MỞ ĐẦU
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong chuỗi các hoạt đ ộng đ ể
giải quyết vụ án hình sự nên việc xác định thẩm quyền trong hoạt đ ộng
này có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nhiều năm qua, pháp luật TTHS n ước
ta đã có nhiều tiến bộ trong việc quy định, phân định nhiệm vụ quyền hạn
và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng cụ thể là về thẩm quyền kh ởi
tố VAHS. Mặc dù pháp luật đã có quy định cụ th ể và chi tiết, tuy nhiên trên
thực tế, việc áp dụng thực hiện thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự vẫn còn
tồn tại nhiều bất cập. Với mục đích nghiên cứu nh ững vấn đ ề lý lu ận và
đánh giá thực trạng quy định Pháp luật Việt Nam v ề th ẩm quy ền kh ởi t ố
vụ án hình sự từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện về mặt lập pháp và gi ải
pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nó trong giải quy ết VAHS, em xin ch ọn đề
tài: “Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về thẩm quy ền kh ởi tố vụ
án hình sự và việc hoàn thiện quy định này” làm bài tập học kỳ c ủa mình.
NỘI DUNG
Khái quát chung về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự:
I.
1.
Khái niệm khởi tố vụ án hình sự:
Mặc dù hiện nay có nhiều quan điểm đưa ra về khái niệm kh ởi t ố VAHS,
tuy vậy các ý kiến phần lớn đều thống nhất thứ nhất, coi kh ởi tố VAHS là
giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu trong quá trình giải quy ết VAHS. B ởi lẽ,
khởi tố VAHS có đầy đủ các dấu hiệu của một giai đoạn tố tụng v ới nh ững
mục tiêu và nhiệm vụ riêng, có hoạt động tố tụng độc lập và có căn bản t ố
tụng mang tính đặc thù đồng thời đây là cơ s ở pháp lí đầu tiên đ ể th ực
hiện việc điều tra. Các hoạt động điều tra và áp dụng các bi ện pháp ngăn
chặn chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án, tr ừ một số
trường hợp đặc biệt. Thứ hai, các tác giả cũng đồng quan đi ểm cho r ằng
trong giai đoạn đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định có hay không có d ấu
hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không kh ởi tố v ụ
án. Như vậy, khởi tố VAHS là giai đoạn đầu tiên của quá trình t ố t ụng hình
sự, được thực hiện kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và ki ểm
1
tra, xác minh những tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan, tổ ch ức, công
dân hoặc tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giai đo ạn này
có nhiệm vụ xác định có sự việc xảy ra hay không, n ếu x ảy ra thì có hay
không dấu hiệu của tội phạm để khởi tố hoặc không kh ởi tố vụ án, nh ằm
xử lý kịp thời nghiêm minh các hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và
không làm oan sai người vô tội, góp phần bảo đảm quy ền t ự do dân ch ủ
của công dân được pháp luật bảo hộ.
2.
Khái niệm thẩm quyền khởi tố VAHS:
Theo Từ điển Tiếng việt thì thẩm quyền nói chung “là quy ền xem xét đ ể
kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật”. Còn theo T ừ đi ển Lu ật
học thì thẩm quyền được hiểu là “tổng hợp các quyền và nghĩa v ụ hành
động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà
nước do luật pháp qui định như thẩm quyền của Tòa án các cấp, th ẩm
quyền của VKS các cấp, của Cơ quan công an các cấp… 1”. Kết hợp các phân
tích trên, có thể hiểu : Thẩm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà
pháp luật quy định cho một tổ chức, cá nhân thuộc hệ thống b ộ máy nhà
nước được kết luận và định đoạt một vấn đề trong các lĩnh vực và ph ạm vi
nhất định.
Cùng với những phân tích ở phần 1 về khái niệm thẩm quy ền kh ởi t ố
VAHS thì thẩm quyền khởi tố VAHS có thể được hiểu là t ổng h ợp các
quyền và nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước được pháp luật TTHS quy đ ịnh
trong giai đoạn mở đầu cho quá trình giải quyết VAHS nh ằm th ực hiện các
hành vi tố tụng như xác định có hay không có dấu hiệu tội ph ạm và ra các
quyết định tố tụng như quyết định khởi tố hay quy ết định không kh ởi tố
một VAHS.
3.
Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền khởi tố hình sự:
Tác giả cho rằng, thẩm quyền khởi tố VAHS là một trong nh ững quy đ ịnh
quan trọng để việc khởi tố vụ án đạt hiệu quả. Khởi tố VAHS chỉ th ực sự
1 Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, tr.254, Hà Nội
2
đạt mục đích của nó khi đáp ứng được các yêu c ầu về căn c ứ h ợp lý, đúng
thẩm quyền và theo đúng trình tự thủ tục tố tụng mà pháp luật qui đ ịnh.
