Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.8 KB, 15 trang )

Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II

MỤC LỤC
Hợp đồng dân sự là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân
sự. từ xa xưa , để thực hiện việc lưu thông hàng hóa và trao đổi dịch vụ, con người
đã biết sử dụng hợp đồng dân sự. Ban đầu, chúng chỉ là những lời giao kết bằng
miệng. Ngày nay, để thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế trên toàn thế giới, cùng
với sự phát triển về mọi mặt của xã hội, hợp đồng dân sự ngày càng được coi trọng
khi được thể hiện bằng văn bản cụ thể với những yêu cầu nhất định. Hầu hết các
quốc gia trên thế giới đều có những quy phạm pháp luật quy định về các loại hợp
đồng. Để hiểu hơn về chế định này ở Việt Nam, em xin lựa chọn đề tài “các điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự ở Việt Nam – một số vấn đề lí luận và thực
tiễn” để nghiên cứu. Do kiến thức còn có phần còn thiếu sót, em kính mong nhận
được sự đóng góp từ thầy, cô để bài làm của mình được hoàn chỉnh hơn. Em xin
chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1, Khái niệm
Hợp đồng dân sự được điều 388 Bộ luật Dân sự quy định như sau: “Hợp
đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự”
Theo định nghĩa này, sự “thỏa thuận” giữa các chủ thể là yếu tố bắt buộc để
xác lập một hợp đồng dân sự cụ thể. Nếu chỉ một bên thể hiện ý chí của mình, bên
còn lại chấp nhận thì cũng không thể coi là hợp đồng vì giữa họ chưa có sự “thỏa
thuận”. Như vậy, ý chí tự nguyện của các bên là một trong những điều kiện đầu
tiên và bắt buộc đối với hợp đồng dân sự.Tuy nhiên không phải chỉ cần hai bên
thỏa thuận, đồng ý với nhau thì hợp đồng đó sẽ được pháp luật công nhận, chỉ khi
Nguyễn Thị Hiền - 350532

Page 1




Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
ý chí của các bên phù hợp với ý chí của Nhà nước. các chủ thể được phép tự do
giao kết hợp đồng với nhau, tuy nhiên sự “tự do” ấy phỉ được đặt trong khuôn khổ
của pháp luật, tránh việc hợp đồng có thể là “công cụ” để kẻ giàu bóc lột người
nghèo và sẽ là nguy cơ chung đối với toàn xã hội.
Khi hợp đồng thể hiện ý chí của các bên hoàn toàn phù hợp với ý chí của
nhà nước thì hợp đồng đó có hiệu lực trước pháp luật. Từ lúc đó, các bên nhận về
mình những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Pháp luật yêu cầu họ thực hiện
đúng như những gì đã “thỏa thuận” với nhau, các bên phải thực hiện đúng với nhau
các quyền và nghĩa vụ đã được hợp đồng ghi nhận.
Khái niệm hợp đồng dân sự cần được xem xét trên các phương diện khác
nhau. Theo phương diện khách quan, hợp đồng dân sự là các quy phạm pháp luật
do Nhà nước quy định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các bên chủ thể với nhau. Theo nghĩa
chủ quan, hợp đồng dân sự là sự trao đổi của các chủ thể với nhau nhằm đi đến một
thỏa thuận làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhấy định. Hợp đồng dân sự theo
nghĩa chủ quan và theo nghĩa chủ quan là hai khái niệm không đồng nhất với nhau.
Hợp đồng dân sự theo nghĩa chủ quan là một quan hệ xã hội được hình thành từ sự
thỏa thuận của các bên để thỏa mãn nhu cầu trao đổi trong giao lưu dân sự. Còn
hợp đồng theo nghĩa khách quan (hay còn gọi là pháp luật về hợp đồng dân sự) thì
là sự thừa nhận, yêu cầu của Nhà nước đối với các bên chủ thể trong hợp đồng dân
sự.
Cần nói thêm rằng , xét về nội dung kinh tế khó có thể phân biệt được một
hợp đồng dân sự với một hợp đồng kinh tế nếu nội dung của chúng đều là sự mua
bán và trao đổi các lợi ích vật chất. để có thể phân biêt được hai loại hợp đồng này,
ta dựa vào mục đích cụ thể của từng loại. Nếu mục đích của các bên hoặc một bên
Nguyễn Thị Hiền - 350532


