Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu của con người không chỉ
dừng lại ở những nhu cầu vật chất mà nó còn là những nhu cầu cao hơn về
mặt tinh thần. Ngay từ khi ra đời, Nhà nước ta đã công nhận, bảo vệ quyền
và lợi ích của công dân. Điều này được ghi nhận trong bản hiến pháp đầu
tiên của nước ta (Hiến pháp 1946), Hiến pháp đã khẳng định quyền làm chủ
và các quyền cơ bản của nhân dân ta. Sau này trong các bản Hiến pháp
1959, 1980 và Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, các quyền cơ
bản của công dân lại tiếp tục được khẳng đinh, phát triển và mở rộng thành
chế định quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong các quyền của công dân,
chúng ta không thể không nhắc đến quyền nhân thân đối với hình ảnh.
Vì vậy, trong bài tiểu luận này, em xin chọn đề tài: “Quyền cá nhân đối
với hình ảnh”
Thực tế, bài làm của em vẫn còn những thiếu sót nhất định, vì vậy, em rất
mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình từ phía các Thầy, các Cô để bài
tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Bài tập lớn học kỳ
Page 1
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Khái quát chung về quyền cá nhân đối với hình ảnh.
1. Khái niệm.
Hình ảnh của cá nhân thuộc lĩnh vực riêng tư của mỗi người. Tuy nó
không có gì bí mật, cần phải hạn chế sử dụng nhưng một khi muốn sử dụng
những hình ảnh của cá nhân ai đó, nhất là sử dụng khai thác vào mục đích
kinh doanh thì đều phải hỏi ý kiến người chủ của hình ảnh đó. Bởi về
nguyên tắc, mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Mỗi
người đều có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh của
mình. Nếu chưa được sự đồng ý mà sử dụng đã là vi phạm quyền của cá
nhân đối với hình ảnh.
Khái niệm “hình ảnh của cá nhân” nói trên đây bao gồm mọi hình thức tác
phẩm nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người cụ thể như ảnh chụp, ảnh
vẽ, ảnh hoạ chép và suy luận rộng ra có thể cả bức tượng của cá nhân đó
nữa.
Đứng về mặt quyền sở hữu trí tuệ thì bức ảnh, tấm hình, pho tượng đều là
loại hình tác phẩm nghệ thuật, người sử dụng tác phẩm trước hết phải xin
phép người chủ bản quyền (chủ sở hữu quyền tác giả) và trả cho họ một
khoản lợi ích vật chất, đồng thời phải trả thù lao, nhuận bút cho người sáng
tác (người chụp ảnh, sao chép, hoạ hình...). Nhưng đứng về mặt “quyền
nhân thân của con người”, ai muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân đều phải
được sự đồng ý của người có hình ảnh đó.
Bài tập lớn học kỳ
Page 2
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
2. Đặc điểm.
_ Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân không gắn với tài
sản. Đặc tính không gắn với tài sản là một trong nhưng đặc tính cơ bản để
phân biệt nhân thân không gắn với tài sản với quyền nhân thân gắn với tài
sản ( quyền đứng tên tác giả, quyền đặt tên cho tác phẩm…). Vì quyền nhân
thân đối với hình ảnh luôn gắn với chính hình ảnh bản thân của người đó và
mỗi một chủ thể có một hình ảnh riêng biệt. Mỗi chủ thể được công nhận
một cách vô điều kiện với quyền nhân thân gắn với hình ảnh. Hình ảnh bên
ngoài của cá nhân là yếu tố nhận dạng cá nhân đó, không phải là một loại
tài sản để đem ra giao dịch. Điều này hoàn toàn khác với quyền tài sản đối
với hình ảnh, vì quyền tài sản đối với hình ảnh nghĩa là hình ảnh của cá
nhân được sử dụng trong giao dịch thương mại, quảng cáo. Quyền này được
phép mang ra kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận cho bản thân cá nhân.Do
đó khi sử dụng hình ảnh của cá nhân vào mục đích quảng cáo thì cần phải
có sự đồng ý của cá nhân đó. Quyền nhân thân đối với hình ảnh được công
nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc
vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế , địa vị hay mức độ tài sản của người đó.
_ Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân. Đặc
tính quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân. Đặc
điểm này nhằm phân biệt giữa quyền nhân thân của cá nhân đối với hình
ảnh và quyền đối với hình ảnh của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
_ Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền cá biệt hóa chủ thể. Cùng với
quyền của cá nhân đối với họ tên và dân tộc, quyền nhân thân đối với hình
ảnh thuộc quyền cá biệt hóa cá nhân. Đây là những quyền nhân thân tuyệt
đối, gắn liền với bản thân cá nhân đó. Quyền nhân thân cá biệt hóa cá nhân
Bài tập lớn học kỳ
Page 3
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
là những quyền nhân thân ghi nhận những đặc điểm của mỗi cá nhân trong
quan hệ xã hội nói chung và trong quan hệ dân sự nói riêng. Quyền cá biệt
hóa chủ thể được thể hiện dưới hình thức các công cụ cá biệt hóa khác nhau
ở mỗi chủ thể như mỗi người có tên gọi, hình ảnh và các yếu tố lý lịch khác
nhau. Tập hợp các công cụ cá biệt hóa đó ở mỗi chủ thể sẽ cho ra sự hình
dung bên ngoài về chủ thể đó khác biệt với chủ thể khác.
_ Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân được bảo hộ vô thời
hạn.
_ Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân được pháp luật ghi nhân và
bảo hộ vĩnh viễn. Khi chủ thể không còn nữa thì những người có liên quan
được quyền yêu cầu bảo vệ khi có hành vi xâm phạm. Cụ thể tại khoản 2
Điều 31 BLDS năm 2005 quy định như sau: “Việc sử dụng hình ảnh của cá
nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất
năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng,
con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường
hợp vì lợi ích của nhà nước, của công cộng hoặc pháp luật có quy định
khác”. Như vậy khi còn sống nếu như việc công bố hình ảnh mà không
được sự đồng ý của họ vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt
của bản thân cá nhân đó (chủ sở hữu hình ảnh) thì khi cá nhân chết, hình
ảnh cá nhân vẫn được pháp luật bảo vệ bởi điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống sinh hoạt của những người thân thích của họ. Theo đó, thu
thập công bố hình ảnh của cá nhân khi cá nhân đã chết thì phải được cha,
mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của họ đồng ý.
_ Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền được bảo vệ khi có yêu cầu.
Khi quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm thì cá nhân
Bài tập lớn học kỳ
Page 4
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
có hình ảnh bị xâm phạm phải là người đánh giá xem quyền nhân thân đối
với hình ảnh của mình có bị xâm phạm hay không? Nhà nước sẽ chỉ can
thiệp và bảo vệ khi có yêu cầu.
_ Quyền nhân thân đối với hình ảnh thuộc nhóm các hành vi xâm phạm tác
động vào vật phẩm liên quan đến quyền. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân
gián tiếp đã xâm phạm tới quyền nhân thân của cá nhân đỗi với hình ảnh.
Khi quyền nhân thân của cá nhân đới với hình ảnh bị xâm phạm dẫn tới
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm. Đồng nghĩa với việc
cá nhân đó phải gánh chịu những tổn thất trực tiếp do hành vi xâm phạm đó
gây ra. Khắc phục những hậu quả này chủ thể có hành vi xâm phạm tác
động tới quyền được yêu cầu buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc phải
xin lỗi, cải chính công khai và được bồi thường một khoản tiền nhằm bù
đáp một phần nào đó thiệt hại về tình thần của mình.
3. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
_ Việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân có ý nghĩa lớn trong việc
ngăn chặn kịp thời hành vi xâm phạm đến hình ảnh của cá nhân, giúp khắc
phục được một phần hậu quả về vật chất cũng như tinh thần cho chủ thể bị
xâm hạm, tạo điều kiện cho cá nhân yên tâm lao động và sáng tạo.
_ Góp phần hiện thực hóa nội dung các chủ trương, chính sách pháp luật
của Nhà nước về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, từ đó tăng cường
lòng tin của nhân dân vào Nhà nước, vào quy định của pháp luật, để mọi
người sống và thực hiện theo hiến pháp và pháp luật.
_ Bảo đảm trật tự xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người
tôn trọng quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
Bài tập lớn học kỳ
Page 5
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
II. Nội dung quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về quyền nhân
thân đối với hình ảnh của cá nhân.
