Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

THUYẾT MINH QUY CHUẨN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG MẶT ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.18 KB, 31 trang )

CỤC VIỄN THÔNG
TRUNG TÂM ĐO LƯỜNG
---------

THUYẾT MINH

QUY CHUẨN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI
TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG MẶT ĐẤT

Chủ trì: Thiệu Quang Hùng
Cộng tác viên: Nguyễn Phi Tuyến
Vương Dương Minh
Nguyễn Văn Khoa
Phạm Thanh Tùng
Vương Thế Bình
Nguyễn Mạnh Trường
Bùi Hải Nam
Phùng Quốc Thiệp

HÀ NỘI 2014


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................................2
2. CÁC TIÊU CHUẨN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THOẠI TRÊN NỀN MẠNG DI
ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC CHUẨN HÓA............................................................3
2.1 ITU................................................................................................................................3
2.2 ETSI..............................................................................................................................6
3. TÌNH HÌNH TIÊU CHUẨN HÓA CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI.........9
3.1 Bahrain.........................................................................................................................9
3.2 Saudi Arap...................................................................................................................9


3.3 Ai Cập...........................................................................................................................9
3.4 Ấn Độ..........................................................................................................................10
3.5 Bangladesh.................................................................................................................11
3.6 Singapore....................................................................................................................11
3.7 Pakistan......................................................................................................................11
3.8 Malaysia.....................................................................................................................12
3.9 Một số quốc gia khác.................................................................................................13
3.10 So sánh tiêu chuẩn các nước trên thế giới với QCVN 36:2011/BTTTT.............13
3.11 Đánh giá chất lượng dịch vụ của các DNCCDV...................................................15
4. MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI...................................................................................20
5. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG QCVN SO VỚI CÁC QCVN HIỆN TẠI VỀ QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ..........................................................................................27
5.1 Vùng DNCCDV công bố cung cấp dịch vụ.............................................................27
5.2 Áp dụng triển khai....................................................................................................27
5.2.1 Về phía Bộ Thông tin và Truyền thông:...................................................................27
5.2.2 Về phía Doanh nghiệp CCDV:.................................................................................27
6. HÌNH THỨC XÂY DỰNG QUY CHUẨN..................................................................28
6.1 Sở cứ...........................................................................................................................28
6.2 Hình thức xây dựng...................................................................................................28
7. NỘI DUNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT.....................................................................28
7.1 Tên của Quy chuẩn....................................................................................................28
7.2 Bố cục của Quy chuẩn...............................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................30

1


QUY CHUẨN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THOẠI
TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG MẶT ĐẤT
1. Mở đầu

Bộ TT&TT đã cấp phép cho năm (05) doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
(DNCCDV) thông tin di động trên nền mạng 2G/3G, bao gồm:
1) Công ty dịch vụ Viễn thông – Vinaphone: Có hạ tầng mạng sử dụng công
nghệ GSM/GPRS/EDGE và WCDMA/HSDPA/HSUPA
2) Công ty Thông tin di động – Mobifone: Có hạ tầng mạng sử dụng công nghệ
GSM/GPRS/EDGE và WCDMA/HSDPA/HSUPA
3) Tập đoàn Viễn thông Quân đội – Viettel: Có hạ tầng mạng sử dụng công nghệ
GSM/GPRS/EDGE và WCDMA/HSDPA/HSUPA
4) Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội – Vietnamobile: Có hạ tầng mạng sử
dụng công nghệ GSM/GPRS/EDGE và WCDMA/HSDPA/HSUPA
5) Công ty Cổ phần Viễn thông di động Toàn cầu – Gmobile: Có hạ tầng mạng
sử dụng công nghệ GSM/GPRS/EDGE
Hầu hết các doanh nghiệp trên đều phủ sóng cung cấp dịch vụ trên khắp 63
tỉnh/thành của cả nước đặc biệt là tại 05 thành phố lớn trực thuộc Trung ương và các
tỉnh có kinh tế phát triển có các khu công nghiệp tập trung đông dân cư.
Trong vài năm gần đây, trong khi số lượng thuê bao điện thoại cố định có xu
hướng bão hòa thì số lượng thuê bao điện thoại di động lại phát triển một cách bùng
nổ. Cụ thể là, từ tháng 12/2006 đến tháng 12/2013 số thuê bao di động đã tăng gấp 6
lần (từ 18,9 triệu lên 131 triệu - số liệu từ Sách trắng về Công nghệ thông tin và
Truyền thông của Việt Nam năm 2013).
Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng thuê bao dịch vụ điện thoại di động
cũng như sự đa dạng của các loại hình dịch vụ gia tăng thì yêu cầu về chất lượng
mạng, dịch vụ ngày càng cao và luôn được đặt lên hàng đầu. Để có thể quản lý được
chất lượng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, bảo đảm quyền lợi
người sử dụng dịch vụ thì hàng quý các doanh nghiệp phải báo cáo chất lượng dịch vụ
mà doanh nghiệp hiện đang cung cấp cho Cục Viễn thông. Đồng thời Cục Viễn thông
cũng triển khai nhiều đợt đo, kiểm tra chất lượng dịch vụ thoại trên mạng PLMN.
Dịch vụ thoại trên mạng thông tin di động mặt đất đang là dịch vụ cơ bản được nhiều
người sử dụng và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các doanh nghiệp. Việc đảm
bảo chất lượng dịch vụ thoại trên mạng thông tin di động mặt đất là một phần rất quan

trọng đối với nhà cung cấp dịch vụ cũng như cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông.
Về quản lý chất lượng dịch vụ điện thoại thông tin di động mặt đất, Bộ Thông tin
và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã ban hành quy chuẩn bắt buộc áp dụng cho dịch vụ
thoại đó là QCVN 36:2011/BTTTT “Dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động
mặt đất” và thông tư số 08/2013/TT-BTTTT “Quy định về quản lý chất lượng dịch vụ
2


viễn thông”. Quy chuẩn QCVN 36:2011/BTTTT được soát xét, chuyển đổi gần như
nguyên vẹn từ tiêu chuẩn nghành TCN 68-186:2006 dựa trên thực tế mạng lưới sử
dụng công nghệ GSM và CDMA tại thời điểm đó.
Hiện nay tại Việt Nam công nghệ mạng đã có sự thay đổi đáng kể, công nghệ
CDMA không còn được sự dụng và thay vào đó là sự xuất hiện của công nghệ 3G
(IMT-2000), do vậy một số điểm trong bộ Quy chuẩn này không còn phù hợp với
thực tế quản lý chất lượng dịch vụ mạng lưới. Đồng thời ITU và ETSI đã xuất bản các
bộ tiêu chuẩn mới như ITU-T E.804 quy định các tham số đánh giá các dịch vụ trên
mạng viễn thông di động mặt đất trong đó có dịch vụ thoại, ITU-T P.863 quy định
giải thuật đánh giá điểm chất lượng thoại băng rộng, ETSI TS 102 250 quy định các
chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ thoại trên mạng di động mặt đất. Hơn nữa nhiều
nước trên thế giới quản lý chất lượng dịch vụ trên mạng thông tin di động mặt đất
theo hình thức đo kiểm đánh giá đồng thời và công bố kết quả đo. Các chỉ tiêu kỹ
thuật đánh giá chất lượng thoại được các nước tiến hành đo kiểm có mức ngưỡng quy
định rất cao so với QCVN 36:2011/BTTTT.
Ngoài ra qua thực tế kết quả đo kiểm (2006-2012) của Cục Viễn thông (Cục
QLCL CNTT&TT trước đây) cũng như số liệu báo cáo thống kê định kỳ tự đo kiểm
của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì hầu hết các chỉ tiêu trong QCVN
36:2011/BTTTT đều vượt so với mức ngưỡng quy định.
Do vậy, cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung đối với QCVN
36:2011/BTTTT nhằm đảm bảo quyền lợi của người dùng hơn nữa, hỗ trợ thúc đẩy
cạnh tranh lành mạnh và phù hợp với hiện trạng công nghệ cũng như các yêu cầu

quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ điện thoại trong thời gian tới.
2. Các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ thoại trên nền mạng di động của một
số tổ chức chuẩn hóa.
Song song với việc chuẩn hóa công nghệ mạng, các tổ chức chuẩn hóa cũng đã
ban hành các tiêu chuẩn, khuyến nghị liên quan đến chất lượng dịch vụ điện thoại trên
mạng di động.
2.1 ITU
o ITU-T Recommendation
categories".

