3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Ngọc Tiếng, học viên lớp Cao học Kỹ thuật Tàu
thủy, khóa 2004-2007, xin cam đoan :
Mọi tài liệu, số liệu dùng tính toán, dẫn chứng đều hợp lệ và
chính xác, không vi phạm pháp luật.
Nếu có cá nhân, Tổ chức nào tranh chấp xung quanh các
tài liệu, số liệu trên, Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
4
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện và hoàn thành trong một thời gian
dài với sự giúp đở và hướng dẫn nhiệt tình của PGS-TS Dương
Đình Đối; sự tận tình trau dồi, rèn luyện kiến thức cho tôi trong
suốt quá trình tham gia học tập của các Thầy, Cô Khoa Cơ khí;
sự quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong học
tập, công tác của UBND tỉnh, Sở Thủy sản và Xí nghiệp quản lý
bến, cảng cá Kiên Giang; sự giúp đở nhiệt thành của các bạn
đồng môn và đặc biệt là sự giúp đở hết mình của các cán bộ Chi
cục BVNL Thủy sản Kiên Giang, Chủ tàu, Thuyền trưởng các tàu
KG -1574 -TS, KG -1574
B
-TS, KG -90639 -TS, KG-90209-TS, KG
-90909 -TS… đã cung cấp chính xác và đầy đủ các tài liệu, dữ
liệu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tận đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn lòng nhiệt
thành của các Thầy, Cô và mọi người.
5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................4
MỤC LỤC.............................................................................................................5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................8
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................9
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, ẢNH ................................................11
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................14
Chương1 : HIỆN TRẠNG ĐỘI TÀU LƯỚI KÉO TỈNH KIÊN GIANG VÀ
MÁY CHÍNH CỦA CHÚNG
1.1-TÌNH HÌNH KHAI THÁC HẢI SẢN CỦA TỈNH KIÊN GIANG.............17
1.1.1. Ngư trường và ngành nghề khai thác hải sản .......................................17
1.1.2. Nghề lưới kéo............................................................................................25
1.2. ĐỘI TÀU LƯỚI KÉO VÀ MÁY CHÍNH CỦA CHÚNG...........................27
1.2.1. Vỏ tàu lưới kéo..........................................................................................27
1.2.2. Máy chính trên tàu...................................................................................39
1.2.3. Ngư cụ của nghề lưới kéo ........................................................................42
1.2.4.Các cơ sở dịch vụ khác..............................................................................43
1.3. NHẬN XÉT...................................................................................................44
Chương 2 : LỰA CHỌN MÁY CHÍNH CHO TÀU LƯỚI KÉO KIÊN GIANG
2.1. CHỌN ĐỘNG CƠ LÀM MÁY CHÍNH CHO TÀU LƯỚI KÉO ...............46
2.1.1. Thỏa mãn công suất đòi hỏi cuả tàu.......................................................47
2.1.2. Thỏa mãn về tốc độ ..................................................................................48
2.1.3. Thỏa mãn điều kiện lắp đặt trong buồng máy ......................................50
2.1.4. Chi phí nhiên liệu và dầu bôi trơn thấp.................................................51
2.2. VẤN ĐỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI LIÊN QUAN.........................51
2.2.1. Giá thành thấp..........................................................................................51
2.2.2.Nguồn cung cấp động cơ và thiết bị dồi dào...........................................52
6
2.2.3. Các vấn đề chính trị, xã hội có liên quan...............................................53
Chương 3 : ĐỘNG CƠ CUMMINS VÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHÚNG
KHI LÀM MÁY CHÍNH TRÊN TÀU LƯỚI KÉO CỦA TỈNH
3.1. HỌ ĐỘNG CƠ CUMMINS .........................................................................54
3.1.1. Giới thiệu..................................................................................................54
3.1.2.Phân loại.....................................................................................................58
3.1.3. Đặc điểm cấu tạo và tính năng kỹ thuật của động cơ CUMMINS ….59
3.1.4. Các loại động cơ CUMMINS hiện có ở Việt Nam.................................88
3.2. NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ CUMMINS LÀM MÁY
CHÍNH TRÊN TÀU LƯỚI KÉO KIÊN GIANG...............................................90
3.2.1. Loại động cơ CUMMINS hiện dùng làm máy chính Tàu lưới kéo .....90
3.2.2. Hiệu quả sử dụng động cơ CUMMINS làm máy chính
cho tàu lưới kéo của Kiên Giang.....................................................................108
3.2.3. Hiệu quả sử dụng của động cơ Cummins nhìn từ góc độ KT-XH ...125
3.3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ .....................................................................130
Chương 4 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ
CUMMINS LÀM MÁY CHÍNH CHO TÀU LƯỚI KÉO KIÊN GIANG
4.1. GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT .....................................................................134
4.1.1. Lập hồ sơ Kỹ thuật ..................................................................................134
4.1.2. Tận dụng công suất của máy chính .......................................................135
4.1.3. Cải tiến lại bánh đà .................................................................................136
4.1.4. Cải hoán hệ thống làm mát ....................................................................137
4.1.5. Cải hoán hệ thống nhiên liệu .................................................................140
4.2. GIẢI PHÁP VỀ KINH TẾ.........................................................................140
4.3. GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI....................................................141
Chương 5 : KẾT LUẬN.................................................................................142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................145
PHỤ LỤC..........................................................................................................147
7
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
UBND - Ủy ban Nhân dân
DVHCNC - Dịch vụ hậu cần nghề cá
CT ĐBXB - Chương trình đánh bắt xa bờ
BVNL - Bảo vệ nguồn lợi
NLTS - Nguồn lợi thủy sản
KTHS - Khai thác Hải sản
CT-XH - Chính trị - Xã hội
M-V-CV - Máy - Vỏ - Chân vịt
HQSD - Hiệu quả sử dụng
LK Đơ - Lưới kéo đơn
LK Đô - Lưới kéo đôi
MTCTT - Mẫu tàu cá truyền thống
TLK - Tàu lưới kéo
ĐCTCD - Động cơ thủy chuyên dùng
ĐCBTH - Động cơ bộ thủy hóa
Thủy-mới 100% - Động cơ thủy chuyên dùng mới 100%
Thủy-Cũ vừa 80% - Động cơ thủy chuyên dùng cũ vừa 80%
Thủy-Cũ 50% - Động cơ thủy chuyên dùng cũ 50%
Bộ - Cũ vừa 80% - Động cơ bộ thủy hóa cũ vừa 80%
Bộ -cũ 50% - Động cơ bộ thủy hóa cũ 50%
VCĐ - Vốn cố định
VLĐ - Vốn lưu động
SLHV - Sản lượng hoàn vốn
DTHV - Doanh thu hoàn vốn
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh kích thước cá và mực khai thác ở Vịnh Thái Lan và Biển
Đông.