1. Nội dung quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình.
Điều 31 BLDS năm 2005 quy định:
“Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong
trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười
lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người
đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi
ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”
Đây là sự khẳng định của nhà nước về quyền của cá nhân đối với hình ảnh
của bản thân mình. Thông qua quy định tại Điều 31 BLDS năm 2005 cho
thấy nội dung của quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân gồm:
Thứ nhất, quyền được phép sử dụng hình ảnh của mình:
Hình ảnh là yếu
tố nhân thân gắn liền với cá nhân nên trước tiên chính bản thân cá nhân đó
được quyền sử dụng. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân thông qua việc tự
khai thác giá trị thương mại hình ảnh của bản thân bằng việc bán hình ảnh
của mình cho người khác sử dụng và nhận tiền.
Thứ hai, cá nhân có quyền cho người khác sử dụng hình ảnh của mình.
Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2005. Quyền định
đoạt cho chủ thể khác sử dụng hình ảnh của cá nhân được thể hiện ở việc
chủ sở hữu ảnh đồng ý cho sử dụng ảnh. Xét về khía cạnh bản quyền thì
Bài tập lớn học kỳ
Page 6
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
bức ảnh, pho tượng… đều là tác phẩm nghệ thuật và được bảo hộ quyền tác
giả. Người sử dụng tác phẩm trước hết phải xin phép chủ sở hữu quyền tác
giả và trả cho họ một khoản lợi ích vật chất.
Thứ ba, quyền được bảo vệ đối với hình ảnh của cá nhân trước hành vi sử
dụng trái phép. Ta thấy quyền nhân thân nói chung trong đó có quyền của
cá nhân đối với hình ảnh thuộc thẩm quyền tuyệt đối, thể hiện sự ghi nhận
của nhà nước đối với các giá trị tinh thần của cá nhân, bất kỳ hành vi xâm
phạm quyền nhân thân nào cũng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Khi
quyền về hình ảnh bị xâm phạm thì người bị xâm phạm có quyền:
• Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm
chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai
• Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm phải
bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cùng các chi phí như:
Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất
hoặc bị giảm sút; tiền bồi thương bù đắp tổn thất về tinh thần cho
người bị xâm phạm.
2. Mối quan hệ giữa quyền nhân thân đối với hình ảnh với nhóm quyền
nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của con người.
Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể
bao gồm: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm uy tín, quyền bí mật đời
tư, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền tự do tin ngưỡng, tôn giáo,
quyền đi lại, tự do cư trú, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền
tự do nghiên cứu, sáng tạo những quyền đó thì có hai quyền liên quan mật
thiết với quyền đối với hình ảnh của cá nhân là: Quyền được bảo vệ danh
Bài tập lớn học kỳ
Page 7
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
dự, nhân phẩm, uy tín và quyền bí mật đời tư. Việc xác định rõ mối liên hệ
giữa các quyền này có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo thực hiện quyền của
cá nhân đối với các quyền nhân thân của mình được pháp luật thừa nhận.
Thứ nhất, trong một số trường hợp quyền nhân đối với hình ảnh có quan hệ
chặt chẽ với quyền bí mật đời tư. Giống như quyền nhân thân đới với hình
ảnh, hiện nay chưa có quy định như thế nào là quyền bí mật đời tư trong
BLDS 2005. Trong khoản 2 Điều 38 BLDS quy định: “Việc thu thập, công
bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý;
trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ
15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại
diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập công bố thông tin, tư
liệu theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”. Vì vậy, trong một
số trường hợp nhất định quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân có
liên quan đến bí mật đời tư. Trường hợp hình ảnh của cá nhân là hình ảnh
riêng tư, cá nhân không muốn tiết lộ thì việc công bố hình ảnh của cá nhân
đó là xâm phạm tới bí mật đời tư, hoặc là hình ảnh mà cá nhân giữ kín và
việc giữ kín được pháp luật tôn trọng và bảo vệ hoặc cũng có thể là hình
ảnh được thể hiện chung với người khác mà cá nhân không muốn tiết lộ,
công khai và hơn thế nữa những hình ảnh đó bị tiết lộ có thể gây hậu quả về
vật chất, tinh thần cho chủ thể của hình ảnh thì đây cũng được coi là bí mật
đời tư của cá nhân.