G.1010:

"End-user

multimedia

QoS

Khuyến nghị này đưa ra định nghĩa và các quan điểm về chất lượng dịch vụ hệ
thống thông tin. Chất lượng dịch vụ của một hệ thống viễn thông được nhìn nhận từ 4
khía cạnh khác nhau:
-

Chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng;

-

Chất lượng dịch vụ đưa ra của nhà cung cấp dịch vụ;

-


Chất lượng dịch vụ cung cấp trên hệ thống mạng hiện tại;

-

Chất lượng dịch vụ từ đánh giá của khách hàng.
3


o ITU-T Recommendation E.800: "Terms and definitions related to quality
of service and network performance including dependability".
Khuyến nghị này đưa ra khái niệm và quan điểm về CLDV (QoS) cũng như phân
biệt với chất lượng mạng (NP).
o ITU-T P.800
quality”

“Methods for subjective determination of transmission

Khuyến nghị này quy định phương pháp đánh giá chủ quan về đo kiểm chất
lượng truyền dẫn.
o ITU-T P.800.1 “Mean Opinion Score (MOS) terminology”
Khuyến nghị này cung cấp một phương pháp được sử dụng để kết hợp với các
công thức tính điểm chất lượng thoại trong khái niệm điểm chất lượng thoại (MOS).
o ITU-T P.862 “Perceptual evaluation of speech quality (PESQ): An
objective method for end-to-end speech quality assessment of narrowband telephone networks and speech codecs “
Phương pháp đánh giá khách quan được miêu tả trong khuyến nghị này là PESQ.
Khuyến nghị này là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng không
chỉ với các mã hóa thoại mà còn với các phép đo kiểm đầu cuối tới đầu cuối. Các hệ
thống thực bao gồm bộ lọc, hiệu chỉnh trễ cũng như méo do các kênh lỗi và các mã
hóa tốc độ bít thấp. Phương pháp PSQM được miêu tả trong ITU-T P.861 (1998)

được khuyến nghị sử dụng cho đánh giá các mã hóa thoại và không có khả năng thực
hiện lọc, hiệu chỉnh trễ hay méo. PESQ tập trung vào những hiệu ứng này với chức
năng truyền cân bằng, định thời gian và là một thuật toán mới cho các méo trung bình
trên một khoảng thời gian.
o ITU-T P.863 “Perceptual Objective Listening Quality Assessment”
Khuyến nghị này quy định giải thuật đánh giá chất lượng thoại cho các hệ thống
cung cấp dịch vụ thoại hiện nay và trong tương lai gần mà sử dụng các công nghệ với
nhiều kiểu mã hóa, nâng cao chất lượng thoại.
Tập các bài đo kiểm của ITU-T P.863 bao trùm các ngôn ngữ như Tiếng Anh
Mỹ, tiếng Anh Anh, tiếng Trung Quốc, Czech, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Thụy Điển.
IUT-T P.863 là giải thuật đo kiểm chất lượng thoại thế hệ sau đối với các mạng
trên nền IP, mạng di động và cố định. ITU-T P.863 đã được ITU lựa chọn làm chuẩn
mới nhất đánh giá chất lượng thoại. Khuyến nghị này được phát triển từ năm 2006 và
hiện đã được xuất bản.
Mục đích của mô hình ITU-T P.863 khách quan là dự đoán chất lượng thoại
nghe được cung cấp mạng từ băng hẹp (300 - 3400 Hz) tới siêu băng rộng (50 - 14000
Hz). Giải thuật này bao gồm áp dụng cho tất cả các thành phần xử lý thoại được ứng
dụng trong mạng viễn thông trong các điều kiện có tạp âm hay không có. Khái niệm
“chất lượng thoại người nghe” nghĩa là chất lượng thoại cảm nhận được và được
4


người nghe cho điểm tuân thủ theo ITU-T P.800. Trong mô hình mạng siêu băng
rộng, các điểm theo ITU-T P.863 được dự đoán dạng điểm MOS ACR siêu băng rộng.
Trong mạng băng hẹp, các điểm ITU-T P.863 được dự đoán trên điểm MOS ACR
băng hẹp. Các ngõ ra trong mô hình tương ứng là MOS –LQOn và MOS-LQOsw.
Cũng giống như b-ITU-T P.861 và b-TIU-T P.862, mô hình trong ITU-T P.863
được gọi là mô hình đầy đủ “Full- Reference” hay “Double-ended”. Nghĩa là dự đoán
chất lượng dựa trên việc so sánh tín hiệu không bị méo và tín hiệu thu được để đưa ra
điểm đánh giá.

o ITU-R M.1079 “Performance and quality of service requirements for
International Mobile Telecommunications-2000 (IMT-2000) access
networks”
Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu về chất lượng dịch vụ và mạng đối với
mạng truy nhập của hệ thống IMT-2000 (Performance and quality of service
requirements for International Mobile Telecommunications-2000 (IMT-2000) access
networks). Phiên bản đầu tiên của khuyến nghị này là năm 1994, 2 phiên bản tiếp theo
là năm 2000 và năm 2003.
ITU-R M.1079 đưa ra một số chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ end-to-end của dịch
vụ trên mạng IMT-2000. Tuy nhiên khuyến nghị này cũng tham chiếu đến các chỉ tiêu
chất lượng được nêu trong các khuyến nghị ITU-T seri E, G, P, Q,…
Một số khuyến nghị trong ITU-R M.1079 liên quan đến chất lượng dịch vụ như
sau:
-

Tổng quan về các lớp chất lượng dịch vụ khác nhau (Overview of different
levels of QoS).

-

Các lớp chất lượng dịch vụ trong IMT-2000 (IMT-2000 QoS classes)

-

Dải giá trị của các yêu cầu về chất lượng dịch vụ (Range of QoS
requirements).