Theo đó, việc quy định đúng đắn thẩm quyền kh ởi tố VAHS không nh ững
bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà còn th ể hiện đ ược
sự phản ứng kịp thời của Nhà nước đối với hành vi ph ạm tội. Cụ th ể, ch ỉ
khi cơ quan có thẩm quyền khởi tố VAHS thực hiện quyền năng của mình
thì giai đoạn khởi tố mới được thông qua và t ừ đó các giai đo ạn khác m ới
được tiến hành. Nếu không có quyết định khởi tố mà ti ến hành ngay các
hoạt động điều tra, áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng sẽ d ẫn đ ến
tình trạng quyền tự do dân chủ của công dân bị xâm ph ạm đ ồng th ời khi
các cơ quan này thực hiện càng nhanh, càng kịp thời thì tiến độ để tiếp tục
vụ án càng nhanh hơn, thể hiện sự phản ứng kịp thời của Nhà n ước đ ối v ới
hành vi phạm tội.
Các quy định của pháp luật về vấn đề thẩm quyền khởi tố
II.
VAHS:
Thẩm quyền khởi tố VAHS được quy định cho các cơ quan tiến hành tố
tụng và các cơ quan khác. Cụ thể thẩm quyền khởi tố VAHS bao gồm c ơ
quan điều tra, VKS, tòa án, các đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan h ải quân,
cơ quan kiểm lâm và các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát nhân dân, an
ninh nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ ti ến hành m ột s ố
hoạt động điều tra.
1.
Thẩm quyền khởi tố VAHS của cơ quan điều tra:
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 104 BLTTHS năm 2003 nh ư sau: “Khi xác
định có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT phải ra quyết định kh ởi tố VAHS”
và các Điều luật trong Pháp lệnh tổ chức điều tra hình s ự năm 2004.
Trong quá trình hoạt động CQĐT có thể tự mình phát hiện hoặc thông qua
các nguồn tin tố giác khác… phát hiện có dấu hiệu của tội ph ạm thì CQĐT
phải ra quyết định khởi tố VAHS. Cơ quan điều tra bao g ồm: CQĐT trong
3
công an nhân dân, CQĐT trong quân đội nhân dân và CQĐT c ủa VKS nhân
dân tối cao.
a.
Thẩm quyền khởi tố VAHS của CQĐT trong Cơ quan Công an nhân
dân ( Chương 2 mục A Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm
2004 )
Phân tích: Cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT) trong Công an nhân
dân khởi tố cá VAHS về các tội phạm quy định tại các ch ương t ừ
Chương XII đến chương XXII của Bộ luật hình s ự, tr ừ các t ội ph ạm
thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT VKS nhân dân tối cao và C ơ
quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân. Cụ th ể, Đi ều 9 Pháp
lệnh thì Cơ quan cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân đ ược t ổ
chức ở ba cấp: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, C ơ quan Cảnh
sát điều tra Công an cấp huyện và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
cấp tỉnh. Theo đó:
−
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra các VAHS v ề nh ững t ội
phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quy ền điều tra c ủa
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét th ấy cần trực
tiếp điều tra.
−
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện điều tra các VAHS v ề các
tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Ch ương XXII của
Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quy ền xét x ử của Toà
án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra
của CQĐT VKS nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công
an nhân dân.
−
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các VAHS v ề các t ội
phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Ch ương XXII c ủa B ộ
luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quy ền xét x ử của Toà án
nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quy ền điều tra c ủa
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét th ấy c ần tr ực
tiếp điều tra.
4
−
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố VAHS thuộc về Thủ tr ưởng, Phó
Thủ trưởng CQĐT các cấp của lực lượng Cảnh sát nhân dân.
Theo nguyên tắc chung, CQĐT cấp nào thì sẽ khởi tố những vụ án thuộc
thẩm quyền xét xử của TAND cấp đó. Có thể nhận th ấy m ột số đi ểm m ới
trong quy định của BLTTHS năm 2003 và tổ chức điều tra hình s ự năm
2004 so với quy định trong các văn bản pháp luật tr ước đây nh ư: Theo quy
định tại Điều 8,9 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình s ự năm 1989 thì th ẩm
quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an c ấp huy ện b ị gi ới
hạn bởi thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện theo đó chỉ được kh ởi tố,
điều tra VAHS đối với tội phạm BLHS quy định hình phạt tù t ừ 7 năm tr ở
xuống. So với hiện nay, thẩm quyền xét xử của TAND cấp huy ện quy đ ịnh
tại Điều 170 năm 2003 là lên đến 15 năm tù, tức đã có s ự m ở rộng ph ạm vi
về số năm hình phạt tù. Dự thảo LTTHS 2015, phạm vi xét x ử này m ột l ần
nữa lại được mở rộng nhưng lần này là về mặt lãnh thổ đó là bao gồm các
tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội ch ủ nghĩa
Việt Nam quy định tại Điều 6 Bộ luật hình sự. Như vậy, pháp luật quy đ ịnh
CQĐT cấp huyện có thẩm quyền khởi tố các VAHS với cả nh ững tội có
khung hình phạt từ 15 trở xuống chứ không chỉ là 7 năm tù tr ở xu ống nh ư
trước đây và tương lai là cả với những tội thực hiện ngoài lãnh th ổ Việt
Nam.