Như vậy cá nhân có quyền khởi kiện hành vi xâm phạm quyền bí mật đời
tư nếu một chủ thể nào đó công bố những hình ảnh của cá nhân mà cá nhân
thực hiện việc giữ bí mật hình ảnh đó. Trong trường hợp này thì quyền bí
mật đời tư có liên hệ với quyền đối với hình ảnh của cá nhân, hành vi sử
Bài tập lớn học kỳ
Page 8
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
dụng trái phép hình ảnh của cá nhân ở một góc độ nào đó được xác định là
hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư. Trên thực tiễn hiện nay có nhiều
những hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân đã xâm phạm đến quyền bí
mật đời tư như: hành vi quay phim, chụp ảnh, công bố những cảnh quay
hoặc những hình ảnh về đời sống riêng tư của một người mà mình đã từng
quay, đã chụp được mà chưa được sự đồng ý của người được quay được
chụp…
Thứ hai, Mối quan hệ giũa quyền đối với hình ảnh của cá nhân với quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Hình ảnh của cá nhân cũng là một
yếu tố gắn liền với danh dự, nhân phảm, uy tín, nó là một trong những yếu
tố để nhận diện, xác định danh dự, uy tín, vì vậy quyền đối với hình ảh của
cá nhân có liên hệ mật thiết đối với quyền được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, uy tín. Sự liên hệ đó thể hiện ở chỗ hình ảnh của cá nhân có thể làm
tăng giá trị của cá nhân hoặc có thể làm giảm sút, ảnh hưởng xấu đến danh
dự, nhân phẩm, uy tín.
_ Hình ảnh của cá nhân làm tăng giá trị của cá nhân đó. Ta đã biết với cá
nhân “Danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về mặt đạo
đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó,danh dự của một người
được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công
lao và thành tích mà người đó có được; uy tín là giá trị về mặt đạo đức và
tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt độngt hực tiễn của
mình bởi mức mà người trong tổ chức, một dân tộc cảm phục, tôn kính và
tự nguyện nghe theo”. Do vậy nếu hình ảnh của một cá nhân mỗi khi được
xuất hiện trước công chúng thông qua các phương tiện thông tin mà được
phản ánh chân thực về những thành công trong cuộc sống , sự nghiệp, công
Bài tập lớn học kỳ
Page 9
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
danh… thì các nhân đó ngày càng tạo được tiếng tăm trước mội người và
được mội người yêu mến, khâm phục. Điều này làm tăng giá trị của bản
thân người đó.
_ Hình ảnh của cá nhân có thể làm giảm sút, hình ảnh xấu đến danh dự,
nhân phẩm, uy tín. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người rất quan
trọng, mặc dù là những giá trị nhân thân không giá trị được thành tiền, tuy
nhiên xâm phạm đến những giá trị này có thể có thể ảnh hưởng dến sự tồn
tại và phát triển của chủ thể bị xâm hại, thiệt hại mà chủ thể bị xâm phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín phải gánh chịu bao gồm cả thiệt hại về vật chất
lẫn tinh thần, hậu quả do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là rất
nghiêm trọng. Trên thực tiễn hành vi xâm phạm danh dự, nhân phảm, uy tín
thường diễn ra dưới nhiều hành vi, một trong số đó có hành vi sử dụng hình
ảnh cá nhân như: Đem ảnh của một người phát tán trên mạng sau khi đã có
sự cắt xén hình ảnh hoặc đưa hình ảnh có nội dung không lành mạnh nhằm
bôi nhọ danh dự một người hay như phát tán những hình ảnh nhạy cảm của
cá nhân… Có thể thấy cách thức sử dụng hình ảnh của cá nhân để xâm
phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người được thực hiện rất dễ
dàng hiện nay với sự trợ giúp của phương tiện thông tin hiện đại. do đó, bảo
vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình cũng góp phần hạn chế
không nhỏ hành vi xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể.