-

Các yêu cầu chủ yếu về chất lượng thoại (Principal speech quality

requirements).
o ITU E.804 “QoS Aspects for Popular Services in Mobile Networks”

Khuyến nghị này quy định một tập các tham số QoS cho phía đầu cuối sử dụng
dịch vụ trên mạng di động mặt đất. Các tham số chủ yếu tập trung vào các dịch vụ
phổ biến và ứng dụng rộng rãi. Khuyến nghị này hiện được chấp thuận từ bộ tiêu
chuẩn ETSI TS 102 250 của Viện Viễn thông tiêu chuẩn Châu Âu.
Khuyến nghị này tập trung vào các khía cạnh QoS cho các dịch vụ phổ biến trên
mạng di động:

5


-

Đánh giá chất lượng dịch vụ

-

Định nghĩa các tham số chất lượng dịch vụ và cách thức tính toán

-

Các thủ tục đối với thiết bị bị đo kiểm chất lượng dịch vụ

-

Các yêu cầu cho thiết bị đo kiểm chất lượng dịch vụ

-


Định nghĩa các điều kiện cần tiến hành đo kiểm

-

Các phương pháp thống kê và xử lý số liệu

-

Đo kiểm chất lượng dịch vụ trên thống kê từ mạng

Khuyến nghị này tóm tắt cơ bản về chất lượng dịch vụ, và luôn nhìn nhận trên
quan điểm người sử dụng dịch vụ. Sự khác biệt về QoE cũng được khuyến nghị này
đề cập. Ngoài ra, khuyến nghị này còn hướng dẫn đánh giá QoS cũng như các xử lý
số liệu.
Khuyến nghị này quy định các tham số QoS và cách tính toán các tham số này
đối với các dịch vụ phổ biến trong mạng di động. Tham số quy định trong khuyến
nghị này được phân chia thành các nhóm khác nhau. Bao gồm các định nghĩa tóm tắt
việc miêu tả các tham số, các công thức tính và tương ứng là các điểm lật theo quan
điểm người sử dụng dịch vụ và quan điểm kỹ thuật.
Khuyến nghị này cũng quy định các thủ tục đo cần thiết để thực hiện đo kiểm
các tham số QoS.
Khuyến nghị này còn quy định các yêu cầu tối thiểu đối với thiết bị đo kiểm
mạng di động theo cách mà các giá trị và các điểm lật cần thiết để tính toán tham số
QoS được đo kiểm. Thiết bị đo kiểm phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để đảm bảo
việc triển khai kiểm chính xác theo khuyến nghị này.
Hơn nữa, khuyến nghị này quy định các điều kiện đo kiểm để đảm bảo việc so
sánh kết quả đo giữa các mạng di động khác nhau trong và ngoài nước.
2.2 ETSI
ETSI đã xuất bản các bộ tham số kỹ thuật đánh giá lượng dịch vụ thoại trên

mạng viễn thông di động mặt đất, bao gồm:
o ETSI EG 202 057 “ Speech Processing, Transmission and Quality
Aspects (STQ); User Related QoS parameter definitions and
measurements”.
Cấu trúc bộ tiêu chuẩn này gồm định nghĩa và phương pháp đo cho các tham số
đánh giá chất lượng dịch vụ. Tài liệu này áp dụng dịch vụ thoại trên mạng PLMN nói
chung, dịch vụ truy nhập Inernet trên các công nghệ khác nhau như không dây
(GPRS, EDGE, UMTS), truy nhập cố định băng rộng (DSL), cố định băng hẹp (dialup). ETSI EG 202 057 quy định đầy đủ bộ tham số đánh giá chất lượng dịch vụ điện
thoại nói chung và trên nền mạng di động UMTS nói riêng.
o ETSI TS 102 250 “Speech Processing, Transmission and Quality Aspects
(STQ) QoS aspects for popular services in GSM and 3G networks”
6


Đây là bộ tiêu chuẩn khá đầy đủ của ETSI xuất bản liên quan trực tiếp đến rất
nhiều loại hình dịch vụ trong mạng viễn thông di động mặt đất. Bộ tiêu chuẩn này
định nghĩa các tham số chất lượng dịch vụ phổ biến của mạng viễn thông di động mặt
đất, cách tính toán các tham số đó, phương pháp đo kiểm, phương pháp thống kê các
chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng.
o 3GPP TS 23.107: “Technical Specification Group Services and System
Aspects; Quality of Service (QoS) concept and architecture”
Mô tả các cấu trúc QoS trong hệ thống 3GPP và đưa ra các ứng dụng trong
mạng cung cấp dịch vụ UMTS và truy nhập vô tuyến.
o 3GPP TS 22.105: “Technical Specification Group Services and System
Aspects Service aspects; Services and service capabilities”
Tiêu chuẩn này tập chung chủ yếu vào miêu tả, định nghĩa các dịch vụ cung cấp
cho người sử dụng.
o 3GPP TS 32.403 V6.9.0 (2005-09): “Digital cellular telecommunications
system (Phase 2+); Universal Mobile Telecommunications System
(UMTS); Telecommunication management; Performance Management

(PM); Performance measurements - UMTS and combined UMTS/GSM”
Tiêu chuẩn này liệt kê tất cả các phép đo liên quan đến việc đánh giá chất lượng
đường truyền vô tuyến nhằm mục đích điều khiển chuyển giao, quản lý di động trong
mạng, đó là:
-

Các phép đo liên quan đến RNC quy định các thủ tục đo lường liên quan
đến phần mạng truy nhập như: thiết lập kết nối RRC, quyết định chuyển
giao, điều khiển công suất...

-

Các phép đo liên quan đến SGSN qui định các thủ tục đo liên quan đến
kết nối giữa RNC với phần mạng chuyển mạch gói của mạng lõi (PS CN).

-

Các phép đo liên quan đến GGSN qui định các thủ tục đo liên quan đến
kết nối giữa phần mạng chuyển mạch gói của mạng lõi (PS CN) với các
mạng bên ngoài.

-

Các phép đo liên quan đến MMS qui định các thủ tục đo liên quan đến
các dịch vụ tin nhắn đa phương tiện.

Nhìn chung tiêu chuẩn này đã qui định các thủ tục đo liên quan đến cả mạng truy
nhập và mạng lõi. Tuy nhiên, kết quả mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê khái niệm các bộ
đếm giao thức, sử dụng các bộ đếm thống kê và kết quả đo được tính theo phân bố kết
gauge, được đo tại các thời điểm khác nhau (Ví dụ: Với phép đo thiết lập kết nối RRC

thành công mới chỉ đưa ra được số lượng thiết lập kết nối RRC thành công).
Tiêu chuẩn này chưa chỉ ra được mối liên hệ giữa các sự kiện đo đến chất lượng
dịch vụ và chất lượng mạng. Thông thường, trong các tiêu chuẩn này, các sự kiện giao
thức mới chỉ được xác định ở mức rất chung chung không cụ thể (Ví dụ: thủ tục
7


chuyển giao có thể được xác định thông qua các bản tin: cấu hình lại kênh vật lý
RRC, cấu hình lại kênh truyền tải RRC, cấu hình lại kênh mang vô tuyến RRC, thiết
lập kênh mang vô tuyến RRC hoặc xoá kênh mang vô tuyến RRC, tuy nhiên không
biết được các bản tin đó dùng trong trường hợp nào, chuyển giao trong cùng tần số
hay chuyển giao khác tần số và cũng chưa có phân tích về nguyên nhân của các sự
kiện gây lỗi trong mạng).
o 3G TR 22.925 V3.1.1 (2000-01): “Universal Mobile Telecommunications
System (UMTS); Service aspects; Quality of Service and Network
Performance”.
Tiêu chuẩn này xác định các tham số và giá trị của các tham số được dùng làm
chuẩn để xây dựng các tiêu chuẩn cho hệ thống UMTS, và được coi là nguyên tắc đối
với các khai thác và cung cấp dịch vụ khi thiết kế mạng và cung cấp dịch vụ. Trong
báo cáo này, yêu cầu đối với các tham số về QoS và NP được phân loại như sau:
-

Yêu cầu chung

-

Yêu cầu hỗ trợ dịch vụ Thoại

-


Yêu cầu hỗ trợ dịch vụ Truyền Dữ liệu

-

Yêu cầu hỗ trợ dịch vụ Tin nhắn

-

Yêu cầu hỗ trợ dịch vụ Fax

-

Yêu cầu hỗ trợ dịch vụ Đa phương tiện.

