Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN VÀ KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.27 KB, 18 trang )

Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết mục tiêu của nền giáo dục là đào tạo ra những con
người phát triển hài hoà về nhiều mặt: Đức, trí, thể, mỹ. Mục tiêu này lại được
cụ thể hoá trong các mục tiêu của các môn học trong chương trình dạy học ở
trường THCS. Để thực hiện tốt mục tiêu này bên cạnh việc nắm vững hệ thống
kiến thức của chương trình, nội dung kiến thức và mục tiêu của từng phân môn
thì một yếu tố không kém phần quan trọng đó là phương pháp dạy học.
Trước đây, một giờ dạy học được xem như là một buổi “biểu diễn nghệ
thuật” của giáo viên. Vai trò chủ thể của học sinh chưa được phát huy, các đồ
dùng dạy học minh họa cho bài học còn hạn chế. Học sinh là người bị động
tiếp thu kiến thức còn giáo viên đóng vai trò chủ thể của hoạt động dạy-học với
nhiệm vụ là truyền thụ kiến thức. Hiện nay, với việc đổi mới phương pháp dạy
học thì vai trò chủ thể của học sinh đã được phát huy. Giờ dạy học không còn
là “buổi biểu diễn nghệ thuật” của giáo viên nữa và việc vận dụng các phương
tiện và đồ dùng dạy học đã được chú trọng.
Chính vì vậy sách chuẩn kiến thức kĩ năng và giáo dục kĩ năng sống đã
chú trọng khai thác các thế mạnh của các phương pháp/ kĩ thuật dạy học như:
Động não, đàm thoại, gợi mở, học sinh làm việc cá nhân, học sinh làm việc
theo nhóm nhóm nhỏ/ kĩ thuật các mảnh ghép, suy nghĩ-cặp đôi-chia sẽ, trình
bày 1 phút, thuyết giảng tích cực… để dạy học tất cả các môn, đặc biệt là môn
Địa lý 6.
Bộ môn Địa lý 6 ở trường THCS sẽ cung cấp cho học sinh những kiến
thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất và các thành phần tự nhiên của
Trái Đất, bước đầu giúp các em hình thành thế giới quan khoa học, có tư
tưởng, tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng kiến thức địa lý đã
học vào thực tiễn cuộc sống sao cho phù hợp với môi trường xung quanh và
thực tế Đất nước. Để đáp ứng được mục đích trên, người giáo viên cần phải
1




Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

biết vận dụng phương pháp dạy học trực quan làm nòng cốt. Thông qua việc sử
dụng phương pháp dạy học trực quan, học sinh được quan sát và có thể nhìn
nhận vấn đề một cách rõ ràng, dễ hiểu đồng thời khơi dậy hứng thú học tập cho
học sinh; Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, tự lĩnh hội kiến thức của
học sinh. Phương pháp dạy học trực quan rất phong phú, đa dạng, vì vậy người
giáo viên phải biết vận dụng sáng tạo, hợp lý từng phương pháp trực quan khác
nhau vào những bài học cụ thể nhằm dạt kết quả dạy học cao nhất, đáp ứng
mục tiêu giáo dục hiện nay.
Từ việc không đồng tình với những quan điểm chủ quan của học sinh về
môn học, bản thân tôi thấy mình cần có trách nhiệm xác định cho học sinh hiểu
rõ mục đích, tác dụng của môn học đối với bản thân nói riêng và đối với xã hội
nói chung. Tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu về phương pháp dạy học
trực quan và việc vận dụng kênh hình trong dạy học Địa lý 6 ở Trường THCS
Phù Đổng.
II/ MỤC ĐÍCH , PHẠM VI , ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1/ Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu về phương pháp dạy học trực quan để nhằm tận dụng tối đa và sử
dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học của bộ môn.
- Vận dụng việc khai thác kênh hình để kiểm tra kiến thức và rèn luyện kĩ
năng, tạo thông tin hai chiều.
- Thông qua học tập môn Địa lý để tạo ra con người mới, năng động, có khả
năng thích ứng với xã hội, hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội.
2/ Đối tượng nghiên cứu:
- Áp dụng đối với học sinh THCS nói chung.
- Người thực hiện là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tại trường THCS
Phù Đổng.