Bảng 1.2. Sản lượng và cơ cấu sản phẩm khai thác.
Bảng 1.3. Thống kê năng lực tàu thuyền và năng suất khai thác.
Bảng 1.4. Tỷ lệ % nghề theo số lượng tàu thuyền và tổng công suất.
Bảng 1.5. Sản lượng khai thác và lượng tàu thuyền của tỉnh Kiên Giang từ 2001-
2006
Bảng 1.6a. Bảng thống kê số lượng, công suất tàu thuyền và nghề toàn tỉnh (
Tính đến ngày 31/12/2006)
Bảng 1.6a. Bảng thống kê số lượng, công suất tàu thuyền nghề lưới kéo của tỉnh
Kiên Giang theo địa bàn ( Tính đến hết ngày 31/12/2006)
Bảng 1.7. Thống kê các mẫu tàu truyền thống tỉnh Kiên Giang.
Bảng 1.8. Thống kê các loại động cơ trang bị trên tàu lưới kéo đơn của tỉnh
Kiên Giang.
Bảng 1.9. Thống kê các loại động cơ trang bị trên tàu lưới kéo đôi của tỉnh
Kiên Giang.
Bảng 3.1. Thống kê các loại động cơ thủy chuyên dùng lắp trên tàu lưới kéo tỉnh
Kiên Giang.
Bảng 3.2. Thống kê các loại động cơ bộ thủy hóa lắp trên tàu lưới kéo tỉnh
Kiên Giang
Bảng 3.3. Các thông số kỹ thuật của động cơ CUMMINS bộ thủy hóa và thủy
chuyên dùng lắp trên tàu lưới kéo tỉnh Kiên Giang.
Bảng 3.4. Dãy công suất thực tế đang sử dụng trên tàu lưới kéo tỉnh Kiên Giang.
9
Bảng 3.5. Thông số Kinh tế-Kỹ thuật của động cơ CUMMINS KTA 19M.
Bảng 3.6. Hộp số thủy lực thường dùng trên tàu lưới kéo Kiên Giang.
Bảng 3.7. Tổng hợp các thông tin thu thập về hoạt động của các tàu lưới kéo lắp
động cơ CUMMINS.
Bảng 3.8. Thành phần tổng vốn đầu tư.
Bảng 3.9. Phân tích các nguồn vốn.
Bảng 3.10. Mức trích khấu hao hàng năm và hàng tháng.
Bảng 3.11. Chi phí sửa chữa hàng năm.
Bảng 3.12. Biến phí và định phí.
Bảng 3.13. Giá thành dự kiến.
Bảng 3.14. Thời gian hoàn vốn.
Bảng 3.15. Thẩm định hiệu quả dự án.
10
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ VÀ ẢNH
Hình 1.1. Dạng mũi tàu cá tỉnh Kiên Giang.
Hình 1.2. Mối nối giữa lô và típ ( Sống mũi và ky chính ).
Hình 1.3. Kết cấu phần đuôi tàu.
Hình 1.4. Đáy tàu và độ lượn phần đuôi
Hình 1.5. Khung sườn phần buồng máy.
Hình 1.6. Khung sườn tàu.
Hình 1.7. Mối nối cong đà.
Hình 1.8. Phần khung boong tàu.
Hình 2.1. Đồ thị vận hành tàu.
Hình 3.1. Mô hình động cơ Hvid Cummins.
Hình 3.2. Ông W.G.Irwin cùng chiếc xe hòm lắp động cơ Diesel cải tiến.
Hình 3.3. Hình chiếu đứng của động cơ nhìn từ phía ống góp.
Hình 3.4. Hình chiếu đứng của động cơ nhìn từ phía bơm nhiên liệu.
Hình 3.5. Hình chiếu bằng của động cơ.
Hình 3.6. Hình chiếu cạnh nhìn từ phía trước động cơ.
Hình 3.7. Khối Xylanh động cơ.
Hình 3.8. Nắp Xylanh động cơ.
Hình 3.9. Ống lót Xylanh.
Hình 3.10. Nhóm Piston.
Hình 3.11. Nhóm Thanh truyền.
Hình 3.12. Trục khuỷu.
Hình 3.13. Hệ thống khí nạp.
Hình 3.14. Hệ thống khí xả.
11
Hình 3.15. Hộp lắp đòn gánh.
Hình 3.16. Trục cam.
Hình 3.17. Cấu tạo hộp lắp đòn gánh.
Hình 3.18. Cấu tạo tuốc bin-máy nén khí.
Hình 3.19. Ống góp khí nạp.
Hình 3.20. Ống góp khí xả.
Hình 3.21. Sơ đồ hệ thống làm mát hỗn hợp của động cơ.
Hình 3.22. Cấu tạo bơm nước vòng ngoài.
Hình 3.23. Cấu tạo bơm nước vòng trong.
Hình 3.24. Bộ tản nhiệt (nước-nước).
Hình 3.25. Sơ đồ hệ thống bôi trơn động cơ.
