Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.54 KB, 28 trang )

Thanh toán quốc tế (TTQT) là một dịch vụ không còn xa lạ đối với nền kinh tế thế
giới, bởi vì thông qua dịch vụ này, các quốc gia có thể trao đổi, mua bán hàng hóa và các
dịch vụ thương mại khác với nhau thuận tiện hơn. Tại Việt Nam, trong những năm gần
đây, dịch vụ này đang trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, nhất là từ sau khi nước
ta trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp quá trình
thanh toán theo yêu cầu khách hàng được tiến hành an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và
giảm bớt chi phí thay vì thanh toán tiền mặt. Ngân hàng bảo vệ quyền lợi của khách hàng
trong giao dịch thanh toán, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật
thanh toán quốc tế nhằm giảm rủi ro, tạo sự an tâm tin tưởng cho khách hàng trong quan
hệ giao dịch mua bán với nước ngoài.
Có nhiều định nghĩa về TTQT, nhưng có thể hiểu 1 cách đơn giản thì TTQT là quá trình
thực hiện các nghiệp vụ: chuyển tiền, thanh toán thẻ, thanh toán séc, thanh toán nhờ thu,
thanh toán L/C bằng ngoại tệ trong nội bộ hệ thống ngân hàng thương mại.
TTQT là khâu cuối cùng để hoàn thành các quan hệ ngoại thương, khép kín một chu trình
mua bán hàng hoá hoặc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia
khác nhau, duy trì các mối quan hệ ngoại thương và thúc đẩy ngoại thương phát triển
mạnh hơn. TTQT là cầu nối trong mối quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy hoạt động kinh
tế đối ngoại phát triển.
1. Các điều kiện áp dụng trong thanh toán quốc tế
Các điều kiện áp
dụng trong TTQT

Điều kiện
về tiền tệ
thanh toán

Điều kiện
về địa điểm
thanh toán


Điều kiện về
thời gian
thanh toán

1

Điều kiện về
phương thức
thanh toán


Sơ đồ 1.1: Các điều kiện áp dụng trong TTQT
1.2. Điều kiện tiền tệ thanh toán
Điều kiện tiền tệ quy định cụ thể sử dụng đồng tiền nào để thanh toán và đồng tiền nào
để tính toán trong quan hệ mua bán và cách xử lý khi có sự biến động về tỷ giá nhằm
đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Hiện nay các nước trên thế giới không áp dụng một chế độ tiền tệ thống nhất. Tùy theo
thỏa thuận giữa các nước với nhau sử dụng đồng tiền nào là hợp lý (USD, EUR, GBP,
JPY…). Hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng tiền giấy không chuyển đổi ra vàng,
giá trị đồng tiền của mỗi nước biến động theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Ngoại tệ
sử dụng trong TTQT là số dư trên tài khoản tiền gửi được thanh toán chuyển khoản qua
hệ thống NHTM toàn cầu hoặc dưới hình thức là phương tiện TTQT được ghi bằng ngoại
tệ.


Phân loại tiền tệ trong TTQT:
- Tiền tệ thế giới: là vàng được dùng làm phương tiện dự trữ và TTQT. Trong điều

kiện nền kinh tế thế giới hiện nay, hầu hết các nước đều sử dụng tiền giấy trong lưu thông
và không chuyển đổi ra vàng. Vì vậy trong TTQT thường sử dụng ngoại tệ, còn vàng chỉ

dùng làm phương tiện lưu trữ và thanh toán cuối cùng giữa các quốc gia với nhau vào
thời điểm cuối năm.
- Tiền tệ quốc tế: là tiền tệ của một nước được các nước khác lựa chọn trong khi ký
kết hợp đồng theo các hội nghị tiền tệ thế giới, các hiệp định tiền tệ.
- Tiền tệ quốc gia: là tiền tệ của các nước tư bản được các nước lựa chọn làm tiền tệ
trong TTQT, thường là các ngoại tệ mạnh: USD, EUR, GBP, AUD, JPY…
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi: là đồng tiền quốc gia mà pháp luật nước đó cho phép
chuyển đổi ra đồng tiền của các nước khác và ngược lại, thông thường là những ngoại tệ
mạnh.
- Ngoại tệ tiền mặt: tiền giấy của mỗi quốc gia chiếm tỷ lệ nhỏ trong cán cân TTQT
chủ yếu trong lĩnh vực ngoại thương.
2


- Ngoại tệ chuyển khoản: ngoại tệ được sử dụng để chuyển tiền từ tài khoản này
sang tài khoản khác thông qua hệ thống NH.
- Ngoại tệ mạnh: tiền tệ có năng lực trao đổi cao, có thể đổi lấy bất cứ loại hàng
hóa, dịch vụ nào, ở bất kỳ thị trường nào trên thế giới
- Ngoại tệ yếu: là đồng tiền của một nước mà khi mang ra khỏi nước đó thì không
có giá trị, không có nước nào chấp nhận sử dụng đồng tiền này trong TTQT.
- Tiền tệ tính toán: là đồng tiền dùng để tính đơn giá và tổng giá trị hợp đồng mua
bán ngoại thương.
- Tiền tệ thanh toán: là đồng tiền dùng để thanh toán, chi trả nợ nần của người mua
trả cho người bán về hàng hóa XNK và các dịch vụ khác có liên quan.
1.2.1.2 Điều kiện địa điểm thanh toán
Điều kiện này quy định việc trả tiền được thực hiện tại nước nhập khẩu, nước xuất
khẩu, hay tại một nước thứ ba nào đó do 2 bên thỏa thuận. Đồng thời có thể thấy rằng
dùng đồng tiền của nước nào thì địa điểm thanh toán là nước ấy
Tuy nhiên, trong TTQT giữa các nước, bên nào cũng muốn trả tiền tại nước mình, lấy
nước mình làm địa điểm thanh toán. Sở dĩ như vậy vì thanh toán tại nước mình thì có

nhiều điểm thuận lợi hơn.Ví dụ như có thể đến ngày mới phải chi tiền, đỡ đọng vốn nếu
là NNK; có thể thu tiền về nhanh nên luân chuyển vốn nhanh nếu là NXK, hay có thể tạo
điều kiện nâng cao được địa vị của thị trường tiền tệ nước mình trên thế giới…
1.2.1.3 Điều kiện thời gian thanh toán


Trả tiền trước: việc trả tiền trước 1 phần giá trị hợp đồng được thực hiện

sau khi ký hợp đồng hoặc nhận đơn đặt hàng, nhưng phải trước khi giao hàng.


Trả tiền ngay: việc trả tiền được thực hiện ngay sau khi người bán hoàn

thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua theo quy định trong hợp đồng. Thông
thường người mua trả tiền ngay sau khi:
- Nhận điện báo của NXK là hàng đã sẵn sàng bốc lên phương tiện vận tải.
- NXK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển tại nơi quy
định.
3


- Nhận được thông báo là hàng hóa đã được chuyển giao cho người vận
chuyển hoặc được bốc lên phương tiện vận tải.
- Nhận bộ chứng từ hàng hóa do NXK lập hoặc có thể chấp nhận HP do
NXK ký phát.
- Nhận hàng theo đúng nơi quy định.


