ĐẠI HỌC QUỐC GIA, HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRƯƠNG ANH TUẤN
VỂ HỢP ĐỔNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI THEO
PHÁP LUẬT
VIỆT
NAM
é
•
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ
MÃ S Ố : 60105
LUẬN VÃN THẠC Sĩ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN BÁ DIẾN
HÀ NỘI -N Ả M 2003
BẢNG CÁC TỪVIẾT TẮT
BLDS
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 199ếT
Luật Thương mại
Luật Thương mại Việt Nam năm 1997
PICC
Nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế
(Principles of International Commercial Contracts)
HĐMBHH
Hợp đổng mua bán hàng hoá
HĐMBHHQT
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
MỤC LỤC
Phần mở đầu ............................................................................................................. 1
Phần nội dung ............................................................. ............................................ 4
Chương 1: Lý luận chung về Hợp đồng mua bán hàng hữá quốc tế ...................... 4
1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hoá...................................... ............ 4
1.1.1 Định nghĩa........................................................................................................4
1.1.2 Đặc điểm........................................................................................................... 5
1.1.3 Một số nguyên tắc cơ bản của HĐMBHH...................................................... 8
1.2 Khái niệm về HĐMBHHQT.......................................................................... 11
1.2.1 Tên gọi............................................................................................................. 11
1.2.2 Định nghĩa.......................................................................................................11
1.2.3 Đặc điểm..........................................................................................................13
1.3 Một số nguyên tắc cơ bản của HĐMBHHQT............................................ 15
1.3.1 Nguyên tắc phù hợp với pháp luật của các nước có liên quan...................... 15
1.3.2 Nguyên tắc phù hợp pháp luật và tập quán quốc tế có liên quan................. 16
1.4 Vai trò và ý nghĩa của HĐMBHHQT....... ......................... .........................16
1.4.1 HĐMBHHQT thể hiện ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng........ 17
1.4.2 HĐMBHHQT là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của các bên................................................................................................................17
1.4.3 HĐMBHHQT giúp quốc gia kiểm soát hoạt động kinh doanh mua bán
hàng hoá.................................................................................................................... 18
1.5 Nguồn luật điểu chỉnh HĐMBHHQT........................................................... 18
Chương 2: Các điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc t ế .... 22
2.1 Khái niệm.........................................................................................................22
2. 2 Các điều kiện hiệu lực của HĐMBHHQT..................................................22
2.2.1 Chu thể............................................................................................................. 22
2.2.2 Đối tượng, nội dung chủ yếu.......................................................................... 27
2.2.3. Sự tự nguyện giao dịch................................................................................... 31
2.2.4 Hình thức..........................................................................................................34
Chương 3: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế................36
3. 1 Giao kết hợp đồng...........................................................................................36
3.1.1 Chào hàng........................................................................................................36
3.1.2 Chấp nhận chào hàng......................................................................................42
3.1.3. Thời điểm giao kết hợp đồng......................................................................... 49
3. 2 Thực hiện hợp đồng........................................................................................ 52
3.2.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng................................................................... 52
3.2.2 Thời gian và địa điểm giao hàng.................................................................. 54
3.2.3 Chuyển giaọ quyền sở hữu và rủi ro................................................................58
3.2.4 Về vấn đề thanh toán.......................................................................................60
3.2.5 Các điều khoản khác liên quan đến thực hiện hợp đồng............................... 63
3. 3 Những quy định về không thực hiện hợp đồng........................................... 64
3.3.1 Những quy định chung....................................................................................64
3.3.2 Thực hiên đúng hợp đồng............................................................................... 69
3.3.3 Huỷ hợp đồng...................... ............................................................................73
3.3.4 Buộc bồi thường thiệt hại và phạt hợp đổng...................................................76
Chương 4: Thực trạng pháp luật vé hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và một
số giải giải pháp để xuất........................................................................................... 82
4 .1 Thực trạng pháp luật.................................................................................... 82
4. 2 Các giải pháp đề xuất.......................................................................... ........89
Phần kết luận ........................................................................................................... 93
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................94
PH Ầ N M Ở ĐẦU
X. Tính cấp thiết của đề tài.
Xu hướng toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Yêu
cầu này được đặt ra với mọi nước trên thế giới mầ khồng có sự phân biệt. Nghị sĩ
Roland BLƯM của Pháp đã nẻu vấn đề này trong Báo cáo về toàn cầu hoá của
ưỷ ban đối ngoại vào tháng 11 năm 1999. Trong Báo cáo tại phần kết luận có
nêu : “ Quả thực là toàn cầu hoá có làm hạn chế ở một mức độ nhất định chủ
quyền kinh tế. Rõ ràng đó là cái giá phải trả để trở nên thịnh vượng hơn”. Đối
diện với hoàn cảnh tất yếu này thì mọi quốc gia không thể nằm ngoài sự vận
động của nó. Sự tham gia vào đó dẫn tới sự tăng trưởng nhanh chóng những hoạt
động trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước. Tỉ trọng của hoạt động dịch vụ
đã tăng một cách nhanh chóng so với thời gian trước khi toàn cầu hoá. Tuy
nhiên, mọi hoạt động dịch vụ đều trực tiếp hoặc gián tiếp tạo điều kiện cho việc
trao đổi hàng hóa. VI vậy, việc trao đổi hàng hoá luôn chiếm vị trí quan trọng
trong thương mại quốc tế. Nền tảng pháp lý của trao đổi hàng hoá có yếu tố nước
ngoai chính là HĐMBHHQT.
Chính sách thương mại phù hợp đã tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam
phát triển nhanh chóng. Xuất khẩu tăng binh quân khoảng 23% trong thời gian
từ năm 1990 đến năm 2000 [13, tr 50]. Từ hoạt động kinh tế phát triển khá
nhanh chóng này mà dẫn tới thu nhập giữa hộ gia đình giàu nhất và hộ gia đình
nghèo nhất ỉà 12,5 lần [21].
Nhưng những quy định của pháp luật so với tíiực tế còn rất nhiều điẻu
không phù hợp, tạo nên sự cản trở những hoạt động thực tế. Những quy định
không phù hợp đó tồn tại bằng câu chữ trên giấy mà không trở thành hành vi ứng
xử của những người cần áp đụng. Theo Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng cần
sửa đổi Luật Thương mại hiện hành để có thể theo kịp quá trình tăng trưởng cũng
như hội nhập vào nển kinh tế thế giới hiện nay [22,tr 10]. Luật Thương mại cần
sửa đổi cho phù hợp với vị trí thành viên của Việt Nam trong khuôn khổ Diễn
đàn hợp tác kinh tế châu Á (AFTA), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cùng nỗ
lực để Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm
2005.
‘
'
‘
Nhu cầu sửa đổi Luật Thương mại, trong đó có chế định HĐMBHHQT đã
và đang được đặt lên bàn soạn thảo. Việc sửa dổi một số chế định của Luật
Thương mại đã khó thực hiện được bởi sự bất cập và mối liên hệ với nhau trong
luật nên khó có thể sửa một phần mà không ảnh hưởng tới phần khác. VI vậy,
yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Thương mại, gồm cả chế định HĐMBHHQT đã
được Chính phủ chấp nhận [38].
Pháp luật về HĐMBHHQT là cơ chế pháp lý điểu chỉnh trực tiếp hoạt
động mua bán hàng hoá quốc tế. Hoạt động của mua bán hàng hoá quốc tế này
thuận lợi hay không thuận lợi hoàn toàn phụ thuộc vào sự phù hợp của cơ chế
pháp lý này. Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán hàng hoá
1
thì HĐMBHHQT còn là cơ chế pháp lý quan trọng nhầm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các bồn tham gia hợp đồng.
Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu chế định trên là cần thiết để xác định được
những điều bất cập và mâu thuẫn nội tại của chế định, cũng như những điều
khoản còn chưa phù hợp với các quy định của một số văn bản khác cần tham
khảo. Từ những bất cập, mâu thuẫn và chưa phù hợp này nhằm đưa ra những đề
xuất nhằm sửa đổi, bổ sung những quy định của chế định HĐMBHHQT phù hợp
với thực tế và một số văn bản cần tham khảo.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiẻn cứu.