Như vậy, quyền đối với hình ảnh của cá nhân có quan hệ với quyền được
bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín bởi thông qua hành vi sử dụng hình ảnh
của cá nhân có thể xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của một
người. Chính vì vậy, BLDS năm 2005 đã bổ sung thêm quy định mới so với
BLDS năm 1995 về quyền đối với hình ảnh của cá nhân tại khoản 3 Điều
Bài tập lớn học kỳ
Page 10
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
31 như sau: “Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm
phạm tới danh dự, nhân phẩm uy tín của người có hình ảnh”.
Như vậy hình ảnh của cá nhân dù hợp pháp có sự đồng ý của cá nhân
nhưng nếu xâm phạm tới danh dự nhân phẩm, uy tín của người đó thì là vi
phạm pháp luật. Với quy định như trên pháp luật đã hạn chế được việc sử
dụng tùy tiện hình ảnh của cá nhân hiện nay.
3. Bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
a. Hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
_ Sử dụng hình ảnh cá nhân mà chưa được sự đồng ý của ngưòi dó hoặc
người có quyền liên quan (cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thnàh niên hoặc
người đại diện của người đó). Theo quy định tại khoản 2 điều 31 của BLDS
năm 2005: “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng
ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa
đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người
đại diện hợp pháp của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà
nước, lợi ích công cộng hoặc quy định khác”. Như vậy, theo điều luật nói
trên, về nguyên tắc cá nhân tổ chức bất kỳ sử dụng hình ảnh của người khác
cho mục đích bất kỳ (không phân biệt thương mại hay phi thương mại) mà
chưa được phép của người đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Trên thực tiễn dạng hành vi xam phạm này diễn ra phổ biến, những chủ thể
vi phạm thường sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích thương mại
để kiếm lợi cho mình nhưng lại không xin phép chủ thể có quyền đối với
hình ảnh.
Bài tập lớn học kỳ
Page 11
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
_ Sử dụng hình ảnh cá nhân mà xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người đó. Tại khoản 3 điều 31 BLDS năm 2005 đã quy định: “Nghiêm
cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm tới danh dự, nhân
phẩm, uy tín của ngưòi có hình ảnh”. Theo như quy định này thì việc sử
dụng hình ảnh của cá nhân, mặc dù hợp pháp là có sự đồng ý của người đó,
nhưng việc sử dụng hình ảnh này lại xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy
tín của cá nhân (Điều 37 BLDS năm 2005).
b. Các biện pháp bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với hình
ảnh của cá nhân.
Điều 25 BLDS quy định:
“Ðiều 25. Bảo vệ quyền nhân thân
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
Tự mình cải chính;
Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.”
• Biện pháp tự bảo vệ:
Tự mình cải chính, trong đó cải chính được hiểu là chữa cho đúng sự
thật và tuyên bố trước đông người. Tự mình cải chính nghĩa là tự chủ thể bị
xâm phậm quyền đối với hình ảnh tự đứng ra chữa lại cho đúng sự thật của
sự việc và tuyên bố với mọi người Tự mình yêu cầu người vi phạm chấm
dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai. Tự yêu cầu người vi phạm
bồi thường thiệt hại khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến
Bài tập lớn học kỳ
Page 12
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
quyền đối với hình ảnh của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh
thần thì cá nhân bị xâm phạm hình ảnh có quyền yêu cầu người có hành vi
trái pháp luật bồi thường thiệt hại.
Như vậy, biện pháp tự bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân được
thực hiện bởi chính cá nhân một cách chủ động, kịp thời ngay khi phát hiện
ra hành vi xâm phạm để bảo vệ lợi ích của mình.
• Biện pháp kiện dân sự.
Sau khi tiến hành các biện pháp tự bảo vệ mà không có hiệu quả thì cá
nhân có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm có quyền áp dụng biện pháp
dân sự. Theo quy định tại điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền đối với hình
ảnh bị xâm phạm được khởi kiện tới tòa án để yêu cầu buộc người vi phạm
chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, hoặc yêu cầu người
vi phạm bồi thường thiệt hại. Để buộc ngưòi gây thiệt hại bồi thường thiệt
hại do hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh phải thỏa mãn các điều
kiện sau đây: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền
đối với hình ảnh của cá nhân, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái
pháp luật xâm phạm quyền đối với hình ảnh với thiệt hại xảy ra, có lời của
người gây thiệt hại.
• Bảo vệ quyền đối với hình ảnh theo quy định của các nghành luật
khác.