Trả tiền sau: việc trả tiền của người mua được thực hiện trong các trường hợp
- Trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được thông báo người bán đã hoàn


thành nghĩa vụ giao hàng tại nơi quy định.
- Trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được bộ chứng từ.
- Trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày chấp nhận HP.
- Trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hàng.
1.2.1.4 Điều kiện phương thức thanh toán
Trong TTQT có nhiều phương thức thanh toán như: chuyển tiền, nhờ thu trơn, nhờ
thu kèm chứng từ, tín dụng chứng từ. Việc lựa chọn một phương thức thanh toán hợp lý
phụ thuộc các yếu tố:
- Tính chất và ưu nhược điểm của từng phương thức.
- Sự tin tưởng lẫn nhau giữa người mua và người bán.
- Khả năng thanh toán của người mua, khả năng tài trợ của NH, khả năng lập
chứng từ và thực hiện nghĩa vụ giao hàng của người bán.
1.2.2 Các phương tiện TTQT
Trong TTQT, các nhà XNK sử dụng các phương tiện TTQT thay cho tiền mặt. Việc
lựa chọn sử dụng phương tiện nào trong thanh toán tùy thuộc vào hoàn cảnh và tập quán
buôn bán.
Các phương tiện
Thanh toán Quốc tế

Hối phiếu

Lệnh
phiếu

Giấy
chuyển
tiền

Séc


4

Thẻ thanh
toán


Sơ đồ 1.2: Các phương tiện Thanh toán quốc tế
1.2.2.1Hối phiếu (Bill of Exchange)
Hối phiếu là mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho 1 người khác,
yêu cầu người này khi nhìn thấy HP hoặc đến một ngày cụ thể, phải trả một số tiền nhất
định cho người hưởng lợi quy định trên HP, hoặc theo lệnh của người này trả cho người
khác hoặc trả cho người cầm HP.
Các loại HP: HP thương mại, HP ngân hàng, HP trả ngay, HP có kỳ hạn, HP trơn, HP
kèm chứng từ… [3]
HP có tính bắt buộc trả tiền nên người trả tiền không được từ chối trả tiền vì bất cứ lý
do gì. Trên HP ghi số tiền trả cho ai và trả vào lúc nào, ở đâu nhưng không ghi nội dung
kinh tế của HP. HP có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác thông qua thủ
tục ký hậu hoặc trao tay trong thời gian hiệu lực của HP. [2]
1.2.2.2 Lệnh phiếu (Promissory Note)
Lệnh phiếu là một chứng từ trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất
định vào một ngày nhất định cho người thụ hưởng có ghi tên trên lệnh phiếu hoặc cho
một người khác theo lệnh của người thụ hưởng. [3]
Lệnh phiếu và hối phiếu về cơ bản giống nhau, đều là phương tiện thanh toán có thể
chuyển nhượng và chiết khấu tại NHTM. [2]
1.2.2.3 Séc (Cheque)
Séc là mệnh lệnh vô điều kiện do chủ tài khoản ký phát yêu cầu NH trích tiền từ tài
khoản của mình để trả cho người cầm séc hoặc cho người có tên trên séc, hoặc trả theo
lệnh của người này.
Các loại séc: séc ký danh, séc vô danh, séc gạch chéo, séc chuyển khoản… [3]

1.2.2.4 Giấy chuyển tiền (Transfer)
Giấy chuyển tiền được sử dụng rộng rãi trong TTQT. Đó là giấy ủy nhiệm do KH lập
gửi NH phục vụ, yêu cầu NH chuyển 1 số tiền nhất định cho người được hưởng tại 1 địa
điểm nhất định.
Các loại giấy chuyển tiền: chuyển tiền bằng thư hối, chuyển tiền bằng điện hối và
chuyển tiền bằng điện tử (Telex, Swift). [2]
5


1.2.2.5 Thẻ thanh toán (Bank Card)
Thẻ là phương tiện thanh toán do NH phát hành theo yêu cầu của KH, sử dụng để
thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hay tại các NH
đại lý. Thẻ là phương tiện thanh toán hiện đại nhất, có thể thay thế tiền mặt trong lưu
thông và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Hiện nay thẻ rất phong phú và đa dạng về chủng loại nên thích hợp với nhiều đối
tượng khách hàng, thỏa mãn tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Các loại thẻ
phổ biến: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ rút tiền mặt… [1]
1.2.3 Các phương thức TTQT
Trong giao dịch buôn bán XNK, việc thanh toán giữa các quốc gia với nhau cần phải
thông qua các NH bằng các phương thức TTQT nhất định. Phương thức TTQT là cách
thức thực hiện chi trả 1 hợp đồng XNK thông qua trung gian NH bằng cách trích tiền từ
tài khoản của người nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào hợp
đồng thương mại và chứng từ do 2 bên cung cấp cho NH. Tùy vào sự thương lượng giữa
2 bên sẽ lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp. [4]
Một số phương thức TTQT được sử dụng phổ biến tại các NHTM hiện nay:
1.2.3.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền [4]
• Khái niệm: là phương thức thanh toán trong đó 1 KH của NH (người mua, NNK)
yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng (NXK,
người bán) ở 1 địa điểm xác định trong 1 thời gian nhất định.
• Các hình thức chuyển tiền:

- Chuyển tiền bằng thư hối (Mail Transfer – M/T): NH chuyển tiền gửi thư ra lệnh
cho NH đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người thụ hưởng.
- Chuyển tiền bằng điện hối (Telegrgaphic Transfer – T/T): NH chuyển tiền điện ra
lệnh cho NH đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người thụ hưởng.


Ưu điểm: phương thức thanh toán đơn giản, thủ tục nhanh gọn.


Nhược điểm: quyền lợi của NXK không được đảm bảo do việc thanh toán

phụ thuộc vào NNK.
6




Phương thức này được áp dụng khi thanh toán các chi phí liên quan đến

XNK: chi phí vận tải, bảo hiểm, chuyển vốn hoặc lợi nhuận đầu tư về nước…
• Quy trình nghiệp vụ:
NH chuyển
tiền

NH trả3 tiền

3

2


Người nhập
khẩu

4
1

Người xuất
khẩu

Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ phương thức chuyển tiền
(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế, PGS.TS.Trần Hoàng Ngân, 2009 [4])
(1)

Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, NXK tiến hành cung ứng hàng hóa,

dịch vụ kèm theo bộ chứng từ (phụ lục 6) cho NNK.
(2)

Nếu đồng ý thanh toán, NNK viết lệnh chuyển tiền (phụ lục 5.1) gửi cho

NH chuyển tiền để trả cho người thụ hưởng.
(3)

Nếu chứng từ hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, NH chuyển tiền trích tài

khoản của người chuyển tiền để chuyển cho NH trả tiền bằng M/T hoặc T/T.
(4)

