Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tác động của quản trị công ty đến chất lượng báo cáo tài chính nghiên cứu các công ty niêm yết tại TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
--------

ĐOÀN THỊ MỸ THƢƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG
TY ĐẾN CHẤT LƢỢNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH: NGHIÊN CỨU CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HCM, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
--------

ĐOÀN THỊ MỸ THƢƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG
TY ĐẾN CHẤT LƢỢNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH: NGHIÊN CỨU CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM VĂN DƢỢC

TP.HCM, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Tác động của quản trị công ty đến chất
lƣợng báo cáo tài chính: Nghiên cứu các công ty niêm yết tại thành phố Hồ Chí
Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và không trùng lặp
với các đề tài khác. Luận văn đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của
PGS.TS. Phạm Văn Dƣợc.
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Mỹ Thƣơng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới ..................................................................5
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm Hội đồng quản trị và Ban giám đốc tác động

đến Chất lƣợng BCTC ..........................................................................................5
1.1.2.

Nghiên cứu về Cơ cấu sở hữu vốn tác động đến Chất lƣợng BCTC ......6

1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm của Ủy ban kiểm toán tác động đến Chất
lƣợng BCTC .........................................................................................................6
1.1.4. Nghiên cứu về Chất lƣợng dịch vụ kiểm toán độc lập tác động đến Chất
lƣợng BCTC .........................................................................................................7
1.2. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................8
1.3. Khe trống nghiên cứu ......................................................................................10
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................12
2.1. Quản trị công ty ..............................................................................................12
2.1.1.

Định nghĩa quản trị công ty ..................................................................12

2.1.2.

Các lý thuyết nền tảng ..........................................................................12

2.1.2.1.

Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) .............................................12

2.1.2.2.

Lý thuyết các bên có lợi ích (Stakeholder theory) .........................13

2.1.2.3.


Vận dụng các lý thuyết nền vào đề tài nghiên cứu ........................13

2.1.3.

Nguyên tắc quản trị công ty của OECD ...............................................14

2.1.4.

Các mô hình quản trị công ty ................................................................15

2.1.4.1. Các mô hình quản trị công ty theo cơ cấu sở hữu và hình thức huy
động……. ........................................................................................................15
2.1.4.2.

Các mô hình quản trị công ty theo cơ cấu quản lý điều hành ........17


2.1.5. Nhận xét về mô hình quản trị công ty của các công ty niêm yết tại Sở
GDCK TP.HCM .................................................................................................18
2.2. Chất lƣợng báo cáo tài chính ..........................................................................19
2.2.1.

Khái niệm Báo cáo tài chính : ...............................................................19

2.2.2.

Chất lƣợng báo cáo tài chính ................................................................19

2.3. Mối quan hệ giữa quản trị công ty và chất lƣợng báo cáo tài chính ...............27

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ THU THẬP
DỮ LIỆU ..................................................................................................................29
3.1. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ...............................................................29
3.1.1.

Tác động của Sự độc lập của HĐQT đến chất lƣợng BCTC ................29

3.1.2. Tác động của Sự tách biệt giữa giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT
đến chất lƣợng BCTC .........................................................................................30
3.1.3.

Tác động của Quy mô Hội đồng quản trị đến chất lƣợng BCTC .........30

3.1.4.

Tác động của Cổ đông tổ chức đến chất lƣợng BCTC .........................31

3.1.5.

Tác động của Chuyên môn của Ban kiểm soát đến chất lƣợng BCTC 31

3.1.6.

Tác động của Chất lƣợng kiểm toán độc lập đến chất lƣợng BCTC ....32

3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................33
3.3. Đo lƣờng các biến trong mô hình ...................................................................34
3.4. Thiết kế thu thập dữ liệu .................................................................................35
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................37
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu: ...................................................................37

4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc ...........................................37
4.3. Thống kê mô tả biến độc lập và biến phụ thuộc: ............................................42
4.3.1.

Các nhân tố của quản trị công ty ..........................................................42

4.3.2.

Chất lƣợng BCTC .................................................................................44

4.3.2.1.

Đặc tính thích hợp (Relevance) .....................................................44

4.3.2.2.

Đặc tính trình bày trung thực (Faithful representation) .................45

4.3.2.3.

Đặc tính dễ hiểu (Understandability) .............................................47

4.3.2.4.

Đặc tính có thể so sánh (Comparability)........................................48

4.3.2.5.