−
Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân kh ởi t ố các VAHS
về các tội phạm quy định tại Chương XI, chương XXIV và các t ội
phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 236,
263, 264, 274, 275 của BLHS năm 1999. Những tội ph ạm trên đ ều
thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án của Cơ quan an ninh điều tra công
an cấp tỉnh, còn cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an chỉ kh ởi t ố
VAHS về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, ph ức tạp, thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan an ninh điều tra công an cấp t ỉnh
nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
−
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố VAHS thuộc về Thủ trưởng, Phó
thử trưởng Cơ quan an ninh điều tra các cấp.
5
Như vậy, BLTTHS năm 2003 đã khắc phục được những tranh chấp về th ẩm
quyền của Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân trong BLTTHS
1988 bằng cách quy định rõ thẩm quyền trong n ội bộ CQĐT các cấp, ngành
nhằm hạn chế bớt việc vi phạm thẩm quy ền, giúp việc gi ải quy ết vụ án
nhanh chóng.
b.
Thẩm quyền khởi tố VAHS của CQĐT trong Quân đội nhân dân
(Chương 2 mục B Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004):
Đối tượng phạm tội thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT trong Quân đ ội
nhân dân chỉ bao gồm hai nhóm: Thứ nhất, người phạm tội là quân nhân và
những người có nghề nghiệp hoặc nhiêm vụ quân sự như công ch ức quốc
phòng, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong th ời gian t ập trung
huấn luyện, diễn tập; những người tập trung làm nhiệm vụ quân s ự do các
đơn vị quân đội trực tiếp quản lý… Thứ hai, người phạm tội không ph ải là
các đối tượng nêu trên nhưng phạm tội thuộc một trong các tr ường h ợp
như: Liên quan đến bí mật quân sự, gây thiệt hại cho Quân đội…
Việc phân cấp các CQĐT trong quân đội nhân dân cũng tương t ự nh ư
việc phân cấp giữa CQĐT trong Công an nhân dân Điều 13, 14 Pháp l ệnh
quy định CQĐT trong Quân đội nhân dân gồm: CQĐT hình sự trong Quân
đội nhân dân và Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đ ội nhân dân. Điều
15, 16 Pháp lệnh quy định về thẩm quyền điều tra của CQĐT hình sự trong
Quân đội nhân và của Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đ ội nhân dân
như sau:
CQĐT hình sự trong Quân đội nhân dân khởi tố các VAHS về các t ội
phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXIII của Bộ
luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét x ử c ủa Tòa án quân
sự trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT VKS quân s ự
trung ương. Các tôi phạm trên sẽ thuộc thẩm quyền kh ởi tố vụ án c ủa
CQĐT hình sự khu vực khi các tội phạm đó thuộc th ẩm quy ền xét x ử c ủa
Tòa án quân sự khu vực, thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án của CQĐT hình
sự quân khu và tương đương khi các tội phạm đó thuộc thẩm quy ền xét x ử
6
của Tòa án quân sự quân khu và tương đương hoặc các tội ph ạm thu ộc
thẩm quyền điều tra của CQĐT hình sự khu vực nh ưng xét th ấy c ần tr ực
tiếp điều tra. Đối với CQĐT hình sự Bộ Quốc phòng sẽ kh ởi tố các VAHS v ề
những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền đi ều
tra của CQĐT hình sự quân khu và tương đương nh ưng xét th ấy c ần tr ực
tiếp điều tra.
Cơ quan an ninh điều tra trong Quân đội nhân dân kh ởi tố các VAHS
về các tội phạm quy định tại Chương XI và Chương XXIV c ủa Bộ lu ật hình
sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân s ự. Vi ệc
khởi tố VAHS đối với những tội phạm trên sẽ thuộc thẩm quy ền của C ơ
quan an ninh điều tra quân khu và tương đương khi các tội ph ạm đó thu ộc
thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quân khu và tương đương; sẽ thuộc
thẩm quyền của Cơ quan an ninh điều tra quân khu và tương đương thuộc
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng nhưng xét th ấy cần tr ực tiếp
điều tra.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc về thủ trưởng, phó
thủ trưởng CQĐT các cấp trong Quân đội nhận dân.
c.
Thẩm quyền khởi tố VAHS của CQĐT thuộc VKSNDTC (Ch ương 2
mục C Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004):
Điều 292 BLHS năm 2009 quy định các tội xâm ph ạm hoạt động t ư
pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các C ơ quan
điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo v ệ quy ền l ợi c ủa
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ ch ức, công dân.