NH trả tiền tiến hành trả tiền cho người thụ hưởng sau khi nhận được tiền


từ NH chuyển tiền. [4]
1.2.3.2 Phương thức thanh toán nhờ thu
• Khái niệm: là phương thức thanh toán mà NXK sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng hoặc cung ứng dịch vụ sẽ tiến hành ủy thác cho NH phục vụ mình thu hộ tiền từ
NNK dựa trên cơ sở HP và bộ chứng từ hàng hóa do NXK xuất trình. [4]
• Các hình thức nhờ thu:
- Nhờ thu hối phiếu trơn: NXK sau khi giao hàng và bộ chứng từ (phụ lục 6) cho
NNK, ký phát HP (hoặc nhờ thu tờ séc) đòi tiền NNK và yêu cầu NH thu số tiền ghi trên
tờ HP đó và không kèm theo 1 điều kiện nào.
- Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ: NXK nhờ NH thu hộ tiền từ NNK, căn cứ vào
HP và bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo HP, với điều kiện NNK đồng ý thanh toán
7


hoặc chấp nhận thanh toán lên HP thì NH mới giao bộ chứng từ hàng hóa cho NNK để
nhận hàng. [4]


Ưu điểm: với phương thức nhờ thu kèm chứng từ, quyền lợi của

NXK được đảm bảo hơn vì NNK phải thanh toán xong mới được nhận chứng
từ để đi lấy hàng.


Nhược điểm: phương thức thanh toán nhờ thu phụ thuộc vào khả

năng và thiện chí của NNK, thiếu bình đẳng trong quan hệ kinh doanh. [4]


Điều kiện áp dụng: [5]

- Phương thức nhờ thu trơn chỉ áp dụng khi NNK và NXK tin tưởng và có quan hệ

liên doanh với nhau; hoặc giữa nội bộ các công ty liên doanh với nhau, giữa công ty mẹ
vối công ty con. Phương thức này được sử dụng trong thanh toán các dịch vụ liên quan
đến XNK (vận tải, bảo hiểm, bưu điện, hoa hồng…).
- Điều kiện thanh toán: điều kiện D/A: NNK phải chấp nhận thanh toán khi nhận
chứng từ. Điều kiện D/P: NNK phải thanh toán ngay khi nhận chứng từ.
- Điều kiện trả chi phí: NXK chịu chi phí nhờ thu gửi đi và gửi đến, NNK chịu chi
phí cho NH đại lý, NH xuất trình. Nếu nhờ thu bằng T/T thì NXK phải chịu thêm chi phí
điện tín.
- Điều kiện về hàng hóa: nếu hàng đến trước chứng từ, NNK yêu cầu NH cấp giấy
đảm bảo để nhận hàng. Muốn có giấy đảm bảo, NNK phải trao cho NH đó giấy cam kết.
Trưởng tàu chỉ giao hàng cho NNK khi trên giấy đảm bảo của NH có đủ 2 chữ ký của
NH đảm bảo và của NNK.
• Quy trình nghiệp vụ:
NH chuyển
chứng từ
8

7

NH xuất trình
chứng từ

3
4

2

Người xuất

khẩu

1

5

6

Người nhập
khẩu
8


Sơ đồ 1.4: Quy trình nghiệp vụ phương thức nhờ thu
(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế, PGS.TS.Trần Hoàng Ngân, 2009 [4])

(1)

Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, NXK giao hàng cho NNK.
(2)NXK gửi HP và các chứng từ có liên quan cho NH phục vụ mình để nhờ

NH thu hộ tiền từ NNK.
(3)NH chuyển chứng từ (NH thu hộ) gửi chỉ thị nhờ thu, HP của NXK sang
NH phục vụ NNK.
(4)

NH xuất trình chứng từ gửi HP cho NNK.
(5)NNK kiểm tra, đối chiếu HP với bộ chứng từ và hợp đồng, nếu hợp lý thì ra

lệnh cho NH phục vụ mình thanh toán (hối phiếu trả ngay), hoặc ký chấp nhận lên

HP (HP có kỳ hạn). Nếu không hợp lý thì NNK sẽ không thanh toán.
(6)

NH xuất trình chuyển giao chứng từ cho NNK để NNK nhận hàng.
(7)NH của NNK chuyển tiền hoặc gửi HP đã chấp nhận cho NH của NXK

(bằng điện tín, Swift), hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của NNK.
(8)

NH thu hộ trả tiền hoặc gửi HP cho NXK. [4]

1.2.3.3 Phương thức thanh toán CAD (COD) [4]
• Khái niệm: phương thức CAD (giao chứng từ nhận tiền ngay) là phương thức thanh
toán mà trong đó NNK trên cơ sở hợp đồng mua bán yêu cầu NH phục vụ NXK mở cho
mình 1 tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho NXK khi NXK xuất trình đầy đủ chứng
từ theo đúng thỏa thuận.
• Các đối tượng tham gia: NXK, NNK, NH phục vụ NXK.
• Quy trình nghiệp vụ:
Hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên

Người xuất
khẩu
5

4

2

Người nhập
khẩu


3
1

6
9


Ngân hàng
Sơ đồ 1.5: Quy trình nghiệp vụ phương thức CAD
(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế, PGS.TS.Trần Hoàng Ngân, 2009 [4])
(1)Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, NNK yêu cầu NH phục vụ NXK mở
cho mình 1 tài khoản tín thác. Số dư tài khoản này bằng 100% trị giá hợp đồng và
nó được dùng để thanh toán cho NXK theo đúng các thỏa thuận giữa nhập khẩu và
NH (bản ghi nhớ) về việc NNK đã mở tài khoản tín thác.
(2)NH thông báo cho NXK về việc NNK mở tài khoản tín thác và những yêu
cầu liên quan đến việc xuất trình chứng từ.
(3)NXK cung ứng hàng hóa sang nước NNK theo đúng thỏa thuận trên hợp
đồng và có giám sát của người đại diện cho NNK tại nước NXK.
(4)Trên cơ sở giao hàng, NXK xuất trình chứng từ cho NH chỉ định thanh
toán. Trong chứng từ xuất trình phải có chứng từ đồng ý thanh toán của người đại
diện cho NNK.
(5)NH kiểm tra chứng từ và đối chiếu với bản ghi nhớ trước đây. Nếu đúng thì
thanh toán tiền cho NXK từ tài khoản tín thác của NNK.
(6)

NH chuyển bộ chứng từ cho NK và quyết toán tài khoản tín thác.

