Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện bình xuyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.41 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang hội nhập và phát triển, các tổ
chức chính trị- xã hội đã, đang và sẽ phải phát huy hơn nữa vai trò của mình để có
thể đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
đến với từng người dân, từng thôn, từng xóm. Bên cạnh việc phát huy vai trò của
mình trong việc vận động nhân dân tham gia thực hiện những nhiệm vụ cách
mạng, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thì việc vận động nhân dân thực hiện
chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình là công việc được coi trọng đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế nghèo, lạc hậu lại là một
trong những nước đông dân cư trên thế giới và trong khu vực. Sự gia tăng dân số
quá nhanh là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, gây
khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế sự phát triển về trí tuệ, văn hóa
của giống nòi...
Ở Vĩnh Phúc, việc thực hiện chính sách dân số là một trong những công việc
được Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể quan tâm thường xuyên.
Trong những năm qua công tác vận động nhân dân thực hiện chính sách dân số - kế
hoạch hoá gia đình của các tổ chức chính trị - xã hội đã đạt được những thành tích
đảng kể. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ sinh con
thứ ba tăng mạnh trở lại, gây tác động tiêu cực đến phong trào nhân dân thực hiện
chính sách kế hoạch hoá gia đình, phá vỡ những thành tựu đã đạt được, cản trở sự
phát triển kinh tế - xã hội và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, làm
chậm quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm qua huyện Bình Xuyên đã tham gia tích cực vào việc
thực hiện chính sách DS – KHHGĐ, kết quả công tác dân số và KHHGĐ đã góp
phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, có bước chuyển biến
đáng kể trong tình hình mới, giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên, tỷ lệ người sinh
con thứ 3 trở lên, góp phần vào việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình của
Huyện còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục là: trong quá trình vận động còn


gặp không ít những khó khăn như hiện tượng sinh con thứ ba trở lên vẫn còn, nhận
thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, tư tưởng con đàn cháu đống, định
kiến giới vẫn còn tồn tại; đội ngũ cán bộ làm công tác dân số còn kiêm nhiệm,
chưa được đào tạo bài bản; kinh phí đầu tư hoạt động từ ngân sách nhà nước cho
các chương trình mục tiêu DS - KHHGĐ hạn chế...Vì thế, sẽ ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả công tác vận động thực hiện chính sách DS – KHHGĐ, chất
lượng cuộc sống của nhân dân chậm được cải thiện, làm chậm quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
1


Vì vậy, để góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số đi đến ổn định quy mô dân số là
một trong những vấn đề quan trọng đối với nước ta nói chung, đối với tỉnh Vĩnh
Phúc nói chung và huyện Bình Xuyên nói riêng. Muốn thực hiện được điều đó thì
việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong vận động thực hiện
chính sách DS - KHHGĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xuất phát từ đó, nhóm
tác giả lựa chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện Bình Xuyên hiện nay" và hy vọng
rằng việc chọn đề tài nghiên cứu này sẽ đưa ra những giải pháp tích cực góp phần
thực hiện mục tiêu của chính sách DS - KHHGĐ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu những cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng vai trò của các tổ chức
chính trị - xã hội trong thực hiện chính sách DS - KHHGĐ tại huyện Bình Xuyên Vĩnh Phúc.
- Đưa ra các giải pháp góp phần tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị
- xã hội trong việc vận động thực hiện có hiệu quả chính sách DS - KHHGĐ tại
huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong
việc vận động thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình ở các xã, thị
trấn huyện Bình Xuyên.
- Phạm vi nghiên cứu

+ Do điều kiện, thời gian có hạn, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vai
trò của các tổ chức chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc, hội Phụ nữ, hội Nông dân,
Đoàn thanh niên trong việc vận động thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia
đình ở các xã, thị trấn tại huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.
+ Thời gian đánh giá thực trạng: giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2012.
4. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng vai trò vận động của các tổ chức chính trị - xã hội ở
các xã, thị trấn tại huyện Bình Xuyên trong thực hiện chính sách dân số – kế hoạch
hóa gia đình.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã
hội ở cơ sở trong việc vận động thực hiện chính sách dân số – kế hoạch hóa gia
đình ở huyện Bình Xuyên.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5.2 Phương pháp quan sát
5.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2


