Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Diện mạo phố phường hà nội giai đoạn 1873 1945 ( trường hợp tuyến phố tràng tiền hàng khay tràng thi )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

DIỆN MẠO PHỐ PHƢỜNG HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 1873-1945
(TRƢỜNG HỢP TUYẾN PHỐ TRÀNG TIỀN – HÀNG KHAY – TRÀNG THI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

DIỆN MẠO PHỐ PHƢỜNG HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 1873-1945
(TRƢỜNG HỢP TUYẾN PHỐ TRÀNG TIỀN – HÀNG KHAY – TRÀNG THI)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Phƣơng Thảo


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Phan Phương Thảo
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền Trang


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn
luận văn của tôi – PGS.TS. Phan Phương Thảo. Trong suốt quá trình nghiên
cứu, cô đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ công tác
tại Khoa Lịch sử, phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – ĐHQGHN; các cán bộ Thư viện Quốc Gia Việt Nam,Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia I… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn
thành đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, các anh, chị em cùng lớp và gia đình đã
luôn bên cạnh, cổ vũ và động viên những lúc khó khăn để tôi có thể vượt qua
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2015
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Huyền Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: VÀI NÉT VỀ PHỐ PHƢỜNG HÀ NỘI TRƢỚC NĂM 1873 ..... 9
1.1. Khái quát chung về phố phường Hà Nội ................................................ 9
1.2.Tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi trước thời
Pháp thuộc .................................................................................................. 19
1.2.1.Vài nét sơ lược về tuyến phố .......................................................... 19
1.2.2. Cảnh quan chung của tuyến phố .................................................... 21
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 23
Chƣơng 2: PHỐ PHƢỜNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1873-1920 (Tuyến
phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi) ............................................... 25
2.1. Hệ thống chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc .................. 25
2.2. Tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi trong những
năm 1873-1888 ............................................................................................ 28
2.3. Diện mạo tuyến phố đến năm 1920 ...................................................... 36
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 50
Chƣơng 3: CẢNH QUAN ĐÔ THỊ CỦA PHỐ PHƢỜNG HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 1920-1945 (Tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay –
Tràng Thi) ...................................................................................................... 51
3.1. Chương trình quy hoạch đô thị Hà Nội của thực dân Pháp ................. 51
3.2. Tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi – những đổi thay
qua tư liệu địa chính .................................................................................... 54
3.2.1. Cảnh quan đường phố .................................................................... 56
3.2.2. Không gian ở ................................................................................. 58
3.2.3. Sở hữu nhà đất ............................................................................... 65
3.3. Một số công trình lịch sử văn hóa trên tuyến phố ................................ 75



3.3.1. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ........................................................... 76
3.3.2. Thư viện Quốc gia Việt Nam ........................................................ 78
3.3.3. Trung tâm Văn hóa Pháp ............................................................... 80
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 95


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Mùa thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư
về Đại La, đổi tên kinh thành là Thăng Long. Kể từ mùa thu năm ấy, cho đến
nay, lịch sử Thăng Long – Hà Nội đã trải dài hơn một ngàn năm. Một ngàn
năm qua, những biến động không ngừng của lịch sử đã để lại những dấu ấn
đậm nét trong diện mạo, cảnh quan của đô thị Hà Nội. Những dấu ấn đó như
“những điều nhắc nhở của quá khứ”, mang lại cho Hà Nội một tính cách “độc
đáo” “đặc hữu”1, một sự hấp dẫn hiếm gặp nếu so sánh với các đô thị khác
trên thế giới. Đúng như học giả W.S.Logan đã nhận xét: “Môi trường của Hà
Nội ngày nay phủ đầy những hình tượng chính trị, mỗi một chế độ đã sản sinh
ra những tòa nhà, quang cảnh đường phố và toàn bộ những khu vực để chứng
minh cho ý thức hệ của nó, và với việc làm đó, minh chứng cho quyền lực của
chế độ đó đối với đô thị và cư dân đô thị” [87, tr.29]. Do vậy, để tìm hiểu lịch
sử của đô thị Hà Nội, nghiên cứu diện mạo là một việc làm cần thiết.
1.2. Trong nghiên cứu diện mạo đô thị Hà Nội, giai đoạn từ năm 1873
đến năm 1945 đóng vai trò quan trọng và có nhiều ý nghĩa. Trong những
tháng năm này, dưới tác động của những văn bản, Nghị định và các đề án quy
hoạch mà chính quyền thuộc địa ban hành, thành phố Hà Nội từng bước được

định hình về mặt địa giới hành chính và có sự thay đổi mạnh mẽ về cảnh quan
đô thị. Nghiên cứu diện mạo trục phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi sẽ
cho ta thấy rõ sự đổi thay này. Bởi lẽ, với vị trí địa lý đặc biệt, trục phố đã trở
thành nơi lưu giữ khá đầy đủ những dấu ấn của Hà Nội trong suốt thời Pháp
thuộc. Do vậy, nghiên cứu diện mạo phố phường Hà Nội thời kỳ này, không
thể không quan tâm nghiên cứu diện mạo tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay
– Tràng Thi.

1

Chữ dùng của PGS.TS.Nguyễn Thừa Hỷ.

1


1.3. Trong những năm vừa qua, ở Hà Nội, việc phát triển đô thị một
cách tự phát đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan môi trường và
di sản văn hóa của thủ đô. Điều đó được thể hiện rõ nét thông qua sự hiện
diện của những ngôi nhà siêu mỏng, những ngõ nhếch nhác, những khu dân
cư tự phát. Đặc biệt những hoạt động kinh doanh sôi động của nền kinh tế thị
trường đang tràn ra mặt tiền các khu phố. Tất cả đã làm hỗn loạn cấu trúc văn
hóa truyền thống của không gian đô thị. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về
diện mạo Hà Nội, nghiên cứu để bảo tồn và lưu giữ những nét đẹp của thủ đô
nghìn năm văn hiến, qua đó đóng góp vào việc xây dựng và điều chỉnh quy
hoạch thành phố trong thời kỳ hiện đại, vì thế càng quan trọng và có ý nghĩa
thực tiễn hơn.
Từ những nhận thức trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu Diện
mạo phố phường Hà Nội giai đoạn 1873-1945 (Trường hợp tuyến phố
Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi). Với đề tài này, chúng tôi muốn đi từ
sự tiếp cận diện mạo một tuyến phố cụ thể trong khu phố Tây, từ đó tái hiện