Mục đích của việc nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những quy định của
Luật Thương mại hiện hành về HĐMBHHQT. Việc tìm hiểu này được đặt trong
tương quan so sánh với những quy định của pháp luật một số nước có quan hệ
mua bán hàng hoá lớn với Việt Nam và các quy định quốc tế nhằm rút ra những
vấn đề bất cập. Từ những vấn đề bất cập này mà đề xuất một vài giải pháp sửa
đổi, bổ sung chế đinh này cho phù hợp hơn.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ thu hẹp trong những quy định của chế
định HĐMBHHQT. Viộc nghiên cứu sẽ dựa trên cơ sở định nghĩa hàng hoá theo
nghĩa hẹp là theo luật học mà không theo định nghĩa của triết học.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ thể hiện bằng việc đi sâu và phân tích
chế định hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, hay còn gọi
là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Luật Thương mại. Bên cạnh việc
phân tích đó thì bản luận văn đồng thời nghiên cứu chế định này của pháp luật
một số nước như Mỹ và Pháp. Đây là hai nước có tiềm năng lớn cũng như quan
hộ thương mại quan trọng đối với Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu tiếp đó là
Công ước Viẽn năm 1980. Đây là điểu ước quốc tế quan trọng mà khi nhắc tới
hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế không thể không đề cập. Ngoài ra, còn có
một văn kiện quan trọng của tổ chức ƯNIDROIT (Viện thống nhất Tư pháp quốc
tế) là Nguyên tắc hợp đổng thương mại quốc tế. Đây là vân kiện có phạm vi điều
chỉnh rộng hơn so với Công ước Viên năm 1980, vì điều chỉnh hoạt động thương
mại quốc tế nói chung, trong đó có bao gồm hoạt động mua bán hàng hoá. Vãn
kiện này có những quy định chi tiết dễ áp dụng đối với các bên khi hoạt động
thương mại quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu cùa luận văn không đi sâu tìm hiểu cơ chế giải quyết
tranh chấp hay những chế định liên quan khác, mà chí tập trung nghiên cứu khái
niệm, các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao kết và thực hiộn hợp đồng.
3. Phương pháp nghỉén cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có sử dụng tổng hợp các phương pháp:
phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh.
2
4. Những đóng góp mới của luận văn.
Một số đóng góp mới và nhỏ của luận văn được thể hiện qua khái niệm về
HĐMBHHQT, vể các điểu kiện hiệu lực của HĐMBHHQT được tìm hiểu, phân
tích kỹ. Những vấn để này được tìm hiểu thông qua việc so sánh cùng chế định
này với luật pháp của một số nước có giao dịch thương mại lớn với Việt Nam,
với Công ước Viên năm 1980 và đậc biệt là với Nguyên tắc hợp đồng thương mại
quốc tế của Viện thống nhất Tư pháp quốc tế.
Qua sự phân tích và so sánh đó mà luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số
giải pháp ban đầu đối vối chế định này về các điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng, về giao kết và thực hiện hợp đồng.
5. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận thì phần nội dưng của luận văn bao
gồm bốn chương:
Chương 1: Lý luận chung về Hợp đổng mua bán hàng hoá quốc tế.
Chương 2: Các điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Chương 3 : Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Chương 4: Thực trạng pháp luật về hợp đổng mua bán hàng hoá quốc tế và
một số giải giải pháp đề xuất.
3
PHẦN NỘI DƯNG
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ
HỢP ĐỔNG MƯA BÁN HÀNG HOÁ QƯÓC TẾ
HĐMBHHQT là chế định quan trọng trong pháp luật thương mại quốc tế.
Để hiểu rõ chế định này trước tiên luận văn sẽ tìm hiểu khái niệm HĐMBHH. Từ
đó, luận văn sẽ đề cập tới khái niệm HĐMBHHQT, định nghĩa và các đặc điểm.
Các mục tiếp theo của luận văn sẽ trình bày vể các nguyên tắc cơ bản, vai trò, ý
nghĩa và một vài nguồn luật khác điều chỉnh HĐMBHHQT này.
1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hoá.
LLlMũỉisigỉŨẵ
Mua bán ỉà hoạt động được diễn ra trên mọi nơi, vái thời gian từ nhiều
ngàn năm nay. Hoạt động giao dịch với hình thức đầu tiên là đồ vật đổi đồ vật,
khi xuất hiện đồng tiền thì vật đổi tiền trở thành hình thức trung gian cơ bản.
Đồng tiền xuất hiện cũng không thống nhất mà mỗi một dân tộc, một vùng lại có
hình thức đổng tiển khác nhau. Khi sản phẩm ngày càng nhiều và trở thành hàng
hoá thì việc mua bán hàng hoá trở nên phát triển. Mua bán là động lực cho phát
triển kinh tế của địa phương đó. Đến nay, mua bán trở thành hình thức không thể
thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong giao dịch thương mạikinh tế.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì có ba văn bản luật liên quan tới
HĐMBHH đang được điều chỉnh. Theo trình tự thời gian thl trong các văn bản
luật định nghĩa HĐMBHH được nêu như sau:
Theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 thì khái niệm hợp đồng kinh
tế được định nghĩa như sau: “Hợp đổng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài
liệu giao dịch giữa các bên ký kết vể việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi
hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận
khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyển và nghĩa vụ của
mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình” [6, Điều 1].
BLDS năm 1996 định nghĩa : “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chất dứt quyến, nghĩa vụ dân sự” [4, Điều
394]. Từ định nghĩa này hợp đồng mua bán tài sản được hiểu là sự thoả thuận
giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và chuyển quyền sở hữu
4
tài sản đó cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả
tiẻn cho bên bán [4, Điều 421].
Theo định nghĩa của Luật Thương mại thì mua bán hàng hoá là hành vi
thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu
hàng hoá cho người mua và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người
bán và nhận hàng hoá theo thoả thuận của hai bên [5, Điều 46].
Theo định nghĩa mm trên thì người bán có các nghĩa vụ giao hàng, chuyển
quyền sở hữu hàng hoá và cuối cùng là nghĩa vụ nhận tiền. Người mua có các
nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng. Tất cả các nghĩa vụ trên được thực
hiện theo thoả thuận của các bên. Ngoại trừ những điều luật cấm thì thoả thuận
đã được thống nhất của các bên được tôn trọng với ưu tiên cao nhất. Thoả thuận
đã được thống nhất là “luật” của các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá đó.
Quan niệm về HĐMBHH của Việt Nam và Pháp có nhiều nét tương đổng
giống nhau. Điều này cũng xuất phát từ truyển thống pháp luật của hai nước theo
dân luật \ Với lý do đó nên phần khái niệm cơ bản về HĐMBHH của Pháp sẽ
không cần trình bày.
Quan niệm pháp luật của Mỹ về hợp đồng cũng như về HĐMBHH có
nhiều điểm khác với pháp luật của Việt Nam. Điều này cơ bản xuất phát từ
truyền thống pháp luật của hai nước khác nhau2.
1,1 :Z ĐặeMỉẩaL
1.1.2. ỉ Về chủ thể.
HĐMBHH là một thoả thuận quan trọng mang tính nền tảng pháp lý cho
giao địch mua bán hàng hoá. Chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hoá là
thương nhân với thương nhân hoặc một bên tham gia là thương nhân. Thương
nhân có thể bao gồm là cá nhân hoặc tổ chức.
Đối với cá nhân, mặc dù có những quy định cụ thể khác nhau, nhưng nhìn
chung khi đề cập đến việc xác định tư cách thương nhân của cá nhân trong quan
hệ HĐMBHHQT, luật pháp của hầu hết các nước đều dựa trên hai tiêu chuẩn
pháp lý liên quan trực tiếp. Đó là tiêu chuẩn đối với các điều kiện vé nhân thân
và tiêu chuẩn đối với các điều kiện về nghề nghiệp của cá nhân.
Thứ nhất về điều kiện nhân thân, việc xem xét điều kiện nhân thân của
một người để trở thành thương nhân sẽ căn cứ vào năng lực pháp luật và năng lực
hành vi của người đó. Trên thực tế để xem xét năng lực pháp luật và năng lực
hành vi của một cá nhân, người ta thường dựa vào các tiêu chí: tuổi tác, tình
trạng sức khoẻ, tình trạng tư pháp.
1 Với lợi thế xây dựng pháp luật sau thì pháp luật Việt Nam dã tham khảo pháp luật của nhiểu nước khác để xây
dựng cho mình, ưong đó có nước Pháp. Vì vây, pháp luật vể hợp đổng cùa hai nước cơ bản là giống nhau.
2 Xem cụ thể hơn vể khái niộm và các diểu kiện của hợp đổng theo hô thống thông luật qua lài liêu [16], [20],
[28].
■
'
5
v ề tuổi tác, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định một người muốn
trở thành thương nhân phải ở một độ tuổi nhất định. Với một độ tuổi như vậy con
người mới có thể phát triển được đầy đủ và về thể lực lẫn trí lực để thực hiện
những hành vi mà minh mong muốn.
