Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

So sánh công tác thẩm định dự án của các chủ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.42 KB, 15 trang )

ĐỀ TÀI:
SO SÁNH CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
GIỮA CÁC CHỦ THỂ
TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

I.
1.

Khái niệm và nhiệm vụ
• Khái niệm

- Thẩm định dự án là quá trình xem xét, phân tích, đánh giá các nội dung của
dự án làm cơ sở để quyết định đầu tư, cấp phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án


Nhiệm vụ

- Thẩm định dự án được hiểu là việc phân tích đánh giá tính khả thi của dự
án trên các phương diện kinh tế, kĩ thuật, xã hội trên cơ sở các quy định của pháp
luật, tiêu chuẩn, định mức, quy định của nhà nước và các thông lệ quốc tế
- Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động tham mưu cho cấp có thẩm quyền ra
quyết định phù hợp (đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền chấp nhận hay
không chấp nhận, chấp nhận với điều kiện nào.
2.

Các chủ thể tham gia thẩm định dự án

Tổ chức thẩm định dự án được quy định theo các văn bản của pháp luật, điều
lệ hoạt động của đơn vị. Phân cấp thẩm định dự án được quy định theo từng cấp,
theo quy mô, tính chất của dự án, theo nguồn vốn đầu tư. Người có thẩm quyền
quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực thẩm định


dự án và có thể mời cơ quan chuyên môn khác có liên quan (các Bộ, Sở, ban
ngành), các tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia có năng lực tham gia thẩm định dự án.
Cơ quan tham gia thẩm định, tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn phải là những cá
nhân, cơ quan không tham gia lập dự án. Cơ quan, cá nhân tham gia thẩm định dự
án phải chịu trách nhiệm về hậu quả do những sai sót của kết luận đưa ra trong Báo
cáo thẩm định.
Có 3 chủ thể tham gia thẩm định dự án là: nhà nước, chủ đầu tư và ngân
hàng thương mại.
II.

SO SÁNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN GIỮA CÁC CHỦ THỂ


1.

Sự giống nhau

Công tác thẩm định dự án đầu tư đối với các chủ thể nhà nước , ngân hàng,
chủ đầu tư đều có tác dụng:
+ Đánh giá tính khả thi của dự án để đưa ra quyết định
+ Ngăn chặn ,sàng lọc những dự án xấu.
+ Bảo vệ những dự án tốt không bị bác bỏ
+ Đánh giá được nguồn và độ lớn của rủi ro ,
+Xem xét tới hiệu quả kinh tế- xã hội
+ Công việc thẩm định làm thế nào để giảm rủi ro và chia sẻ rủi ro một cách
hữu hiệu, bởi công tác thẩm định là đánh giá hoạt động kinh doanh, tài chính của
doanh nghiệp không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà còn dự đoán được hoạt động
trong tương lai. Việc phân tích rủi ro sẽ góp phần hạn chế rủi ro trong môi trường
kinh doanh đầy bất trắc.
Vê phương pháp phân tích đối với các chủ thể đều dùng phương pháp

+ Thẩm định theo trình tự
+ So sánh đối chiếu
+ Dự báo
+ Phân tích độ nhạy
+ Phân tích rủi ro
2.

Sự khác nhau

Tiêu
chí
1.Mục
đích

Nhà nước

Ngân hàng thương mại

Chủ đầu tư

- Nhà nước thẩm định
dự án nhằm đưa ra
quyết định đầu tư
- Các định chế tài
chính thẩm định dự
án khả thi để quyết
định cho vay vốn
- Cơ quan quản lý
Nhà nước các dự án


- Đối với NHTM , thẩm
định dự án đầu tư mà
chủ yếu là thẩm định
khía cạnh tài chính của
dự án đầu tư nhằm mục
đích thẩm định tính khả
thi, hiệu quả, khả năng
trả nợ và cả những rủi
ro có thể xảy ra để phục

