Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.72 KB, 23 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

CHUYÊN ĐỀ 5
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NỘI BỘ KHU VỰC THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2005-2010 VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
KHU VỰC THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ THEO HƯỚNG CẠNH TRANH
GIAI ĐOẠN 2011-2015, 2016 - 2020 VÀ TẦM NHÌN 2025

Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN
Người thực hiện: Ths. VÕ MINH SANG

HẬU GIANG - NĂM 2012


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục...............................................................................ii
Danh sách bảng..................................................................iv
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài.........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1
2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................1


3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................2
3.2. Phương pháp phân tích.................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu......................................................................2
4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu............................................................................2
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu......................................................................2
5. Bố cục của đề tài....................................................................................................2
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................................3
1. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực thương mại-dịch
vụ Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005-2010..............................................................3
1.1. Kết quả đạt được...........................................................................................3
1.1.1. Thương mại và dịch vụ thương mại.....................................................3
1.1.2. Xuất nhập khẩu.....................................................................................5
1.1.3. Du lịch..................................................................................................7
1.2. Hạn chế..........................................................................................................9
2. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực thương mại-dịch vụ theo
hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025....................10
2.1. Thương mại và dịch vụ thương mại.............................................................10
2.1.1. Hình thành mới các Trung tâm TM, siêu thị và hệ thống chợ............10
2.1.2. Tăng nhanh tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ..............................12
2.2. Xuất, nhập khẩu............................................................................................13
2.2.1. Xuất khẩu.............................................................................................13
ii


2.2.2. Nhập khẩu.............................................................................................14
2.3. Du lịch...........................................................................................................15
2.3.1. Quy mô thu hút khách..........................................................................15
2.3.2. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch..................................15

2.3.3. Định hướng phát triển các khu du lịch và các tuyến du lịch...............16
KẾT LUẬN....................................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................19

iii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1

Các cở sở kinh doanh và lao động thương mại

3

2

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thương mại

4

3

Tổng mức bán lẻ phân theo huyện, thị


4

4

Mạng lưới chợ tỉnh Hậu Giang

5

5

Tình hình xuất nhập khẩu của Hậu Giang

6

6

Tình hình phát triển du lịch Hậu Giang

8

7

Dự kiến phát triển Trung tâm thương mại, siêu thị và chợ

11

8

Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ


12

9

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu

13

10

Dự kiến kim ngạch nhập khẩu và sản phẩm nhập khẩu

14

11

Dự kiến lượng khách du lịch và doanh thu du lịch

15

iv


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Hậu Giang có thuận lợi là trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu, đầu mối
trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và bắc bán đảo Cà Mau qua quốc lộ 61,
đường nối Vị Thanh-Cần Thơ, tuyến đường thủy Thành phố Hồ Chí Minh-Cà
Mau, Thành phố Hồ Chí Minh-Kiên Giang. Những năm qua được sự quan tâm
của Chính phủ, các bộ ngành ở Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh

Hậu Giang sớm ổn định tổ chức bộ máy, quan tâm hỗ trợ vốn đầu tư kết cấu hạ
tầng tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó là sự lãnh đạo
đúng đắn, kịp thời của Tỉnh ủy, quản lý điều hành năng động, sáng tạo của Ủy
ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, sự đồng thuận của nhân
dân, sự liên kết với các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nên đã
huy động được nhiều nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh. Bên cạnh kết quả đạt được, Hậu Giang cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy,
cẩn phải “Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực thương mạidịch vụ Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005-2010 và đề xuất giải pháp thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực thương mại-dịch vụ theo hướng cạnh tranh
giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tổng quát quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực
thương mại-dịch vụ Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 và nghiên
cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực thương
mại-dịch vụ theo hướng tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh
tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
2.1. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu
vực thương mại-dịch vụ Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
(2) Đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực
thương mại-dịch vụ theo hướng tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực
cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
1


3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ kết quả đã xử lý và công bố chính thức
có liên quan đến cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực thương mại-dịch vụ Hậu Giang

do Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương và các sở khác của
Hậu Giang cung cấp từ năm 2005-2010.
3.2. Phương pháp phân tích
- Mục tiêu 1: phương pháp thống kê và phương pháp so sánh được vận
dụng nghiên cứu trong đề tài để đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nội bộ khu vực thương mại-dịch vụ Hậu Giang giai đoạn từ năm
2005 đến năm 2010.
- Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp. Tổng hợp kết quả
đã phân tích ở mục tiêu 1 làm cơ sở đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế khu vực thương mại-dịch vụ theo hướng tăng năng suất, hiệu quả và
nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn đến
năm 2025.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Phân tích, khái quát chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực thương
mại-dịch vụ giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
- Nguyên nhân thành công và hạn chế.
- Đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực thương
mại-dịch vụ theo hướng tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh
tranh.
4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hậu Giang
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 07/2012 đến 10/2012
- Thời gian của dữ liệu thứ cấp: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm 3 phần:
- Mở đầu
- Kết quả và thảo luận
- Kết luận

2


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực thương
mại-dịch vụ Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005-2010
1.1. Kết quả đạt được
1.1.1. Thương mại và dịch vụ thương mại
Thương mại và dịch vụ thương mại của Hậu Giang thời gian qua phát
triển khá nhanh, tổng số cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ thương mại
của tỉnh tính đến 2010 có khoảng 25.000 cơ sở, trong 5 năm 2006-2010 tăng
thêm khoảng 6.600 cơ sở, đây là mức tăng khá ấn tượng. Trong đó tăng chủ yếu
từ thành phần kinh doanh cá thể (hộ gia đình), năm 2010 có 24.653 cơ sở kinh
doanh cá thể, chiếm tới 98% tổng số các cơ sở kinh doanh. Điều này cho thấy
chính sách khuyến khích kinh doanh của tỉnh phát huy khá tốt.
Bảng 1: Các cở sở kinh doanh và lao động thương mại
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010


2011

1-Tổng số (cơ sở)

18.41
1

20.12
0

23.33
6

25.64
9

23.78
8

25.03
2

27.058

- Thương mại

11.90
0


12.279

13.36
0

14.88
1

13.585

14.35
9

16.165

- Dịch vụ

1.587

1.884

2.695

3.090

2.889

2.073

3.078


- Nhà hàng, khách sạn

4.924

5.957

7.281

7.677

7.314

7.700

7.815

2-Lao động (người)

