Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

báo cáo thực tập bệnh viện Y HỌC CỔ TRUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC………………..
KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC TẬP
TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN

Giảng viên hướng dẫn:
Cán bộ hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Địa điểm thực tập: Bệnh viện Y HỌC CỔ TRUYỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Hậu Giang -2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC…………………
KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC TẬP
TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
Giảng viên hướng dẫn:
Cán bộ hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Địa điểm thực tập: Bệnh viện Y HỌC CỔ TRUYỀN
Thành Phố Cần Thơ
Thời gian thực tập:

Hậu Giang -2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢNG ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN THỰC TẬP
TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
Sinh viên:
MSSV:
Lớp:
Nơi thực tập: Bệnh viên Y Học Cổ Truyền Cần Thơ
Thời gian thực tập:
 Nhận xét
- Hình thức:..............................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
- Nội dung:................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Điểm
Bằng số


Bằng chữ

Hậu Giang, ngày…...tháng….năm….
Giảng viên hướng dẫn


Mục lục
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................1
MỤC TIÊU THỰC TẬP BỆNH VIỆN......................................................................................2
1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN...........................................................................3
1.1. Tổng quan.......................................................................................................................3
1.2. Lịch sử thành lập và phát triển ....................................................................................3
1.3. Sơ đồ tổ chức bệnh viện ................................................................................................5

2.

KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN..............................................................................................6
2.1. Tổ chức bộ máy..............................................................................................................6
2.2. Chức năng khoa Dược...................................................................................................6
2.3. Nhiệm vụ khoa Dược.....................................................................................................6
2.4. Quan hệ giữa khoa Dược và các khoa khác trong bệnh viện ....................................7

3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ VAI TRÒ CỦA TỪNG BỘ PHẬN TRONG KHOA
DƯỢC BỆNH VIỆN ................................................................................................................10
3.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự .................................................................................................10
3.2. Vai trò của từng bộ phận trong khoa Dược bệnh viện.............................................11
4.


QUY TRÌNH NHẬP VÀ XUẤT THUỐC-Y DỤNG CỤ TẠI KHOA DƯỢC...............15
4.1. Quy trình mua thuốc ...................................................................................................15
4.1.1. Mục đích, yêu cầu .................................................................................................15
4.1.2. Phạm vi áp dụng ...................................................................................................15
4.1.3. Kế hoạch mua thuốc.............................................................................................15
4.1.3.1. Lập kế hoạch ..................................................................................................15
4.1.3.2. Tổ chức cung ứng thuốc................................................................................16
4.1.4. Giao dịch mua thuốc ............................................................................................17
4.1.4.1. Lựa chọn nhà phân phối ...............................................................................17
4.1.4.2. Đàm phán, thỏa thuận, ký hợp đồng ...........................................................18
4.1.4.3. Lập dự trù đặt hàng, có sự kiểm duyệt của trưởng khoa Dược và ban
giám đốc.......................................................................................................................18
4.1.4.4. Gửi đơn hàng trực tiếp hoặc email, fax, điện thoại ....................................18
4.1.4.5. Lưu các đơn đặt hàng để theo dõi ................................................................18
4.1.4.6. Lập “Sổ theo dõi các nhà phân phối” ..........................................................18


4.2. Quy trình kiểm nhập thuốc ........................................................................................18
4.2.1. Mục đích, yêu cầu .................................................................................................18
4.2.2. Phạm vi áp dụng ...................................................................................................18
4.2.3. Lập Kế hoạch kiểm nhập .....................................................................................18
4.2.3.1. Nhập thuốc .....................................................................................................18
4.2.3.2. Kiểm soát chất lượng thuốc sử dụng tại cơ sở ............................................19
4.2.4. Những lưu ý khi kiểm nhập thuốc, hóa chất......................................................19
4.3. Quy trình cấp phát thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn)........................................20
4.3.1. Xuất kho ................................................................................................................20
4.3.2. Quy trình cấp phát thuốc.....................................................................................20
4.3.2.1. Quy trình cấp phát thuốc cho bảo hiểm y tế (BHYT) ................................21
4.3.2.2. Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú........................................................22