Đặc tính kịp thời (Timeliness) .......................................................49


4.4. Kiểm định khuyết tật của mô hình: .................................................................49
4.5. Kết quả hồi quy mô hình tổng.........................................................................52


CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................55
5.1. Kết luận về quản trị công ty tại các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán TP.HCM ...........................................................................................55
5.2. Kết luận về chất lƣợng BCTC.........................................................................57
5.3. Kết luận về mối quan hệ giữa Các nhân tố của quản trị công ty và Chất lƣợng
BCTC .....................................................................................................................61
5.4. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC:

Báo cáo tài chính

BKS:

Ban Kiểm soát

CEO:

Giám đốc điều hành

CLBCTC:


Chất lƣợng báo cáo tài chính

CTCP:

Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ:

Đại hội đồng cổ đông

HĐGĐ:

Hội đồng giám đốc

HĐQT:

Hội đồng quản trị

HNX:

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE:

Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM

OECD:

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế


OLS:

Mô hình hồi quy tuyến tính bằng phƣơng pháp
bình phƣơng thông thƣờng nhỏ nhất

TGĐ:

Tổng Giám Đốc


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các mô hình quản trị công ty theo cơ cấu sở hữu và hình thức huy động
Bảng 2.2: Các mô hình quản trị công ty theo cơ cấu quản lý điều hành
Bảng 3.1: Tổng hợp tên biến và đo lường
Bảng 4.1: Nhóm ngành của mẫu nghiên cứu
Bảng 4.2: Hệ số tin cậy Cronbach alpha của thang đo đặc tính thích hợp
Bảng 4.3: Hệ số tin cậy Cronbach alpha của thang đo đặc tính trình bày trung thực
Bảng 4.4: Hệ số tin cậy Cronbach alpha của thang đo đặc tính dễ hiểu
Bảng 4.5: Hệ số tin cậy Cronbach alpha của thang đo đặc tính có thể so sánh
Bảng 4.6: Bảng thống kê dữ liệu biến độc lập
Bảng 4.7: Thống kê mô tả đặc tính thích hợp (Relevance)
Bảng 4.8: Thống kê mô tả đặc tính trình bày trung thực (Faithful representation)
Bảng 4.9: Thống kê mô tả đặc tính dễ hiểu (Understandability)
Bảng 4.10: Thống kê mô tả đặc tính có thể so sánh (Comparability)
Bảng 4.11: Thống kê mô tả đặc tính kịp thời (Timeliness)
Bảng 4.12: Kiểm định phương sai và sai số thay đổi
Bảng 4.13: Kiểm định thiếu biến độc lập
Bảng 4.14: Ma trận hệ số tương quan
Bảng 4.15: Kết quả hồi quy mô hình tổng



DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu
Hình 4.1: Kiểm định quy luật chuẩn


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hình thành và phát triển
khá chậm so với các quốc gia trong khu vực nhƣng đã có những đóng góp
nhất định vào sự phát triển của thị trƣờng tài chính Việt Nam, là một kênh
huy động vốn thuận lợi cho doanh nghiệp hiện nay. Trong bối cảnh thị
trƣờng còn non trẻ, hầu hết các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ, cá nhân đƣa ra các quyết
định dựa vào thông tin đƣợc công bố trên báo cáo tài chính là chủ yếu thì
việc nâng cao chất lƣợng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, có nhiều vụ bê bối
về chất lƣợng báo cáo tài chính trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam nhƣ
Enron, WorldCom, Marconi, Parmalat, Bông Bạch Tuyết, Dƣợc Viễn
Đông… làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tƣ đối với đội ngũ quản lý và báo
cáo tài chính.
Việc đánh giá chất lƣợng các báo cáo tài chính hiện nay dƣờng nhƣ
nhờ cậy vào kiểm toán độc lập. Song trên thực tế kiểm toán viên không có
trách nhiệm ngăn ngừa và không thể kỳ vọng kiểm toán viên phát hiện hành
vi không tuân thủ của đơn vị đƣợc kiểm toán đối với tất cả các quy định pháp
luật liên quan việc ngăn ngừa những gian lận này.
Trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính
trƣớc hết thuộc về Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đơn vị, bởi vậy quản
trị công ty đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lƣợng thông

tin trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, mô hình quản trị hiện tại của Việt Nam
đang hạn chế vai trò này. Thực trạng tại nhiều công ty có chủ tịch hội đồng
quản trị kiêm nhiệm giám đốc điều hành, hay việc Ban kiểm soát chỉ hoạt
động hình thức đã ảnh hƣởng đáng kể đến chất lƣợng báo cáo tài chính, đặc
biệt là đối với các công ty đại chúng, niêm yết nếu báo cáo tài chính không
đảm bảo chất lƣợng sẽ ảnh hƣởng đến lợi ích của các bên liên quan. Bởi vậy,
xác định tƣơng quan giữa các thành phần của quản trị công ty với chất lƣợng