3/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu về cơ sở lý luận của phương pháp dạy học trực quan.
2


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

- Sử dụng kênh hình vào khai thác thông tin hai chiều tạo nhiều tình huống cụ
thể đưa học sinh vào làm chủ thể hoạt động, tạo tình cảm yêu mến bộ môn, đáp
ứng yêu cầu đổi mới theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Giải pháp khắc phục và ý kiến đề xuất.
III/ THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ HOÀN THÀNH ĐỀ TÀI:
- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2008-2009 năm học 2010-2011.
- Thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài: Từ tháng 9/2008 đến tháng 5/2011

Phần hai: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
A/ NÔI DUNG:
- Tìm hiểu phương pháp dạy học trực quan.
- Việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý 6 tại trường THCS, đặc biệt việc
sử dụng sơ đồ, hình vẽ vào việc kiểm tra kiến thức.
B/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Đất nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ từ một nền kinh tế nông
nghiệp nay chuyển sang nền kinh tế công nghiệp. Vì vậy đẩy mạnh quá trình
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là rất quan trọng và cần thiết. Đứng
rước sự phát triển đó đòi hỏi ngành Giáo dục- Đào tạo phải đổi mới phương
pháp dạy học nhằm mục đích đào tạo con người mới, năng động sáng tạo,
những chủ nhân khoa học tương lai của đất nước, phù hợp xu thế phát triển đi
lên của đất nước.
Mục tiêu của Giáo dục Việt Nam là “Hình thành, phát triển phẩm chất,

năng lực của công dân Việt Nam, tự chủ, năng động, sáng tạo có kiến thức văn
hóa, khoa học công nghệ, có kĩ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có niềm tin và
lòng tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên, có khả năng tự học, tự rèn, biết vận
3


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển
đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Để đạt được mục tiêu đó, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh
phải luyện khả năng suy nghĩ, hoạt động một cách tự chủ, năng động và sáng
tạo. Từng bước áp dụng phương tiện dạy học tiên tiến hiện đại vào quá trình
dạy học, đảm bảo thời gian tự học và tự nghiên cứu cho học sinh.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1/ Tìm hiểu phương pháp dạy học trực quan:
a/ Khái niệm :
Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp sử dụng các phương
pháp trực quan trước, trong và sau khi lĩnh hội kiến thức, tài liệu học tập mới.
Sử dụng các phương tiện trực quan nhằm gợi mở và hướng dẫn học sinh khai
thác các nguồn tri thức và phát triển các năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh.
b/ Vai trò của phương pháp dạy học trực quan :
Phương pháp dạy học trực quan có vai trò rất quan trọng đối với việc
dạy và học địa lý, đặc biệt là đối với dạy và học môn Địa lý theo phương pháp
đổi mới. Các phương tiện dạy học trực quan vừa là phương tiện để dạy học,
nhưng nó vừa chứa đựng nguồn tri thức cụ thể cho học sinh khai thác. Các
phương tiện dạy học trực quan được thể hiện thông qua phương pháp dạy học
trực quan, giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng và nhớ lâu hơn, đặc biệt nó gây
hứng thú học tập, kích thích trí tò mò, khả năng sáng tạo của học sinh, làm cho
giờ học thêm sinh động.

c/ Các phương pháp trong phương pháp dạy học trực quan:
- Phương pháp sử dụng bản đồ.
- Phương pháp sử dụng tranh ảnh, hình vẽ.
- Các phương pháp khác.
2/ Định hướng về việc sử dụng phương tiện dạy học trực quan trong dạy
học địa lý:
4