Điều kiện áp dụng: phương thức này chỉ nên thực hiện khi NNK rất tin tưởng vào
NXK và NNK có văn phòng đại diện tại nước của NXK. Hoặc trong trường hợp hàng

hóa tại nước NXK là loại hàng khan hiếm, độc quyền.
Nhược điểm: phương thức này chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng nên nếu xảy ra tranh
chấp thì sẽ khó xử lý.
1.2.3.4 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) [6]
• Khái niệm: phương thức L/C là 1 sự thỏa thuận, trong đó 1 NH (NH mở L/C) đáp
ứng những nhu cầu của KH (người yêu cầu mở L/C) cam kết hay cho phép NH khác chi
trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của người thụ hưởng khi xuất trình bộ chứng từ phù
hợp với những điều khoản, điều kiện quy định trong L/C.
10


• Các đối tượng tham gia:
- Người yêu cầu mở L/C (Applicant): là người mua, NNK. Đây là bên mà theo yêu
cầu của họ thì L/C được phát hành.
- Người thụ hưởng (Applicant): là người bán, NXK. Đây là bên mà L/C được phát
hành vì quyền lợi của họ.
- NH mở L/C (phát hành L/C – Issuing Bank): là NH phục vụ NNK, cung cấp L/C
cho NNK, được cả NXK và NNK thỏa thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng
ngoại thương. NH này là NH theo yêu cầu của người yêu cầu mở L/C (hoặc nhân danh
chính mình) phát hành L/C.
- NH thông báo L/C (Advising Bank): là NH phục vụ NXK, thông báo cho NXK
biết L/C đã được mở. NH này ở nước xuất khẩu, có thể là NH chi nhánh hoặc đại lý của
NH phát hành L/C.
• Quy trình nghiệp vụ:
NH mở L/C
9


trình


1

Người yêu cầu
mở L/C (NNK)

7

NH thông
báo L/C

Giấy đề nghị
Hợp đồng
mở L/C

3

4

nghiệp vụ phương

5

8

Người hưởng
lợi L/C (NXK)

(Nguồn: Giáo

đồ


1.6:

Quy

thức L/C

trình Thanh toán quốc tế,

PGS.TS.Trần Hoàng Ngân, 2009 [6])
(1)Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, NNK viết giấy đề nghị mở L/C theo
mẫu của NH, gửi đến NH phục vụ mình để yêu cầu NH mở 1 L/C cho NXK.
(2)Căn cứ vào yêu cầu đề nghị mở L/C của NNK và các chứng từ có liên quan
(phụ lục 6), NH mở L/C và gửi cho NH thông báo L/C.
(3)NH thông báo kiểm tra tính xác thực của L/C, chuyển L/C cho NXK. Nếu
NH thông báo từ chối thông báo thì phải báo ngay cho NH phát hành.

11


(4)NXK kiểm tra và đối chiếu với hợp đồng ngoại thương. Nếu L/C hợp lệ thì
giao hàng cho NNK. Nếu L/C không hợp lệ thì đề nghị bổ sung, điều chỉnh cho đến
khi hoàn chỉnh thì mới giao hàng. Phí tu chỉnh L/C do NXK chịu.
(5)NXK xuất trình bộ chứng từ thanh toán theo đúng yêu cầu trong L/C cho
NH thông báo L/C để yêu cầu thanh toán.
(6)NH thông báo L/C kiểm tra bộ chứng từ. Nếu hợp lệ thì gửi cho NH mở
L/C và yêu cầu thanh toán. Nếu bộ chứng từ không hợp lệ, NH thông báo sẽ xử lý
sai sót tùy theo từng trường hợp cụ thể.
(7)NH mở L/C đối chiếu với điều khoản quy định trên L/C đã mở trước đây.
Nếu chứng từ hợp lệ thì NH mở L/C thanh toán cho NXK thông qua NH thông báo

L/C. Nếu chứng từ không hợp lệ, NH có quyền từ chối thanh toán.
(8)NH thông báo tiến hành báo có cho NXK.
(9)NH mở L/C ký hậu vận đơn và giao chứng từ để NNK đi nhận hàng.
• Các loại thư tín dụng phổ biến:
- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): là loại L/C mà NH mở L/C và
NNK có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước
cho người hưởng lợi L/C. L/C hủy ngang ít được sử dụng vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là lời
hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết trả tiền.
- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C mà NH mở L/C
phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho NXK trong thời gian hiệu lực của L/C, không
có quyền đơn phương tự ý sửa đổi, hủy bỏ L/C đó. Loại L/C này được sử dụng phổ biến.
Nếu trong L/C không ghi rõ là loại L/C hủy ngang hay L/C không thể hủy ngang thì nó là
L/C không thể hủy ngang.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C không thể hủy ngang được
làm đảm bảo theo một L/C khác. NXK căn cứ vào L/C của NNK yêu cầu NH mở một
L/C cho NXK khác hưởng lợi.
Ưu điểm:

12


- Đây là phương thức được sử dụng phổ biến, đảm bảo quyền lợi cho cả
NXK và NNK thông qua 1 NH cam kết thanh toán khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp
với điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.
- Vì đã có sự cam kết thanh toán của NH phát hành

L/C nên NH vẫn

đảm bảo thanh toán cho NXK nếu NXK thực hiện đúng các điều khoản quy định trong
L/C.

- Nếu NXK nghi ngờ khả năng thanh toán của NH phát hành L/C thì sẽ có NH xác
nhận đứng ra đảm bảo thanh toán cho L/C đó.
- Vì NXK sẽ tuân thủ các điều khoản quy định trong L/C nên NNK có thể yên tâm
khi vận dụng phương thức thanh toán này.
- Nếu NXK cần được tài trợ trước khi giao hàng, có thể chiết khấu với NNK phát
hành 1 L/C có điều khoản cho phép chiết khấu.
- NNK có thể chủ động mở L/C để mua hàng theo yêu cầu và được NH cam kết
thanh toán lô hàng nhập khẩu.
- Với nhiều loại L/C nên các doanh nghiệp XNK có thể lựa chọn loại nào phù hợp
với thực tiễn thương mại.
- Sau khi L/C được mở sẽ được phép tu chỉnh L/C, các doanh nghiệp XNK có thể
bổ sung và điều chỉnh một số điều khoản trong hợp đồng ngoại thương để phù hợp với
thực tiễn.
- Thông qua phương thức thanh toán bằng L/C, các doanh nghiệp XNK có thể được
NH tài trợ khi thiếu vốn.
Nhược điểm:
- Thủ tục phức tạp, rườm rà, trải qua nhiều giai đoạn và tốn nhiều chi phí.
- Khi sử dụng phương thức này mà không hiểu rõ kỹ thuật ngoại thương và các vấn
đề liên quan đến TTQT, sẽ không thể đáp ứng 1 số điều kiện quy định trong L/C thì NXK
không được đảm bảo thanh toán hoặc bị trì hoãn thanh toán.
- KH không thể sửa đổi, hủy bỏ L/C nếu chưa có sự đồng ý của NXK và NH phát
hành L/C. NNK phải chịu chi phí mở L/C và mọi chi phí liên quan.
13


- Vì phương thức này giao dịch bằng chứng từ, khi tất cả đã phù hợp và được thanh
toán mà NNK phát hiện hàng kém chất lượng thì sẽ không được bồi thường.
- Phương thức này không an toàn tuyệt đối, vì nếu NNK và NXK lừa đảo, NH mất
khả năng thanh toán hoặc sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của KH. Các rủi ro khác
phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm.