5.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa khoa học
- Giúp người đọc có cái nhìn tổng quan, toàn diện về công tác DS –
KHHGĐ.
- Cho phép nhìn nhận khách quan, toàn diện, trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp có thể vận dụng trong công tác vận động thực hiện chính sách DS – KHHGĐ
lâu dài ở huyện Bình Xuyên.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với cấp cơ sở : Đề tài góp phần giúp công tác vận động thực hiệncó

hiệu quả chính sách DS - KHHGĐ ở các xã của huyện Bình Xuyên, đặc biệt giảm
tỷ lệ sinh, sinh con thứ 3 trở lên.
- Đối với công tác DS – KHHGĐ: Đề tài góp phần nâng cao chất lượng của
công tác DS – KHHGĐ tại các xã ở huyện Bình Xuyên nói riêng và trên địa bàn
tỉnh nói chung. Đồng thời, đề tài còn giúp cho cán bộ dân số tại xã và các cán bộ
TTDS – KHHGĐ Huyện có thể tham khảo nội dung, vận dụng các giải pháp trong
công tác của mình.
- Đối với công tác giảng dạy: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể phục vụ
cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giảng viên khoa Dân Vận Trường Chính trị Vĩnh Phúc.

3


Chương I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới
Trên thế giới có nhiều tác giả, với nhiều công trình nghiên cứu về DS, chính
sách DS - KHHGĐ, với các cách tiếp cận khác nhau đưa ra những giải pháp phù
hợp với tình hình mỗi nước.
1.1.2 Tại Việt Nam
Có nhiều tác giả đó lại nghiên cứu về vấn đề DS ở các khía cạnh khác nhau,
nhằm khái quát những vấn đề lý luận, thực tiễn, hình thành những quan điểm về
dân số, giáo dục DS ở những bình diện khác nhau và đưa ra các giải pháp phù hợp
với từng điều kiện cụ thể của đối tượng, địa bàn nghiên cứu.
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng công
tác tuyên truyền dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện Bình Xuyên –
tỉnh Vĩnh phúc. Do đó, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng công tác

tuyên truyền dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện Bình Xuyên
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu, với hy vọng đưa ra những kết luận, giải pháp phù
hợp, thiết thực.
1.2 Một số vấn đề lý luận về các tổ chức chính trị - xã hội
1.2.1 Bản chất, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội
1.2.2 Mối quan hệ giữa mặt trận và các thành viên trong hệ thống chính trị
* Mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận
* Mối quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền
1.3 Một số vấn đề lý luận về DS – KHHGĐ
1.3.1 Một số khái niệm
1.3.1.1 Dân số
13.1.2 Kế hoạch hoá gia đình
1.3.1.3 Chính sách dân số
1.3.1.4 Dịch vụ dân số
1.3.2 Lợi ích của KHHGĐ
1.3.3 Khái quát những chính sách Dân số - kế hoạch hóa gia đình của Đảng
và Nhà nước Việt Nam
1.3.4 Mục tiêu của chính sách dân số Việt Nam
1.3.5 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác DS-KHHGĐ
1.4 Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc thực hiện chính sách
DS – KHHGĐ
1.4.1 Vai trò của công tác DS - KHHGĐ
1.4.2 Vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội đối với việc thực hiện chính
sách DS –KHHGĐ

4


Tóm lại: Những vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu giúp đã khái quát
những vấn đề cơ bản, cần thiết nhất, là công cụ quan trọng để nhóm tác giả nghiên

cứu thực trạng của đề tài nghiên cứu.

5


Chương 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Vài nét về đặc điểm tình hình huyện Bình Xuyên và đặc điểm nhóm đối
tượng nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tình hình huyện Bình Xuyên
2.1.2 Đặc điểm các nhóm đối tượng khảo sát, nghiên cứu
2.1.2.1Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở
- Đối tượng thuộc khu vực Thị trấn: Hương Canh, Gia Khánh, Thanh Lãng.
- Đối tượng thuộc các xã khác: Tân Phong, Quất Lưu, Tam Hợp, Sơn Lôi,
Trung Mỹ, Phú Xuân, Phú Xuân, Hương Sơn.
- Đối tượng có nhiều người theo đạo công giáo gồm: Bá Hiến, Thiện Kế,
Đạo Đức.
2.1.2.2 Đặc điểm tình hình Trung tâm dân số - KHHGĐ của Huyện
2.2 Tình hình thực hiện chính sách DS – KHHGĐ tại huyện Bình Xuyên giai
đoạn 2003 - 2012
Theo báo cáo tổng kết công tác DS- KHHGĐ giai đoạn từ năm 2003 –
2012 của Trung tâm DS – KHHGĐ Huyện đã đánh giá các mặt:
2.2.1 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
2.2.2 Công tác tuyên truyền giáo dục
2.2.3 Nâng cao năng lực quản lý
2.2.4 Hoạt động phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể
2. 3 Thực trạng vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc vận động
thực hiện chính sách DS – KHHGĐ
2.3.1 Đánh giá về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác
vận động thực hiện chính sách DS – KHHGĐ

