản

hữu hình được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại nằm trên
lãnh thỏ của các quốc gia khác nhau trong những trường hợp sau:

8


a. Khi hợp đồng liên quan đến vật mà, trong thời gian kỷ kết
hợp đồng, vật đó được chuyên chở hoặc phải được chuyên chở từ
lãnh thổ quốc gia này đến lãnh thổ quốc gia khác;
b. Khi mà các hành vi tạo lập chào hàng và chấp nhận chào
hàng được thực hiện trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau;
c. Khi mà việc giao hàng phải được diễn ra trên lãnh thổ
của một nước khác với nước mà ở đó hành vi tạo ỉập chào hàng và
chấp nhận chào hàng được thực hiện.

2. Nếu một bên không có trụ sở thương mại, nơi cư trú
thường xuyên của bên đó sẽ được tính đển.
3. Việc áp dụng luật này không phụ thuộc vào quổc tịch của
các bên.
4. Đoi với những hợp đồng được trao đổi qua thư, chào
hàng và chấp nhận chào hàng được coi ỉà được hoàn thành trên
lãnh thổ của cùng một nước nếu như thư, điện tín hoặc bất kỳ
phương tiện liên lạc nào khác chứa đựng chủng được gửi và được
nhận trên ỉãnh thổ của nước đó... [25].
Từ quy định nói trên có thể thấy Công ước Lahaye năm 1964 đã dựa
vào ba tiêu chí để xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hỏa quốc
tế. Đó là: thứ nhất, các bên giao kết có trụ sở thương mại ở các nước khác
nhau; thứ hai, hàng hóa, đối tượng của hợp đồng phải được chuyển qua biên
giới một nước; thứ ba, việc trao đổi ý chí giao kết hợp đồng giữa các bên
được iập ở những nước khác nhau, hoặc là, việc giao hàng phải được thực
hiện trên lãnh thổ của nước khác với lãnh thổ của nước đã thực hiện hành vi
chào hàng. Công ước Lahaye không đề cập tới vấn đề quốc tịch của các bên
mua và bán, không quy định là các bên phải có quốc tịch khác nhau. Ví dụ:
Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân A của Nhật Bản đóng trụ sở
thương mại tại Bắc Kinh (Trung Quốc) với một thương nhân B của Nhật Bản

9


đóng trụ sở tại Kobe (Nhật Bản); hàng hóa được vận chuyên từ Băc Kinh đên
Kobe. Theo Công ước Lahaye, hợp đồng này là hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, vì mặc dù hai bên mua và bán có cùng quốc tịch Nhật Bản nhưng trụ
sở thương mại của các bên đóng ở hai nước khác nhau, hàng hóa được vận
chuyển từ nước này sang nước khác.
Ngoài ra, một điểm đặc biệt chú ý là công ước này nhấn mạnh vào tính

chất di chuyển của hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế: hàng phải được chuyển qua biên giới một nước. Điều này có nghĩa là bất
động sản sẽ không bao giờ là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế theo cách hiểu của Công ưóc Lahaye năm 1964. Vì lẽ đó, Công ước có tên
gọi là "Công ước quốc tế về mua bán các động sản hữu hình".
1.1.1.2.

Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo cách hiểu của Công

uức Viên năm 1980 của Liên họp quốc về họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Năm 1980, các nước thành viên của Liên hợp quốc đã ký Công ước
quốc tế này nhằm xây dựng pháp luật thống nhất điều chỉnh việc ký kết, thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như đưa ra những quy định về
trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

về tiêu chí xác định tính quốc tế của họp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, Điều 1 Công ước Viên năm 1980 quy định:
1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng
hóa giữa các bên cỏ trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.
a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của
Công ước, hoặc
b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp
dụng là luật của nước thành viên Công ước này.
2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia
khác nhau không tính đến sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng,

10


từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng

giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.
3.