- Vì chứng từ có thể làm giả nên kết quả của việc thanh toán phụ thuộc vào sự hiểu
biết và trung thực của các bên tham gia.
Điều kiện áp dụng:
- Nếu sử dụng L/C không thể hủy ngang, khi muốn sửa đổi hoặc hủy bỏ L/C thì
NNK và NH phát hành L/C phải có sự đồng ý của NXK.
- NH mở L/C thay mặt NNK kiểm tra bộ chứng từ nếu hoàn hảo thì mới tiến hành
thanh toán trị giá bộ chứng từ cho NXK.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM [ ]
1.2.4.1 Chính sách pháp luật của Nhà nước
Hoạt động TTQT phải tuân thủ những quy tắc quốc tế và các điều khoản quy định tại
mỗi quốc gia, ngoài ra còn sử dụng các phương tiện và phương thức TTQT. Hệ thống
pháp luật trong nước không ổn định và không được điều chỉnh cho phù hợp với chuẩn
mực quốc tế (thuế XNK hàng hóa không hợp lý, 1 số mặt hàng XNK bị cấm vận…) sẽ
làm thu hẹp phạm vi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và nhập khẩu hàng hóa vào trong
nước, ảnh hưởng đến kim ngạch XNK của cả nước. Hoạt động XNK bị ngưng trệ sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động TTQT.
Chính sách kinh tế đối ngoại: việc đưa ra các định hướng trong kinh tế đối ngoại có
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp, từ đó tác động đến
hoạt động TTQT của NHTM. Sự lựa chọn chính sách kinh tế đối ngoại nếu thiên về xu
hướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây cản trở hoạt động ngoại thương, ngược lại nếu thiên về xu
hướng tự do hóa mậu dịch sẽ tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương phát triển, tác động đến
hoạt động TTQT phát triển theo chiều hướng tốt.
Chính sách ngoại hối: NHTM là trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT, kiểm
soát nguồn ngoại tệ ra vào trong nước để sử dụng cho việc thanh toán giữa các bên tham
14


gia TTQT. Vì vậy, NHTM phải chấp hành các chính sách ngoại hối do NHNN quy định.
NHNN cần ban hành các chính sách về tỷ giá rõ ràng, công khai và thông báo trước cho
các NHTM để kịp thời xử lý. Nếu NHNN ban hành chính sách ngoại hối không đúng đắn

sẽ tác động lên cán cân TTQT, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cân đối ngoại tệ để đáp
ứng nhu cầu TTQT của các NHTM.
1.2.4.2 Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội
Sự phát triển của hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia cũng như sự biến động của
nền kinh tế thế giới ảnh hưởng tới giá trị đồng tiền, tỷ giá hối đoái và nguồn ngoại tệ của
quốc gia đó. Hoạt động TTQT cần đến ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng ngoại
thương. Vì vậy nếu tỷ giá hối đoái biến động, làm cho giá cả hàng hóa XNK thay đổi, sẽ
gây ảnh hưởng mạnh đến hoạt động ngoại thương cũng như hoạt động TTQT giữa các
quốc gia.
TTQT là việc thanh toán các khoản thu chi, mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các
quốc gia với nhau. Do đó, mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia với nhau và môi trường
chính trị - xã hội tại mỗi quốc gia có ảnh hưởng đến hoạt động XNK, dẫn đến ảnh hưởng
tới hoạt động TTQT. Quốc gia nào có quan hệ quốc tế rộng rãi, hữu nghị và môi trường
chính trị- xã hội ổn định thì việc thông thương sẽ thuận lợi, phát triển hơn.
1.2.4.3 Uy tín và nguồn lực của NHTM
Một NH có uy tín là NH có các hoạt động đa dạng và phong phú về quy mô và
chất lượng. Nếu có tiềm lực tài chính mạnh sẽ tạo sự tin tưởng đối với KH; có nguồn vốn
và ngoại tệ dồi dào, hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại hối phát triển mạnh, có điều
kiện cung ứng các dịch vụ linh hoạt cho KH (lãi suất, chi phí dịch vụ, tỷ giá, điều kiện
bảo lãnh, vay vốn…) sẽ thu hút KH tới giao dịch; có hệ thống NH đại lý đủ để đáp ứng
nhu cầu dịch vụ của KH. Từ đó NH sẽ dễ dàng mở rộng thị trường trong nước và quốc tế,
tạo điều kiện thuận lợi cho NH thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán cho KH
trong nước, đồng thời sẽ được các NH và đối tác nước ngoài tin tưởng lựa chọn để giao
dịch thanh toán XNK, lựa chọn làm NH đại lý. Nhờ đó, NH sẽ thu thêm được các khoản
phí trong thanh toán và làm tăng doanh thu từ hoạt động TTQT.
15


Trong thời đại ngày nay, công nghệ NH là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của
NH. Vì vậy, mỗi NHTM đều tạo dựng cho mình một hệ thống công nghệ hiện đại, phù

hợp và đặc biệt quan tâm tới đổi mới công nghệ để đáp ứng tiêu chí hoạt động TTQT là
nhanh chóng, an toàn, chính xác, thuận lợi và tiết kiệm chi phí giao dịch. Việc xây dựng
quy trình nghiệp vụ của mỗi hoạt động luôn phải dựa trên công nghệ hiện đang áp dụng
và công nghệ NH cần được cải tiến đồng bộ với việc đổi mới quy trình nghiệp vụ. Công
nghệ NH và những quy định trong quy trình nghiệp vụ là hai yếu tố có tác động qua lại
trong sự thay đổi của từng yếu tố. Với công nghệ hiện đại, tốc độ xử lý nhanh sẽ giúp NH
thực hiện giao dịch một cách chính xác, đẩy nhanh tốc độ của từng khâu trong quá trình
TTQT. Từ đó nâng cao uy tín của NH, giúp ngân hàng có điều kiện phát triển hoạt động
TTQT.
Ngoài ra, trình độ của các cán bộ trong NH cũng khá quan trọng. Các quy trình nghiệp
vụ TTQT rất phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao. Để tránh hiểu lầm và gây thiệt hại, rủi
ro đáng tiếc cho NH cũng như KH, đòi hỏi các thanh toán viên làm nghiệp vụ TTQT phải
có kiến thức sâu rộng trong chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu các quy tắc, thông lệ quốc tế,
có trình độ ngoại ngữ giỏi để tiếp cận với những tài liệu của nước ngoài, tích lũy thêm
kiến thức nghiệp vụ, có trình độ tin học nhất định đáp ứng đươc yêu cầu của công việc.
1.2.4.4 Các chính sách của NHTM
Trong nền kinh tế thị trường, KH là yếu tố quyết định sự sống còn của các NHTM
cũng như sự phát triển của hoạt động TTQT trong NH đó. Nếu NH có chính sách KH hợp
lý, sẽ tạo dựng được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và lâu dài với KH. Khi KH được NH
quan tâm đúng mức, đưa ra các chính sách linh hoạt và mang lại lợi ích cho từng đối
tượng KH sẽ góp phần duy trì và tạo ra hiệu quả cao trong các hoạt động kinh doanh
cũng như hoạt động TTQT của NH. Vì vậy nếu có tầm nhìn chiến lược trong xây dựng
chính sách KH, sẽ giúp NH giữ được KH truyền thống và thu hút thêm nhiều KH mới,
tăng cường vị thế, uy tín và thương hiệu, tăng cường thị phần cho NH.
Chính sách marketing và xây dựng các chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ tạo cho
NH có được lợi thế trong kinh doanh, tạo được bề dày kinh nghiệm và chiếm lĩnh thị
16


trường phục vụ các doanh nghiệp kinh doanh XNK tốt hơn, góp phần phát triển hoạt

động TTQT của NH.
1.2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT [14]
1.2.5.1 Doanh số TTQT theo phương thức
Là tổng giá trị các khoản TTQT theo phương thức (chuyển tiền, nhờ thu, L/C) tại NH.
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng hoạt động của NH trong lĩnh vực TTQT theo từng
phương thức (chuyển tiền, nhờ thu, L/C). Doanh số thanh toán cao chứng tỏ số món
thanh toán nhiều và giá trị từng món cao, chứng tỏ KH tin tưởng NH và NH thu hút được
nhiều KH đến giao dịch.
Doanh số TTQT theo
phương thức nhờ thu
Doanh số TTQT theo
phương thức L/C
Doanh số TTQT theo
phương thức chuyển

