Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Ảnh hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HƯƠNG GIANG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HƯƠNG GIANG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. MAI THỊ HOÀNG MINH


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Ảnh hưởng của các đặc điểm hội
đồng quản trị đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu
khoa học nghiêm túc của cá nhân tác giả, với sự hỗ trợ của Cô hướng dẫn. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng
được công bố.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Lê Thị Hương Giang


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài: ...............................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................2


3.

Các câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................3

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................6
5.1.

Đối tượng nghiên cứu.................................................................................6

5.2.

Phạm vi không gian ....................................................................................6

5.3.

Phạm vi thời gian .......................................................................................6

6.

Đóng góp của nghiên cứu: ............................................................................6

7.


Kết cấu luận văn: ...........................................................................................6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
VÀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN .......................................................8
1.1.

Đề tài nghiên cứu nước ngoài .......................................................................8

1.2.

Đề tài nghiên cứu trong nước ......................................................................11

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ CHẤT
LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ........................................................................15
2.1.

Lý thuyết về hội đồng quản trị ....................................................................15


2.1.1.

Khái niệm hội đồng quản trị .................................................................15

2.1.2.

Vai trò của hội đồng quản trị ................................................................15

2.1.3.


Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ....................................................16

2.2.

Lý thuyết về chất lượng thông tin kế toán...................................................18

2.2.1.

Kế toán ..................................................................................................18

2.2.2

Thông tin kế toán ..................................................................................19

2.2.3.

Chất lượng thông tin kế toán ................................................................21

2.2.4.

Đánh giá chất lượng thông tin kế toán ..................................................22

2.2.4.1. Theo Kahn và Strong (1998) – Mô hình thực hiện sản phẩm và dịch vụ
cho chất lượng thông tin PSP/IQ (Product and Service Performance Model
for Information Quality) .................................................................................23
2.2.4.2. Theo khuôn mẫu lý thuyết của ủy ban chuẩn mực kế toán (Financial
Accounting Standard Board – FASB) ............................................................24
2.2.4.3. Theo khuôn mẫu lý thuyết của hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
(International Accounting Standards Board – IASB) .....................................26
2.2.4.4. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam ......................................................28

2.2.5.

Mô hình đánh giá chất lượng thông tin kế toán ....................................29

2.2.5.1. Mô hình định giá cơ bản (Price model)................................................29
2.2.5.2. Mô hình định giá mở rộng ....................................................................31
2.3.

Các đặc điểm hội đồng quản trị tác động đến chất lượng thông tin kế toán ...
.....................................................................................................................32

2.3.1. Quy mô hội đồng quản trị ...........................................................................33
2.3.2. Mức độ độc lập của các thành viên hội đồng quản trị ................................35
2.3.3. Sự tách biệt vai trò của giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị ....
.....................................................................................................................36


TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................39
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................41
3.1.

Giả thuyết ....................................................................................................41

3.1.1.

Giả thuyết về mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị và chất lượng

thông tin kế toán .................................................................................................41
3.1.2.


Giả thuyết về mối quan hệ giữa mức độ độc lập của các thành viên hội

đồng quản trị và chất lượng thông tin kế toán ....................................................42
3.1.3.

Giả thuyết về mối quan hệ giữa sự tách biệt vai trò của chủ tịch hội

đồng quản trị và giám đốc điều hành và chất lượng thông tin kế toán ..............42
3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................43
3.3.

Chọn mẫu nghiên cứu .................................................................................47

3.4.

Phương pháp phân tích dữ liệu....................................................................48

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................54
4.1.

Thống kê mô tả ............................................................................................54

4.2.

Kết quả xử lý dữ liệu mô hình định giá.......................................................55

4.2.1.

Kiểm tra các giả định trong mô hình ....................................................55


4.2.1.1. Kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn....................................55
4.2.1.2. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ......................................................56
4.2.2.

Lựa chọn mô hình xử lý dữ liệu ...........................................................57

4.2.3.

Kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình ................................................58

4.2.4.

Kiểm tra tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc ................59

4.2.5.

Kết luận kiểm định giả thuyết cho mô hình định giá............................61

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................65
5.1.

Kết luận chung ............................................................................................65


5.2.

Những hạn chế của đề tài ............................................................................66


5.3.

Kiến nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................68

5.4.

Kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán ............69

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..........................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 – Danh sách các công ty được lựa chọn
PHỤ LỤC 2 – Dữ liệu các biến trong mô hình định giá
PHỤ LỤC 3 – Kết quả kiểm định Hausman và bảng ma trận hệ số tương quan


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mô hình PSP/IQ........................................................................................24
Bảng 3.1. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu định giá ............................45
Bảng 3.2. Bảng ANOVA cho kiểm định F ...............................................................50
Bảng 3.3. Các giả thuyết về ảnh hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến chất
lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
TP. Hồ Chí Minh .......................................................................................................52
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả .................................................................................54
Bảng 4.2. Bảng kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................57
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định Hausman ....................................................................57
Bảng 4.5. Bảng kiểm định F .....................................................................................58
Bảng 4.6. Tóm tắt mô hình định giá .........................................................................58
Bảng 4.7. Bảng trọng số hồi quy ...............................................................................60
Bảng 4.8. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ......................................................................63



DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 0.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn .............................................................5
Hình 2.1. Các đặc tính chất lượng thông tin kế toán theo khuôn mẫu lý thuyết FASB
...................................................................................................................................26
Hình 2.2. Các đặc tính chất lượng thông tin kế toán theo khuôn mẫu lý thuyết IASB
...................................................................................................................................28
Hình 2.3. Các đặc tính chất lượng thông tin kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt
Nam ...........................................................................................................................29
Hình 4.1. Biểu đồ tần suất của phần dư của nhân tố giá cổ phiếu trước khi sử dụng
công thức Van Der Waerden .....................................................................................55
Hình 4.2. Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa của nhân tố giá cổ phiếu sau khi
sử dụng công thức Van Der Waerden .......................................................................56


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, chất lượng thông tin kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc đảm bảo hiệu quả của nền kinh tế. Vụ sụp đổ của Enron khiến các nhà đầu tư
dần mất niềm tin vào những thông tin kế toán được công bố. Làm thế nào để nâng
cao chất lượng thông tin kế toán là một vấn đề được quan tâm không chỉ của nhà
quản lý doanh nghiệp mà còn của các nhà đầu tư, các nhà quản lý nhà nước... Chất
lượng thông tin kế toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như môi trường pháp
lý, nhà quản lý, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính…. Trong đó, ảnh hưởng
của ban quản trị đến việc kiểm soát chất lượng thông tin kế toán là rất lớn. Chính vì
tầm quan trọng như vậy nên trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện
nhằm thảo luận về vai trò của ban quản trị.
Theo Jensen (1993), ban quản trị chịu trách nhiệm đối với hệ thống kiểm soát

nội bộ và việc tổ chức hoạt động của công ty. Còn theo Vafeas (2000), hội đồng
quản trị chịu trách nhiệm giám sát chất lượng thông tin được ghi nhận trên báo cáo
tài chính, bởi vì các nhà quản trị này thường có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận theo
động cơ của họ. Bên cạnh đó còn có nhiều nghiên cứu liên quan đến ban quản trị và
chất lượng thông tin kế toán như nghiên cứu của Ahmed et al. (2006), Firth et al.
(2007), Habib và Azim (2008), Alves (2011)…
Tại Việt Nam vấn đề đánh giá tác động của hội đồng quản trị đến thông tin kế
toán chưa được quan tâm đúng mức khi không có nhiều nghiên cứu được thực hiện
trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá cụ
thể tác động của số lượng thành viên hội đồng quản trị, sự tách biệt của chức danh
chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành và mức độ độc lập của các thành
viên đến chất lượng thông tin kế toán thông qua mô hình hồi quy bội. Đem lại cái
nhìn cụ thể nhất về tầm quan trọng của hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin
kế toán, làm cơ sở cho các công ty xây dựng cấu trúc hội đồng quản trị thích hợp


2

nhằm tạo sự tín nhiệm cho các nhà đầu tư. Xuất phát từ lý do này, tác giả chọn đề
tài “Ảnh hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin kế
toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh.”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là đánh giá ảnh hưởng của các đặc điểm
hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Nhằm đạt được mục tiêu chung nêu trên, luận văn cần đạt được những mục tiêu
cụ thể như sau:
-


Hiểu được các đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến chất lượng thông

tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh.
-

Nhận dạng các đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến chất lượng thông

tin kế toán.
-

Đề xuất mô hình nghiên cứu các đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến

chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh.
3. Các câu hỏi nghiên cứu:
Để có thể làm rõ nội dung đề tài, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
-

Các đặc điểm nào của hội đồng quản trị ảnh hưởng đến chất lượng thông tin

kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh?