Quốc tịch các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của

họ, tỉnh chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét
tới khi xác định phạm vi của Công ước này [17].
Theo quy định trên của Công ước, tính chất quốc tế được xác định bằng
một tiêu chí duy nhất, đó là các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại
đặt ở các nước khác nhau. Công ước này có điểm giống Công ước Lahaye
1964 là không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên nhưng khác Công
ước Lahaye 1964 ở chỗ không đưa ra tiêu chí hàng hóa phải được chuyển qua
biên giới của một nước, việc chào hàng và chấp nhận chào hàng phải được
độc lập ở các nước khác nhau,... để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế.
Như vậy, Công ước này không đưa ra một khái niệm cụ thể về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế song lại quy định một tiêu chuẩn duy nhất đế
một hợp đồng được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đó là "các bên
có trụ sở thương mại đóng tại các nước khác nhau sẽ không được tính đến nếu
điều đó không phát sinh từ hợp đồng, từ các mối quan hệ kinh doanh trước
hoặc trong thời điểm ký hợp đồng hoặc từ việc trao đổi thông tin giữa các
bên". Quy định này đã thể hiện rõ việc Công ước không quan tâm tới vấn đề
quốc tịch của các chủ thể trong hợp đồng.
Thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế cho đến nay cho thấy các Điều
ước quốc tế đều có quan điểm tương đối thống nhất khi xác định tính quốc tế
của hợp đồng mua bán hàng hóa quổc tế. Đó là tiêu chí các bên có trụ sở
thương mại đóng ở các quốc gia khác nhau. Yếu tố quốc tịch hoặc sự bắt buộc
theo đó hàng phải được chuyển qua biên giới một nước không còn có ý nghĩa
nữa. Điều này giải thích rõ vì sao những hợp đồng mua bán hàng hóa với các
doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu thương mại tự do... cũng được coi là

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

11


1.1.13. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quan điểm của Pháp
Mặc dù Cộng hòa Pháp không ban hành các quy định cụ thể về các
tiêu chí để xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy
nhiên, Tòa án Pháp, qua thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế đã đưa ra các tiêu chí để xác định thế nào là hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế được xác định căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý. Theo
các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạo nên sự di
chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước, nói cách
khác, hợp đồng đó thể hiện quyền lợi của thương mại quốc tế. Theo tiêu
chuẩn pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế nếu nó bị chi phối
bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như: quốc tịch, nơi cư trú của
các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ họp đồng, nguồn vốn thanh toán... [22, tr. 77].
1.1.1.4. H ọp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo cách hiểu của pháp
ìuẫt Viêt Nam


0

Trong hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa giữa Việt Nam với nước
ngoài, nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa đã được ký kết giữa các doanh
nghiệp Việt Nam đóng trụ sở tại Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài
đóng trụ sở ở nước ngoài. Những hợp đồng này có nhiều tên gọi khác nhau
như: "hợp đồng mua bán ngoại thương", "hợp đồng xuất nhập khẩu hàng
hóa", "hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài",...Tuy

nhiên, chúng đều có điểm chung là chúng thuộc loại hợp đồng mua bán hàng
hóa ở phạm vi quốc tế. Mặc dù vậy, quan niệm về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế nói chung và cách xác định tiêu chí nói lên tính quốc tế của hợp
đồng này lại được quy định không hoàn toàn giống nhau tùy vào từng giai
đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước.


Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK ngày 31/7/1991 của Bộ Thương

nghiệp hướng dẫn việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương đã đưa ra một định

12


nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương. Theo đó, hợp đồng mua bán
ngoại thương là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế [3, Điều 1].
Đồng thời, Quy chế này cũng xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua
bán ngoại thương thể hiện ở ba tiêu chí:
- Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương là các pháp
nhân có quốc tịch khác nhau.
- Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thông thường được di chuyển từ
nước này qua nước khác.
- Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương là ngoại
tệ đối với một hoặc cả hai bên ký kết hợp đồng.
Theo Quy chế này thì một bên của hợp đồng mua bán ngoại thương là
một doanh nghiệp Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam, đóng trụ sở thương
mại tại Việt Nam, còn bên kia là một thương nhân nước ngoài, đóng trụ sở
thương mại tại nước ngoài; hàng hóa của hợp đồng này được chuyển qua biên
giới Việt Nam ra iãnh thổ nước ngoài hoặc chuyển qua biên giới nước ngoài
vào lãnh thổ Việt Nam.

Từ quy định trên có thể thấy hợp đồng mua bán ngoại thương chính là
hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tổ nước ngoài. Tuy nhiên, khái niệm này
đã bộc lộ những bất cập, bởi lẽ trên thực tế, việc xác định quốc tịch của pháp
nhân không phải là việc dễ dàng do luật pháp của các nước quy định khác
nhau về vấn đề này, ví dụ pháp luật của Anh, Mỹ quy định quốc tịch của pháp
nhân được xác định theo luật của nước nơi đăng ký điều lệ hoạt động, pháp
luật của Pháp thì lại xác định quốc tịch của pháp nhân theo pháp luật nơi có
địa chỉ thường trú của pháp nhân, thường là nơi thường trú của cơ quan điều
hành [16, tr 7]. Ngoài ra, cùng với việc hình thành các khu chế xuất, thì tiêu
chuẩn đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương phải được di chuyển
qua biên giới các nước cũng không còn phù họp nữa.