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 68,9% các ý kiến được hỏi đều khẳng
định vai trò của các tổ chức CT – XH trong vận động, tuyên truyền thực hiện chính
sách DS – KHHGĐ trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng. Có 31,1 % cho rằng
là quan trọng, không có ý kiến nào cho là bình thường, không quan trọng.
Việc khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội trong
vận động thực hiện chính sách DS- KHHGĐ hoàn toàn phù hợp và có ý nghĩa lớn
đối với cá nhân, gia đình, xã hội.
2.3.2 Đánh giá về mức độ quan trọng của các mục tiêu trong công tác DS –
KHHGĐ
- Mục tiêu quan trọng bậc nhất trong công tác DS - KHHGĐ là đảm bảo
sức khỏe phụ nữ, em bé có 55,6% số ý kiến lựa chọn. Sự lựa chọn này được đặt
lên hàng đầu vì công tác DS- KHHGĐ ở cơ sở thường tác động, ảnh hưởng trực
tiếp tới phụ nữ, em bé thông qua hàng loạt những dịch vụ liên quan trực tiếp đến
việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ và sức khỏe giới tính. Mặt khác phụ nữ còn là
6


người trực tiếp nuôi dưỡng thai nhi và chăm sóc trẻ em sau sinh vì thế các ý kiến
lựa chọn mục tiêu quan trọng bậc nhất trong công tác DS - KHHGĐ là đảm bảo
sức khỏe phụ nữ, em bé chiếm tỷ lệ cao. Các lựa chọn khác xếp bậc 1 chiếm tỷ lệ
% thấp hơn như: xóa đói giảm nghèo (chiếm 24.5%), nâng cao chất lượng cuộc
sống (chiếm 27,4%); đảm bảo ổn định dân số, phân bố dân cư (chiếm 16,5%).
- Mục tiêu quan trọng thứ 2 trong công tác DS - KHHGĐ là xóa đói giảm
nghèo có 51,7% số ý kiến lựa chọn. Sự lựa chọn này phản ánh nhận thức, đánh giá
của người làm công tác vận động thực hiện chính sách DS – KHHGĐ ở cơ sở xác
định xóa đói giảm nghèo là hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững. Các lựa chọn
khác xếp bậc 2 chiếm tỷ lệ % thấp hơn như: đảm bảo sức khỏe phụ nữ, em bé
(chiếm 27,4 %), nâng cao chất lượng cuộc sống (chiếm 34 %); đảm bảo ổn định
dân số, phân bố dân cư (chiếm 31.9%).
- Mục tiêu quan trọng thứ 3 trong công tác DS - KHHGĐ có số ý kiến lựa