Page 2


Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
tham gia hợp đồng nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng thì hợp đồng đó
được xác định là hợp đồng dân sự. Còn khi các bên chủ thể nhằm mục đích kinh
doanh thì hợp đồng đó được coi là hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên mục đích của hợp
đồng cũng chỉ là một cơ sở mang tính tương đối trong việc phân biệt giữa hai loại
hợp đồng bởi những hợp đồng mà các bên đều mang mục đích kinh doanh nhưng
không thể coi là hợp đồng kinh tế vì một bên chủ thể không có đăng kí kinh doanh.
2, Đặc điểm của hợp đồng
Theo định nghĩa về hợp đồng tại điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì hợp
đồng dân sự mang những đặc điểm sau đây:


Được hình thành từ hành vi có ý chí, mục đích của con người;
Đây là một trong những đặc điểm quan trọng và không thể thiếu khi xác

định một hợp đồng dân sự. Thông qua hành vi của mình các chủ thể bày tỏ ý kiến
với nhau để cùng đi đến một một hợp đồng nhất định, thông qua đó thực hiện việc
trao đổi, mua bán, cho vay, tặng, thuê, mượn tài sản hoặc thực hiện cho nhau các
dịch vụ nhất định.


Là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên;
Dấu hiệu này cho chúng ta thấy việc trao đổi lợi ích vật chất giữa các bên

chỉ được xác lập khi họ có sự thỏa thuận và thống nhất ý chí với nhau. Nếu chỉ một
bên đưa ra ý chí và bên kia chấp nhận thì cũng không được xem là hợp đồng, vì
giữa họ không có sự “thỏa thuận”. Mặt khác, nếu chỉ một bên thể hiện ý chí của

mình và không được bên kia chấp nhận thì cũng không thể hình thành một hợp
đồng dân sự. Tóm lại, một cơ sở không thể thiếu để hình thành một hợp đồng dân
sự là sự thỏa thuận bằng ý chí tự nguyện của các bên. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc nếu một hợp đồng được xác lập trên sự “thiếu tự nguyện” của các bên thì

Nguyễn Thị Hiền - 350532

Page 3


Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
hợp đồng đó bị coi là vô hiệu và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các
bên.


Các bên chủ thể khi thiết lập hợp đồng luôn hướng tới một hậu quả pháp lý nhất
định: xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Các bên trong hợp đồng dân sự luôn hướng đến một quả pháp lý xác định có
nghĩal là qua hợp đồng đó phát sinh một quan hệ về nghĩa vụ nhất định để qua đó
các bên thực hiên những nghĩa vụ đã cam kết với nhau nhằm đem lại những lợi ích
vật chất nhất định. Ví dụ như, A bán nhà cho B và hai bên kí một hợp đồng mua
bán nhà ở, qua hợp đồng này, A có nghĩa vụ giao nhà cho B và nhận tiền, còn B
nhận nhà và giao tiền, hậu quả pháp lý mà hai người cùng hướng đến là quyền sở
hữu của ngôi nhà được chuyển đổi từ A sang B. Thông qua hợp đồng này, những
quyền và nghĩa vụ mới của A và B đều được phát sinh.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp hợp đồng thiết lập còn nhằm chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ mà họ đang có với nhau. Ví dụ hai bên đang có quan hệ nghĩa
vụ về việc thuê nhà (phát sinh từ hợp đồng thuê nhà trước đó) thỏa thuận với nhau
khi việc thuê nhà đã chấm dứt, họ làm hợp đồng với nhau về “việc chấm dứt” đó.
Thỏa thuận này cũng được xem như một hợp đồng dân sự, qua đây các bên chấm

dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự đối với nhau.
Bên cạnh đó, các chủ thể cũng có thể thỏa thuận thay một nghĩa vụ đang tồn
tại bằng một nghĩa vụ khác. Chẳng hạn như, bên A gia hạn thêm cho bên B về việc
trả tiền nợ (phát sinh từ một hợp đồng vay tiền trước đó), đây cũng được coi là hợp
đồng làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các bên, khi nghĩa vụ của bên B (phải trả
tiền cho bên A) được gia hạn them một khoảng thời gian nhất định.