Hình 3.26. Sơ đồ hệ thống bôi trơn động cơ (tiếp theo).
Hình 3.27. Cấu tạo bơm dầu bôi trơn.
Hình 3.28. Lọc dầu bôi trơn.
Hình 3.29. Cấu tạo bình làm mát dầu bôi trơn.
Hình 3.30. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu.
Hình 3.31. Sơ đồ bơm phun và cơ cấu điều khiển, hình chiếu mặt cắt bổ dọc và
mặt cắt riêng phần bơm phun.
Hình 3.32. Bơm nhiên liệu.
Hình 3.33. Cấu tạo bộ khung của bơm nhiên liệu
Hình 3.34. Nắp phía trước và các chi tiết của bơm nhiên liệu.
Hình 3.35. Cấu tạo bơm bánh răng.
Hình 3.36. Cấu tạo khung bọc lò xo của bộ điều tốc.
Hình 3.37. Cấu tạo bơm phun nhiên liệu.
Hình 3.38a. Hình chiếu bổ dọc của bộ kiểm soát (AFC) khi piston điều
12
khiển ở vị trí không có không khí.
Hình 3.38b. Hình chiếu bổ dọc của bộ kiểm soát (AFC) khi piston điều
khiển ở vị trí đầy không khí.
Hình 3.39. Lọc nhiên liệu.
Hình 3.40. Động cơ CUMMINS KTA 19M.
Hình 3.41. Động cơ CUMMINS KTA 19G.
Hình 3.42. Đường đặc tính của động cơ CUMMINS KTA 19M.
13
LỜI MỞ ĐẦU
Kiên Giang là tỉnh cực Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Như là một Việt Nam thu nhỏ, được thiên nhiên ưu đãi, phú cho
Kiên Giang đủ cả : Sông nước, núi rừng, đồng bằng và biển cả.
Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng
63.000km
2
, có nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú bao gồm : tôm, cá các loại
và có nhiều đặc sản quí như : Ðồi mồi, hải sâm, sò huyết, nghêu lụa, rau câu,
ngọc trai, mực, bào ngư…Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam thì
trử lượng tôm cá ở đây khoảng 464.660 tấn trong đó vùng ven biển có độ sâu 20
– 50 m có trử lượng chiếm 56% và trử lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%,
khả năng khai thác cho phép bằng 44% trử lượng, tức là hàng năm có thể khai
thác trên 200.000 tấn. Ngoài ra tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ
tại vùng biển Ðông Nam bộ có trử lượng trên 611.000 tấn với sản lượng cho
phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trử lượng [ 10 ].
Với lượng tàu khai thác toàn tỉnh lên đến 7.330 chiếc ứng với 1.176.651
cv, Kiên Giang đã và đang trở thành tỉnh có tiềm năng phát triển khai thác thủy
sản. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh về lượng tàu đã gây không ít khó khăn
cho ngành cơ khí tàu thuyền thủy sản trong việc cung ứng một cách kịp thời và
đầy đủ các động cơ có độ tin cậy cao, hiệu suất sử dụng tốt, có giá thành hạ và
vật tư thay thế sẳn có, rẻ tiền.
Trong chương trình khai thác hải sản xa bờ, một chương trình kinh tế
trọng điểm quốc gia của ngành Thủy sản, thì sự tăng đột biến nhu cầu động cơ
tàu có công suất lớn, mới và chuyên dùng đã tạo không ít áp lực cho công tác
quản lý. Mặt khác, áp lực nầy đã kéo theo một trào lưu sử dụng đa dạng động cơ
trên các tàu nằm ngoài chương trình như : HINO, MITSUBISHI, ISUZU,
DAEWOO, CUMMINS, CATERPILLAR…Và dần đã trở thành giải pháp khắc
phục được tình hình khan hiếm động cơ trong thời gian dài.
14
Xét về mặt khách quan thì vấn đề nầy đã gây nên những mâu thuẩn sau:
- Vấn đề sử dụng động cơ làm máy chính cho tàu cá thực tế đã không còn nằm
trong tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Ngư dân luôn muốn đầu tư ít
mà hiệu quả, trong khi các cơ quan chức năng lại luôn áp đặt những nguyên tắc
cứng nhắc trong quản lý mà không xét đến tính hiệu quả của nó.
- Các khâu thiết kế, chế tạo chưa được áp dụng triệt để, trong khi khai thác kỹ
thuật tàu cá thì thiếu đồng bộ và chưa dựa trên những luận chứng khoa học. Từ
đó chưa đánh giá được tính hiệu quả của nó.
-Trong quản lý và kiểm soát các hoạt động khai thác của mình, ngư dân vẫn
chưa nắm bắt đầy đủ mọi chi phí của mình do khả năng phân tích tài chính bị
hạn chế. Do đó không kiểm soát được sự dao động của hiệu quả sử dụng khi
khai thác con tàu, nhất là trong giai đoạn giá cả tăng cao như hiện nay
Xét về mặt chủ quan thì các cơ quan quản lý vẫn chưa đưa ra được câu trả
lời về tính hiệu quả trong đầu tư, hiệu quả trong kỹ thuật, hiệu quả kinh tế mang
lại từ việc sử dụng các động cơ ở trên nói chung và họ động cơ CUMMINS nói
riêng.
Xuất phát từ những mâu thuẩn trên tôi đã đề xuất thực hiện luận văn
“Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính
cho đội tàu lưới kéo của tỉnh Kiên Giang” với mong muốn đóng góp một phần
nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngư dân và ngành đóng tàu của tỉnh
Kiên Giang nói riêng và của Việt Nam nói chung. Mặt khác củng cố và tăng
cường những hiểu biết trong lĩnh vực cơ khí thủy sản để hoàn thành nhiệm vụ
chuyên môn ở địa phương với chất lượng và hiệu quả cao nhất.
Luận văn này gồm có 5 Chương chính :
Chương 1 : Hiện trạng đội tàu lưới kéo tỉnh Kiên Giang và máy chính
của chúng.