36.88
3

37.446

43.53
7

49.463

48.84

8

51.29
1

55.338

- Thương mại

22.924 21.700 24.817 28.695 27.565 29.003 31.451

- Dịch vụ thương mại

3.408

3.533

4.217

5.237

- Nhà hàng, khách sạn

10.551

12.23
3

14.50
3


15.521 15.053 15.847 17.250

6.230

6.441

6.637

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Tốc độ tăng lao động thương mại và dịch vụ thương mại thời kỳ 20062010 đạt 6,8%/năm; Từ 36.883 người năm 2005 lên 51.291 người vào năm
2010, tăng 14.600 người. Ngành thương mại và dịch vụ thương mại của tỉnh thời
gian qua là ngành chủ lực tạo công ăn việc làm cho lao động trong tỉnh.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ theo giá thực tế từ 2.664
tỷ đồng năm 2005 lên 12.000 tỷ đồng năm 2010. Lực lượng thương mại và dịch
vụ quốc doanh nhỏ, chỉ chiếm 0,4% tổng mức giá trị hàng hóa bán lẻ, lực lượng
cá thể (hộ gia đình) và tư nhân chiếm chiếm hầu hết thị trường bán lẻ, riêng tư
nhân (hộ gia đình) chiếm khoảng trên 90% tổng mức. Đa dạng hóa các thành
3


phần tham gia bán lẻ hàng hóa, trong đó kinh tế tư nhân (hộ gia đình) chiếm tỷ
trọng lớn là xu hướng phát triển chung của cả nước và các tỉnh trong vùng
ĐBSCL, trong đó có Hậu Giang.
Bảng 2: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thương mại (giá thực tế)
ĐVT: Tỷ đồng
Thành phần

2005


2006

2007

2008

2009

2010

2011

2.664

3.944

5.325

6.962

9.390

11.995

16.554

2.664

3.944


5.325

6.962

9.390

11.995

16.554

29

28

45

36

45

31

79

- Tập thể

16,5

3,6


2,0

1,4

2,4

1,9

2,9

- Tư nhân

668,4

397,9

1.104,0

995,5

1.489

1.348

2.971

1.940,6

3.514,2


4.173,5

5.929,2

7.853

10.614

13.501

-

-

-

35

-

196

350

2.248

3.399

4.508


5.744

6.966

9.902

13.865

84,4

86,2

84,6

82,5

74,2

82,6

83,8

62

146

281

312


1.038

939

1.135

2,3

3,7

5,3

4,5

11,1

7,8

6,9

354

399

537

901

1.385


1.154

1.554

13,3

10,1

10,1

12,9

14,8

9,6

9,4

Tổng số
a-Theo TP kinh tế
1-KV KTế trong nước
- Quốc doanh

- Cá thể
2-KV có vốn ĐTNN
b-Phân theo ngành
1-Thương mại
So với tổng số (%)
2-Dịch vụ

So với tổng số (%)
3-Khách sạn nhà hàng
So với tổng số (%)

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Trong cơ cấu ngành thương mại và dịch vụ thương mại, chiếm tỷ trọng
lớn nhất vẫn chỉ là thương mại, năm 2005 đạt 84,4% tổng số, năm 2010 là
81,7% tổng số, tuy có giảm song vẫn chiếm ưu thế. Dịch vụ chiếm tỷ trọng còn
thấp, tuy có tăng lên song cũng chỉ khoảng 8,6%, điều này cho thấy mới chỉ là
dịch vụ đơn giản, nhỏ lẻ. Khách sạn, nhà hàng chưa phát triển mạnh, năm 2010
mới chiếm khoảng 9,6% tổng số và giảm so với năm 2005, điều này cho thấy
mức độ giao lưu và lượng khách đến Hậu Giang chưa nhiều. Năm 2011, tổng
mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 16.555 tỷ đồng (giá thực tế), trong đó doanh
thu ngành dịch vụ đạt 3.498 tỷ đồng (tài chính-ngân hàng 1.004 tỷ, vận tải 734
tỷ, khách sạn-nhà hàng 1.760 tỷ đồng).
Bảng 3: Tổng mức bán lẻ phân theo huyện thị (giá thực tế)
Địa danh
Tổng số
1. TP. Vị Thanh
2. Thị xã Ngã Bảy
3. H. Châu Thành A
4. H. Châu Thành

Đơn vị: Tỷ Đồng

2005

2006


2007

2008

2009

2010

2011

2.664
488
360
420
205

3.944
800
664
537
262

5.325
1.380
868
673
328

6.962
1.791

1.137
881
430

9.390
2.430
1.528
1.184
578

11.995
3.378
1.910
1.355
723

16.554
4.678
2.667
1.891
1.009
4


5. Huyện Phụng Hiẽp
6. Huyện Vị Thủy
7. Huyện Long Mỹ

383
271

538

599
371
710

749
463
864

982
607
1.132

1.320
815
1.533

1.650
919
2.059

2.303
1.283
2.722

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Nhìn chung, thương mại dịch vụ vẫn tập trung lớn ở các đô thị, TP. Vị
Thanh là nơi tập trung có tỷ trọng bán lẻ hàng hóa lớn nhất, luôn chiếm khoảng

18-26% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả tỉnh, xu hướng này tăng dần. Tiếp đến
là thị xã Ngã Bảy, khoảng 14-17% cả tỉnh, còn lại là các huyện nông nghiệp, có
tỷ trọng chỉ khoảng 9-14%.
Bảng 4: Mạng lưới chợ tỉnh Hậu Giang
Danh mục

Đơn vị

2007

2008

2009

2010

2011

Trung tâm

0

0

0

0

0


2-Chợ (Tổng số)

Chợ

59

61

61

69

69

- Chợ kiên cố

Chợ

2

8

8

12

12

- Chợ bán kiên cố


Chợ

32

40

40

50

50

- Chợ không nhà lồng

Chợ

25

13

13

7

7

1-Trung tâm thương mại

3-Dân số
4-Bình quân dân số/chợ


Người
Người/Chợ

754.657 756.316 757.960 762.125

768.761

12.791

11.141

12.399

12.426

11.045

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Đến nay, tỉnh Hậu Giang vẫn chưa hình thành trung tâm thương mại, mọi
hình thức mua bán vẫn là tập trung ở các chợ và ngoài đường phố. Năm 2005, cả
tỉnh có 59 chợ, năm 2010 có khoảng 69 chợ (tăng thêm 10 chợ), trong đó chỉ có
12 chợ kiến cố, còn lại phần lớn là chợ bán kiến cố. Năm 2010, bình quân
khoảng 11.000 người có 1 chợ, như vậy mật độ chợ vẫn còn thấp, thông thường
khoảng 10.000 người/chợ.
1.1.2. Xuất nhập khẩu
Tổng giá trị xuất khẩu của Hậu Giang năm 2010 đạt 120,234 triệu USD,
có tốc độ tăng xuất khẩu thời kỳ 2006-2010 chỉ đạt 0,5%/năm, rất thấp so với độ
tăng tổng GDP là 12,45%/năm, cho thấy mức đóng góp của xuất khẩu vào tăng

trưởng của Hậu Giang chưa cao.
Tổng giá trị nhập khẩu năm 2010 là 35,6 triệu USD. Tổng giá trị xuất,
nhập khẩu (xuất khẩu + nhập khẩu) của Hậu Giang khoảng 156 triệu USD. Như
5


vậy, nền kinh tế tỉnh Hậu Giang có độ mở (xuất+nhập)/GDP còn thấp, năm 2010
mới đạt khoảng 26,4%.
Bảng 5: Tình hình xuất nhập khẩu của Hậu Giang
Chỉ tiêu