Nguyễn Thị Hiền - 350532

Page 4


Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
Ba đặc điểm trên là những đặc điểm đặc trưng của mọi giao dịch dân sự. như
vậy, tất cả các quan hệ được hình thành trong thực tế nếu có đầy đủ các đặc điểm
trên thì đều được coi là giao dịch dân sự.
II, ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ - MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Hợp đồng dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc dịch chuyển các lợi ích
vật chất của các chủ thể trong giao lưu dân sự. Để đảm bảo hợp đồng đó được pháp
luật thừa nhận, tạo điều kiện cho các bên thực hiện như đúng những gì mình đã
giao kết thì hợp đồng đó phải có hiệu lực. Cùng với hành vi pháp lý đơn phương,
hợp dồng dân sự là giao dịch dân sự. như vậy, để hợp đồng dân sự có hiệu lực thì
nó phải đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự. điều 122 Bộ
lậu Dân sự 2005 qui định:
“Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong
trường hợp pháp luật có quy định.”
Qua qui định trên ta có thể xem một hợp đồng dân sự có hiệu lực khi đáp
ứng các điều kiện sau:
1, Điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng dân sư là cá nhân hay con người cụ thể, có thể là pháp
nhân (tổ chức tồn tại theo một hình thức nhất định), tổ hợp tác hoặc hộ gia đình.
Nguyễn Thị Hiền - 350532

Page 5


Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
Hợp đòng do những người này giao kết có hiệu lực khi họ là người có năng lực
hành vi dân sự. Vì vậy, khi xem xét điều kiện về chủ thể là xem xét xem họ có
năng lực hành vi dân sự hay không.
A, Đối với cá nhân;
Năng lực chủ thể của cá nhân được xác định thong qua năng lực hành vi và
năng lực pháp luật. trong khi năng lực pháp luật dân sự của mọi cá nhân đều như
nhau1 thì chỉ cần xét xem mức độ năng lực hành vi dân sự của họ như thế nào.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự. Dựa vào sự phù hợp giữa
năng lực kiểm soát, nhận thức và làm chủ hành vi của mình năng lực hành vi dân
sự của cá nhân được chia thành: người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ( người
từ đủ 18 tuổi trở lên), người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ ( người từ đủ
6 tuổi đến dưới 18 tuổi), người không có năng lực hành vi dân sự (người chưa đủ 6
tuổi), người bị mất năng lực hành vi dân sự 2 và người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự3.
Điều kiện kể trên có nghĩa là cá nhân tham gia hợp đồng dân sự phải “có

năng lực hành vi dân sự”. Trừ trường hợp người không có năng lực hành vi dân sự
thì mọi cá nhân đều được coi là có năng lực hành vi dân sự để tham gia hợp đồng.
Tuy nhiên, khi tham gia vào một hợp đồng dân sự cụ thể, để xác định cá nhân đó
có đủ năng lực hành vi để giao kết hợp đồng đó hay không. Họ chỉ được coi là đủ
năng lực hành vi để giao kết hợp đồng khi nhận thức của họ phù hợp với tính chất
của hợp đồng. Do vậy, đối với cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sự
1 Khoản 2 điều 14 Bộ luật Dân sự 2005
2 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2005
3 Điều 23 Bộ luật Dân sự 2005