Bên cạnh các biện pháp bảo vệ quyền đối với hình ảnh theo quy định của
pháp luật dân sự, pháp luật còn quy định nhiều biện pháp khác nhau trong
việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân. Đó là các biện pháp xử lý
kỷ luật người vi phạm, biện pháp hành chính và biện pháp hình sự.
Bài tập lớn học kỳ
Page 13
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
III. Thực trạng bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
_ Quyền của cá nhân đối với hình ảnh tuy đã được pháp luật bảo hộ và quy
định khá cụ thể trong BLDS năm 2005. Tuy nhiên, do những nguyên nhân
khác nhau trong những năm gần đây các hành vi trái pháp luật xâm phạm
đến quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh vẫn xảy ra nhiều, khá đa
dạng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của chủ thể bị xâm phạm
hình ảnh nói riêng cũng như trật tự xã hội nói chung.
Hiện nay, chỉ cần một cú click chuột với từ khóa cần tìm, người ta có thể có
hàng trăm sự lựa chọn cho bức hình mình đang tìm kiếm. Những bức hình
đó, có thể là những tác phẩm nghệ thuật của các nhiếp ảnh gia chuyên
nghiệp, là hình ảnh của những người nổi tiếng nhưng điểm giống nhau ở
những bức hình này là đều có nguy cơ bị sử dụng vô tội vạ, bỏ qua các
quyền lợi được luật pháp bảo vệ như luật về quyền tác giả, luật về quyền
nhân thân đối với hình ảnh. Trong khi đó, luật về quyền tác giả quy định
việc sử dụng tác phẩm phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả.
Gần đây, nhiều tác giả đã có ý thức khi bảo vệ quyền lợi của mình đối với
các tác phẩm bị sử dụng không xin phép. Nhưng các vụ kiện do chủ nhân
của hình ảnh, bảo vệ quyền nhân thân của mình thì lại rất hiếm.
Có thể đưa ra vài ví dụ như vụ ông Hoàng Tuấn An (Hà Nội) phát hiện một
công ty kính mắt tự ý dùng hình ảnh của cha ông để quảng cáo bán hàng
trên tờ rơi và áp phích, ông An yêu cầu công ty gỡ bỏ quảng cáo vì đã xúc
phạm người đã khuất, nhưng họ không thực hiện; hay trường hợp chị Minh
Anh (Hoà Bình) bị một người khác đưa hình ảnh của mình lên mạng vào
Bài tập lớn học kỳ
Page 14
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
một bài viết có tính chất xúc phạm. Khi chị đề nghị người này phải tháo
hình của chị xuống thì họ nói họ chỉ đưa hình chị có tính chất minh hoạ chứ
không có ý gì khác.
Đa số các trường hợp này, họ khởi kiện vì một hình ảnh của họ được sử
dụng nhiều lần, và tính thương mại được thể hiện rõ. Còn phần lớn các
trường hợp bị vi phạm quyền nhân thân về hình ảnh đều chọn giải pháp im
lặng.
Các trang lưu trữ ảnh trên mạng cũng là môi trường của các hành vi xâm
phạm quyền nhân thân về hình ảnh. Có nhiều quan điểm cho rằng, việc đưa
ảnh lên mạng và để chế độ công khai tức là đồng ý cho người khác sử dụng
ảnh của mình. Đây là một cách hiểu hoàn toàn sai lầm kể cả so về phương
diện quyền tác giả, cũng như quyền nhân thân về hình ảnh mà Bộ luật Dân
sự quy định. Việc để chế độ công khai chỉ là để cho người khác được xem
ảnh của mình, còn việc sử dụng phải có sự đồng ý của tác giả, và đặc biệt là
chủ nhân của hình ảnh.
Có lẽ, điều khiến mọi người chưa có ý thức để bảo vệ quyền nhân thân về
hình ảnh của mình là bởi phần lớn họ chưa ý thức được quyền lợi chính
đáng đó của họ đang được pháp luật bảo vệ. Đặc biệt, trên thực tế còn nhiều
bất cập về cách hiểu và cách thực thi luật. Những khó khăn vướng mắc
được thể hiện trong việc xác định như thế nào là quyền nhân thân của cá
nhân đối với hình ảnh; những hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền nhân
thân đối với hình ảnh của cá nhân; mức độ bồi thường khi bị xâm phạm
được xác định như thế nào; các hình thức áp dụng để hạn chế và bảo vệ
quyền này ra sao...