2

báo cáo tài chính và đề ra giải pháp nâng cao chất lƣợng báo cáo tài chính là
đề tài mang tính cấp bách hiện nay.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề trên, trong khuôn khổ
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Kế toán, tôi thực hiện đề tài “Tác
động của quản trị công ty đến chất lƣợng báo cáo tài chính: Nghiên cứu
các công ty niêm yết tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm lƣợng hóa mối
quan hệ giữa các nhân tố của quản trị công ty với chất lƣợng báo cáo tài
chính của các công ty cổ phần niêm yết và từ đó đề ra giải pháp nâng cao
chất lƣợng báo cáo tài chính.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu này xem xét tác động của các nhân tố quản trị công ty:
Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Cổ đông tổ chức, Kiểm
toán độc lập và mức độ tác động đến chất lƣợng báo cáo tài chính, từ đó đƣa
ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình quản trị công ty tại Việt Nam và
nâng cao chất lƣợng báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
-Hội đồng quản trị có ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính của
công ty cổ phần niêm yết hay không?
-Ban giám đốc có ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính của

công ty cổ phần niêm yết hay không?
-Ban kiểm soát có ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính của
công ty cổ phần niêm yết hay không?
-Kiểm toán độc lập có ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính của
công ty cổ phần niêm yết hay không?
-Cổ đông tổ chức có ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính của
công ty cổ phần niêm yết hay không?


3

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
-Đối tƣợng nghiên cứu: chất lƣợng báo cáo tài chính của công ty cổ
phần niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
-Phạm vi nghiên cứu: Các công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010-2014
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu:
Luận văn này sử dụng kết hợp nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu định tính
nhƣ phân tích, so sánh, tổng hợp và phƣơng pháp định lƣợng kiểm định mô hình hồi
quy OLS xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu “Chất lƣợng báo cáo tài chính và
quản trị công ty: Bằng chứng từ ngành công nghiệp hàng không Romani” (The
quality of financial reporting and corporate governance: evidence from romanian’s
aeronautic industry) của nhóm tác giả Monica-Veronica Honu và Andra Gajevszky.
Tác giả điều chỉnh một số biến để phù hợp với mô hình tại Việt Nam.
Dữ liệu đƣợc thu thập từ website của Sở giao dịch chứng khoán, website của
các công ty niêm yết và một số website có thông tin liên quan khác. Phần mềm
thống kê SPSS 16.0 và Eviews 6.0 đƣợc sử dụng để thực hiện thống kê mô tả và
phân tích hồi quy.
6. Kết quả nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu tác động của các nhân tố trong quản trị công ty đến

chất lƣợng báo cáo tài chính, các nhân tố này bao gồm Quy mô Hội đồng quản trị,
Sự độc lập của Hội đồng quản trị, Sự kiêm nhiệm của giám đốc điều hành và chủ
tịch Hội đồng quản trị, Chuyên môn của Ban kiểm soát, Tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ
chức và Chất lƣợng dịch vụ kiểm toán độc lập. Trong đó, chỉ có nhân tố Chất lƣợng
dịch vụ kiểm toán độc lập có tác động đến Chất lƣợng BCTC. Luận văn cũng cho
thấy những bất cập còn tồn tại trong cơ chế quản trị công ty tại các công ty niêm yết
và các đặc tính chất lƣợng của báo cáo tài chính vẫn chƣa đáp ứng đƣợc mong đợi
của ngƣời sử dụng.


4

7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có 5 chƣơng:
CHƢƠNG 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
CHƢƠNG 2: Cơ sở lý thuyết
CHƢƠNG 3: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế thu thập dữ liệu
CHƢƠNG 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
CHƢƠNG 5: Kết luận


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Quản trị công ty và chất lƣợng báo cáo tài chính là đề tài đang thu hút nhiều
sự đầu tƣ nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam. Quản trị công ty tốt sẽ tác
động tích cực đến chất lƣợng báo cáo tài chính. Tuy nhiên, mức độ và chiều hƣớng
tác động đến báo cáo tài chính của các nhân tố quản trị công ty thì còn tùy thuộc
vào nhiều yếu tố khác. Nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào các thành phần
khác nhau đƣợc thực hiện trong thời gian gần đây tại nhiều quốc gia. Dƣới đây tác

giả tổng hợp một số nghiên cứu tại Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới.
1.1.

Tổng quan nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm Hội đồng quản trị và Ban giám đốc tác
động đến Chất lượng BCTC