Thẩm quyền khởi tố một số loại tội xâm phạm hoạt động t ư pháp
thuộc về VKSNDTC theo qui định tại Điều 18 Pháp lệnh tổ ch ức đi ều tra
hình sự năm 2004. CQĐT thuộc VKSNDTC bao gồm: CQĐT VKSNDTC và
CQĐT VKSQSTW. Tương tự như các CQĐT trong Công an nhân dân, Quân đ ội
nhân dân, CQĐT thuộc VKSNDTC cũng có thẩm quyền kh ởi tố căn c ứ vào
thẩm quyền xét xử của Tòa án. Theo đó :
-
CQĐT VKS nhân dân tối cao điều tra các VAHS về một số loại tội xâm
phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các c ơ
7
quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét x ử c ủa Toà
án nhân dân.
-
CQĐT VKS quân sự trung ương điều tra các VAHS về các tội ph ạm
xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các
cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc th ẩm quy ền xét x ử c ủa
Toà án quân sự.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc về Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng CQĐT của VKS nhân dân tối cao và VKS quân sự trung ương.
Điều 18 pháp lệnh 2004 đã sửa đổi so với Điều 18 Pháp lệnh t ổ ch ức đi ều
tra hình sự năm 1989 theo hướng thu hẹp thẩm quy ền kh ởi tố của
VKSNDTC. Theo đó, cơ quan này chỉ có thểm quyền kh ởi tố VAHS đ ối v ới
một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp v ới đi ều ki ện ng ười
phạm tội phải là cán bộ trong Cơ quan tư pháp ch ứ không ph ải b ất kì ai
như trước đây. Đây là một thay đổi hợp lý và cần thiết, giúp hoạt đ ộng của
VKSNDTC đạt hiệu quả hơn.
2.
Thẩm quyền khởi tố VAHS của VKS:
Căn cứ pháp lý: Theo Điều 104 và Điều 109 BLTTHS hi ện hành quy
định, VKS có quyền khởi tố vụ án trong hai trường hợp sau:
Phân tích: Thứ nhất, VKS khi kiểm sát khởi tố vụ án mà có căn c ứ đ ể h ủy
bỏ quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra, cơ quan hải quan,
bộ đội biên phòng, cơ quan kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, các c ơ quan
khác trong công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm v ụ ti ến
hành một số hoạt động điều tra. Đó là những trường hợp mà quy ết định
không khởi tố cụ án của các cơ quan này không đúng v ới qui đ ịnh v ề căn c ứ
không khởi tố VAHS tại Điều 107 BLTTHS năm 2003.
Thứ hai là trường hợp hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án mà yêu
cầu đó có căn cứ. Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về Viện trưởng VKS các
cấp.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố VAHS thuộc về Viện tr ưởng, Phó
viện trưởng VKS.
8
Theo quy định tại khoảng 1 ĐIều 87 BLTTHS năm 1988, khi xác đ ịnh đ ược
dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, VKS ra quyết định kh ởi t ố v ụ án,
tức thẩm quyền khởi tố của VKS thời kì này là rất rộng. Th ời kì này, VKS
thực hiện hai chức năng là: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật c ủa các c ơ
quan Nhà nước, tổ chức, công dân ( cả hoạt động tư pháp lẫn kiểm sát nói
chung) và các chức năng công tố Nhà nước nên Luật đã qui đ ịnh nh ư v ậy.
Tuy nhiên, quy định hiện nay tại Hiến pháp cũng như Luật tổ ch ức VKS
năm 2002, chức năng của VKS đã thay đổi triệt tiêu nh ững bất cập quy
định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS năm 1988 đó là ph ạm vi kh ởi t ố c ủa
CQĐT và VKS là như nhau, điều này sẽ dẫn đến tình trạng kh ởi tố v ụ án b ị
chồng chéo, đồng thời giảm hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và
kiểm sát tư pháp của VKS. Trong việc khởi tố VAHS, VKS th ực hiện quy ền
công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của mình. Khoản 1 Đi ều 109
BLTTHS năm 2003 quy định: “ VKS th ực hành quy ền công tố, ki ểm sát vi ệc
tuân theo pháp luật trong việc khởi tố VAHS, bảo đảm mọi tội ph ạm đ ược
phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn c ứ và h ợp
pháp”. Tiếp tục phát huy những ưu điểm này, dự th ảo BLTTHS 2015 không
có nhiều thay đổi so với BLTTHS 2003 về thẩm quy ền của VKS.
3.
Thẩm quyền khởi tố VAHS của Hội đồng xét xử:
Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 104 BLTTHS năm 2003 quy đ ịnh th ẩm
quyền khởi tố vụ án của Tòa án như sau: “ Hội đồng xét x ử ra quy ết
định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố VAHS nếu qua việc xét x ử tại
phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần
phải điều tra”.
Phân tích: Như vậy, Hội đồng xét xử khởi tố VAHS trong các tr ường
hợp:
-
Hội đồng xét xử phát hiện được tội hoặc người phạm tội mới cần
phải điều tra. Không phải mọi trường hợp phát hiện đ ược t ội hoặc
người phạm tội mới cần phải điều tra thì HĐXX sẽ kh ởi tố v ụ án.