=

=

=

Doanh số thanh toán
nhờ thu nhập khẩu
Doanh số thanh toán
L/C nhập khẩu
Doanh số chuyển tiền
đến

+


+

+

Doanh số thanh toán
nhờ thu xuất khẩu
Doanh số thanh toán
L/C xuất khẩu
Doanh số chuyển tiền
đi

tiền
1.2.5.2 Doanh số hàng xuất và hàng nhập
Doanh số hàng xuất là tổng các khoản phí mà NH thu được từ việc thanh toán cho nhà
xuất khẩu trong TTQT: báo có hàng xuất khẩu, thanh toán nhờ thu xuất khẩu, khoản tiền
thanh toán các dịch vụ khác có liên quan mà KH chuyển đến NH.
Doanh số hàng nhập là tổng các khoản phí mà NH thu được từ việc thanh toán cho nhà
nhập khẩu trong TTQT: thanh toán hàng nhập khẩu, thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu,
khoản tiền thanh toán các dịch vụ khác liên quan…
1.2.5.3 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT
NH là một tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy chỉ tiêu lợi nhuận
là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất để đánh giá và phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT
của NH.
17


- Doanh thu từ TTQT là số tiền thực tế NH thu được từ hoạt động TTQT,
bằng tổng phí thu được từ hoạt động TTQT: phí chuyển tiền đi, phí thông báo L/C, phí
mở L/C, phí tu chỉnh L/C…
- Chi phí cho hoạt động TTQT là tất cả chi phí mà NH phải bỏ ra để phục

vụ, phát triển hoạt động TTQT: chi phí điện Swift, chi phí trang thiết bị, chi phí cho nhân
viên thanh toán…
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT là phần NH thu được sau khi đã
trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động này. Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động
TTQT phản ánh phần giá trị thặng dư hay mức hiệu quả kinh doanh mà NH thu được từ
hoạt động TTQT.
Lợi nhuận thu được

=

Doanh thu từ hoạt động

-

Chi phí cho hoạt động

từ TTQT
TTQT
TTQT
1.2.5.4 Doanh số và nợ quá hạn của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
Hoạt động TTQT giữa các bên ở các nước khác nhau, khoảng cách địa lý xa nhau, nên
thời gian thanh toán thường bị chậm trễ. Nếu chỉ với hoạt động TTQT đơn thuần, doanh
nghiệp nhập khẩu phải kỹ quỹ 100% số tiền thanh toán, doanh nghiệp xuất khẩu phải đợi
NH phát hành thanh toán. Điều này làm các nhà XNK bị đọng vốn, hoạt động kinh doanh
kém hiệu quả.
Vì vậy, ngoài nghiệp vụ TTQT thông thường, các NH còn có các nghiệp vụ tài trợ
XNK hỗ trợ dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhờ đó mà NH có thể đa dạng hoá các sản
phẩm và dịch vụ tín dụng khác, khuyến khích các doanh nghiệp XNK tới giao dịch với
NH.
Đối với nhà xuất khẩu: chiết khấu chứng từ; tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (cho vay

thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở)
Đối với nhà nhập khẩu: cho vay để mở L/C (cho vay ký quỹ); cho vay thanh toán
hàng nhập khẩu.
Doanh số tín dụng tài trợ XNK tăng, nhưng không có nghĩa là đảm bảo không gây ra
nợ quá hạn. Vì khi xảy ra nợ quá hạn, NH sẽ phải tăng chi phí để quản lý và xử lý phần
nợ quá hạn đó. Để không xảy ra điều đó, NH cần thẩm định kỹ KH khi đồng ý mở L/C và
18


chấp nhận hỗ trợ tín dụng cho KH. Với hình thức chiết khấu, NH nên áp dụng hình thức
chiết khấu truy đòi.
1.2.5.5 Các chi phí do rủi ro phát sinh mà NH phải bồi thường
Các rủi ro phát sinh mà NH phải bồi thường: NNK không thanh toán hoặc từ chối
thanh toán cho NH, khi đó NH phải đứng ra bồi thường số tiền hàng hóa mà NXK đã
giao cho NNK, làm tăng chi phí TTQT theo phương thức L/C của NH, từ đó làm giảm lợi
nhuận. Vì vậy, trong quá trình thanh toán theo phương thức L/C để đảm bảo có hiệu quả,
NH phải thận trọng và tránh những rủi ro có thể xảy ra.
1.2.5.6 Mạng lưới Ngân hàng đại lý
NH đại lý của một NHTM là NH giải quyết công việc tại một nước, địa phương khi
NHTM chưa có chi nhánh tại nước, địa phương đó. Mạng lưới NH đại lý rộng rãi giúp
cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa
chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Thông qua NH đại lý, NH còn có điều kiện
thực hiện các dịch vụ ủy thác của NH đại lý để mở rộng hoạt động TTQT. Một NH có
NH đại lý ở nhiều nước trên thế giới và có mối quan hệ tốt sẽ rất thuận tiện trong việc
liên lạc, tra soát các giao dịch TTQT. Để hoạt động TTQT có hiệu quả, tránh rủi ro và có
thông tin về đối tác của KH một cách chính xác nhất, các NH phải có một hệ thống NH
đại lý phát triển với số lượng lớn và rộng rãi; có mối quan hệ với nhiều quốc gia và châu
lục trên thế giới. Với mạng lưới NH đại lý rộng rãi, NH có thể đảm bảo mọi nhu cầu
thanh toán cho KH 1 cách dễ dàng ở bất cứ quốc gia nào hay khu vực nào. Ngoài ra, NH
có thể có được thông tin chính xác và nhanh chóng về tình hình tài chính của đối tác KH,

từ đó tránh được những rủi ro có thể xảy ra.
1.2.5.7 Số vụ tranh chấp trong thanh toán theo phương thức L/C
Trong thanh toán theo phương thức L/C, đôi khi có thể xảy ra những tranh chấp,
gây rủi ro cho NH, dẫn đến doanh thu bị giảm. Những vụ tranh chấp đó còn làm giảm uy
tín của NH. Vì vậy, số vụ tranh chấp trong thanh toán theo phương thức L/C phản ánh
chất lượng và hiệu quả thanh toán theo phương thức L/C của NH.
1.3

Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế trong ngân hàng thương mại
19


Bảng 1.1: Doanh số TTQT tại một số NHTM
(ĐVT: triệu USD)
2010
BIDV
VCB
VIB
TECHCOMBANK
SACOMBANK
VIETINBANK
AGRIBANK

2009
198,555.6
25,620
1,257
3,840
3,607.38
12,100

9,700

31,000
5,520
5,726
15,960
8,790

2008
110,235.5
32,501
1,243
3,370
3,729
11,792.6
10,643

2.3.2 Quy trình nghiệp vụ TTQT tại Agribank Đồng Nai
2.3.2.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng chứng từ (L/C)


L/C nhập khẩu:
Mở L/C nhập khẩu trả ngay:

Sơ đồ 2.2: Quy trình mở L/C nhập khẩu
Tiếp nhận
bộ chứng
từ mở L/C
Chuyển điện
cho NH thông

báo
Gửi 1 bộ
L/C gốc cho
KH

Phòng KDNH
thẩm định
chứng từ L/C

Phòng KHKD thẩm định khả
năng thanh toán của KH và
đề nghị mức ký quỹ

Kiểm soát, lãnh
đạo NH ký duyệt
bộ chứng từ và
điện L/C
Lưu điện (bản copy) và
hồ sơ, ghi số tham chiếu
L/C vào sổ theo dõi

Giám đốc ký
duyệt bộ
chứng từ

Hạch toán nội bảng tiền ký
quỹ vào tài khoản ký quỹ,
nhập ngoại bảng trị giá L/C
phát hành, thu phí liên quan


20

TTV chọn NH
thông báo và soạn
điện mở L/C


(Nguồn: Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT)
Tu chỉnh L/C nhập khẩu: Quy trình này áp dụng cho trường hợp tăng giá trị L/C,
có gia hạn ngày giao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C.
Tiếp nhận
bộ chứng
từ tu
chỉnh L/C
Lưu hồ sơ
vào sổ
theo dõi

Phòng KHKD thẩm định
lại mức ký quỹ và nguồn
vốn thanh toán theo yêu
cầu tu chỉnh L/C (nếu tu
chỉnh tăng giá trị L/C)

Phòng KDNH
thẩm định
chứng từ tu
chỉnh L/C
Chuyển điện cho
NH thông báo và

giao 1 bản điện
gốc cho KH

Giám đốc ký
duyệt bộ
chứng từ

Hạch toán
điều chỉnh
tiền ký quỹ

Kiểm soát và
lãnh đạo NH
ký duyệt

Soạn thảo
điện tu
chỉnh L/C

Sơ đồ 2.3: Quy trình tu chỉnh L/C nhập khẩu
(Nguồn:)
Hủy L/C nhập khẩu: Trong thời hạn hiệu lực của L/C, nếu nhận được văn bản
chấp nhận hủy L/C của người mua, NH xử lý như sau:
Sơ đồ 2.4: Quy trình hủy L/C nhập khẩu
Nhận được
yêu cầu hủy
từ người xin
mở L/C

TTV lập

điện hủy
L/C

Kiểm soát và
lãnh đạo NH
ký duyệt

Lưu hồ sơ
vào sổ
theo dõi

Gửi điện hủy
L/C cho NH
thông báo

Giải tỏa
tiền ký quỹ
cho KH

Nếu NH thông báo
không xác nhận thì
không chấp nhận hủy
Làm thủ tục hủy L/C
nếu các bên tham gia
thống nhất hủy

Thu phí từ KH
và tiến hành
hủy L/C


(Nguồn:)
Bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn: Khi có giấy báo hàng đến
TTV tiếp nhận
hồ sơ yêu cầu
bảo lãnh hoặc
ký hậu vận đơn

Kiểm tra tính
chính xác và
đầy đủ của
hồ sơ

TTV lập thủ
tục bảo lãnh
nhận hàng (ký
hậu vận đơn)
Giao bộ
chứng từ
21
cho KH

TTV lập thư
bảo lãnh
nhận hàng

Khi nhận được
bộ chứng từ,
NH thực hiện
thanh toán


Kiểm soát
và lãnh
đạo NH ký
duyệt
Giao chứng thư
vận đơn hoặc
vận đơn đã ký
hậu cho KH


Sơ đồ 2.5: Quy trình ký thư bảo lãnh nhận hàng (hoặc ký hậu vận đơn)
(Nguồn:)
Điều kiện để NH phát hành thư bảo lãnh nhận hàng (hoặc ký hậu vận đơn) gốc cho
KH nhận hàng theo L/C trước khi nhận chứng từ qua NH:
- KH có Giấy yêu cầu phát hành bảo lãnh nhận hàng (ký hậu vận đơn) và Giấy cam
kết trả tiền khi nhận được chứng từ tại NH (kể cả khi chứng từ không phù hợp).
- KH xuất trình 1 bản sao vận đơn đường biển (đường hàng không), 1 bản sao hóa
đơn do NXK gửi trực tiếp và thông báo nhận hàng của hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu. Hay
KH có thể xuất trình 1 bản gốc vận đơn do NXK gửi trực tiếp để NH ký hậu vận đơn,
hoặc phát hành thư ủy quyền nhận hàng nếu vận đơn hàng không ghi nhận người nhận
hàng là NH.
- KH phải ký quỹ 100% trị giá thanh toán của lô hàng xin bảo lãnh, hoặc ủy quyền
cho NH phong tỏa số tiền lương ứng trên tài khoản tiền gửi để chờ thanh toán, hoặc lập
thủ tục nhận nợ vay nếu có hợp đồng tín dụng với NH. [14]


L/C xuất khẩu:
Thông báo L/C xuất khẩu:

Tiếp nhận

L/C hoặc tu
chỉnh L/C

TTV kiểm tra
tính xác thực
của L/C

TTV đăng ký số tham
chiếu L/C và nhập dự liệu
vào máy để theo dõi
Giao L/C gốc và
thư thông báo
cho người thụ
hưởng

Lập thông
báo và gửi
cho KH
Trình lên lãnh
đạo NH ký
duyệt hồ sơ

Sơ đồ 2.6: Quy trình thông báo L/C (tu chỉnh L/C)
(Nguồn:)
Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ hàng xuất khẩu:
22

Thu phí dịch
vụ theo quy
định

Kiểm soát kiểm
tra nội dung và
ký duyệt


TTV tiếp
nhận bộ
chứng từ L/C
xuất khẩu

TTV kiểm
tra sự phù
hợp của
chứng từ

TTV ghi ý kiến vào
phiếu kiểm tra chứng
từ và chuyển toàn bộ
cho kiểm soát

Kiểm soát kiểm
tra lại chứng từ
và ghi ý kiến
trên phiếu

Nếu chứng từ
phù hợp thì
đồng ý cho KH
chiết khấu


TTV lưu
hồ sơ theo
dõi
Ký nhận ngày
giờ KH nhận
lại chứng từ

TTV thông báo
để KH sửa
chữa hoặc thay
thế chứng từ

Kiểm soát ký
nhận và chuyển
bộ chứng từ lại
cho TTV
Kiểm soát xử lý trước
khi báo cho KH nếu
không đồng ý với ý
kiến của TTV