3

-

Có mối quan hệ nào giữa đặc điểm hội đồng quản trị với chất lượng thông tin


kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh?
-

Những đặc điểm này của hội đồng quản trị có ảnh hưởng gì đối với chất

lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh?
-

Các phương pháp, công cụ nào được sử dụng để kiểm định giả thuyết về ảnh

hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin kế toán tại các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh?
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đo lường ảnh
hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin kế toán tại các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Các công cụ và phương pháp được sử dụng để đo lường bao gồm:
-

Phương pháp quan sát: thực hiện quan sát, thu thập thông tin và dữ liệu từ

các nghiên cứu liên quan đến đặc điểm hội đồng quản trị và chất lượng thông tin kế
toán, báo cáo tài chính hàng năm của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán TP. Hồ Chí Minh.
-

Phương pháp giả thuyết: tiến hành đưa ra các giả thuyết có liên quan đến ảnh


hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin kế toán tại các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
-

Sử dụng mô hình hồi quy bội, mô hình được sử dụng là mô hình định giá

(Price Model) đã được sử dụng trong nghiên cứu của Habib và Azim (2008) và
Alkdai (2012) nhằm đo lường ảnh hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến
chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng


4

khoán TP. Hồ Chí Minh. Sử dụng phân tích thống kê mô tả và phương pháp hồi quy
tuyến tính để xử lý thông tin.
Quy trình nghiên cứu của luận văn được tóm tắt theo hình 0.1 dưới đây.


5

Vấn đề nghiên cứu
Ảnh hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin
kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.
Hồ Chí Minh
Mục tiêu nghiên cứu
Mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến chất lượng
thông tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán TP. Hồ Chí Minh
Phương pháp định tính

Phương pháp quan sát
Quan sát, thu thập dữ liệu từ các
nghiên cứu liên quan đến đặc điểm
hội đồng quản trị và chất lượng thông
tin kế toán

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về
chất lượng thông tin kế toán và
đặc điểm hội đồng quản trị

Phương pháp giả thuyết
Đưa ra các giả thuyết có liên quan đến ảnh hưởng của các đặc điểm hội
đồng quản trị đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
Phương pháp quan sát
Quan sát, thu thập dữ liệu từ các
nghiên cứu liên quan đến đặc điểm
hội đồng quản trị và chất lượng
thông tin kế toán

Đưa ra phương pháp nghiên cứu
và xử lý dữ liệu nhằm kiểm định
các giả thuyết đã được đặt ra

Phương pháp thống kê, định lượng
Sử dụng thống kê mô tả và mô hình hồi quy bội
Kết quả đo lường ảnh hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến chất lượng thông
tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Hình 0.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn



6

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
5.1.

Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng thông tin kế toán và ảnh hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị
đến chất lượng thông tin kế toán.
5.2.

Phạm vi không gian

Mẫu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và các công bố
thông tin liên quan của 156 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Kích thước mẫu
được xác định dựa vào công thức Slovin với sai số cho phép là 5% (𝑛 =
5.3.

Phạm vi thời gian

256

1+256×5%2

)

Để đo lường ảnh hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến chất lượng

thông tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh, luận văn sử dụng báo cáo tài chính và các công bố thông tin liên quan từ
năm 2012 đến năm 2014 của các công ty trong phạm vị khảo sát.
6. Đóng góp của nghiên cứu:
Luận văn đưa ra được một số nét mới như sau:
-

Đưa ra được một mô hình định lượng nhằm xác định ảnh hưởng của đặc

điểm hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin kế toán áp dụng tại Việt Nam.
-

Dựa vào nghiên cứu này có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng

của hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin kế toán trong phạm vi Việt Nam
cũng như trên thế giới.
7. Kết cấu luận văn:
Luận văn được bố cục bao gồm 5 chương:


7

-

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về hội đồng quản trị và chất lượng

thông tin kế toán
-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hội đồng quản trị và chất lượng thông tin kế


toán
-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
VÀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
1.1.

