Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Anh/ chị hãy phân tích những nguyên nhân gây mất cân đối quỹ bảohiểm xã hội ở Việt Nam? Hãy đề xuất một số gải pháp để gải quyết tìnhtrạng này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.01 KB, 11 trang )

Trường : Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
Khoa : Khoa học quản lý.
Sinh viên: Lăng Thị Hiền
SN: 29/08/1990.
MSV: 08030398
Bài Kiểm Tra Giữa Kỳ Môn: Chính Sách Bảo Đảm Xã Hội.

Đề bài:
Anh/ chị hãy phân tích những nguyên nhân gây mất cân đối quỹ bảo
hiểm xã hội ở Việt Nam? Hãy đề xuất một số gải pháp để gải quyết tình
trạng này?
Bài làm:
Quỹ bảo hiểm là một quỹ tài chính độc lập, tập trung, được tồn tích
dần từ sự đống góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội và các nguồn thu
hợp pháp khác và Nhà nước bảo hộ. Quỹ bảo hiểm xã hội là một công cụ để
thực hiện chức năng tài chính bảo hiểm xã hội và chính sách bảo hiểm xã hội
của Nhà nước. Đặc điểm cảu quỹ bảo hiểm xã hội là do Nhà nước thành lập
và hoạt động theo pháp luật , nhằm thực hiện các chức năng của tài chính
bảo hiểm xã hội bao gòm thu, chi và cân đối thu – chi bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm xã hội giữ vai trò trung tâm trong thực hiện chính sách
bảo hiểm xã hội và tài chính bảo hiểm xã hội, là cầu nối giữ các bên tham
gia và các bên hưởng lợi. Kết quả hoạt động tài chính, cân đối quỹ là một chỉ
số quan trọng giúp cho việc nghiên cứu, đánh giá, điều chỉnh chính sách bảo
hiểm xã hội và ra quyết định liên quan đến bảo hiểm xã hội. Sự tồn tại và
1


hoạt động của quỹ gắn liền với khả năng thực thi chính sách bảo hiểm xã
hội. Quỹ bị mất khả năng thanh toán và mất cân đối tài chính sẽ có nguy cơ
dẫn đến khủng khoảng tài chính nếu Nhà nước khả năng bù đắp phần thiếu
hụt của hệ thống bằng ngân sách Nhà nước. Trường hợp xấu nhất có thể xảy


ra là bất ổn về chính trị và xã hội. Việc mất cân đối quỹ là vấn đề cần quan
tâm, và cần phải thực hiện các giải pháp cân bằng, muốn làm được điều đó
trước hết chúng ta phải tìm hiểu được nguyên nhân gây ra mất cân đối quỹ?
Từ đó, chúng ta có thể thực hiện giải pháp để khắc phục tình trạng đó?
1.

Nguyên nhân gây mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội của Việt Nam.
Trước hết phải thấy rằng, việc mất cân đối quỹ ở đây là hiện tượng thu

– chi quỹ bảo hiểm xã hội không cân bằng, mà thực chất đó là việc chi nhiều
hơn thu, gây ra hiện tượng thâm hụt quỹ bảo hiểm xã hội. Nguyên nhân gây
mất cân đối quỹ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó
ta có thể xét trên hai yếu tố sau: do hiện tượng các nguồn thu không đủ, hoặc
do các nguồn chi tăng nhiều so với mức thu. Nguyên nhân dẫn tới việc ảnh
hưởng tới nguồn thu, khiến nguồn thu bị thất thoát, hoặc thiếu và việc các
nguồn chi cảu quỹ bảo hiểm của chúng ta ngày một tăng cao hơn so với
thường lệ, cũng là nguyên nhân gây đến việc mất cân đối quỹ bảo hiểm xã
hội.
a. Nguyên nhân ảnh hưởng tới nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội, khiến
quỹ này bị thiếu hụt.
Như chúng ta đã biết, nguồn thu (nguồn hình thành) quỹ bảo hiểm xã
hội Việt Nam do những nguồn chủ yếu sau đây:


Do người lao động và người sử dụng lao động đóng góp, đây là nguồn

chính quân trọng nhất của qũy bảo hiểm xã hội, chiếm khoảng 80% quỹ.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật quy định về mức đóng của người lao

2



động vào bảo hiểm xã hội là 6% ( mức lương) còn người sử dụng lao động
là 16% (tổng quỹ lương).


