Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giá vàng Việt Nam năm 2011: thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp của Chính Phủ đối với thị trường này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.42 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỞ BÀI……………………………………………………………………2
NỘI DUNG………………………………………………………………...2
I.

Một số lý luận về vàng……………………………………………..2

II.

Thị trường vàng ở Việt Nam năm 2011……………………………3
1. Thực trạng………………………………………………………3
2. Nguyên nhân……………………………………………………5
3. Giải pháp………………………………………………………..6

III.

KẾT BÀI…………………………………………………………...8

1


MỞ BÀI
Năm 2011, là một năm mà giá cả ở thị trường Việt Nam có sự biến đổi
khá lớn: từ những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cho đến những sản phẩm
mang tính chất trọng yếu của nền kinh tế như xăng, điện, gas… Đặc biệt sự
biến đổi thất thường của giá vàng khiến thị trường này trở thành nối quan
tâm hàng đầu của nhiều nhà đầu tư và người dân.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, cũng như kinh
nghiệm thực tế để nghiên cứu thị trường vàng đưa ra các giải pháp phát triển
và ổn định thị trường vàng ở Việt Nam theo hướng sử dụng hợp lý nhất
nguồn lực “vàng” cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đề tài


nghiên cứu “Giá vàng Việt Nam năm 2011: thực trạng, nguyên nhân và
những giải pháp của Chính Phủ đối với thị trường này” nhằm đáp ứng
những yêu cầu đó.

NỘI DUNG
I. Một số lý luận về “Vàng”.
Vàng là hàng hóa đa dạng với chức năng là tiền tệ, công cụ tài chính và
hàng hóa thông thường. Mặc dù thực tế chức năng tiền tệ của vàng không
còn quan trọng như trong thời kỳ bản vị vàng, Chính phủ một số nước vẫn
giữ một lượng vàng đáng kể trong dự trữ. Vàng vẫn còn chứng tỏ vai trò
quan trọng của mình như một công cụ tài chính bên cạnh các công cụ tài
chính khác như chứng khoán và trái phiếu. Đặc biệt là đối với các nước đang
phát triển, nền kinh tế chưa thực sự vững chắc, giá trị đồng bản tệ chưa thực
sự ổn định. Cũng vì lý do đó một số nước vẫn duy trì chính sách quản lý
vàng một cách chặt chẽ.
Ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế vai trò của vàng cũng
gắn liền với bước thăng trầm của nền kinh tế. Vai trò tiền tệ của vàng đã
2


phát huy rõ nét trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, lạm phát với tốc độ phi
mã, vàng được coi là công cụ dự trữ, phương tiện thanh toán, đơn vị tính
toán đối với tài sản có giá trị. Nhà nước sử dụng vàng làm công cụ ổn định
giá trị đồng Việt Nam, góp phần chống lạm phát.
Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đã qua thời kỳ khủng
hoảng và đang có bước phát triển ổn định, lạm phát được duy trì ở mức thấp,
xu hướng hội nhập toàn cầu hóa ngày càng tăng, tuy nhiên thì giá vàng trong
năm 2011 có nhiều biến động đáng kể đôi lúc còn vượt mức xa so với thị
trường vàng của thế giới và gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư trong
và ngoài nước.


II. Thị trường vàng ở Việt Nam năm 2011
1. Thực trạng
Ở Việt Nam hiện nay, các nhân tố chính trên thị trường Vàng bao gồm:
Công ty vàng bạc đá quý SJC, PNJ, SACOM, SCB, ACB, Nông nghiệp…
Đây là các công ty lớn và có khả năng chi phối giá vàng trên thị trường. Bên
cạnh đó còn có hệ thống các ngân hàng thương mại và hàng trăm tiệm vàng
trải dài khắp từ Bắc tới Nam, dù tham gia với mục đích như: mua vàng để
kinh doanh, tích trữ, sản xuất, trang sức, thanh toán hay làm đẹp … tất cả
nhân tố trên hợp lại hình thành nên cung cầu để thị trường có thể hoạt động.
Năm 2011 là năm mà thị trường vàng có nhiều biến động, giá vàng lên
xuống thất thường.
Các nhà chuyên môn đã kết luận, năm 2011 là năm tăng giá thứ 11 không
nghỉ của vàng, đưa kim loại duy trì ngôi vị một trong những tài sản đầu tư có
khả năng sinh lời tốt nhất.
Giá vàng lên xuống thất thường diễn ra trong các tháng như sau:
3