Bài tập lớn học kỳ
Page 15
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
Trong thực tiễn, các quy định của pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân
đối với hình ảnh còn có những quy định đan xen vào nhau gây ra những
cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc nhận định và gây khó khăn trong quá
trình xét xử cho các cơ quan xét xử.
Một số ví dụ về hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân:
• Tháng 1-2003, cô Phan Thị Như Quỳnh gửi đơn khiếu nại Tổng cục
Du lịch Việt Nam và tác giả Vũ Quốc Khánh vì sử dụng bức ảnh “Nụ
cười Việt Nam” có ảnh của cô mà không xin phép. Bức ảnh này được
nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Quốc Khánh chụp năm 1994, đến năm 2000
được Tổng cục Du lịch Việt Nam chọn làm biểu tượng “Việt Nam!
Điểm đến của thiên niên kỷ mới!”.
• Đầu năm 2004, gia đình bé Minh Khôi kiện Công ty Biti’s, đòi bồi
thường thiệt hại 154 triệu đồng vì Biti’s xài trái phép ảnh của bé
Minh Khôi in trên bìa lịch, tập quảng cáo. Tháng 9-2004, TAND
quận 6 (TP.HCM) buộc Biti’s phải xin lỗi công khai gia đình bé
Khôi, chấm dứt vô điều kiện việc sử dụng trái phép hình ảnh của bé
và bồi thường gần ba triệu đồng.
• Tháng 2-2004, Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC (Tổng
Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam) xài không xin phép ảnh
“Hai bà cháu” trên thẻ gọi điện thoại 1717. Đây là bức ảnh được
nghệ sĩ Mạnh Đan chụp năm 1982. Sau đó, VDC phối hợp với đơn vị
thiết kế mẫu đến, gặp gia đình thân nhân người được chụp ảnh để
nhận lỗi, thoả thuận bồi thường...
• Tháng 12-2004, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Văn Trí phát hiện bức ảnh in
trên tờ vé số An Giang chính là tấm ảnh có tên “Hoa sen” mà ông
Bài tập lớn học kỳ
Page 16
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
chụp ở Đồng Tháp Mười. Ông Trí đã hỏi Công ty Xổ số kiến thiết An
Giang và Công ty cổ phần In An Giang, được các nơi này cho biết
lấy bông sen trên đĩa vi tính, không đề tên tác giả nên không biết và
“mong tác giả thông cảm”.
• Tháng 4-2006, luật sư Phạm Thành Long khiếu nại sân bay Tân Sơn
Nhất dùng bức ảnh “Áo dài” của ông làm pano ở đường vào sân bay.
Bức ảnh này được ông chụp nhân ngày khai giảng tại cổng trường
Trần Phú (Hà Nội), sau đó được công bố lần đầu vào ngày 6-9-2004
trên mạng. Ông đã đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với bức ảnh tại
Cục Bản quyền (Bộ Văn hoá – Thông tin). Trước đó, bức ảnh từng bị
... “xài chùa” 14 lần khiến ông phải khiếu nại nhiều tờ báo và doanh
nghiệp. Kết quả, một doanh nghiệp của Nhật đã phải bồi thường...
* Một số dạng hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân:
_ Phán tán hình ảnh của cá nhân nhằm xâm hại tới danh dự, nhân phẩm, uy
tín của người đó. Hành vi này thực hiện bằng cách là khi có được hình ảnh
của một người, mà hình ảnh đó thuộc đời sống riêng tư của cá nhân, hình
ảnh thuộc loại nhạy cảm có thể là do tư thù hoặc bất kỳ lí do nào họ đã tung
lên mạng hoặc những phương tiện thông tin khác những hình ảnh bị pháp
luật nghiên cấm lan truyền, nhằm mục đích bôi xấu danh dự, nhân phẩm, uy
tín của một người những hành vi này cũng thường xảy ra đối với những
người nổi tiếng. Một số vụ việc thực tiễn như:
• Tháng 10/2012, trên mạng xuất hiện những bức ảnh hậu trường bán
khỏa thân của Ngọc Trinh.