Sự hỗ trợ của Nhà nước,Nhà nước đóng góp vào bảo hiểm xã hội với

ba vai trò: thứ nhất là việc Nhà nước cũng là chủ sử dụng lao động, thứ hai
là có sự hỗ trợ thêm vào bảo hiểm xã hội nhằm mục đích hỗ trợ quỹ tránh
tình trạng thâm hụt quỹ hay vỡ quỹ và thứ ba là Nhà nước tiến hành đóng
bảo hiểm xã hội cho những người trước 1995.


Từ lãi đầu tư: đây là nguồn khá quan trọng chi trả chủ yếu vào chi phí

quản lý và trang trải cơ sở vật chất và để lại quỹ chung để chi trả cho người
tham gia.


Một số nguồn khác như: phạt, vi phạm trón đóng , chậm đóng, quà

biếu, tài trợ từ bên ngoai,…
Đó là những nguồn thu cho quỹ bảo hiểm xã hội, tuy nhiên trên thực tế còn
tồn tại một số hiện tượng gây ảnh hưởng đến nguồn thu của bảo hiểm xã hội,
gây thất thu cho nguồn quỹ này:


Hiện tượng các doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng quỹ bảo hiểm xã


hội. Việc doanh nghiệp chậm đóng đặc biệt là trốn đóng bảo hiểm xã hội, đã
ảnh hưởng đến nguồn thu chính của quỹ bảo hiểm xã hội. Vì việc doanh
nghiệp trốn đóng, tức là đã làm thất thu việc đóng góp cho quỹ bảo hiểm xã
hội hai thành phần: phần đóng của người lao động hoạt động trong doanh
nghiệp đó, và phần đóng của chủ sử dụng lao động.
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ
BHXH năm 2010, thu BHXH bắt buộc đã tăng 6% so với 2009; thu BHXH
tự nguyện tăng 49,8% so với 2009; thu bảo hiểm thất nghiệp tăng 17,7% so
với 2009. Số nợ chậm đóng BHXH tính đến cuối 2010 là 1.725,4 tỷ đồng,

3


bằng 3,36% số phải thu BHXH trong năm và tương ứng với số thu của 0,28
tháng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị
Kim Ngân thừa nhận, tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH vẫn diễn ra ở
hầu hết các tỉnh, thành phố và tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài quốc
doanh. Nguyên nhân chính là do các ngân hàng thương mại chưa thực hiện
việc trích tài khoản của doanh nghiệp nợ BHXH để đóng BHXH theo quy
định; việc xác định tiêu chí để khởi kiện ra tòa về nợ BHXH chưa thống
nhất, còn thiếu kinh nghiệm; nhiều trường hợp phát hiện nhưng chưa xử lý
kịp thời, việc chấp hành quyết định xử phạt chưa nghiêm đã tạo điều kiện để
một số doanh nghiệp cố tình trốn tránh đóng BHXH.
Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Về các vấn đề xã hội vừa tổ
chức gần đây cũng đã nêu ra một số vấn đề bất cập sau khi thực hiện Luật
BHXH như chưa nắm được số lượng người phải tham gia BHXH bắt buộc;
chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH còn thấp, chưa đủ
mức răn đe, một số quy định của pháp luật còn bất cập, hạn chế… Kết quả
giám sát của Ủy ban Về các vấn đề xã hội cho thấy, tình trạng chậm đóng

BHXH vẫn diễn ra thường xuyên, kể cả khu vực hành chính sự nghiệp. Tính
đến hết năm 2010, có 126.543 đơn vị, chiếm 64,9% số đơn vị tham gia
BHXH nợ 1.713 tỷ đồng, bằng 3,3% số tiền phải thu. Theo đánh giá của Phó
chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đặng Như Lợi, hiện nay công tác
thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước và công tác kiểm tra của cơ quan
Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân thì có
nhiều nhưng chủ yếu do bộ máy của cơ quan thanh tra về lao động quá thiếu,
cơ quan BHXH thì không có quyền xử lý vi phạm, sự phối hợp giữa cơ quan
BHXH và cơ quan nhà lý nhà nước về lao động cũng chưa thật sự chặt chẽ
tại một số địa phương. Với số nợ không lớn, nhưng số đơn vị nợ lại quá lớn
4