Vào tháng 1/2011: Giá vàng trong nước giao động từ 3.535000đ –
3.626.000đ/chỉ bán ra và 3.520.000đ – 3.613.000đ/chỉ mua vào, theo đánh
giá thì giá vàng đầu năm 2011 ít biến động so với cuối năm 2011. Giá vàng
trên thị trường vẫn giữ được mức ổn định trong vòng sáu tháng đầu năm.
Tới sáu tháng cuối năm 2011 thị trường vàng trong nước thực sự sôi động.
Vào tháng 8, giá vàng có lúc ở đỉnh điểm và đạt tới 4.930.000đ/chỉ, theo giá
bán ra. Sau đây là biểu đồ giá vàng 9999 của Công ty Bảo Tín Minh Châu:

Tuy nhiên càng về gần cuối năm giá vàng liên tục giảm và giữ ổn định ở
mức 4.375.000đ – 4.452.000đ/chỉ. Tương tự 2010, vàng vẫn là kênh đầu tư
tốt hơn so với chứng khoán và bất động sản. Tuy nhiên, có thể thấy, lợi

nhuận không phải đến với tất cả những ai dám nhảy vào giữa “cơn bão”
vàng. Ở thời điểm giá vàng lập đỉnh, rất nhiều người đã mạo hiểm mua vàng
ở mức giá 47, 48, 49 triệu đồng/ lượng. Và nếu còn giữi tới thời điểm này,

4


họ phải chịu lỗ từ 5 – 7 triệu đồng/lượng. Đồng thời thị trường vàng miếng
của SJC ở cuối năm so với đầu năm 2011 đã đội thêm 6,6 triệu đồng/lượng,
tương đương mức tăng lên là 18% (đầu năm với mức giá là 36 triệu
đồng/lượng).
Năm nay, thị trường vàng trong nước tiếp tục chứng kiến những mức chênh
lệch phi lí giữa giá vàng trong nước và thế giới. Có lúc, giá vàng trong nước
cao hơn thê giới 4 triệu đồng/lượng, và sự chênh lệch này hiện vẫn đang ở
mức trên 2,5 triệu đồng/lượng, trong khi Thống đốc ngân hàng Nhà nước
Nguyễn Văn Bình đã có lần chỉ rõ, giá vàng trong nước cao hơn thế giới quá
400.000đồng/lượng đã có giấu hiệu của đầu cơ làm giá.
Thị trường vàng Việt Nam trong năm 2011 vừa qua là năm mà thị trường
vàng đầy biến động và đứng sau đó là nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng tới
thị trường này.

2. Nguyên nhân
Giá vàng trong nước thời gian qua có nhiều bất ổn chủ yếu do các
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, giá vàng trên thế giới liên tục theo chiều hướng tăng cao, điều
này khiến người có vàng không muốn bán ra, người chưa có vàng thì có nhu
cầu mua. Từ đây cung ít đi, cầu nhiều lên, tạo ra giá mới so với giá trước đó.
Đồng thời làm tăng tình trạng đầu cơ, tích trữ vàng của người dân và doanh
nghiệp.
Thứ hai, tình hình kinh tế vi mô chưa ổn định, lạm phát cao đẫ làm cho

niềm tin của người dân vào giá trị đồng tiền Việt Nam giảm sút, tâm lí mua,
nắm giữ vàng gia tăng. Bên cạnh đó có một số doanh nghiệp lợi dụng chức
năng kinh doanh vàng trong giấy phép để mô giới, tổ chức các sàn giao dịch
nhỏ làm chân rết cho các sàn vàng lớn, liên kết với nhau làm giá, đầu cơ trên

5


thị trường, hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép, tung tin thất thiệt ảnh
hưởng tân lí của người dân về giá vàng và ngoại tệ để đầu cơ trục lợi.
Thứ ba, việc vàng miếng SJC chiếm thị phần lớn (trên 90%) củng tạo lợi
thế độc quyền tự nhiên, dẫn đến mỗi khi giá vàng biến động, tình trạng khan
hiếm vàng SJC làm cho thị trường biến động mạnh hơn.
Thứ tư, do sự thiếu thống nhất trong các quy định về chức năng quản lý
Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng.
Thứ năm, do những bất cập trong quy định tại Nghị định 174. Ngân hàng
nhà nước cho rằng, về cơ bản, các quy định của Nghị định 174 khá thông
thoáng và không còn phù hợp với thực tế, từ đó gây nên những tiêu cực đối
với thị trường và cho vay vốn bằng vàng.
Thứ sáu, do những bất cập trong quy định về huy động và cho vay vốn
bằng vàng.