Huang Zhizhong, Zhang Juan, Shen Yanzhi và Xie Wenli (2011) nghiên cứu
đề tài “Quản trị công ty có ảnh hƣởng việc trình bày lại báo cáo tài chính? Bằng
chứng tại Trung Quốc” (Does corporate governance affect restatement of financial
reporting? Evidence from China) tập trung vào mối quan hệ giữa sai sót trong kế
toán và quản trị công ty. Nghiên cứu khảo sát với số lƣợng mẫu trên 1500 công ty
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc và kết luận ban giám đốc độc lập
đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lƣợng thông tin kết toán.
Tại Romani, Monica-Veronica Honu, Andra Gajevszky (2014) kết luận số
thành viên ban giám đốc, Ban giám đốc có nhiều thành viên có ảnh hƣởng tích cực
đến chất lƣợng báo cáo tài chính. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ thực hiện trên số
lƣợng mẫu thu thập tối thiểu: 6 công ty trong ngành hàng không.
Kantudu, A. S., và Samaila, I. A. (2015) nghiên cứu ảnh hƣởng của một số
đặc điểm của HĐQT và Ủy ban kiểm toán đến chất lƣợng BCTC tại 9 công ty dầu
khí Nigeria. Sự tách biệt giữa chủ tịch HĐQT và CEO, sự độc lập của HĐQT đo
lƣờng bằng tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành và cổ phần của Ban giám đốc
có tác động cùng chiều với chất lƣợng BCTC.


6

Trainor, J., & Finnegan, J. (2013) nghiên cứu ảnh hƣởng của nhân sự có học
hàm, học vị cao trong Ban giám đốc và HĐQT đến chất lƣợng BCTC. Các nhân sự
cấp cao này có xu hƣớng nhận thức đƣợc tác động tích cực của sự độc lập trong

HĐQT, hiệu quả hoạt động của Ủy ban kiểm toán từ đó có tác động tích cực tới chất
lƣợng BCTC.
1.1.2. Nghiên cứu về Cơ cấu sở hữu vốn tác động đến Chất lượng BCTC
Cơ cấu sở hữu vốn của các công ty cổ phần niêm yết rất đa dạng và tùy theo
đặc điểm thị trƣờng vốn từng quốc gia. Các nghiên cứu gần đây về quản trị công ty
và chất lƣợng báo cáo tài chính đa phần tập trung vào tỷ lệ sở hữu bởi cổ đông tổ
chức và nhà nƣớc.
Theo Huang Zhizhong, Zhang Juan, Shen Yanzhi và Xie Wenli (2011), khả
năng có sai phạm trên báo cáo tài chính của công ty đƣợc sở hữu bởi nhà nƣớc sẽ
cao hơn các công ty khác.
Tại Tunisia, Nesrine Klai và Abdelwahed Omri (2011) kết luận rằng tỷ lệ sở
hữu của tổ chức và nhà nƣớc càng cao thì khả năng sai sót trên báo cáo tài chính
càng cao.
Pucheta-Martinez, M., và Garcia-Meca, E. (2014) thực hiện một nghiên cứu
thực nghiệm xem xét sự ảnh hƣởng của đại diện cổ đông tổ chức trong Ban giám
đốc và Ủy ban kiểm toán đến chất lƣợng BCTC đo lƣờng bằng ý kiến kiểm toán.
Nghiên cứu ghi nhận có mối quan hệ tích cực giữa sự có mặt của đại diện cổ đông
tổ chức trong Ban giám đốc và Ủy ban kiểm toán và chất lƣợng BCTC. Đặc biệt khi
cổ đông tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính thì mối quan hệ
tích cực này càng có ý nghĩa.
1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm của Ủy ban kiểm toán tác động đến Chất
lượng BCTC
Một trong các bộ phận mà có thể tăng cƣờng hoạt động giám sát công ty là Ủy
ban kiểm toán, chức năng tƣơng tự BKS tại Việt Nam. Ủy ban kiểm toán chịu trách


7

nhiệm giám sát quá trình lập báo cáo tài chính công ty. Các thành viên trong Ủy ban
kiểm toán chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lƣợng của thông tin tài chính.

Krishnamoorthy, G., Wright, A., & Cohen, J. (2002) tìm hiểu trên quan điểm
của kiểm toán viên, có 42 kiểm toán viên giàu kinh nghiệm, gồm 21 chủ phần hùn
(partner) và 21 trƣởng phòng (manager) từ 5 công ty kiểm toán lớn nhất lúc bấy giờ
tại Mỹ tham gia khảo sát trong nghiên cứu này. 67% chuyên gia này cho rằng đảm
bảo BCTC và các chính sách kế toán đạt chất lƣợng cao là nhiệm vụ quan trọng
nhất của Ủy ban kiểm toán (Audit Committee). Để có thể giám sát quy trình lập
BCTC, 64% kiểm toán viên tham gia khảo sát cho rằng các thành viên Ủy ban kiểm
toán cần có kiến thức về kế toán, cụ thể là phải có khả năng đọc hiểu BCTC. 81%
đồng ý rằng không cần thiết tất cả thành viên của Ủy ban kiểm toán phải là những
chuyên gia tài chính kế toán, 1/3 số kiểm toán viên cho rằng cần thiết phải có ít nhất
một chuyên gia tài chính kế toán. Chuyên gia ở đây có nghĩa là có một bằng cấp
chuyên ngành tài chính kế toán (48% KTV đồng ý) hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh
vực này nhƣ từng giữ vị trí CFO (43% KTV đồng ý).
Rich, K. T. (2009) kết luận rằng đối với các công ty có hệ thống quản trị công
ty đƣợc đánh giá là tốt (strong governance) thì có sự gia tăng chất lƣợng BCTC sau
khi công ty bổ nhiệm chuyên gia kế toán vào Ủy ban kiểm toán; ngƣợc lại, đối với
các công ty có hệ thống quản trị công ty không tốt (weak governance) thì không có
sự thay đổi trong chất lƣợng BCTC sau khi bổ nhiệm chuyên gia kế toán vào Ủy
ban kiểm toán.
Kantudu, A. S., và Samaila, I. A. (2015) nghiên cứu tại 9 công ty dầu khí
Nigeria kết luận khá bất ngờ là sự độc lập của Ủy ban kiểm toán có tác động ngƣợc
chiều đến chất lƣợng BCTC.
1.1.4. Nghiên cứu về Chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tác động đến
Chất lượng BCTC
Theo OECD, nội dung thứ năm trong nguyên tắc quản trị công ty về Công bố
thông tin và tính minh bạch thì Kiểm toán độc lập đóng vai trò quan trọng trong cơ