Và tương ứng với các tham số này là các giá trị tham số được xác định như là
mức ngưỡng đối với từng loại hình dịch vụ. Tuy nhiên các tham số này mới chỉ phản
ánh được một số các dịch vụ cơ bản, chưa có các tham số về cách thức thực hiện kết
nối với mạng, cách thu thập dữ liệu, chúng có ảnh hưởng thế nào đến QoS và NP... thì
vẫn chưa được đề cập trong báo cáo này.
o 3GPP TR 32.814 V7.0.0 (2007-03): “3 rd Generation Partnership Project;
Technical Specification Group Services and System Aspects;
Telecommunication management; UTRAN and GERAN Key
Performance Indicators (KPI)”
Tiêu chuẩn này đưa ra đề xuất về một bộ chỉ tiêu chất lượng cơ bản (KPI) cho
mạng UTRAN và GERAN, dùng để đo chất lượng mạng. Bộ chỉ tiêu KPI này được
đưa ra bởi sự hợp tác của 8 nhà khai thác và cung cấp thiết bị. Đồng thời tiêu chuẩn
này cũng đưa ra công thức tính và cách tính KPI thông qua các bộ đếm, 3GPP TS
23.107: “Technical Specification Group Services and System Aspects; Quality of
Service (QoS) concept and architecture”
Tiêu chuẩn này cung cấp một khung về chất lượng dịch vụ trong mạng UMTS.

Mục đích chính là liệt kê các thuộc tính có thể áp dụng được cho các dịch vụ trong
UMTS và dịch vụ truy nhập vô tuyến cũng như mô tả chất lượng dịch vụ trong các
phần tử mạng 3G.
8


3. Tình hình tiêu chuẩn hóa của các quốc gia trên thế giới
Một số nước trên thế giới như Bồ Đào Nha, Ấn Độ, Singapore, Malaysia,
Bahrain, Saudi Arap ... đã xuất bản các bộ tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng dịch
vụ thoại trên nền mạng di động mặt đất. Phương thức quản lý chất lượng dịch vụ thoại
trên nền mạng di động mặt đất theo hình thức ban hành tiêu chuẩn và thực hiện đo
kiểm, so sánh đồng thời. Cụ thể định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, cơ quan quản lý
nhà nước về viễn thông của các nước nói trên tiến hành đo kiểm, so sánh đồng thời
chất lượng của các dịch vụ do các nhà khai thác mạng cung cấp và công bố công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.1 Bahrain
Cơ quan quản lý nhà nước về Viễn thông của Bahrain là TRA
(Telecommunication Regulatory Authority) đã ban hành các quy định nhà nước để
quản lý chất lượng dịch vụ. Các dịch vụ thoại, SMS/MMS và dữ liệu là những dịch
vụ bắt buộc phải quản lý. Đối với dịch vụ thoại trên mạng di động mặt đất, TRA đánh
giá qua các chỉ tiêu:
-

Tỷ lệ cuộc gọi thiết lập thành công

-

Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi

3.2 Saudi Arap

Cục viễn thông Saudi Arap quản lý chất lượng dịch vụ thoại qua hình thức ban
hành tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng do các nhà mạng cung cấp. Các chỉ tiêu quản
lý bao gồm:
-

Tỷ lệ cuộc gọi thiết lập không thành công (≤ 2%)

-

Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi (≤ 2%)

-

Điểm chất lượng thoại (≥ 3,5 điểm)

-

Bản đồ vùng phủ dịch vụ (Yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải công bố
hàng năm hay khi có sự thay đổi)

-

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng (nhận được hỗ trợ trong vòng 60s là 80%)

3.3 Ai Cập
Tại Ai Cập, công việc quản lý chất lượng dịch vụ di động hiện rất được chú
trọng. Cơ quan quản lý nhà nước về Viễn thông của Ai Cập là Cục Viễn thông NTRA.
Chính sách quản lý chất lượng dịch vụ của Ai Cập ban hành các tiêu chuẩn tuân thủ
theo các tiêu chuẩn quốc tế (ITU và ETSI) và hàng quý NTRA sẽ tiến hành đo kiểm
đồng thời, giám sát chất lượng dịch vụ của các nhà khai thác cung cấp dịch vụ di động

và công bố kết quả trên website. Các KPIs được giám sát, đo kiểm đối với các dịch vụ
thoại là:
-

Tỷ lệ cuộc gọi bị khóa (≤ 2%)

-

Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi (≤ 2%)
9


-

Tỷ lệ cuộc gọi có điểm chất lượng thoại kém (≤ 10%)

3.4 Ấn Độ
Cục Viễn thông Ấn Độ đã xuất bản bộ tiêu chuẩn quy định các tham số đánh giá
chất lượng. Bộ tiêu chuẩn này với ký hiệu F.No. 305-2/2005-QoS.
Các tham số đánh giá chất lượng dịch thoại trên mạng viễn thông di động mặt
đất của TRA và khoảng thời gian sử dụng đánh giá như sau:
Bảng 1. Các chỉ tiêu QoS dịch vụ thoại tại Ấn Độ
STT
1

Chỉ tiêu

Miêu tả

Khoảng thời

gian thống kê

Độ khả dụng của 1. Cộng dồn các Thống
mạng
khoảng thời gian mà trong
BTS và Node B gặp tháng
sự cố (không cung cấp
dịch vụ)

Mức ngưỡng

kê 1. ≤ 2%
một 2. ≤ 2%

2. Số trạm BTS và
Node B gặp sự cố
2

Thiết lập kết nối

1. Tỷ lệ cuộc gọi thiết Trung
lập thành công (trong trong
phạm vi DNCCDV tháng
được cấp phép)

bình 1. ≥ 95%
một 2. ≤1%
3. ≤2%

2. Tỷ lệ nghẽn kênh

SDCCH/kênh
tìm
gọi/RRC
3. Tỷ lệ nghẽn TCH
và kênh chuyển RAB
3

Duy trì kết nối

1. Tỷ lệ cuộc gọi bị rớt Trung
bình 1. ≤2%
2. Số cell có tỷ lệ cuộc trong một quý 2. ≤31%
gọi bị rơi lớn hơn 3%
3. ≥ 95%
3. Số cuộc gọi có điểm
chất lượng thoại tốt

4

Tính cước và lập 1. Trả sau
hóa đơn
2. Trả trước

1. Trung bình 1. ≤ 0,1 %
trên một chu 2. ≤1 khiếu
kỳ cước
nại/1000
2. trung bình khách
hàng
trong một quý khiếu nại về

cước.

5

Hồi âm khiếu nại Khoảng thời gian cần Thống

kê 100% hồi âm
10


STT

6

Khoảng thời
gian thống kê

Mức ngưỡng

khách hàng

thiết để giải quyết các trong một quý
khiếu nại của khách
hàng về cước và lập
hóa đơn

cho
khách
hàng có khiếu
nại trong vòng

4 tuần

Vùng phục vụ

Mức cường độ tín hiệu
trong nhà, trên các
tuyến phố và trên các
phương tiện giao
thông

≥ -75 dBm
trong nhà

Chỉ tiêu

Miêu tả

≥ -85 dBm
trong phương
tiện giao thông

3.5 Bangladesh
Cục Viễn thông Bangladesd BTRC quy định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
dịch vụ thoại:
-

Tỷ lệ cuộc gọi thiết lập thành công

-


Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi

-

Trễ thiết lập cuộc gọi

-

Điểm chất lượng thoại

3.6 Singapore
Cơ quan Quản lý phát triển thông tin truyền thông của Singapore (Infocommunications Development Authority of Singapore - IDA) đã ban hành tiêu chuẩn
về QoS thoại di động (Public Cellular Mobile Telephone Service - PCMTS). Hàng
quý, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động phải báo cáo QoS theo
các chỉ tiêu bắt buộc (Compliance Indicators) và các chỉ tiêu giám sát (Monitoring
Indicators), để IDA giám sát và công bố. Để đảm bảo tính nhất quán, tiêu chuẩn QoS
này cũng được IDA sử dụng để khảo sát QoS di động của doanh nghiệp, mỗi năm 2
lần (đo trên các tuyến đường - mobile drive-test).
Tiêu chuẩn QoS di động của Singapore bao gồm các chỉ tiêu sau:
-

Đo kiểm trên các tuyến đường lớn, nhỏ và đường cao tốc, trong các tòa nhà của
các khu vực công cộng, tầng hầm…
-

Mức nghẽn chấp nhận bên trong mạng không lớn hơn 5%

-

Cấp độ phục vụ (GoS) của các tế bào trong suốt giờ bận và/hoặc ở tại bất kỳ

thời điểm nào.