đã gây khó khăn, phức tạp, tốn kém cho công tác quản lý BHXH, đặc biệt là
việc đòi nợ.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng trốn
đóng nợ đóng của các doanh nghiệp, nói một cách nào đó thì đây cũng là
những nguyên nhân gián tiếp dẫn tới tình trạng mất cân đối quỹ bảo hiểm xã
hội của chúng ta. Số tiền mà các doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng thì
lớn, nhưng số tiến nộp phạt theo quy định của pháp luật, hay số tiền lãi phạt
chậm đóng cũng rất nhỏ (so với số tiền pải đóng).
b. Nguyên nhân ảnh hưởng tới nguồn chi của bảo hiểm, khiến nguồn chi
tăng.
Việc sủ dụng quỹ bảo hiểm xã hội dùng chủ yếu cho những hoạt động
sau.


Dùng quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho các chế độ liên quan của các đối

tượng như: chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,

hưu trí và tử tuất. Việc chi trả cho các đối tượng chiếm tỷ lệ chủ yếu của quỹ
(80 -> 90% quỹ.


Dùng quỹ để chi trả cho hoạt động quản lý của hệ thống bảo hiểm xã

hội như: trả lương, thưởng cho nhân viên làm công tác bảo hiểm xã hội, cho
tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội.


Ngoài ra, còn chi trả khác như dùng để xây dựng, đầu tư, mua sắm

trang thiết bị...
Trên thực tế, sử dụng việc đặc biệt là quỹ dùng cho việc chi trả cho
chế độ hưu trí và tử tuất có nhiều vấn đề này sinh, khiến quỹ này hay bị mất
cân đối.
Tính đến cuối 2010, các quỹ BHXH kết dư gần 135.500 tỷ đồng,
trong đó Quỹ BHXH bắt buộc kết dư 127.294,8 tỷ đồng, trong đó Quỹ ốm
đau, thai sản là 7.620 tỷ đồng; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là
5


7.415 tỷ đồng; Quỹ hưu trí, tử tuất là 112.259,8 tỷ đồng. Qua số liệu thống
kê, tỷ lệ thu - chi các quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp đều theo chiều hướng kết dư tăng. Riêng Quỹ hưu trí và tử tuất
mặc dù số thu 2010 tăng 35,8% trong khi số chi chỉ tăng 29,3%, nhưng
nguyên nhân là do tỷ lệ đóng BHXH năm 2010 tăng thêm 2%, còn so sánh
thực tế số chi vẫn chiếm tỷ trọng 77,6%. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân
cho biết, nếu năm 1996 có 217 người đóng BHXH cho 1 người hưởng lương
hưu, thì năm 2000 giảm xuống còn 34 người; năm 2004 còn 19 người; năm