Theo quy định của Luật Thương mại thì cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có thể
trở thành thương nhân nếu thoả mãn một số điều kiện nhất định [5, Điều 17]. Cá
nhãn đó phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để trở thành thương
nhân. Để cấp giấy chứng nhận thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi đân sự
đầy đủ, có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật,
và có yêu cầu hoạt động thương mại.
Bên cạnh việc đưa ra tiêu chuẩn về tuổi tác, pháp luật của hầu hết các nước
còn đưa ra các tiêu chuẩn về tình trạng sức khoẻ để làm cơ sở pháp lý xác định tư
cách thương nhân của cá nhân. Những người mặc dù đủ tiêu chuẩn về độ tuổi
nhưng tình trạng sức khoẻ không bình thường cũng không được phép tham gia
vào các hoạt động mua bán hàng hoá với tư cách là thương nhân. Những người
này có thể vì bị thương tật hoặc bệnh tật về tinh thần ... mà không thể hiện được
đầy đủ ý chí một cách độc lập. Việc pháp luật quy định về điều kiện sức khoẻ là
để loại trừ những người thiếu năng lực hành vi hoặc hạn chế răng lực hành vi
tham gia vào HĐMBHHQT.
Tinh trạng tư pháp của một người là một điều kiện pháp lý bắt buộc cần
phải được xem xét để xác định người đó có đủ tư cách là thương nhân hay
không. Về ván đề này pháp luật của các nước đều quy định: những người đang bị
phạt tù, bị Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấm tham gia các hoạt
động thương mại sẽ không thể trở thành thương nhân.
Liên quan tới thương nhân là cá nhân, Điều 18 Luật Thương mại quy định
ba trường hợp không được cồng nhận trở thành thương nhân. Đầu tiên là những
người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người bị mất năng lực hành vi
dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trường hợp thứ hai là người
đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù.
Trường hợp cuối cùng liên quan đến những người bị toà án hạn chế những ngành
nghề vể kinh doanh. Những người đó bị toà án tước quyền vể hành nghể vì phạm
các tội buôn lậu, đầu cơ, buồn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng giả,
kinh doanh ưái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định
của pháp luật.
Thứ hai về điều kiện về nghề nghiệp, theo quy định của pháp luật các
nước, đặc biệt là các nước châu Âu thì những người đang làm một số nghề nhất
định sẽ không thể trở thành thương nhân. Ví dụ, theo Luật Thương mại Pháp thì
những người đang là công chức, luật sư, bác sỹ, cổng chứng viên ... sẽ không
được tham gia vào các hoạt động thương mại với tư cách là thương nhân.
Pháp iuật Việt Nam không quy định trường hợp cụ thể những nghề không
được đồng thời làm thương nhân. Chỉ liên quan đến trường hợp là công chức, cán
bộ thì Pháp lệnh cán bộ, công chức không cho phép đồng thời thực hiện những
hành vi kinh doanh của thương nhân.
6
Đối với tổ chức là thương nhân thì tổ chức đó có thể là pháp nhân, tổ hợp
tác, hộ gia đình. Các tổ chức này phải hội đủ các điểu kiộn pháp lý theo quy định
của pháp luật. Pháp nhân là thương nhân được tồn tại dưới nhiểu hình thức như
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn... . Việc phân loại này tuỳ thuộc
vào quy định của mỗi nước mà có các tiêu chuẩn khác nhau về mặt pháp lý đối
với từng loại hình.
Nhìn chung, các quy định về tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư cách
thương nhân của cá nhân trong HĐMBHHQT chỉ được áp dụng cho các công
dân mang quốc tịch của quốc gia nước sở tại. Trên thực tế việc các tiêu chuẩn
pháp lý này có được áp dụng cho những người có quốc tịch nước ngoài hoặc
những người không có quốc tịch tại quốc gia nước sở tại hay không, còn phụ
thuộc vào pháp luật của từng quốc gia tuỳ theo từng trường hợp.
ỉ. 1.2.2 Về đối tượng.
Đối tượng của hợp đổng mua bán là hàng hoá. Theo từ điển tiếng Việt thì
hàng hoá là “sản phẩm do lao động làm ra dùng để buôn bán trên thị trường”.
Với định nghĩa trên thì những gì được coi là hàng hoá nếu thoả mãn hai điều
kiện cùng lúc:
- Thứ nhất, sản phẩm do lao động làm ra.
- Thứ hai, dược dùng buôn bán trên thị trường.
Như vậy, với cách định nghĩa như trên thì hàng hoá có thể bao gồm hữu
hình hoặc vô hình. Đó có thể là các quyền tài sản, có thể là nhiều loại động sản
khác nhau, có thể là bất động sản.
Luật Thương mại Việt Nam lại không đưa một khái niêm hàng hoá cụ thể
- đối tượng của HĐMBHH mà chỉ liệt kê hàng hoá tại Điều 5 gồm:
- máy móc,
- thiết bị,
- nhiên liệu,
- hàng tiêu dùng,
- vật liệu,
- các động sản khác được lưu thông trên thị trường,
- nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán.
Đối chiếu định nghĩa trong từ điển tiếng Việt và định nghĩa của Luật
Thương mại thì hàng hoá theo Luật Thương mại được hiểu hẹp hơn so với từ
điển. Đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại sẽ loại trừ nhiểu loại hàng hoá
được coi như bất động sản và nhiều loại hàng hoá vô hình, quyền tài sản khác.
Đó có thể là tàu thuyền, máy bay, cổ phiếu, trái phiếu, chúng từ có giá trị khác,
bí quyết v.v... .
7
í. 1.3 M ôt s ố nguyên tắc cơ bản của HĐMBHH.
Nguyên tắc cơ bản của HĐMBHH là những tư tưởng chủ đạo có tính chất
bắt buộc chung đối với các chủ thể trong quan hệ HĐMBHH. Các nguyên tắc
này được ghi nhận trong các quy phạm của pháp luật thương mại và được thừa
nhận trong tập quán quốc tế. Theo pháp luật và thực tiễn, có rất nhiều các
nguyên tắc trong HĐMBHH. Sau đây là một vài nguyên tắc cơ bản trong viộc ký
kết và thực hiện HĐMBHH.
1. Ỉ.3. ỉ Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng.
Đây là nguyên tắc chung nhất cho tất cả các hợp đồng thương mại, trong
đó có HĐMBHH. Nội dung của nguyên tắc này được đề cập các bên chủ thể
trong hợp đồng được tự do giao kết hợp đồng và quy định nội dung hợp đổng.
Quyền tự đo giao kết hợp đổng là quyền của tất cả các thương nhân trong hợp
đồng thương mại nói chung và HĐMBHH nói riêng. Các thương nhân có quyền
tự do quyết định ai là người họ sẽ bán hàng và ai là người họ sẽ mua hàng. Cũng
từ lý do này mà sau khí ỉựa chọn các thương nhân có thể tự do thoả thuận nội
dung trong từng hoạt động mua bán cụ thể. Tuy nhiên, sự tự do này không phải
là vô hạn mà nó bị giới hạn hay phụ thuộc vào tính hợp pháp của sự thoả thuận
trên. Tính hợp phấp này được xem xét đựa trên các quy đinh của pháp luật mà
các bên lựa chọn hoặc hợp pháp đối với từng chủ thể thoả thuận. Trong Luật
Thương mại không nêu cụ thể nội dung nguyên tắc này nhưng tinh thần chung
có thể được tìm thấy theo nguyên tắc của BLDS về hợp đồng. Với tư cách luật
chuyên ngành nên Luật Thương mại không cần đề cập lại vấn đề này đã được
nêu trong BLDS.
Theo PICC thì vấn đề này được quy định rất rõ ràng. Trong PICC tại Điều
1.1 của chương đầu tiên quy định ngay về vấn đề tự do hợp đồng. Quyền tự do
hợp đồng là một trong những nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hợp đồng nói
chung và trong phạm vi thương mại quốc tế nói riêng. Sự tự đo trong hợp đồng là
yếu tố cơ bản, then chốt cho một nền kinh tế thị trường, ở đó, sự tự do của mọi
người trong kinh doanh được đặt lên hàng đầu. Đồng thời với một nền kinh tế thị
trường thì đây cũng là yếu tố cơ bản cho một thị trường cạnh tranh lành mạnh,
thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Không chỉ quy định về sự tự do hợp đổng mà
PICC còn quy định vể sự tự do quy định nội dung của hợp đổng. Các bên tham
gia hợp đổng được toàn quyền quy định cho mình về những quyền mình được
làm và những nghĩa vụ mình thực hiện. Nhưng không phải là không có những
ngoại lệ của cả hai vấn đề. Sự tự do hợp đồng thường bị ràng buộc do liên quan
đến các khu vực kinh tế có sự quản lý của Nhà nước. Cũng tương tự như vậy,
việc quy định nội dung hợp đổng là do sự thoả thuận của các bên, nhưng các
thoả thuận này sẽ không được trái những truyền thống đạo đức của đất nước đó
và không được trái pháp luật của Nhà nước quy định.
