Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.83 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Việt Nam có 3/4 diện tích là biển và đại dương, đường bờ biển dài
3260 km kéo từ Móng Cái cho tới Hà Tiên, bao bọc lấy phía Đông, Nam và
một phần phía Tây của Tổ quốc. Từ xa xưa, con người Việt Nam đã có sự gắn
kết chặt chẽ với biển, nhóm cư dân cư trú ở khu vực ven biển trong quá trình
sinh tồn, để thích nghi được với môi trường biển, khai thác, đánh bắt nguồn tài
nguyên thiên nhiên sẵn có của biển đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống hang
ngày, họ đã tích luỹ được các tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết về biển, về
nguồn tài nguyên sinh vật biển, đồng thời đã hình thành những nét văn hoá
đặc trưng so với cư dân ở các vùng khác.
1.2. Trong thời kỳ CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều
Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển kinh tế vùng biển, ven biển và hải đảo. Nghị
quyết số 09 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X (ngày 9-22007) đã đề ra “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, đánh một dấu mốc
quan trọng, thể hiện tầm nhìn mới của Đảng và Nhà nước về vai trò kinh tế biển
đối với sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay.
1.3. Tỉnh Hà Tĩnh có đường bờ biển dài (137km), với 04 cửa biển là cửa
Hội, cửa Sót, cửa Nhượng và cửa Khẩu, có địa hình phong phú, bao gồm: miền
núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Sự phong phú về địa lý, địa hình dẫn đến
địa bàn cư trú của cư dân Hà Tĩnh rất đa dạng, từ đó tạo ra sự đa dạng về đời
sống văn hoá. Trong sự đa dạng của văn hóa Hà Tĩnh có dấu ấn văn hoá của
nhóm cư dân định cư ở vùng ven biển, vì sống trong môi trường biển, nhóm cư
dân này đã tạo ra những bản sắc văn hoá riêng.
Hiện nay, dưới những tác động của CNH, HĐH, đặc biệt là “Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020” của Đảng và Nhà nước, vùng ven biển Hà Tĩnh
đang có nhiều thay đổi, tính thuần nhất và nét đặc trưng văn hoá vùng có xu
hướng bị phá vỡ, nguy cơ phai nhạt, pha trộn, ảnh hưởng bản sắc trở thành
thách thức lớn trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập thế giới.
1



Để tìm hiểu thực trạng và nhận diện xu hướng biến đổi ĐSVH của cư dân
ven biển Hà Tĩnh trước bối cảnh CNH, HĐH, NCS chọn đề tài “Đời sống văn hoá
của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” để làm
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Văn hoá học tại Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng và bước đầu nhận diện xu hướng biến đổi Đời sống
văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp và phân tích các công trình của những nhà nghiên cứu đã viết
về Hà Tĩnh, cư dân, văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh để từ đó kế thừa và
phân tích tính mới của luận án.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết bao gồm: các khái niệm đời sống văn hoá,
cơ cấu của đời sống văn hoá, tiêu dùng văn hóa, vùng ven biển Hà Tĩnh,…Qua
đó giới thuyết nội dung, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Khảo sát, phân tích, nhận diện thực trạng và xu hướng biến đổi ĐSVH
của cư dân ven biển Hà Tĩnh trước những tác động của CNH, HĐH.
- Nhận định những vấn đề đặt ra đối với đời sống văn hoá của cư dân ven
biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH, qua đó có những kiến nghị, đề xuất.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về đời sống văn hoá tinh thần của cư dân
ven biển Hà Tĩnh trong bối cảnh CNH, HĐH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Đời sống văn hoá tinh thần của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay qua
một số thành tố: tín ngưỡng, lễ hội, phong tục và tiêu dùng văn hoá.
* Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu các làng/xã ven biển của 5 huyện: Kỳ Anh, Cẩm
Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân (lựa chọn một số làng/xã điển hình để

2


khảo sát, thực hiện chương trình trưng cầu ý kiến qua điều tra xã hội học).
* Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đời sống văn hoá của cư dân ven biển
Hà Tĩnh hiện nay (thời điểm khảo sát 2013 - 2015). Tuy nhiên trong quá trình
phân tích có đề cập đến đời sống văn hoá xưa (trước CNH, HĐH - mốc trước
1995-Hội nghị TW7 khoá VII) để đối chiếu, so sánh, nhận diện những biến đổi.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng đời sống văn hoá.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hoá học: Luận án sử dụng các
khái niệm, phạm trù, kết quả của các ngành khoa học có liên quan đến văn hoá
học để nghiên cứu về đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh như: Dân
tộc học/ nhân học văn hoá, xã hội học văn hoá, Folklore học, tâm lý học,…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống tư liệu của các học giả đi trước đã
nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến vùng ven biển Hà Tĩnh, cư dân ven biển
Hà Tĩnh và văn hoá ven biển Hà Tĩnh. Qua sự phân tích này, tác giả luận án kế thừa
và đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ và những vấn đề mới của đề tài luận án.
- Phương pháp khảo sát - điền dã của nhân học/dân tộc học văn hoá ở
những điểm nằm trong không gian nghiên cứu, để tìm hiểu thực tế, sưu tầm thu
thập tư liệu, thông tin qua cộng đồng cư dân tại thực địa.
- Phương pháp điều tra xã hội học thông qua việc phỏng vấn sâu và bảng
hỏi để có những tư liệu định lượng minh chứng cho những nhận xét, đánh giá
định tính về biến đổi văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa đời sống văn hoá trước và sau CNH,
HĐH của cư dân ven biển Hà Tĩnh để tìm ra xu hướng vận động biến đổi.

- Phương pháp nghiên cứu đại diện: Chọn một số địa điểm ven biển tiêu
biểu của Hà Tĩnh để minh chứng cho vấn đề mà đề tài đang đề cập, đánh giá,
và bàn luận,…
3


5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp về mặt khoa học
- Luận án là công trình đầu tiên vận dụng lý luận về đời sống văn hoá với
nội hàm là đời sống văn hoá tinh thần vào nghiên cứu đời sống văn hoá của cư
dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH.
- Nhận diện xu hướng vận động, biến đổi về đời sống văn hoá tinh thần
của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH.
- Phân tích, làm rõ những vấn đề đặt ra trong đời sống văn hoá tinh thần
của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH - HĐH.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Giúp các nhà lãnh đạo, quản lý tham khảo để hoạch định các chính sách
xây dựng, phát triển kinh tế-văn hoá -xã hội ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay;
- Làm tài liệu tham khảo để giảng dạy các chuyên ngành văn hoá tại các
trường cao đẳng, đại học.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án chia làm 4 chương:
Chƣơng 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, khái quát về
vùng ven biển Hà Tĩnh
Chƣơng 2: Thực trạng đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh
qua tín ngưỡng, lễ hội, phong tục
Chƣơng 3: Thực trạng đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh
qua tiêu dùng văn hoá
Chƣơng 4: Xu hướng biến đổi đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà
Tĩnh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những vấn đề đặt ra