Nếu bị can phạm tội mới hoặc có đồng phạm khác liên quan đ ến vụ
9
án đang xét xử và không thể rách ra thành vụ án độc l ập thì Tòa án
không khởi tố vụ án mà trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung.
-
Thẩm quyền khởi tố vụ án qua việc xét xử tại phiên tòa thuộc v ề Hội
đồng xét xử. Điểm b khoản 1 Điều 179 LTTHS qui định : Khi chuẩn bị
xét xử sơ thẩm, nếu có căn cứ cho rằng bị can phạm tội khác hoặc có
đồng phạm thì thẩm phán được phân công chủ tọa tại phiên tòa
quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Như vậy, chỉ khi tại phiên
tòa, HĐXX mới có thẩm quyền khởi tố VAHS.
4.
Thẩm quyền khởi tố vụ án của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ
tiến hành điều tra:
Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại Đoạn 1 Điều 104 BLTTHS 2003 và các
Điều 19, 20, 21, 22 của PLTCĐTHS 2004 thì các c ơ quan khác có th ẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự gồm: đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan H ải
quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các c ơ quan khác trong
Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Đây là nh ững c ơ quan th ực hi ện
chức năng quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau nh ưng do tính
chất đặc thù trong lĩnh vực quản lý và địa bàn hoạt động ở nh ững n ơi biên
giới, hải đảo... Vì vậy, pháp luật quy định cho các c ơ quan này cũng có th ẩm
quyền khởi tố một số vụ án hình sự là hết sức đúng đắn, cần thiết. Các c ơ
quan nói trên không phải là CQĐT chuyên trách nên pháp luật TTHS quy
định thẩm quyền khởi tố trong phạm vi hạn chế phụ thuộc vào lĩnh v ực
quản lý của từng cơ quan. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình s ự c ủa nh ững c ơ
quan này được xác định theo sự việc và trường hợp pháp hi ện tội ph ạm, c ụ
thể:
a.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của đơn vị Bộ đội biên phòng, Cơ
quan Hải quan, Cơ quan Kiểm lâm và lực lượng Cảnh sát biển:
“Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý
của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Ch ương XI và các đi ều 119,
120, 153, 154, 172, 180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236,
263, 264, 273, 274 và 275 của Bộ luật hình s ự x ảy ra trong khu v ục biên
10
giới trên đất liền, bò' biển, hải đảo và trên các vùng biển do B ộ đ ội biên
phòng quản lý” mà “Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường họp
phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết
định khởi tố vụ án”; “Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nh ưng ph ức tạp thì
ra quyết định khởi tố vụ án” và “chuyến hồ sơ vụ án cho C ơ quan đi ều tra
có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quy ết định kh ởi t ố
vụ án”.
Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của
mình mà pháp hiện tội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 BLHS xảy
ra trong khu vực quản lý của Hải quan thì Cục trưởng C ục điều tra ch ống
buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng C ục H ải
quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương, Chi c ục tr ưởng Chi
cục Hải quan cửa khẩu có quyền: “Đối với tội phạm ít nghiêm tr ọng trong
trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng
thì ra quyết định khởi tố vụ án”; “Đổi với tội ph ạm nghiêm trọng, r ất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng
nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án” và “chuy ển h ồ s ơ v ụ án
cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kế t ừ ngày ra
quyết định khởi tố vụ án”.
Cơ quan Kỉểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý c ủa
mình mà phát hiện hành vi phạm tội quy phạm tại các Điều 175, 189, 190,
191, 240, 272. Thẩm quyền khởi tố thuộc về Cục trưởng Cục kiểm lâm, Chi
cục trưởng Chi cục kiểm lâm, Hạt trưởng, Hạt kiểm lâm, H ạt tr ưởng H ạt
phúc kiểm lâm sản.
Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi th ực hiện nhiệm v ụ
trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội ph ạm quy đ ịnh t ại
Chương XI và các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213,
221, 223, 230, 231, 232, 236, 238, 273 và 274 c ủa B ộ lu ật hình s ự x ảy ra
trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biến quản lý. Th ẩm quy ền kh ởi t ố v ụ án
11
thuộc về Cục trưởng. Chỉ huy trưởng Vùng, hải đoàn trưởng, Hải đội
trưởng và Đội trưởng cảnh sát biển.
Ngoài ra, đối với Bộ đội biên phòng và lực lượng Cảnh sát bi ển,
PLTCĐTHS 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2009 còn quy định th ẩm quy ền
khởi tố theo lãnh thố. Bộ đội biên phòng khởi tố vụ án hình s ự v ề nh ững
tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của mình xảy ra ở khu v ục biên gi ới
trên đất liền, bờ biến, hải đảo và trên các vùng biến do Bộ đ ội biên phòng
quản lý. Lực lượng Cảnh sát biến khởi tố vụ án hình s ự về nh ững tội ph ạm
thuộc thẩm quyền khởi tố của mình xảy ra trên các vùng bi ển, th ềm l ục
địa của Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biến quản lý.