8
1.1.3.2 Nguyên tắc bình đẳng, hợp tắc, cùng có ỉợi.
Nội dung của nguyên tắc này là thoả thuận MBHH các bên phải đảm bảo
sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ nhằm đáp ứng được lợi ích của các bên
trong nội dung của hợp đồng. Tính binh đẳng trong HĐMBHHQT không phụ
thuộc vào quan hệ chính trị - ngoại giao của các quốc gia mà các chủ thể mang
quốc tịch. Bất kỳ chủ thể này hay chủ thể khác thuộc quốc gia giàu hay nghèo,
phát triển hay không phát triển, châu Âu hay châu Phi khi giao kết
HĐMBHHQT đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Các bên cùng có
lợi trên cơ sở thoả thuận và phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng đã ký
kết. Sẽ là không hợp lý nếu một HĐMBHH chỉ mang lại lợi ích cho một bên
hoặc chi có một bên có quyển còn bên kia chỉ có nghĩa vụ.
Trong nền kinh tế thế giói hiện nay, chủ thể của HĐMBHHQT rất đa
dạng, việc tuân thủ nguyên tắc này là yêu cầu cần thiết và quan trọng trong hợp
đổng mua bán hàng hoá quốc tế. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ đảm bảo sự
kinh doanh lành mạnh, bình đẳng trong quan hệ kinh doanh. Nguyên tắc này đã
được nêu tại khoản 2 Điều 395 BLDS.
Theo PICC tại điều 3.10 đã thể hiện các bên giao kết hợp đồng cần phải
được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng. Sự bất bình đẳng có thể dẫn tới hợp
đổng hoặc một số điều khoản bị vô hiệu hoặc bị sửa.
1.1.3.3Nguyên tắc thiện ch í và trung thực,
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện việc các bên tham gia giao kết hợp
đồng với tinh thần hợp tác mà cố gắng không gây thiệt hại đến lợi ích của nhau.
Tinh thần thiện chí thể hiện các bên phải tạo điều kiện cho nhau, giúp đỡ lẫn
nhau thực hiện tốt những nghĩa vụ mà các bên đã thoả thuận. Tinh thần thiện chí
giúp các bên giao kết hợp đổng nhằm hướng tới sự cùng tổn tại, cùng phát triển.
Thông qua giao kết hợp đồng mà không nhằm tới sự phát triển của bên này là sự
triệt tiêu của bên kia. Không thể có được sự thiện chí và trung thực khi các bên
tham gia hợp đồng khổng tuân thủ triệt để nguyên tắc này.
Trong hoạt động thương mại nói chung và trong HĐMBHH nói riêng, để
đảm bảo được quyền và lợi ích cả các bên đồng thời tạo được niềm tin và sự yên
tâm giữa các chủ thể thì các bên không được loại bỏ hay hạn chế nguyên tắc
thiện chí và trung thực. Hơn thế, các bên có thể thoả thuận những nghĩa vụ đối
với nhau trên mức yêu cầu của nguyên tắc này nhằm quan hệ giữa các bên thân
thiện và kết quả tốt hơn. Nguyên tắc này đã được nêu tại khoản 2 Điều 395
BLDS.
'
‘
Trong PICC không nêu trực tiếp vể nội dung của nguyên tắc này nhưng
toàn bộ chương 3 của PICC đều thể hiện tinh thần hướng tới nội dung nguyên tắc
này. Toàn bộ các quy định của chương này đều hướng tới tiêu chuẩn công băng
và hợp lý trong thương mại.
9
1.1.3.4 Nguyên tắc đảm bảo theo Cãm kết.
Các nội dung được thoả thuận trong HĐMBHH là kết quả của sự tự do
giao kết, của sự bình đẳng giữa các bên. Quyết định những điều khoản trong hợp
đồng là do sự lựa chọn độc lập của các bên. Các bên tự đảm bảo rằng lựa chọn
đó được quyết định trong hoàn cảnh làm chủ được mình. Các bên tự chịu trách
nhiệm về sự lựa chọn đó. Khi các bên đã thống nhất các điều khoản trong hợp
đồng thì nó có giá trị ràng buộc các bên. Hiệu lực của thoả thuận này không dễ
bị thay đổi hoặc bị huỷ bỏ bởi ý chí đơn phương của một bên. Cam kết giữa các
bên cần được tôn trọng nhằm tránh thiệt hại cho bên còn lại khi thực hiện theo
thoả thuận đó.
Nguyên tắc đảm bảo theo cam kết còn hưóng tới sự ổn định trong quan hệ
kinh doanh cũng như trong quan hệ xã hội. Nguyên tắc hướng tới sự vận động
bình thường, có kiểm soát, có thể lường trước được những hoạt động kinh doanh
thương mại. Luật Thương mại và BLDS khồng nêu cụ thể nguyên tắc này nhưng
tinh thần của các nguyên tắc và các điều luật đều hướng tới nội dung của nguyên
tắc này.
Sau khi ký kết hợp đồng thì các điều khoản trong hợp đồng trở thành sự
ràng buộc đối với các bên. Điều này cũng được khẳng định trong PICC tại Điểu
1.3. Điều này quy định sau khi giao kết thì hợp đồng sẽ có hiệu lực ràng buộc
các bên trong hợp đồng. Các bên có nghĩa vụ tôn trọng các điều khoản của hợp
đổng. Mọi sự thay đổi của các bên đều phải căn cứ vào các điều khoản của hợp
đồng, căn cứ vào sự thoả thuận hoặc bằng các cách thức khác mà được PICC quy
định. Nếu các bên không tôn trọng các điều khoản, không tôn trọng các nghĩa vụ
trong hợp đồng thì bên đối tác có quyền phạt hợp đổng, có quyền yêu cầu đòi bồi
thường thiệt hại.
1.1.3.5 Nguyên tắc không xàm phạm đến ỉợi ích hợp pháp khắc.
Đây là nguyên tắc quan trọng nhằm bảo vệ các lợi ích hợp khác khi các
bên giao kết hợp đồng. Việc giao kết hợp đồng là sự tự do lựa chọn của các bên.
Tuy nhiên, trong mối liên hệ xã hội thl không có hoạt động nào lại không ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp với các mối quan hệ xã hội khác. Vì vậy, việc ảnh
hưởng khó có thể tránh khỏi tới những quan hệ xã hội khác. Những ảnh hưởng
này có thể là tiêu cực hoặc tích cực. Vấn đề đặt ra phải bảo vệ ở mức độ nào và
làm rõ giới hạn nào. Những lợi ích của các bên trong hợp đồng sẽ có ảnh hưởng
tới lợi ích của người khác, của công cộng, của Nhà nước. Nhằm bảo vệ những lợi
khác ngoài các bên trong hợp đồng thì những lợi ích này được quy định trong
pháp luật và được pháp luật đưa một cơ chế xác định để bảo vệ. Đặc biệt là lợi
ích công cộng, lợi ích của Nhà nước được chú ưọng hơn quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác. Điểu này là dễ hiểu bởi các lợi ích trên có tác động lớn tới
cộng đồng. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện tại khoản 1 Điều 395
10
BLDS. Việc giao kết hợp đồng không trái pháp Luật và đạo đức xã hội nhằm bảo
vệ các loại quan hệ xã hội này.
1.2 Khái niệm vê HĐMBHHQT.
Nguồn gốc xuất xứ hàng hoá không được xét đến để xác định loại hợp
đổng đó có phải là HĐMBHHQT không. Chủ thể của hợp đồng được xác định
theo yếu tố nước ngoài dựa trên sự lệ thuộc các nước khác nhau của các bên
tham gia hợp đồng, với căn cứ là theo quốc tịch của chủ thể đó. Quốc tịch của
thương nhân theo pháp luật Việt Nam thì được xác định theo nước mà thương
nhân đó đăng ký kinh doanh. Còn theo những nguồn luật của các nước hoặc các
tổ chức khác thì việc xác định thương nhân thuộc các nước lại dựa trên những
tiêu chí khác nhau. Ví dụ, Công ước Viên năm 1980 xác định các thương nhân
thuộc các nước khác nhau theo trụ sở của thương nhân đó mà không phải theo
nước mà thương nhân mang quốc tịch, hoặc đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, đó là những cách gọi khác nhau về cùng một ỉoại hợp đồng,
việc nêu tên khác nhau đó mang tính chất nhấn mạnh về một đặc điểm của hợp
đổng mà không mang tính phân biệt là các loại hợp đồng có bản chất khác nhau.