Chương 2 : Lựa chọn máy chính cho tàu lưới kéo Kiên Giang.
15
Chương 3 : Động cơ CUMMINS và hiệu quả sử dụng chúng khi làm
máy chính trên tàu lưới kéo của tỉnh.
Chương 4 : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ CUMMINS
làm máy chính cho tàu lưới kéo Kiên Giang.
Chương 5 : Kết luận.
Thời gian thực hiện luận văn là quá trình cố gắng vượt bực của tôi để tìm
hiểu, nghiên cứu, tuy nhiên do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài khó
tránh khỏi sai sót. Kính mong quý Thầy, Cô giáo chỉ bảo và các bạn đồng nghiệp
quan tâm đến vấn đề này đóng góp ý kiến để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.Dương
Đình Đối; sự giúp đở của các Thầy, Cô khoa Cơ khí và Phòng QHQT&SĐH
Trường Đại học Nha Trang; sự tạo điều kiện thuận lợi của UBND tỉnh, Sở Thủy
sản Kiên Giang, Xí nghiệp quản lý bến, cảng cá và sự hợp tác của ngư dân tỉnh
Kiên Giang trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Học viên thực hiện
Trần Ngọc Tiếng
16
Chương 1 : HIỆN TRẠNG ĐỘI TÀU LƯỚI KÉO TỈNH KIÊN
GIANG VÀ MÁY CHÍNH CỦA CHÚNG
1.1-TÌNH HÌNH NGÀNH KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH KIÊN GIANG
1.1.1. Ngư trường và ngành khai thác hải sản.
1.1.1.1. Vai trò và vị trí ngành thủy sản.
Tỉnh Kiên Giang nằm ở tọa độ từ 104
0
40’ đến 105
0
32’4” Kinh độ Đông
và từ 9
0
23’50” đến 10
0
32’30” Vĩ độ Bắc ( phần đất liền). Phía Đông và Đông
Nam giáp các tỉnh Cần Thơ, An Giang, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu,
phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 200 km và phía Bắc giáp
Campuchia với đường biên giới đất liền dài 56,8 km. Địa hình phần đất liền
tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ phía đông bắc (độ cao trung bình từ
0,8 – 1,2 m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 – 0,4 m) so với mặt biển,
đồng thời tạo nên nhiều keânh rạch, sông ngòi. Vùng biển có hai huyện đảo với
hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ.
Điều kiện khí hậu, thời tiết ở Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản như ít
thiên tai, không có bão đổ bộ trực tiếp, không rét (nhiệt độ trung bình hàng năm
từ 27 – 27,5
0
C) ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, rất thuận lợi cho cây trồng vật
nuôi sinh trưởng. Đồng thời với vị trí địa lý của tỉnh cũng rất thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế mở cửa, hướng ngoại do có cảng biển, sân bay và có khoảng
cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn – là khu vực đang có nhịp độ tăng
trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới.
Ngư trường của Kiên Giang nằm trong Vịnh Thái Lan và nối liền với ngư
trường của Cà Mau tạo nên vùng biển Tây Nam Bộ. Riêng Kiên Giang là tỉnh có
nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú bao gồm : tôm, cá các loại và có nhiều
đặc sản quí như : Đồi mồi, hải sâm, sò huyết, nghêu lụa, rau câu, ngọc trai, mực,
bào ngư…Theo kết quả nghiên cứu trước đây đã so sánh được một số loài cá
trình bày ở bảng (1-1).
17
Bảng 1.1.
So sánh kích thước cá và mực khai thác ở vịnh Thái Lan và biển Đông
Kích thước (cm) Tên loài
Ở biển Đông Ở vịnh Thái Lan
Cá Sơn Đạo 20 15,4
Mực 18 8,9
Cá mối 32 21,8
Cá Hồng 53 42,3
Từ bảng (1-1) cho thấy:
+ Các loài cá có mặt ở vịnh Thái Lan thì cũng thấy có ở biển Đông.
+ Một số loài cá ở biển Đông có kích thước lớn hơn khi sống ở vịnh Thái Lan.
Kết quả nghiên cứu vùng đặc quyền kinh tế của vịnh Thái Lan cho thấy sản
lượng khai thác (SLKT) bền vững cực đại của cá đáy vùng nước độ sãu dưới
50m là 750.000 tấn.
Bảng1.2.
Sản lượng và cơ cấu sản phẩm khai thác (đơn vị : tấn )
Năm
Danh
mục
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Tổng sản
lượng
196.535 210.100 218.500 239.219 256.200 270.000 286.000 295.000
Cá
149.599 155.000 159.515 173.571 181.900 191.700 206.200 210.500
Tôm
20.182 19.950 21.850 21.530 22.600 24.300 26.050 27.000
Mực
13.812 14.000 14.203 17846 19.500 20.250 23.000 26.000
Hải sản khác
12.942 21.150 22932 26.272 32.200 33.750 30.750 31.500
18
Theo kết quả điều tra của các đề tài và các số liệu thống kê của ngành thì
cơ cấu trong tổng sản lượng có đến 80% sản phẩm thủy sản khai thác được là do
nghề lưới kéo mang lại, nhưng trong số này các loài cá nhỏ có giá trị kinh tế thấp
chiếm đến 60 % sản lượng; tàu có công suất càng nhỏ tỷ lệ này càng cao. Đối
với tàu kéo tôm thì những loài tôm khai thác được có giá trị kinh tế cao như tôm
thẻ, tôm sú, tôm chì chỉ chiếm từ 7-10% sản lượng, còn lại là tôm gậy có giá trị
kinh tế thấp.
Bảng 1.3.