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG VEN BIỂN HÀ TĨNH
1.1. TỔNG QUAN TNH HNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các công trình viết về vùng ven biển Hà Tĩnh: Đại Nam nhất
thống chí; Nghệ An ký; Đất nước Việt Nam qua các đời. Phong thổ ký các
4


huyện tỉnh Hà Tĩnh; Địa chí Cẩm Nhượng; Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa
lý,... Các công trình nghiên cứu đi trước trên đây đã cho biết địa danh một số
huyện giáp biển của Hà Tĩnh, cũng như các cửa biển thuộc về Hà Tĩnh xưa và
nay. Tuy nhiên, số liệu nhiều chỗ không còn phù hợp với thực tại, vì hiện nay
các huyện của Hà Tĩnh đã khác.
1.1.2. Các công trình viết về cƣ dân ven biển Hà Tĩnh: An - Tĩnh cổ
lục; Biển với người Việt cổ; Văn hoá Bàu Tró; Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam;
Các cộng đồng ngư dân thuỷ cư tại vùng biển Việt Nam; Người Bồ Lô và Vạn
Kỳ Xuyên; Nhật trình đi biển của người Bồ Lô tại vùng biển Bắc Trung Bộ;
Người Việt (Kinh) vùng ven biển miền Trung hội nhập cùng biển cả… Các
công trình nghiên cứu trên đây có chung nhận định cư dân tiền trú trên đất Hà
Tĩnh là cư dân văn hoá Quỳnh Văn và cư dân văn hoá Bàu Tró, nhóm cư dân
này sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển, đánh bắt cá và các loài nhuyễn thể ở
biển, sông, hồ. Về cư dân hiện đại, các công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến
thời kỳ tiền CNH, HĐH và nhận định có nguồn gốc bác tạp.
1.1.3. Các công trình viết về văn hoá ven biển Hà Tĩnh: Làng cổ Hà
Tĩnh; Lễ hội dân gian ở Hà Tĩnh; Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh; Văn hoá
làng biển ở xứ Nghệ; Văn hoá dân gian làng ven biển; Văn hoá biển miền
Trung và văn hoá biển Tây Nam Bộ; Đôi nét về văn hoá dân gian ven biển
trong nền kinh tế thị trường; Văn hoá dân gian người Bồ Lô ven biển Hà Tĩnh.
Chưa có công trình nào đề cập có tính hệ thống đến ĐSVH của cư dân ven biển

Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH.
Tóm lại, từ những tập hợp, tổng thuật, phân tích các công trình nghiên
cứu đi trước có liên quan đến đề tài luận án, nhận thấy:
- Về phương diện địa lý, tự nhiên, các công trình nghiên cứu đi trước
nhận định Hà Tĩnh là tỉnh có bờ biển dài, biển Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên
sinh vật phong phú, có nhiều hải sản quý, các cửa biển Hà Tĩnh đóng vai trò
quan trọng về kinh tế, quân sự, văn hoá, giao lưu.
- Với những di chỉ khảo cổ học trên đất Hà Tĩnh, các công trình nghiên
cứu khẳng định cư dân tiền sử đã từng cư trú trên đất Hà Tĩnh, chủ yếu sinh
sống ở các vùng ven sông biển, ăn các loài nhuyễn thể và đã để lại dấu vết đánh
bắt ở vùng khơi, vùng lộng bên cạnh sản xuất nông nghiệp.
5


- Một số công trình nghiên cứu văn hoá đã đề cập đến phương thức đánh
bắt, phương thức tổ chức đời sống xã hội, các nghề thủ công nổi tiếng ở một số
làng, xã ven biển Hà Tĩnh và một số sinh hoạt phong tục, tập quán, lễ hội của
cư dân ven biển Hà Tĩnh, nhưng chủ yếu ở thời kỳ tiền CNH, HĐH.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2.1. Khái niệm, cơ cấu của đời sống văn hoá
1.2.1.1. Khái niệm đời sống văn hoá
Khái niệm “Đời sống văn hoá” trong luận án được hiểu theo nghĩa hep:
Đời sống văn hoá là tổng thể sống động những hoạt động tinh thần của con
người (cá nhân và cộng đồng) trong thời gian rỗi là chủ yếu, bao gồm: sáng tạo,
biểu hiện, truyền bá, thưởng thức, tiêu dùng … các sản phẩm văn hoá nhằm
thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người.
1.2.1.2. Cơ cấu của đời sống văn hoá
Theo tác giả Hoàng Vinh cơ cấu (cấu trúc) của ĐSVH: “có thể là một số
dạng hoạt động văn hoá phổ biến như sau:
- Hoạt động sáng tác và biểu diễn văn nghệ, ứng dụng khoa học vào đời sống.

- Hoạt động khai trí - giáo dục nhằm nâng cao kiến thức cho mọi người:
dạy học, diễn giảng, toạ đàm, thư viện, thông tin.
- Hoạt động lưu giữ sản phẩm văn hoá: bảo tàng, lưu trữ, triển lãm, sưu tập.
- Hoạt động tiêu dùng sản phẩm văn hoá: đọc sách, báo, nghe âm nhạc,
xem nghệ thuật, phim ảnh, triển lãm, bảo tàng, tham quan, du lịch.
- Hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, xây dựng phong tục nếp sống gia đình văn hoá
- Hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi giải trí trong thời gian rỗi”
1.2.2. Quan niệm về biến đổi văn hoá
Những nghiên cứu của các học giả về lĩnh vực này có một điểm chung
rằng biến đổi văn hoá là một hiện tượng phổ biến, là một bước tiến bộ trong sự
phát triển của dân tộc và nhân loại; biến đổi văn hoá là do quá trình thay đổi
phương thức sản xuất, kỹ thuật sản xuất, dẫn đến thay đổi nếp nghĩ, nếp sống,
đời sống tinh thần phù hợp với những biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội trong
từng giai đoạn lịch sử nhất định của mỗi dân tộc.
Nghiên cứu biến đổi văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh là nghiên cứu
về biến đổi văn hoá truyền thống trong đời sống của họ.
6


1.2.3. Quan niệm về tiêu dùng văn hoá
Tiêu dùng văn hoá là việc sử dụng những sản phẩm văn hoá để đáp ứng,
làm thoả mãn nhu cầu tinh thần của cư dân hiện nay, và việc tiêu dùng sản
phẩm văn hoá này cũng chỉ đề cập đến tiêu dùng sản phẩm tinh thần, gắn liền
với sản phẩm tinh thần là công cụ phương tiện tiêu dùng văn hoá và phương
thức tiêu dùng văn hoá.
1.2.4. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự

phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao
động xã hội cao.
1.2.5. Quan niệm về “Vùng ven biển”
Vùng ven biển được hiểu không chỉ là vùng nước chạy cặp bờ biển, chịu
ảnh hưởng của biển rõ rệt mà còn bao gồm cả dải đất liền ven biển bị ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp của biển. Vùng ven biển được đề cập trong luận
án là một khu vực (không gian) địa lý (vùng đất) nằm dọc bờ biển Hà Tĩnh,
không gắn với sự trực thuộc về mặt hành chính lãnh thổ, được kéo dài từ đầu
tỉnh đến cuối tỉnh Hà Tĩnh, đi qua lãnh thổ của 5 huyện Nghi Xuân, Lộc Hà,
Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.
1.3. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG VEN BIỂN HÀ TĨNH
1.3.1. Đặc điểm địa lý, dân cƣ, kinh tế và văn hoá
1.3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên: Hà Tĩnh thuộc vùng duyên hải
Bắc Trung bộ, cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía Nam, phía Bắc giáp tỉnh
Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây
là dãy Trường Sơn tiếp giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Diện
tích đất tự nhiên 6.025,6 km2, chiếm khoảng 1,7% diện tích toàn quốc. Nhìn
tổng thể địa hình Hà Tĩnh có 4 dạng: vùng núi, vùng đồi trung du, vùng đồng
bằng (nội đồng) và vùng ven biển.
Vùng ven biển Hà Tĩnh chiếm chưa đến 10% diện tích của tỉnh, bờ biển
7