4.3.2.1. Cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngọai trú ....................................................24
4.3.3. Quy trình sắc thuốc thang ...................................................................................25
4.3.4. Pha chế theo đơn: CỒN XOA BÓP (dùng ngoài)..............................................26
4.4. Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện (175 vị thuốc) .............................................28
5. CÁCH SẮP XẾP-BẢO QUẢN THUỐC, SINH PHẨM Y TẾ, Y CỤ Ở KHOA DƯỢC
BỆNH VIỆN.............................................................................................................................31
5.1. Cách sắp xếp ................................................................................................................31
5.2. Cách bảo quản thuốc, sinh phẩm y tế, y cụ ở Khoa Dược .......................................32
6. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP-BẢO QUẢN VÀ QUY TRÌNH MUA-BÁN THUỐC TẠI
NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN ....................................................................................................34
6.1. Thành phẩm đông y, tây y - dụng cụ y tế ..................................................................34
6.1.1. Quy trình mua - bán thuốc ..................................................................................35
6.1.1.1. Mua thuốc.......................................................................................................35
6.1.1.2. Bán thuốc theo đơn........................................................................................36
6.1.1.3. Bán thuốc không theo đơn ............................................................................38
6.1.2. Sắp xếp, bảo quản và kiểm soát chất lượng .......................................................40
6.1.2.1. Sắp xếp............................................................................................................40
6.1.2.2. Bảo quản và kiểm soát chất lượng ...............................................................41
6.2. Thuốc thang - dược liệu ..............................................................................................44


6.2.1. Quy trình mua-bán...............................................................................................44
6.2.1.1. Mua dược liệu ................................................................................................44
6.2.1.2. Bán dược liệu .................................................................................................44
6.2.2. Cách sắp xếp .........................................................................................................45
6.3. Nhận xét thực tế...........................................................................................................46
6.3.1. Công tác tổ chức và thực hiện nhà thuốc GPP ..................................................46
6.3.2. Quy trình mua bán thuốc.....................................................................................47
6.3.3. Tình hình chung về “Mua và tư vấn sử dụng thuốc theo đơn và thuốc theo
đơn” .................................................................................................................................48

6.3.4. Tư vấn điều trị tại nhà thuốc bệnh viện .............................................................51
6.3.5. Sắp xếp- bảo quản và kiểm soát chất lượng thuốc: ...........................................51
6.3.6. So sánh sự khác nhau trong việc thực hành nhà thuốc GPP giữa hai bộ phận
của nhà thuốc ..................................................................................................................53
7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ XUẤT-NHẬP THUỐC, Y DỤNG CỤ BẰNG PHẦN MỀM
TIN HỌC ..................................................................................................................................53
7.1. Phần mềm sử dụng ......................................................................................................53
7.2. Mô tả chung..................................................................................................................54
7.3. Ưu điểm ........................................................................................................................56
7.4. Nhược điểm ..................................................................................................................57
8.

VAI TRÒ NGƯỜI DƯỢC SĨ BỆNH VIỆN - DƯỢC LÂM SÀNG................................57
8.1. Vai trò người dược sĩ bệnh viện .................................................................................57
8.2. Hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Cần Thơ năm
2015 ......................................................................................................................................59

9. KINH NGHIỆM BẢN THÂN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC RÈN LUYỆN TÁC PHONG
ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ Y TẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP ...................65
9.1. Tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ y tế ...........................................................................65
9.2. Kinh nghiệm bản thân liên quan đến tác phong đạo đức của người cán bộ y tế
trong quá trình thực tập ....................................................................................................66
9.3. Kết luận ........................................................................................................................67
10.

PHỤ LỤC .....................................................................................................................68

PHỤ LỤC 1 .........................................................................................................................68
PHỤ LỤC 2 .........................................................................................................................69
PHỤ LỤC 3 .........................................................................................................................70



PHỤ LỤC 4 .........................................................................................................................73
PHỤ LỤC 5 .........................................................................................................................74
PHỤ LỤC 6 .........................................................................................................................75
PHỤ LỤC 7 .........................................................................................................................76
PHỤ LỤC 8 .........................................................................................................................77
PHỤ LỤC 9 .........................................................................................................................78
PHỤ LỤC 10 .......................................................................................................................79
PHỤ LỤC 11 .......................................................................................................................80
PHỤ LỤC 12 .......................................................................................................................81
PHỤ LỤC 13 .......................................................................................................................83
PHỤ LỤC 14 .......................................................................................................................85