Đơn vị tính: 1.000 USD

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1-Tổng giá trị XK

117.231


100.885

103.906

112.369

114.116

120.234

114.668

- Thủy sản

116.147

97.880

101.380

103.243

107.549

107.608

89.631

99,1


97,0

97,6

91,9

94,2

89,5

78,2

985

2.021

1.554

8.067

5.220

8.013

17.088

0,8

2,2


1,5

7,2

4,6

6,7

15,0

984

972

1.059

1.347

4.613

7.949

1,2

3,8

6,9

a- Xuất khẩu


So với tổng số (%)
- Nông sản
So với tổng số (%)
- Hàng khác
So với tổng số (%)
2-SP x.khẩu chủ yếu
- Cá chế biến các loại

4.401

8.169

6.816

10.989

9.193

11.842

6.222

- Tôm

3.740

5.666

6.849


7.125

8.827

6.995

5.713

- Thủy sản khác

1.293

1.294

953

843

938

830

1249

1-Tổng giá trị NK

640

508


1.310

34.768

3.201

35.643

26.820

- Địa phương trực tiếp

640

508

1.310

1.555

3.201

30.322

26.820

-

-


-

33.213

-

5.320

-

- Nguyên vật liệu

640

508

1.310

1.154

1.553

11.961

12.118

- Máy móc thiết bị

-


-

-

33.614

1.648

23.042

13.078

b- Nhập khẩu

- Đầu tư nước ngoài
2-Phân theo nhóm

* Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Về xuất khẩu: cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Hậu Giang cũng giống như
các tỉnh ĐBSCL khác, chủ yếu là hàng nông sản và thủy sản chế biến, một ít
hàng tiểu thủ công nghiệp, chưa có sản phẩm công nghiệp như cơ khí điện tử và
hàng công nghiệp tiêu dùng xuất khẩu. Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là mặt hàng
thủy sản khoảng 90-95%, lớn nhất là cá chế biến, sau đó là tôm và các loại thủy
sản khác (nghêu sò, lươn…); còn lại là nông sản và hàng tiểu thủ công nghiệp,
trong đó hàng nông nghiệp tăng đột biến vào năm 2011 (chiếm tới 15% tổng giá
trị xuất khẩu).
Về nhập khẩu: cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là nguyên vật liệu
phục vụ công nghiệp chế biến, từ năm 2008, bắt đầu có nhập máy móc thiết bị,

với giá trị chiếm tỷ trọng khá lớn, năm 2010, trong tổng số nhập 35,6 triệu USD,
tới 23 triệu USD là nhập khẩu thiết bị, chiếm 65% tổng giá trị nhập khẩu. Giảm
nhanh lượng nguyên vật liệu nhập khẩu, thay thế bằng nguyên vật liệu sẵn có
6


trong tỉnh, trong nước và tăng nhập khẩu thiết bị để tận dụng và tiếp thu công
nghệ mới trong sản xuất là hướng đi đúng trong nhập khẩu.
Nhìn chung, giá trị xuất khẩu của Hậu Giang tăng chậm, các mặt hàng
xuất khẩu còn chưa đa dạng, mặt hàng thủ công nghiệp còn ít, cơ cấu vẫn mang
tính chất chung của cả vùng ĐBSCL là nông sản và thủy sản. Để có hướng bứt
phá, thời kỳ tới cần tăng dần xuất khẩu mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mặt
hàng công nghiệp tiêu dùng, đồng thời tập trung vào các mặt hàng chế biến nông
sản có giá trị cao xuất khẩu. Nhập khẩu của tỉnh không nhiều và thay đổi cơ cấu
nhập khẩu từ nhập nguyên liệu sang nhập máy móc thiết bị là hướng đị đúng
đắn, phù hợp với Hậu Giang.
1.1.3. Du lịch
• Khách du lịch
Tổng lượng khách du lịch năm 2010 khoảng 118.000 lượt khách, tăng
27.437 lượt khách so với năm 2005, đạt tốc độ tăng bình quân 2006-2010 là
10,1%/năm. Từ khi thành lập tỉnh (năm 2004) đến năm 2006 chỉ có khách du
lịch nội địa, từ 2007 đến nay đã có khách quốc tế, tổng lượng khách quốc tế
chiếm tỷ lệ khiêm tốn, bằng 1,3% tổng lượng khách.
Về khách nội địa: năm 2010, tổng lượng khách nội địa có khoảng 116.500
lượt khách, chiếm 98,7% tổng lượng khách du lịch đến Hậu Giang. Theo nghiên
cứu của ngành du lịch, lượng khách nội địa đến Hậu Giang với mục đích chính
là tham quan các di tích lịch sử như: căn cứ tỉnh ủy tại huyện Phụng Hiệp, Khu
trù mật Vị Thanh-Hỏa Lựu tại TP. Vị Thanh. Tuy nhiên, hiện tại các di tích lịch
sử của tỉnh chưa được đầu tư đúng mức nên hầu hết chưa thành sản phẩm du
lịch hấp dẫn, do đó khách đi tham quan các di tích còn khiêm tốn. Khách nội địa

đến Hậu Giang tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh
và các thành phố, thị trấn mà người dân có thu nhập khá cao. Sau những ngày
làm việc trong tuần, các gia đình tổ chức đi nghỉ cuối tuần ở các miệt vườn sinh
thái, thưởng thức bầu không khí sông nước miền Tây. Ngoài ra, lượng khách nội
địa từ các tỉnh lân cận đến Hậu Giang còn thông qua giao lưu buôn bán tại các
chợ nổi Ngã Bảy hay đến các lễ hội của người Khmer. Ngoài ra cũng phải kể
đến lượng khách đi công vụ, hội nghị kết hợp với du lịch, tham quan các di tích
lịch sử kháng chiến.
Về khách quốc tế: từ năm 2007, lượng khách quốc tế có khoảng 229 lượt
người, năm 2008 khoảng 184 lượt người và năm 2010 khoảng 1.500 lượt người.
Khách quốc tế đến Hậu Giang chủ yếu theo từng nhóm riêng lẻ nhằm mục đích
7