lại phần nào diện mạo phố phường Hà Nội giai đoạn 1873-1945.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nhiều năm trở lại đây, Hà Nội luôn là đối tượng quan tâm của
nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, không
có gì ngạc nhiên khi nhiều công trình nghiên cứu về Hà Nội của các học giả
trong và ngoài nước liên tục được công bố. Trong phạm vi nghiên cứu về diện
mạo Hà Nội nói chung và phố phường Hà Nội nói riêng có các công trình
nghiên cứu của các học giả sau đây:
Nghiên cứu tổng thể diện mạo Hà Nội có công trình của học giả
Nguyễn Văn Uẩn với tựa đề Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX (2002). Trong công
trình này, Nguyễn Văn Uẩn đã tái hiện diện mạo Hà Nội thông qua việc khảo
sát, tìm hiểu 18 khu vực cụ thể. Trong từng khu vực, cách tiếp cận của tác giả
là đi vào miêu thuật về cảnh quan xung quanh khu vực, cùng những nét khái

2


lược về đời sống sinh hoạt của cư dân nhằm dựng nên bức tranh toàn cảnh về
Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. Mặc dù những thông tin tác giả mang đến rất hữu
ích, nhưng vì những thông tin đó chủ yếu mang tính miêu thuật nên chưa làm
rõ được diện mạo của Hà Nội nói chung và phố phường Hà Nội nói riêng trên
một số phương diện như: quy hoạch và phân bố nhà cửa, sở hữu nhà đất....
Ngoài công trình của Nguyễn Văn Uẩn còn phải kể đến một số công trình
nghiên cứu mang tính tổng hợp khác về Hà Nội như: Lịch sử Thăng Long – Hà
Nội của nhóm tác giả do GS.Phan Huy Lê chủ biên (2012) hay Lịch sử Hà Nội
của Philippe Papin (2010). Trong hai công trình này, những vấn đề kinh tế chính trị - lịch sử - văn hóa của Hà Nội từ khi đô thị mới hình thành cho đến thời
điểm hiện nay đều được đề cập tới. Tuy nhiên, cũng giống như Nguyễn Văn
Uẩn, các tác giả của hai công trình này đều chưa quan tâm khảo sát một cách kỹ
càng diện mạo Hà Nội nói chung, phố phường Hà Nội nói riêng.
Bên cạnh việc nghiên cứu tổng thể, các nhà nghiên cứu còn tiếp cận

diện mạo Hà Nội trên từng phương diện cụ thể. Trên phương diện kinh tế có
luận án Phó Tiến sỹ của Nguyễn Thừa Hỷ với tựa đề Kinh tế Thăng Long –
Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX (1983). Trên phương diện văn hóa có công
trình Văn hóa Thăng Long – Hà Nội hội tụ và tỏa sáng (2000) của học giả
Trần Văn Bính. Trên phương diện kiến trúc, có nhiều công trình nghiên cứu
của các học giả trong nước như: Đặng Thái Hoàng với Kiến trúc Hà Nội thế
kỷ XIX – thế kỷ XX (1999); Trần Quốc Bảo và Nguyễn Văn Đỉnh với Kiến
trúc và quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc (2011)... Lĩnh vực này cũng nhận
được nhiều sự quan tâm của các học giả nước ngoài, trong đó, đáng chú ý là
công trình Hà Nội chu kỳ của những đổi thay (2005) do Pierre Clément và
Nathalie Lancret chủ biên. Là kết quả của những quan điểm và phương pháp
tiếp cận khác nhau, cuốn sách bao gồm nhiều bài viết của các kiến trúc sư
người Pháp và Việt Nam với cùng một chủ đề chung là tìm hiểu về Hà Nội
qua nghiên cứu bản đồ và các yếu tố cấu thành ở nhiều cấp độ.

3


Mặc dù chỉ tái hiện được những đặc tính của Hà Nội ở một khía cạnh,
phương diện cụ thể nhưng những công trình này đã đem lại những thông tin
rất hữu ích cho công tác nghiên cứu về Hà Nội. Đặc biệt trên phương diện
kiến trúc, những đóng góp của Đặng Thái Hoàng, Pierre Clément và Nathalie
Lancret là hết sức đáng kể. Các tác giả đã cung cấp cho chúng ta những
nghiên cứu chi tiết về loại hình nhà ở, công trình công cộng trong từng thời
kỳ cụ thể (tập trung là từ thế kỷ XIX – XX). Những nghiên cứu này rất hữu
ích trong việc tái hiện diện mạo tổng thể của Hà Nội nói chung và phố
phường Hà Nội nói riêng.
Nằm trong nội dung những nghiên cứu về diện mạo Hà Nội, phố
phường thủ đô cũng là vấn đề được nhiều học giả quan tâm, tìm hiểu. Tuy
nhiên, mỗi học giả lại có những cách tiếp cận khác nhau.

Hoàng Đạo Thúy là một trong những học giả sớm tiếp cận việc nghiên
cứu phố phường Hà Nội với công trình Phố phường Hà Nội xưa. Công trình
được xuất bản lần đầu tiên năm 1974, sau đó đã được tái bản nhiều lần. Trong
công trình này, ta thấy tác giả đã dành nhiều tâm huyết để khảo cứu diện mạo
phố phường Hà Nội xưa trên các khía cạnh: mô tả về kiến trúc nhà cửa, các
công trình công cộng, những hình thức phường hội nghề nghiệp trong phố
phường. Tuy nhiên, những thông tin mà tác giả cung cấp còn sơ giản. Mô tả
kiến trúc nhà cửa: Hoàng Đạo Thúy chỉ tập trung đến các loại hình nhà ống,
nhà chồng diêm trong khu phố cổ; các công trình công cộng được xây dựng
khi Pháp sang chỉ được điểm qua mà chưa có sự miêu thuật về kiến trúc;
những thông tin mô tả về quang cảnh đường phố còn ít và cũng chỉ tập trung
ở hai phố tiêu biểu là hàng Gai và hàng Đào...
Bước sang thập niên 80 của thế kỷ XX, có chuyên khảo Phố phường
Thăng Long – Hà Nội trong những thế kỷ XVII – XVIII – XIX của Nguyễn
Thừa Hỷ, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3 (210) và 4 (211) năm
1983. Chuyên khảo này đã tái hiện rất rõ diện mạo phố phường Hà Nội thế