13


• Luật Thương mại Việt Nam năm 1997: đạo luật thương mại đầu tiên
của Việt Nam quy định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là
thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài [5, Điều 80].
Cũng theo tinh thần của Luật Thương mại Việt Nam năm 1997, tiêu chí
thương nhân nước ngoài được xác định theo luật của nước mà thương nhân đó
mang quốc tịch [5, Điều 81].
• Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: Luật Thương mại Việt Nam
năm 2005 không đưa ra khái niệm hay định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế mà chỉ liệt kê các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế. Luật Thương
mại năm 2005 cũng không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ liệt kê những hoạt động được coi
là mua bán hàng hóa quốc tế, theo đó bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu [7, Điều 27]. Luật Thương
mại năm 2005 cũng đã làm rõ khái niệm về các hoạt động trên. Cụ thể:

- Xuất khẩu hàng hỏa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Điểu 28 khoản ỉ).
- Nhập khẩu hàng hỏa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam
từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi ỉà
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Điều 28 khoản 2).
- Tạm nhập, tải xuất hàng hóa là việc hàng hỏa được đưa từ nước
ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ
tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chỉnh hàng hóa đó ra
khỏi Việt Nam (Điều 29 khoản ỉ).
- Tạm xuất, tái nhập hàng hóa ỉà việc hàng hóa được đưa ra nước
ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được

14


coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, cỏ làm thủ tục xuất
khâu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào
Việt Nam (Điểu 29 khoản 2).
-

Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng ỉãnh thô

để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài ỉãnh thổ Việt Nam mà không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam (Điều 30 khoản ỉ).
Như vậy có thể thấy, Luật Thương mại năm 2005 có những quy định
khác biệt so với Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 thì đưa ra khái niệm

về hợp đồng mua bán hàng hỏa với thương nhân nước ngoài (hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế) và tiêu chí để xác định tính quốc tế của hợp đồng chính
là phải có sự tham gia của một bên là thương nhân nước ngoài, tức dựa trên
tiêu chí quốc tịch của các bên tham gia họp đồng. Luật Thương mại Việt Nam
năm 2005 thì không đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
cũng không quy định cụ thể tiêu chí để xác định tính quốc tế của hợp đồng.
Tuy nhiên, theo tinh thần của Điều 28, Điều 29, Điều 30 Luật Thương mại
Việt Nam năm 2005 thì tiêu chí để xác định tính quốc tế của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế là hàng hóa (phải là động sản) có thể di chuyển qua biên
giới của Việt Nam hoặc qua biên giới của một nước (vùng lãnh thổ); hoặc di
chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng.
Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, ỉà hợp đồng được
ký kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài, theo đó một
bên gọi là bên bán cổ nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa
cho bên kia gọi là bên mua và nhận tiền hàng còn bên mua có nghĩa vụ nhận
hàng theo thỏa thuận, đồng thời thanh toán tiền hàng cho bên bán.

15


1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.2.1. vềchủ thể của họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chủ thể của hợp đồng là các bên, người bán và người mua, có trụ sở
thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau.
Vấn đề xác định quốc tịch của các bên ừong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế có ý nghĩa quan trọng bởi các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế phải có đủ tư cách pháp lý. Tư cách pháp lý của các chủ thể

này được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà chủ thể đó mang quốc
tịch. Điều đó có nghĩa trước hết phải xác định xem chủ thể đó mang quốc tịch
cùa nước nào, sau đó xác định xem chủ thể đó có đủ tư cách pháp lý theo
pháp luật của nước đó hay không. Tuy nhiên, pháp luật của các quốc gia có
quy định không giống nhau về vấn đề xác định quốc tịch của các chủ thể.
Theo quy định của pháp luật của Cộng hòa Pháp thì pháp nhân (chủ
thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) đặt trung tâm quản lý (cơ quan
điều hành) tại quốc gia nào thì mang quốc tịch của quốc gia đó. Nhưng theo
pháp luật của Anh và Mỹ thì quốc tịch của pháp nhân được xác định theo nơi
đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập, không tính đến nơi đặt trụ sở chính
hay nơi hoạt động của pháp nhân [1616, tr. 7-8]. Ở Nga và một sổ nước Đông
Âu thì hai nguyên tắc xác định quốc tịch trên đều được áp dụng [30, tr. 96].
Theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 thì chủ thể
của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài ỉà thương nhân
Việt Nam và thương nhân nước ngoài [5, Điều 81]. Tư cách pháp lý của
thương nhân nước ngoài được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà
thương nhân đó mang quốc tịch. Theo tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2005
thì quốc tịch cùa pháp nhân nước ngoài (chủ thể của hợp đồng mua bán hàng
hóa quổc tế) được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được
thành lập [6, Điều 756].