VI vậy, để thống nhất trong bản luận văn này thì loại hơp đổng trên được gọi ỉà
HĐMBHHQT.
’
’ ’
’ '
Khi Luật Thương mại chưa được ban hành, HĐMBHH với thương nhân
nước ngoài được gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương. Bộ Thương nghiệp (nay
là Bộ Thương mại) đã định nghĩa loại hợp đổng này trong Quy chế tạm thời
hướng dẫn ký kết hợp đổng mua bán ngoại thương số 4794-TN-XNK. Hợp đồng
mua bán ngoại thương là HĐMBHH có tính quốc tế. Quy chế này cũng đã đưa ra
ba tiêu chuẩn cơ bản để xác định một hợp đồng mua bán được gọi là hợp đổng
mua bán ngoại thương ià: chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác
nhau; hàng hoá là đối tượng của hợp đồng thường được đi chuyển từ nước này
sang nước khác; đổng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên ký
kết hợp đồng.
Phù hợp với xu thế hội nhập, Luật Thương mại Việt Nam đã được ra đời
năm 1997 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01.01.1998. Luật này đã đánh dấu
một phát triển lớn của ngành luật thương mại để tạo khuôn khổ hoạt động cho
các giao dịch thương mại ở nước ta. Xu hướng của luật này nhằm điều chỉnh các
quan hệ thương mại trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường theo định
hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước. Luật Thương mại năm 1997 còn tạo
ra khung pháp lý để phát triển các quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các
11
nước khác trên thế giới. Luật này góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế đối ngoại với các nước.
Tại Điều 80 Luật Thương mại quy định HĐMBHH với thương nhân nước
ngoài là HĐMBHH được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một
bên là thương nhân nước ngoài. Từ định nghĩa trên cho thấy pháp luật chỉ xem
xét đến yếu tố “thương nhân nước ngoài” để xác định một hợp đồng có phải là
một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hay không. Yếu tố thương nhân nước
ngoài được xác định dựa trên cơ sở pháp ỉý của nước mà thương nhân mang quốc
tịch.
Như vậy, những đặc điểm mà khái niệm HĐMBHH với thương nhân nước
ngoài, theo quy định của Luật Thương mại dã mở rộng hơn, so với khái niộm này
mà Quy chế tạm thời hướng dẫn việc ký kết HĐMBHH ngoại thương số 4794TN-XNK đã quy định.
Về định nghĩa HĐMBHHQT, theo Luật Thương mại, thì trước hết là một
Hợp đồng mua bán hàng hoá có nhân tố nước ngoài. Một số công ước cũng đã
định nghĩa về HĐMBHHQT. Ví dụ như tại Điều 1 Công ước Lahay năm 1964
định nghĩa : “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là Hợp đồng mua bán hàng
hoá trong đó các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá được
chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí ký kết Hợp đổng
giữa các bên được thiết lập ở các nước khác nhau”. Công ước Viên năm 1980
quy định : “áp đụng với những hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa các
bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau”.
Thực tế thì yếu tố nước ngoài được xem xét ở nhiều khía cạnh hơn đối với
loại hợp đồng này. Những khía cạnh trên của các văn bản luật trong nước hoặc
quốc tế là nhằm xác định phạm vi điều chỉnh của văn bản đó, mà khồng phải là
những tiêu chí áp đạt đối với mọi loại hợp đổng để xác định có yếu tố nước
ngoài. Yếu tố nước ngoài có thể được xem xét ở một trong các khía cạnh sau:
- Hợp đồng được giao kết và thực hiện bởi các bên không cùng quốc tịch hoặc
không cùng nơi cư trú (với thể nhân) hoặc không cùng nơi đóng trụ sở (đối với
pháp nhân),
- Hợp đồng được giao kết ở một nước thứ ba và được thực hiện tại nước của một
trong hai bên hoặc tại nước giao kết hoặc tại một nước thứ ba khác,
- Đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài (đối với trường hợp các bên chủ
thể ký kết có cùng quốc tịch, mặc dù hợp đồng được giao kết trong nước) [15,
trl 86].
’
'
’
’
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thống nhất
về ý chí giữa các bên có nhân tố nước ngoài trong quan hộ mua bán hàng hoá mà
thông qua đó thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp iý
giữa các chủ thể đó với nhau.
Trưóc hết, vì đây là một quan hệ hợp đồng nên phải trở lại nguồn gốc ban
đầu của hợp đồng. Đó là thoả thuận được thống nhất của các bên mà qua thoả
thuận này nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyển và nghĩa vụ. Cụ thể
hơn trong trong quan hệ này là mua bán hàng hoá. Các quyền và nghĩa vụ được
12
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt đó liên quan đến việc mua bán hàng hoấ. Một
bên tham gia hợp đổng sẽ là bên nước ngoài đối với bên còn lại. Bên có nhân tố
nước ngoài ở đây được hiểu ]à thương nhân không thuộc cùng một nước vcd bèn
còn lại. Việc quy định các điều kiện để xác định thương nhân thuộc các nước
khác nhau sẽ do pháp luật của từng nước hoặc theo các công ước khác nhau.
1.2.3 Đặc điểm.
1.2.3. Ị Về chủ thể.
Chủ thể tham gia trong Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các thương
nhân. Dấu hiệu đầu tiên trong Hợp đổng mua bán hàng hoá quốc tế chủ thể tham
gia là các thương nhân. Luật Thương mại quy định : “thương nhân gổm cá nhân,
pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đãng ký kinh doanh hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xuyên” [5, Điều 5]. Quốc tịch của thương nhân theo
quy định của pháp luật Việt Nam là căn cứ theo nước mà thương nhân đó có
đăng ký kinh doanh. Vì vây, thương nhân nước ngoài là thương nhân đó có đăng
ký kinh doanh không trên lãnh thổ Việt Nam. Tư cách của thương nhân được xác
định theo pháp luật của quốc gia hay lãnh thổ mà thương nhân đó đầng ký kinh
doanh. Như vậy, nếu một trong các bên tham gia hợp đồng không cùng đăng ký
kinh doanh tại Việt Nam thì được coi là HĐMBHHQT.
Trên nguyên tắc tự do kinh doanh, pháp luật của hầu hết các nước cho
phép mọi thương nhân khi có đầy đủ điều kiện tham gia hoạt động mua bán hàng
hoá quốc tế. Tuy nhiên, đo tính phức tạp của HĐMBHHQT mà pháp luật của
một số nước còn có những điểu kiên bổ sung đối với pháp nhân của mình để có
thể trở thành chủ thể của HĐMBHHQT. Ví dụ, theo quy định của pháp luật Việt
Nam tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP ban hành ngày 31.7.1998 trong mục kinh
doanh xuất nhập khẩu đã nêu rõ: “thương nhân là các Doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế được thành lập theo quy định cùa pháp luật được phép xuất
nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký kinh doanh trong giấy chứng
nhận kinh doanh”.
Như vậy, để trở thành chủ thể của HĐMBHHQT các bên tham gia phải là
các thương nhân. Bên cạnh đó một dấu hiệu cũng hết sức quan trọng để các
thương nhân trở thành chủ thể của HĐMBHHQT đó là: các thương nhân phải có
quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác nhau. Đây
là dấu hiệu hết sức quan trọng bởi chính dấu hiộu này tạo nên tính quốc tế của
một HĐMBHHQT.
'
’
’
Tóm lại, để trở thành chủ thể trong HĐMBHHQT phải đáp ứng được hai
điều kiện. Thứ nhất, chả thể phải là các thương nhân. Thứ hai, các thương nhân
đó phải thuộc các nước khác nhau, có thể là có quốc tịch khác nhau, theo pháp
luật Việt Nam hoặc có trụ sở thương mại đóng tại các nước khác nhau, theo
Cống ước Viên năm 1980.
13
i .2.3.2 Về đối tượng.
Như trên đã trình bày hàng hoá là đối tượng của HĐMBHHQT theo Luật
Thương mại gồm những vật có thực và chỉ bao gồm các động sản được phép lưu
thông.
Tại Điều 2 Công ước Viên năm 1980 cũng không đưa ra một định nghĩa
cụ thể về hàng hoá mà sử dụng phương pháp loại trừ. Như vậy, hàng hoá theo
Công ước Viên năm 1980 là vật tham gia vào hoạt động mua bán không nhằm:
- Mục đích tiêu dùng,
- Bán đấu giá,
- Để thi hành luật hoặc uỷ thác vãn kiện,
- Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, chứng từ lưu thông hoặc tiền
tệ,
- Tàu thuỷ, máy bay và các tàu chạy trên đệm không khí,
- Điộn năng.