4


kỷ XVII – XVIII – XIX (chủ yếu là diện mạo khu phố cổ) trên hai phương
diện: diện mạo vật chất (quang cảnh đường phố, kiến trúc nhà cửa, cổng
phố) và đời sống kinh tế - xã hội của cư dân sinh sống trong phố phường.
Trong chuyên khảo, tác giả còn đưa ra nhiều nhận xét xác đáng về bước
đường phát triển lịch sử của phố phường Thăng Long – Hà Nội.
Trong những năm cuối của thập niên 90 của thế kỷ XX, một số công
trình nghiên cứu về phố phường thủ đô tiếp tục được công bố. Ngoài công
trình Thành lũy phố phường và con người Hà Nội trong lịch sử (1999) của
Nguyễn Khắc Đạm còn có Hà Nội phố phường (1999) của Giang Quân cùng
một số bài viết trên tạp chí của các tác giả: Lưu Đình Tuân với Sự hình thành

khu phố Tây ở Hà Nội (1999), tạp chí Xưa và Nay, số 70...
Trong thời gian gần đây, những nghiên cứu về phố phường Hà Nội
càng được đẩy mạnh hơn nữa. So với các thời kỳ trước, nhiều nguồn tư liệu
phục vụ cho việc tái hiện diện mạo phố phường Hà Nội đã được khai thác khá
triệt để. Đó là công trình nghiên cứu của học giả Vũ Văn Quân với Phố cổ Hà
Nội qua các thời kỳ lịch sử: không gian phố cổ Hà Nội giữa thế kỷ XIX qua tư
liệu địa bạ, in trong: Kỷ yếu hội thảo “Tôn tạo phố cổ ở các thành phố châu Á
và châu Âu – Trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn và nâng cao giá trị
di sản” (2005). Và đặc biệt là công trình Khu phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ
XX qua tư liệu địa chính (2013) do Phan Phương Thảo chủ biên. Công trình
này đã khai thác một cách triệt để không chỉ các hồ sơ về khu phố cổ thuộc
phông Sở địa chính Hà Nội hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia
I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, mà còn khai thác các phiếu thông
tin chi tiết về từng sở, thửa nhà đất phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX lưu trữ
tại Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất – những phiếu này trước đây chưa
từng được bất kỳ một công trình nào quan tâm khai thác.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên, không thể không kể đến
một số cuốn sách tiếp cận phố phường Hà Nội trên phương diện địa danh

5


như: Nguyễn Vinh Phúc với Phố và đường Hà Nội (2004); Từ điển đường
phố Hà Nội (2009) của Giang Quân; gần đây nhất là cuốn Từ điển đường
phố Hà Nội (2010) do Nguyễn Viết Chức chủ biên... Những công trình này
cung cấp những thông tin rất ngắn gọn về tên gọi các con phố ở Hà Nội,
kèm theo đó là những mô tả đơn giản về chiều dài các phố, khu vực lệ
thuộc, một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu.
Nhìn một cách tổng quát, các công trình nghiên cứu về phố phường Hà
Nội mang những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, phần lớn các công trình chủ yếu tập trung mô tả chi tiết diện
mạo phố phường Hà Nội trên các phương diện: quang cảnh đường phố, kiến
trúc nhà ở và các công trình công cộng. Đã có công trình tiến hành khảo cứu
sâu về diện mạo phố phường (công trình của Nguyễn Thừa Hỷ) nhưng chưa
đi vào từng tuyến phố cụ thể và cũng mới chỉ dừng lại ở phạm vi thời gian là
các thế kỷ XVII – XVIII – XIX.
Thứ hai, đã có một số công trình quan tâm sử dụng nguồn tư liệu địa
chính, địa bạ để tái hiện diện mạo phố phường Hà Nội trên các phương diện:
cảnh quan tự nhiên, tình hình sở hữu nhà đất, quy mô và cơ cấu sử dụng đất,
không gian ở nhưng mới chỉ tập trung nghiên cứu trong khu vực phố cổ.
Thứ ba, dường như chưa có một công trình chuyên sâu nào khảo cứu về
diện mạo khu phố Tây ở Hà Nội giai đoạn 1873-1945. Những tuyến phố
mang tính điển hình trong đô thị Hà Nội cũng chưa được quan tâm nghiên
cứu một cách sâu sắc. Do vậy, những đổi thay mạnh mẽ của phố phường Hà
Nội thời kỳ này chưa được khắc họa rõ ràng.
Trong bối cảnh nghiên cứu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu Diện mạo phố phường Hà Nội giai đoạn 1873-1945 (Trường hợp tuyến
phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi). Hướng nghiên cứu, tiếp cận của
chúng tôi sử dụng chủ yếu nguồn tư liệu địa chính kết hợp với khảo cứu các
tài liệu liên quan, sẽ không chỉ dừng lại ở sự miêu thuật đơn thuần những thay

6


đổi về diện mạo phố phường Hà Nội mà sẽ cố gắng luận giải những căn
nguyên chính trị - văn hóa – quân sự của sự biến đổi diện mạo đó.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở các nguồn tài liệu có liên quan, nghiên cứu một cách toàn
diện để tái hiện được diện mạo phố phường Hà Nội giai đoạn 1873-1945
(Trường hợp tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi), bước đầu đưa

ra những luận giải về sự biến đổi diện mạo phố phường so với các thời kỳ
trước. Trên cơ sở đó có thể xem xét áp dụng hoặc thừa hưởng những yếu tố
tích cực nào có lợi cho công cuộc cải tạo thành phố trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chọn Diện mạo phố phường Hà Nội (Trường hợp tuyến
phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi) làm đối tượng nghiên cứu và
được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1873 đến năm 1945.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn áp dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ
thể của các ngành khoa học như: Sử học, Văn hoá học, Địa lý học lịch sử... để
thu thập, xử lý và phân tích thông tin.
- Phương pháp chủ yếu của luận văn là nghiên cứu khu vực học
- Luận văn có tham khảo một số lượng lớn tư liệu địa chính nên quá
trình xử lý và trình bày thông tin không thể thiếu phương pháp định lượng.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ diện mạo phố phường Hà Nội nói
chung, tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi nói riêng trong một
giai đoạn lịch sử của Thủ đô.
- Khắc họa lại hiện trạng kiến trúc, biến đổi cảnh quan của một số di
tích văn hóa – lịch sử tiêu biểu của Hà Nội trên tuyến phố nghiên cứu.
- Trên cơ sở các nguồn tài liệu lưu trữ, đặc biệt là nguồn tư liệu địa
chính, luận văn bước đầu đưa ra những luận giải về sự biến đổi diện mạo phố