16


Theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì chủ thể
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tể phải có đủ tư cách pháp lý. Tư cách
pháp lý của các chủ thể này được xác định căn cứ vào pháp luật của nước mà
chủ thể đó mang quốc tịch.
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc xác định quốc tịch của các chủ thể
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được đặt ra vì theo quy định

của Công ước Viên năm 1980 thì vẩn đề quốc tịch không được Công ước này
đề cập đến [17, Điều 1].
Như vậy, quy định của pháp luật các nước về nguyên tắc xác định
quốc tịch của các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không
giống nhau. Trong thực tiễn không tránh khỏi có chủ thể được hai hay nhiều
nước coi là mang quốc tịch của nước mình. Đe giải quyết hiện tượng này các
nước phải ký kết các điều ước quốc tế với nhau nhằm thống nhất nguyên tắc
xác định quốc tịch của các chủ thể.

1.1.2.2.

vềđối tượng của họp đồng mua bán hàng hóa quắc tế

Đối tượng của bất kỳ một hợp đồng mua bán hàng hóa nào cũng phải
là hàng hóa. Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa thì hàng hóa là "sản phẩm
do lao động làm ra được mua bán trên thị trường" [35, tr. 421]
Từ định nghĩa trên ta thấy một sản phẩm được coi là hàng hóa nếu
cùng một lúc thỏa mãn hai điều kiện:
Thứ nhất, sản phẩm đó do lao động làm ra.
Thứ hai, sản phẩm đó phải được mua bán trên thị trường.
Trong thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế có rất nhiều khái
niệm khác nhau về hàng hóa được thể thiện trong pháp luật của các quốc gia
trên thể giới. Theo Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ, hàng hóa với tư
cách là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là:
"hàng hóa là một vật (bao gồm cả những hàng hóa được sản xuất đặc biệt)

17

ĐẠI H Ọ C Q UỐ C G iA HA NỌl
[RUNG TÂM THÕNG TIN THƯ ViẸN


'Ni' LO /

.


được đưa vào trong hợp đồng bán hàng tại thời điểm xác định chứ không phải
là khoản tiền sẽ được thanh toán trong hợp đồng, không phải là cổ phiếu đầu
tư và những vật khác". Như vậy, với quy định này có thể hiểu rằng hàng hóa đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là vật đang tồn tại và
phải di chuyển được vào thời điểm diễn ra quan hệ mua bán hàng hóa.
Công ước Viên năm 1980 không đưa ra định nghĩa về hàng hóa, đối
tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà sử dụng phương pháp loại
trừ. Theo đó, những hàng hóa phục vụ mục đích cá nhân, gia đình; hay bán
đấu giá; hay để thi hành luật hoặc văn kiện ủy thác theo luật; những hàng hóa
như cổ phiếu, chứng khoán đầu tư, tàu thủy, máy bay, điện năng,... không thể
là đổi tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế [17, Điều 2].
Luật Thương mại Việt Nam cũng không đưa ra một khái niệm cụ thể
nào về hàng hóa - đối tượng điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa, mà
chỉ liệt kê những hàng hóa nào là đối tượng điều chỉnh của Luật. Theo quy
định tại Điều 5 khoản 3 Luật Thương mại năm 1997 thì: "H àng hóa gồm mảy
móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên ỉỉệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản
khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình
thức cho thuê, mua, bán" [5]. Còn theo quy định tại Điều 3 khoản 2 Luật
Thương mại năm 2005 thì: "Hàng hóa gồm tắt cả các loại động sản, kể cả
động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai" [7].
Với quy định như vậy thì có thể hiểu đối tượng của họp đồng mua bán hàng
hóa theo luật này chỉ bao gồm các loại hàng hóa là tài sản hữu hình. Ngoài ra,
để trở thành đối tượng của họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì những
hàng hóa này còn phải đáp ứng những điều kiện khác do nhà nước quy định,
đó là danh mục những mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu do

Chính phủ quy định.
Từ những phân tích trên có thể khẳng định, đổi tượng của hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế theo các quy định ở trên là những hàng hóa hữu

18


×