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Các phương tiện trực quan có vai trò rất quan trọng, là phương tiện dạy
học không thể thiếu được trong quá trình dạy học, là cơ sở hình thành các biểu
tượng địa lý và từ biểu tượng để đi đến hình thành khái niệm. Đặc biệt trước
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phương tiện dạy học lại càng có vai trò quan
trọng, bởi chúng là cơ sở để giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động và tạo
môi trường hoạt động cho học sinh nhất là trong quá trình thảo luận.
Các phương tiện học Địa lý vừa là nguồn cung cấp kiến thức, vừa tài liệu
minh họa cho bài học, là nguồn kiến thức khi nó được sử dụng để khai thác
kiến thức Địa lý, là phương tiện minh họa khi nó được sử dụng để minh họa
nội dung đã được thông báo trước đó.
Tính trực quan trong phương tiện dạy học tạo cho học sinh có sự tin
tưởng vào tính chân thực của sự vật được quan sát. Tuy nhiên bất kì sự tri giác
thực sự nào cũng không thể diễn ra ngoài điều kiện tư duy tích cực. Nói một
cách khác trong dạy học sử dụng các phương tiện trực quan thì ở bất cứ hoạt
động tri giác nào cũng thống nhất với tư duy trìu tượng. Việc giảng dạy bằng
phương tiện trực quan sẽ dẫn tới khái quát hóa, quy nạp.
Như vậy, phương tiện trực quan trong dạy học có một chức năng quan
trọng: Đó là làm chỗ dựa cho hoạt động tư duy, phát triển tư duy, phát triển trí

tuệ. Phương tiện dạy học là một nguồn kiến thức quan trọng mà trong dạy học
lấy học sinh làm trung tâm, người học dưới sự tổ chức, chỉ đạo của giáo viên
khai thác tìm hiểu, từ đó những tri thức cần thiết phục vụ cho việc nhận thức
các mối quan hệ, các khái niệm, các quy luật Địa lý. Sử dụng các phương tiện
dạy học địa lý, yêu cầu giáo viên phải rèn luyện cho học sinh các kĩ năng khai
thác kiến thức từ các đồ dùng trực quan khác nhau như bản đồ, bảng thống kê,
các số liệu, lát cắt, sơ đồ, hình vẽ, ảnh địa lí ... Chính nhờ vào các kĩ năng đó,
học sinh có thể độc lập làm việc với các nguồn tri thức khác nhau để nhận thức
nội dung học tập.
5


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Như vậy, trong dạy học Địa lý còn chú ý nhiều hơn đến chức năng,
nguồn kiến thức của các phương tiện trực quan, đồng thời cũng tạo điều kiện
nhiều hơn để học sinh làm việc với phương tiện này.
3/ Thực trạng dạy và học trực quan ở trường THCS:
a/ Về phía giáo viên :
Nhìn chung việc sử dụng đồ dùng trực quan đã được đưa vào thực hiện ở
hầu hết ở các trường, đặc biệt từ khi đổi mới sách giáo khoa đến nay. Ở nhiều
trường đã đưa ra kế hoạch mượn đồ dùng dạy học và căn cứ vào sổ kí mượn để
làm điều kiện xếp loại công chức, buộc giáo viên phải mượn đồ dùng dạy học
để dạy. Tuy nhiên không phải trường nào cũng làm được như vậy và việc sử
dụng đã thực sự có chất lượng.
Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề: Hầu hết các giáo viên có mượn đồ
dùng trực quan nhưng chưa thường xuyên, sử dụng còn qua loa, nên vai trò và
chức năng của đồ dùng trực quan bị hạn chế rất nhiều mà chương trình Địa lý
lớp 6 đồ dùng trực quan là yếu tố quyết định trong dạy học Địa lý. Vì những lý
do trên nên kết quả dạy - học theo phương pháp mới vẫn chưa cao.

Đối với trường THCS Phù Đổng những năm trước do tình hình chung
nên đồ dùng trực quan còn thiếu quá nhiều, giáo viên đôi khi chuẩn bị không
kịp nên chỉ chuẩn bị được những đồ dùng đơn giản, vì vậy kết quả dạy và học
còn thấp. Từ tháng 9/2008 đến nay đã được đổi mới phương pháp, các đồ dùng
trực quan cũng được cung cấp nhiều hơn nên việc dạy và học cũng có những
thuận lợi đáng kể, chất lượng dạy và học được nâng lên rất nhiều.
b/ Về phía học sinh:
Do quan niệm đây là bộ môn phụ nên học sinh chưa đầu tư thời gian
thích đáng cho việc học tập bộ môn. Phần vì kiến thức Địa lý khá trìu tượng,
nhiều mối quan hệ tự nhiên - xã hội rất phức tạp, bản chất là một môn học rất
khô khan nên học sinh ít thích học.
6