dài 137km, địa hình trung bình cao trên dưới 3m so với mực nước biển, bị uốn
lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng về phía Nam
càng hẹp. Phía Bắc giáp vùng biển của tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp vùng biển
của tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây là vùng nội đồng
nhỏ hẹp bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Dọc bờ biển Hà Tĩnh có bốn cửa
sông (cửa biển) là Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu. Ven biển Hà
Tĩnh có nhiều dãy núi nhô ra tận biển, nhiều nhất là ở bờ biển phía nam (từ

huyện Thạch Hà trở vào) như: núi Nam Giới (Thạch Bàn, Thạch Hà), núi Thiên
Cầm (thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), núi Bàn Độ, núi Cao Vọng, núi Chóp
Cờ (núi Kỳ Đầu), Đèo Ngang (huyện Kỳ Anh). Ngược lại với bờ biển phía nam,
bờ biển phía bắc (thuộc địa phận huyện Nghi Xuân) địa hình tương đối bằng
phẳng, không có núi, với chiều dài 32km, được ngăn cách với bờ biển của huyện
Lộc Hà bởi ngọn Hồng Lĩnh. Các ngọn núi dọc bờ biển Hà Tĩnh không cao lắm.
1.3.1.2. Đặc điểm dân cư: Các nguồn tư liệu viết về Hà Tĩnh, lịch sử Hà Tĩnh
và các di chỉ khảo cổ học ở Hà Tĩnh cho biết cư dân tiền trú ở ven biển Hà Tĩnh
là cư dân văn hoá Quỳnh Văn và cư dân văn hoá Bàu Tró. Đến thời hiện đại và
thời kỳ CNH, HĐH, cư dân ven biển Hà Tĩnh mang tính “bác tạp”, sinh sống
bằng nhiều ngành nghề khác nhau, phân bố ở các vùng bãi dọc và bãi ngang,
nhưng tập trung đông nhất và phát triển mạnh nhất là ở vùng bãi dọc do đặc điểm
có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, giao thông và tiềm năng kinh tế khoáng sản,...
1.3.1.3. Đặc điểm kinh tế: Hà Tĩnh là một trong 28 tỉnh, thành phố của cả
nước có biển, với bờ biển dài 137km, Hà Tĩnh có 35 xã ven biển. Ngành nghề
truyền thống của cư dân ven biển Hà Tĩnh là ngư nghiệp, nông nghiệp và một
số nghề tiểu thủ công nghiệp (chế biến hải sản, làm muối,..), thương nghiệp
(buôn bán hải sản). Sang thời kỳ CNH, HĐH các ngành nghề của cư dân phong
phú, đa dạng trên cơ sở hình thành ba mô hình kinh tế tập trung là: đánh bắt, du
lịch và kinh tế công nghiệp...
1.3.1.4. Đặc điểm văn hoá: Hà Tĩnh là vùng “địa linh”, cũng là vùng biên
viễn “phên dậu” của nhà nước Đại Việt, là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng
Ngoài dưới triều đại phong kiến Lê mạt. Từ ngàn xưa đến nay, vùng đất ven
8


biển Hà Tĩnh luôn giữ vai trò, vị trí chiến lược quan trọng của Tổ quốc. Trong
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hà Tĩnh là “cái nôi” của cách mạng Việt
Nam, sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, chí sĩ cách mạng, các nhà chính trị lỗi
lạc, các nhà khoa học trên các lĩnh vực…Vì vậy, Hà Tĩnh và vùng ven biển Hà

Tĩnh chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hoá mang đặc trưng vùng rõ rệt và có
nhiều di tích danh thắng lịch sử.
1.3.2. Tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng ven biển Hà Tĩnh
1.3.2.1. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công nghiệp
hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế vùng ven biển
Để phát huy thế mạnh và các tiềm năng của biển Việt Nam trong thế kỷ
XXI, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông
qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh "Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ
của đại dương”
1.3.2.2. Tình hình triển khai công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng ven
biển Hà Tĩnh
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, quá trình CNH,
HĐH ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay diễn ra trên một số lĩnh vực chủ yếu
như: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khai thác, đánh bắt; Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá trong nuôi trồng thuỷ hải sản; Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong
phát triển du lịch biển; Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong xây dựng khu kinh
tế tổng hợp (Vũng Áng); Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khai thác chế
biến khoáng sản; Công nghiệp hoá, hiện đại hoá dịch vụ cảng biển,...Trên cơ sở
đó hình thành ba khu kinh tế đặc thù: khu kinh tế đánh bắt, khu kinh tế du lịch,
khu kinh tế công nghiệp.
Tiểu kết
Vùng đất, con người và văn hoá ven biển Hà Tĩnh, đã được một số học
giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Dưới góc độ dân tộc học, sử học,… một số
học giả đề cập đến phương thức mưu sinh, nét đặc trưng về phong tục, tập quán,
đời sống tín ngưỡng của nhóm cư dân ven biển Hà Tĩnh trong xã hội truyền
thống và ở thời kỳ tiền CNH, HĐH. Về thực trạng đời sống văn hoá của cư dân
9



ven biển Hà Tĩnh trước những tác động mạnh mẽ của sự nghiệp CNH, HĐH
hiện nay là mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án, chưa có công trình nào đề
cập đến. Do đó, các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước được tổng
quan ở chương này là những tài liệu quý để NCS kế thừa, tiếp thu vào luận án,
cũng là cơ sở nền tảng gợi ý cho ý tưởng luận án.
Đời sống văn hoá là một phạm trù rộng, trên cơ sở các khái niệm, quan
niệm về đời sống văn hoá của các học giả đi trước NCS xác định đời sống văn
hoá được nghiên cứu trong luận án là đời sống văn hoá tinh thần, luận án tập
trung đề cập đến những sinh hoạt văn hoá tinh thần của cư dân ven biển Hà
Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH. Tuy nhiên, đời sống văn hoá tinh thần cũng mang nội
hàm rộng, gồm nhiều thành tố, luận án chỉ giới hạn ở một số thành tố trong đời
sống văn hoá tinh thần để khảo sát và đưa ra nhận định chung cho những biến
đổi đời sống văn hoá tinh thần của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH,
HĐH, đó là các thành tố: tín ngưỡng, lễ hội, phong tục và tiêu dùng văn hoá.
Sang thời kỳ CNH, HĐH, xuất phát từ tiềm năng của vùng, nền kinh tế
ven biển Hà Tĩnh phát triển đa dạng hoá các ngành nghề, trong đó nổi bật ba
mô hình kinh tế: đánh bắt, du lịch biển, công nghiệp khai khoáng và thương mại
hải cảng. Dưới tác động CNH, HĐH và những thay đổi của nền kinh tế, đời sống
văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh đang có những biến đổi theo các xu hướng
khác nhau, sự biến đổi đó diễn ra ngày càng mạnh mẽ và rõ nét.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA CƢ DÂN VEN BIỂN HÀ
TĨNH QUA TÍN NGƢỠNG, LỄ HỘI, PHONG TỤC
2.1. TÍN NGƢỠNG
2.1.1. Các tín ngƣỡng
2.1.1.1. Tín ngưỡng chung của cộng đồng
Là tín ngưỡng thờ những vị thần chung của cả cộng đồng (làng, xã) ở cơ sở
thờ cúng chung (công cộng). Tín ngưỡng chung của cộng đồng cư dân ven biển Hà
Tĩnh hiện nay rất phong phú, đa dạng, bao gồm các tín ngưỡng thờ cúng sau: Tín
ngưỡng thờ thần biển, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng,…