7


phường Hà Nội nói chung, tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi
nói riêng so với các thời kỳ trước, làm rõ ảnh hưởng của người Pháp đối với
quá trình đô thị hóa của Hà Nội thời cận đại.
- Luận văn đưa ra những phác họa về diện mạo phố phường Hà Nội

giai đoạn 1873 -1945 trong đó có nêu lên cả những ưu điểm và hạn chế trong
quy hoạch đô thị Hà Nội qua từng thời kỳ. Đó là những bài học lịch sử rất có
ý nghĩa cho Hà Nội trong qui hoạch và cải tạo Thành phố giai đoạn hiện nay.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Luận văn sẽ được triển khai trong ba chương :
Chương 1 : Vài nét về phố phường Hà Nội trước năm 1873
Chương 2 : Phố phường Hà Nội giai đoạn 1873-1920 (Tuyến phố
Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi)
Chương 3: Cảnh quan đô thị của phố phường Hà Nội giai đoạn 19201945 (Tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi)

8


Chƣơng 1:
VÀI NÉT VỀ PHỐ PHƢỜNG HÀ NỘI TRƢỚC NĂM 1873
1.1. Khái quát chung về phố phƣờng Hà Nội
Từ một làng nhỏ ven sông, trải qua bao đổi thay của thời gian, cho đến
đầu thế kỷ XI với sự kiện Lý Thái Tổ dời đô từ vùng rừng núi Hoa Lư về nơi
thành Đại La cũ, Thăng Long đã chính thức đi vào lịch sử như một thành thị
trung đại Việt Nam. Trong buổi đầu thành lập, phần “thành” được thành lập
trước tiên, sau đó kéo theo phần “thị”. Điều này được giải thích như sau:
thành trì phong kiến – nơi giai cấp thống trị ở cần rất nhiều nhu cầu sinh hoạt
xa xỉ. Chính vì thế, các phiên họp chợ ngoài thành (nơi cung cấp hàng hóa
cho giai cấp thống trị) từ chỗ họp thường kỳ rồi ai về nhà nấy đã dần dần có
người cư ngụ lại trên đó để bán hàng. Những người thường trú này có thể là
thợ thủ công hay thương nhân hoặc làm các nghề linh tinh khác. Khi cư ngụ
lại, họ phải lập phố để ở. Theo sự phát triển của kinh tế hàng hóa cũng như
nhu cầu của giai cấp thống trị và của nhân dân địa phương, các phố chợ dần
được kéo dài ra, lợp mới, nối chợ nọ với chợ kia, biến dần dần các làng và

ruộng làng thành các khu phố.
Trong nhiều thế kỷ tiếp theo đó, dù đã trưởng thành khá nhiều về quy
mô nhưng Thăng Long hầu như không thay đổi về cấu trúc cơ bản. Suốt thời
kỳ Lý – Trần, qua thời Lê sơ, thành thị này vẫn bao gồm hai bộ phận chính là
“thành” và “thị”. Trong đó, khu vực “thành” đóng vai trò hạt nhân quyết định,
khu vực “thị” là một bộ phận cộng sinh, tồn tại được là nhờ vào phần “thành”.
Bước sang giai đoạn XVI – XVIII, kinh thành Thăng Long có bước phát triển
đột khởi không những ở khu vực “thành” mà cả ở khu vực “thị”. Đối với khu
vực “thành”, đây là giai đoạn mà kinh thành đã trải qua ba đợt xây cất, mở
rộng và tu bổ lớn. Lần thứ nhất do vua Lê Tương Dực tiến hành để thực hiện

9


mục đích ăn chơi xa xỉ. Lần thứ hai do Mạc Mậu Hợp khởi xướng nhằm đề
phòng những đợt tấn công của họ Trịnh. Và lần thứ ba có ý nghĩa và quan
trọng nhất là do các chúa Trịnh tiến hành trong suốt thế kỷ XVII và đầu thế
kỷ XVIII.
Sự phát triển của phần “thành” tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực
“thị” của Thăng Long phát triển mạnh mẽ. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy
là vì khi tiến hành việc sửa sang, xây dựng quần thể các công trình kiến
trúc, chính quyền phong kiến đã buộc phải huy động một lực lượng rất lớn
những thợ thủ công thuộc các ngành nghề khác nhau từ các địa phương
xung quanh về kinh đô để làm việc. Đến kinh đô và sau khi làm việc trong
các công xưởng của nhà nước, nhiều thợ thủ công đã ở lại lập nghiệp tại
các phố chợ, khiến cho khu vực “thị” ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ.
Không những thế, trong suốt thời kỳ tồn tại của mình, nhà nước phong kiến
Lê – Trịnh còn duy trì ở Thăng Long một bộ máy quan liêu chính trị - quân
sự thường trực khổng lồ. Điều này đã tạo ra một nhu cầu cung ứng lớn lao
về lương thực, thực phẩm, vật dụng, hàng hóa không chỉ trong những phố

chợ nội tại của kinh thành mà còn từ các vùng phụ cận đổ về.
Vốn đang trên đà phát triển, lại được kích thích bởi nhiều yếu tố thuận
lợi, khu vực “thị” của Thăng Long đã có sự phát triển trội vượt. Cùng với khu
vực “thành” nó đã đưa Thăng Long – Kẻ Chợ trở thành một trung tâm chính
trị - kinh tế lớn nhất trong cả nước, một trong những thành thị lớn của vùng
Đông Nam Á và phương Đông nói chung, trước sự chiêm ngưỡng không phải
không có cơ sở của các lái buôn và giáo sỹ phương Tây: “Quy mô của Kẻ
Chợ sánh ngang nhiều thành thị khác ở châu Á” [31, tr.141].
Trong khu vực “thị” của Thăng Long, nơi phát triển nhộn nhịp nhất
chính là khu vực buôn bán phía Đông, thường được dân gian gọi với cái tên
“36 phố phường”. Tên “phường” xuất hiện rất sớm trong lịch sử Việt Nam, có
thể từ thời Bắc thuộc. Nghĩa đầu tiên của khái niệm “phường” là chỉ một khu