chọn cao nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống (chiếm 35,6%). Các lựa chọn
khác xếp bậc 3 chiếm tỷ lệ % thấp hơn như: đảm bảo sức khỏe phụ nữ, em bé
(chiếm 9,6%), xóa đói giảm nghèo (chiếm 17,4%); đảm bảo ổn định dân số, phân
bố dân cư (chiếm 28,1%).
- Mục tiêu quan trọng thứ 4 trong công tác DS - KHHGĐ có số ý kiến lựa
chọn cao nhất là đảm bảo ổn định dân số, phân bố dân cư (chiếm 23,7 %). Sở dĩ
có kết quả này là do trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế
thế giới mọi người chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc
sống, chứ ít chú ý đến phân bố dân cư, ổn định dân số. Các lựa chọn khác xếp bậc
4 chiếm tỷ lệ % thấp hơn như: đảm bảo sức khỏe phụ nữ, em bé (chiếm 7,4%),
nâng cao chất lượng cuộc sống (chiếm 3,0%), xóa đói giảm nghèo (chiếm 6.4%).
Tóm lại: trong công tác DS – KHHGĐ, các mục tiêu đều được đối tượng
lựa chọn, được đánh giá và xếp thứ bậc khác nhau. Những mục tiêu liên quan trực
tiếp, thiết thực đều được xếp thứ bậc cao, mục tiêu gián tiếp được xếp ở thứ bậc
thấp hơn.
Cũng cần nhận thấy các mục tiêu có mối quan hệ biện chứng với nhau, ràng
buộc lẫn nhau, việc thực hiện các mục tiêu này cũng là nhằm thực hiện mục tiêu
khác. Tuy nhiên, trong từng gia đoạn lịch sử khác nhau, mục tiêu này được đặt lên
hàng đầu thì mục tiêu khác cần phải thực hiện hỗ trợ và không xem nhẹ.
2.3.3 Hình thức tổ chức vận động, tuyên truyền thực hiện chính sách DS –
KHHGĐ của các tổ chức chính trị - xã hội ở các xã, thị trấn tại huyện Bình Xuyên
Hình thức vận động, tuyên truyền tích cực nhất là thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng và hình thức phát tờ rơi, treo khẩu hiệu, đạt 100% các đối
tượng khảo sát trả lời. Cũng qua trao đổi, phỏng vấn với cán bộ cơ sở thì được biết
công tác vận động, tuyên truyền thực hiện chính sách DS – KHHGĐ ở các địa bàn
xã, thôn trong giai đoạn hiện nay phổ biến qua loa phát thanh của xã, các khẩu hiệu
7


được được treo ở khu vực trung tâm xã, thôn. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết

quả trả lời câu hỏi thu được ở bảng trên.
Hình thức gặp gỡ trực tiếp để thuyết phục, vận động và hình thức hội thảo,
tọa đàm có tỷ lệ đánh giá thấp hơn hai hình thức trên chỉ chiếm 51,9% và 85,2% ý
kiến đánh giá. Có số ít ý kiến nêu thêm các hình thức khác: văn nghệ, tiểu phẩm,
lồng ghép với các hoạt động khác…
Tóm lại: Qua việc tìm hiểu thực trạng về các hình thức vận động, tuyên
truyền của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở chúng tôi thấy hình thức vận động,
tuyên truyền phổ biến là qua các phương tiện thông tin đại chúng; phát tờ rơi, treo
khẩu hiệu được triển khai tích cực ở tất cả các xã, thị trấn của huyện Bình Xuyên.
Các hình thức khác cũng được vận dụng nhưng không phổ biến, đặc biệt tỷ lệ thấp
hơn là ở vùng sâu, vùng xa.
2.3.4 Nhận thức của người dân về chính sách DS – KHHGĐ
Qua việc nghiên cứu khảo sát với số lượng 164 người dân để tìm hiểu nhận
thức của người dân về: khái niệm KHHGĐ, về độ tuổi kết hôn, về lợi ích của việc
thực hiện KHHGĐ, kết quả cho thấy:
- Người dân ở đây còn hiểu về khái niệm KHHGĐ một cách đơn giản, chưa
sâu sắc. Sự hiểu biết về tuổi kết hôn theo luật cũng không phải được tất cả người
dân hiểu một cách đầy đủ, chính xác.
- Việc nhận thức lợi ích cụ thể, thiết thực đối với từng cá nhân, gia đình
được người dân chưa đầy đủ, một số lợi ích vĩ mô khác ít được đề cập như: Lợi ích
đối với quốc gia là tránh được tình trạng đất chật người đông; giảm bớt gánh
nặng cho xã hội về nhu cầu giáo dục, chăm sóc y tế, nhà ở, cung cấp điện,
nước sinh hoạt, xây dựng hệ thống giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường
nâng cao chất lượng cuộc sống, thì chưa được liệt kê trong các phiếu trả lời.
Vì vậy vấn đề đặt ra là phải nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về
chính sách DS - KHHGĐ và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở cần chú ý hơn nữa đến
việc đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp vận động, tuyên truyền.
2.3.5 Hiệu quả của công tác vận động thực hiện chính sách DS – KHHGĐ ở
huyện Bình Xuyên
2.3.5.1 Đánh giá hiệu quả của công tác vận động thực hiện chính sách DS –

KHHGĐ
Qua khảo sát điều tra trên các nhóm khách thể: Thị trấn; các xã khác; vùng
Công giáo; cán bộ chuyên trách và CTV DS, kết quả thu được như sau:

8


Bảng: Đánh giá hiệu quả của công tác vận động thực hiện chính sách DS KHHGĐ ở huyện Bình Xuyên
Các xã, thị trấn
Stt

Các mức độ

Thị trấn,

đánh giá

gần thị trấn

Công giáo

CB chuyên
Vùng sâu,

Tổng

trách và

vùng xa


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Rất hiệu quả

7

14

4


10

3

6,7

5

4.3

19

7.5

2

Hiệu quả

5

10

5

12.5

6

13.3


18

15.5

34

13.5

35

70

28

70

32

71.1

91

78.5

186

74.1

3


6

3

7.5

4

8.9

2

1.7

12

4.9

251

100

3

4

Tương đối hiệu
quả
Không hiệu
quả

TỔNG

50

40

45

116

Từ kết quả bảng trên cho thấy:
Công tác vận động thực hiện chính sách DS – KHHGĐ ở huyện Bình Xuyên
được đánh giá là tương đối hiệu quả chiếm 74,1%, chỉ có 7,5% đánh giá là rất
hiệu quả, 13.5% đánh giá là hiệu quả và 4,9 đánh giá là không hiệu quả. Điều này
phù hợp với kết quả tổng hợp của TTDS – KHHGĐ Huyện.
2.3.5.2. Thực hiện các chỉ tiêu (Giai đoạn 2003- 2012)
2.3.5.3 Kết quả thực hiện chính sách DS – KHHGĐ của huyện Bình Xuyên 9
tháng năm 2013
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, đánh giá hiệu quả việc vận động thực hiện
chính sách DS – KHHGĐ ở huyện Bình Xuyên giai đoạn từ 2003 - 2012, chúng tôi
nhận thấy:
- Mức sinh kể từ năm 2003 đến nay đã giảm so với những năm trước đây,
nhưng mức sinh có chiều hướng tăng giảm không đều qua các năm. Có những năm
có mức sinh khá cao như năm 2007 là 17.2%, năm 2011 là 17.9%, cá biệt năm
2012 tăng đột biến là 19.7%. Từ kết quả này cho thấy: sự thiếu bền vững trong kết
quả giảm sinh, nguy cơ bùng nổ dân số vẫn còn tiềm ẩn ở nhiều xã trên địa bàn
huyện Bình Xuyên.
- Số con thứ ba giảm, tương đối ổn định từ 2003 đến 2006, nhưng từ năm 2007
đến 2012 số lượng con thứ ba tăng lên hơn hẳn các năm trước và diễn ra trên tất cả
các xã, thị trấn, chỉ tính đến tháng 9 đã tăng so với cùng kỳ năm 2012 là 26 bé.

- Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai được nhận thức, vận dụng tương đối
cao chiếm tới khoảng từ 77% - gần 80% (như bảng 8). Tuy nhiên, vẫn còn hiện
9


tượng nhiều cặp vợ chồng chưa dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả, vì thế vẫn
còn hiện tượng nạo phá thai ảnh hưởng đến sức khoẻ phụ nữ, và hiện tượng vỡ kế
hoạch xuất hiện những trường hợp không chủ động sinh con thứ 3. Số phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản bị viêm nhiễm các bệnh phụ khoa ảnh hưởng tới việc áp
dụng các biện pháp tránh thai còn chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt ở vùng sâu, vùng
xa. Nhiều cặp vợ chồng là người Bình Xuyên thường xuyên vắng mặt đi làm xa vì
thế việc quản lý trên địa bàn, nắm số người, nắm số hộ, chăm sóc SKSS và đáp
ứng dịch vụ KHHGGĐ còn khó khăn. (Nguồn: theo báo cáo của trung tâm dân số
Huyện).
Bảng: Kết quả thực hiện công tác dân số - KKHGĐ của Huyện 9 tháng đầu năm
2013
Stt