10


2.1.1.2. Tín ngưỡng thờ cúng tại gia đình
Bên cạnh tín ngưỡng chung của cộng đồng, tín ngưỡng thờ cúng tại gia
đình của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay cũng phong phú và đa dạng, trong
đó tiêu biểu có các tín ngưỡng thờ cúng như: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; Thờ
Thiên thần; Thờ thần tài; …
2.1.2. Sinh hoạt tín ngƣỡng
Về nhu cầu và mức độ thực hành (sinh hoạt) tín ngưỡng của cư dân vùng
ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH rất phát triển, phong phú, đa dạng, gắn
với quan niệm đa thần. Cư dân ven biển Hà Tĩnh ngày nay thường đến các đền,
miếu thắp hương vào các ngày rằm, mồng một, lễ tết cũng như thắp hương lên
bàn thờ tổ tiên và các gia thần vào các ngày này. Ngoài ra, những khi gia đình
có việc hệ trọng cư dân cũng đến thắp hương tại các cơ sở thờ cúng công cộng
và tại gia đình mình.
2.2. LỄ HỘI
2.2.1. Các lễ hội
2.2.1.1. Lễ hội dân gian
Lễ hội dân gian là hình thức sinh hoạt lễ hội gắn với các tín ngưỡng của
cư dân. Lễ hội dân gian của cư dân ven biển Hà Tĩnh mang đậm sắc thái biển,
phong phú đa dạng về loại hình bao gồm: Lễ hội cầu ngư; Lễ kỳ phúc lục ngoạt;
Lễ hội tưởng nhớ anh hùng dân tộc (nhân vật lịch sử).
2.2.1.2. Lễ hội tôn giáo
Lễ hội tôn giáo là hình thức lễ hội gắn với các tôn giáo, thường được cư
dân theo tôn giáo đó đứng ra tổ chức. Ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay, tiêu
biểu có lễ hội của hai tôn giáo sau: Lễ hội công giáo; Lễ hội Phật giáo.
Ngoài các lễ hội trên, ở vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH còn
xuất hiện một số lễ hội mới (mang tính hiện đại) như: lễ khai trương mùa du
lịch bãi tắm ở các khu du lịch bãi tắm ven biển Hà Tĩnh vào ngày 30 tháng 4

(dương lịch) hàng năm.
2.2.2. Sinh hoạt lễ hội
Các lễ hội truyền thống được phục dựng ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện
11


nay đã thực sự đi vào đời sống sinh hoạt tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng của cư
dân. Hầu hết cư dân thuộc nhiều thành phần kinh tế, nhiều nghề nghiệp khác
nhau đều có nhu cầu tham gia sinh hoạt lễ hội.
2.3. PHONG TỤC
2.3.1. Phong tục trong chu kỳ vòng đời ngƣời
2.3.1.1. Phong tục sinh đẻ
Việc thực hành các phong tục sinh đẻ truyền thống của cư dân ven biển Hà
Tĩnh hiện nay có xu hướng giảm dần ở những phong tục gắn với môi trường sống
cũ. Còn những phong tục có giá trị, ý nghĩa với cuộc sống đương đại được cư dân
kế thừa thực hành và có những biến đổi phù hợp với cuộc sống, xã hội đương đại.
2.3.1.2. Phong tục cưới xin
Việc thực hành các phong tục cưới xin của cư dân ở ba khu kinh tế vùng
ven biển Hà Tĩnh hiện nay có tính tương đối đồng nhất, cả ba khu kinh tế đều
duy trì thực hành đầy đủ bốn nghi lễ cưới xin truyền thống, đó là: lễ dạm ngõ, lễ
ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt.
2.3.1.3. Phong tục ma chay
Với 13 phong tục, nghi lễ ma chay được thực hành phổ biến trong cư dân
vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay, là : che mặt người chết, khâm liệm, nhạc hiếu,
thầy cúng làm lễ, xem giờ phát tang, xem giờ hạ huyệt, tang phục, cúng ba
ngày, cúng 49 ngày, cúng trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết, sang cát (bốc mộ). Kết
quả điều tra xã hội học cho thấy: Ở khu kinh tế đánh bắt số cư dân thực hành
phong tục này hiện nay thấp nhất, ở khu kinh tế du lịch số cư dân thực hành
phong tục ma chay cao nhất. Xếp sau khu kinh tế du lịch và cao hơn nhiều so
với khu kinh tế đánh bắt là cư dân ở khu kinh tế công nghiệp.

2.3.2. Phong tục trong mƣu sinh
* Kiêng kỵ: Ngày nay, những kiêng kỵ nghề nghiệp truyền thống của cư
dân vùng ven biển Hà Tĩnh không phổ biến như trước, cư dân chỉ thực hành
một số kiêng kỵ mang tính nhân văn, có ý nghĩa với cuộc sống hiện đại, phù
hợp với đạo lý dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Còn những kiêng
kỵ gắn với môi trường sống cũ đã được cư dân xoá bỏ, do trình độ nhận thức,
12


hiểu biết của cư dân ngày nay đã được nâng cao và điều kiện kinh tế - xã hội đã
có những thay đổi.
* Nghi lễ: Trong xã hội truyền thống, cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh có rất
nhiều nghi lễ liên quan đến nghề đánh bắt. Nhưng hiện nay, cư dân chỉ lưu giữ một
số nghi lễ đánh bắt truyền thống, đó là: nghi lễ cúng thuyền mới, và trong nghi lễ
cúng thuyền mới cư dân coi trọng lễ hạ thuyền (còn gọi là lễ hạ thuỷ).
Tiểu kết
Phân tích thực trạng đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển Hà Tĩnh,
trong đó có diện mạo các thần linh được phụng thờ, cùng các sinh hoạt nghi lễ,
nhận thấy: trước hết về hệ thống các thần linh được phụng thờ ở vùng ven biển
Hà Tĩnh ngày nay phong phú, đa dạng hơn so với xưa. Ngoài các vị thần truyền
thống gắn với vùng biển, nghề biển, xuất hiện một số thờ cúng mới trong các
gia đình cư dân, như: thờ thần tài, thờ các thiên thần, thờ Phật, thờ Bác Hồ, …
Cùng với xuất hiện các hiện tượng thờ cúng mới, các sinh hoạt tín ngưỡng và
thực hành nghi lễ trong cư dân cũng gia tăng, không chỉ diễn ra vào dịp lễ hội,
lễ tết, lễ giỗ, mà còn được thực hành đều đặn vào các ngày sóc vọng, những
ngày gia đình cư dân có việc hệ trọng,... Lễ vật thờ cúng ngày nay cũng được
cư dân chú trọng, mua sắm phong phú và đa dạng hơn so với truyền thống.
Gắn liền với hệ thống tín ngưỡng là các lễ hội, lễ hội ở vùng ven biển Hà
Tĩnh hiện nay có nhiều biến đổi: trong lễ hội đã sử dụng các thiết bị hiện đại, có
phần nghi lễ và lễ dâng hương của cấp chính quyền và các đoàn thể chính trị.