- Đánh giá về khả
năng sinh lời về tài
chính của dự án, bên
cạnh đó vẫn cần quan
tâm đến việc đảm
bảo lợi ích kinh tế xã
hội, từ đó đưa ra lựa
chọn các dự án tốt,
loại bỏ các dự án


2.Vai
trò

đầu tư thẩm định dự
án để xét duyệt cấp
giấy phép đầu tư

vụ cho quyết định cho
vay hay từ chối cho

vay, tài trợ, đầu tư dự
án, đảm bảo mục tiêu
nâng cao chất lượng tín
dụng , hạn chế rủi ro.

không đáp ứng đủ
yêu cầu.

- Các cơ quan quản lý
Nhà nước đánh giá
được tính hợp lý, khả
thi của dự án và đưa
ra lựa chọn dự án tối
ưu đứng trên giác độ
hiệu quả kinh tế xã
hội
- Đảm bảo sử dụng có
hiệu quả nhất đồng
vốn của Nhà nước
- Xác định rõ tư cách
pháp nhân của các
bên tham gia đầu tư

- Trong quá trình cho
vay, không phải bất kì
doanh nghiệp nào cũng
được ngân hàng đáp
ứng, ngân hàng chỉ cho
vay khi đã biết chắc
chắn vốn vay được sử

dụng đúng mục đích
mang lại lợi ích cho cả
doanh nghiệp và ngân
hàng.Việc thẩm định dự
án đầu tư là cơ sở để
ngân hàng xác định số
tiền vay, thời gian vay,
mức thu nợ hợp lí, thời
điểm bỏ vốn cho dự án
và tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả
trong tương lai.
- Thẩm định sẽ giúp
cho ngân hàng đạt
được các chỉ tiêu an
toàn và hiệu quả trong
sử dụng vốn , giảm
thiêu nợ quá hạn và nợ
khó đòi , hạn chế những
rủi ro xảy ra với ngân
hàng

- Thẩm định có vai
trò như khẳng định
lại một lần nữa tính
khả thi của dự án,
xem xét khả năng
sinh lời và tránh đầu
tư tiền của và công

sức.
- Là căn cứ để xin
giấy phép đầu tư của
cơ quan nhà nước.
Từ bản thẩm định,
việc xin giấy phép
đầu tư của cơ quan
nhà nước sẽ dễ dàng
hơn.
- Là căn cứ để xin
vay vốn, tài trợ vốn
từ các định chế tài
chính.
- Là công cụ hữu
hiệu để quản lý các
ngành và lĩnh vực
trong đầu tư.

- Đánh giá khả năng trả
nợ yêu cầu vốn chủ sở
hữu trên tổng vốn đầu

- Đánh giá dựa trên
hiệu quả tài chính
căn cứ trên lợi ích

3.Qua Quan điểm toàn diện
n điểm - Đánh giá dựa trên
đánh
lợi ích KTXH



giá

+Dự án vừa có lợi
cho chủ đầu tư vừa
có vừa có lợi cho
nền kinh tế nên dễ
dàng dàng triển khai
Ví dụ: dự án xây nhà
máy lọc dầu Dung
Quất vừa mang lại lợi
ích cho chủ đầu tư (do
tính thiết yếu và nhu
cầu to lớn về dầu
trong nước nên khả
năng thu hổi vốn
nhanh), vừa mang lại
lợi ích cho toàn xã hội
(thúc đẩy kinh tế phát
triển, tiết kiệm hơn do
giảm thiểu nhập khẩu
dầu nước ngoài).
+ Dự án có lợi cho
chủ đầu tư, không
có lợi cho nền kinh tế,
về đứng trên phương
diện nhà nước có thể
không thể chấp nhận,
nếu chấp chấp nhận

sẽ đánh thuế
Ví dụ: việc xây dựng
hoạt động Nhà máy
thuốc lá: Lợi ích là
mang lại lợi nhuận
cho chủ đầu tư nhưng
về mặt xã hội gây hại
sức khỏe cho cho
người dân.
+ Có lợi cho nền kinh
tế nhưng chủ đầu tư
không muốn làm: Nhà
nhà nước ưu đãi hỗ
trợ vốn cho chủ đầu

tư từ 15-30%
- đánh giá hiệu quả của
dự án ưu tiên cho
những dự án có khả
năng sinh lợi từ các
khoản vốn vay đó.

ròng xác định các chỉ
tiêu NPV, IRR, T…
và chi phí cơ hội.