Dưới các góc độ khác nhau có nhiều cách hiểu về hàng hoá, nhưng khái
quát lại có thể hiểu hàng hoá là vật tồn tại dưới hình thức hữu hình hoặc vô hình
và có thể tham gia vào giao dịch buôn bán.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính quốc tế trong HĐMBHHQT thì không phải
bất kỳ hàng hoá nào cũng có thể là đối tượng của HĐMBHHQT. Một đặc điểm
về đối tượng của HĐMBHHQT là đối tượng trong hợp đồng thông thường được
dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Vì vậy, các chủ thể khi tham
gia vào quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế cần phải tìm hiểu xem hàng hoá định
mua hoặc bán có phải là hàng hoá được phép kinh doanh không tại các nước của
đối tác không. Cụ thể, hàng hoá đó có phải là hàng hoá bị cấm hoặc hàng kinh
doanh có điều kiện hay không. Căn cứ để xác định loại hàng hoá cấm mua hoặc
mua bán có điều kiện là theo luật của quốc gia xuất hoặc nhập hàng hoá đó. Việc
cấm hay hạn chế một số loại hàng hoá nhất định xuất phát từ chính sách quốc
phòng của các quốc gia hoặc vấn đề độc quyền kinh tế, vấn để không chuyển
giao công nghộ tiên tiến cho các nước khác.
Tóm lại, hàng hoá cần phải đảm bảo được các yếu tố thông thương thì mới
có thể được coi là đối tượng của HĐMBHHQT.
ỉ.2.3.3 Đồng tiền thanh toán.
Đổng tiền được dùng thanh toán trong HĐMBHHQT rất đa dạng. Đồng
tiền phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên trong hợp đổng. HĐMBHHQT
thông thường sẽ có thoả thuận quy định cụ thể về vấn đề đổng tiển thanh toán
được dùng cho hợp đồng đó. Trong một quan hê mua bán hàng hoá quốc tế, chủ
thể có thể thoả thuận đồng tién thanh toán trong hợp đổng là đồng tiền của một
14
trong các bên tham gia hoặc có thể dùng đồng tiền của một quốc gia thứ ba.
Đồng tiên này có thể được sử dụng trong khu vực hay loại đồng tiền được sử
dụng Ihông đụng trên thế giới.
Đồng tiền được sử dụng có thể đồng tiền là vàng. Hiện nay đồng tiền
thanh toán là vàng không được sử dụng nhiều. Đồng tiển thanh toán có thể là các
đồng tiền thuộc cộng đồng thống nhất như đồng Euro. Đồng tiền cũng có thể là
tiền quốc gia. Các chủ thể thống nhất sử dạng tiền của một quốc gia nhất định để
thanh toán hợp đồng, ví dụ như VND, USD, FRS ...
Hình thức thanh toán có thể là dùng tiền mặt hoặc dùng hình thức chuyển
khoản, hoặc có thể dùng hối phiếu, séc. Việc dùng tiền mặt để thanh toán thông
thường được sử dụng dối vói buôn bán hàng hoá theo con đường tiểu ngạch.
Việc sử dụng đồng tiền thanh toán trong hợp đồng phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố. Điều này có thể phụ thuộc vào quan hệ của các bên trong hợp đồng hoặc
có thể phụ thuộc vào tập quán của các bên khi đã có quan hệ nhiểu lần.
Có một thực tế trong HĐMBHHQT là các bên đa phần muốn sử dụng
đồng tiền trong hợp đồng là của nước mình. Bởi khi dùng đổng tiền của nước
mình thì việc thanh toán có thể tránh được rủi ro tỷ giá gây ra bất lợi. Hơn thế
nữa, khi phải chuyển đổi một số lượng tiền lớn sang ngoại tộ thì phải mất chi phí
chuyển đổi. Tất cả những phụ trội đó sẽ tạo nên chi phí tăng cao trong giá mua
hàng.
Với những lý do vừa được trình bày trên đây, đồng tiền dùng để thanh toán
chứng minh là một đặc điểm quan trọng của HĐMBHHQT.
1.3 Một sô nguyên tắc cơ bản của HĐMBHHQT.
Trước hết, các nguyên tắc cơ bản của HĐMBHHQT cũng là các nguyên
tắc cơ bản của HĐMBHH. Với đặc thù là có yếu tố nước ngoài nên một vài
nguyên tắc cần được cụ thể hoá đối với trường hợp cá biệt là HĐMBHHQT.
lã d .N g uỵện tắcphù.ầợp..ymjpMpJụ.ậtcủ a cạc.nược có ỊiêũL qụạỊỉ,
Việc tham chiếu pháp luật của các nước là điều cần thiết, trong đó có pháp
luật của nước có bên đối tác. Đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn
cầu. Pháp luật của các nước, trong đó liên quan đến thương mại đã mang những
đặc điểm chung giống nhau hơn. Nhưng không phải vì thế mà phấp luật của
nước đối tác lại không cần xem xét tới.
Viộc tham khảo và đối chiếu pháp luật của nước có bổn đối tác sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến hợp đồng kinh doanh của mình. Ví dụ như liên quan đến hoạt
động kinh doanh bán phá giá hoặc kinh doanh độc quyền. Vấn đề này Việt Nam
đã gặp phải qua vụ bị kiộn bán phá giá cá basa với Mỹ. Viộc tham khảo pháp
luật của nước có đối tác sẽ tạo điều kiộn thuận lợi cho việc kinh doanh. Hàng hoá
15
là đối tượng của hợp đổng sỗ cần được xem xét có thể được pháp luật các nước
cho mua bán được không. Việc bán có vi phạm chống phá giá hoặc vi phạm pháp
luật bảo vệ người tiêu dùng. Việc mua bán có vi phạm pháp luật liên quan đến
bảo vệ môi trường theo pháp luật của nước sở tại không.
Không chỉ liên quan đến pháp luật của nước bên đối tác mà các bên có thể
phải tham khảo pháp luật của một nước thứ ba. Điều này cần thiết trong nhiều
trường hợp khác nhau khi các ben lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng của mình.
Đặc biệt khi các bên mua bán hàng hoá mà vận chuyển qua hàng hải. Việc áp
dụng pháp luật của nước Anh được đa phần các bên liên quan đến hàng hải đưa
vào trong hợp đổng. Các bên trong hợp đồng cần phải tìm hiểu pháp luật của
nước có bên đối tác cũng như pháp luật của nước thứ ba, mà các bên sẽ vận dụng
trong hợp đồng của mình.
Vì vậy, các bên nên chuẩn bị tốt để mua bán thuận lợi, chống bị kiện hoặc
cũng như có thể kiện. Các bên cần tham chiếu pháp luật của nước đối tác, của
nước thứ ba có ỉiên quan là điều kiện rất cần thiết của các bên trong
HĐMBHHQT.
’
Không chỉ pháp luật quốc gia mà các điều ước quốc tế cũng có vai trò lớn
tham gia đieu chỉnh HĐMBHHQT. Đã có rất nhiều công ước đa quốc gia hoặc
song phương điều chỉnh ìoại hợp đồng này. Điển hình loại công ước này là Công
ước Viên năm 1980 được giới thiệu trong luận văn này. Không chỉ liên quan đên
công ước mà các tập quán quốc tế cũng có vai trò quan trọng trong điều chỉnh
loại quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá này. Điển hình cho ỉoại tập quán này là
Incoterms 1do phòng thương mại và công nghiệp Pari ấh hành.
Ngoài các công ước và tập quán quốc tế thì các văn bản quốc tế do một
nhóm hoặc một tổ chức quốc tế soạn thảo cũng mang ý nghĩa lớn. Các bên hoàn
toàn có thể dùng các văn bản này làm cơ sở pháp lý cho các bên để hình thành
hợp đổng. Ví dụ cho loại văn bản này là Nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc
tế được giới thiệu ỏ trên và tiếp theo đây.
Khi các bên tham gia ký kết, khi tham gia thực hiện hợp đồng hoặc khi
tranh chấp hợp đồng thì việc am hiểu pháp luật và tập quán quốc tế là điều rất
quan trọng cho các bên hoàn thành tốt hợp đồng của mình.
1.4 Vai trò và ý nghĩa của HĐMBHHQT.
Hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thì nhu cầu giao lưu hàng
hoá ngày càng cao. So với các lĩnh vực sản xuất và địch vụ, hoạt động mua bán
hàng hoá luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc tế. Song hành với
1Incoterms các nâm 1936; 1953; 1967; ỉ 980; 1990; 2000.