10


vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.
Dưới thời Trần, Trần Thái Tông tiến hành định các phường về hai bên tả hữu
của kinh thành, chia thành 61 phường. Vào đầu thời Lê, cả nước có 56 phủ,
187 huyện, 54 châu hương, 9728 xã, 294 thôn, 59 phường. Khu vực thượng
kinh có 1 phủ, 2 huyện và 36 phường [79, tr.271]. Ngoài ý nghĩa là một đơn
vị hành chính, “phường” còn có ý nghĩa là một đoàn thể, một nhóm người có
tổ chức cùng làm một nghề nghiệp (phường bạn, phường thợ, phường chèo).
Bên cạnh khái niệm “phường” là khái niệm “phố”. “Phố” có nhiều
nghĩa khác nhau: “Phố” theo Lê Qúy Đôn trong Thượng kinh phong vật chí là
những chỗ bờ sông bến nước, trên bến dưới thuyền. Ngoài tính chất như đã
nêu trên, “phố” ở đây còn ám chỉ “phố xá”2 của từng khu phường hoặc làm
nghề thủ công hoặc làm nghề buôn bán. Điều này có nghĩa là nếu như
“phường” nguyên là một khu vực trong thành thị thì “phố” nguyên nghĩa là
một chỗ bán hàng, nơi bày hàng (theo cách nói ngày nay là cửa hàng, cửa

hiệu). Phố có thể là ngôi nhà bày hàng bán hoặc cũng có thể là một túp lều,
một chỗ trống được lấy làm nơi bày hàng hóa để buôn bán. Nhiều ngôi nhà,
nhiều các phố như vậy tập trung san sát nhau tạo thành một dãy phố. Qua thời
gian các dãy gồm nhiều phố ấy cũng được gọi tắt là phố và dần dần từ “phố”
với nghĩa là một dãy các cửa hàng cửa hiệu đã lấn át từ “phố” với nguyên
nghĩa là ngôi nhà bày bán hàng.
Chính vì sự biến nghĩa này mà ngày nay khi phân biệt “phường” và
“phố”, người ta coi phố như đường trục của phường gồm có một con đường, hai
bên có nhà cửa – nhà ở và thường là cửa hiệu – có bề mặt trông ra ngoài đường.
Trong khi các phường nặng về hoạt động sản xuất thì ở các phố lại chú trọng đến
hoạt động buôn bán. Chính hoạt động này mới thể hiện rõ nét yếu tố “thị” của
Thăng Long. Vậy phố phường Thăng Long buôn bán những mặt hàng gì?
2

“Phố xá” là một từ quen thuộc trong ngôn ngữ dân tộc, trong tiếng Việt cổ “xá” có nghĩa là nhà ở, cửa
hàng, cửa hiệu

11


Thăng Long là đất đế đô, nơi kết tinh tài hoa tứ xứ. Những người thợ
thủ công ở khắp nơi kéo về nội đô làm ăn. Họ mang theo những nghề đặc sắc
của quê hương mình, họ làm hàng ở trong phường rồi bày bán ở các mặt
phường là phố. Thường mỗi phố chỉ bán hoặc sản xuất sản phẩm của đôi ba
làng nhất định. Những phố nghề được hình thành từ đây. Tên của các phố
được lấy từ chính tên nghề thủ công sản xuất và kinh doanh để đặt tên cho
phố đó. Có thể kể tới các phố tiêu biểu như: phố hàng Lọng, hàng Mã, hàng
Quạt, hàng Buồm, hàng Tre, hàng Thiếc, hàng Đào, hàng Bạc… Sự gắn bó
thân thiết đó đã khiến cho người ta có cảm giác giữ tên phố hàng là đã giữ
được cả linh hồn của nghề thủ công đó.

Sự đa dạng của các mặt hàng thủ công và sự phát triển về hoạt động
buôn bán đến mức các phố hàng của Thăng Long thời kỳ này còn thu hút cả
những thương nhân người nước ngoài đến buôn bán và sinh sống như người
Hà Lan, Anh, Pháp từ thế kỷ XVII và đặc biệt là tầng lớp thương nhân Hoa
kiều đến buôn bán và cư trú từ đời Trần. Phố hàng không còn dừng lại ở một
khu vực buôn bán riêng của kinh thành nữa mà còn có xu hướng mở rộng đón
nhận hoạt động ngoại thương từ bên ngoài.
Trong bối cảnh đó diện mạo của phố phường Hà Nội hiện lên với
những nét phác họa rõ nét và độc đáo.
Như trên đã trình bày, những người nước ngoài đến Thăng Long từ rất
sớm. Họ đã ghi chép, mô tả phố phường Thăng Long một cách tỉ mỉ, chi tiết
và sống động. Dưới những ghi chép của họ, quang cảnh đường phố trong các
thế kỷ XVII – XVIII hiện lên thật rõ nét.
“Những đường phố chính ở Kẻ Chợ thường rất rộng rãi, tuy vẫn có một
vài ngõ phố chật hẹp. Phần lớn các phố đều được lát đá, đúng hơn là được vá
víu bằng những phiến đá nhỏ, nhưng rất cẩu thả. Về mùa mưa, chúng rất bẩn
thỉu và về mùa khô, vẫn còn những vũng nước đọng và một số mương rãnh
đầy những bùn đen bốc mùi hôi thối ở trong và chung quanh thành phố. Điều