b.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các Cơ quan khác trong Công
an nhân dân, Quân đội nhân dân:
Thẩm quyền khởi tổ vụ án hình sự của các cơ quan khác trong Công
an nhân dân, Quân đội nhân dân được PLTCĐTHS 2004 quy định rõ tại các
Điều 23, 24, 25 cụ thể như sau:
-
Các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát trong Công an nhân dân khi làm
nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu t ội ph ạm thu ộc
thẩm quyền Điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra quy đ ịnh tại Điều 11
PLTCĐTHS 2004 thì có thẩm quyền khởi tố vụ án hình s ự. Theo Đi ều 3
Pháp lệnh sửa đối bổ sung một số điều của pháp lệnh tổ ch ức điều tra
hình sự 2004 ban hành năm 2009 thì thẩm quy ền này đã đ ược m ở r ộng
hơn bao gồm các chủ thế có thấm quyền: Cục Cảnh sát giao thông đ ường
bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, C ục C ảnh sát phòng
cháy, chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật t ự xã hội, C ục
-
Cảnh sát bảo vệ và hồ trợ tư pháp ...
Các cơ quan khác của lực lượng an ninh trong Công an nhân dân khi th ực
hiện nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu c ủa t ội ph ạm
thì Cục trưởng cục an ninh, Trưởng các phòng an ninh c ủa Công an c ấp t ỉnh
-
ra quyết định khởi tố vụ án.
Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm v ụ ti ến hành
một số hoạt động điều tra như người chỉ huy đơn vị quân đội độc l ập cấp
trung đoàn hoặc tương đương trở lên trong khi làm nhiệm vụ của mình mà
12
phát hiện sự việc có dấu hiệu phạm tội thuộc th ẩm quy ền điều tra c ủa
CQĐT trong Quân đội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình s ự thì có
quyền khởi tố vụ án hình sự.
Nhận xét về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác đ ược
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc quy định th ẩm
quyền khởi tố cho những chủ thế này là hợp lí về chuyên môn, nghiệp v ụ
không những một mặt giúp phát hiện tội phạm được nhanh chóng, chính
xác, không bỏ lọt tội phạm, mặt khác thế hiện sự phổi h ợp trong hoạt
động đấu tranh phòng chống tội phạm giữa các CQĐT và các c ơ quan đ ược
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều ra vì mục đích phát hi ện
kịp thời, chính xác tội phạm, người phạm tội.
III.
Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về th ẩm
quyền khởi tố VAHS:
Không thể phủ nhận những kết quả mà BLTTHS năm 2003 đã đạt đ ược
đặc biệt là trong việc hoàn thiện đáng kể các quy định th ẩm quy ền và xác
định trách nhiệm khởi tố VAHS. Cụ thể, việc thẩm quyền khởi tố VAHS của
CQĐT được các nhà làm luật bổ sung và chi tiết hóa đã góp ph ần không
nhỏ trong việc đảm bảo xử lí kịp th ời và không bỏ lọt hành vi ph ạm t ội.
Điều này còn thể hiện trong BLTTHS 2015 khi dự thảo luật thay đổi r ất ít
hay có thể nói là không thay đổi mấy.
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, các quy đ ịnh pháp lu ật v ề
thẩm quyền khởi tố VAHS trong thực tiễn vẫn mắc phải hạn chế khi quy
định về thẩm quyền khởi tố VAHS của VKS như sau:
Quy định tại khoản 3 Điều 112 BLTTHS về quyền khởi tố vụ án của VKS
trong trường hợp phát hiện hành vi của điều tra viên có dấu hi ệu t ội ph ạm
là mâu thuẫn với quy định tại Điều 104 BLTTHS.
Trong quá trình điều tra, điều tra viên có thể có nh ững hành vi vi ph ạm
pháp luật ở những mức dộ khác nhau, và trách nhiệm của VKS là ph ải phát
hiện kịp thời và đề nghị xử lí theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không
phải mọi hành vi vi phạm phát luật của các điều tra viên cũng liên quan
13
đến vụ án mà họ đang thụ lí, điều tra tức nh ững hành vi vi ph ạm có th ể
liên quan hoặc không có liên quan đến việc giải quy ết v ụ án mà VKS đang
kiểm sát điều tra. Nếu hành vi của điều tra viên có dấu hi ệu c ủa t ội xâm
phạm hoạt động tư pháp thì việc điều tra vụ án thuộc thẩm quyền của
CQĐT của VKSTC. Trường hợp hành vi của Điều tra viên có d ấu hiệu ph ạm
tội khác thì việc điều tra vụ án thuộc thẩm quyền của các CQĐT khác ch ứ
không thuộc thấm quyền của CQĐT thuộc VKSNDTC.