Thống kê năng lực tàu thuyền và năng suất khai thác
Năng suất trung bình/năm
Năm
Số lượng
tàu
Công suất
Bình quân
Cv/chiếc
Theo tàu
(t/ch)
Theo CS
(t/cv)
1997 6.747 412.060 61,1 29,13 0,48
1998 7.030 496.175 70,8 29.89 0,42
1999 7.040 597.640 84,9 31,04 0,37
2000 6.635 626.047 94,4 35,05 0,34
2001 6.821 701.944 102,9 37,56 0,36
2002 7.030 814.570 115,9 38,41 0,33
2003 7.390 989.655 133,9 38,70 0,29
2004 7.500 1.060.000 141,3 39,33 0,28
Nghề lưới vây, nghề câu cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn nhưng do
Ngư trường ngày càng cạn kiệt nên số lượng những phương tiện này không có
hướng phát triển.
+ Thủy sản là thế mạnh thứ hai của tỉnh Kiên Giang (sau nông nghiệp). Trung
bình mỗi năm giá trị thu nhập của ngành thủy sản Kiên Giang chiếm 16,51% của
tỉnh.
+ Kiên Giang luôn là tỉnh đứng đầu cả nước về SLKT hải sản ( Năm 2006 Kiên
Giang khai thác 311.618 tấn ).
19
+ Kiên Giang có đội tàu khai thác cá biển đứng nhất nước về cả công suất lẫn số
lượng (Năm 2006 Kiên Giang có 7330 chiếc với công suất 1.176.651 cv).
Bảng 1.4.
Tỷ lệ % nghề theo số lượng tàu thuyền và tổng công suất
Nghề khai thác hải sản xa bờ
Năm
Danh
mục
Đơn vị
tính
Lưới kéo Vây Câu Rê
Số lượng % 73,8 16,41 6,12 3,67
1997
Công suất % 72,63 18,36 4,82 4,19
Số lượng % 71,29 15,23 6,59 6,89
1998
Công suất % 78,17 12,82 5,39 3,62
Số lượng % 71,12 13,37 7,34 8,17
1999
Công suất % 77,04 11,8 5,44 5,72
Số lượng % 76,53 13,85 12,06 6,56
2000
Công suất % 76,21 12,28 6,93 4,58
Số lượng % 68,07 13,46 11,77 6,7
2001
Công suất % 76,48 12,00 6,93 4,59
Số lượng % 68,74 12,8 10,86 7,6
2002
Công suất % 76,27 10,68 7,72 5,33
Số lượng % 71,94 10,67 9,07 8,32
2003
Công suất % 80,05 8,33 5,9 5,72
Từ bảng 1.4 cho thấy:
+ Nghề lưới Kéo là nghề chính trong cơ cấu khai thác hải sản xa bờ
(68,07 - 76,53% về số lượng và 72,63 - 80,05% về công suất).
+ Nghề Rê chỉ chiếm 3,67 - 8,32% về số lượng và 3,62 - 5,72% về công suất.
+ Trong quá trình thực hiện chương trình khai thác hải sản xa bờ thì tỷ lệ
này đã có sự điều chỉnh. Những năm đầu 1997-1999 tập trung đầu tư cho nghề
lưới kéo xa bờ còn các năm 2000-2003 có xu hướng giảm.
20
1.1.1.2. Tình hình hoạt động của ngành thủy sản hiện nay và kế hoạch
trong tương lai:
Trong năm 2006, SLKT là 311.618 tấn, đạt 99,56% kế hoạch, tăng 1,98%
so với cùng kỳ. Ngoài các đợt tăng giá dầu các năm trước, năm 2006 giá dầu
điều chỉnh 2 đợt tăng 14,6%. Ngư dân làm nghề lưới kéo phải mất đi hàng chục
triệu đồng chi phí chuyến biển trong lúc giá hải sản không tăng tương ứng, hiệu
quả khai thác càng giảm sút. Việc trả nợ vay ngân hàng của chủ tàu khai thác bị
ảnh hưởng, đời sống ngư dân lao động gặp nhiều khó khăn do mức ăn chia thấp .
Đã có trên 400 phương tiện khai thác tạm ngưng hoạt động, lực lượng ngư phủ
cũng biến động theo, gây khó khăn cho hoạt động đánh bắt. Số tàu đóng mới
trong năm là 73 chiếc - 21.028CV bình quân 288CV/chiếc, giảm 150 chiếc so
với năm 2005.
Vốn vay ưu đãi (VVUĐ) khai thác xa bờ thu được nợ gốc là 40,053 tỷ
đồng (lũy kế)/69,84 tỷ đồng, đạt 57,3%, thu lãi được 14,602 tỷ đồng, trong đó
riêng năm 2005 thu nợ gốc là 4,627 tỷ đồng và lãi 1,358 tỷ đồng. Vốn vay cơn
bão số 5 thu nợ gốc là 81,098tỷ đồng (lũy kế)/ 213,982 tỷ đồng, đạt 37,8%, trong
đó năm 2005 thu nợ gốc được 4,627tỷ đồng.
Bảng 1.5.
SLKT hải sản và lượng tàu thuyền của tỉnh Kiên Giang từ 2001-2006
Danh
mục
Tổng sản lượng hải sản khai thác
(tấn)
Năm
Tổng cộng Quốc
doanh
Ngoài Quốc
doanh
Số lượng
tàu cá
(chiếc)
Công suất
(cv)
Công suất
bình quân
(cv/chiếc)
2001 256.200
21.022 235.178
6.821
701.944
102,91
2002 270.000
11.469 258.531
7.030
814.570
115,87
2003 286.000
8955 277.045
7.390
989.655
133,92
2004 295.500
6885 288.615
7.695
1.099.400
142,87
2005 305.565
3032 302.533
7.700
1.170.446
152,01
2006 311.618
- 311.618
7.330
1.176.651
160,53
21
Về định hướng phát triển trong tương lai, theo quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2001-2010 thì các mục tiêu chủ yếu
mà ngành thủy sản phải đạt được bao gồm :
+Tập trung đẩy mạnh tốc độ phát triển toàn diện, đồng bộ theo hướng tận dụng
tối đa điều kiện sinh thái đặc thù về khai thác, nuôi trồng, chế biến, thương mại
và dịch vụ hậu cần, gắn với bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển. Đi đôi với
đẩy mạnh khai thác, từng bước đưa ngành nuôi trồng thủy sản trở thành ngành
sản xuất chính.