3.7 Pakistan
Các tiêu chuẩn QoS thoại di động mặt đất tại Pakistan bao gồm:
Bảng 2: Bảng tham số chất lượng dịch vụ thoại tại Pakistan
11


STT

Chỉ tiêu

Miêu tả

Công thức

Mức ngưỡng

1

Khả năng truy nhập Xác xuất mà dịch vụ
mạng
di động sẵn sàng cung
cấp cho khách hàng
thể hiện chỉ thị thông
tin mạng hiển thị trên
thiết bị đo trong
khoảng thời gian lấy
mẫu


Khoảng thời > 99%
gian mạng sẵn
sàng cung cấp
dịch vụ trên
tổng thời gian

2

Thời gian mạng gặp Xác xuất mà các dịch
sự cố
vụ di động không sẵn
sàng cung cấp dịch vụ
cho khách hàng

Khoảng thời < 1%
gian
mạng
không
sẵn
sàng cung cấp
dịch vụ trên
tổng thời gian

3

Cấp dịch vụ

Số cuộc gọi ≤ 2%
không thành
công trên tổng

số cuộc gọi

4

Trễ thiết lập cuộc Khoảng thời gian tính
gọi
từ lúc hoàn thành gửi
số bị gọi và nhận được
thông tin thiết lập
cuộc gọi

5

Tỷ lệ cuộc gọi thiết
lập thành công

6

Điểm
thoại

chất

Xác xuất mà đầu cuối
thuê bao không thể
truy nhập dịch vụ di
động khi đã gửi yêu
cầu và có sóng hiển thị
trên thiết bị đầu cuối.


lượng

Thời gian từ ≤ 5s
lúc thiết lập
kết nối thành
công và thời
điểm nhấn số
bị gọi cuối
cùng
>98%
PESQ (ITU-T >3
P.862)
hay
một
chuẩn
tương tự được
cơ quan quản
lý nhà nước
chấp thuận.

3.8 Malaysia
12


Diễn đàn tiêu chuẩn kỹ thuật Malaysia (Malaysian Technical Standards Forum
Bhd - MTSFB đã ban hành tiêu chuẩn về đo kiểm chất lượng dịch vụ đối với dịch vụ
điện thoại di động, mã số MTSFB 009: 2005. Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu
chất lượng dịch vụ thoại chuyển mạch kênh, dịch vụ nhắn tin ngắn và dịch vụ dữ liệu
gói. Các chỉ tiêu quản lý, giám sát:
Bảng 3: Bảng tham số chất lượng dịch vụ thoại tại Malaysia

STT

Chỉ tiêu

Miêu tả

Công thức

Mức ngưỡng

1

Khả năng truy nhập
dịch vụ

≥ 95%

2

Trễ thiết lập cuộc
gọi

≤ 10s

3

Tỷ lệ hoàn thành Xác xuất mà một cuộc
cuộc gọi
gọi được thiết lập
thành công và duy trì

đến khi kết thúc đàm
thoại và giải phóng
bình thường.

≥ 95%

3.9 Một số quốc gia khác
Bảng tóm tắt các KPI mà một số quốc gia Châu Phi sử dụng để đánh giá chất
lượng dịch vụ thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất.
Bảng 4. Các KPI mà một số quốc gia Châu Phi sử dụng đánh giá QoS thoại
ITU
Kenyan
Nigeria
Targets Targets
Tỷ lệ hoàn thành cuộc gọi
90
90
(%)
Điểm chất lượng thoại
4.0 ≤
95%>2.7
98 >2.0
MOS ≥ & 3.1 in 3
MOS
4.5
yrs
Tỷ lệ cuộc gọi bị rớt (%)
2
2
Tỷ lệ cuộc gọi bị khóa (%)

1
10
Thời gian thiết lập cuộc gọi varied
13.5
< 10
(s)
Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi
90
90
thành công(%)
Tỷ lệ chuyển giao thành 99.5%
85
90
công (%)
Trễ giải phóng cuộc gọi
1s
KPI

Tanzania Uganda

2s

>99

99

>95

95


<3
-

2
2
-

-

-

-

-

3.10 So sánh tiêu chuẩn các nước trên thế giới với QCVN 36:2011/BTTTT

13


Chỉ tiêu tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công, tỷ lệ cuộc gọi bị rơi, điểm chất
lượng thoại được các nước áp dụng để quản lý, đánh giá chất lượng dịch vụ thoại trên
mạng di động mặt đất như Ai Cập, Ấn Độ, Nepal, Libanon… Cụ thể:
• Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công
STT

Nước áp dụng

Mức ngưỡng


1

Ai Cập

≥ 98%

2

Ấn Độ

≥ 95%

3

Saudi Arabia

≥ 98%

4

Pakistan

≥ 98%

5

Libanon

≥ 99% vào các giờ bận


6

Việt Nam

≥ 92%

• Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi
STT

Nước áp dụng

Mức ngưỡng

1

Ai Cập

≤ 2%

2

Saudi Arabia

≤ 2%

3

Libanon

≤ 1%


4

Nepal

≤ 3%

5

Nigenia

≤ 2%

6

Quatar

≤ 1,5%

7

Việt Nam

≤ 5%

• Điểm chất lượng thoại
STT

Nước áp dụng


Mức ngưỡng, điểm

1

Ai Cập

90% số mẫu có điểm chất lượng thoại phải lớn
hơn hoặc bằng 3

2

Saudi Arabia

3

Pakistan

≥3

4

Rwanda

92% số mẫu có điểm chất lượng thoại phải lớn
hơn hoặc bằng 3

5

UAE


So sánh theo % số mẫu có điểm MOS lớn hơn

≥ 3,5

14


2.8
6

Quatar

90% số mẫu có điểm chất lượng thoại phải lớn
hơn 3,75

7
Việt Nam
Nhận xét:

≥3

-

Các nước quản lý về chất lượng dịch vụ thoại trên mạng viễn thông di động
mặt đất ban hành các tiêu chuẩn với mức ngưỡng thường khắt khe hơn QCVN
36:2011/BTTTT.

-

Một số nước yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải công bố vùng cung cấp

dịch vụ .

-

Chỉ tiêu Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến hay Vùng phủ sóng được nhiều nước
quan tâm đo kiểm và quản lý.

-

Phương pháp đo kiểm so sánh đồng thời là một xu hướng hiện nay được phần
lớn các nước quản lý QoS thoại áp dụng triển khai.