12


đó làm cho nơi đây trở nên không được ưa thích và có người cho rằng chúng
cũng rất mất vệ sinh. Tuy nhiên theo những điều tôi cảm thấy và từng biết, thì
nơi đây vẫn khá trong lành” [31, tr.227].
Không chỉ miêu tả diện mạo đường sá mà quang cảnh phố phường mỗi
khi có phiên chợ cũng được đề cập đến thật chi tiết. Chợ tràn ra cả lòng đường,
hàng hóa bày la liệt cùng với người đi lại mua bán đổi chác làm cho đường sá
của kinh thành gần như tắc nghẽn: “…dân số của Kẻ Chợ lớn hơn nhiều, nhất
là vào phiên chợ ngày 1 và ngày 15 âm lịch hàng tháng khi người dân cùng với

hàng hóa từ các làng ven đô đổ về đây nhiều không đếm xuể. Những con phố
ngày thường vốn rộng rãi và quang đãng giờ đây trở nên chật chội đến nỗi chỉ
nhích được 100 bước trong vòng 30 phút đã là tốt lắm rồi” [31, tr.141].
Nhà cửa ở hai bên mặt phố liền sát nhau, thường được dựng bằng tre và
lợp bằng rơm rạ. Chiều cao của các ngôi nhà ở Thăng Long lúc bấy giờ tuân
thủ nghiêm ngặt những quy định mà chính quyền phong kiến đã đề ra: “Vua
chúa không cho phép những thần dân của mình xây nhà cao, vì sợ rằng họ có
thể gây mưu hại. Tất cả các nhà cửa đều phải xây thấp, ngoại trừ các cung
điện, và nếu ai muốn sống thì đều phải lánh trốn khỏi đường phố mà đức vua
cưỡi voi hoặc ngồi kiệu đi qua” [31, tr.234].
Chúng ta thấy nhận xét đó cũng phù hợp với điều quy định về đẳng cấp
đã được san định thành văn vần lưu truyền trong dân gian:
Dân phường nhà giáp đường quan
Không được làm gác trông ngang ra đường
Có cần làm chỗ chứa hàng
Chiều cao không được cao bằng kiệu quan [30, tr.48]
Bên cạnh những ngôi nhà được làm bằng gỗ hoặc bằng tre nứa, trong
thời kỳ này cũng đã xuất hiện một số nhà làm bằng gạch. Tuy nhiên số lượng
những ngôi nhà này rất ít. Một vài nhà gạch trong số này chính là các thương
điếm của người nước ngoài. Sự tồn tại phổ biến của những ngôi nhà tranh

13


vách đất đã đưa tới một nguy cơ thường trực giữa kinh thành náo nhiệt, đó là
hỏa hoạn. Cha Baldinotli khi đến Đàng ngoài vào thế kỷ XVII, đã đề cập đến
những vụ hỏa hoạn này trong những ghi chép của mình: “...nhà cửa được
dựng bằng những cây sậy ở trong xứ, to như những cây gỗ mà người ta gọi là
tre. Những ngôi nhà đó lợp rơm rạ và không có cửa sổ. Trong thành phố có
những ao vũng nước lớn cho phép dập tắt nhanh chóng ngọn lửa khi bén cháy

vào nhà. Có những vụ hỏa hoạn thiêu cháy đến 5,6 nghìn nóc nhà, nhưng sau
đó người ta dựng lại nhà cửa sau độ 4, 5 ngày” [31, tr.67].
Chính điều này đã dẫn đến khi xây dựng những ngôi nhà tranh, cư dân
không quên sáng tạo thêm những công cụ để phòng chống hỏa hoạn: “Phần lớn
những nhà đều có một cái sân hoặc khu sau nhà. Trong mỗi sân người ta trông
thấy một kiến trúc nhỏ xây vòm giống như một cái lò cao chừng sáu bộ
(=1,8m), cửa mở sát mặt đất. Cái khám đó xây bằng gạch từ đỉnh tới đáy, bên
ngoài lại trát dầy một lớp bùn đất. Nếu nhà nào thiếu sân, thì họ xây loại khám
lò đó ngay ở trong giữa nhà nhưng nhỏ hơn và hầu như chẳng có nhà nào trong
thành phố lại không có một cái khám lò như vậy. Công dụng của chiếc khám
xây này là đưa vào đó những đồ hàng trọng yếu nhất mỗi khi xảy ra đám cháy,
vì những ngôi nhà tranh này rất dễ bị bén lửa, đặc biệt trong những mùa hanh
khô. Hỏa hoạn đã thiêu hủy nhiều ngôi nhà trong chốc lát, đến nỗi họ thường
chỉ đủ thời gian để bảo quản những hàng hóa của họ trong những khám lò nóc
vòm đỏ, mặc dù họ cũng ở ngay sát gần đó. Vì mọi người đều có sáng kiến đó,
nên chính quyền đã nghiêm cẩn ra lệnh cho mọi nhà phải có những phương tiện
phòng cháy chữa cháy, không để ngọn lửa lan rộng ra chung quanh. Cứ mỗi
khi đến mùa khô, mọi nhà đều phải đặt một vại nước lớn bên trên nóc nhà, sẵn
sàng kéo đổ xuống mỗi khi cần thiết. Ngoài ra, mọi người phải có sẵn một cây
sào dài, ở đầu buộc một chiếc thúng hay một cái gầu để múc nước từ những
ngòi rãnh tưới lên những ngôi nhà. Nhưng khi ngọn lửa đã bốc cháy quá to, thì
cả hai cách thức trên đều trở thành vô hiệu, lúc đó họ bèn cắt những mối buộc