+Huy động tối đa các nguồn lực, đi đôi với tranh thủ nguồn lực bên ngoài để
phát triển kinh tế thủy sản toàn diện có hiệu quả từ khai thác, nuôi trồng, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm.
+Phấn đấu giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân hằng năm trong thời kỳ
2006-2010 là 7,03% (Khai thác tăng 4,5%, nuôi trồng tăng 12,97%). Nâng
SLKT thủy sản từ 249.225 tấn ( kể cả sò huyết ) năm 2000 lên 378.834 tấn trong
năm 2010.
+ Về Khai thác thủy sản :
Tập trung đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ, tăng cường năng lực
khai thác, sắp xếp lại cơ cấu nghề cá, chuyển đổi ngành nghề phù hợp đối với
phương tiện khai thác gần bờ hiện có. Chú trọng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thực
hiện triệt để quyết định 1236/QĐ-UB ngày 29/6/1999 của Uỷ Ban Nhân Dân
(UBND) tỉnh về việc cấm khai thác thủy sản bằng nghề xiệp, te, bóng mực và
cào ven bờ trên địa bàn của tỉnh.
Trong khai thác cần chú trọng xây dựng đội tàu khai thác khơi đủ mạnh,
được trang bị các phương tiện, thiết bị khai thác hiện đại, hệ thống thông tin liên
lạc và cứu hộ đầy đủ. Đội tàu quốc doanh làm nòng cốt. Chú trọng đội tàu đa
chức năng, vừa khai thác vừa chế biến ngay trên biển, phát triển đội tàu dịch vụ
hậu cần, thu mua, bảo quản, vận chuyển nhiên liệu nhằm tăng thời gian bám
biển, tăng hiệu quả đánh bắt hải sản. Tăng cường đào tạo đội ngũ thuyền trưởng,
22
máy trưởng, tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận với việc quản lý tàu có công suất
lớn, hiểu biết kỹ thuật khai thác khơi, thông hiểu ngư trường, thông tin liên lạc
hàng hải và kỹ thuật bảo quản sơ chế sản phẩm trên biển. Trong giai đoạn 2006-
2010 tăng thêm 340 chiếc, công suất tăng thêm là 107.000 cv, đến năm 2010
tổng số tàu thuyền của tỉnh đạt 7450 chiếc, tổng công suất 857.000 cv, công suất
bình quân 115 cv/chiếc.
+ Về dịch vụ hậu cần nghề cá (DVHCNC) :
Tiếp tục đầu tư có trọng điểm kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ nghề cá. Tăng cường các cơ sở đóng mới - sửa chữa tàu thuyền
(ĐM-SCTT) , đặc biệt là phục vụ cho chương trình đánh bắt xa bờ (CTĐBXB).
Từ tình hình trên có thể thấy rỏ những mặt thuận lợi và hạn chế của ngành
KTTS của tỉnh Kiên Giang như sau :
1-Mặt thuận lợi :
- Được sự quan tâm và ủng hộ của chính quyền các cấp. Thủy sản Kiên Giang
được đặt ở vị thế mũi nhọn của nền kinh tế tỉnh nhà.
- Có một ngư trường rộng lớn và đa dạng hải sản ứng với một trữ lượng tôm,
cá đảm bảo cung ứng cho khai thác trong thời gian tới.
- Có lượng tàu thuyền khá đông đảo và công suất lớn. Sẳn sàng đáp ứng
những mục tiêu đã định. Mặt khác xu hướng phát triển lượng tàu lớn, bám biển
dài ngày và có công suất lớn để đánh bắt ở vùng biển xa vẫn đang được địa
phương khuyến khích và ngư dân đầu tư nhiều. Đây là tiền đề cho luận văn này.
- Việc đầu tư vào lĩnh vực khai thác vẫn mang lại cho ngư dân nhiều hiệu quả
mặc dù có nhiều khó khăn về giá dầu và thị trường xuất khẩu.
- Có cơ sở vật chất phục vụ tốt cho khâu DVHCNC qua hệ thống cảng cá và cơ
sở chế biến ngày càng hiện đại cùng với những đối tác thương mại ngày càng đa dạng.
2-Mặt khó khăn :
- Công tác khuyến ngư có sự chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao, lực
lượng cán bộ khoa học kỹ thuật vừa thiếu và yếu. Số đông ngư dân có trình độ
23
dân trí thấp và chưa được đào tạo cơ bản để nhanh chóng tiếp thu và khai thác có
hiệu quả trang thiết bị kỹ thuật mới. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý thủy sản vẫn chỉ ở giai đoạn đầu.
- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật BVNL thủy sản chưa tốt, tình
hình vi phạm các quy định về BVNL thủy sản vẫn gia tăng, tình hình đánh bắt
hải sản lấn sang lãnh hải các nước vẫn còn xảy ra.
- Nguồn lợi thủy sản (NLTS) ven bờ ngày càng cạn kiệt. Tình trạng khai thác
hải sản non, khai thác bằng chất nổ, xung điện… làm hủy hoại môi trường sinh
thái biển vẫn còn nghiêm trọng và khó loại trừ triệt để.
- Hiệu quả kinh tế từ việc đầu tư vào khai thác hải sản vẫn ở mức độ chấp
nhận được nhưng trước tình hình biến động thất thường của thị trường làm cho
độ ổn định của nó không vững chắc.