1

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy, cô tại Bệnh
viện Y Học Cổ Truyền Thành phố Cần Thơ cũng như cô Quyên đã dẫn dắt em
đến với bệnh viện. Cảm ơn thầy cô luôn nhiệt tình chỉ dạy cho em những kinh
nghiệm, kiến thức quý báo, những thứ mà lần đầu tiên trong đời em được tiếp
xúc và còn rất ngỡ ngàng. Tuy chỉ trải qua 5 tuần ngắn ngủi nhưng em đã có
thêm được nhiều kiến thức, từ cách sắp xếp nhà thuốc bệnh viện, cách ra lẻ thuốc
cho từng toa thuốc, cách ứng xử với bệnh nhân và mọi người xung quanh đến
cách sắp xếp kho thuốc thuốc, chế biến, bảo quản và sắt thuốc thang cho bệnh
nhân…đó là những bài học rất mới lạ mà em không thể học được trên ghế nhà
trường.
Trong suốt thời gian thực tập tại bệnh viện,đôi khi mắc phải những sai

sót, em rất xin cảm ơn thầy, cô đã tận tình chỉ dạy và thông cảm cho em.
Cuối cùng, em xin chúc thầy, cô nhiều sức khỏe, luôn thành công trong
việc trồng người cũng như việc bảo vệ sức khỏe cho mỗi bệnh nhân.
Trân trọng.
Hậu Giang, ngày tháng năm
Sinh viên thực tập


2

MỤC TIÊU THỰC TẬP BỆNH VIỆN
1. Phân tích được chức năng, nhiệm vụ của Khoa Dược bệnh viện.
2. Trình bày được sơ đồ tổ chức nhân sự và vai trò của từng bộ phận trong
Khoa Dược bệnh viện.
3. Liệt kê được các bước trong quy trình nhập và xuất thuốc – y dụng cụ tại
Khoa Dược.
4. Trình bày được cách sắp xếp – bảo quản thuốc, sinh phẩm y tế, y cụ ở Khoa
Dược bệnh viện.
5. Trình bày được cách sắp xếp - bảo quản và quy trình mua – bán thuốc tại nhà
thuốc bệnh viện.
6. Trình bày được cách thức quản lý xuất - nhập thuốc, y dụng cụ bằng phần
mềm tin học
7. Trình bày được vai trò người dược sĩ bệnh viện trong việc hướng dẫn bệnh
nhân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế. Một số hoạt động liên quan
đến Dược lâm sàng.
8. Rút kết được kinh nghiệm bản thân liên quan đến việc rèn luyện tác phong
đạo đức của người cán bộ y tế trong quá trình thực hành nghề nghiệp.


3


1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN
1.1. Tổng quan

Tên bệnh viện : Bệnh viện Y Học Cổ Truyền
Địa chỉ: Số 678, Đường 30/4, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành phố
Cần Thơ
Điện thoại: (84-0710) 3838 050
Fax: (84-0710) 3838 050
Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ thành lập ngày 04/07/1978, là đơn vị đầu
ngành về y học cổ truyền trong toàn quân và là một trong năm cơ sở y học cổ truyền
lớn nhất Việt Nam. Viện phát triển theo mô hình viện-trường tại hai cơ sở, ở miền Bắc
và miền Nam.
1.2. Lịch sử thành lập và phát triển
Sau cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân lịch sử năm 1975, đất nước ta hoàn
toàn giải phóng, quân dân ta tiếp quản xong Cần Thơ, Sóc Trăng sáp nhập lại thành
tỉnh Hậu Giang.
Thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số
08/QĐ-BYT ngày 27/3/1974 của Bộ Y tế về việc thành lập Bệnh viện y học dân tộc ở
các tỉnh. Quyết định số 03/QĐ-UBT ngày 07/01/1978 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu
Giang về việc thành lập Bệnh viện Y học dân tộc.
Bệnh viện được thành lập trên cơ sở vật chất của khu vực an dưỡng Hậu Giang
tại “Trà Quít”, Ty Y tế giao cho Lương y Nguyễn Thuần Hy (cụ Năm Trang) cố vấn


4

Ty Y tế trực tiếp chỉ đạo. Đ/c Mười Sang kiểm tra cơ sở khu an dưỡng (tài sản và
khung cán bộ) bám chặt Ty Y tế lựa chọn phân công bác sĩ để bàn giao và bố trí ban
lãnh đạo bệnh viện.