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Hầu hết các em học mang tính chất đối phó, học Địa lý nhưng chưa hiểu
để làm gì, ứng dụng vào lĩnh vực nào của cuộc sống. Nói như vậy có nghĩa là
học sinh chưa hiểu được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của bộ môn. Phần vì
giáo viên chưa tạo được nhiều tình cảm yêu mến bộ môn cho các em, phần vì
nhiều phụ huynh cũng có cùng quan niệm với các em. Vì những lý do trên nên
kết quả học tập môn Địa lý nhìn chung còn chưa cao.
4/ Giải pháp khắc phục:
Trong điều kiện dụng cụ trực quan còn chưa được cung cấp đồng bộ.
Trước mắt người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng mọi biện pháp, mọi
khả năng có thể để xây dựng kế hoạch hoạt động cho mình, tự thiết kế những
đồ dùng đơn giản. Sưu tầm tranh ảnh minh họa, đặc biệt sử dụng quả địa cầu
dạy được rất nhiều bài, cung cấp được rất nhiều thông tin cho học sinh hoặc vẽ
những sơ đồ, hình vẽ trong sách giáo khoa phóng to để sử dụng và chuyển
chúng sang dạng hình vẽ, sơ đồ, lược đồ câm để kiểm tra kiến thức.

Như vậy việc chuẩn bị của giáo viên ở nhà là rất quan trọng, giáo viên
phải nghiên cứu thật kỹ nội dung bài dạy để sáng tạo cho mình những đồ dùng
trực quan phù hợp sinh động nhất.
Đối với những đồ dùng trực quan đã có sẵn chúng ta cần khai thác triệt
để lượng kiến thức cho phép trong đồ dùng trực quan đó phát huy vai trò của
đồ dùng trực quan, của kênh hình và kênh chữ trong một bài học, chú trọng vào
chất lượng dạy và học, lựa chọn phương pháp phù hợp cần kết hợp giữa khai
thác, kiểm tra và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
III. VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 6
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
1/ Một số vấn đề trong dạy học địa lí 6:
Đối với chương trình địa lí 6 được biên soạn theo tinh thần cung cấp các
tình huống, thông tin đã được lựa chọn. Vậy giáo viên phải tổ chức học tập,
phân tích, tổng hợp và xử lí thông tin, tạo điều kiện cho học sinh trong quá
7


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

trình học tập vừa tiếp nhận được kiến thức vừa rèn luyện các kỹ năng và nắm
được phương pháp học tập tạo điều kiện tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến
với kiến thức mới, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh.
Những tranh ảnh, hình vẽ trong sách giáo khoa không đơn thuần chỉ là
minh họa cho bài giảng mà chúng còn gắn bó hữu cơ với bài học là một phần
không thể thiếu được trong nội dung bài học.
2. Một số ví dụ cụ thể:
a) Ví dụ 1: Bài 1: Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất (SGK-Địa lí 6,
trang 6-8).
Phần 1: Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Nếu chỉ đơn thuần khai thác kênh chữ thì cả giáo viên và học sinh sẽ vô tình

bỏ qua vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Như vậy phần quan trọng nhất
trong mục (1) sẽ bị bỏ qua. Trong phần này kênh hình đã thể hiện đầy đủ
nội dung cơ bản của mục (1). Chỉ bằng một câu hỏi: Quan sát H1- Các hành
tinh trong hệ Mặt Trời (SGK-Địa lý 6, trang 6): Em hãy kể tên 9 hành tinh
trong hệ Mặt Trời và cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ Mặt
trời tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời ?
Học sinh sẽ quan sát H1 và dễ dàng trả lời được yêu cầu của giáo viên, sau
đó giáo viên có thể tổng kết mục (1) như sau:
- Trái Đất là một trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời.
- Trái Đất đứng vị trí thứ 3 tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Như vậy, việc sử dụng kênh hình phải được giáo viên sử dụng tối đa, triệt
để, để khai thác kiến thức.
Từ thực tế trên thì công việc chuẩn bị bài giảng ở nhà của giáo viên là tối
quan trọng, mang tính khoa học cao, hình vẽ, sơ đồ, lược đồ phải rõ ràng, dễ
hiểu, dễ quan sát, câu hỏi phải gãy gọn, hàm ý rõ ràng, kích thích sự tìm tòi,
hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên không chỉ đơn thuần dạy bằng những
đồ dùng có sẵn, mà còn phải sáng tạo ra những hình vẽ đơn giản, sưu tầm tranh
8


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

ảnh, minh họa tổ chức hoạt động có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh.
Khi dạy giáo viên cần tận dụng việc khai thác kiến thức kết hợp kiểm tra kiến
thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
b) Ví dụ 2:
- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ để mô tả sự chuyển động tự quay của Trái Đất
và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Bài 8: Sự chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời (SGK-Địa lí 6, trang 25-27).
* Mục 1: Sự vận động của Trái đất quanh Mặt Trời.