3. Giải pháp của Chính phủ đối với thị trường vàng.
Trước những bất cập về thị trường vàng trong nước, Ngân hàng nhà nước
và Chính phủ cần đưa ra một số giải pháp để khắc phục và ổn định thị
trường này.
Theo Ngân Hàng Nhà nước, các biện pháp đưa ra dựa trên quan điểm chỉ
đạo của Chính phủ là “kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng”, ban
hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung
đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị

trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên
giới”. Đồng thời bảo đảm lợi ích hợp pháp cho người nắm giữ vàng, quan
tâm đúng mức đến nhu cầu của người dân và doanh nghiệp để ổn định tâm
lý, tránh gây biến động cho thị trường, tổ chức lại thị trường vàng” như Bộ
Chính trị đã lãnh đạo.

6


Để khắc phục các bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, “dẹp
loạn” thị trường, Nghị định mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng do
Ngân hàng Nhà nước soạn thảo đã đưa ra 7 biện pháp mạnh tay để trình
Chính phủ.
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất vàng
miếng. Do hoạt động sản xuất vàng miếng có tác động rất lớn tới nguồn
cung vàng miếng trong nước, nên để bình ổn thị trường vàng, hoạt động sản
xuất vàng miếng cần được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.
Thứ hai, thu hẹp đối tượng được khép kín kinh doanh mua bán vàng
miếng, không khuyến khích hoạt động mua bán vàng miếng. Khắc phục bất
cập trong quản lý hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng hiện nay (hoạt
động mua bán vàng miếng được thực hiện khá tự do tại hầu hết 12.000
doanh nghiệp kinh doanh vàng, gây khó khăn cho công tác quản lý và tăng
nguy cơ vàng hóa). Coi hoạt động kinh doanh vàng miếng là hoạt động kinh
doanh có điều kiện, có cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đồng
thời dự thảo Nghị định củng bổ sung quy định về điều kiện chặt chẽ đối với
hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu
vàng nguyên liệu, là cơ quan tổ chức cấp phép hoạt động xuất nhập khẩu
vàng nguyên liệu. Quy định này nhằm tạo điều kiện quản lý, kiểm soát
lựơng vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu, cũng như điều tiết thị trường

cung cầu trên thị trường, hạn chế tình trạng xuất nhập lậu vàng, đầu cơ, lũng
đoạn thị trường.
Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý chặt chẽ hoạt động sản
xuất, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Theo quy định thì hoạt động sản
xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải được cơ quan này cấp giấy đủ điều kiện
kinh doanh.
7


Thứ năm, quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh vàng khác.
Thứ sáu, tạo cơ chế cho phép Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện
pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng khi có diễn biến bất thường. Để tạo
cơ sở pháp lý cho hoạt động can thiệp của Ngân hàng Nhà nước nhằm bình
ổn thị trường vàng khi có diễn biến bất thường thông qua các hoạt động: cấp
phép sản xuất vàng miếng; tổ chức mua bán vàng miếng trên thị trường
trong nước; tổ chức xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu, tổ chức huy động
vàng.
Thứ 7, Nhà nước thực hiện điều tiết thị trường vàng thông qua các chính
sách thuế. Dự thảo Nghị định quy định Bộ Tài Chính, phối hợp với Ngân
hàng Nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo
thẩm quyền, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu vàng, thuế giá trị gia
tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh
vàng phù hợp trong tưng thời kỳ.

KẾT BÀI
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chính sách hoạt động kinh doanh
vàng của nước ta đã từng bước được hoàn thiện. Tạo điều kiện thuận lợi cho
thị trường vàng phát triển, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vàng cho mọi đối
tượng trong nền kinh tế. Tạo ra một thị trường vàng phong phú, đa dạng
gồm các thành phần kinh tế cùng kinh doanh, cạnh tranh cùng phát triển,

góp phần ổn định giá cả thị trường, hỗ trợ tích cực cho việc thực thi chính
sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước. Và để ổn định thị trường
vàng Chính phủ cần có những chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi
cho ngành sản xuất vàng ngày càng phát triển.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế học đại cương, 2002, Trường đại học Luật Hà Nội,
NXB Công an nhân dân.
2. Dantri.com.vn
3. Giavanghomnay.net
4. Vietstock.vn
5. Webluanvan.com
6. Btmc.vn

9


BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN : KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ BÀI 3: Giá vàng Việt Nam 2011: Thực trạng, nguyên nhân và
những giải pháp của Chính phủ đối với thị trường này.
7.

10




×