Đơn vị

Số sinh
8
Tháng

Tháng
9

Tổng

Tổng

số
2012

Tăng
giảm

Số sinh con thứ ba trở lên
Tổng
8
Tháng
Tăng
Tổng
số
tháng
9
giảm
2012

1

Hương Canh

67

10

77

59


18

1

0

1

1

0

2

Quất Lưu

66

20

86

66

20

5

5


10

6

4

3

Tam Hợp

69

11

80

71

9

3

0

3

2

1


4

Bá Hiến

39

3

42

38

4

0

0

0

3

-3

5

Thiện Kế

50


6

56

52

4

2

1

3

3

0

6

Đạo Đức

71

8

79

78


1

5

0

5

10

-5

7

Tân Phong

166

20

186

148

38

10

0


10

13

-3

8

Thanh Lãng

75

9

84

67

17

7

2

9

6

3


9

Gia Khánh

108

20

128

108

20

7

2

9

5

4

10

Sơn Lôi

73


9

82

81

1

1

0

1

11

-10

11

Trung Mỹ

118

12

130

106


24

12

2

14

8

6

12

Phú Xuân

75

15

90

79

11

5

5


10

5

5

13

Hương Sơn

53

9

62

71

-9

7

0

7

4

3


1030

152

1182

1024

164

65

17

81

77

26

TỔNG

(Nguồn: Báo cáo sơ kết 9 tháng của TTDS- KHHGĐ huyện Bình Xuyên)
- Đối với các xã, thị trấn - địa bàn khảo sát cho thấy : Ở các xã việc thực
hiện các mục tiêu về dân số - kế hoạch hoá gia đình đã đạt được những kết quả
nhất định:
+ Mức sinh giảm trong giai đoạn từ năm 2003 - 2012, nhưng không đồng
đều giữa các địa bàn: Thị trấn, vùng sâu, vùng có người theo đạo công giáo. Một
số xã vùng sâu mức sinh cao hơn so với thị trấn và các xã gần thị trấn.
10



+ Việc vận động thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số tỷ lệ sử
dụng các biện pháp tránh thai cao, nhận thức của người dân được nâng lên... tuy
nhiên vẫn còn bộc lộ một số bất cập cần được chú ý: đặc biệt là những xã thuộc
vùng sâu, vùng xa, đời sống người dân còn nghèo, khó khăn về cơ sở vật chất, về
việc tiếp nhận thông tin, dịch vụ DS - KHHGĐ không thuận lợi.
Tóm lại: Trong những năm qua vai trò vận động của các tổ chức chính trị xã hội ở một số xã của huyện Bình Xuyên về thực hiện chính sách DS KHHGĐ đã
được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng, thể hiện thái độ tích cực và bước
đầu có những hành vi sinh đẻ phù hợp. Tỷ lệ giảm sinh tương đối ốn định, việc
triến khai các dịch vụ KHHGĐ đạt tỷ lệ tương đối cao, nhận thức về quy mô gia
đình nhỏ đã được đa số người dân chấp nhận thực hiện. Tuy nhiên, kết quả của
việc thực hiện quy mô gia đình nhỏ vẫn chưa thực sự vững chắc, còn nhiều khó
khăn và còn nguy cơ bùng nổ. Những trường hợp sinh con thứ 3 gia tăng, tư tưởng
"con đàn cháu đống", "có con trai để nối dõi, thờ cúng tổ tiên" ăn sâu vào nếp nghĩ
của một bộ phận không nhỏ người dân… Vì vậy, đòi hỏi công tác vận động thực
hiện chính sách DS – KHHGĐ ở cơ sở cần phát huy hơn nữa vai trò của mình để
thực hiện mục tiêu chung: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
2.3.6 Nguyên nhân sinh con thứ ba trở lên
Qua khảo sát 164 người dân, kết quả cho thấy: đa số các ý kiến cho rằng vì
chưa có con trai nên phải sinh cho được con trai, hoặc do người chồng, gia đình
chồng muốn có con trai để có người thờ cúng tổ tiên. Hoặc một số ít ý kiến cho là
do vỡ kế hoạch - đây cũng là một trong những nguyên nhân cần được quan tâm và
đòi hỏi công tác DS – KHHGĐ phải có những dịch vụ KHHGĐ phù hợp ngăn
chặn những hậu quả ngoài ý muốn của con người.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tăng sinh và sinh con thứ ba, trong
đó nguyên nhân đóng vai trò quyết định việc sinh nhiều con của người dân địa
phương là do quan điểm lạc hậu, tư tưởng phong kiến lỗi thời đã ăn sâu vào nếp
sống, nếp nghĩ của một bộ phận không nhỏ người dân kéo dài hàng ngàn năm, rất

khó thay đổi được.
Ngoài ra một số phong tục tập quán lạc hậu, tư tưởng định kiến giới, trọng
nam khinh nữ, quan niệm "mỗi con mỗi lộc", tăng trưởng kinh tế gia đình cũng
đang tác động tiêu cực tới hành vi sinh đẻ trong một bộ phận nhân dân.
-> Từ thực trạng này đặt ra vấn đề đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền,
đoàn thể ở cơ sở cần có sự quan tâm kịp thời, tăng cường hơn nữa các biện pháp
vận động, tuyên truyền về thực hiện chính sách dân số cho người dân địa phương
nhằm thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no
hạnh phúc.
11