Đề tài nghiên cứu nước ngoài

Kể từ năm 2000 trở lại đây, có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm thảo
luận mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và chất lượng thông tin kế toán. Sau đây
luận văn sẽ khái quát một số nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới.
Nghiên cứu của Vafeas (2000): “Board structure and the informativeness of
earnings”: Cấu trúc hội đồng quản trị và khả năng cung cấp thông tin về thu nhập.
Được thực hiện tại Mỹ tìm hiểu về vai trò của hội đồng quản trị đối với việc quản lý
chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính. Nghiên cứu thu

thập dữ liệu từ 350 doanh nghiệp trong năm 1990, 1992, 1994, sau phân tích và xử
lý dữ liệu mô hình hồi quy, kết quả chỉ ra rằng đối với những công ty có số lượng
thành viên hội đồng quản trị càng ít thì khả năng cung cấp thông tin về thu nhập của
doanh nghiệp đó càng hiệu quả, tuy nhiên nghiên cứu này không tìm ra được bằng
chứng về tác động của tính độc lập của các thành viên hội đồng quản trị đến khả
năng cung cấp thông tin.
Nghiên cứu của Beekes, Pope, and Young (2004): “The link between
earnings timeliness, earnings conservatism and board composition: evidence
from the UK”: Mối quan hệ giữa tính kịp thời, kế toán theo nguyên tắc thận trọng
của thu nhập và thành phần hội đồng quản trị: minh chứng tại Anh, nghiên cứu dựa
vào mô hình mối quan hệ giữa thu nhập và lợi nhuận, bổ sung thêm các biến độc lập
liên quan đến hội đồng quản trị, thu thập dữ liệu từ 508 doanh nghiệp trong giai
đoạn 3 năm từ năm 1993 đến năm 1995. Từ đó đưa ra kết quả là những công ty có
tỷ lệ các giám đốc không có mối quan hệ lợi ích trực tiếp với công ty càng cao thì
khả năng phát hiện ra các thông tin xấu trên thị trường càng kịp thời. Tuy nhiên tỷ
lệ này không ảnh hưởng đến việc đảm bảo nguyên tắc kế toán thận trọng trong
doanh nghiệp.


9

Firth, M., Fung, P. M.Y., & Rui, O. M. (2007): “Ownership, two-tier board
structure, and the informativeness of earnings - evidence from China”: Quyền
sỡ hữu, cấu trúc hội đồng quản trị hai tầng và khả năng cung cấp thông tin về thu
nhập – minh chứng tại Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện việc
kiểm tra thực nghiệm tác động của chủ sở hữu, cấu trúc quản trị hai tầng tác động
đến khả năng cung cấp thông tin về thu nhập đối với các doanh nghiệp niêm yết tại
Trung Quốc. Khả năng cung cấp thông tin được đo lường thông qua mối quan hệ
giữa thu nhập và lợi nhuận, các khoản trích trước và ý kiến của kiểm toán viên. Kết
quả thực nghiệm chỉ ra rằng các công ty có sự tách biệt vai trò của chủ tịch hội đồng

quản trị và giám đốc điều hành đạt được khả năng cung cấp thông tin tốt hơn.
Lopes, A. B. & Walker, M. (2008): “Firm-level incentives and the
informativeness of accounting reports: an experiment in Brazil”: Động cơ cấp
công ty và khả năng cung cấp thông tin trên báo cáo kế toán: thử nghiệm tại Brazil.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình với biến phụ thuộc là giá cổ phiếu
được sử dụng để đo lường khả năng cung cấp thông tin trên báo cáo kế toán, dữ liệu
bao gồm 1 632 doanh nghiệp tại Brazil. Kết quả đã chỉ ra rằng mức độ độc lập của
các thành viên hội đồng quản trị đối với việc tham gia điều hành công ty có thể
được ghi nhận là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp sẵn sàng tuân thủ các quy
định cơ bản nhằm công bố những thông tin chính xác nhất.
Habib và Azim (2008): “Corporate governance and the value-relevance of
accounting information: Evidence from Australia”: Quản trị doanh nghiệp và
giá trị phù hợp của thông tin kế toán: minh chứng tại Úc, thực hiện nghiên cứu dựa
vào dữ liệu của 500 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Úc giai đoạn
từ năm 2001 đến năm 2003, tập trung chủ yếu vào việc đánh giá mối liên hệ giữa
kết quả báo cáo tài chính và hội đồng quản trị, đặc điểm của hội đồng quản trị. Mô
hình được sử dụng có biến phụ thuộc là giá cổ phiếu được sử dụng để đo lường mức
độ phù hợp của thông tin kế toán. Tác giả đã đưa ra kết quả rằng những công ty có
cơ cấu hội đồng quản trị tốt sẽ đưa ra thông tin kế toán phù hợp và có giá trị.