14


của lớp mái tranh, để chúng rơi từ những rui kèo xuống đất một cách tương đối
ít khó khăn. Vì mái nhà được lợp bởi nhiều mảng tranh kết với nhau ở một vài
chỗ buộc nên việc tháo dỡ cũng dễ. Nếu có mảng mái cháy nào rơi lên trên
hoặc gần cái khám lò trong chứa đựng hàng hóa, thì họ cũng dễ kéo ra chỗ

khác. Bằng cách đó những nhà bên cạnh có thể nhanh chóng tháo dỡ mái nhà
trước khi ngọn lửa lan bén tới và những tấm mái tranh có thể mang đi xa hoặc
ít nhất cũng để nó tự cháy một mình ở một chỗ riêng. Để dùng cho mục đích
đó, ngôi nhà được lệnh phải để một cây sào tre dài trước cửa có móc câu liêm ở
đầu để dỡ mái tranh nhà. Nếu người nào bị phát hiện không có vại nước trên
nóc nhà, cái cần gầu và chiếc sào có câu liêm ở trước cửa họ sẽ bị trừng phạt
nặng nề vì tội chểnh mảng” [31, tr.226-227].
Như vậy, trong các thế kỷ XVII – XVIII, quang cảnh phố phường Hà
Nội đặc biệt là khu buôn bán phía đông rất nhộn nhịp đông vui, đóng vai trò
quan trọng trong đời sống kinh tế của kinh thành. Bước sang thế kỷ XIX, từ
địa vị trước đây là kinh đô của cả nước, nay rút lại về mặt hành chính còn là
hai huyện của một tỉnh nên Hà Nội không còn được coi như một biệt khu độc
lập nữa. Do đó, tính chất thành thị trước kia nay cũng bị pha loãng đi rất
nhiều. Ảnh hưởng của nông thôn, nếu trước đây đã có ở một mức độ nhất
định thì nay càng có điều kiện xâm nhập ồ ạt vào phố phường Hà Nội, tạo nên
một sự hòa đồng đáng kể giữa phương thức sinh hoạt và quang cảnh của các
phố phường Thăng Long cũ với các vùng phụ cận chung quanh [30, tr.55-56].
Điều này có thể thấy rõ khi chúng ta tìm hiểu cảnh quan tự nhiên của phố
phường Hà Nội giai đoạn này.
Vào đầu thế kỷ XIX, các con phố của Hà Nội lúc bấy giờ đều thuộc về
1 hoặc 2-3 đơn vị hành chính thôn/phường. Ví như phố hàng Gai nằm trọn
vẹn trong phường Diên Hưng thuộc tổng Đông Thọ, hoặc phố hàng Khoai
một phần thuộc thôn Huyền Thiên, một phần thuộc thôn Vĩnh Trù của tổng

15


Đồng Xuân. Chính vì thế nếu khai thác nguồn tư liệu địa bạ chúng ta hoàn
toàn có thể phác họa cảnh quan tự nhiên của phố phường Hà Nội.
Khảo sát tư liệu địa bạ, có thể thấy một nét nổi bật trong cảnh quan tự

nhiên khu phố cổ Hà Nội chính là mật độ dày đặc của những ao, hồ, sông,
ngòi. Có thể kể tên các hồ ao trong khu vực này là: hồ Hàng Cân, Hàng Bồ,
hồ ở sau Hàng Thiếc, Hàng Quạt, hồ ở sau Hàng Bông, Hàng Hòm, hồ Hàng
Than, hồ vây quanh đền Huyền Thiên ở Hàng Khoai… Các hồ ao trong khu
vực phần lớn đều có diện tích nhỏ. Điều này hoàn toàn đúng với những nhận
định về Hà Nội là một thành phố sông hồ [68, tr.132].
Khai thác tư liệu địa bạ, một điều không thể không chú ý tới là những
cột mốc, những vật làm giới hạn địa giới của các đơn vị hành chính. Bởi lẽ
đây chính là một kênh thông tin phản ánh phần nào quang cảnh tự nhiên của
phố phường Hà Nội thời kỳ này. Các vật dùng làm ranh giới nhiều nhất là:
thành Đại La, quan lộ, đường lớn, đường nhỏ, ao hồ, sông ngòi, nhà cửa dân
cư… Thậm chí những hàng rào tre, bờ tre, tre xanh vẫn còn là giới hạn của
không ít thôn, phường. Ví dụ: giáp giới của thôn Cựu Lâu tổng Đông Thọ,
huyện Thọ Xương như sau :
Đông giáp quan tang thổ cùng chân thành Đại La và quan hồ Hữu Vọng
cùng quan lộ, đối diện với xưởng đúc tiền, lấy quan lộ làm giới, lại một đoạn
giáp quan lộ, đối diện với địa phận thôn Hồi Mỹ tổng Kim Hoa, cùng lấy nửa
đường làm giới.
Tây giáp địa phận thôn Vũ Thạch tổng Kim Hoa cùng quan lộ, đối diện
với dân cư thôn ấy, cùng lấy nửa đường làm giới, lại giáp xưởng đúc tiền
cùng địa phận thôn Vọng Hà và ruộng tịch điền, ruộng mạ, công thổ thôn Hồi
Mỹ tổng Kim Hoa cùng công thổ thôn Yên Trung Thượng tổng Vĩnh Xương,
cùng lấy cây gạo làm giới.
Nam giáp hồ Hữu Vọng và địa phận thôn Vọng Đức tổng Thanh Nhàn
cùng quan lộ, đối diện với thôn ấy và địa phận thôn Hồi Mỹ, cùng lấy nửa

16


đường làm giới, lại giáp quan lộ và địa phận thôn Vũ Thạch, lấy bờ rào của

dân cư bản thôn làm giới, lại giáp quan hồ phường Phục Cổ cùng quan tang
thổ và ruộng tịch điền, ruộng mạ, cùng lấy cây gạo làm giới.
Bắc giáp chân thành Đại La và địa phận thôn Vũ Thạch tổng Kim Hoa,
lấy bờ rào của dân cư bản thôn làm giới, lại giáp công thổ thôn Vọng Hà bản
tổng, lấy cây gạo làm giới, lại giáp dân cư thôn Yên Trung Thượng tổng Vĩnh
Xương và quan lộ, đối diện với địa phận công thổ thôn ấy và ruộng tịch điền,
ruộng mạ, cùng lấy quan lộ làm giới [41, tr.57].
Sự tồn tại của những vật làm giáp giới đó như là chứng chỉ cảnh quan
“làng trong phố” ở Thăng Long đầu thế kỷ XIX [68, tr.135].
Không chỉ được phác họa thông qua những nghiên cứu trên cơ sở
nguồn tư liệu địa bạ, diện mạo phố phường Hà Nội thế kỷ XIX từng bước
được hiển hiện thông qua những ghi chép của những người châu Âu từng có
thời gian sống và làm việc tại đây.
Những người Hoa ở vùng ven biển phía nam Trung Hoa, rất thạo nghề
buôn bán và đi biển, đã tràn sang nhiều đô thị ở Đông Nam Á từ thế kỷ XVII,
trong đó có Thăng Long - Kẻ Chợ. Thế kỷ XIX, triều đình Huế thi hành chính
sách ngoại giao lấy lòng nhà Thanh, ưu ái Hoa kiều, nhiều đợt nhập cư mới
của người Hoa lại tràn vào Hà Nội. Tuy số dân không nhiều nhưng hầu như
họ nắm tất cả các hoạt động kinh tế chủ yếu của thành phố. Họ sống trong
những căn nhà gạch đẹp nhất, ở phố khang trang nhất. Trong giai đoạn này,
quang cảnh phố phường Hà Nội có một sự đối lập rất lớn giữa những khu phố
của người An Nam và khu phố Hoa kiều: “Trên khu phố được những Hoa
kiều lát đá thì những phố phường của người An Nam như thể một đám rong
rêu mọc ký sinh” [31, tr.493]. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là vì, trong
khi: “Phần lớn những phố Hoa kiều được lát ở khoảng đường bằng những
tảng đá cẩm thạch lớn, nguyên thô. Như vậy đường phố có thể đi lại được
trong những ngày mưa” [31, tr.494] thì những đường phố người An Nam ở