Tháng 01/1978 khung bệnh viện hình thành với kế hoạch 50 giường gồm 16
biên chế (bác sĩ, lương y, y sĩ, CB-CNV) đến tháng 6 năm 2014 tăng lên 21 biên chế
gồm : DSCK1: 02; DSĐH: 01; DSTH: 16; CND: 02.
Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau :
-

Nghiệp vụ dược.

-

Kho và cấp phát thuốc.

-

Thống kê dược.

-

Dược lâm sàng, thông tin thuốc.

-

Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc.

-

Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.


5


1.3. Sơ đồ tổ chức bệnh viện


6

2. KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
2.1. Tổ chức bộ máy
Tổ chức Dược bệnh viện là một khoa chuyên môn trực thuốc Giám đốc bệnh
viện. Trong một bệnh viện chỉ có một khoa Dược, nó là tổ chức cao nhất nhằm đảm
bảo mọi công tác về dược nên không chỉ có tính chất thuần túy của một khoa chuyên
môn mà còn them tính chất của bộ phận quản lý và công tác về dược trong cơ sở điều
trị, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn trong khám, chữa bệnh nhất là
quản lý sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Vì vậy, khoa Dược chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Giám đốc bệnh viện.
2.2. Chức năng khoa Dược
Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh việ về toàn
bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có
chất lượng và tư vấn, giam sát việc thực hiện, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
2.3. Nhiệm vụ khoa Dược
-

Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho trị nhu cầu
điều trị và chuẩn đoán, yêu cầu chữa bệnh khác.

-

Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc theo nhu cầu điều trị và nhu
cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.


-

Tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

-

Bảo quản nào để trong quá trình bảo quản không bị hư hao, mất mát, đồng thời
có trách thuốc theo đúng nguyên tắc “thực hành tốt bảo quản thuốc”. Bảo quản
thuốc, y cụ, hóa chất theo đúng chuyên môn. Không để thuốc ứ động. Thực
hiện tốt 5 chống, làm thế nhiệm hướng dẫn bảo quản ở các khoa phòng. Các
thuốc mất phẩm chất phải có biện pháp xử lý. Quy trình 3-6 tháng thanh lý
thuốc kém phẩm chất.

-

Tổ chức pha chế thuốc, bào chế thuốc Đông y, bào chế thuốc từ dược liệu sử
dụng trong bệnh viện.

-

Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác được, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng
không mong muốn của thuốc.

-

Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa
trong bệnh viện.



7

-

Nghiên cứu khoa học và đào tạo là cơ sở thực hành của các trường Đại học,
Cao đẳng và Trung học về dược.

-

Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám
sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo
dõi tình hình kháng sinh trong bệnh viện.

-

Tham gia chỉ đạo tuyến.

-

Tham gia hội chấn khi được yêu cầu.

-

Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

-

Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

-


Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về
vật tư y tế tiêu hao (bông bang, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có
phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao
nhiệm vụ.
2.4. Quan hệ giữa khoa Dược và các khoa khác trong bệnh viện

Trong tổ chức bệnh viện, khoa Dược liên kết chặt chẽ với những phòng ban
khác tạo thành thể thống nhất. Từ vị trí, chức năng , nhiệm vụ của khoa Dược, chúng
ta có thể thấy được mối liên hệ giữa khoa Dược tại bệnh viện YHCT có mối quan hệ
với các khoa phòng khác như sau:


8

Ban giám đốc bệnh viện:
- Khoa Dược là khoa chuyên môn trực thuộc giám đốc bệnh viện do đó phải thực
hiện đầy đủ các yêu cầu của ban giám đốc về việc cung ứng, bảo quản và phân phối
thuốc theo yêu cầu điều trị. Góp phần đảm bảo, hỗ trợ tốt cho công tác điều trị trong
toàn bệnh viện. Ban giám đốc quyết định thành lập hội đồng thuốc và điều trị (trong đó
trưởng khoa dược làm phó chủ tịch), kiểm nhập dược liệu.
Phòng kế hoạch tổng hợp:
- Phòng kế hoạch tổng hợp là phòng có quan hệ trực tiếp với khoa Dược. Phòng
kế hoạch tổng hợp ra kế hoạch, chỉ tiêu của từng khoa phòng, kiểm tra và đánh giá
việc thực hiện của các khoa phòng trong đó có khoa Dược. Khoa Dược chủ động phối
hợp trong việc lập dự trù thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế và chủ động nắm tình hình thực
hiện các chế độ chuyên môn về dược cũng như việc quản lý sử dụng thuốc, hóa chất,
dụng cụ y tế…
- Phòng kế hoạch tổng hợp có trách nhiệm cung cấp tình hình số liệu và tham gia
ý kiến với khoa dược về những vấn đề trên.