Sơ đồ 2.7: Quy trình kiểm tra L/C xuất khẩu
(Nguồn:)
Gửi chứng từ và đòi tiền:
- CK miễn truy đòi: hiện nay Agribank ĐN chưa áp dụng hình thức CK này.
- CK có truy đòi: NH thực hiện CK chứng từ được quyền truy đòi K nếu NH phát
hành từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. [14]
Lập thư gửi
chứng từ cho KH
kèm theo 1 bản

sao hóa đơn

Sao lưu 1 bộ
chứng từ trong
hồ sơ L/C lưu tại
phòng KDNH
Phòng KHKD đề
xuất tỷ lệ CK (tối đa
95%) và trình lãnh
đạo phê duyệt

Hạch toán nhập
ngoại bảng tiền
CK và theo dõi
đến khi nhận
được thanh toán

Nhận được
báo có từ NH
nước ngoài

KH nộp đơn xin CK
và thư yêu cầu đòi
tiền theo L/C có chữ
ký của chủ tài khoản
Kiểm soát xem
xét và trình lãnh
đạo NH đề nghị
tỷ lệ CK
Báo có cho KH số

23
tiền sau khi đã trừ
tiền CK, lãi CK, thu
phí liên quan và
xuất ngoại bảng

KH cam kết trả số
tiền NH đã CK nếu
NH trả tiền từ chối
thanh toán
TTV đề xuất
ý kiến chấp
nhận hoặc
từ chối CK

TTV
kiểm tra
hồ sơ
xin CK


Sơ đồ 2.8: Quy trình gửi chứng từ đòi tiền trong trường hợp CK có truy đòi
(Nguồn:)
Xử lý chứng từ bị từ chối thanh toán:
TTV kiểm tra lý do từ chối thanh toán của NH nước ngoài và báo cáo với kiểm soát.
Lập điện phản đối nếu lý do không chính đáng, đồng thời báo ngay cho KH.
Sau 7 ngày kể từ ngày gửi điện phản đối mà không nhận được thông tin hoặc tiếp tục
bị từ chối, phải thông báo cho KH để định đoạt chứng từ.
Nếu chứng từ CK miễn truy đòi, TTV báo cáo ngay với kiểm soát, trình lãnh đạo NH
xem xét xử lý.

Nếu chứng từ trả tiền ngay và CK có truy đòi, trong vòng 60 ngày kể từ ngày hạch
toán số tiền CK vào tài khoản KH mà không nhận được thông báo trả tiền của NH nước
ngoài, NH hạch toán số tiền chênh lệch vào thu/chi nghiệp vụ. Hết thời hạn CK, thông
báo cho KH về việc hạch toán nhận nợ bắt buộc.
NH nước ngoài từ chối thanh toán và trả lại chứng từ: NH thu hồi số tiền CK (nếu có)
và trả lại bộ chứng từ cho KH, hạch toán xuất ngoại bảng trị giá bộ chứng từ đã gửi đi đòi
tiền NH nước ngoài vào tài khoản KH. [14]
2.3.2.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu


Nhờ thu hàng nhập khẩu:

TTV tiếp nhận và
kiểm tra tên, địa
chỉ NH được ủy
nhiệm nhờ thu

TTV đăng ký số
tham chiếu và vào
sổ theo dõi chứng
từ nhờ thu
Lập giấy báo nhờ thu
hàng nhập, 1 bản gửi
KH và 1 bản lưu hồ
sơ nhờ thu

Chuyển giấy báo và
toàn bộ chứng từ
đến kiểm soát xem
xét trình lãnh đạo NH



Kiểm tra tên, địa
chỉ KH nhận nhờ
thu và số lượng
chứng từ

Soạn điện báo cho NH
gửi nhờ thu nếu chứng
từ gửi sai địa chỉ hoặc
thiếu chứng từ

Thông báo cho NH
gửi nhờ thu đã nhận
được chứng từ (nếu
không sai sót)

Kiểm tra và báo cho NH
gửi nhờ thu nếu chỉ thị
và hình thức nhờ thu
không rõ ràng

Giao chứng từ nhờ thu
cho KH và thanh toán
24
(D/P) hoặc chấp nhận
thanh toán (D/A)

Lập điện trả tiền theo
chỉ thị nhờ thu, trình

lãnh đạo NH ký duyệt
và thu phí KH

Lưu hồ
sơ chứng
từ nhờ
thu


Sơ đồ 2.9: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ nhập khẩu
(Nguồn:)
Ngoài ra, còn có các hình thức nhờ thu áp dụng quy trình như hình thức nhờ thu D/A
nhưng TTV giao chứng từ cho KH khi KH xuất trình 1 trong số các giấy tờ do KH lập:
giấy hứa trả tiền, thư cam kết trả tiền, biên lai tín thác.
Từ chối thanh toán nhờ thu: khi KH có văn bản từ chối thanh toán (D/P) hoặc từ
chối chấp nhận thanh toán (D/A).
TTV lập điện trình lãnh đạo NH, thông báo cho NH gửi nhờ thu: ”Chúng tôi đang
giữ chứng từ chờ sự định đoạt của quý NH, chúng tôi sẽ tar3 lại chứng từ cho quý NH
sau khi quý NH thanh toán các phí liên quan” (liệt kê).
Sau 30 ngày mà vẫn không nhận được chỉ thị của NH gửi nhờ thu, TTV phải lập giấy
báo gửi trả lại chứng từ cho NH gửi nhờ thu và NH không chịu trách nhiệm gì. Nếu có
vướng mắc phải báo lãnh đạo NH xử lý.
NH không chịu trách nhiệm trả tiền cho NH gửi nhờ thu khi NNK từ chối bộ chứng từ
hoặc thanh toán chậm, trừ trường hợp trước đó NH tham gia với tư cách là người bảo
lãnh trả tiền vào ngày đáo hạn hoặc bảo lãnh cho NNK nhận hàng. [14]


Nhờ thu hàng xuất khẩu:
Tiếp nhận, kiểm tra và chiết khấu bộ chứng từ:


KH xuất trình
chứng từ và giấy
yêu cầu gửi
chứng từ nhờ thu
Phòng KHKD trình lãnh
đạo NH quyết định tỷ
lệ CK (tối đa 95% bộ
chứng từ)

TTV tiếp nhận và
kiểm tra chứng từ
phải có đầy đủ chữ ký
được ủy quyền

Kiểm tra loại và số
lượng chứng từ
như liệt kê trong
giấy yêu cầu

TTV đề xuất ý kiến
chấp nhận hoặc không
chấp nhận CK, trình
kiểm soát xem xét

Hạch toán và vào
sổ theo dõi số tiền
CK và số tiền đã
được thanh toán

25


KH nộp đơn
xin CK (hình
thức CK có
truy đòi)

Đăng ký số tham
chiếu, vào sổ theo
dõi và kiểm tra chi
tiết chứng từ
Kiểm tra, yêu cầu KH
sửa hoặc xác nhận
trên giấy yêu cầu nếu
chứng từ sai sót


×