Hay qui định về cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra khởi tố còn một số thiếu sót. Với sự phát triển của n ền kinh
tế, văn hóa, xã hội cùng với một số cơ quan được qui định th ẩm quy ền
khởi tố trước đây như Bộ đội biên phòng, H ải quan, Ki ểm lâm, l ực l ượng
Cảnh sát biển và các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân
dân , ngày nay yêu cầu về việc qui định thêm thẩm quy ền cho m ột s ố c ơ
quan khác là rất cần thiết. Ví dụ như đối với cơ quan ki ểm ng ư trong khi
tranh chấp lãnh hải đang được đông đảo dư luận không chỉ trong n ước mà
cả thế giới quan tâm hay Cơ quan Thuế, Ủy ban Ch ứng khoán nhà n ước…
cần được qui định thẩm quyền khởi tố giúp phát hiện và loại bỏ tội phạm
để có thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác cho rằng cần s ửa đ ổi, m ột s ố l ỗi
khác của BLTTHS 2003 như là:
-
Về giới hạn thẩm quyền khởi tố VAHS qui định tại Khoản 1, 2 Điều 112
còn mâu thuẫn với Điều 104 BLTTHS năm 2003. Theo đó, quan đi ểm
này cho rằng quy định như vậy là quá chung chung: Hiểu điều luật theo
hướng khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, n ếu VKS
phát hiện hành vi có dấu hiệu của tội ph ạm bất kì thì có trách nhi ệm
và quyền hạn ra quyết định khởi tố VAHS trong khi Điều 104 quy đ ịnh
VKS chỉ khởi tố vụ án trong hai trường hợp nhất định.
-
Và quy định về quyền khởi tố vụ án của hội đồng xét x ử. Tác gi ả cho
rằng thẩm quyền khởi tố VAHS của tòa án hầu nh ư không đ ược th ực
hiện trong thực tiễn và dường như đã vi phạm giới h ạn xét x ử và v ượt
14
ra ngoài phạm vi quyết định đưa vụ án ra xét xử của thẩm phán chủ tọa
phiên tòa.
Tuy vậy, quan điểm của em là không cần thiết thay đổi vì một số lý do nh ư
sau:
Thứ nhất, Khoản 1 điều 112 BLTTH quy định về nhiệm vụ quyền h ạn của
VKS trong khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, c ụ th ể là:
“Điều 112: Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công t ố trong giai
đoạn điều tra : Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, VKS có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Khởi tố VAHS, khởi tố bị can; yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đ ổi quy ết đ ịnh kh ởi
tố VAHS, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;”
Theo đó, Điều luật đã nhắc tới việc phải khởi tố “ theo quy định của Bộ luật
này” tức đã gián tiếp dẫn chiếu đến Điều 104 của Bộ Luật rồi. Đ ồng th ời,
Điều luật không chỉ quy định về khởi tố VAHS mà còn về kh ởi tố bị can nên
việc Luật qui định chung chung sẽ giúp bao quát đ ược c ả hai đi ều lu ật v ề
những vấn đề trên. Vì vậy, em cho rằng yêu cầu về thay đ ổi Đi ều lu ật này
là không cần thiết, còn máy móc.
Thứ hai, về thẩm quyền khởi tố VAHS của hội đồng xét xử quy định tại
Điều 104 BLTTHS năm 2003 cho phép hội đồng xét x ử có s ự l ựa ch ọn ra
quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố VAHS nếu qua việc xét x ử tại
phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội m ới c ần ph ải
điều tra. Đúng là việc hội đồng xét xử ra quyết định kh ởi tố hầu nh ư không
được thực hiện trong thực tiễn nhưng không phải là hoàn toàn không có
trường hợp này. Tác giả cho rằng qui định như vậy là không phù h ợp v ới
quy định trên của Hiến pháp năm 1992, tuy nhiên rõ ràng đi ều này không
trái với Hiến pháp 2013 hiện hành. Ngoài ra, tác giả còn đ ưa ra m ột s ố lý
do khác như: Muốn ra được quyết định khởi tố VAHS cần ph ải tiến hành
hoạt động kiểm tra, xác minh các thông tin về tội phạm đòi hỏi phải có
thời gian và phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau, ph ức tạp. Trong
khi đó, HĐXX chỉ được phản ánh qua lời khai của người tham gia t ố t ụng
hoặc những tài liệu đã có trong hồ sơ thì việc đưa ra quyết định kh ởi tố vụ
án rất khó khăn; hay là tính khách quan khi ch ủ th ể kh ởi tố vụ án cũng
15
chính là chủ thể có thẩm quyền xét xử vụ án chính vụ án đó… Tuy vậy, khi
HĐXX có căn cứ để ra phán quyết chính xác, đã trả h ồ sơ nhiều lần mà VKS
và CQĐT không thể bổ sung hay có những kết luận thiếu chính xác thì lúc
này, pháp luật cần có qui định để đáp ứng yêu cầu tránh oan sai và b ỏ l ọt
tội phạm bằng cách trao quyền khởi tố cho HĐXX. Hội đồng xét x ử ít ra
quyết định khởi tố nhưng không phải không có : Tại VAHS “L ừa đảo chi ếm
đoạt tài sản” mà TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử đối với bị cáo Ngô Xuân
An và Phạm Văn Hải và bị Tòa phúc thẩm - TANDTC xử h ủy bản án s ơ
thẩm. Ngay tại phiên tòa phúc thẩm ngày 21/5/2015, HĐXX đã ra quy ết
định khởi tố vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với bị can
Phạm Thu Thủy. Trong suốt quá trình điều tra, cơ quan CSĐT đã không xem
xét, điều tra, làm rõ các hành vi phạm tội của Phạm Thu Th ủy, m ặc dù
VKSND TP Hà Nội và TAND TP Hà Nội đã nhiều lần trả hồ sơ yêu cầu điều
tra bổ sung về vấn đề này. Tại Kết luận điều tra số 254/KLĐT ngày
06/06/2013, cơ quan CSĐT còn có những kết luận không xác th ực d ẫn đến
thực tế là kết luận của cơ quan CSĐT - CA TP Hà Nội, VKSND TP Hà Nội và
TAND TP Hà Nội đều không chính xác. Qua đó, có th ể thấy mặc dù không
nên qui định thẩm quyền khởi tố cho HĐXX vì lí do khách quan tuy nhiên
trong một số trường hợp cần thiết, qui định này lại là một “màn c ứu cánh”
để khắc phục những thiếu sót đang tồn tại trong vụ án.