- Tình hình tổ chức quản lý trong lĩnh vực ĐM-SCTT; khai thác hải sản và
DVHCNC còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Hầu hết các đơn vị sản xuất thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau tự tổ chức việc khai thác, cung ứng vật tư và
tiêu thụ sản phẩm. Trong phân phối giá trị sản phẩm, nhiều chủ tàu chưa tính
đúng, tính đủ các khoản chi phí đầu vào như : trả nợ gốc và lãi vay đến hạn và
quá hạn nên có nơi đã xảy ra hiện tượng không rỏ hiệu quả đầu tư và khai thác
của từng con tàu.
- Công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực ĐM-SCTT và khai thác hải sản ( KTHS) còn rất
chậm, thụ động và chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của khu vực, vì vậy chưa
thể tiến kịp với yêu cầu phát triển nghề cá trong nền kinh tế thị trường và hội
nhập. Hầu hết tàu cá của Kiên Giang là loại tàu vỏ gỗ cở nhỏ được đóng theo
kinh nghiệm dân gian hoặc học tập tự phát theo kinh nghiệm của Thái Lan, do
đó động cơ chính và chân vịt cũng được chọn theo kinh nghiệm. Kết quả là
không có quan điểm chính xác về sự làm việc hiệu quả của liên hợp máy - vỏ -
chân vịt ( M - V - CV).
24
Từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng, sự phát triển bền vững của ngành
thủy sản Kiên Giang nói chung và hiệu quả sử dụng (HQSD) lượng tàu thuyền
công suất lớn nói riêng đòi hỏi phải có những giải pháp toàn diện về Kinh tế,
chính trị - xã hội (CT-XH), kỹ thuật, quản lý… trong đó HQSD động cơ chính
trên tàu phải được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn.
1.1.2.Nghề lưới kéo:
Nghề lưới kéo của tỉnh Kiên Giang có bề dầy lịch sử khá ấn tượng. Xuất
phát từ nghề cào tôm ở ven bờ với những tàu có công suất nhỏ chỉ khoảng 10-20
cv, đánh bắt ở ven các bãi mắm, giá và ven các đảo, chủ yếu đánh bắt các loại
hải sản như tôm cá các loại phục vụ cho tiêu dùng nội địa trong những năm 60
của thế kỷ trước. Với sự phát triển ngày càng cao của xã hội; nhu cầu tiêu thụ
của con người ngày càng lớn; thị trường ngày càng được mở rộng và ưa chuộng
hàng hải sản của chúng ta, cộng vào đó là sự tiếp xúc một cách tự phát của ngư
dân Kiên Giang với công nghệ khai thác lưới kéo tiên tiến của khu vực, điển
hình là Thái Lan, đã tạo nên một bước đột phá về tư tưởng và công nghệ trong
KTHS bằng lưới kéo của tỉnh Kiên Giang. Ban đầu là việc trang bị các thiết bị
mặt boong như : cần cẩu, tời khai thác,… rồi đến kết cấu tàu, máy chính….. sau
đó là các dạng ngư cụ mới mà người Thái đã dùng khi khai thác trộm trên vùng
biển Kiên Giang. Trong giai đoạn nầy chủ yếu là phát triển nghề Lưới kéo đơn
(LKĐơ), loại nghề chỉ có một tàu lai dắt ngư cụ và dùng tang gông và dép để mở
miệng ngư cụ.
Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ngư dân Kiên Giang bắt đầu phát
triển một nghề lưới kéo mới nhờ học tập kinh nghiệm của ngư dân vùng Đông
Nam bộ : nghề lưới kéo đôi (LKĐô), là loại nghề có đến 2 tàu lai dắt 1 ngư cụ và
việc mở miệng ngư cụ do hai tàu tự hiệu chỉnh mà không cần tang gông hoặc
dép.
25
Đây là bước ngoặt quan trọng của nghề cá Kiên Giang. Với hiệu quả đạt
được của nghề nầy vượt hơn hẳn nghề LKĐơ ( có lúc gấp đôi ) nên nó phát triển
rất nhanh theo hướng tự phát.
Ngoài ra còn một hình thức nữa là lưới kéo”bay” hay còn gọi là “cào
bay”. Loại ngư cụ này được sử dụng trên cả 2 loại trên và đánh bắt chủ yếu là cá.
Tuy nhiên việc đánh bắt một cách tự phát cùng với việc chưa quan tâm
đến tái tạo lại nguồn lợi thủy sản đã làm cạn kiệt dần nguồn lợi ven bờ, đã đẩy
dần các tàu lưới kéo, đặc biệt là LKĐô, đi ra những ngư trường xa hơn và mới
hơn, điển hình của tình trạng nầy là việc di chuyển đến ngư trường Đông Nam
bộ của đội tàu của công ty Quốc doanh đánh cá Kiên Giang (vào những năm 90
của thế kỷ trước) đã mở ra một ngư trường mới giàu tiềm năng trong việc
KTHS, đặc biệt là cá bò.
Hiện nay, việc khai thác quá mức của nghề lưới kéo đã làm cho các nguồn
lợi thuỷ sản (NLTS) ( đặc biệt là các NLTS ven bờ ) ngày càng bị cạn kiệt, một
số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao đã bị tuyệt chủng. Do đó, cần phải có sự
phân loại lại hệ thống lưới kéo để sao cho việc khai thác được hiệu quả và đồng
thời bảo vệ được NLTS. Trước tình hình đó cộng với công nghệ khai thác lưới
kéo của Trung Quốc đang phát triển rất mạnh, nhất là đánh bắt cá, mà điển hình
là nghề “cào bay”. Tuy loại ngư cụ nầy có mắt lưới khá to, chổ nhỏ nhất khoảng
vài tấc, chổ to nhất khoảng trên 1m, nhưng do sử dụng động cơ kéo có công suất
cao, di chuyển với tốc độ lớn nên nó vẫn bắt được các loại cá nhỏ lẫn cá lớn.
Xét trên quan điểm BVNL thì nghề lưới kéo có tính hủy diệt môi trường
là lớn nhất do nó tàn phá tất cả vùng sinh sản của tôm cá như san hô, thảm cỏ
biển, các rặng đá thiên nhiên (nơi tập trung nguồn thức ăn và là nơi cư trú của
chúng)….. Đồng thời nó không có tính chọn lọc (do ý thức chủ quan của con
người là muốn bắt nhiều để mang lợi nhiều về cho mình ).