2.3.7 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác vận động thực hiện chính
sách DS –KHHGĐ
2.3.7.1 Những thuận lợi
- Có sự quan tâm chỉ đạo của các Cấp ủy Đảng, Chính quyền, sự phối hợp
chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cộng tác viên
dân số từ xã đến các địa bàn.
- Có sự gắn kết trách nhiệm của Trạm y tế xã với Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân đã tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp
các dịch vụ CSSSSS/KHHGĐ đạt hiệu quả.
- Sự chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát, của cán bộ trung tâm dân DS - KHHGĐ
Huyện, tinh thần trách nhiệm cán bộ chuyên trách và các cộng tác viên DS xã.
2.3.7.2 Những khó khăn
- Nhận thức của một bộ phận đảng viên và nhân dân về thưc hiện DS –
KHHGĐ còn nhiều hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số tuy đã được củng cố kiện toàn nhưng
trình độ chuyên môn, năng lực công tác của còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Các hoạt động tuyên truyền, vận động tuy đã được triển khai nhưng

phương pháp, hình thức tuyên truyền chưa có sự đổi mới, nội dung tuyên truyền
chưa phong phú.
- Đã có sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể, cụm
dân cư trong công tác tuyên truyền, tuy nhiên sự phối hợp này còn nhiều hạn chế,
mang tính hình thức.
- Kinh phí cho công tác DS – KHHGĐ cũng như chi tiêu cho chiến dịch còn
hạn chế và muộn so với hàng năm.
- Thời gian tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ DS –
KHHGĐ theo đợt trong năm 2012 còn muộn so với năm 2011.

12


Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIÊU QUẢ
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DS – KHHGĐ
3.1 Các giải pháp chung
3.1.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác DS –
KHHGĐ
3.1.2 Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động
3.1.3 Xây dựng bộ máy làm công tác DS – KHHGĐ
3.1.4 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ
3.1.5 Cung cấp dịch vụ KHHGĐ
3.1.6 Phối hợp thống nhất giữa các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành,
đoàn thể đối với thực hiện chính sách DS - KHHGĐ
3.2 Một số giải pháp cụ thể
3.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, triển khai các nội dung
tuyên truyền tới từng nhóm đối tượng, từng độ tuổi, từng vùng, nhất là ở vùng sâu,
vùng xa, vùng có mức sinh và số người sinh con thứ 3 trở lên cao. .
3.2.2 Sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm DS – KHHGĐ Huyện với Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở là sức mạnh tổng hợp để phát huy

khả năng, thế mạnh của mỗi bên trong việc lồng ghép chương trình Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình với chương trình hoạt động chuyên môn thường xuyên của
các đơn vị.
3.2.3 Thực hiện phương châm xã hội hóa công tác Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình.
3.2.4 Đổi mới nội dung, phương thức vận động, đa dạng hoá các hình thức
vận động, tuyên truyền.
3.2.5 Công tác Dân số - KHHGĐ cần được đưa vào hương ước, quy ước
của làng, thôn khi triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá”, từ đó động viên nhân dân đồng tình hưởng ứng.

13


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2003 – 2012, công tác tuyên truyền vận động của các tổ chức
chính trị - xã hội nhằm thực hiện chính sách DS – KHHGĐ ở huyện Bình Xuyên đã
được chú trọng và đạt được những thành tích đáng kể, kết quả của công tác vận
động, tuyên truyền được thể hiện ở nhiều mặt: mức sinh giảm, nhận thức người dân
bước đầu được nâng lên, người dân hiểu biết về lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe
sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, mô hình gia đình ít con, khỏe mạnh được mọi người
chấp nhận và chất lượng dân số từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, công tác vận
động tuyên truyền trong những năm qua chưa làm thay đổi sâu sắc nhận thức của
người dân, đặc biệt là nhu cầu có nhiều con, có con trai vẫn còn chi phối mạnh mẽ
đến việc giảm sinh và hạn chế hiện tượng sinh con thứ ba trở lên.
Công tác tuyên truyền, vận động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức đoàn thể nhân dân ở cơ sở đã được tiến hành dưới nhiều hình thức vận động
đa dạng, phong phú, hiệu quả: hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông
tin đại chúng, qua loa truyền thanh, treo khẩu hiệu, phát tờ rơi được coi trọng.