đi tham quan các di tích lịch sử, các thắng cảnh đặc trưng của vùng sông nước
miệt vườn, thưởng thức bầu không khí trong lành. Trong đó có một số là đi công
vụ kết hợp với nghiên cứu, tìm hiểu di tích lịch sử, phong tục tập quán của
người dân miền Tây Nam Bộ, với nền văn hóa Khmer đặc trưng.
Bảng 6: Tình hình phát triển du lịch Hậu Giang
Chỉ tiêu

Tốc độ (%)
2006-2010

ĐVT

2004

2005


2008

2010

Cái

4

9

18

30

%

20

22

22

25

Lượt khách

90.563

73.051


72.657

118.000

10,1



0

0

184

1500

-

1,20

1,23

-

1- Mạng luới
- Khách sạn nhà nghỉ
TĐ Công suất sử dụng phòng
- Nhà hàng
2-Tổng lượt khách du lịch
TĐ: - Khách quốc tế

Ngày lưu trú KQT
- Khách nội địa

Ngày
Lượt khách

90.563

73.051

72.473

116.500

9,8

Ngày

1,15

1,15

1,14

1,19

0,7

%


100,0

100,0

99,7

98,7

-

3-Doanh thu du lịch

Triệu đồng

1.700

1.778

2.286

7.000

-

4-Doanh thu trên 1 lượt khách

Đ/người/lượt

18.772


24.339

31.463

59.322

-

Ngay lưu trú KNĐ
Khách nội địa so TS

Nguồn: Báo cáo thực hiện Kế hoạch 2006-2010 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang.

• Doanh thu du lịch
Tổng doanh thu ngành du lịch năm 2010 khoảng 7.000 triệu đồng (giá
thực tế), đây là mức thu còn rất thấp so với tiềm năng du lịch của tỉnh. Doanh
thu thấp là do hiện nay mức chi tiêu và ngày lưu trú của khách nội địa và quốc tế
còn rất thấp, bình quân số ngày lưu trú của khách quốc tế 1,23 ngày/khách và
khách nội địa là 1,19 ngày/khách. Nếu so với bình quân chung của cả nước thì
số ngày lưu trú du lịch của Hậu Giang vào loại thấp (bình quân cả nước khoảng
1,8-2 ngày/khách). Nếu so với du lịch các nước ở Đông Nam Á thì còn khoảng
cách lớn, ví dụ Indonêxia khoảng 3,1ngày/khách, Thái Lan 2,1-2,8 ngày/khách.
Bên cạnh thời gian lưu trú ít, mức chi tiêu bình quân một khách cũng
thấp, theo ước tính mức chí tiêu khách quốc tế khoảng 400-450 nghìn đồng/ngày
và khách nội địa khoảng 380-400 nghìn đồng/ngày.
Nguyên nhân số ngày lưu trú và mức chi tiêu thấp là do chất lượng các
dịch vụ cũng như sản phẩm du lịch của Hậu Giang chưa đáp ứng được nhu cầu
của du khách. Đến nay thu chủ yếu vẫn từ dịch vụ cho thuê phòng và ăn uống.
Điều này cho thấy, du lịch Hậu Giang hiện nay mới chỉ cung cấp chủ yếu các
dịch vụ về ăn uống và lưu trú, các lĩnh vực bổ sung khác còn thiếu và yếu. Cơ

8


cấu này là chưa phù hợp với xu thế của du lịch hiện đại. Những nghiên cứu của
Tổ chức Du lịch thế giới đã chỉ ra có 2 loại nhu cầu cho khách du lịch: Nhu cầu
loại 1, bao gồm ăn, ngủ của khách du lịch. Đây là nhu cầu có giới hạn nên
doanh thu du lịch dựa vào chi tiêu về ăn ngủ gặp nhiều hạn chế, không có khả
năng tăng cao. Nhu cầu loại 2, bao gồm chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí,
tham quan di tích... thì hầu như không có giới hạn và thường hay xuất hiện tùy
thuộc vào trạng thái tâm lý và khả năng cung ứng, du khách lại rất sẵn lòng chi
trả cao cho các dịch vụ này. Do vậy, ở nhiều nước có ngành du lịch phát triển,
các nhà kinh doanh du lịch thường đưa ra hệ thống các sản phẩm, dịch vụ du
lịch rất phong phú và các khoản thu từ những dịch vụ này lớn hơn nhiều so với
khoản thu từ dịch vụ ăn uống và lưu trú.
• Lao động du lịch
Nhìn chung, nguồn nhân lực du lịch của Hậu Giang chưa đáp ứng được
cho yêu cầu hiện tại. Đến nay, số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp
du lịch của nhà nước được qua đào tạo, song số lao động trực tiếp chỉ được đào
tạo nghiệp vụ ngắn hạn, trình độ nghiệp vụ thấp, ít kinh nghiệm, trình độ kiến
thức chưa tương xứng với yêu cầu. Số lao động qua đào tạo đại học và trên đại
học chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu tập trung tại các bộ phận quản lý. Đối với thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh hầu như không qua đào tạo, chủ yếu là dựa vào
kinh nghiệm tự phát, không có chuyên môn.
Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn rất thiếu và chưa đáp ứng được về
nghiệp vụ, sự hiểu biết về lịch sử-nhân văn, về xã hội, cũng như khả năng giao
tiếp và trình độ ngoại ngữ cũng còn rất hạn chế.
Thời gian tới, vấn đề tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển
của du lịch Hậu Giang đang là một trong những vấn đề hết sức cấp bách.
1.2. Hạn chế