- Phòng kế hoạch tổng hợp còn chủ trì những buổi bình bệnh án vào thứ tư trong
tuần. Thành phần tham gia gồm: giám đốc bệnh viện, trưởng khoa dược, trưởng phòng
kế hoạch tổng hợp, trưởng các khoa phòng và một số bác sĩ. Buổi bình bệnh án của


9

khoa nào thì các bác sĩ của khoa đó phải có mặt đầy đủ: những bệnh nhân đã điều trị
lâu mà không hết bệnh. Sau đó, thảo luận để đưa ra hướng điều trị tốt hơn, những
trường hợp điều trị tốt thì đưa ra phác đồ điều trị chung và thống nhất trong bệnh viện.
Phòng kế toán – tài vụ:
- Phòng kế toán - tài vụ cùng khoa dược theo dõi các hợp đồng ký kết với các
công ty dược để mua thuốc. Khoa dược cung cấp tình hình và số liệu sử dụng thuốc
bằng số lượng, nhu cầu thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để phòng tài chính kế toán tính
thành tiền quyết toán và dự trù kinh phí cho khoa dược.
- Phòng tài chính kế toán cung cấp tình hình và tiêu chuẩn dùng thuốc, hóa chất,
dụng cụ y tế bằng tiền cho khoa dược. Hai bên cùng nhau đối chiếu giữa tiêu chuẩn sử
dụng thuốc bằng tiền trên cơ sở chế độ chính sách của ngành để giúp lãnh đạo bệnh
viện chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ điều trị bệnh và chống tham ô, lãng phí.
- Khoa dược tham mưu trong việc mua thuốc để sử dụng trong bệnh viện: lập dự
trù cung cấp tình hình sử dụng thuốc cho phòng tài vụ để xem xét và ký kết hợp đồng
mua thuốc với các công ty. Phòng tài vụ gởi thông báo giá thuốc và bệnh viện chọn
lựa nguồn mua.
Các khoa phòng chuyên môn:
- Phối hợp trao đổi về việc sử dụng thuốc, hóa chất…(nhu cầu, thực tế sử dụng).
Khoa dược tiến hành kiểm tra định kì và đột xuất việc thực hiện các quy chế, chế độ
chuyên môn về việc sử dụng thuốc ở khoa, phòng theo ủy nhiệm của Giám đốc bệnh
viện. Qua đó, khoa dược nắm sát yêu cầu của đơn vị đó để có kế hoạch phục vụ tốt
hơn.



10

3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ VAI TRÒ CỦA TỪNG BỘ PHẬN
TRONG KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
3.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự


11

3.2. Vai trò của từng bộ phận trong khoa Dược bệnh viện
Trưởng khoa Dược : DSCK1 Lê Minh Đạt
Yêu cầu về trình độ: tối thiểu phải là dược sĩ đại học. Đối với bệnh viện hạng 3 và
không phân hạng chưa có dược sĩ đại học thì Giám đốc bệnh viện ủy quyền bằng văn
bản cho dược sĩ trung học phụ trách khoa.
Chức trách, nhiệm vụ :
-

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh viện.

-

Tổ chức hoạt động của khoa theo quy định.

-

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và
công tác chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, Nhà thuốc trong bệnh
viện.


-

Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho
Giám đốc bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc
sử dụng trong bệnh viện; làm đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc; kiểm
tra và giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả sử
dụng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị.

-

Căn cứ vào kế hoạch và sử dụng thuốc, hóa chất ( pha chế, sát khuẩn ).

-

Tổ chức việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; phối hợp với phòng
Tài chính – kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lí kinh phí sử dụng
thuốc đảm bảo chính xác, theo đúng các quy định hiện hành.

-

Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.

-

Chịu tách nhiệm tham gia hội chuẩn chung của bệnh viện, lập kế hoạch và
tổ chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản

-

hoặc phân công dược sĩ trong khoa tham gia hội chuẩn khi có yêu cầu của

Lãnh đạo bệnh viện.

-

Quản lí hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

-

Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược cho
đồng nghiệp và cán bộ tuyến dưới.