4.Nội
dung


tư khuyến khích nhà
đầu tư đầu tư vào đó
như cho vay với lãi
suất thấp , giảm thuế.
Ví dụ: xây dựng hệ
thống điện, điện nước
sạch miền núi, nông
thôn doanh nghiệp thu
được lợi nhuận không
cao mà nhưng góp
phần giảm giảm tỉ lệ
chênh lệch giàu
giàu nghèo.
+ Dự án không có lợi
cho chủ đầu tư và nhà
nước nước thì loại bỏ
ngay.
Xem xét tất cả các nội
dung. Bao gồm 6 nội
dung chủ yếu sau:
1.Thẩm định khía
cạnh pháp lý của dự
án
2.Thẩm định khía
cạnh thị trường của
dự án
3.Thẩm định khía
cạnh kỹ thuật của dự
án
4.Thẩm định về

phương diện tổ chức
quản lý, thực hiện dự
án
5.Thẩm định khía
cạnh tài chính của dự
án
6.Thẩm định về các
chỉ tiêu kinh tế-xã hội
của dự án

4.1 Thẩm định khách
hàng vay vốn.
Trước khi thẩm định dự
án đầu tư mà khách
hàng yêu cầu vay vốn
để thực hiện, ngân hàng
tiến hành thẩm định
khách hàng vay vốn
trước.
4.1.1 Thẩm định
năng lực pháp lý
Khi doanh
nghiệp đến ngân hàng
vay vốn, ngân hàng yêu
cầu doanh nghiệp nộp
hồ sơ vay vốn trong đó
có những giấy tờ nhằm
chứng minh tính hợp
pháp hợp lệ của doanh
nghiệp bao gồm : quyết

định thành lập doanh
nghiệp, giấy phép quyết
định đăng kí kinh

- Thẩm định khía
cạnh thị trường:
Đánh giá nhu cầu về
sản phẩm của dự án,
cung cầu sản phẩm,
thị trường mục tiêu,
khả năng cạnh tranh
của sản phẩm,
phương thức tiêu thụ,
mạng lưới phân
phối,sự đáp ứng về
các tiêu chuẩn sản
phẩm …
- Thẩm định khía
cạnh kỹ thuật:
+ Thẩm định quy
mô sản xuất, dây
truyền công nghệ,
chất lượng sản phẩm,

+ Đánh giá mức độ
đáp ứng của các
nguồn cung cấp


doanh, điều lệ hoạt

động, quy chế tài chính,
nghị quyết ,quyết định
bổ nhiệm những chức
vụ chủ chốt như chủ
tịch hội đồng quản trị,
giám đốc, tổng giám
đốc…..
4.1.2 Thẩm đinh
tư cách khách hàng
a. Thẩm định tư cách
khách hàng:
Trên cơ sở các hồ sơ do
khách hàng cung cấp,
Chuyên viên phân tích
tín dụng có trách nhiệm
tìm hiểu tư cách của
khách hàng như có đủ
năng lực dân sự, năng
lực hành vi dân sự hay
không, được thành lập
và hoạt động có đúng
quy định không, người
đại diện pháp nhân đã
đúng thẩm quyền
chưa... và đối chiếu với
các qui định của pháp
luật hiện hành để xem
xét khách hàng có đủ
điều kiện kinh doanh và
vay vốn hay không.