16
hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế là sự góp mặt của HĐMBHHQT. Đặc biệt
là trong điều kiện hiện nay xu hướng hội nhập khu vực và xu thế toàn cầu hoá
nền kinh tế thế giới đang là mối quan tâm hàng đầu trong sự phát triển của các
quốc gia. Chính vì vậy mà vai trò của hoạt động trao đổi hàng hoá cũng như vai
trò của HĐMBHHQT đã và đang trở nên quan trọng.
/.'/■1HĐMBHHOT thể hiên Ỷ.chỉ.củạ cấc bên tham gia giao kết hợp
đồn&
HĐMBHHQT là kết quả của sự tự do thoả thuân giữa các bên chủ thể
trong hợp đồng. Nó thể hiện sự tự nguyện của các bên tham gia giao kết. Đây là
căn cứ cơ bản nhằm đảm bảo một nguyên tắc cơ bản của hợp đồng. Ý chí của
các bên trong HĐMBHHQT được thể hiện thông qua các nội dung mà các bên
đã cùng nhau xây dựng trong hợp đồng. Các điều mà các bên thoả thuận trong
HĐMBHHQT chỉ có hiệu lực khi nó thực sự thể hiện sự thống nhất ý chí của các
bên. HĐMBHHQT sẽ bị vô hiệu nếu có sự lừa dối, mua chuộc, đe doạ.
Như vậy, ý nghĩa quan trọng của HĐMBHHQT là ghi nhận sự tự do thể
hiện ý chí của các bên trong hợp đồng.
1.4.2 HĐMBHỈỈO Tỉà công cu pháp lý đ ể bào vê quỵền vầ.lợịjch_chíqh
_*
> «A
HĐMBHHQT có ý nghĩa thiết thực là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng. Quan hệ mua bán hàng hoá
quốc tế là quan hộ tiền hàng song vụ. Các bên có quyền thoả thuận vể quyền và
nghĩa vụ của mình và của đối tác với mục đích đảm bảo quyén và lợi ích của
mình. Theo đó, một bên có quyền nhận hàng hoá theo đúng thoả thuận và một
bên có quyền nhận tiền sau khi đã hoàn thành trách nhiệm của mình theo thoả
thuận. Các bên đều có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ của họ.
HĐMBHHQT là cản cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và nghĩa vụ
của các bên. Vì vậy, pháp luật của nhiều quốc gia ưên thế giới yêu cầu hình thức
của HĐMBHHQT phải được lập thành văn bản. Bởi văn bản là hình thức vật
chất, công cụ biểu hiên cụ thể sự thoả thuận cùa các bên và nếu như có một bên
vi phạm thì đó là công cụ để bảo vệ hữu hiộu quyền và lợi ích của bên kia. Qua
văn bản là HĐMBHHQT mà Nhà nước có thể xác định ý chí thực của các bên
vào thời điểm giao kết hợp đổng. Qua hợp đồng mà Nhà nước có thể giải thích
được ý chí của các bên trong hợp đồng, nhằm giải quyết những bất đồng của các
bên liên quan đến hợp đồng. Qua hợp đồng mà cơ quan tài phán có thể xác định
được lỗi của các bên, xác định được vi phạm và từ đó có những chế tài thích hợp
nhằm đảm bảo công bằng và lợi ích cho bên bị vi phạm.
1-4.3 HĐMBHHỌTgiúp quốc gia kiểm soát hoat động kinh doanh mua
Ngoài vai trò đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia
HĐMBHHQT nêu trên, HĐMBHHQT còn là công cụ giúp các cơ quan chức
năng của quốc gia kiểm soát được hoạt đông kinh doanh khi xuất nhập khẩu.
Thông qua các hoạt động kiểm tra hoạt động kinh doanh của các thương nhân,
thông qua kiểm tra các hợp đổng, các giao dịch của các chủ thể mà các quốc gia
có thể nắm được hoạt động kinh doanh của các thương nhân. Từ hoạt động kiểm
tra, nắm số liệu thương mại quốc tế này mà Nhà nước có thể kịp thời điều chỉnh
các chính sách thương mại quốc tế.
Qua kiểm tra mà Nhà nước có thể phát hiện các sai phạm của các thương
nhân mắc phải trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Đồng thời qua công
tác kiểm ưa các HĐMBHHQT của các thương nhân mà các cơ quan Nhà nước
có thể ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật sao cho phù hợp với
tình hình thực tiễn của các thương nhân. Những thay đổi phù hợp sẽ tạo điều
kiện để thương nhân nước mình có thể giao kết thuận lợi và bảo vộ tốt hơn vói
các thương nhân nước khác. Những thay đổi này góp phần thúc đẩy nền kinh tế
quốc gia phát triển.
1.5 Nguồn luật điều chỉnh HĐMBHHQT.
Trên đây đã giới thiệu hai nguyên tắc là tham khảo pháp luật của các nước
có đối tác và công ước hoặc văn bản soạn thảo bởi các tổ chức quốc tế. Vì vậy,
sự giới thiệu pháp luật của một số nước có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam
và công ước thường xuyên áp dụng là điều hữu ích cho hợp đồng thương mại
quốc tế.
Cộng hoà Pháp là nước đã tham gia và phê chuẩn Công ước Viên năm
1980. Công ước trên đã được đưa lên công báo của nước Pháp ngày 27.12.1987
bằng nghị định số 87-1034 ngày 22.12.1987. Công ước trên đã có hiệu lực tại
nước Pháp ngay vào ngày đầu tiên công ước đó có hiệu lực, ngày 01.01.1988.
Công ước trên đã được áp dụng rộng rãi ở nước Pháp khi các thương nhân Pháp
ký kết HĐMBHHQT với bên nước ngoài.
Mỹ là một nhà nước liên bang với tất cả gồm 50 bang. Mỗi bang của Mỹ
lại có thẩm quyền ban hành pháp luật riêng cho mình. Vì vậy, trên nguyên tắc thì
pháp luật của Mỹ không thống nhất. Đối với pháp luật về hợp đồng là lĩnh vực
pháp luật được ban hành theo các bang khác nhau. Vì vậy, chỉ có pháp luật hợp
đổng của các bang mà không có pháp luật hợp đồng chung cho cả nước Mỹ.
Luật hợp đồng được ban hành dựa trên các phán quyết của các toà án khác nhau
thuộc các bang khác nhau, v ề lĩnh vực mua bán và cho thuê hàng hoá trong
nước thì hầu hết các bang đều ban hành Luật Thương mại dựa trên Bộ luật
Thương mại thống nhất (UCC). Trong hệ thống pháp luật Mỹ không tồn tại hệ
thống các khái niệm và quy định pháp luật chung vể hợp đổng một cách tổng thể
18
hoặc cụ thể. Cũng tương tự như vậy thì Mỹ không tồn tại một học thuyết hoặc
quy định chung thống nhất để có thể áp dụng chung cho các quan hệ trong và
ngoài hợp đổng.
Khi giao dịch với đối tác nước ngoài mà nước đó đã phê chuẩn Công ước
Viên năm 1980 thì người Mỹ áp dụng công ước này [ 16, tr 48].
Việc nêu rằng luật của Mỹ ở trên hoặc dưới đây chỉ mang tính chất mang
nêu theo đa số quy định của các bang, mà không thể hiểu là một quy định được
áp dụng chung cho tất cả.
Vì sự phát triển kinh tế đến mức toàn cầu hoá nên nhu cầu thống nhất luật
thương mại là một việc hoàn toàn dễ hiểu. Nhằm thống nhất luật thương mại, đặc
biệt là pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế, các quốc gia và các tổ chức
quốc tế đã có nhiều nỗ lực để nhằm đạt được mục tiêu này. Xu hướng chủ đạo
của sự thống nhất này đi theo hai hướng. Thứ nhất là tạo ra các văn bản luật mẫu.
Thứ hai là tạo ra các nguyên tắc cơ bản và không mang tính bắt buộc.
Xu hướng thứ hai đã chiếm ưu thế và được phát triển mạnh. Điều này được
thể hiện qua hai văn kiộn quốc tế quan trọng trong hoạt động thương mại quốc
tế. Thứ nhất là Công ước vể hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Liên hiộp
quốc hay còn gọi là Công ước Viên 1980 (The United Nations Convention on
Contracts for The International Sale of Goods : Công ước Viên năm 1980). Thứ
hai là Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế (Principles of International
Commercial Contracts : PICC) năm 1994.
Để điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế không thể khồng nhắc
đến Công ước Viên 1980 về HĐMBHHQT của Liên hiệp quốc. Cống ước Viên
năm 1980 là công ước quốc tế đa phương được ký ngày 11.4.1980 tại Viên và có
hiệu lực từ ngày 01.01.1988. Hiện nay Cồng ước này có 62 nước thành viên [30].