10

Dimitropoulos và Asteriou (2010): “The effect of board composition on the
informativeness and quality of annual earnings: empirical evidence from
Greece”: Ảnh hưởng của thành phần hội đồng quản trị đến khả năng cung cấp
thông tin và chất lượng của thu nhập hàng năm: bằng chứng thực nghiệm tại Hy
Lạp, nghiên cứu này xem xét chất lượng thông tin thu nhập kế toán hàng năm thay
đổi như thế nào dưới ảnh hưởng của quy mô, thành phần hội đồng quản trị. Dự liệu
được thu thập trong thời gian 5 năm từ năm 2000 đến năm 2004 đã chứng minh

được mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng cung cấp thông tin và tỷ lệ phần trăm
các thành viên ban quản trị độc lập. Tuy nhiên nghiên cứu này lại chỉ ra rằng không
có mối quan hệ giữa số lượng thành viên hội đồng quản trị với khả năng cung cấp
thông tin của doanh nghiệp.
Holtz, Luciana và Neto (2014): “Effects of Board of Directors’
Characteristics on the Quality of Accounting Information in Brazil”: Ảnh
hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin kế toán tại
Brazil. Dựa vào việc phân tích mẫu gồm 678 quan sát được thu thập từ 207 công ty
khác nhau trong giai đoạn từ năm 2008 – 2011 và 2 mô hình nghiên cứu đánh giá
chất lượng thông tin kế toán thông qua 2 đặc điểm của thông tin kế toán là mức độ
phù hợp và khả năng cung cấp thông tin, nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng mức độ
độc lập giữa các thành viên ban quản trị và việc tách biệt vai trò của chủ tịch hội
đồng quản trị và giám đốc điều hành có tác động tích cực đến chất lượng thông tin
kế toán được báo cáo. Bên cạnh đó số lượng thành viên hội đồng quản trị lại có tác
động tiêu cực đến chất lượng thông tin kế toán.
Như vậy, qua việc khái quát một số nghiên cứu trên thế giới từ năm 2000 đến
nay, có thể thấy một số kết quả đạt được như sau:
-

Vafeas (2000), Holtz, Luciana và Neto (2014) đã chỉ ra được có mối quan hệ

giữa số lượng thành viên hội đồng quản trị với chất lượng thông tin kế toán, và
chúng có mối quan hệ ngược chiều với nhau.


11

-

Beekes, Pope, and Young (2004), Lopes, A. B. & Walker, M. (2008), Habib


và Azim (2008), Dimitropoulos và Asteriou (2010), Holtz, Luciana và Neto (2014)
đã đưa ra được những minh chứng về tác động của tính độc lập của các thành viên
hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin kế toán. Mức độ độc lập của các thành
viên hội đồng quản trị càng cao thì thông tin kế toán càng đáng tin cậy.
-

Firth, M., Fung, P. M.Y., & Rui, O. M. (2007), Holtz, Luciana và Neto

(2014) đã xem xét ảnh hưởng của việc kiêm nhiệm giám đốc điều hành và chủ tịch
hội đồng quản trị trong doanh nghiệp và có được kết quả rằng việc tách biệt hai vị
trí này giúp đem lại chất lượng thông tin kế toán cao hơn.
1.2.

Đề tài nghiên cứu trong nước

Việc nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán không chỉ được thực hiện trên
thế giới, tại Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này.
Sau đây là một số nghiên cứu đã được thực hiện.
Nguyễn Bích Liên, luận án tiến sĩ Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh (2012):
“Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán
trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam”. Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu
khảo sát thuận tiện kết hợp phương pháp phát triển mầm để tiến hàng khảo sát qua 2
bước, khảo sát thử nghiệm 14 mẫu và khảo sát chính thức 143 mẫu nhằm tìm ra các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán và đo lường ảnh hưởng của các
nhân tố này trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam. Qua phân tích
và xử lý dữ liệu, luận án đã đưa ra được 12 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông
tin kế toán trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam đó là tầm nhìn,
cam kết và hỗ trợ của Ban quản lý doanh nghiệp, năng lực, kinh nghiệm đội dự án,

năng lực, kinh nghiệm, hỗ trợ của tư vấn triển khai ERP, huấn luyện, tham gia của
nhân viên, chất lượng dữ liệu, quy trình và phần mềm ERP, chính sách chất lượng
và kiểm soát, môi trường văn hóa, chính sách nhân sự, giám sát kiểm tra.