b.Đánh giá uy tín, năng
lực và tư cách của
người vay vốn hoặc
người đại diện pháp
nhân: cần tìm hiểu rõ về
người vay vốn (hoặc
người đại diện pháp
nhân), về các khía cạnh:
tư cách đạo đức, trình

nguyên, nhiên vật
liệu đầu vào.
+ Thẩm định về địa
điểm xây dựng: có
gần nơi cung cấp các
nguyên nhiên vật liệu
đầu vào không, thuận
tiện cho việc phân
phối và tiêu thụ sản
phẩm không?
-Thẩm định khía
cạnh tài chính:
+ Thẩm định mức
đọ hợp lý của tổng
vốn đầu tư, tiến độ
bỏ vốn
+ Thẩm định nguồn
vốn huy động cho dự
án.
+ Kiểm tra việc tính

toán các chi phí sản
xuất hằng năm của
dự án
+ Kiểm tra tính hợp
lý của giá bán sản
phẩm, doanh thu
hằng năm của dự án.
+ Kiểm tra tính
chính xác của tỷ suất
“r” trong phân tính
tài chính.
- Đánh giá về tác
động môi trường:
thẩm định lại việc
thực hiện dự án có
ảnh hưởng như thế
nào đến môi trường
sinh thái, tác động
này có ảnh hưởng gì
đến việc xin cấp giấy


độ và kinh nghiệm quản phép đầu tư hay
lý, các chức vụ đã trải
không?
qua, tác phong lãnh đạo
và uy tín trong quan hệ
với các ngân hàng cũng
như với các đối tác
khác trong quá trình

kinh doanh. Tuy nhiên
việc tìm hiểu cần tiến
hành khéo léo và tế nhị.
c. Xem xét lịch sử hình
thành và quá trình phát
triển của doanh nghiệp
để rút ra những điểm
mạnh, điểm yếu của
khách hàng.
4.2 Thẩm định năng
lực tài chính của doanh
nghiệp
Khách hàng của
các Ngân hàng thương
mại nói đến ở đây là
các doanh nghiệp, trước
khi NHTM đưa ra
quyết định có cho
khách hàng này vay
tiền để đầu tư vào dự án
này không thì các
NHTM cần tìm hiểu về
tình hình tài chính và
năng lực sản xuất của
khách hàng, và chỉ cho
vay khi doanh nghiệp
ấy đáp ứng được những
yêu cầu nhát định. Các
số liệu được tình toán
từ báo cáo tài chính 3

năm gần nhất của
doanh nghiệp. Nội dung
thẩm định gồm:


- Các chỉ tiêu về khả
năng thanh toán:
- Doanh thu
- Hiệu quả
- Mức độ độc lập về tài
chính:
- Phân tích sự biến
động về tài sản và
nguồn vốn:
- Các khoản nợ ngân
hàng:
- Các khoản phải thu,
phải trả:
- Tồn kho
- Chu kỳ kinh doanh:
3.3 Thẩm định khía
cạnh tài chính dự án
Các nội dung cần thẩm
định:
- Xác định tổng vốn đầu

- Xác định nguồn vốn,
cơ cấu vốn, sự đảm bảo
của nguồn vốn tài trợ
cho dự án và tiến độ bỏ

vốn
- Xác định chi phí sản
xuất và giá thành
- Xác định doanh thu và
lợi nhuận của dự án
- Xác định dòng tiền dự
kiến
- Tính toán chỉ tiêu chi
phí sử dụng vốn của dự
án
- Xác định các chỉ tiêu
phân tích tài chính dự
án
5.Tổ

- Đối tượng thực hiện


chức

6.Quy
trình

III.
1.

thủ tục hành chính:
Tổ chức/ Sở kế hoạch
và Đầu tư
- Cơ quan thực hiện

thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm
quyền quyết định:
UBND thành phố
+ Cơ quan trực tiếp
thực hiện TTHC: Văn
phòng UBND thành
phố
+ Cơ quan phối hợp:
Các Sở, ngành,
UBND huyện
1.Tiếp nhận hồ sơ dự
án
2.Thực hiện công việc
thẩm định
3.Lập báo cáo kết quả
thẩm định
4.Trình người có
thẩm quyền quyết
định đầu tư

1.Cán bộ tín dụng tiếp
nhận hồ sơ vay vốn.
2.Thẩm định hồ sơ, đề
xuất ý kiến.
3.Trưởng phòng tín
dụng xem xét.
4.Giám đốc chi nhánh
đề nghị.
5.Tổng giám đốc ra

quyết định.