17



không hề được lát đá “Chỉ cần một cơn mưa nhỏ là bùn lầy ngập ngụa, trong
đó lẫn lộn cả đủ mọi thứ rác rưởi mà dân chúng đã đổ vứt ra ngay giữa đường
phố”[31, tr.497].
Các phố khác nhau của Hà Nội lúc bấy giờ được phân cách với nhau
bởi những cánh cổng lớn chắn ngang các con phố và được đóng lại khi trời
tối. Các cổng này cực kỳ vững chắc và người ta bố trí ở phía trên một hành
lang nhỏ cho người canh gác. Một khi các cổng này đóng lại thì không thể
nào vào được các phố bởi lẽ: “Các cổng phân giới các phường phố cổ có một
cách thức đóng cửa rất độc đáo: một bức tường đá được xây ngang từ đầu này
tới đầu kia của con phố; trong bức tường này trổ một cửa lớn hình chữ nhật
được đóng khung vững chãi và được đóng bằng bốn cây đà gỗ tạo thành
khung vuông. Những cây đà cả phía trên và dưới của khung này được khoan
lỗ theo khoảng cách đều nhau để tra vào từ hai đầu một loạt những thanh gỗ
tròn dựng song song với nhau. Những lỗ phía trên được khoan rất sâu, đến
mức người ta có thể nâng từng thanh gỗ từ dưới lên cao, đủ để nhấc đầu phía
dưới của nó và từ đó mở ra một lối đi. Hệ thống này cho phép mở cửa hết cỡ,
bằng cách nâng hết các thanh gỗ, hoặc chỉ hé ra một lối đi nhỏ bằng cách đơn
giản chỉ nâng lên một hoặc hai thanh gỗ”[31, tr.616].
Những cổng phố ở Hà Nội lúc bấy giờ như là một hình ảnh thu nhỏ của
cổng làng - một công trình tự vệ mang phong vị của làng quê ở giữa chốn đô
thành. Cổng phố mang tính chất khép kín, riêng tư, ôm ấp ở trong nó một
không gian đặc thù [68, tr.140].
Kiến trúc nhà cửa của phố phường Hà Nội thời kỳ này cũng rất đặc thù:
“Những căn nhà được xây dựng không đều, mỗi một nhà theo một đường chỉ
giới khác nhau, đã tạo nên con phố một dãy nối tiếp những góc lồi lõm” [31,
tr.497]. Những ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà ở - cửa hàng với mái nhà
được lợp ngói hay rơm rạ. Loại nhà này chia thành hai phần có hai chức năng
khác nhau: Gian ngoài, giáp mặt phố dùng làm cửa hàng còn những gian bên


18


trong là nhà ở có một đặc điểm là mặt tiền hẹp và chạy dài vào trong. Loại nhà
này được chia thành nhiều phòng, thường có một lối đi hẹp và dài, giữa các phần
thường có một hay nhiều khoảng sân nhỏ để hút gió trời và ánh sáng cho các
phòng chính, tuy nhiên các phòng này thường vẫn rất tối.
Vì tận dụng ngôi nhà vừa để ở, vừa làm cửa hàng nên những cửa hiệu ở
Hà Nội lúc bấy giờ không có gian trưng bày hàng rực rỡ như những cửa hàng
ở châu Âu. Cửa hiệu chỉ là “Những mái tranh sà xuống đất thấp. Mặt trên căn
nhà trông ra đường phố thường chỉ là một tấm khung liếp cơ động, buộc ở
bên trên và người ta nâng nó lên vào ban ngày, giữ nó nằm nghiêng nhờ vào 2
cái gậy chống. Chính ở dưới túp lều ngẫu hứng đó, vừa để trú mưa đồng thời
tránh nắng, mà người bán hàng bày biện đồ hàng của mình” [31, tr.497 - 498].
Đây là hình ảnh phố biến trên các con phố ở Hà Nội thời kỳ này.
Thông qua những nét phác họa trên, có thể thấy trước khi người Pháp
đặt chân tới Hà Nội, thành phố vẫn chưa có bước chuyển mình theo hướng đô
thị hiện đại. Phố phường Hà Nội vẫn mang những nét đặc trưng của người
Hoa và người Việt được quy hoạch một cách tự phát mà không có sự định
hướng của nhà nước.
1.2.Tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi trƣớc thời
Pháp thuộc
1.2.1.Vài nét sơ lược về tuyến phố
Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi ngày nay là một tuyến phố đẹp
và náo nhiệt thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Theo trục đông – tây,
bắt đầu từ đường Trần Quang Khải đến phố Hàng Khay là phố Tràng Tiền dài
708m. Tiếp đó là phố Hàng Khay - con phố nối liền phố Tràng Tiền với phố
Tràng Thi, dài 160m. Bắt đầu từ phố Hàng Khay đến đầu phố Nguyễn Thái
Học – đường Điện Biên Phủ (cuối) là phố Tràng Thi dài 860m.
Trước thời Pháp thuộc, tuyến phố chỉ là sự ghép nối của những đoạn

đường mòn thuộc đất các thôn làng ở huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức.

19


×