Phần lớn hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là chợ loại 3 và chợ
tạm, song việc huy động vốn đầu tư xây dựng cho hệ thống chợ loại 3 và chợ ở
vùng sâu gặp khó khăn lớn, vì đầu tư không hiệu quả. Các chợ nông thôn trong
tình trạng xuống cấp, vấn đề ô nhiễm môi trường, phòng cháy chữa cháy và các
công trình phụ không đảm bảo nên đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, nhưng khả
năng sinh lợi thấp. Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ từ nhà nước trong đầu tư kết
cấu hạ tầng và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chợ nông thôn tiếp cận nguồn
vốn tín dụng.
Do xuất phát điểm của một tỉnh vùng sâu thấp, nên việc huy động các
nguồn lực đầu tư còn hạn chế, hệ thống cơ sở dịch vụ chưa được đầu tư đồng bộ,
9


chưa đảm bảo điều kiện kinh doanh và văn minh thương mại. Ngoài ra, giá cả
nông sản biến động, sự suy giảm kinh tế toàn cầu cũng như tình hình lạm phát
trong nước tăng cao, thị trường xuất khẩu thu hẹp và các rào cản thương mại tác
động trực tiếp sự phát triển thương mại-dịch vụ của tỉnh. Lĩnh vực thương mạidịch vụ hàng năm có tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ và vượt cao so với
kế hoạch đề ra nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.
Tuy ngành dịch vụ phát triển khá đa dạng, nhưng mạng lưới cơ sở, kinh
doanh thương mại-dịch vụ hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, cơ sở vật chất kỹ
thuật còn thấp, nguồn lực về vốn còn hạn chế. Dù có chính sách hỗ trợ vay vốn
ưu đãi, nhưng vốn vay từ ngân hàng chỉ ở mức độ nhất định. Các hộ kinh doanh
trong chợ chưa được vay vốn để kinh doanh vì tài sản có giá trị không đủ để thế
chấp. Do đó, các doanh nghiệp chưa có dự án phát triển kinh doanh cụ thể, chưa
chủ động trong việc tiếp cận thị trường và định hướng liên kết mở rộng sản xuất
kinh doanh.
Ngoài tiềm năng chung của vùng ĐBSCL, Hậu Giang có nhiều tiềm năng
du lịch tự nhiên mang tính đặc trưng riêng để xây dựng các sản phẩm du lịch nổi
trội. Song chưa được khai thác hiệu quả. Do cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực
phục vụ cho du lịch còn nhỏ bé và nhiều hạn chế nên du lịch Hậu Giang phát

triển mang tính chất cầm chừng. Du khách đến Hậu Giang chủ yếu là khách du
lịch nội địa với mục đích chính là tham quan các di tích lịch sử. Trong khi đó,
các di tích chưa được đầu tư đúng mức nên hầu hết chưa thành sản phẩm du lịch
hấp dẫn, do đó lượng khách tham quan còn khiêm tốn vì chất lượng phục vụ
chưa cao. Nhiều lợi thế du lịch của Hậu Giang còn đang bị lãng phí như Chợ nổi
Ngã Bảy, đây là chợ nổi lớn nhất vùng ĐBSCL và là nơi hội tụ của 7 dòng sông.
Văn hóa chợ với cảnh mua bán sầm uất, tấp nập trên sông nước thật sự là hình
ảnh “hút hồn” du khách, nhưng tiềm năng đó vẫn chưa được khai thác phục vụ
du lịch.
2. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực thương mại-dịch
vụ theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025
2.1. Thương mại và dịch vụ thương mại
2.1.1. Hình thành mới các Trung tâm thương mại, siêu thị và hệ
thống chợ
Phát triển thương mại theo hướng hiện đại, tất yếu phải hình thành những
trung tâm thương mại, các siêu thị và hệ thống chợ ở các đô thị và nông thôn,
đảm bảo phục vụ mua, bán tốt nhất cho nhân dân. Nếu hệ thống thương mại dịch
vụ phát triển tốt, sẽ là cơ sở để thúc đẩy phát triển sản xuất.

10


Hình thành Trung tâm thương mại: Trung tâm thương mại là hình thức
phát triển nhất của thương mại hiện đại, có chức năng bao gồm hệ thống nhà
hàng (siêu thị), phòng hội nghị, khách sạn (tiêu chuẩn từ 4-5 sao) và nhiều tiện
ích kèm theo. Nói chung, Trung tâm thương mại có quy mô lớn (lớn hơn nhiều
so với siêu thị loại 1). Đến năm 2015 dự kiến xây dựng 01 Trung tâm thương
mại cấp tỉnh tại TP.Vị Thanh; Đến năm 2020 xây dựng thêm 01 Trung tâm
thương mại đặt tại Thị xã Ngã Bảy.
Hệ thống siêu thị: không chỉ các ở các nước phát triển, ngay ở nước đang

phát triển như nước ta, ở các thành phố lớn, mỗi quận tới 4-5 siêu thị lớn (hạng
1) và hạng 2, ngoài ra rất nhiều các siêu thị nhỏ (hạng 3). Dự kiến đến năm
2015, bố trí ở Hậu Giang 02 siêu thị hạng 3 đặt tại TP. Vị Thanh và Thị xã Ngã
Bảy; Đến năm 2020, phát triển thêm 03 siêu thị hạng 3 đặt tại các huyện Long
Mỹ, Châu Thành và Châu Thành A. Đến năm 2020 xây dựng 1-2 siêu thị nông
nghiệp.
Bảng 7: Dự kiến phát triển Trung tâm thương mại, siêu thị và chợ
Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2010

2015

2020

1-Trung tâm thương mại

Trung tâm

0

0

1

2


2

5

2-Siêu thị

Siêu thị

3-Chợ (Tổng số)

Chợ

59.0

69

73

86

- Chợ kiến cố

Chợ

2.0

12

18


34

- Chợ bán kiến cố

Chợ

32.0

50

49

47

- Chợ không nhà lồng

Chợ

25

7

6

5

Người

789.602


765.400

808.440

861.434

Người/Chợ

13.383

13.161

11.000

10.000

4-Dân số
Bình quân dân số/chợ

Nguồn: Báo cáo thực hiện Kế hoạch 2006-2010 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang.

Hệ thống chợ: bao gồm chợ ở các đô thị và chợ nông thôn. Hiện nay hệ
thống chợ vẫn không ngừng được nâng cấp, sửa chữa và phát triển, giữ được vai
trò cầu nối cho sản xuất, tiêu dùng, nơi lưu thông và trung chuyển hàng hóa đi
các tỉnh và vùng lân cận; Số lượng chợ ở các đô thị giảm đi, thay vào đó là các
siêu thị nhỏ, các của hàng đường phố. Chợ tập trung nhiều ở nông thôn, chợ
nông thôn không chỉ là nơi mua bán mà còn là trung tâm giao lưu.
Hiện nay, bình quân khoảng 13.161 người dân có 1 chợ, thực ra đây là số
liệu tính trung bình bao gồm cả đô thị và nông thôn, nếu tính riêng nông thôn thì

số lượng người lớn hơn nhiều, điều này cho thấy chợ nông thôn còn thiếu và
không thuận tiện cho người dân. Mục tiêu thời gian tới là giảm nhanh số dân
bình quân trên 1 chợ. Dự tính đến 2015, nếu chỉ còn khỏang 11.000 người/1 chợ
11