Nguyễn Thị Hiền - 350532

Page 6


Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
phát triển bình thường về nhận thức thì khi tham gia bất cứ hợp đồng dân sự nào
cũng được coi là người có năng lực hành vi dân sự. Đối với cá nhân hành vi dân sự
chưa đầy đủ thì họ chỉ được coi là có năng lực hành vi dân sự khi hợp đồng họ
tham gia nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi của họ. ngoài ra,
những cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi tham gia hợp đồng dân sự mà không
nhằm mục đích phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày thì cá nhân đó chỉ được xem là có
năng lực hành vi dân sự khi cá nhân đó có đủ tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng đo. Thực tế cho thấy, những cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên đã
có khả nang lao động, có có quyền xác lập một hợp đồng lao động để tạo ra của cải
cật chất nên có thể dung tài sản riêng của mình để thực hiện nghĩa vụ trong hợp
đồng. Cá nhân chưa có năng lực hành vi dân sự hoặc người bị mất năng lực hành
vi giao dịch dân sự không có năng lực thiết lập hợp đồng . Tuy nhiên trong trường
hợp cần thiết để đáp ứng nhu cầu của họ thì cần có người đại diện theo pháp luật,
những người này sẽ thay họ thiết lập và thực hiện hợp đồng dân sự.

B, Đối với pháp nhân
Việc tham gia xác lập hợp đồng của pháp nhân thông qua hành vi cụ thể của
người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của pháp nhân đó. Họ
đều là những người có năng lực hành vi dân sự và có thể tham gia bất cứ hợp đồng
nào trên danh nghĩa là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người
được ủy quyền của pháp nhân đó. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có
thể là người đứng đầu pháp nhân đó nếu pháp nhân đó là cơ quan nhà nước, đơn vị
hành chinh sự nghiệp; là chủ tịch hội đồng quản trị/chủ tịch hội đồng thành viên
hoặc giám đốc/tổng giám đốc đối với pháp nhân là doanh nghiệp hoặc tùy thuộc
vào quy định trong điều lệ, trong giấy phép đăng kí dinh doanh của doanh nghiệp
đó. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia các hợp đồng trong
phạm vi thẩm quyền được xác định. Khi tham gia hợp đồng họ nhân danh pháp
Nguyễn Thị Hiền - 350532

Page 7


Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
nhân. Người đại diện theo ủy quyền của pahps nhân là người được người được
người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền, người này đại diện cho
pháp nhân để tham gia các hợp đồng dân sự trong phạm vi được ủy quyền.
C, Đối với tổ hợp tác
Tổ hợp tác tham gia hợp đồng dân sự thông qua hành vi hành vi cụ thể của
người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Đương nhiên những người này
đều có năng lực hành vi dân sự để tham gia vào bất cứ hợp đồng nào nhân danh tổ
hợp tác. Người đại diện theo pháp luật của tổ hợp tác là tổ trưởng tổ hợp tác do tổ
viên cử ra4, người này đại diện cho tổ hợp tác tham gia các hợp đồng dân sự nhằm
đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của tổ hợp tác mà hợp tác đã xác định trong
hợp đồng hợp tác. Theo quy định của pahsp luật dân sự, hợp đồng được thực hiện
vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên làm phát

sinh quyền , nghĩa vụ của tổ hợp tác. Người đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác
là thành viên của tổ hợp tác được tổ trưởng tổ hợp tác ủy quyền, người này đại
diệnc ho hợp tác để tham gia các hợp đồng dân sự trong phạm vi đã được tổ trưởng
tổ hợp tác ủy quyền.
D, Đối với hô gia đình
Hộ gia đình tham gia vào các hợp đồng dân sự, kinh tế thong qua hành vi
của người đại diên theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. người đại diện theo hộ gia
đình là chủ hộ gia đình đó. Người này đại diện cho hộ gia đình để tham gia các hợp
đồng dân sự liên quan đến việc sử dụng đất noogn nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp
hoặc đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ gia đình đó. Hợp đồng dân sự do
người đại diện của hộ gia đình xác lập vì lợi ích chung của hộ gia đình, làm sinh