-

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao.

Dược sĩ làm công tác nghiệp vụ : DSCK 1 Phan Thị Hồng Nga.
Chức trách, nhiệm vụ :


12

-

Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn tại khoa Dược, các khoa
lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện.

-

Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lí chuyên môn, tham
mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển

khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện.

-

Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.

-

Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.

-

Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm
sàng.

-

Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc ( nếu bệnh viện
không tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gởi mẫu cho
các cơ quan có chức năng kiểm nghiệm thực hiện ).

-

Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.

-

Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa dược về nhiệm vụ được phân công.

Dược sĩ phụ trách kho chẵn, quay cấp phát thuốc :

Phân công :
-

DSĐH Phạm Thị Hòa Bình: thủ kho chẵn; DSTH Nguyễn Thị Tuyết: nhân
viên kho chẵn.

-

DSTH Lưu Minh Giang Thanh: Thủ kho quay cấp phát thuốc tân dược –
thành phẩm Đông y; được ủy quyền giữ thuốc gây nghiện.

-

DSTH Vũ Thị Dung: thủ kho quầy cấp phát thuốc thang.

-

DSTH Cao Thị Thu Hiền, DSTH Lương Thị Tú Trinh: cấp phát thuốc
thang.

Chức trách, nhiệm vụ :
-

Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản
thuốc”, đảm bảo an toàn của kho.

-

Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy
của kho thuốc, khoa Dược.


-

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công
tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về
công tác kho và cấp phát thuốc.


13

-

Tham gia nghiên cứu khoa họ, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.

-

Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.

-

Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

Cán bộ kế toán, thống kê dược :
Phân công:
-

DSTH Nguyễn Thị Kim Loan: cán bộ thống kê dược.

-


DSTH Tống Thị Bắc: kế toán dược, phụ trách kế toán, theo dõi sản xuất, y
dụng cụ sử dụng tại các khoa, thiết bị tại khoa Dược.

Chức trách, nhiệm vụ :
-

Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập kho Dược, số liệu thuốc cấp
phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.

-

Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện
hoặc Trưởng khoa Dược. Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về
nhiệm vụ được phân công.

-

Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất (
pha chế, sát khuẩn ), vật tư tiêu hao ( nếu có ) trong bệnh viện định kỳ hàng
năm ( theo mẫu phụ lục 3, 4, 5 , 6 ) gởi về Sở Y tế, Bộ Y tế ( Cục quản lý
khám, chữa bệnh; Vụ Y Dược cổ truyền đối với các bệnh viện Y học cổ
truyền ) vào trước ngày 15/10 hàng năm ( số liệu 1 năm được tính từ ngày
01/10 đến hết ngày 30/09 của năm kế tiếp ) và báo cáo đột xuất khi được
yêu cầu.

-

Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được trưởng khoa Dược giao.


Dược sĩ làm công tác dược lâm sàng:
Phân công :
-

DSCK1 Lê Minh Đạt: kiêm nghiệm làm công tác dược lâm sàng.

-

DSĐH Phạm Thị Hòa Bình: kiêm nhiệm công tác thông tin thuốc.

Chức trách, nhiệm vụ :
-

Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới
theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốn của thuốc và công
tác cảnh giác dược.


14

-

Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán
bộ y tế và người bệnh.

-

Tham gia theo dõi, kiểm tra và giám sát việc kê đơn thuốc nội, ngoại trú
nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.


-

Hướng dẫn và kiểm tra sử dụng thuốc trong bệnh viện; chịu tách nhiệm tính
toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần hiệu chỉnh liều; được quyền
xem xét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê
đơn cùng hoạt chất, thuốc trong kho của khoa Dược hết ) bằng thuốc tương
đương đồng thời thong tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc
thay thế thuốc.

-

Tham gia nghiêm cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho
các thành viên trong khoa Dược và các học viên khác theo sự phân công.

-

Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu.

-

Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

Dược sĩ làm công tác pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc :
Phân công :
-

DSĐH Phạm Thị Hòa Bình : quản lý chuyên môn công tác pha chế thuốc

-


DSTH Kiều Thiên Nga: Phụ trách pha chế cồn xoa bóp.

-

DSTH Nguyễn Thị Chung, DSTH Mai Thảo Trang: phụ trách chế biến dược
liệu.

-

DSTH Trịnh Ánh Tuyết: phụ trách công tác sắt thuốc thang.