IV. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003
về thẩm quyền khởi tố VAHS:
Để đảm bảo cho các quy định của BLTTHS có tính kh ả thi cao, nâng
cao hiệu quả hoạt động TTHS, bảo đảm quy ền, lợi ích h ợp pháp của công
dân nói chung, người tham gia tố tụng nói riêng trong quá trình kh ởi t ố
VAHS nói riêng thì việc hoàn thiện vấn đề thẩm quyền kh ởi tố VAHS trong
BLTTHS có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận cũng như thực tiễn. T ừ nh ững
quan điểm nêu trên, em chỉ cho rằng nên thay đổi nội dung c ủa quy đ ịnh
tại khoản 3 Điều 112 BLTTHS về quy ền khởi tố vụ án của VKS trong
16
trường hợp phát hiện hành vi của điều tra viên có dấu hi ệu t ội ph ạm nh ư
những gì khoản 8 Điều 155 BLTTHS 2015 đã thay đổi, bổ sung nh ư sau:
“Khởi tố hoặc yêu cầu CQĐT của VKS nhân dân tối cao khởi tố VAHS khi phát
hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc khởi tố, điều tra có dấu
hiệu tội phạm.”
Đồng thời, cần sớm bổ sung các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra khởi tố theo hướng mở rộng các cơ quan
cần thiết trên tiêu chí phòng tránh, loại bỏ mầm mống các loại tội phạm
nguy hiểm, gây tổn thất lớn có thể trở nên phổ biến ở các lĩnh vực hoạt
động của những cơ quan này. Đề xuất bổ sung một số cơ quan như: Cơ quan
Kiểm ngư, Cơ quan Thuế hay Ủy ban Chứng khoán nhà nước… vào nhóm
những cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Đồng th ời, song song
với đó là việc ban hành các văn bản pháp luật h ướng d ẫn th ẩm quy ền,
trình tự cụ thể cho các cơ quan này, góp phần sớm đưa pháp luật vào th ực
tiễn.
KẾT LUẬN
Thẩm quyền khởi tố VAHS là một trong những quy định quan tr ọng trong
chế định về khởi tố VAHS. Do đó, việc nghiên cứu thẩm quyền kh ởi tố
VAHS là một vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Mặc dù, qui đ ịnh
về thẩm quyền khởi tố VAHS không tránh khỏi những thiếu sót nhỏ tuy
nhiên về bản chất BLTTHS 2003 đã khá hoàn thiện và cụ thể. Việc hoàn
chỉnh các quy định về vấn đề này sẽ là nền tảng giúp ho ạt đ ộng t ư pháp
diễn ra trơn chu, nhanh chóng, kịp thời hơn.
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003, 1988.
Dự thảo Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015.
Pháp lệnh Về tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
Thông tư 41/2009/TT-BCA-V19 Bổ sung Thông tư số 12/2004/TTBCA(V19) ngày 23 tháng 9 năm 2004 của Bộ tr ưởng Bộ Công an
hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh tổ ch ức điều tra
5.
hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân.
Pháp lệnh 09/2009/UBTVQH12 Sửa đổi, bổ sung một số điều của
6.
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.
Anh Thế (2015), Vụ khởi tố bị can ngay tại Toà: Điều ít biết về “gậy”
quyền
lực
tối
cao
của
Toà
án,
xem
25/07/2015,
< />
20150725091714974.htm>.
Minh Nhất (2015), Khởi tố vụ án hình sự - Một số tồn tại, bất cập và
đề xuất hướng hoàn thiện , xem 22/06/2015,
< />
8.
ItemID=1817>.
Nguyễn Văn Vinh - Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Bàn về thẩm
quyền
khởi
tố
VAHS
của
Hội
đồng
xét
< />
18
xử,
xem
Mục Lục
19
20