Về phong tục của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH biểu hiện
qua chu kỳ vòng đời người và nghề nghiệp, nhận thấy đây là những phong tục
khá đặc thù như: tục treo cây chứa trước cổng khi gia đình có người mới sinh,
tục chôn người chết đầu hướng ra biển; và những kiêng kỵ liên quan đến nghề
đánh bắt, như: kiêng gặp phụ nữ mới sinh, kiêng nói các từ “lật”, “úp”, “chó”,
“mèo”, kiêng đếm lưới,... Tuy nhiên, trên thực tế, sang thời kỳ CNH, HĐH một
số phong tục truyền thống của cư dân ven biển Hà Tĩnh mất đi; một số phong
tục còn được tồn tại nhưng mang thêm hơi thở, màu sắc mới của thời đại; một
số phong tục được phục hồi có sự tái cấu trúc.
13


Chƣơng 3
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA CƢ DÂN
VEN BIỂN HÀ TĨNH QUA TIÊU DÙNG VĂN HOÁ
3.1. CÁC PHƢƠNG TIỆN TIÊU DÙNG VĂN HOÁ
3.1.1. Phƣơng tiện tiêu dùng văn hoá tại gia đình
3.1.1.1. Ti vi (truyền hình vô tuyến): Ti vi là một trong những phương
tiện truyền thông quan trọng nhất, đáp ứng tốt mọi nhu cầu tiêu dùng văn hoá.
Do đó, các phương tiện truyền thông mà người dân trang bị cho tiêu dùng văn
hoá tại gia đình chiếm số lượng lớn nhất là ti vi.
3.1.1.2. Truyền hình cáp và các dịch vụ truyền hình khác: Việc xuất
hiện và lắp đặt truyền hình cáp và các dịch vụ truyền hình trả tiền ở vùng ven
biển Hà Tĩnh là bước khẳng định rõ nét sự phát triển nhu cầu tiêu dùng văn hoá
của cư dân ven biển Hà Tĩnh. Hiện nay cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh đã sử
dụng phổ biến các loại dịch vụ truyền hình.
3.1.1.3. Internet: Ở vùng ven biển Hà Tĩnh số gia đình lắp đặt Internet
khá nhiều. Ở khu kinh tế đánh bắt, có tới 24,2% số người được hỏi cho biết gia
đình họ đã lắp đặt Internet, ở khu kinh tế du lịch có 25,2% và ở khu kinh tế
công nghiệp là 46,1%.

3.1.1.4. Đài/radio: Theo bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra xã hội học về
phương tiện truyền thông được trang bị tại các gia đình cư dân ven biển Hà Tĩnh
cho thấy đài phát thanh/radio là phương tiện được cư dân sử dụng ít nhất.
3.1.2. Phƣơng tiện tiêu dùng văn hoá tại địa điểm công cộng
Ngoài các hình thức, phương tiện tiêu dùng văn hoá tại gia đình, cư dân
ven biển Hà Tĩnh ngày nay còn tham gia các hoạt động tiêu dùng văn hoá tại
các thiết chế văn hoá, các địa điểm vui chơi, giải trí công cộng, như: Quán
Karaoke, Quán Internet, Sân thể thao, sân tennis, sân patin, nhà văn hoá, điểm
bưu điện và thư viện xã, khu vui chơi trẻ em,..Sự phong phú, đa dạng các thiết
chế văn hoá công cộng và các điểm vui chơi giải trí hiện nay ở vùng ven biển
Hà Tĩnh đã khẳng định tính sinh động về nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần,
vui chơi giải trí của cư dân nơi đây.
14


3.2. NHU CẦU TIÊU DÙNG VĂN HOÁ
3.2.1. Qua các phƣơng tiện tiêu dùng văn hoá tại gia đình
Thực trạng về nhu cầu tiêu dùng văn hoá qua các phương tiện truyền thông
tại gia đình của cư dân ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay rất lớn,
ngày càng trở nên quan trọng và bức thiết trong đời sống của cư dân.
3.2.2. Qua các địa điểm, thiết chế văn hoá công cộng
Tìm hiểu nhu cầu người dân đến với các thiết chế văn hoá và địa điểm vui
chơi giải trí công cộng bằng số liệu điều tra xã hội học ở ba khu kinh tế cho
thấy: quán karaoke và nhà văn hoá có số lượng cư dân đến nhiều nhất. Tiếp đến
là quán Internet, đứng thứ tư là điểm bưu điện văn hoá xã. Có sức thu hút khá
lớn hiện nay, được người dân lựa chọn khá cao, là sân tennist, sân patin….
Đứng ở vị trí thấp nhất là thiết chế thư viện xã.
3.3. MỨC ĐỘ TIÊU DÙNG VĂN HOÁ
3.3.1. Qua các phƣơng tiện tiêu dùng văn hoá tại gia đình
Mức độ tiêu dùng văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay mang tính

thường xuyên nhất là qua phương tiện ti vi, tiếp đến là truyền hình cáp (My TV)
và Internet, thấp nhất trong cả ba khu kinh tế là đọc sách, báo và nghe đài.
3.3.2. Qua các địa điểm, thiết chế văn hoá công cộng
Việc tiêu dùng văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh tại các thiết chế văn
hoá, địa điểm vui chơi giải trí công cộng hiện nay ở mức độ thường xuyên
không nhiều, chủ yếu cư dân thỉnh thoảng mới đến các thiết chế này.
3.4. NỘI DUNG TIÊU DÙNG VĂN HOÁ
3.4.1. Qua các phƣơng tiện tiêu dùng văn hoá tại gia đình
3.4.1.1. Xem trên ti vi
Trong số 10 chương trình được đưa ra để tìm hiểu về những nội dung mà
cư dân ở ba khu kinh tế thường xem trên ti vi, kết quả điều tra cho thấy “thời
sự, tin tức”, “thể thao”, “ca nhạc”, “trò chơi giải trí”, “phim truyện”, …là những
chương trình thu hút được nhiều người xem nhất. Ngoài ra, các chương trình
như phổ biến kiến thức, thế giới động vật, vòng quanh thế giới, hay quảng cáo
cũng được cư dân quan tâm, nhưng không cao.
15


3.4.1.2. Xem trên truyền hình cáp và các dịch vụ truyền hình khác
Kết quả điều tra xã hội học về 8 chương trình được đưa ra để khảo sát về
các nội dung tiêu dùng văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh qua truyền hình
cáp và dịch vụ My TV cho thấy tỷ lệ cư dân xem phim, xem ca nhạc, xem hoạt
hình, xem các trò chơi giải trí, xem thể thao, xem các thông tin trên thế
giới,…đều có tỷ lệ phiếu cao.
3.4.1.3. Sử dụng Internet
Mục đích sử dụng Internet của cư dân ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà
Tĩnh hiện nay tập trung nhiều nhất cho các nội dung: “vào mạng xã hội”, “xem
tin tức”, “du lịch giải trí" , kết quả điều tra xã hội học đạt trên 50%. Còn lại các
mục đích khác đạt mức dưới 50%.
3.4.1.4. Nghe đài/radio

Đài/ radio là phương tiện TDVH được cư dân sử dụng ít nhất hiện nay,
chủ yếu được một số cụ ông cao tuổi nghe thời sự và các thông tin kinh tế,
chính trị-xã hội trong nước và thế giới.
3.4.2. Qua các địa điểm, thiết chế văn hoá công cộng
3.4.2.1. Nội dung đọc sách, báo ở thư viện
Về nội dung đọc sách, báo ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh hiện
nay, qua kết quả điều tra xã hội học cho thấy chiếm tỷ lệ phiếu cao nhất là
thông tin kinh tế, lao động và quảng cáo rao vặt. Còn lại các nội dung khác có
tỷ lệ dưới 30% cho đến dưới 10%.
3.4.2.2. Các loại bài hát được lựa chọn khi đến quán Karaoke
Về thể loại nhạc và ca khúc được cư dân ở cả ba khu kinh tế lựa chọn
nhiều nhất hiện nay là dân ca. Tiếp theo là ca khúc cách mạng và ca khúc Việt
Nam hiện đại. Thấp nhất trong số các loại nhạc mà cư dân lựa chọn hiện nay là
cải lương, chèo, nhạc cổ truyền.
3.4.2.3. Các loại thể thao được yêu thích
Kết quả điều tra XHH về các môn thể thao được yêu thích của cư dân ở
ba khu kinh tế là trượt patin, bóng chuyền. Tiếp đến là bóng đá, võ và dưỡng
sinh, cầu lông,... Riêng tennis có tỷ lệ lựa chọn cao ở khu kinh tế du lịch, nhưng
lại có tỷ lệ lựa chọn thấp ở hai khu kinh tế còn lại.
16


3.4.2.4 Nội dung được yêu thích khi sinh hoạt tại nhà văn hoá
Điều tra về những sinh hoạt được cư dân lựa chọn khi đến nhà văn hoá
ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh cho thấy nội dung tham gia các sinh
hoạt tập thể và hội họp có số phiếu cao nhất, sau đó là xem các cuộc thi và
hội diễn văn nghệ quần chúng. Tham gia các câu lạc bộ (CLB) nghệ thuật
cũng có số phiếu khá cao. Có số phiếu thấp nhất trong số các nội dung được
yêu thích của cư dân khi đến nhà văn hoá là tham gia các cuộc thi, hội diễn
văn nghệ quần chúng.