8


chế quản trị công ty. Kiểm toán hàng năm phải đƣợc tiến hành bởi một đơn vị kiểm
toán độc lập, đủ năng lực và có chất lƣợng cao nhằm cung cấp ý kiến đánh giá độc
lập và khách quan cho Hội đồng Quản trị và các cổ đông, đảm bảo rằng các báo cáo
tài chính đã thể hiện một cách trung thực tình hình tài chính và hoạt động của công
ty về mọi mặt chủ chốt. Đơn vị kiểm toán độc lập phải chịu trách nhiệm đối với cổ
đông và có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán một cách chuyên nghiệp đối
với công ty.
Theo Huang Zhizhong, Zhang Juan, Shen Yanzhi và Xie Wenli (2011);
Kantudu, A. S., và Samaila, I. A. (2015) chất lƣợng dịch vụ kiểm toán độc lập có
tác động cùng chiều đến chất lƣợng BCTC.
1.2.

Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam

Phan Minh Nguyệt, luận văn thạc sĩ, (2014) “Xác định và đo lƣờng mức độ
ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo
tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam”. Tác giả tóm tắt một số mô hình
nghiên cứu liên quan trên thế giới và kiểm định bảy nhân tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở
Việt Nam, đó là việc lập và trình bày báo cáo tài chính, trình độ nhân viên kế toán,
rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính, chi phí và lợi ích khi lập báo cáo tài chính, mục
tiêu lập báo cáo tài chính, thuế và các văn bản liên quan và nhà quản trị công ty. Sau
khi kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu liên quan, tác giả kết luận có năm
nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết ở Việt Nam, bao gồm việc lập và trình bày báo cáo tài
chính, rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính, chi phí và lợi ích khi lập báo cáo tài chính,
thuế và các văn bản liên quan và nhà quản trị công ty. Trong đó, nhân tố nhà quản
trị công ty có ảnh hƣởng khá mạnh. Nhà quản trị có hiểu biết nhất định về lĩnh vực
tài chính kế toán, có khoản thời gian gắn bó với công ty lâu dài và xây dựng đƣợc
giá trị cốt lõi cho công ty thì có ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng báo cáo tài

chính.


9

Nguyễn Trọng Nguyên, Luận văn thạc sĩ (2007) “Những định hƣớng về quản
trị công ty nhằm nâng cao chất lƣợng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại
sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh”, là nghiên cứu định tính. Đề tài này tập
trung vào các nhân tố trong quản trị công ty tác động đến quá trình lập báo cáo tài
chính, cơ cấu và nhiệm vụ của các nhân tố này, bao gồm Hội đồng quản trị, Ủy ban
kiểm toán, Ban điều hành cấp cao, Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán độc lập và Các cơ
quan quản lý. Sau khi tham khảo kinh nghiệm quản trị công ty từ các quốc gia khác
trên thế giới, tác giả đƣa ra những hạn chế của mô hình quản trị công ty tại Việt
Nam đề xuất định hƣớng tƣơng lai nhằm nâng cao chất lƣợng báo cáo tài chính của
các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Trong đó tác giả
nhấn mạnh cần nâng cao sự độc lập trong vai trò giám sát của Hội đồng quản trị
nhằm giảm xung đột lợi ích và tránh tình trạng tập trung quyền lực bằng các biện
pháp nhƣ hạn chế thành viên HĐQT kiêm nhiệm chức vụ trong bộ máy điều hành,
quy định số thành viên hội đồng quản trị độc lập tối thiểu, xây dựng mức thù lao
cho thành viên hội đồng quản trị hợp lý và phải đƣợc Đại hội đồng cổ đông thông
qua; xây dựng mức thù lao cho Ban Giám đốc phải đảm bảo vừa khuyến khích họ
làm việc vừa quan tâm lợi ích ngắn hạn và dài hạn; phát huy vai trò của Ban kiểm
soát cũng nhƣ chắc năng của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.
Ngoài ra có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về các thành phần của quản trị
công ty nhƣ luận văn thạc sĩ kinh tế, Lý Hồng Mỹ (2013) “Ủy Ban Kiểm Toán
trong quản trị công ty – Kinh nghiệm của thế giới và hƣớng ứng dụng cho các
doanh nghiệp Việt Nam”. Đề tài này tập trung vào vai trò và chức năng của Ủy ban
kiểm toán (Ban kiểm soát tại Việt Nam) và kết luận rằng Ủy ban kiểm toán hoạt
động chƣa hiểu quả do mô hình quản trị hai hội đồng tại Việt chƣa phát huy hết
đƣợc chức năng của Ban kiểm soát.