Bài tập lớn học kỳ
Page 17
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
• Tháng 5/2011, hàng loạt hình ảnh khỏa thân của Elly Trần được phát
tán trên mạng.
_ Hoạt động báo chí đã xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá
nhân. Hành vi này trên thực tiễn được biểu hiện ở việc cá nhân bị phát tán
những bức hình, cảch quay riêng tư, nó thuộc đời sống sinh hoạt riêng tư
của mội người hoặc mặc dù là những hình ảnh bình thường nhưng cá nhân
thực hiện việc bảo mật những hình ảnh đó thì việc công bố phát tán những
bức hình là xâm phạm tới bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được
pháp luật bảo vệ. Hơn nữa, hình ảnh của cá nhân được hiểu là bao gồm mọi
hình thức, nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người như ảnh chụp, ảnh vẽ,
ảnh chép và suy rộng ra có thể bao gồm cả bức tượng của cá nhân đó hoặc
cả hình ảnh có được do ghi hình. Những hình ảnh này có thể là hình ảnh
riêng tư hoặc là hình ảnh được giữ bí mật và và việc giữ bí mật được pháp
luật tôn trọng và bảo vệ thì việc sử dụng hình ảnh đó mà chưa được sự cho
phép của chử sở hữu hình ảnh là quyền xâm phạm bí mật đời tư.
_ Hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân từ vi phạm pháp
luật dân sự sang vi phạm pháp luật hình sự. Hiện nay việc xâm phạm hình
ảnh cá nhân với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như: Các thiết bị
máy quay, máy chụp ảnh hiện đại giúp người ta quay lén, chụp ảnh ở các
góc độ đã ghi lại những hình ảnh không đẹp của một số người. Chính điều
này làm tăng tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm hình ảnh đối với
xã hội, từ đó hành vi xâm phạm hình ảnh của cá nhân đã không chỉ là xâm
phạm tới quan hệ dân sự, đối tượng điều chỉnh của luật dân sự nữa mà
chuyển sang xâm phạm tới quan hệ được pháp luật hình sự điều chỉnh, có
thể là một số tội như: tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo điều 253
Bài tập lớn học kỳ
Page 18
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
BLHS; tội làm nhục người khác theo điều 121 BLHS; tội cưỡng đoạt tài sản
theo điều 135 BLHS. Ví dụ tại thành phố Hà Nội đã từng xảy ra vụ việc gây
xôn xao dư luận khi Hoàng Thùy linh bị tung clip nóng với người yêu lên
mạng.
Như vậy, các quy định của pháp luật hình sự về những tội kể trên cho thấy
mối quan hệ của các nghành luật trong thể thống nhất là hệ thống pháp luật
Việt Nam, quy định đó đã góp phần bổ sung thêm vào việc bảo vệ chặt chẽ
quyền đối với hình ảnh của cá nhân bảo đảm cá nhân được bảo vệ toàn vẹn
hình ảnh của mình trong đời sống xã hội.
Bài tập lớn học kỳ
Page 19
Luật Dân Sự Việt Nam Module 1
C. KẾT LUẬN.
“Quyền cá nhân đối với hình ảnh” được Nhà nước ta tôn trọng và bảo
vệ. Điều này thể hiện sự nỗ lực của Đảng và Nhà nứơc ta trong việc xây
dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh” đưa Việt Nam tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội và làm
theo các cam kết quốc tế về nhân quyền mà chúng ta tham gia. Tuy nhiên,
hiện nay nước ta vẫn còn là nước đang phát triển, trình độ dân trí của nước
ta còn thấp, pháp luật cũng đang từng bước hoàn thiện.Cho nên quy định
của pháp luật về quyền đối với hình ảnh của cá nhân còn những bất cập,
chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn.Chính vì vậy đòi hỏi những
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng điều chỉnh, ban hành
văn bản pháp luật để loại bổ những tồn tại, bất cập đó để bảo vệ tốt hơn
“quyền của cá nhân đối với hình ảnh”.
Trên đây là những hiểu biết của em về quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ, kiến thức sinh viên có hạn nên
không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận được sự giúp
đõ, đóng góp từ phía các Thầy, các Cô để bài tiểu luận của em được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Bài tập lớn học kỳ
Page 20