3.11 Đánh giá chất lượng dịch vụ của các DNCCDV
Nhóm đề tài đã thực hiện khảo sát chất lượng dịch vụ thoại trên mạng viễn
thông di động mặt đất của Mobifone, Vinaphone và Viettel, Gmobile, Vietnamobile
tại một số địa bàn trên cả nước. Các địa bàn gồm miền núi, trung du và đồng bằng, tại
các khu vực có mật độ lưu lượng thoại cao, thấp, trung bình, tại các địa bàn nông thôn
và thành thị. Ngoài ra nhóm thực hiện đề tài cũng thực hiện đo kiểm thử nghiệm tại
Hà Nội, thiết bị đo sử dụng của hãng Swissqual và các thiết bị phụ kiện khác. Các số
liệu thu thập thống kê và đo kiểm thử nghiệm như sau.
Bảng 5. Công bố của DNCCDV về chất lượng dịch vụ.
TT

Tên chỉ tiêu

QCVN
36

Viettel


1

Tỷ lệ cuộc gọi được
thiết lập thành công

≥ 92%

≥ 97%

≥ 95%

2

Tỷ lệ cuộc gọi
bị rơi

≤ 5%

≤ 2%

≤ 3%

Mobifone Vinaphone

Vietnamobile

Gmobile

≥ 92%


≥ 92%

≥ 98,50%

≤ 5%

≤ 5%

≤ 1,50%

Bảng 6. Thống kê kết quả đo kiểm tra các DNCCDV từ năm 2009-2012.
Vietnamobile
TT

Gmobile

Tên chỉ tiêu
DNG

TP.HCM

Hà Nội

Hà Nội

TP.HCM

1

Tỷ lệ cuộc gọi được thiết

lập thành công

99,47%

99,82%

99,09%

98,84%

99,03%

2

Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi

0,00%

0%

0,82%

0,24%

0,05%

3

Chất lượng thoại


3,67

3,60

3,36

3,64

3,61

15


TT

Tên chỉ tiêu

1

Vinaphone
Đắc Lắc

Hà Nội

TP.HCM

Đà Nẵng

Tỷ lệ cuộc gọi được thiết
lập thành công


98,86%

96,38%

99,64%

99,63%

2

Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi

0,35%

1,43%

0,32%

0,47%

3

Chất lượng thoại

4,03

3,64

3,55


3,52

Mobifone
TT

Tên chỉ tiêu

1

Vĩnh Phúc

Bình Dương

Đồng Nai

Đà Nẵng

Tỷ lệ cuộc gọi được thiết
lập thành công

98,90%

99,77%

99,35%

98,97%

2


Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi

0,53%

0,23%

0,35%

0,42%

3

Chất lượng thoại

3,97

3,80

3,54

3,54

TT

Tên chỉ tiêu

Viettel
Phú Thọ


Khánh Hòa

Đà Nẵng

Cần Thơ

1

Tỷ lệ cuộc gọi được thiết
lập thành công

99,33%

99,50%

99,85%

99,08%

2

Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi

0,21%

0,23%

0,10%

0,31%


3

Chất lượng thoại

3,98

3,94

3,52

3,47

16


Bảng 7. Thống kê kết quả tự đo kiểm của DNCCDV
Kết quả tự đo kiểm của nhà mạng Gmobile trong năm 2013 – 2014

STT

Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

2

Tỷ lệ cuộc gọi được
thiết lập thành công
Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi

3


Điểm chất lượng thoại

1

QCVN
36:2011

Hải Phòng

Khánh
Hòa

Cần Thơ

Hải
Phòng

Đắk Lắk

Đồng Nai

Nghệ An

Đà Nẵng

Vũng
Tàu

≥ 92%


96,96%

98,23%

99,23%

98,99%

99,73%

99,25%

98,70%

99,50%

99,19%

≤ 5%

0,07%

0,50%

0,01%

0,07%

0,16%


0,70%

0,50%

0,12%

0,25%

≥ 3,0

3,74

3,74

3,43

3,74

3,96

3,95

3,90

4,02

3,94

Kết quả tự đo kiểm của nhà mạng Vietnamobile trong năm 2013


2

Chỉ tiêu chất lượng
dịch vụ
Tỷ lệ cuộc gọi được
thiết lập thành công
Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi

3

Điểm chất lượng thoại

STT
1

QCVN
36:2011

Hà Nội

Bình
Dương

Khánh
Hòa

Phú Yên

Vũng Tàu


Nam
Định

Cần Thơ

Đà Nẵng

Nghệ An

≥ 92%

99,26%

98,99%

98,79%

99,21%

99,15%

99,25%

99,26%

98,72%

99,07%


≤ 5%

0,19%

0,90%

0,96%

0,72%

0,73%

0,99%

0,75%

0,85%

1,20%

≥ 3,0

3,48

3,42

3,43

3,45


3,51

3,49

3,56

3,53

3,58

Kết quả tự đo kiểm của nhà mạng Viettel trong năm 2013

STT
1

Chỉ tiêu chất lượng
dịch vụ
Tỷ lệ cuộc gọi được
thiết lập thành công

QCVN
36:2011

An Giang

Bình
Thuận

Đà Nẵng


Đắk Lắk

Long An

Quảng
Nam

Bình
Dương

Hải
Phòng

Vĩnh
Phúc

≥ 92%

99,50%

99,30%

99,72%

99,54%

99,11%

99,73%


97,56%

99,22%

98,58%

17


2

Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi

≤ 5%

0,00%

0,20%

0,12%

0,20%

0,00%

0,06%

0,40%

0,58%


0,23%

3

Điểm chất lượng thoại

≥ 3,0

3,80

4,02

3,89

4,00

4,02

3,98

3,80

3,72

3,69

Kết quả tự đo kiểm của nhà mạng Vinaphone trong năm 2012 - 2013
STT


Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

2

Tỷ lệ cuộc gọi được
thiết lập thành công
Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi

3

Điểm chất lượng thoại

1

QCVN
36:2011

Đồng Nai

Bạc Liệu

Bắc Ninh

Bình
Thuận

Đồng
Tháp

Nghệ An


Thanh
Hóa

Bến Tre

Kiên
Giang

≥ 92%

99,35%

99,88%

97,92%

99,18%

99,25%

99,52%

99,42%

98,83%

99,49%

≤ 5%


0,58

0,05%

1,47%

0,19%

0,54%

1,72%

1,53%

0,20%

1.42%

≥ 3,0

3,30

3,30

3,48

3,43

3,37


3,38

3,10

3,59

3,20

Kết quả tự đo kiểm của nhà mạng Mobifone trong năm 2013 - 2014
STT

Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

QCVN
36:2011

Cần thơ

Đồng Nai

TP. HCM

Đà Nẵng

Hải
Phòng

Đồng Nai


Cần Thơ

Hải
Phòng

Đồng Nai

1

Tỷ lệ cuộc gọi được thiết
lập thành công

≥ 92%

99,87%

99,44%

99,62%

100,00%

99,89%

98,75%

99,87%

99,87%


99,40%

2

Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi

≤ 5%

0,33%

0,56%

0,08%

0,30%

0,13%

0,18%

0,26%

0,52%

0,60%

3

Điểm chất lượng thoại


≥ 3,0

3,11

3,32

3,50

3,40

3,30

3,56

3,20

3,80

3,46

HCM

Đà Nẵng

Thống kê kết quả đo kiểm tính toán điểm MOS theo tỷ lệ % của
Gmobile, Mobifone, Vinaphone, Viettel, Vietnamobile trong năm 2012 - 2014
Doanh nghiệp
Địa bàn

Mobifone

Hà Nam

Hòa Bình

Lai Châu

Lào Cai

Ninh Bình

Phú Thọ

Sơn La

Vĩnh Phúc

18


Tỷ lệ % số điểm MOS ≥ 3

94,27%

78,95%

93,73%

97,29%

95,41%


Doanh nghiệp

98,63%

81,78%

95,64%

95,96%

98,38%

Viettel

Địa bàn

Ninh Bình

Vĩnh Phúc

Đắk Lắk

Cần Thơ

Hà Tĩnh

Hải Phòng

Hải Dương


An Giang

HCM

Đà Nẵng

Tỷ lệ % số điểm MOS ≥ 3

91,42%

96,48%

98,61%

98,89%

98,73%

88,09%

95,00%

94,14%

87,65%

95,89%

Doanh nghiệp


Vinaphone

Vietnamobile

Gmobile

Địa bàn

Tiền Giang

Vũng Tàu

Khánh Hòa

Lâm Đồng

HCM

Đà Nẵng

Nam định

Hòa Bình

Nam Định

Tỷ lệ % số điểm MOS ≥ 3

95,81%


95,13%

93,97%

97,56%

97,89%

98,52%

69,52%

87,27%

82,25%

19


Bảng 8. Kết quả đo kiểm thử nghiệm trên địa bàn Hà Nội
Stt

DNCCDV

Tỷ lệ cuộc gọi được
thiết lập thành công

Tỷ lệ cuộc gọi
bị rơi


Điểm chất
lượng thoại

1

Mobifone

99,73%

0,94%

3,46

2

Vinaphone

98,80%

0,40%

3,61

3

Viettel

98,13%


0,67%

3,56

4

Gmobile

99,20%

0,07%

3,28

5

Vietnamobile

99,20%

0,47%

3,33

Nhận xét:
-

Doanh nghiệp công bố chất lượng dịch vụ chỉ tiêu cao hơn so với QCVN
36:2011.