- Quan sát Hình 23: Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở
Bắc bán cầu (trang 25, SGK-Địa lí 6), cho biết:
+ Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ?
+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất ở các vị trí: Xuân phân,
Hạ chí, Thu phân và Đông chí ?
-HS: Dựa vào Hình 23: Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa
ở Bắc bán cầu (trang 25, SGK-Địa lí 6), theo hướng dẫn của giáo viên sẽ rút ra
được các kiến thức.
+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông;
+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi.
* Mục 2: Hiện tượng các mùa:
- Quan sát Hình 23: Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở
Bắc bán cầu (trang 25, SGK-Địa lí 6), cho biết:
+ Trong ngày 22/6 (hạ chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời ?
+ Trong ngày 22/12 (đông chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời ?
+ Trái Đất hướng cả hai nữa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào
các ngày nào ?
+ Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên
bề mặt Trái Đất ?
9


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

-HS: Dựa vào Hình 23: Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa
ở Bắc bán cầu (trang 25, SGK-Địa lí 6), theo hướng dẫn của giáo viên sẽ rút ra
được các kiến thức.
+ Vào ngày 22/6 (Hạ chí), nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời; Vào ngày 22/12
(Đông chí), nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
+ Trái Đất hướng cả hai nữa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào

các ngày 21/3 (Xuân phân) và 23/9 (Thu phân).
+ Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào bề mặt Trái
Đất ở Xích đạo.
b. Ví dụ 3:
- Rèn kĩ năng quan sát bảng số liệu thống kê và hình vẽ.
- Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất (trang 31-33, SGK-Địa lí 6).
* Mục 1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Lớp

Độ dày

Lớp vỏ Trái
Đất

Từ 5 km đến 70
km

Lớp trung
gian

Gần 3000 km

Trạng thái
Rắn chắc

Nhiệt độ
Càng xuống sâu nhiệt độ
càng cao, nhưng tối đa
chỉ tới 10000C
Khoảng 15000C đến

47000C

Từ dẻo quánh
đến lỏng
Lỏng ở ngoài,
Lõi Trái Đất Trên 3000 km
Cao nhất khoảng 50000C
rắn ở trong
Bảng thống kê đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất
- Quan sát Hình 26: Cấu tạo bên trong của Trái Đất (trang 31, SGK-Địa lí 6) và
bảng thống kê đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất hãy: Trình bày đặc
điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất ?
-HS: Dựa vào Hình 26: Cấu tạo bên trong của Trái Đất (trang 31, SGK-Địa lí
6) và bảng thống kê đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất) theo hướng dẫn
của giáo viên sẽ rút ra được các kiến thức: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm
3 lớp: Vỏ, lớp trung gian, lõi.
- Lớp vỏ: Độ dày: 5-70 km; Trạng thái: Rắn chắc; Nhiệt độ: Càng xuống sâu
càng cao, tối đa 10000C.
10


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

- Lớp trung gian: Độ dày: Gần 3000 km; Trạng thái: dẻo quánh, là nguyên
nhân gây nên sự di chuyển của các lục địa trên bề mặt Trái Đất; Nhiệt độ:
Khoảng 15000C-40000C.
- Lõi: Độ dày: trên 3000 km; Trạng thái: Lỏng ở ngoài, rắn ở trong; Nhiệt độ:
Cao nhất khoảng 50000C.
* Mục 2: Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.
- Quan sát Hình 27: Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất (trang 32, SGK-Địa lí 6)