12

Đào Ngọc Hạnh, luận văn thạc sĩ Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh (2014):
“Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán
tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh”. Luận văn sử
dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bảng câu hỏi với 5 thang đo likert với mẫu
là 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Các nhân tố được
đánh giá là cam kết của nhà quản lý, kiến thức sử dụng công nghệ hệ thống thông
tin kế toán và kiến thức kế toán của người quản lý, hiệu quả phần mềm và các trình
ứng dụng kế toán, chất lượng dữ liệu, tham gia của nhân viên thực hiện hệ thống
thông tin kế toán, huấn luyện và đào tạo của nhân viên doanh nghiệp, môi trường
văn hóa của doanh nghiệp. Kết quả thu được chỉ ra rằng chất lượng hệ thống thông
tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào sự tham gia của nhân
viên, kiển thức sử dụng công nghệ hệ thống thông tin kế toán của nhà quản lý, cam
kết của nhà quản lý.
Phan Minh Nguyệt, luận văn thạc sĩ Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh (2014):
“Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng
thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở
Việt Nam”. Luận văn thực hiện đo lường mức độ ảnh hưởng của 7 nhân tố đó là
nhà quản trị công ty, chi phí và lợi ích khi lập báo cáo tài chính, việc lập và trình
bày báo cáo tài chính, trình độ nhân viên kế toán, mục đích lập báo cáo tài chính,
thuế, rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính. Sử dụng phương pháp định tính và định
lượng. Nghiên cứu lập bảng câu hỏi khảo sát 200 đối tượng thuộc nhiều ngành nghề
khác nhau. Sử dụng phần mềm SPSS chạy mô hình hồi quy tuyến tính bội, kiểm
định thang đo bằng hệ số Cronbach Anpha và phân tích EFA. Kết quả cuối cùng ghi

nhận 2 trong 7 nhân tố trên là trình độ nhân viên kế toán và mục đích lập báo cáo tài
chính không ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
Năm 2014 còn ghi nhận nghiên cứu của Cao Nguyễn Lệ Như, luận văn thạc sĩ
Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh (2014): “Đánh giá các nhân tố bên trong


13

doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh”.
Nghiên cứu đưa ra 11 giả thuyết tương ứng với 11 nhân tố cần đánh giá đó là quy
mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, cấu trúc vốn của nhà
nước, tách biệt chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc, tỷ lệ thành
viên độc lập, quy mô hội đồng quản trị của doanh nghiệp, có sự tồn tại của ban
kiểm soát, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán hiện hành, tỷ lệ
tài sản cố định. Qua quá trình phân tích và xử lý dữ liệu thu thập được từ 119 doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, luận văn chỉ ghi
nhận 3 nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính, đó
là quy mô doanh nghiệp, kết cấu vốn của nhà nước và tỷ lệ thành viên độc lập trong
hội đồng quản trị.
Như vậy có thể thấy, những nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam đã chỉ ra
được một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại doanh nghiệp
như trình độ nhân viên, quản trị công ty, mục đích lập báo cáo, rủi ro kiểm toán,
quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị…Bên cạnh
đó còn có tầm nhìn, cam kết và hỗ trợ của Ban quản lý doanh nghiệp, năng lực, kinh
nghiệm đội dự án, năng lực, kinh nghiệm, hỗ trợ của tư vấn triển khai ERP, huấn
luyện, tham gia của nhân viên, chất lượng dữ liệu, quy trình và phần mềm ERP,
chính sách chất lượng và kiểm soát, môi trường văn hóa, chính sách nhân sự, giám
sát kiểm tra đối với môi trường ERP.



14

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Qua chương 1 có thể thấy rằng, thông qua quá trình tìm hiểu những nghiên cứu
đã được thực hiện tại Việt Nam và trên thế giới, có thể thấy được tầm quan trọng
của thông tin kế toán đối với doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư, tác động của
các yếu tố, đặc biệt là yếu tố đặc điểm của hội đồng quản trị, đến chất lượng thông
tin kế toán, cũng như có cái nhìn khái quát hơn về kết quả đã đạt được trong thời
gian vừa qua. Luận văn sẽ kế thừa và phát huy những kết quả đạt được này để tiếp
tục nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến chất
lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
TP. Hồ Chí Minh.