-

Thống kê 45 kết quả đo kiểm của các DNCCDV ở hơn 20 địa bàn cho thấy
CDLV là cao hơn nhiều so với mức ngưỡng chỉ tiêu được quy định trong
QCVN 36:2011.

-

Kết quả đo kiểm tra của Bộ TT&TT từ năm 2009-2012 thì CDLV của các
DNCCDV cũng vượt xa bộ chỉ tiêu này.

4. Một số nội dung sửa đổi
Qua việc khảo sát công nghệ mạng, hiện trạng chất lượng dịch vụ thoại trên
mạng viễn thông di động mặt đất tại Việt Nam, các quy định về quản lý nhà nước về
chất lượng dịch vụ nói chung và dịch vụ thoại nói riêng, tình hình chuẩn hóa về chất
lượng thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất của các tổ chức chuẩn hóa và các
quốc gia trên thế giới có chính sách quản lý viễn thông tương đồng với Việt Nam cũng
như phân tích về sự cần thiết cần phải cập nhật, sửa đổi một số các nội dung trong
QCVN 36:2011/BTTTT, nhóm thực hiện đề tài đề xuất một số nội dung sau:
-

Các chỉ tiêu như Độ chính xác ghi cước, Hỗ trợ khách hàng về chất lượng dịch
vụ đã đáp ứng được như cầu quản lý hiện tại do vậy không cần sửa đổi.

-

Các chỉ tiêu về Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công, tỷ lệ cuộc gọi bị rơi,
Điểm chất lượng thoại … cẩn phải rà soát, sửa đổi; khái niệm về Vùng cung
cấp dịch vụ, chỉ tiêu Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, Yêu cầu về các vị trí đo
kiểm cần được bổ sung


Cụ thể nhóm thực hiện đề tài đề xuất một số nội dụng cần phải sửa đổi, bổ sung
trong QCVN 36:2011/BTTTT như sau.

20


Chỉ tiêu dự
STT

kiến thay đổi,
bổ sung

QCVN 36:2011/BTTTT

Nội dung dự kiến
sửa đổi/bổ sung

Sơ cứ

1

Vùng phủ sóng 1.3.7 Vùng phủ sóng là vùng địa Vùng cung cấp dịch vụ là vùng - Đánh giá chất lượng dịch vụ toàn diện hơn.
lý mà trong đó mức tín hiệu tối địa lý mà DNCCDV công bố về - Tương đương với tiêu chuẩn của các nước
có chính sách viễn thông tương đồng với
thiểu thu được là - 100 dBm.
khả năng sử dụng dịch vụ thoại trên
Việt Nam.
mạng viễn thông di động mặt đất
theo mức chất lượng được quy định

tại mục 2.1 của quy chuẩn này.

2

Chỉ tiêu: Độ
sẵn sàng của
mạng vô tuyến

Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến là - Đánh giá độ sẵn sàng của mạng vô tuyến
tỷ lệ (%) giữa số mẫu đo có mức tín
được tổ chức ETSI quy định trong bộ tiêu
hiệu thu lớn hơn hoặc bằng -100
chuẩn ETSI TS 102 250-2
dBm trên tổng số mẫu đo.
- Tương đương với tiêu chuẩn của các nước
có chính sách viễn thông tương đồng với
Chỉ tiêu: Độ sẵn sàng của mạng vô
Việt Nam.
tuyến ≥ 95%.
Phương pháp xác định
Phương pháp mô phỏng. Số lượng
mẫu đo tối thiểu là 100 000 mẫu
thực hiện đo ngoài trời di động vào
các giờ khác nhau trong ngày, trong
vùng công bố cung cấp dịch vụ.

3

Chỉ tiêu: Tỷ lệ 2.1.1.2. Chỉ tiêu
cuộc gọi được Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành

thiết lập thành công ≥ 92 %.
công
2.1.1.3. Phương pháp xác định

2.1.2.2. Chỉ tiêu

- Công bố của doanh nghiệp về chất lượng
dịch vụ cao hơn nhiều so với QCVN
Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành
36:2011.
công ≥ 98 %.
- Thống kê kết quả tự đo kiểm của các
2.1.2.3. Phương pháp xác định
DNCCDV từ năm 2012 tới nay, CSSR đều
- Mô phỏng cuộc gọi: Số lượng - Mô phỏng cuộc gọi: Số lượng
lớn hơn 98%.

21


Chỉ tiêu dự
STT

kiến thay đổi,
bổ sung

QCVN 36:2011/BTTTT
cuộc gọi mô phỏng cần thiết tối
thiểu là 1 000 cuộc thực hiện vào
các giờ khác nhau trong ngày,

trong vùng phủ sóng. Khoảng cách
giữa hai cuộc gọi mô phỏng liên
tiếp xuất phát từ cùng một thuê
bao chủ gọi không nhỏ hơn 10
giây.

4

Chỉ tiêu: Tỷ lệ 2.1.2.2. Chỉ tiêu
cuộc gọi bị rơi Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi ≤ 5 %

Nội dung dự kiến
sửa đổi/bổ sung

Sơ cứ

cuộc gọi mô phỏng tối thiểu là 3000
cuộc, phân bố đều theo 3 điều kiện
đo kiểm: đo trong nhà; đo ngoài
trời ở các vị trí cố định; đo ngoài
trời di động. Với mỗi điều kiện đo
kiểm thực hiện đo vào các giờ khác
nhau trong ngày, trong vùng cung
cấp dịch vụ; khoảng cách giữa hai
cuộc gọi mô phỏng liên tiếp xuất
phát từ cùng một thuê bao chủ gọi
không nhỏ hơn 30 giây. Yêu cầu về
vị trí đo kiểm được quy định tại
Phụ lục A.


- Kết quả đo kiểm tra CLDV của các
DNCCDV do Bộ TT&TT thực hiện từ năm
2009 tới nay, CSSR đều lớn hơn 98%.
- Các nước trên thế giới ban hành tiêu chuẩn
cho dịch vụ thoại đã quy định mức ngưỡng
cao hơn nhiều so với QCVN
36:2011/BTTTT.
- Việc tăng số lượng cuộc gọi đảm bảo tăng
độ chính xác và tăng thời gian mô phỏng
giữa hai cuộc gọi đảm bảo phù hợp với quy
định của ETSI TS 102 250 -5.
- Tương đương với tiêu chuẩn của các nước
có chính sách viễn thông tương đồng với
Việt Nam.