Phạm Thị Hồng Phƣơng, Luận văn thạc sĩ (2012) “Báo cáo tài chính các công
ty cổ phần niêm yết trên Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh” tập trung nghiên cứu
các vấn đề tồn tại trong việc trình bày và công bố báo cáo tài chính của các công ty


10

niêm yết trên HOSE. Ngoài các nguyên nhân bên ngoài nhƣ hệ thống chuẩn mực
chƣa hoàn thiện, cơ chế pháp lý, chất lƣợng dịch vụ kiểm toán độc lập thì nguyên
nhân quan trọng khác xuất phát từ mô hình quản trị công ty liên quan đến trách
nhiệm của hội đồng quản trị, nhà quản lý, ban kiểm soát.
1.3.

Khe trống nghiên cứu

Trên thế giới, các nghiên cứu về tác động của quản trị công ty đến chất lƣợng
báo cáo tài chính rất đa dạng với nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, các
biến giải thích đƣợc lựa chọn đƣa vào mô hình cũng rất phong phú. Tại Việt Nam
nghiên cứu về đề tài này cũng đƣợc khai thác nhiều. Các nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc đều tập trung vào các biến độc lập liên quan đến Hội đồng quản trị, Ban giám
đốc, Ủy ban kiểm toán, Cơ cấu sở hữu vốn. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lƣợng báo
cáo tài chính của các nghiên cứu trƣớc đây vẫn chƣa toàn diện, phƣơng pháp đƣợc
sử dụng phổ biến là mô hình dồn tích xem xét hành vi điều chỉnh lợi nhuận hoặc mô
hình giá trị hợp lý xem xét phản ứng của thị trƣờng chứng khoán đối với việc công
bố BCTC. Nghiên cứu này tác giả sử dụng phƣơng pháp đánh giá BCTC theo mô
hình đặc tính chất lƣợng của Ferdy van Beest, Geert Braam và Suzanne Boelens
(2009) để đo lƣờng năm đặc tính bao gồm Đặc tính thích hợp (relevance), Đặc tính
trình bày trung thực (Faithful representation), Đặc tính dễ hiểu (Understandability),
Đặc tính có thể so sánh (Comparability), Đặc tính kịp thời (Timeliness). Các nhân
tố của quản trị công ty cũng đƣợc chọn lọc theo mục tiêu nghiên cứu và bối cảnh

nghiên cứu tại Việt Nam.


11

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng này, tác giả tổng hợp một số nghiên cứu liên quan đến quản trị công
ty và chất lƣợng BCTC trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc và xác định hƣớng đi cho
nghiên cứu của riêng mình. Hầu hết các nghiên cứu trƣớc đây tập trung vào đặc
điểm của HĐQT, Ban giám đốc, Cơ cấu sở hữu và Ủy ban kiểm toán và sử dụng
phƣơng pháp dồn tích hoặc mô hình giá trị hợp lý để đo lƣờng chất lƣợng BCTC.
Các nghiên cứu đã đƣợc phân loại và tổng hợp nhằm hệ thống hóa các kết quả
nghiên cứu trƣớc đây để làm nền tảng phát triển mô hình nghiên cứu trong các
chƣơng tiếp theo.


12

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Quản trị công ty
2.1.1. Định nghĩa quản trị công ty
Quản trị công ty là một quy trình mà theo đó, công ty đƣợc điều khiển, định hƣớng
và kiểm soát (OECD, 1999). Quản trị công ty là một hệ thống mà qua đó những
ngƣời chủ sở hữu và chủ nợ công ty thực hiện việc kiểm soát và yêu cầu trách
nhiệm giải trình về các nguồn lực mà họ đã tin tƣởng giao cho doanh nghiệp. Khi cổ
đông chuyển giao trách nhiệm và quyền lực cho HĐQT và Ban giám đốc công ty,
họ cũng đồng thời yêu cầu trách nhiệm giải trình về việc sử dụng các nguồn lực.
Trách nhiệm giải trình còn đƣợc mở rộng cho các bên có lợi ích liên quan khác nhƣ
chủ nợ, nhân viên, khách hàng, cơ quan quản lý, cộng đồng.
2.1.2. Các lý thuyết nền tảng

2.1.2.1.

Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)

Vấn đề đại diện: Vấn đề đại diện xuất hiện trong mối quan hệ giữa ngƣời hƣởng lợi
và ngƣời đƣợc thuê hoặc ủy quyền, khi ngƣời đƣợc hƣởng lợi thuê hoặc ủy quyền
các cá nhân khác đại diện mình thực hiện một số hành động phục vụ cho lợi ích của
mình. Đó là khi chủ sở hữu, cổ đông thuê nhà quản lý điều hành công ty thay mình.
Ngƣời đại diện là giải pháp hoàn hảo trong nhiều tình huống, ví dụ nhƣ ngƣời chủ
sở hữu bị hạn chế trong việc điều hành doanh nghiệp do không đủ kiến thức chuyên
môn trong lĩnh vực kinh doanh hoặc do quy định của pháp luật mà ngƣời đó không
đƣợc phép trực tiếp điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngƣời đại diện cũng gây ra
những tranh cãi do khả năng họ hành động để tối đa hóa lợi ích của ban thân thay vì
lợi ích của công ty. Có sự bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý và các đối tƣợng
hƣởng lợi còn lại. Nhà quản lý trực tiếp điều hành nên hiểu rõ những hành động và
tình huống có thể đem lại nguồn lợi cho doanh nghiệp và cho bản thân mình. Ông ta
có thể lựa chọn lợi ích cho bản thân thay vì công ty. Bên cạnh đó, có sự không chắc
chắn trong những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Với
hàng ngàn nhân tố vừa là cơ hội, vừa là rủi ro, nhà quản lý không chỉ cần năng lực


13

mà cần cả may mắn để để kiểm soát rủi ro và đƣa công ty đi theo đúng định hƣớng.
Và dù cho nhà quản lý điều hành nhƣ thế nào thì chủ sở hữu vẫn phải chịu một
khoản chi phí đại diện do sự ủy quyền của mình. Điển hình là chi phí kiểm toán báo
cáo tài chính.
2.1.2.2.

Lý thuyết các bên có lợi ích (Stakeholder theory)


Lý thuyết này mở rộng đối tƣợng có lợi ích hợp pháp từ những hoạt động của công
ty bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ,… chứ không chỉ bao gồm chủ sở
hữu. Tất cả các đối tƣợng này đều chịu rủi ro từ hoạt động kinh doanh của công ty.
Bởi vậy, lý thuyết này giải thích mục tiêu quản trị công ty là phải hƣớng vào lợi ích
của nhóm ngƣởi hƣởng lợi thay chỉ hƣớng vào chủ sở hữu, những ngƣời này đều có
thể ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động công ty theo chiều hƣớng tích cực hoăc tiêu
cực. .
2.1.2.3.

Vận dụng các lý thuyết nền vào đề tài nghiên cứu

Lý thuyết ủy nhiệm giải thích một phần mối quan hệ giữa quản trị công ty và chất
lƣợng báo cáo tài chính. Trong tình huống nhà quản lý không hoàn thành mục tiêu
điều hành công ty nhƣ cam kết hoặc để tối đa hóa lợi ích của bản thân do thù lao
phụ thuộc vào kết quả kinh doanh thì khả năng ông ta có thể “phù phép” báo cáo tài
chính nếu công ty không có một cơ chế quản trị phù hợp. Lý thuyết các bên có lợi
ích mở rộng phạm vi trách nhiệm giải trình của nhà quản lý, đặc biệt trong trƣờng
hợp các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán thì BCTC không chỉ phục vụ
chủ sở hữu công ty theo nhƣ lý thuyết ủy nhiệm mà còn hƣớng đến các nhà đầu tƣ
tƣơng lai trên thị trƣờng chứng khoán, nhà quản lý hay chủ nợ, khách hàng.
Quản trị công ty ra đời nhƣ một hệ quả tất yếu để giải quyết các vấn đề mà các lý
thuyết trên đặt ra, trong đó có mục tiêu đảm bảo chất lƣợng báo cáo tài chính