15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
2.1.

Lý thuyết về hội đồng quản trị

2.1.1. Khái niệm hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là một hệ thống quản lý và định hướng nhằm thúc đẩy hoạt
động lâu dài của doanh nghiệp trong một thị trường minh bạch, có sự tham gia của
các cổ đông.
2.1.2. Vai trò của hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là một giải pháp của thị trường nhằm giải quyết vấn đề trong

việc tổ chức doanh nghiệp. Vấn đề này phát sinh giữa các cổ đông – chủ sở hữu
công ty và nhà quản lý – những người có xu hướng không đủ thận trọng hoặc đáng
tin cậy khi quản lý tài sản của người khác. Hội đồng quản trị được thành lập do các
cổ đông bầu ra nhằm đại diện cho quyền lợi của mình. Vai trò quan trọng nhất của
hội đồng quản trị đó là vai trò giám sát. Ở đây là giám sát hoạt động điều hành và ra
quyết định của nhà quản lý.
Theo Hermalin và Weisbach (2003), hội đồng quản trị tồn tại không chỉ nhằm
mục đích đáp ứng các yêu cầu về mặt pháp lý, mà nó còn là một giải pháp của thị
trường nhằm hỗ trợ giảm thiểu những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến doanh
nghiệp.
Theo Anderson, Mansi, và Reeb (2004), các chủ nợ mong muốn hội đồng quản
trị có trách nhiệm giám sát, đánh giá, xử lý khi có sai phạm trong việc quản lý
doanh nghiệp và giám sát báo cáo tài chính.
Còn theo Alves (2011), hiệu quả kiểm soát nội bộ, trong đó có bao gồm hội
đồng quản trị giúp hạn chế việc điều chỉnh kết quả báo cáo của các nhà quản lý. Hội
đồng quản trị có trách nhiệm kiểm soát chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính,


16

từ đó kiểm soát hành vi của các nhà quản lý, nhằm đảm bảo rằng những hành vi này
phù hợp với lợi ích của các bên liên quan.
Hội đồng quản trị không chỉ tác động đến hiệu suất làm việc của doanh nghiệp
mà còn ảnh hưởng đến việc phân phối chi phí trong doanh nghiệp. Ví dụ khi giám
đốc điều hành cũng đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị, mức thù lao cho giám
đốc điều hành có thể bị điều chỉnh cao lên.
Như vậy có thể thấy hội đồng quản trị được thành lập nhằm hai mục đích chính.
Thứ nhất là kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, đem lại kết quả kinh doanh tốt
nhất. Thứ hai là tối thiểu hóa chi phí đại diện phát sinh do những hành vi vì lợi ích
cá nhân của các nhà quản lý.

2.1.3. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Trong suốt những năm 1960 và 1970, các nhà kinh tế học đã nghiên cứu về mối
quan hệ giữa chủ sở hữu và quản lý thông qua hợp đồng đại diện. Lý thuyết đại diện
được đề cập đến đầu tiên bởi Adam Smith. Sau đó được Jesen và Meckling phát
triển và công bố vào năm 1976. Lý thuyết đại diện được đưa ra nhằm giải quyết vấn
đề làm thế nào để người đại diện sẽ hành động vì lợi ích cao nhất của chủ sở hữu
khi có sự bất cân xứng về thông tin mà lợi thế thuộc về họ, và họ có lợi ích khác với
lợi ích của những người chủ sở hữu này.
Jesen và Meckling (1976) đưa ra quan điểm như sau: Sự tách biệt giữa chủ sở
hữu và nhà quản lý có thể dẫn đến việc nhà quản lý không hành động nhằm mục
tiêu tối đa hóa lợi ích của các cổ đông mà sẽ hành động vì lợi ích cá nhân, do đó cần
có một cơ chế kiểm soát nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông này.
Lý thuyết đại diện cho rằng một doanh nghiệp không phải là thực thể thống
nhất, duy nhất. Lý thuyết đại diện đã chỉ ra được mối quan hệ doanh nghiệp, cổ
đông, nhà quản lý và các chủ nợ, có mục tiêu chung với nhau là lợi ích. Nhưng mỗi
đối tượng có quan điểm về lợi ích khác nhau, trong khi chủ sở hữu kỳ vọng những


×