Với chủ đầu tư, quy
trình thẩm định do
người quyết định đầu
tư tự tổ chức thẩm
định đầu tư.

THẨM ĐỊNH NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN
Trình bày dự án

- Tên dự án: Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
- Địa điểm: Ninh Thuận, Việt Nam
- Chủ đầu tư: Nhà nước. Ngoài ra 1 số công trình thành phần của dự án do Tập
đoàn điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư
- Chủ sở hữu: Tập đoàn điện lực Việt Nam
- Nhà vận hành: Tập đoàn điện lực Việt Nam
- Khởi công: tháng 12 năm 2014


- Vận hành thương mại: theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, dự kiến vận
hành thương mại vào cuối 2020
- Công suất: 4000 MWe
- Nguồn vốn: Nga đồng ý cho Việt Nam vay 10,5 tỷ USD, Nhật cũng đồng ý cho
vay nguồn vốn ODA làm điện hạt nhân. Tổng mức đầu tư dự toán khoảng 200.000
tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008.
2.
2.1

So sánh thẩm định dự án điện hạt nhân của các chủ thể

Sự giống nhau

Sau khi trải qua quá trình thẩm định, nhà nước, ngân hàng và chủ đầu tư đều
đánh giá đây là dự án khả thi, thiết yếu, khả năng hoàn vốn cao và đưa ra quyết
định thực hiện.
Đối với dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, chủ đầu tư cũng
là nhà nước nên trong các bước thẩm định của các chủ thể nhà nước và chủ đầu tư
có nhiều điểm tương đồng


Khía cạnh thị trường của dự án:

- Đánh giá về nhu cầu của sản phẩm điện hạt nhân: Để đưa Việt Nam cơ bản
trở thành nước công nghiệp, hiện đại thì các yêu cầu về đa dạng hóa nguồn năng
lượng, đảm bảo cung cấp năng lượng an toàn, bền vững, bảo tồn tài nguyên và bảo
vệ môi trường là những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, với tốc độ tăng
trưởng kinh tế khoảng 7% hàng năm, nhu cầu năng lượng tại Việt Nam trở nên rất
cấp thiết. Theo thông tin từ Bộ Công thương, đến năm 2015, cả nước thiếu 8 tỉ
kWh điện, đến năm 2020 thiếu từ 36 đến 65 tỉ kWh. Ngay cả khi khai thác hết các
nguồn năng lượng tự nhiên không tái tạo như than đá, khí đốt và dầu và đẩy mạnh
mua điện của nước ngoài cũng không thể cung cấp đầy đủ và lâu dài cho nhu cầu
trong nước.
Xem xét các hiệu quả tổng hợp của phát triển điện hạt nhân như đáp ứng nhu
cầu điện năng cho đất nước; nâng cao tính an toàn trong cung cấp năng lượng,
giảm phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng; góp phần giảm ô nhiễm môi trường từ
nhiên liệu hóa thạch; tăng cường tiềm lực khoa học kỹ thuật và công nghệ, phát
triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển;
nâng cao vị thế quốc gia…. Cho nên, phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam là chiến
lược dài hạn của quốc gia bên cạnh việc tận dụng các nguồn tài nguyên trong nước
và nhập khẩu năng lượng ở mức độ thích hợp.