Tiểu kết
Tiêu dùng văn hoá là đề tài đã được một số học giả nghiên cứu những
năm gần đây. Với quan niệm TDVH là việc chủ thể tiêu dùng/hưởng thụ các
sản phẩm, giá trị văn hoá tinh thần, là biểu hiện cơ bản về ĐSVH của một cộng
đồng cư dân nhất định. Từ những lý thuyết TDVH, NCS đã vận dụng vào
nghiên cứu trường hợp TDVH của cư dân ven biển Hà Tĩnh trên hai phương
diện cụ thể: Tiêu dùng văn hoá tại gia đình và tiêu dùng văn hoá tại các địa
điểm công cộng. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của nội dung này, phương
pháp xã hội học như thu thập thông tin trong phiếu trưng cầu ý kiến, phỏng vấn
cộng đồng đã được sử dụng một cách tối đa để luận giải cho những vấn đề đặt
ra cần giải quyết như: việc sử dụng ti vi, truyền hình Cáp, My Tv, Internet, các
thiết chế văn hoá truyền thống và hiện đại; nhu cầu, mức độ và nội dung tiêu
dùng văn hoá của cư dân thể hiện qua các phương tiện, địa điểm tiêu dùng,...
Những số liệu điều tra xã hội học và điền dã nhân học tại các làng/xã ở vùng
ven biển Hà Tĩnh đã minh chứng cho thực trạng đời sống văn hoá của cư dân
nơi đây về cách thức, nhu cầu, mức độ, nội dung tiêu dùng văn hoá hiện tại ra
sao,…là những câu trả lời thiết thực nhất cho các luận điểm mà tác giả đưa ra.
Nhìn chung, sau khi nghiên cứu về TDVH của cư dân ven biển Hà Tĩnh cho
thấy, mức độ, chất lượng tiêu dùng các sản phẩm văn hoá của cư dân nơi đây đã
ngày một được cải thiện và tăng lên theo tiến trình thời gian, người dân ngày
càng có điều kiện được tiếp cận và tiêu dùng các sản phẩm văn hoá hiện đại của
thời đại công nghệ thông tin trong bối cảnh hội nhập thế giới.
17


Chƣơng 4
XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
CỦA CƢ DÂN VEN BIỂN HÀ TĨNH THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
4.1. SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TIẾP

TỤC ĐƢỢC ĐẨY MẠNH Ở VÙNG VEN BIỂN HÀ TĨNH
Trong mục tiêu tổng quát của chương trình hành động thực hiện Chiến lược
biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hà Tĩnh xác định: Phấn đấu đưa
Hà Tĩnh trở thành tỉnh mạnh về biển, thành một trong những trung tâm kinh tế
trọng điểm của khu vực Bắc Trung Bộ; kinh tế biển là động lực thúc đẩy phát triển
toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, củng cố quốc phòng,
an ninh; gắn với bảo vệ và phát triển môi trường biển.
Để thực hiện mục tiêu chương trình hành động trên đây, từ nay đến năm
2020, sự nghiệp CNH, HĐH ở vùng ven biển Hà Tĩnh tiếp tục được đẩy mạnh.
Đứng trước thực trạng đó, vùng ven biển Hà Tĩnh sẽ tiếp tục có những chuyển
biến trên các mặt:
4.1.1. Cơ cấu ngành nghề của cƣ dân có sự chuyển đổi sâu sắc
Căn cứ vào mục tiêu, chương trình hành động của tỉnh, dự báo nhu cầu
lao động tại các khu kinh tế ven biển có xu thế tăng cao, hệ thống dịch vụ phát
triển mạnh và trở thành nghề mang lại thu nhập nhanh và lớn cho cư dân, do đó
sẽ lôi cuốn cư dân đầu tư mạnh cho các nghề dịch vụ, cơ cấu ngành nghề của cư
dân vùng ven biển Hà Tĩnh sẽ có những chuyển đổi mạnh ở những năm tiếp
theo, số cư dân chuyển sang làm dịch vụ và làm việc tại các khu kinh tế sẽ phát
triển lớn mạnh, ngược lại số cư dân làm nông-ngư nghiệp sẽ giảm mạnh.
4.1.2. Thành phần cƣ dân có những biến đổi
Sự nghiệp CNH, HĐH tiếp tục được đẩy mạnh, các khu kinh tế ven biển
Hà Tĩnh từng bước đi vào hoạt động, dẫn đến thành phần cư dân ở vùng ven
biển Hà Tĩnh trong những năm tiếp theo có xu hướng biến đổi nhanh chóng.
Ngoài cư dân bản địa sống từ bao đời, có thêm thành phần cư dân từ các nơi
khác đến đầu tư kinh doanh, làm ăn và sinh sống ở đây.
18


4.2. XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA CƢ DÂN
VEN BIỂN HÀ TĨNH THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

4.2.1. Mất đi các phong tục tập quán gắn với môi trƣờng sống cũ
Sống trong xã hội CNH, HĐH, nhận thức của cư dân ngày một nâng cao,
môi trường sống có nhiều biến đổi, yếu tố văn hoá gắn với môi trường sống
cũng mất đi, các phong tục, tập quán, kiêng kỵ dân gian gắn với môi trường
sống cũ cũng vì thế không còn môi trường tồn tại.
4.2.2. Phục hồi văn hoá truyền thống có sự tái cấu trúc và giản lƣợc
Tái cấu trúc văn hoá truyền thống là kế thừa, phục hồi các yếu tố văn hoá
truyền thống có sự sáng tạo, biến đổi, sắp xếp lại,… để phù hợp với đời sống xã hội
đương đại. Các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội của cư dân ven biển Hà Tĩnh ngày nay
hầu hết kế thừa truyền thống có sự sắp xếp, bổ sung những yếu tố mới.
4.2.3. Tiếp nhận yếu tố văn hoá mới có tính thời đại và quốc tế
Nói đến du nhập các yếu tố văn hoá mới, trước hết thể hiện rõ nét trong lễ
cưới của cư dân ven biển Hà Tĩnh. Hầu hết các lễ cưới của cư dân ven biển Hà
Tĩnh hiện nay vừa có yếu tố mới của thời đại vừa du nhập một số yếu tố mang
phong cách phương Tây. Các yếu tố mới còn được du nhập vào lễ hội và tín
ngưỡng thờ cúng của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay.
4.2.4. Gia tăng các hoạt động tín ngƣỡng
Việc coi trọng, chú ý đến hoạt động tín ngưỡng của cư dân thời kỳ CNH,
HĐH được thể hiện ở mức độ thực hành tín ngưỡng trong cư dân có xu hướng
tăng lên. Các sinh hoạt tín ngưỡng tại cơ sở thờ cúng công cộng, cũng như tại gia
đình diễn ra thường xuyên vào các ngày sóc vọng, vào dịp tết Nguyên Đán, đầu
xuân năm mới và cả những khi gia đình cư dân có việc hệ trọng.
4.2.5. Tiêu dùng văn hoá có tính cá nhân, tiện ích, hiện đại và quốc tế
Để đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần trong điều kiện công việc bận rộn
của thời kỳ CNH, HĐH, cư dân có xu hướng sử dụng các phương tiện tiêu dùng
văn hoá tiện ích để vừa đảm bảo được thời gian cho công việc, vừa đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng văn hoá. Các loại thiết bị nghe nhìn cầm tay tiện ích
như smartphone (điện thoại thông minh) được cư dân sử dụng ngày càng nhiều.
Với những phương tiện tiêu dùng văn hoá đó cư dân có thể TDVH ở mọi lúc,
mọi nơi và có thể tiêu dùng các sản phẩm văn hoá của các nước trên thế giới.