Tuy nhiên các hình thức khác như gặp gỡ, tư vấn trực tiếp, nêu gương điển hình
chỉ thực hiện trong những tình huống cụ thể, chưa thường xuyên, phổ biến.
Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động thì việc phân phối, triển
khai những sản phẩm dịch vụ CSSK/KHHGĐ đã được trung tâm DS – KHHGĐ
Huyện, các cơ sở xã, thị trấn tổ chức thực hiện phù hợp với đặc thù của địa
phương, với phong tục tập quán của người dân, các trang thiết bị tuyên truyền
phát huy được hiệu quả hoạt động tuyên truyền ở cơ sở. Tuy nhiên, các dịch vụ
này triển khai chưa đồng bộ, thống nhất, thường xuyên.
Lực lượng tham gia công tác vận động, tuyên truyền là những cán bộ
chuyên trách, tuyên truyền viên, cộng tác viên dân số ở cơ sở- những người rất
tâm huyết, tận tụy với công việc…Tuy nhiên ở các xã, thị trấn chưa có sự hỗ trợ
hợp lý về thù lao đối với CTV DS, chưa có sự động viên kịp thời về tinh thần vì
thế các hình thức vận động chưa tạo động lực thúc đẩy công tác DS – KHHGĐ
đạt hiệu quả.
Kết quả đạt được nêu trên là nhờ sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp Ủy Đảng,
Chính quyền, sự chủ động, tích cực của cơ quan Dân số - Kế hoạch hóa gia đình từ
Tỉnh, đến Huyện, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của các tổ chức chính trị - xã hội
(mặt trận và các đoàn thể nhân dân) ở các xã, thị trấn đối với việc vận động, tuyên
truyền thực hiện chính sách DS – KHHGĐ. Trong những năm tới (từ 2013 –
2020) cần phải chú trọng hơn nữa việc nâng cao hiệu quả chỉ đạo, vận động thực
hiện chính sách DS – KHHGĐ: tăng cường sự lãnh đạo của đảng, nhà nước; coi
trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động; đổi mới phương thức vận động,
đa dạng hoá các hình thức vận động, tuyên truyền, phối hợp hoạt động với các ban,
ngành, đoàn thể… để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của công tác DS – KHHGĐ.
14


KIẾN NGHỊ
1. Đối với Trung ương:
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về công tác dân số - kế hoạch

hóa gia đình, đảm bảo khi ban hành có thể thực hiện đạt được các mục tiêu đề ra.
- Tăng mức đầu tư về kinh phí cho chương trình DS-KHHGĐ nhằm giúp
cho cấp cơ sở thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao. Đặc biệt là kinh phí
cho hoạt động tuyên truyền và quản lí khu dân cư.
2. Đối với Tỉnh:
Cần xây dựng quy chế phối hợp hoạt động với các ban, ngành, đoàn thể có
liên quan để làm căn cứ cho các quận, huyện xây dựng quy chế phối hợp, cũng như
kí kết hợp đồng trách nhiệm với các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm
quyền được giao. Quan tâm đến việc khuyến khích thi đua khen thưởng cho từng
tập thể, cá nhân đạt được nhiều thành tích cũng như có nhiều đóng góp cho công
tác DS - KHHGĐ.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy để xác định biên
chế cho TTDS - KHHGĐ Huyện một cách phù hợp để bộ máy đủ mạnh nhằm triển
khai có hiệu quả các chương trình trên các địa bàn.
3. Đối với Huyện
Các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội cần quan tâm hơn nữa
công tác phối hợp thực hiện các hoạt động của công tác này; đưa nội dung, chương
trình, mục tiêu về DS - KHHGĐ vào kế hoạch hoạt động của từng ban ngành để
tiến hành thực hiện.
4. Đối với cơ sở
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá từng hoạt động của công tác dân
số nhằm rút ra những kinh nghiệm, kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong quá
trình thực hiện. Có hình thức khen thưởng, biểu dương các tổ chức, đơn vị, gia
đình, cá nhân gương mẫu thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Xử lý nghiêm những
trường hợp vi phạm chính sách DS - KHHGĐ theo quy định của Nhà nước./.

15




×