và năm 2020 khoảng 10.000 người/chợ, thì số chợ năm 2015 sẽ khoảng 73 chợ
(phải xây thêm so với năm 2010 là 4 chợ) và năm 2020 là 86 chợ ( xây thêm so
với 2015 là 13 chợ). Từ nay đến 2020, tập trung hình thành các chợ kiến cố và
bán kiên cố, giảm thiểu chợ tạm, chợ không đủ tiện nghi và điều kiện kinh
doanh, đặc biệt xoá bỏ chợ không có khả năng đảm bảo vệ sinh và phòng chữa
cháy, nổ.
Chú ý phát triển ở các khu vực thích hợp (tiện lợi về đầu mối giao thông
bộ, thuỷ, có đất đai để xây dựng chợ quy mô lớn và hệ thống kho bãi) để xây
dựng các chơ đầu mối, các chợ bán xỉ (bán buôn), hình thành các trung tâm
chuyên doanh hàng hoá cao cấp, hệ thống các nhà lạnh, kho lạnh cho hàng hoá
thực phẩm tươi sống. Kết hợp xây dựng chợ với phát triển các cửa hàng kinh
doanh mặt phố các siêu thị nhỏ (siêu thị mi ni) tạo thuận lợi cho khách hàng.
Hình thành các chợ chiều, chợ đêm, chợ nổi. Trong đó xây dựng chợ nổi Ngã
Bảy tiện lợi, đẹp và hàng hóa phong phú trên bến, dưới thuyền để không chỉ là
nơi mua bán mà là nơi tham quan du lịch thực sự hấp dẫn.
2.1.2. Tăng nhanh tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Bảng 8: Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số
Tỷ đồng
1-Theo thành phần kinh tế

Tỷ đồng
1.1-Khu vực KT trong nước
* Quốc doanh
Tỷ đồng
So vơí TS
%
* Ngoài quốc doanh
Tỷ đồng
So vứoi TS
%
1.2-Khu vực KT ngoài nước
Tỷ đồng
So với TS
%
2-Phân theo ngành
Thương mại
Tỷ đồng
So với TS
%
Dịch vụ
Tỷ đồng
So với TS
%
Khách sạn nhà hàng
Tỷ đồng
So với TS
%
3-Bình quân mua của người dân Trđ/người

2005


2010

2015

2020

2.664
2.664
2.664
29
1,1
2.635
98,9
0

12.433
12.433
12.433
50
0,4
12.383
99,6
0

28.295
28.295
28.295
141
0,5

28.154
99,5
0

34.457
34.457
34.457
172
0,5
34.285
99,5
0

2.664
2.248
84,4
62,0
2,3
354
13,3
4,0

12.433
10.138
81,5
940
7,6
1,355
10,9
16,2


28.295
22.353
79,0
2.547
9,0
3,395
12,0
35,0

34.457
25.843
75,0
4.135
12,0
4,479
13,0
40,0

Nguồn: Báo cáo thực hiện Kế hoạch 2006-2010 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang.

Dự kiến quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015 đạt khoảng 28.295
tỷ đồng và năm 2020 là 34.457 tỷ đồng. Bình quân 1 người dân năm 2010 mua
12


khoảng 16,2 triệu đồng/người và đến năm 2015 dự kiến là 35 triệu đồng/người,
năm 2020 khoảng 40 triệu đồng/người. Tổng mức mua các nêu trên chỉ là tính
bình quân theo số dân của tỉnh, không phản ảnh mức sống và chi tiêu của nhân
dân, vì trong số lượng hàng hoá bán lẻ, số lượng bao gồm các khách vãng lại

qua tỉnh, cán bộ công tác đến tỉnh, khách du lịch. Số lượng khách vãng lai càng
lớn, du lịch càng nhiều thì tổng mức bán lẻ hàng hóa càng tăng. Dự kiến đến
năm 2015 đạt 35 triệu đồng/người và năm 2020 là 40 triệu đồng/người, là phản
ảnh xu thế giao lưu, vãng lai, du lịch đến tỉnh thời gian tới đông. Mức này chỉ
nhỉnh hơn mức chi bình quân ở các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội
năm 2008 chút ít (ví dụ năm 2008, TP.Hồ Chí Minh đạt 35 triệu đồng/người, Hà
Nội 30 triệu đồng/người, Đà Nẵng 23 triệu đồng/người).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa vẫn chủ yếu là khu vực ngoài quốc doanh đảm
nhận, đến 2015 và 2020 chiếm khoảng 99,5% tổng mức bán lẻ, khu vực quốc
doanh địa phương giữ mức 0,5%. Từ nay đến 2020, phát triển bán lẻ hàng hóadịch vụ theo xu hướng: Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa giảm từ 82% năm
2010 xuống còn 79% năm 2015 và 75% năm 2020; tỷ trọng phần dịch vụ tăng
tương ứng từ 7,6% lên 9% và 12% và khách sạn nhà hàng tăng từ 11% lên
12% và 13%. Đây là xu hướng tất yếu của nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu
hàng hoá, ăn uống giảm, nhu cầu vui chơi, giải trí, làm đẹp tăng lên; giao lưu
kinh tế và khách du lịch tăng lên.
2.2. Xuất, nhập khẩu
2.2.1. Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu: phát triển mạnh xuất khẩu và nhập khẩu thể hiện
nền kinh tế mở và hội nhập. Dự kiến đến năm 2020, đẩy mạnh xuất khẩu, có tốc
độ tăng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011-2015 là 27,2%, giai đoạn 20162020 là 19,7%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt khoảng 400 triệu
USD và đến năm 2020 khoảng 983 triệu USD. Từ nay đến năm 2020 trên địa
bàn tỉnh phát triển từ 2 đến 3 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo trực tiếp.
Bảng 9: Dự kiến kim ngạch xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu.
Các chỉ tiêu

ĐVT

2010

2015


2020

Tốc độ (%)
2011- 201615
20

1. Tổng kim ngạch xuất khẩu
Tỷ trọng theo các ngành
1.1. Thuỷ hải sản
1.2. Thủ công mỹ nghệ

Triệu USD

120,23

400,00

983,00

%
%

95,0
0,9

92,0
0,9

90,0

1,0

27,2

19,7

13


1.3. Nông sản
1.4. Các SP công nghiệp chế biến
2. Kim ngạch XK bq đầu người

%
%
USD/Người

4,1
0,0
216

4,5
2,6
494

6,0
3,0
1.129

Nguồn: Báo cáo thực hiện Kế hoạch 2006-2010 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang.


Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tăng nhanh, từ 216 USD/người
năm 2010, dự kiến đạt 494 USD/người năm 2015 và 1.129 USD/người năm
2020. Ngoài việc tăng nhanh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, thủ công mỹ
nghệ và nông sản, chuyển nhanh sang xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế
biến đã dự kiến thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp của tỉnh. Các mặt
hàng đó là: giầy dép, may mặc, giấy và bột giấy, điện tử lắp ráp, dụng cụ điện và
cơ khí. Tuy nhiên, đến năm 2020, thế mạnh xuất khẩu của Hậu Giang vẫn là
thủy sản và nông sản, tỷ trọng xuất khẩu thủy sản tuy có giảm, song vẫn chiếm
tỷ trọng lớn. Tương ứng các năm 2015 và 2020, tỷ trọng thủy sản xuất khẩu là
92% và 90%, nông sản 4,5% và 6,0%, các sản phẩm công nghiệp chế biến là
2,6% và 3,0%, hàng thủ công mỹ nghệ là 0,9% và 1,0%.
2.2.2. Nhập khẩu
Mục tiêu tăng nhập khẩu từ nay đến năm 2020 là để tăng chất lượng sản
phẩm, tạo ra hàng hóa xuất khẩu nhiều hơn và chất lượng cao hơn. Khi tỉnh đã
thu hút được đầu tư nước ngoài vào các KCN thì phần lớn nhập khẩu vào các
KCN là để phục vụ xuất khẩu. Thời gian tới, Hậu Giang tiếp tục thực hiện chính
sách là chỉ nhập khẩu các sản phẩm máy móc thiết bị và nguyên vật liêu mà bản
thân Hậu Giang và trong vùng, trong nước không có, không nhập hàng tiêu dùng
cao cấp nhằm tiết kiệm ngoại tệ cho phát triển kinh tế.
Bảng 10: Dự kiến kim ngạch nhập khẩu và sản phẩm nhập khẩu
Các chỉ tiêu

ĐVT

2010

2015

2020


Tốc độ (%)
2011- 201615
20

1. Tổng kim ngạch nhập khẩu

Triệu USD

34,8

100,0

370,0

Nhập khẩu trực tiếp

Triệu USD

29,5

100,0

983,0

1.1. Nguyên vật liệu

%

29,2


14,1

13,8

1.2. Máy móc thiết bị

%

70,8

85,9

86,2

2. Xuất khẩu/nhập khẩu

lần

3,5

4,0

2,6

23,5

30,0

Trong đó:


Nguồn: Báo cáo thực hiện Kế hoạch 2006-2010 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang.

Kim ngạch nhập khẩu: dự kiến tăng trong giai đoạn 2011-2015 là 23,5%
và 2016-2020 khoảng 30%. Đưa tổng giá trị nhập khẩu từ 35 triệu USD năm
14


2010 lên 100 triệu USD năm 2015 và khoảng 370 triệu USD năm 2020. Nhìn
chung, lượng nhập khẩu nhỏ so với xuất khẩu, tỷ lệ xuất/nhập khẩu năm 2015 là
4 lần và năm 2020 là 2,6 lần. Mặt hàng nhập khẩu vẫn chủ yếu là máy móc thiết,
chiếm trên 85%, còn lại là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất chỉ khoảng 13-14%.
2.3. Du lịch
Trong các ngành dịch vụ, du lịch là ngành sản phẩm thuộc nhóm có năng
lực cạnh tranh khá. Đối với Hậu Giang, du lịch là một trong những lợi thế và có
khả năng phát triển và cạnh tranh tốt. Tuy nhiên, du lịch Hậu Giang có khó khăn
chung của các tỉnh trong vùng là “giống nhau về hệ sinh thái”, khách du lịch chỉ
tham quan một tỉnh là có thể biết được đặc trưng chung của cả vùng. Vì vậy,
muốn cạnh tranh phải có sản phẩm “độc đáo” của tỉnh.
2.3.1. Quy mô thu hút khách
Phấn đấu đến năm 2015 thu hút khoảng 248.000 lượt khách (trong đó
khách quốc tế là 3.200 lượt), tăng trong giai đoạn 2011-2015 là 16% và năm
2020 thu hút 543.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế 7.800 khách), tăng
trong giai đoạn 2016-2020 là 17%.
Bảng 11: Dự kiến lượng khách du lịch và doanh thu du lịch
Chỉ tiêu

ĐV

2005


2010

2015

2020

tính

Tốc độ tăng (%)
2006-10 2011-15 2016-20

1- Mạng luới
Khách sạn nhà nghỉ
TĐ Công suất sử dụng phòng

Cái

9

30

40

50

27,0

6,0


5,0

%

22

25

60

90

247.840 543.377 10,0

16,0

17,0

0,0

17,0

19,0

244.552 535.529 10,0

16,0

17,0


29,0

32,0

Nhà hàng
2- Tổng lượt khách du lịch

Lượt 73.051

TĐ: - Khách quốc tế

Lượt

Ngày lưu trú KQT
- Khách nội địa

Lượt

Ngay lưu trú KNĐ
3-Doanh thu du lịch

Tr.Đ

118.000

0

1.500

3.289


7.848

0

1,23

2,5

3,5

73.051

116.500

1,15

1,19

2,0

3,0

1778

7000

24.784

97.808


32,0

Nguồn: Báo cáo thực hiện Kế hoạch 2006-2010 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang.

2.3.2. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch
Đối với thị trường khách quốc tế: chú trọng đón nhiều loại khách thuộc
các thị trường ASEAN, Úc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.
15


Đối với thị trường khách nội địa: chú trọng tới việc thu hút khách nghỉ
cuối tuần, khách tham quan, nghỉ dưỡng, lễ hội, hành hương, khách đi tuor trọn
gói của các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ.
2.3.3. Định hướng phát triển các khu du lịch và các tuyến du lịch
Các khu du lịch trọng điểm sẽ được phát triển đến năm 2020 gồm:
- Khu du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy: còn gọi là căn cứ
Bà Bái nằm ở địa phận ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang. Nơi đây đã trở thành một điểm du lịch trở về “chiến trường
xưa” hấp dẫn du khách.
- Khu du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử tại Long Mỹ: Long mỹ có rừng
tràm, bần được hình thành cách đây khoảng 200 năm. Đến năm 1920, Long Mỹ
bắt đầu được khai phá để trở thành một vùng quê trù phú. Trong kháng chiến,
Long Mỹ là căn cứ cách mạng của khu Tây Nam bộ. Đến Long Mỹ, khách du
lịch có thể thăm đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm do Đảng bộ và nhân dân Long
Mỹ lập nên từ năm Bác mất. Tại Long Mỹ còn có vườn cò độc đáo được hình
thành từ năm 1986 tại xã Xà Phiên với hàng chục ngàn cò các loại và trên 30
loài chim đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng: Lung Ngọc Hoàng là tên
gọi một vùng trũng, ngập nước nỗi tiếng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng

Hiệp. Thảm thực vật Lung Ngọc Hoàng mang nét đặc thù hoang dã bởi các loài
thực vật ngập nước theo mùa với những thủy vực giàu có và phong phú như rắn,
rùa, các loài chim nước và cá nước ngọt nổi tiếng. Đặc biệt lung Ngọc Hoàng
có hệ thực vật đa dạng, một quần thể động vật rất phong phú gồm 206 loài, hấp
dẫn nhất là chim nước với 135 loài, trong đó có nhiều giống quý hiếm như: Bạc
má, giang sen, đà đẩy...
- Chợ nổi Ngã Bảy: đây là chợ nổi lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu
Long, nơi hội tụ của bảy nhánh sông: Cái Côn, Bún Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng,
Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong. Nơi đây việc mua bán nông sản hành hóa tấp
nập, sầm uất trên xuồng, ghe nên gọi là chợ nổi. Qua chợ nổi, khách du kịch có
thể tham quan làng đóng ghe, xuồng Ngã Bảy hình thành rất sớm ở đồng bằng
sông Cửu Long, đã có hàng trăm ngàn xuồng, ghe ra đời từ nơi đây và giao lưu
trên sông nước Cửu Long, loại “Xuồng Cần Thơ” năm lá mà người dân miền
Tây quen thuộc có xuất xứ từ chính làng nghề này. Ngoài tham quan chợ, có thể
tổ chức loại hình du khảo trên sông, đờn ca tài tử. Hiện tại, Chợ nổi Ngã Bảy
chủ yếu là khai thác tự nhiên; hiện nay tỉnh đang lập quy hoạch chi tiết, lập dự
án kêu gọi hợp tác đầu tư.
16


- Khu du lịch sinh thái Viên Lang bãi bồi huyện Long Mỹ: vùng Viên
Lang bãi bồi thuộc xã Lương Tâm, Lương Nghĩa (huyện Long Mỹ), diện tích
1.000 ha là vùng đất mới hình thành cách đây vài chục năm do bồi tích phù sa
của sông Cái Lớn, Cái Bé còn nguyên vẻ hoang sơ. Vùng Viên Lang bãi bồi có
hệ sinh thái thực vật của vùng đất nước ngọt và một phần bị nhiễm lợ theo mùa
của rừng tràm, mía, lúa, tre, trúc...và hệ động vật phong phú, chủ yếu là: Cá lóc,
cá rô, cá bông, trê trắng, thát lát, lươn, cua đinh, ba ba, rùa, rắn các loại rất đa
dạng của miền Tây Nam bộ. Hiện nay, khu vực này đã lập xong quy hoạch tổng
thể, quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư đã được phê duyệt để kêu gọi các nhà đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác.

- Khu du lịch hồ Đại Hàn-TP. Vị Thanh: có diện tích 28 ha, mục đích là
hình thành khu du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp cho nhân dân trong tỉnh và ngoài
tỉnh.
Khu du lịch sinh thái Việt Úc-Hậu Giang (huyện Vị Thủy):
phía Tây Bắc giáp kênh thủy lợi, phía Đông Bắc giáp kênh thủy
lợi, phía Tây Nam giáp kênh Giữa, phía Đông Nam giáp kênh
Nàng Mau 2. Diện tích quy hoạch là 145,92ha. Quy mô khách
du lịch dự kiến là 6.000 người.
Để phát huy thế mạnh các khu du lịch và các tuor du lịch, cần đẩy mạnh
phát triển mạnh nguồn nhân lực và cơ sở vật chất ngành du lịch: triển khai dự án
phát triển đó là đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch, bao gồm tất cả các ngành
nghề phục vụ du lịch (hướng dẫn viên du lịch, quầy bar, nhân viên phòng bàn,
nấu ăn,....). Xây dựng khu tổ hợp khách sạn 3 sao Vị Thanh, bao gồm khách sạn,
nhà hàng (siêu thị), phòng họp, vui chơi giải trí. Phối hợp với các ngành giao
thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ triển khai đồng bộ các
phương án, trong đó có quan tâm đến du lịch, đặc biệt các sản phẩm tiểu thủ
công nghiệp làm quà lưu niệm, các sản phẩm đặc sản nông nghiệp. Tập trung
nâng cấp, tạo cảnh quan đẹp, xây dựng các cơ sở phục vụ (nhà hàng, khách sạn
ven trục giao thông) các tuyến đường phục vụ chính cho du lịch. Tập trung vào
2 tuyến cơ bản: Trục đường bộ cho du lịch: TP.Hồ Chí Minh-Cần Thơ-Hậu
Giang-Bạc Liêu-Cà Mau; Sóc Trăng-Hậu Giang-Kiên Giang; Trục đường thủy
cho du lịch: Cần Thơ-Hậu Giang-Kiên Giang-Cà Mau (kênh sáng Xà No); Cần
Thơ-Hậu Giang-Bạc Liêu-Cà Mau (kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp).

17


KẾT LUẬN

Quán triệt những thế mạnh của tỉnh và những chủ trương mới của lãnh

đạo tỉnh, bản rà soát quy hoạch lần này được “thiết kế” với bước phát triển vươn
lên mạnh mẽ, tạo tăng trưởng nhanh, thời kỳ 2011-2015 đạt 14-15%/năm và thời
kỳ 2016-2020 đạt 16-17%/năm; Cơ cấu đến năm 2020, khu vực I còn 14%, khu
vực II là 39% và khu vực III còn 47%; Tổng GDP bình quân đầu người từ 15,6
triệu đồng năm 2010 lên 36,8 triệu đồng, năm 2015 và đạt 72 triệu đồng năm
2020; Giảm nhanh hộ đói nghèo xuống còn dưới 10% năm 2020. Nền kinh tế có
bước phát triển nhảy vọt và bền vững, “nông nghiệp là nền tảng, công nghiệp là
ngành đột phá và ngành dịch vụ là ngành bổ trợ”.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Qui hoạch phát triển sản xuất ngành
nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
[2] Thủ tướng Chính phủ (2006), Phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến 2020 (Quyết định số 105/2006/QĐ
ngày 16/5/2006).
[3] Trường Đại học Tây Đô- Sở KH&CN Hậu Giang (2013), Kỷ yếu hội thảo
đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh
tranh từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025”.
[26] UBND tỉnh Hậu Giang (2011), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Kế hoạch 5 năm 2011-2015.

19




×