Một tính chất đặc trưng và hết sức quan trọng của tàu khai thác bằng lưới
kéo là động cơ trang bị trên tàu có công suất rất lớn và kèm theo nó là các thiết
26
bị đi cùng cũng phải đặc trưng và đắt đỏ. Từ đó cho thấy đầu tư vào nghề này
mang lại hiệu quả cao, nhưng chi phí đầu tư cũng lớn cho nên việc tính toán hiệu
quả đầu tư là điều hết sức quan trọng và cần thiết.
1.2. ĐỘI TÀU LƯỚI KÉO VÀ MÁY CHÍNH CỦA CHÚNG
1.2.1. Vỏ tàu lưới kéo: Đội tàu lưới kéo của tỉnh Kiên Giang có số lượng
khá lớn khoảng 3851 chiếc với 910.894 cv, trung bình 236,5 cv/ chiếc. Chiếm
53% tổng lượng tàu toàn tỉnh. Thống kê về số lượng, công suất tàu theo nghề và
địa bàn được thể hiện rỏ trên bảng 1.6.
Từ những đặc điểm đã nêu trong các phần ở trên, chứng tỏ nghề lưới kéo rất
cần các nguồn máy có độ tin cậy cao; công suất lớn; sử dụng và sửa chữa dễ
dàng; HQSD tốt; giá thành hạ…Đây chính là nguyên nhân và là tiền đề để động
cơ CUMMINS được sử dụng rộng rải như một nhân tố tất yếu.
1.2.1.1-Thực trạng công tác Thiết kế, đóng mới, sử dụng tàu lưới kéo ở tỉnh Kiên
Giang.
Theo số liệu thống kê của ngành Đăng kiểm tàu cá tỉnh Kiên Giang từ
2004 đến 2006 thì lượng tàu đóng mới tăng không đều, nhất là năm 2006 chỉ có
73 chiếc, nhưng có xu hướng là tàu đóng có dung tích khá lớn từ 70TĐK trở lên
và công suất >300 cv chiếm số lượng lớn. Đặc biệt loại có đường nước thiết kế >
20m xuất hiện càng nhiều, hiện có trên 130 chiếc.
Một đặc điểm nổi bật của công nghệ đóng tàu cá ở tỉnh Kiên Giang là
thường áp dụng Mẫu tàu cá truyền thống (MTCTT), có lai tạp một số đặc điểm
của tàu cá Thái Lan, đã tạo nên một mẫu tàu có nét thẩm mỹ cao và kết cấu
thuận lợi trong khai thác. Tàu cá thường được đóng mới ở 3 khu vực chính:
+Thành phố Rạch Giá : đây là nơi tập trung đóng những con tàu có dung tích
lớn và công suất cao, nhằm bổ sung cho đội tàu lưới kéo đánh bắt xa bờ.
+Huyện Hòn Đất : khu vực giáp với Rạch Giá đóng tàu có dung tích lớn,
riêng khu vực giáp với Kiên Lương thì tàu đóng mới có dung tích nhỏ.
27
+Huyện Kiên Lương và Hà Tiên : Thường đóng các tàu có dung tích trung
bình trở xuống ( khoảng 30-40 TĐK).
Ngoài ra còn có các khu vực khác như Châu Thành, An Biên, Tân Hiệp,
Kiên Hải đóng mới tàu với số lượng ít.
Tất cả các tàu khi đóng đều phải tuân theo sự quản lý thống nhất của Bộ
Thủy sản về kiểm tra an toàn kỹ thuật và cấp đăng ký tàu. Theo quyết định số
494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về ban hành
Quy chế Đăng kiểm tàu cá, Đăng ký thuyền viên, quy định : Tàu cá đóng mới
lắp máy chính có công suất từ 50 sức ngựa trở lên hoặc có chiều dài thiết kế từ
12m-20m phải lập hồ sơ kỹ thuật tàu cá ( Hồ sơ thiết kế hoặc hồ sơ hoàn công ).
Việc lập và duyệt hồ sơ kỹ thuật tàu cá do cơ quan có chức năng và thẩm
quyền được Bộ Thủy sản công nhận như : Trung tâm nghiên cứu chế tạo tàu cá
và thiết bị của trường Đại học Thủy sản ( nay là trường Đại học Nha Trang );
Công ty Khảo sát thiết kế và Tư vấn đầu tư của Tổng công ty Hải sản Biển
Đông; Công ty TNHH Hoài Nam ( Tp.Hồ Chí Minh); Công ty TNHH Văn Lang
( Tp. Hà Nội ) và một số đơn vị khác.
Trước khi thi công đóng mới tàu cá, chủ phương tiện phải lập đơn xin
đóng tàu và tiến hành ký hợp đồng giám sát kỹ thuật với cơ quan Đăng kiểm tàu
cá, đồng thời phải có hồ sơ thiết kế tàu cá đã được cơ quan Đăng kiểm duyệt
cùng các tài liệu có liên quan đến tàu trong quá trình giám sát kỹ thuật thi công.
Hồ sơ thiết kế tàu chủ yếu có 2 dạng :
a-Tàu đóng mới theo MTCTT : là mẫu tàu, thuyền được đóng và sử dụng
lâu đời ở một địa phương nhất định. Mẫu đó phải thể hiện rõ những ưu điểm về
tính năng, kết cấu, phù hợp với tập quán sử dụng và điều kiện ngư trường ở địa
phương.
Quá trình giám sát được chia thành các bước kiểm tra như sau:
+ Kiểm tra khung sườn ( Cong, đà, mối nối, liên kết, hệ thống dằn…).
+ Kiểm tra ván vỏ, hầm boong, cabin ( giàn đáy, mạn, mối nối con ván…).