-

Châu Tường Di: nhân viên sắt thuốc thang.

Chức trách, nhiệm vụ :
-

Thực hiện quy định của công tác dược pha chế thuốc, công tác chống nhiễm
khuẩn.

-

Thực hiện pha chế theo đúng quy trình kỹ huật đã được phê duyệt, danh mục
thuốc được pha chế ở bệnh viện.

-

Kiểm soát, tham gia phối hợp với các cán bộ được phân công ở các đơn vị,
khoa hoặc trung tâm Y học hạt nhân, ung bứu trong việc pha chế, sử dụng thuốc

phóng xạ, hóa chất ung thư dể đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế
và môi trường.


15

-

Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công. Thực hiện
một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.

-

Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
Chức trách, nhiệm vụ của các cán bộ khác :

-

DSĐH Phan Thị Hồng Nga: phụ trách Nhà thuốc bệnh viện.

-

DSTH Nguyễn Thị Kiều Lan Anh: kế toán thống kê Nhà thuốc bệnh viện,.

-

DSTH Từ Duy Kim Thoa: nhân viên bán thuốc.

-


DSTH Nguyễn Thùy Trang: nhân viên thu tiền.

-

DSTH Phan thị Huyền: nhân viên khoa Dược.

-

DSTH Nguyễn Thị Bích Lài: nhân viên khoa Dược.

-

Mả Thị Lệnh Duyên: nhân viên vệ sinh khoa Dược.

Thực hiện theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược.
4. QUY TRÌNH NHẬP VÀ XUẤT THUỐC-Y DỤNG CỤ TẠI KHOA DƯỢC
4.1. Quy trình mua thuốc
4.1.1. Mục đích, yêu cầu
-

Đảm bảo mua thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng kịp thời, đúng, đủ theo
yêu cầu điều trị, theo khả năng kinh phí của bệnh viện và theo hợp đồng chỉ trả
của quỹ Bảo hiểm y tế, đúng quy chế hiện hành.
4.1.2. Phạm vi áp dụng

-

Các loại thuốc men (tân dược, thành phẩm đông y, dược liệu), hóa chất, vật tư y
tế nhập vào khoa Dược.

4.1.3. Kế hoạch mua thuốc

Kế hoạch mua thuốc bao gồm :
-

Các kế hoạch mua thuốc thường kỳ (hàng tuần, hàng tháng, hàng quý) hoặc đột
xuất.

-

Đối với các thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, lập kế hoạch dự trù hàng năm
theo quy định hiện hành.
4.1.3.1. Lập kế hoạch


16

a. Xây dựng Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hàng năm theo nhu cầu điều
trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Khi xây dựng danh mục thuốc này cần căn cứ
vào:
- Mô hình bệnh tật của địa phương, cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống kê hàng
năm;
- Trình độ cán bộ và theo Danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực hiện;
- Điều kiện cụ thể của bệnh viện: quy mô và trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và
điều trị hiện có của bệnh viện;
- Khả năng kinh phí: Ngân sách nhà nước cấp, ngân sách bảo hiểm y tế, khả
năng kinh tế của địa phương;
- Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ
Y tế ban hành.
- Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh

hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị.
b. Lượng hàng tồn kho tại các kho.
c. Hợp đồng cung cấp thuốc hóa chất, vật tư y tế đã được ký kết của các công ty
phân phối đã trúng thầu, thông qua đấu thầu tập trung của sở Y tế hoặc đấu thầu
do bệnh viện làm chủ đầu tư.
d. Khả năng tài chính của bệnh viện .
e. Cơ cấu bệnh tật; nhu cầu thực tế tại thời điểm lập kế hoạch.
f. Tham gia xây dựng Danh mục thuốc và cơ số thuốc của tủ trực tại khoa lâm
sàng. Danh mục này do bác sĩ Trưởng khoa đề nghị căn cứ vào yêu cầu, nhiệm
vụ điều trị của khoa và trình Giám đốc phê duyệt.
g. Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm
bảo đảm cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị
nội trú, ngoại trú, bảo hiểm y tế và phù hợp với kinh phí của bệnh viện. Làm dự
trù bổ sung (theo mẫu Phụ lục 2) khi nhu cầu thuốc tăng vượt kế hoạch, thuốc
không có nhà thầu tham gia, không có trong danh mục thuốc nhưng có nhu cầu
đột xuất.
h. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, khoa Dược hoặc khoa, phòng khác
lập kế hoạch về cung ứng trang thiết bị y tế (do Giám đốc bệnh viện quy định).
4.1.3.2. Tổ chức cung ứng thuốc


17

a. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khác.
b. Đầu mối tổ chức đấu thầu (hoặc tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc của đơn vị
trình cấp có thẩm quyền) mua thuốc theo Luật đấu thầu và các quy định
hiện hành liên quan.
c. Cung ứng các thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc
hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) theo đúng
quy định hiện hành.