14

2.1.3. Nguyên tắc quản trị công ty của OECD
Có nhiều bộ nguyên tắc quản trị công ty đƣợc các quốc gia cũng nhƣ tổ chức
chuyên nghiệp phát hành. Trong số đó Bộ Nguyên Tắc Quản trị Công ty của Tổ

chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD đang trở nên rất phổ biến. Bộ Nguyên
Tắc Quản trị Công ty của OECD ban đầu đƣợc xây dựng nhằm đáp ứng lời kêu gọi
của Hội nghị cấp Bộ trƣởng OECD ngày 27-28 tháng 4 năm 1998 phát triển một bộ
tiêu chuẩn và hƣớng dẫn chung về quản trị công ty cùng với các chính phủ, các tổ
chức quốc tế và khối tƣ nhân. Kể từ khi đƣợc phê chuẩn năm 1999, bộ Nguyên tắc
đã trở thành nền tảng cho các sáng kiến quản trị công ty ở các quốc gia thành viên
và không thành viên của OECD. Bộ Nguyên tắc này cũng đƣợc Diễn đàn Ổn định
Tài chính sử dụng nhƣ một trong Mƣời hai Tiêu chuẩn Chủ chốt đối với Hệ thống
Tài chính Vững mạnh. Do đó, các nguyên tắc này đƣợc sử dụng làm nền tảng cho
phần quản trị công ty của các Báo cáo của Ngân hàng Thế giới/Quỹ Tiền tệ Quốc tế
về Tình hình Tuân thủ các Tiêu chuẩn và Chuẩn mực (ROSC). Bộ Nguyên tắc này
không mang tính bắt buộc và không nhằm vào các quy định chi tiết của luật pháp
quốc gia. Bộ Nguyên tắc cố gắng xác định cácmục tiêu và gợi ý các cách khác nhau
để đạt đƣợc chúng. Mục đích của Bộ nguyên tắc là đóng vai trò tham khảo. Chúng
có thể đƣợc sử dụng bởi các nhà hoạch định chính sách khi xem xét và phát triển
khuôn khổ pháp lý và quản lý cho quản trị công ty, phản ánh tình hình kinh tế, xã
hội, luật pháp và văn hóa nƣớc họ, cũng nhƣ bởi các bên tham gia thị trƣờng khi họ
phát triển thông lệ thị trƣờng của mình.
Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD bao gồm:
- Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả: Khuôn khổ quản trị
công ty cần thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị trƣờng, phù hợp với quy
định của pháp luật, và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát,
quản lý và cƣỡng chế thực thi.
- Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản: Khuôn khổ quản trị công ty
phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông.


15

- Đối xử bình đẳng đối với cổ đông: Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo sự đối

xử bình đẳng đối với mọi cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số và cổ đông nƣớc
ngoài. Mọi cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm.
- Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty: Khuôn khổ quản
trị công ty phải công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã đƣợc pháp
luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa
công ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và
ổn định tài chính cho doanh nghiệp.
- Công bố thông tin và tính minh bạch: Khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo
việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến
công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị công
ty.
- Trách nhiệm của hội đồng quản trị: Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo định
hƣớng chiến lƣợc của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của hội đồng
quản trị và trách nhiệm của hội đồng quản trị đối với công ty và cổ đông.
2.1.4. Các mô hình quản trị công ty
2.1.4.1.

Các mô hình quản trị công ty theo cơ cấu sở hữu và hình thức huy động

Bảng 2.1: Các mô hình quản trị công ty theo cơ cấu sở hữu và hình thức huy
động

Cơ cấu,

Mô hình

Mô hình sở hữu

Mô hình sở hữu


ngoài công ty

bên trong công ty

Đặc điểm

Mô hình sở
hữu Nhà nƣớc
và gia đình

Chủ sở hữu công ty là Chủ sở hữu tập Thực chất là mô
cổ đông nhỏ lẻ hoặc trung
Cơ cấu

nhà đầu tƣ có tổ chức

hơn

và hình sở hữu bên

thƣờng có quan hệ trong
kinh tế với công ty
nhƣ nhà cung cấp,
chủ

nợ,

khách



16

hàng,…
Cổ đông nhỏ lẻ, ít Mức độ tham gia Thể hiện vai trò
tham gia trực tiếp vào quản trị công ty của của

gia

đình

quản trị công ty, cổ chủ sở hữu cao, sáng lập viên và
đông

thƣờng

phản nhƣng cũng tạo ra vai trò giám sát

ứng với kết quả KD nhiều vấn đề phức của nhà nƣớc
của công ty bằng tạp trong sở hữu
hành vi mua vào hoặc chéo,

thị

trƣờng

bán tháo cổ phiếu; mô vốn ở các quốc gia
hình
Đặc điểm

này


đòi

hỏi này

không

phát

thông tin về công ty triển nhƣ mô hình
phải đƣợc công bố sở hữu ngoài công
rộng

rãi

trên

thị ty

trƣờng vốn, khuôn
khổ pháp lý đƣợc xây
dựng chặt chẽ để tạo
sự công bằng trong
giao dịch của các nhà
đầu tƣ

Quốc gia

Anglo-Saxon,


điển hình

Anh, Mỹ

Nguồn: Nguyễn Trọng Nguyên (2007)

Đức và Nhật


×