19


4.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
4.3.1. Mai một các giá trị văn hoá truyền thống
Cùng với xu hướng tiện ích, hiện đại mà thành quả CNH, HĐH mang lại,
là xu thế mất dần các giá trị văn hoá gắn với môi trường sống cũ, gắn với nghề
đánh bắt thủ công truyền thống, như: các tri thức dân gian về biển, các bài vè,
câu hò, điệu ví được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện nét
sinh hoạt văn hoá tinh thần truyền thống của cư dân nơi đây. Trong đó có cả sự
mai một các phong tục mang tính nhân văn của nghề đánh bắt như phóng sinh
cá, kiêng đánh cá vào ngày “Cá vượt vũ môn”,…
4.3.2. Hành chính hoá lễ hội
Cùng với quá trình CNH, HĐH trên các lĩnh vực kinh tế-chính trị-văn
hoá -xã hội, thì công tác quản lý cũng chịu sự tác động bởi quá trình này.
Trong đó đáng chú ý là cách quản lý của chính quyền trước các vấn đề văn
hoá, mà nhạy cảm nhất là quản lý lễ hội. Cách quản lý mang tính điều hành
hành chính và mô hình hoá của thời kỳ CNH, HĐH đã len lỏi vào lễ hội, biến
cư dân từ chủ thể của các lễ hội trở thành người thừa hành thực hiện. Cách
quản lý lễ hội mang tính chất hành chính dễ dẫn đến đánh mất môi trường
sống, môi trường nuôi dưỡng lễ hội trong cư dân, và mất đi tính sáng tạo trong
cư dân về các giá trị văn hoá của lễ hội.
4.3.3. Thiếu tính hấp dẫn của các thiết chế văn hoá thể thao (mang
tính Nhà nƣớc, tập thể)
Song song với sự hấp dẫn và sức lôi cuốn của các thiết chế Văn hoá, Thể
thao hiện đại, là sự xa lánh của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh với các thiết chế
Văn hoá, Thể thao mang tính Nhà nước (Nhà văn hoá, sân thể thao, thư viện
xã,…). Do các chương trình hoạt động diễn ra tại các thiết chế Văn hoá, Thể
thao mang tính Nhà nước còn nghèo nàn, đơn điệu đã làm cho cư dân có xu
hướng ít đến các thiết chế này. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao chất

lượng cũng như số lượng các chương trình, hoạt động tại các thiết chế Văn hoá,
Thể thao mang tính Nhà nước để đáp ứng được nhu cầu TDVH ngày càng cao
của cư dân, và thu hút cư dân đến và yêu thích các thiết chế này.
20


4.3.4. Lại căng, pha tạp văn hoá
Cùng với xu thế hội nhập thế giới, mở rộng hợp tác trong đầu tư phát
triển, là xu hướng tăng cường giao lưu trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực
văn hoá. Vấn đề lựa chọn, tiếp nhận các yếu tố văn hoá mới, các yếu tố văn hoá
nước ngoài của cư dân rất cần có vai trò định hướng của nhà nước, của các nhà
quản lý chuyên môn về lĩnh vực này. Tránh để diễn ra tình trạng cư dân tiếp
nhận các yếu tố văn hoá một cách xô bồ, thiếu chọn lọc, không có sự định
hướng sẽ dẫn đến lai căng, pha tạp trong văn hoá của cư dân vùng ven biển Hà
Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH.
Tiểu kết
Qua nghiên cứu thực trạng ĐSVH của cư dân ven biển Hà Tĩnh (ở
chương 2,3) và tìm hiểu bối cảnh kinh tế - xã hội vùng ven biển Hà Tĩnh ở
những năm tiếp theo (qua bản Quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050). Luận án đưa ra một số nhận định về xu
hướng biến đổi ĐSVH của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH, đó là:
mất đi các phong tục, kiêng kỵ gắn với môi trường sống cũ; phục hồi văn hoá
truyền thống trên cơ sở tái cấu trúc và giản lược; tiếp nhận các yếu tố văn hoá
mới mang tính thời đại và quốc tế; gia tăng sinh hoạt và hoạt động tín ngưỡng;
TDVH hướng tới tính tiện ích, hiện đại và quốc tế. Trước những xu hướng biến
đổi như vậy, một số vấn đề đặt ra trong ĐSVH của cư dân nơi đây trước những
tác động của thời kỳ CNH, HĐH là: mai một các giá trị văn hoá truyền thống;
hành chính hoá lễ hội; thiếu tính hấp dẫn của các thiết chế văn hoá mang tính
Nhà nước; lai căng, pha tạp văn hoá diễn ra trong đời sống của cư dân. Với
những xu hướng biến đổi và các vấn đề đặt ra trong ĐSVH của cư dân ven biển

Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH, luận án có một số khuyến nghị với cơ quan quản
lý là: 1/Cần xây dựng kế hoạch lưu giữ, phục hồi và bảo tồn có chọn lọc các tín
ngưỡng, lễ hội, phong tục truyền thống của cư dân ven biển Hà Tĩnh; 2/ Trong
quản lý cần linh hoạt, tránh rập khuôn, mô hình hoá, kịch bản hoá làm mất đi
tính sáng tạo và nét đặc thù của các lễ hội ở vùng ven biển Hà Tĩnh; 3/ Nâng
21


cao chất lượng và số lượng các chương trình hoạt động diễn ra tại các thiết chế
văn hoá thể thao (mang tính Nhà nước), tạo nên sự hấp dẫn và độ kết dính giữa
người dân với các thiết chế văn hoá thể thao này; 4/ Cần có những định hướng
kịp thời trong vấn đề tiếp thu, tiếp nhận và kế thừa các giá trị văn hoá của cư
dân vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH
.