- Cung cầu về sản phẩm thị trường mục tiêu: Việc phục hồi năng lượng hạt
nhân được hỗ trợ bởi các dự án về nhu cầu năng lượng trong tương lai. OECD dự
đoán rằng nhu cầu về điện trên toàn thế giới sẽ tăng nhanh ở các nước đang phát
triển. Những người ủng hộ năng lượng hạt nhân cho rằng không thể loại trừ năng
lượng hạt nhân ra khỏi các chiến lược để đối phó với những biến động, bởi vì
nhiên liệu hoá thạch truyền thống và các nguồn năng lượng tái táo (như năng lượng
mặt trời và năng lượng gió), không thể đáp ứng được nhu cầu. Luận điểm này đặc
biệt xác đáng đối với các nước phương Tây vốn tiêu thụ nhiều điện năng, năng
lượng nguyên tử chiếm tới 20% lượng điện hằng năm của Mỹ. Hiển nhiên là có
nhiều rào cản phải vượt qua, như mức giá cao khi xây dựng các lò phản ứng hạt
nhân mới. Ông Oeter Fraser, một chuyên gia năng lượng hạt nhân thuộc Cơ quan
Năng lượng Quốc tế (IAEA) cho biết 'ngay lúc này nền kinh tế năng lượng hạt
nhân trong hầu hết các thị trường không được so sánh một cách thoả đáng với các
lựa chọn khác. Ngày càng có nhiều nước chuẩn bị tiến hành kế hoạch của họ vì họ
đang theo đuổi mục đích tự cung cấp năng lượng


Khía cạnh kỹ thuật của dự án:

-Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I: Nga đưa ra mức giá ở nhà máy mức
công suất 1.000 MW(so với Nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện lớn
nhất Việt Nam và Đông Nam Á là 1920 MW)
- Tháng 5 năm 2010, Nga được lựa chọn làm đối tác cung cấp công nghệ cho
nhà máy điện hạt nhân I, với cam kết lâu dài sẽ hỗ trợ Việt Nam trong công tác
quản lý và xử lý chất thải hạt nhân, đồng thời xây dựng một chương trình quốc gia
về vấn đề này. Nhà máy được dự tính xây dựng với hệ số an toàn cao trên cơ sở
các lò phản ứng nhẹ hiện đại;sử dụng công nghệ nước áp lực (VVER) theo thiết kế
của nhà máy điện thế hệ 3 với mức độ an toàn hơn hẳn thế hệ 2 (như nhà máy

Fukushima 1). Các chương trình hệ thống nhà máy điện hạt nhân đảm bảo an toàn
chủ động và thụ động. Theo công nghệ mới, khu vực đảm bảo an toàn trong trường
hợp xảy ra sự cố nằm cách nhà máy 800 m. Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên
bang Nga tại Việt Nam khẳng định phía Nga hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an
toàn của Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận I
-Tại Hội thảo khoa học quốc gia trong các ngày 19-20/3/2015 tại Hà Nội ,
Thứ trưởng Trần Việt Thanh thông báo, hiện nay cả 2 tư vấn Nga và Nhật đã hoàn
thành công tác khảo sát, nghiên cứu các địa điểm dự kiến xây dựng NMĐHN Ninh
Thuận 1 và 2, và đã nộp Báo cáo Phân tích an toàn và Hồ sơ Phê duyệt địa điểm
lên Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân (ATBXHN). Ngoài ra, các nhà khoa học Việt