hãy: Nêu số lượng các địa mảng chính của lớp vỏ Trái Đất ?
- HS: Dựa vào Hình 27: Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất (trang 32, SGK-Địa
lí 6) theo hướng dẫn của giáo viên sẽ rút ra được các kiến thức.Các địa mảng
của lớp vỏ Trái Đất gồm: Mảng Bắc Mĩ, Mảng Nam Mĩ, mảng Âu-Á, mảng
Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ, mảng Nam Cực.
c. Ví dụ 4:
- Rèn kĩ năng đọc biểu đồ lượng mưa và bản đồ phân bố lượng mưa trên thế
giới.
- Bài 20: Hơi nước trong không khí, Mưa.
* Mục 2: Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
- Đọc biểu đồ lượng mưa: Quan sát H53. Biểu đồ lượng mưa của Thành phố
Hồ Chí Minh (trang 64, SGK-Địa lí 6) hãy cho biết:
+ Tháng nào có mưa nhiều nhất ? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm ?
+ Tháng nào có mưa ít nhất ? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm ?
-HS: Dựa vào H53. Biểu đồ lượng mưa của Thành phố Hồ Chí Minh (trang
64, SGK-Địa lí 6) theo hướng dẫn của giáo viên sẽ rút ra được các kiến thức.
+ Tháng 9 có mưa nhiều nhất, lượng mưa khoảng 325mm.
+ Tháng 2 có mưa ít nhất, lượng mưa khoảng 20mm.
- Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất: Quan sát Hình 54: Bản đồ phân bố
lượng mưa trên thế giới (trang 63, SGK-Địa lí 6) hãy:
11


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

+ Chỉ ra các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000 mm, các khu
vực có lượng mưa trung bình dưới 200 mm ?
+ Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới ?
-HS: Dựa vào Hình 54: Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới (trang 63,
SGK-Địa lí 6) theo hướng dẫn của giáo viên sẽ rút ra được các kiến thức.

+ Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về hai cực.
+ Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa ít nhất là hai vùng cực Bắc và cực
Nam.
Phần ba: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
I/ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
Trải qua quá trình dạy học ở trường THCS kết quả cho thấy:
Về kiến thức: Thông qua quan sát các sơ đồ, bảng số liệu thống kê, hình
vẽ, biều đồ và bản đồ…, học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, tiếp nhận
thông tin địa lý nhẹ nhàng hơn, kiến thức nắm được vững vàng hơn và bước
đầu học sinh yêu thích học tập bộ môn hơn, giờ học sôi nổi hơn.
Cụ thể kết quả dạy học trực quan sáng tạo từ năm học 2008-2009 đến
năm học 2010-2011 như sau:
NĂM
HỌC
2008-2009
2009-2010
2010-2011

TSHS
17
28
32

GIỎI
SL
1
2
3

TL%

5.9
7.1
9.4

KHÁ
SL
4
9
11

TB

TL%
23.5
32.1
34.4

SL
9
12
14

TL%
52.9
42.9
43.8

YẾU
SL
3

5
4

TL%
17.6
17.9
12.5

KÉM
SL
2
1
0

TL%
11.8
3.6
0.0

TB TRỞ
SL
12
27
28

LÊN
TL%
70.6
96.4
87.5


Về mặt kĩ năng học sinh đã sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lý
như : Quan sát, mô tả, phân tích, nhận xét và trình bày các đối tượng địa lý,
biết lập những sơ đồ đơn giản, biết vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu thiên
nhiên môi trường xung quanh, bổ sung kiến thức địa lý cho mình. Giải thích

12


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

được các hiện tượng tự nhiên đơn giản và vận dụng vào thực tế đời sống sản
xuất tại địa phương.
Rèn luyện cho học sinh khả năng thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin địa lý.
Về thái độ tình cảm: Học sinh yêu thích học tập bộ môn, yêu mến thiên
nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường. có niềm tin vào khả năng
của con người để chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cuộc
sống.Từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh “Xanh - Sạch Đẹp” môi trường sống trong lành. Giữ gìn vệ sinh trường, lớp, có ý thức chăm
sóc và bảo vệ cảnh quan trường học.
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
Trong điều kiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay việc sử dụng đồ
dùng dạy học là không thể thiếu. Các đồ dùng dạy học cần được cung cấp đầy
đủ, đồng bộ. Tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều thời gian vào việc nghiên
cứu các tài liệu khác phục vụ việc giảng dạy tốt hơn.
Về phía giáo viên cũng cần đề cao vai trò dạy học trực quan, sử dụng đồ
dùng dạy học thường xuyên, nghiêm túc, triệt để, sáng tạo nhằm đưa chất
lượng dạy - học ngày một cao hơn.
Về phía ban giám hiệu nhà trường cần thường xuyên kiểm tra việc đăng ký
mượn và sử sụng đồ dùng dạy học của giáo viên ở tất cả các môn học để nâng
cao hiệu quả chất lượng dạy-học.