KẾT LUẬN
1. Từ việc nghiên cứu lý thuyết khái niệm đời sống văn hoá, biến đổi văn
hoá, tiêu dùng văn hoá,… Luận án vận dụng cơ sở lý thuyết này vào nghiên cứu
đời sống văn hoá tinh thần của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH,
tìm hiểu nét đặc trưng văn hoá, cũng như thực trạng đời sống văn hoá của cư
dân ven biển Hà Tĩnh đang diễn ra hiện nay (có so sánh, đối chiếu với đời sống
văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh trước thời kỳ CNH, HĐH) và xu hướng biến
đổi khi sự nghiệp CNH, HĐH tiếp tục được đẩy mạnh.
2. Khái quát vùng ven biển Hà Tĩnh qua những đặc điểm địa lý, tự nhiên,
cư dân, kinh tế và văn hoá cho thấy đây là vùng có không gian địa lý dài, nhưng
hẹp, địa hình đa dạng, phong phú, gồm các bãi cát, cồn cát được bao phủ bởi
những thảm thực vật, thỉnh thoảng có những ngọn núi mọc sát ra tận biển. Cư
dân tiền trú ở vùng ven biển Hà Tĩnh được các học giả nhận định là cư dân văn
hoá Quỳnh Văn và cư dân văn hoá Bàu Tró, giai đoạn về sau cho đến hiện nay
có cư dân từ nhiều vùng, miền đến làm ăn, định cư, sinh sống, trong số đó có cả

cư dân từ nước ngoài vào. Về đặc điểm kinh tế, biển và ven biển Hà Tĩnh phong
phú về tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng sản, có mỏ sắt Thạch Khê với
trữ lượng sắt lớn, có quặng Titan, Ilminite ở ven biển Cẩm Xuyên, Vũng Áng
(Kỳ Anh); có các bãi tắm đẹp tạo thành những khu du lịch nổi tiếng như Thiên
Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Kỳ Ninh,… có cảng biển nước sâu Vũng Áng Sơn Dương. Với những tiềm năng lợi thế về tự nhiên, nền kinh tế truyền thống
của cư dân ven biển Hà Tĩnh chủ yếu là đánh bắt. Sang thời kỳ CNH, HĐH
vùng ven biển Hà Tĩnh hình thành ba khu kinh tế tiêu biểu, chuyên biệt trên cơ
sở tiềm năng, lợi thế vùng và đặc điểm kinh tế thời kỳ CNH, HĐH, đó là: khu
kinh tế đánh bắt, khu kinh tế du lịch và khu kinh tế tổng hợp (công nghiệp- dịch
22


vụ -hải cảng,…). Sự nghiệp CNH, HĐH ở vùng ven biển Hà Tĩnh trở thành
nhân tố tác động, thúc đẩy và nâng cao đời sống vật chất, mức thu nhập của cư
dân. Những thay đổi về phương thức mưu sinh, điều kiện kinh tế - xã hội, dẫn
đến đời sống văn hoá cũng có những biến đổi sâu sắc.
3. Nghiên cứu thực trạng đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh
hiện nay qua các thành tố tín ngưỡng, lễ hội, phong tục và tiêu dùng văn hoá,
cho thấy nhiều nét đặc trưng văn hoá của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh được
thể hiện qua các thành tố này. Về đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển Hà
Tĩnh, phong phú các nhân vật phụng thờ, được phân thành tín ngưỡng thờ cúng
cộng đồng và tín ngưỡng thờ cúng tại gia. Tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ cúng
cộng đồng có thờ Cá Ông, thờ Tứ vị Thánh Nương, thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng,
và thờ các tổ sư nghề biển, các nhân vật lịch sử; về tín ngưỡng thờ cúng tại gia
có thờ cúng tổ tiên và nhiều vị thần khác, có cả Nhiên thần, Nhân thần và Thiên
thần. Về thực hành tín ngưỡng, ngoài dịp lễ hội, lễ tết, mỗi lần ra khơi cư dân
lại đến đền thờ Cá Ông và đền thờ các vị thần khác để thắp hương cầu khấn. Về
sinh hoạt lễ hội cho thấy nhiều dấu ấn đặc trưng vùng biển, thể hiện trong thực
hành nghi lễ, lễ vật và các trò chơi, trò diễn diễn ra trong lễ hội. Về phong tục,
cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh có nhiều quan niệm, kiêng kỵ gắn với môi

trường biển và nghề biển. Tuy nhiên, dưới tác động của CNH, HĐH, các thành
tố văn hoá tinh thần của cư dân ven biển Hà Tĩnh có những biến đổi, song sự
biến đổi này đều có sự đan xen giữa yếu tố văn hoá truyền thống với yếu tố văn
hoá hiện đại, giữa những quan niệm cũ với những nhận thức hiện đại, có cả sự
mất đi của cái cũ và sự ra đời xuất hiện của cái mới,…
4. Thời kỳ CNH, HĐH kéo theo đời sống văn hoá tinh thần và nhu cầu
tiêu dùng văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh có bước phát triển mạnh mẽ,
các phương tiện tiêu dùng văn hoá phong phú, đa dạng không chỉ ở các địa
điểm, thiết chế văn hoá công cộng, mà còn đa dạng, phong phú ở các phương
tiện trang bị trong các gia đình và ở các phương tiện cầm tay mang theo của
mỗi cá nhân, đó là vô tuyến truyền hình thường (ti vi), truyền hình cáp, My
T.V, mạng Intenet, wifi, điện thoại thông minh (smartphone), Ipad,… rất tiện
ích cho tiêu dùng văn hoá thời hiện đại. Cùng với các thiết bị của gia đình, cá
23


nhân, các thiết chế văn hoá, các địa điểm vui chơi giải trí được đầu tư, trang bị
các thiết bị hiện đại, phù hợp cho những sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí tập
thể, nhóm. Với những phương tiện hiện đại trong truyền dẫn, thu phát âm
thanh, hình ảnh như hiện nay, có thể đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng văn hoá
của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH. Qua các số liệu điều tra,
phỏng vấn cho thấy việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho TDVH rất
phong phú trong cư dân và có xu hướng phát triển ngày cáng mạnh. Bên cạnh
sự tiện ích, hiện đại của các thiết bị, phương tiện TDVH, các nội dung tiêu dùng
văn hoá của cư dân ngày nay cũng đa dạng, cư dân không chỉ có nhu cầu nghe,
mà còn có nhu cầu được xem hình ảnh, không chỉ nghe nhạc và xem phim trong
nước mà còn nghe nhạc và xem phim của các nước, nếu những lúc công việc
bận rộn chưa xem được một chương trình nào đó, cư dân có nhu cầu được xem
lại bằng cộng nghệ My T.V và các dịch vụ truyền hình hiện đại khác,…
5. Từ việc khảo sát, nghiên cứu thực trạng đời sống văn hoá của cư dân

ven biển Hà Tĩnh qua bốn thành tố cơ bản là tín ngưỡng, lễ hội, phong tục và
tiêu dùng văn hoá, cùng với mục tiêu chương trình hành động thực hiện chiến
lược biển của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, luận án
nhận định có 5 xu hướng biến đổi đời sống văn hoá của cư dân VBHT thời kỳ
CNH, HĐH là: mất đi các phong tục gắn với môi trường sống cũ, phục hồi văn
hoá truyền thống có sự tái cấu trúc và giản lược, tiếp nhận yếu tố văn hoá mới
có tính thời đại và quốc tế, gia tăng các hoạt động tín ngưỡng trong cư dân, tiêu
dùng văn hoá của cư dân ngày càng tiện ích hiện đại và quốc tế. Với 5 xu
hướng biến đổi dẫn đến bốn vấn đề đặt ra cần phải xem xét đối với đời sống văn
hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH là: mai một các giá trị văn
hoá truyền thống; hành chính hoá lễ hội; thiếu tính hấp dẫn của các thiết chế
văn hoá, thể thao (mang tính Nhà nước) và nguy cơ lại căng, pha tạp văn hoá.
Nắm bắt được xu hướng biến đổi, giải quyết tốt những vấn đề đặt ra, sẽ
có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng đời sống văn hoá của cư dân ven biển
Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH đảm bảo lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng ven biển Hà Tĩnh phát triển bền
vững trên con đường hội nhập thế giới./.
24



×