Nội dung của Công ước này là quy định các vấn đề cơ bản vẻ HĐMBHHQT.
Mục đích của Công ước là nhằm tiến tới nhất thể hoá luật quốc tế về mua bán
hàng hoá quốc tế. Công ước Viên năm 1980 hướng tới sự loại bỏ những cản trở
do quy định quá khác nhau trong hệ thống pháp luật của các quốc gia. Những
quy định của công ước nhằm hạn chế các xung đột pháp luật trong mua bán quốc
tế. Chính vì vậy, Công ước Viên năm 1980 còn được coi là một luật thống nhất
về hợp đồng áp dụng đối với HĐMBHHQT. Phần lớn các hoạt động mua bán
hàng hoá quốc tế được điều chỉnh theo Công ước Viên 1980. Điều này xuất phát
một phần từ quy định áp dụng một cách cởi mở của công ước. Kể cả trường hợp
các bên khồng phải là thành viên của Công ước Viên 1980 cũng có thể thoả
thuận áp dụng Công ước trong các HĐMBHHQT của mình. Bởi theo quy định
phạm vi áp dụng công ước tại Điều 1 thì không được xem xét tới quốc tịch, đặc
trưng dân sự hoặc thương mại của các bên khi các bên áp dụng công ước này.
Theo quy định của Công ước năm Viên 1980 thì HĐMBHHQT có thể
được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng được coi là hợp pháp. Công ước
Viên năm 1980 không yêu cầu hợp đổng mua bán phải tuân thủ một yêu cầu nào
đó về mặt hình thức. HĐMBHHQT khong yêu cầu phải được ký hoặc được xác
nhận bằng văn bản. Các bên có thể dùng bất kỳ phương tiện nào kể cả lời khai
của nhân chứng để chứng minh sự tồn tại [1, Điều 11]. Quy định trên là một quy
19
định hết sức rộng mở nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ
thể khi tham gia giao kết HĐMBHHQT. Quy định này xuấì phát từ thực tế của
hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế ngày nay đã và đang diễn ra hết sức sôi
động. Chính vì vậy đòi hỏi các chủ thể trong quá trình thoả thuận, giao kết hơp
đồng phải tiến hành một cách hết sức khẩn trương. Để làm được điều này các
bên tham gìa giao kết cần tránh các hình thức giao kết phức tạp. Nếu hình thức
hợp đổng yêu cầu phức tạp thì sẽ đẫn tới mất nhiều thời gian, công sức của các
bôn. Điều này cũng đồng nghĩa các bên sẽ mất đi nhiểu cơ hội kinh doanh. Bên
cạnh đó việc quy định hình thức hợp đồng thông thoáng như vậy tạo nên sự
thuận lợi trong giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như chứng minh hợp đổng khi
tranh chấp giữa các bên. Có thể nói quy định về hình thức của hợp đồng theo
Công ước đã mang tính đột phá tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong hợp
đổng mua bán hàng hoá quốc tế.
Tuy nhiên, căn cứ theo truyền thống pháp luật thì còn nhiều quốc gia vẫn
quy định bắt buộc hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được thể hiện dưới
hình thức văn bản. VI vậy, với mục đích nhất thể hoá luật về hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế và tạo điều kiện để nhiều quốc gia có thể tham gia Công ước
nên đã có những quy định mở. Theo quy định của công ước thì hình thức của hợp
đổng cũng cần được lập thành văn bản [1, Điểu 96]. Trường hợp này được áp
dụng nếu pháp luật của một bên tham gia hợp đồng có quốc gia mình là thành
viên của công ước quy định như vậy. Đây là một quy định đáng lưu ý để các chủ
thể khi ký kết hợp đồng buộc phải tôn trọng. Bỏti vì nếu không tôn trọng quy
định này thì hợp đổng sẽ bị coi là vô hiệu và hậu quả là những thiệt hại mà các
bên khó tránh khỏi.
Ngoài hình thức của hợp đồng được “bỏ ngỏ” để dành cho quy định của
mỗi quốc gia thì Công ước Viên năm 1980 còn để ngỏ những vấn đề sau. Đó là
cơ sở pháp lý của hợp đồng, năng ỉực hành vi của các bên tham gia hợp đổng,
quyền khiếu nại của người thứ ba và trách nhiệm gây thiệt hại vể thân thể hoặc tử
vong cho một người nào đó [26, tr. 808]. Những vấn để trên được dành cho pháp
luật của mỗi quốc gia tự giải quyết, bởi những quy định vể các vấn để đó rất
khác biệt theo mỗi quốc gia khác nhau mà khó có thể tìm được những quy định
chung. Vì vậy, việc không đưa những quy định đó vào trong Công ước Viên năm
1980 nhằm tránh mâu thuẫn với các chủ thể phê chuẩn công ước.
Về Nguyên tắc hợp đổng thương mại quốc tế, hay gọi tắt là PICC, được
soạn thảo bởi Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế (Institut International pour
l’Unification des Droits Privés) là một tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành
lập từ năm 1929, đặt trụ sở tại Roma. Ngay từ năm 1971, Viện đã đặt vấn để
thống nhất hợp đổng mua bán hàng hoá quốc tế vào chương trình làm viộc. Viện
dã lập một uỷ ban chuyên trách gồm các giáo sư của các nước Anh, Pháp,
Rumani đại diện cho ba trường phái luật học lớn: luật dân sự (Continental Law),
luật thông dụng (Common Law) và luật xã hội chủ nghĩa (Socialist Systems).
Tuy nhiên, tới năm 1980 một nhóm công tác đặc biệt mới được Viện thành lập
để soạn thảo cụ thể. Nhóm này gồm các chuyên gia hàng đầu về luật hợp đổng
và luật thương mại quốc tế của các hộ thống ỉuật trẽn thế giới. Sau một thời gian
dài soạn thảo, Viện đã cho ra mắt PICC vào tháng 5 năm 1994. PICC điều chỉnh
20
về các hợp đồng thương mại quốc tế nói chung mà không riêng hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế. Phạm vi điều chỉnh của PICC rộng hơn so với Còng ước
Viên năm 1980.
Phần lớn các điều luật trong PICC được kế thừa từ các hệ thống luật trên
thế giới. Đồng thời, PICC cũng được soạn thảo nhằm được sử dụng một cách tốt
nhất cho các hoạt động thương mại trên thế giới. Vì vậy, PICC cố gắng đưa ra
những giải pháp tốt nhất cho các vấn đề đặt ra, mặc dù những giải pháp này có
thể chừa phổ biến.
PICC có mục đích giải quyết công bằng chung cho một vấn đề. Sự công
bằng này cố gắng đạt được dù xem xét từ bất cứ góc độ nào của hệ thống luật
pháp, kinh tế hay chính trị nào trên thế giới. Cả hai mặt hình thức yà nội dung
của PICC đều thể hiện điều này.
Về hình thức, PICC dùng những từ ngữ chung nhất cho mọi hệ thống luật
pháp. Trong PICC, chỉ những vấn đề giống với Công ước Viên năm 1980 mới
được nêu nguồn gốc, còn lại những vấn đề khác không được nêu nguồn gốc từ
các quốc gia nào hay từ hệ thống luật pháp nào.
Vể nội dung, PICC được soạn thảo với sự nhìn trước về sự thay đổi của tập
quán giao dịch thương mại quốc tế do sự phát triển của kinh tế, kỹ thuật và công
nghệ. PICC cũng đồng thời quy định rõ nghĩa vụ của các bên trong hợp đổng
nhằm đảm bảo công bằng trong quan hệ thương mại quốc tế. Sự rõ ràng về nghĩa
vụ của các bên giúp cho trong một quan hệ hợp đồng cụ thể sẽ tránh được sự
thúc ép từ một bên chiếm ưu thế hơn bên đối tác. Các nghĩa vụ của các bên được
quy định theo nguyên tắc thiện chí và trung thực, theo những tiêu chuẩn của cư
xử đúng mực.
Vẻ phạm vi điều chỉnh thì PICC có mục đích nhằm điều chỉnh những quan
hệ thương mại quốc tế mà các bên tham gia là thương nhân hoặc bản chất của
giao dịch là thương mại. Quan niệm “thương mại” của PICC nên được hiểu theo
nghĩa rộng nhất có thể được. Điều này có nghĩa thưcmg mại không chỉ bao gồm
các cuộc giao dịch thương mại nhằm cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hay
dịch vụ, mà còn bao gổm các loại hình giao dịch kinh tế khác, như hợp đổng đầu
tư, hợp đồng cung cấp các dịch vụ chuyên môn... .
21