4.1.4. Giao dịch mua thuốc
4.1.4.1. Lựa chọn nhà phân phối
Các nguồn để nắm bắt thông tin về nhà phân phối:
-

Các cơ quan quản lý y tế: Bộ y tế, Sở y tế...

-

Hội đồng xét thầu tập trung của Sở y tế hoặc của hội đồng xét thầu của bệnh
viện.

-

Kiểm tra điều kiện kinh doanh thực tế .

-

Qua liên lạc điện thoại hoặc tham quan trực tiếp

Những thông tin về nhà sản xuất, nhà cung ứng cần được tìm hiểu :
-

Có đủ tư cách pháp nhân, có năng lực phân phối và uy tín trên thị trường.

-

Chính sách giá cả, chính sách phân phối, phương thức thanh toán phù hợp.

Chất lượng dịch vụ:

-

Đáp ứng được yêu cầu bảo quản hàng hóa.

-

Có đủ điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển.

-

Thái độ dịch vụ tốt (đáp ứng đơn hàng nhanh, dịch vụ chăm sóc khách hàng
chu đáo).

-

Lập “Danh mục các nhà phân phối “: Điện thoại, địa chỉ, người liên hệ...

Các thông tin về sản phẩm do nhà cung cấp giới thiệu cần được tìm hiểu :
-

Phải được phép lưu hành trên thị trường.

-

Nằm trong danh mục thuốc thiết yếu, danh mục chủ yếu đã được Hội đồng
thuốc và điều trị bệnh viện xây dựng, danh mục thuốc thống nhất của Bảo
hiểm y tế với bệnh viện.


18


-

Có chất lượng đảm bảo và hiệu quả trong điều trị.
4.1.4.2. Đàm phán, thỏa thuận, ký hợp đồng
4.1.4.3. Lập dự trù đặt hàng, có sự kiểm duyệt của trưởng khoa Dược
và ban giám đốc
4.1.4.4. Gửi đơn hàng trực tiếp hoặc email, fax, điện thoại
4.1.4.5. Lưu các đơn đặt hàng để theo dõi
4.1.4.6. Lập “Sổ theo dõi các nhà phân phối”

-

Theo dõi số lượng, chủng loại hàng nhập về kho so với đơn đặt hàng để liên lạc
với nhà phân phối trong thời gian qui định của hợp đồng đã ký kết.

-

Nắm được thông tin về các mặt hàng của các công ty đang hết hoặc không có
hàng, thông báo cho trưởng khoa Dược biết để thông tin lại cho ban lãnh đạo
bệnh viện khi cần và có kế hoạch dự trù các măt hàng thay thế.
4.2. Quy trình kiểm nhập thuốc
4.2.1. Mục đích, yêu cầu

Đảm bảo thuốc nhập vào sử dụng tại bệnh viện phải được kiểm soát đạt tiêu
chuẩn chất lượng, đáp ứng kịp thời, đúng, đủ theo yêu cầu điều trị, theo khả năng kinh
phí của bệnh viện và theo hợp đồng chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế, đúng quy chế hiện
hành.
4.2.2. Phạm vi áp dụng
Các loại thuốc men (tân dược, thành phẩm đông y, dược liệu), hóa chất, vật tư y

tế nhập vào khoa Dược.
4.2.3. Lập Kế hoạch kiểm nhập
4.2.3.1. Nhập thuốc
a. Tất cả các loại thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) phải được kiểm nhập trước
khi nhập kho.
b. Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc bệnh viện quyết định. Thành phần Hội đồng
kiểm nhập gồm: Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, thủ
kho, thống kê dược, cán bộ cung ứng.
c. Nội dung kiểm nhập: kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, hóa
chất đối với mọi nguồn thuốc (mua, viện trợ, dự án, chương trình) trong bệnh
viện theo yêu cầu sau:


×