Nam đã triển khai các đề tài độc lập cấp nhà nước về địa điểm dự kiến xây dựng
NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2 nhằm đưa ra những nghiên cứu độc lập của mình về
các vấn đề đang đặt ra đối với các địa điểm dự kiến, đặc biệt là các vấn đề liên
quan đến động đất, đứt gãy hoạt động và sóng thần.
- Sự điều chỉnh bản Báo cáo Phân tích an toàn và Hồ sơ Phê duyệt địa điểm
đã và đang diễn ra nhưng đất Ninh Thuận chắc vẫn là đất lành cho các nhà máy
điện hạt nhân đầu tiên Việt Nam. Ninh Thuận được các nhà địa chất xác định là
vùng động đất cấp 5 hoặc 6. Về mặt khoa học, trận động đất có cường độ lớn hơn
6,5 độ Richter xảy ra ngoài biển có khả năng gây ra sóng thần.Tại vùng Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuân (giáp Ninh Thuận, thuộc tuyến đứt gãy 109 – 110 độ) hàng
năm đều có động đất, cường độ từ 4,7 đến 5,2 độ Richter. Đây là hoạt động kiến
tạo bình thường không gây nguy hiểm, nhưng nếu động đất trên 8 độ Richter, ước
tính sau 15-30 phút, sóng thần sẽ đến đất liền và ảnh hưởng trực tiếp lên khu vực
nhà máy. Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế cho rằng, với mức độ động đất
vốn có, nếu núi lửa hoạt động có thể gây ra sóng thần nhưng mức độ cũng không
mạnh. Theo cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, khu vực xây dựng nhà
máy tương đối ổn định và những trận động đất thông thường sẽ không ảnh hưởng
đến khu vực nhà máy. Tháng 3 năm 2011, đại diện Ban chuẩn bị đầu tư dự án cho
biết: "Hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ được thiết kế ở mức dự phòng

cao hơn từ 15 đến 30% so với mức độ động đất cao nhất đã từng xảy ra ở Việt
Nam (6,8 độ Richter)". Ngoài ra 2 nhà máy còn được thiết kế hệ thống đê chắn
sóng cao 15m, mặc dù mức sóng cao nhất ghi nhận được tại Ninh Thuận là 8m.


Khía cạnh tài chính của dự án:

Về nguồn kinh phí, Nga đồng ý cho Việt Nam vay 10,5 tỷ USD, Nhật cũng
đồng ý cho vay nguồn vốn ODA làm điện hạt nhân. Tổng mức đầu tư dự toán
khoảng 200.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008
2.2 Sự khác nhau
2.2.1 Trên phương

diện nhà nước
Nhà nước cần thẩm định thêm các khía cạnh sau
• Khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký hợp đồng đào tạo nhân lực với Tập đoàn
Nhà nước và điện hạt nhân của Nga. Từ 2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa
khoảng 40 người đi đào tạo. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang xem xét vấn đề
này trong thời điểm Việt Nam chưa có người làm về công nghệ hạt nhân. Thủ
tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh và yêu cầu cơ quan chuyên ngành nhanh chóng


hoàn thiện các văn bản pháp quy, đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy điện
nguyên tử đầu tiên khu vực Đông Nam Á.
Nga bắt đầu đào tạo nhóm sinh viên Việt Nam đầu tiên tại trường đào tạo
thuộc Rosatom với dự định tăng dần số lượng trong tương lai. Ba trung tâm đào tạo
cho sinh viên đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành và hoạt động trước khi vận
hành điện hạt nhân 2 năm.

Bên cạnh đó, trong năm 2010, Nhật Bản đã đào tạo cho Việt Nam 50 - 60
lượt cán bộ trong lĩnh vực điện hạt nhân và sẽ tiếp tục giúp đào tạo nhân lực để bảo
đảm an toàn vận hành điện hạt nhân.
Đại diện ban quản lý dự án cho biết theo kế hoạch đến năm 2020 sẽ có
khoảng 200 kỹ sư được đào tạo, huấn luyện về điện hạt nhân cho hai nhà máy.
Ngoài ra Phó Thủ Tướng thông báo sẽ giao 3 trường đại học tập trung đào
tạo chuyên sâu lĩnh vực năng lượng nguyên tử là Trường ĐH Khoa học tự nhiên
(ĐH Quốc gia Hà Nội), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Đà Lạt. Các
trường đại học khác sẽ tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo các chuyên ngành đã được
phân công theo quy hoạch đề án 1558 trước đây đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt năm 2010.


Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của dự án

Tổng vốn đầu tư cho cả 2 dự án ĐHN tại Ninh Thuận khoảng hơn 9 tỷ USD,
sau khi đưa vào vận hành thì hàng năm cả 2 nhà máy ĐHN tại Ninh Thuận sẽ đóng
góp vào ngân sách địa phương một khoản tiền là 2.240 tỷ đồng tiền thuế VAT. Đó
là chưa tính đến khoản thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm nếu nhà máy
vận hành có lãi.
2.2.2 Trên phương diện chủ đầu tư
Ngoài việc thẩm định khía cạnh thị trường, kĩ thuật và tài chính, chủ đầu tư
còn cần đánh giá tác động đến môi trường: Điện hạt nhân là lĩnh vực tiềm năng
nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm cũng như tác động của nó đến môi trường là
rất khôn lường có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và cuộc sống của
người dân xung quanh. Hơn nữa đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng nhà máy
điện hạt nhân với công nghệ kĩ thuật cao. Vì vậy khi xin cấp phép đầu tư, chủ đầu
tư phải đưa ra những biện pháp thuyết phục chứng minh được khả năng quản lý
vận hành dự án không để ra sai sót, rủi ro gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
2.2.3 Đối với chủ thể là ngân hàng



Thủ tục giải ngân và cơ chế tài chính đối với nguồn vốn tín dụng và viện trợ
của Chính phủ Liên bang Nga cho dự án Xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh
Thuận 1 vừa được Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư số 26/2013/TT- BTC,
ngày 11/3/2013. Cụ thể, cơ quan cho vay lại là Ngân hàng Phát triển Việt Nam
(VDB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
là ngân hàng phục vụ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là cơ quan vay lại.
Chủ đầu tư ở đây là nhà nước Việt Nam, có thể tuyệt đối tin tưởng vào năng
lực của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, xây nhà máy điện hạt nhân như đã phân tích ở
trên là 1 dự án độ khả thi và khả năng thu hổi vốn cao, nên ngân hàng có thể tin
tưởng cho vay.
Ngoài nhà nước Việt Nam, chủ đầu tư các hạng mục công trình phụ còn là
Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
- Năng lực pháp lý :
Tổng công ty điện lực Việt Nam ( Electronic Viet Nam ) – EVN được thành
lập dựa trên Nghị Định số 14 của Chính Phủ ngày 27-1 năm 1995 về Thành Lập
Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam Và Điều Lệ Công Ty. Theo Điều 1 của Nghị
Định này thì thành lập tổng công ty điện lực Việt Nam ( EVN) theo quyết định số
562/TTg ngày 10 tháng 10 năm 1994 của Thủ tướng chính phủ. Từ đó ta có thể
thấy được chủ đầu tư là một khách hàng đáng tin cậy, được thành lập dựa trên
nhưng cơ sở pháp lý uy tín.
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Dựa vào các báo cáo tài chính đã
được kiểm toán , ta có một vài số liệu như sau:
Năm 2010 : Tổng tài sản là 4.958.642.080.572 VNĐ
Trong đó TSNH là 2.601.325.092.962
Nợ phải trả: 2.066.845.802.501
>1
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối : 203.146.566.938
Năm 2011: Tổng tài sản là 14.472.794.781

Trong đó Tài sản ngắn hạn là : 1.915.753.325.077
Nợ ngắn hạn phải trả là : 2.412.749.559.814
<1


Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối :34.267.331.142
Năm 2012 : Tổng Tài sản là 13.486.049.256.120
Trong đó Tài sản ngắn hạn là : 2.079.395.454.660
Nợ ngắn hạn phải trả : 2.530.331.354.992
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối :38.939.141.215
Mặc dù tỉ Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn của tập đoàn 3 năm trước khi tiến
hành khởi công dự án còn ở mức <1 nhưng do đây là dự án có vốn ngân sách Nhà
nước lên vấn đề trả nợ hoàn toàn có thể được đảm bảo, bên cạnh đó thì lợi nhuận
của doanh nghiệp hay tập đoàn đều ở mức dương qua các năm – đây cũng là một
điều kiện quan trọng để có thể cho vay vốn.



×