2007 còn 14 người, năm 2009 còn 11 người và đến 2010 chỉ còn 10,7 người.
Như vậy, hiện Quỹ hưu trí và tử tuất đang đối mặt với nguy cơ mất cân đối
trong dài hạn. Việc dân số đang già hóa khiến tỷ lệ người hưởng bảo hiểm
ngày càng cao,nhưng người đóng lại ít dần,và tuổi thọ ngày càng nâng cao
trong xã hội khiến việc chi trả cho chế độ này (chế độ dài hạn) ngày càng
lớn hơn. Hiện nay, theo tính toán, tuổi đời về hưu thực tế bình quân là 51
tuổi (tức là thời gian đóng BHXH bình quân chỉ khoảng 20 năm) và thời
gian hưởng chế độ hưu bình quân là 18 năm. Trong khi đó, tỉ lệ đóng BHXH
(dài hạn) là 15%, tỉ lệ hưởng BHXH là 75% (của mức lương đóng BHXH
bình quân 5 năm trước khi nghỉ hưu). Điều này đang tạo ra sự chênh lệch
lớn giữa tốc độ tăng thu và tốc độ tăng chi BHXH. Theo đà này, sự mất cân
đối quỹ BHXH trong tương lai là điều khó tránh khỏi.
Đây là vấn đề rất lớn trong điều kiện hội nhập, khủng hoảng kinh tế
và già hóa dân số và nhiều quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề này. Và
theo dự báo của Chính phủ, tới năm 2023 số thu sẽ bằng số chi; từ 2024 trở
đi để bảo đảm chi chế độ hưu trí, tử tuất, ngoài số thu trong năm phải trích
thêm từ số dư của quỹ. Đến năm 2037, nếu Nhà nước không có chính sách
tăng thu hoặc giảm chi thì ngay cả phần tồn tích Quỹ BHXH cũng cạn,
không bảo đảm khả năng thực hiện chính sách hưu trí, tử tuất.
6


c. Một số nguyên nhân khác gây ảnh hưởng tới việc mất cân đối quỹ bảo
hiểm xã hội Việt Nam.
Ngoài những nguyên nhân liên quan đến nguồn thu và chi của quỹ
bảo hiểm xã hội như phân tích trên thì việc mất cân đối quỹ còn chịu sự tác
động của những nguyên nhân sau:


Khủng hoàng tài chính.

Nền kinh tế xã hội, ngày càng phát triển một cách nhanh chóng, có thể

nói là tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Việc khủng hoảng kinh tế, tài
chính của các nước, nói một cách nào đó có tác động đối với quỹ bảo hiểm
xã hội. Ảnh hưởng tới việc tồn tại cũng như, phát triển của mỗi doanh
nghiệp, ảnh hưởng tới nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội.


Lạm phát tăng cao.
Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia

(tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư).
Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số,
vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này
sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy
vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của
người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang. Khi lạm phát
tăng cao, giá trị đồng tiền trượt giá gay ảnh hưởng tới các hoạt động tài
chính nói chung và quỹ bảo hiểm xã hội nói riêng. Vì thực chất quỹ bảo
hiểm xã hội là một quỹ tài chính độc lập. Mặc dù bản chất xã hội là chính
những quỹ vẫn có tính chất kinh tế, vẫn có hoạt động đầu tư quỹ.
2.

Một số giải pháp khuyến nghị nhằm khắc phục tình trạng mất cân

đối quỹ bảo hiểm xã hội.

7



Với những nguyên nhân phân tích trên gây ảnh hưởng tới việc cân đối
quỹ bảo hiểm xã hội, tác giả xin đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục
tình trạng mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện nay như sau:


Hoàn thiện pháp luật quy định về các quy định liên quan đến bảo hiểm

xã hội, nhất là cac quy định liên quan đến việc xử phạt tình trạng trốn đóng,
chậm đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.
Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Về các vấn đề xã hội
vừa tổ chức gần đây cũng đã nêu ra một số vấn đề bất cập sau khi thực hiện
Luật BHXH như chưa nắm được số lượng người phải tham gia BHXH bắt
buộc; chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH còn thấp,
chưa đủ mức răn đe, một số quy định của pháp luật còn bất cập, hạn chế…
Kết quả giám sát của Ủy ban Về các vấn đề xã hội cho thấy, tình trạng chậm
đóng BHXH vẫn diễn ra thường xuyên, kể cả khu vực hành chính sự nghiệp.
Với sự phát triển cuả kinh tế xã hôi cũng như những thay đổi trong đời sống
người dân, như mức độ già hóa của dân số, tỷ lệ tuổi thọ cảu người dân nâng
cao, chúng ta có thể xem xét việc thay đổi chế độ đóng và hưởng bảo hiemr
xã hội như: nâng cao mức đóng bảo hiểm xã hội cũng như điều kiện hưởng
cho các chế độ, nâng mức tuổi hưu trí hiện nay. Ví dụ như ở Pháp đã nâng
mức hưu trí là 65 tuổi.


Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước bằng cách tăng cường

nguồn nhân lực làm công tác thanh tra lao động nhằm nâng cao quá trình
giám sát việc đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp. Và tăng cường sự
phối hợp giữ cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và cơ quan thực
thi: cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.

Theo đánh giá của Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đặng
Như Lợi, hiện nay công tác thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước và công
tác kiểm tra của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.
8


Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu do bộ máy của cơ quan thanh tra
về lao động quá thiếu, cơ quan BHXH thì không có quyền xử lý vi phạm, sự
phối hợp giữa cơ quan BHXH và cơ quan nhà lý nhà nước về lao động cũng
chưa thật sự chặt chẽ tại một số địa phương. Với số nợ không lớn, nhưng số
đơn vị nợ lại quá lớn đã gây khó khăn, phức tạp, tốn kém cho công tác quản
lý BHXH, đặc biệt là việc đòi nợ.
Vì vậy cần phải tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra lao động
cũng như cần có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cơ quan quản lý nhà
nước về bảo hiểm xã hội và cơ quan sự nghiệp bảo hiểm xã hội các cấp.
• Xã hội hoá hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo hướng giảm nhẹ
gánh nặng cho ngân sách Nhà nước
Hiện nay ở Việt Nam có 3 hệ thống bảo hiểm tồn tại độc lập:
- Bảo hiểm xã hội, do cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý.
- Bảo hiểm y tế, do Bộ y tế quản lý.
- Bảo hiểm thương mại, do các doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành dưới sự
quản lý của Bộ Tài chính.
Do những đặc thù riêng, các dịch vụ bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y
tế (BHYT) đều do các tổ chức thuộc Nhà nước cung cấp và quản lý. Tuy
nhiên, trước những yêu cầu phát triển mới, ngành BHXH và BHYT đều
đang gặp phải nhiều khó khăn với những gánh nặng mà ngân sách Nhà nước
rất khó có thể đáp ứng đầy đủ. Nhu cầu xã hội hoá một số lĩnh vực thuộc
BHXH, BHYT đang được đặt ra hết sức cấp thiết từ nhiều phía, từ người
được bảo hiểm cũng như cơ quan quản lý. Mặt khác, việc thực hiện xã hội
hoá BHXH, BHYT với sự trợ giúp của các công ty bảo hiểm đáp ứng được

yêu cầu không chỉ giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước mà còn mở
ra một triển vọng phát triển mới. Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể mở rộng

9


phạm vi hoạt động, đồng thời, những người được bảo hiểm có thể được
hưởng những chăm sóc tốt hơn, đầy đủ hơn.
Tuy nhiên, do có thể gây ra những tác động to lớn trên nhiều mặt nên việc xã
hội hoá hai lĩnh vực bảo hiểm này cần phải được tiến hành một cách thận
trọng trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm ở các nước khác, đồng thời nghiên cứu
một cách kỹ lưỡng tình hình cụ thể ở nước ta. Việc xã hội hoá chỉ nên thực
hiện ở một số lĩnh vực ít gây ảnh hưởng lớn, đồng thời, chỉ nên giao cho
những doanh nghiệp bảo hiểm lớn, có uy tín và trách nhiệm.
Ta có thể thấy, vai trò to lớn của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xã
hội nói riêng đối với sự phát triển kinh tế cũng như tạo ra một xã hội công
bằng, an toàn. Nhất là đối với Việt Nam hiện nay, khi mà đời sống người
dân còn nghèo khó, việc thực hiện bảo hiểm xã hội là rất quan trọng. Việc
mất cân đối trong quỹ bảo hiểm xã hội có thể gây những ảnh hưởng không
tốt cho việc thực hiện các chế độ của bảo hiểm xã hội, đặc biệt nghiêm trong
có thể gây hiện tượng vỡ quỹ ảnh hưởng tới sự tồn tại của bảo hiểm xã hội.
Như vậy việc tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục tình trạng
mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội là việc cần thiết đối với chúng ta hiện nay.

10


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Trường Đại học Lao động xã hội (2009), Bảo hiểm xã hội, Nhà xuất
bản lao động xã hội Hà Nội.

2. />3. />4. />5. />
11



×