III/ KẾT LUẬN:
Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học tích cực, cơ bản
nhất trong dạy học địa lý .
Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tạo hứng thú học tập
địa lý, nắm được phương pháp học tập môn Địa lý. Học sinh có thể tự khai
thác, tìm tòi kiến thức để bổ sung cho nguồn tri thức Địa lý của mình thêm
phong phú, tạo nên những năng lực cần thiết để sau này học sinh trở thành
người lao động sáng tạo, năng động, hòa nhập với nhịp sống hiện nay.
13


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý 6 là một vấn đề quan trọng
nhất trong dạy học địa lý, vì chương trình địa lý 6 mang tính cung cấp thông
tin, thông qua các hình vẽ, sơ đồ và một số lược đồ đơn giản.
Kênh hình trong dạy học địa lý 6 khá hoàn chỉnh, mang nhiều lượng
kiến thức cơ bản của bài học, có mối quan hệ hữu cơ với bài học. Như vậy
kênh hình sách giáo khoa Địa lý 6 phải được sử dụng tối đa để hướng dẫn học
sinh khai thác kiến thức.
Tóm lại: Phương pháp dạy học trực quan trong địa lý và việc sử dụng
kênh hình trong dạy học Địa lý 6 là phương pháp tối ưu cho giáo viên. Đồi hỏi
giáo viên phải vận dụng sáng tạo vào từng chương, từng bài, từng tiết học sao
cho phù hợp nhằm phát huy ưu thế của phương pháp này và nâng cao tính khoa
học trong dạy học Địa Lý.
Trên đây là những ý kiến chủ quan của cá nhân tôi từ thực tiễn giảng
dạy. Chắc còn nhiều thiếu sót, nhiều điểm chưa hợp lý, câu từ còn chưa thuyết
phục. Rất mong được đồng nghiệp đóng góp ý kiến, cùng xây dựng một
phương pháp dạy học hoàn thiện hơn, phù hợp thực tế địa phương hơn nữa.
Mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn trong nhà trường THCS

với yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo dục và của đất nước.
Xin chân thành cảm ơn !
Ia Puch, ngày 10 tháng 12 năm 2011.
Người thực hiện
Trần Quốc Huy

14


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

MỤC LỤC

Trang

Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2

II/ MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3

1/ Mục đích.
2/ Đối tượng nghiên cứu.
3/ Nhiệm vụ nghiên cứu.
III/ THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ HOÀN THÀNH ĐỀ TÀI

4


Phần hai: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
A/ Nội dung.

4

B/ Quá trình thực hiện.

4

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN

4

II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN

5

1. Tìm hiểu và phương pháp dạy học trực quan.
a. Khái niệm.
b. Vai trò của phương pháp dạy học trực quan.
2. Định hướng về việc sử dụng phương tiện dạy học trực quan
trong dạy học Địa lý.
3. Thực trạng dạy học trực quan ở trường THCS .
a. Về phía Giáo viên.
b. Về phía học sinh.
4. Giải pháp khắc phục.
III/ VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÝ 6 TẠI TRƯỜNG THCS
1/ Một số vấn đề trong dạy học Địa lý 6.

15

8


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

2/ Một số ví dụ cụ thể.
Phần ba: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
I/ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

13

II/ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

14

III/ KẾT LUẬN

14

16


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Lý luận dạy học địa lý phần đại cương - Nguyễn Dược.
2/ Lý luận dạy học địa lý phần cụ thể - Phan Huy Xu và Mai Phú Thanh.
3/ Một số kết quả nghiên cứu khoa học phần cụ thể - Nguyễn Ngọc Quang.

4/ Lý luận dạy học của trường phổ thông - ĐANILÔP- MA và XCATKIN .MM
5/ Sách giáo khoa Địa Lý 6.
6/ Sách chuẩn kiến thức kĩ năng địa lí 6.
7/ Các tài liệu khác.
-----------------------------------------------------------------------------

17


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

18



×