2.1.3.2. Chỉ tiêu

- Công bố của doanh nghiệp về chất lượng
dịch vụ cao hơn nhiều so QCVN
36:2011/BTTTT.
- Thống kê kết quả tự đo kiểm của các
DNCCDV từ năm 2012 tới nay, CDR đều
thấp hơn 2%.
- Kết quả đo kiểm tra CLDV của các
DNCCDV do Bộ TT&TT thực hiện từ năm
2009 tới nay, CDR đều thấp hơn 2%.
- Các nước trên thế giới ban hành tiêu chuẩn
cho dịch vụ thoại đã quy định mức ngưỡng

Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi ≤ 2 %


2.1.2.3. Phương pháp xác định

2.1.3.3. Phương pháp xác định

- Mô phỏng cuộc gọi: Số lượng
cuộc gọi mô phỏng tối thiểu là 1
500 cuộc, phân bố đều theo 3 điều
kiện đo kiểm: đo trong nhà; đo
ngoài trời ở các vị trí cố định; đo
ngoài trời di động. Với mỗi điều
kiện đo kiểm thực hiện đo vào các

- Mô phỏng cuộc gọi: Số lượng
cuộc gọi mô phỏng tối thiểu là 3
000 cuộc, phân bố đều theo 3 điều
kiện đo kiểm: đo trong nhà; đo
ngoài trời ở các vị trí cố định; đo
ngoài trời di động. Với mỗi điều
kiện đo kiểm thực hiện đo vào các

22


Chỉ tiêu dự
STT

kiến thay đổi,
bổ sung


QCVN 36:2011/BTTTT
giờ khác nhau trong ngày, trong
vùng phủ sóng; độ dài cuộc gọi lấy
mẫu trong khoảng từ 60 giây đến
180 giây, trong đó các cuộc gọi từ
60 giây đến 90 giây phải đảm bảo
số lượng mẫu ít nhất là 50 % tổng
số mẫu; khoảng cách giữa hai cuộc
gọi mô phỏng liên tiếp xuất phát từ
cùng một thuê bao chủ gọi không
nhỏ hơn 10 giây.

5

Nội dung dự kiến
sửa đổi/bổ sung

Sơ cứ

giờ khác nhau trong ngày, trong
cao hơn nhiều so với QCVN
36:2011/BTTTT.
vùng cung cấp dịch vụ; độ dài cuộc
Việc tăng số lượng cuộc gọi đảm bảo tăng
gọi lấy mẫu trong khoảng từ 60
độ chính xác và tăng thời gian mô phỏng
giây đến 180 giây, trong đó các
giữa hai cuộc gọi đảm bảo phù hợp với tình
cuộc gọi từ 60 giây đến 90 giây
hình thực tế và quy định của ETSI TS 102

phải đảm bảo số lượng mẫu ít nhất
250 -5.
là 50 % tổng số mẫu; khoảng cách
- Tương đương với tiêu chuẩn của các nước
giữa hai cuộc gọi mô phỏng liên
có chính sách viễn thông tương đồng với
tiếp xuất phát từ cùng một thuê bao
Việt Nam.
chủ gọi không nhỏ hơn 30 giây.
Yêu cầu về vị trí đo kiểm được quy
định tại Phụ lục A.

Chỉ tiêu: Chất 2.1.3.2. Chỉ tiêu
2.1.4.2. Chỉ tiêu
- Sử dụng tỷ lệ cuộc gọi có MOS lớn hơn
lượng thoại
hoặc bằng 3,0 (điểm), nhằm đánh giá chất
Chất lượng thoại trung bình phải ≥ Tỷ lệ (%) số cuộc gọi có điểm chất
lượng dịch vụ tốt hơn và đảm bảo tính đồng
lượng thoại lớn hơn hoặc bằng 3,0:
3,0 điểm.
đều của chất lượng dịch vụ tại các khu vực
≥ 95%.
2.1.3.3. Phương pháp xác định
được phủ sóng. Đây là xu hướng đánh giá
- Phương pháp sử dụng thiết bị đo: 2.1.4.3. Phương pháp xác định
chất lượng dịch vụ thoại của các nước khi
Phương pháp đo thực hiện theo - Phương pháp đo thực hiện theo
sửa đổi tiêu chuẩn của mình như Ai Cập,
Khuyến nghị ITU-T P.862 và quy Khuyến nghị ITU-T P.863. Số

Quatar, UAE, Rwanda.
đổi ra điểm MOS theo Khuyến lượng cuộc gọi mô phỏng tối thiểu
- Giải thuật ITU-T P.863 được chấp thuận và
nghị ITU-T P.862.1. Số lượng là 3000 cuộc, phân bố đều theo 3
ban hành vào năm 2011. Cho tới nay ITUcuộc gọi lấy mẫu tối thiểu là 1 000 điều kiện đo kiểm: đo trong nhà; đo
T P.863 đã cập nhật phiên bản mới nhất 2.4
cuộc vào các giờ khác nhau trong ngoài trời ở các vị trí cố định; đo

23


Chỉ tiêu dự
STT

kiến thay đổi,
bổ sung

QCVN 36:2011/BTTTT
ngày, trong vùng phủ sóng.
Khoảng cách giữa hai cuộc gọi mô
phỏng liên tiếp xuất phát từ cùng
một thuê bao chủ gọi không nhỏ
hơn 10 giây.

6

Nội dung dự kiến
sửa đổi/bổ sung

Sơ cứ


ngoài trời di động. Với mỗi điều
tháng 9/2014 (POLQA 2015).
kiện đo kiểm thực hiện đo vào các - ITU-T P.863 hỗ trợ nhiều ứng dụng từ lowgiờ khác nhau trong ngày, trong
end đến HD voice; Khắc phục hạn chế của
vùng cung cấp dịch vụ; khoảng
P.862 về codec, độ trễ, nhiễu nền, v.v…;
cách giữa hai cuộc gọi mô phỏng
Độ tương quan với điểm MOS (chủ quan)
liên tiếp xuất phát từ cùng một thuê
rất cao.
bao chủ gọi không nhỏ hơn 30 giây. - Các thiết bị đo kiểm phiên bản mới nhất
Yêu cầu về vị trí đo kiểm được quy
của các hãng máy đo như NEMO,
định tại Phụ lục A.
ASCOM, SWISSQUAL đã cập nhật giải
thuật P.863 để đánh giá chất lượng dịch vụ
thoại băng rộng.

Chỉ tiêu: Độ Độ khả dụng của dịch vụ (D) là tỷ Độ khả dụng của dịch vụ (D) là tỷ - Chỉ tiêu thống kê này được xây dựng trên
cơ sở công nghệ GSM với chuyển mạch
khả dụng của lệ thời gian trong đó mạng sẵn lệ thời gian trong đó mạng sẵn sàng
kênh cho dịch vụ thoại.
dịch vụ
sàng cung cấp dịch vụ cho khách cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Công nghệ UMTS bao gồm cả thoại và dữ
hàng.
Tf
D = (1 − ) ×100%
liệu dựa trên nền chuyển mạch gói do vậy

Tr
Tf
D = (1 − ) ×100%
việc xác định độ khả dụng theo kênh thoại
trong đó: Tr : Thời gian xác định độ
Tr
là khó xác định.
khả dụng của dịch vụ;
- Để đánh giá độ khả dụng của mạng các
trong đó: Tr : Thời gian xác định
N
ri
nước trên thế giới như Ấn Độ, Pakistan,
T f =∑ t i
độ khả dụng của dịch vụ;
i=
1 Ri
Nepan sử dụng đánh giá độ khả dụng dựa
N
r
T f =∑i ti
Tf : Tf : Thời gian mạng có sự cố thuộc
trên thời gian phần tử mạng gặp sự cố.
i=
1 Ri
trách nhiệm DNCCDV và được
Thời gian mạng có sự cố thuộc tính theo công thức:

24



×