4 Điều 112 Bộ luật Dân sự 2005

Nguyễn Thị Hiền - 350532

Page 8


Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
quyền và nghĩa vụ cho cả hộ gia đình đó. Người đại diện theo ủy quyền của hộ gia
đình là thành viên đã thành niên của hộ gia đình đó được chủ hộ ủy quyền.
2, Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng
Mục đích , nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức pháp luật là một trong những điều kiện có hiêu lực của hợp
đồng dân sự. Mục đích và nội dung luôn là hai yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ và
phụ thuộc lẫn nhau. Mục đích của hợp đồng là mong muốn của các bên chủ thể khi
xác lập một hợp đồng dân sự, qua đó các bên phải thỏa thuận để đưa ra một nội
dung cụ thể cho hợp đồng nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
Ví dụ, A muốn chuyển giao quyền sở hữu chiếc xe máy của mình cho B với

yêu cầu B phải đưa cho A khoản tiền tương ứng với giá trị của chiếc xe máy đó.
Hai bên đều có mục đích rõ rang, A muốn bán xe lấy tiền còn B muốn sở hữu chiếc
xe đó. Họ cùng nhau xác lập một hợp đồng mua bán xe máy với nội dung như: giá
trị của chiếc xe máy, thời gian bàn giao chiếc xe máy, địa điểm…Như vậy, để đạt
được mục đích chung thì các bên trong hợp đồng dân sự thỏa thuận và thống nhất
với nhau về nội dung. Mục đích nào thì ứng với nội dung cụ thể để các bên cùng dễ
dàng thực hiện. nội dung cử hợp đồng thể hiện mục đích của các bên tham gia hợp
đồng nên nếu nội dung của hợp đồng có mục đích vi phạm điều cấm hoặc trái đạo
đức xã hội thì nội dung của hợp đồng cũng sẽ trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Ví
dụ, C có thù hằn với với D và muốn D chết, C giao kết hợp đồng với E với nội
dung nếu E giết được D thì C sẽ trả cho E 500 triệu đồng. rõ rang mục đích và nội
dung của hợp đồng là trái pháp luật và đạo đức xã hội. Những hợp đồng kiểu như
vậy không được pháp luật công nhận và bị vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định cụ thể của pháp luật không cho
phép chủ thể được thực hiện một số hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những
chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người được đời sống xã hội, cộng đồng
Nguyễn Thị Hiền - 350532

Page 9


Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
thừa nhận và tôn trọng. Do vậy, một hợp đồng dân sự được xem là có hiệu lực của
pháp luật thì không được vi phạm những điều cấm của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội.
3, Điều kiện về sự tự nguyện trong hợp đồng
Sự tự nguyện của các bên khi tham gia hợp đồng là một trong những điều
kiện quan trọng để hợp đồng có hiệu lực. Chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá
nhân, pháp nhận, hộ gia đình hoặc tổ hợp tác nhưng người trực tiêp tham gia lại
luôn luôn là con người cụ thể. Chỉ khi người trực tiếp tham gia vào hợp đồng tự

nguyện xác lập nội dung của hợp đồng thì mục đích của hợp đồng mới được chấp
nhận.
Tự nguyện có thể được hiểu là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan bên
trong và việc biểu hiện ra bên ngoài bằng một thình thức nhất định. Như vậy, sự tự
nguyện khi tham gia hợp đồng dân sự được hiểu là một bên thể hiện mong muốn
của bản thân cho bên còn lại biết, bên còn lại biết, tiếp nhận ý chí đó và ngược lại.
Họ tự nguyện đi đến một hợp đồng với nội dung cụ thể nhằm đạt được mục đích
cuuar bản thân mà không chịu bất cứ sự ràng buộc hay áp đặt ý chí nào. Trong
nhiều trường hợp một người không muốn tham gia một hợp đồng nhưng họ bị
buộc phải tham gia hợp đồng đó hoặc không muốn tham gia một hợp đồng vì
không chấp nhận nội dung nhưng phải chấp nhận một nội dung khác vì những lí do
riêng thì hợp đồng đó cũng bị xem là thiếu sự tự nguyện và nó bị vô hiệu. Trong
thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng, việc định hợp đồng như thế nào bị
coi là vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện là rất khó. Do vậy, một hợp đồng khi được
xác lập thì được coi là sự tự nguyện của các bên, nó vô hiệu khi có một trong các
yếu tố sau đây:
A, Do bị nhầm lẫn

Nguyễn Thị Hiền - 350532

Page 10


Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
Nhầm lẫn được hiểu là sự hiểu sai lệch về một vấn đề nào đó. Nhầm lẫn
trong hợp đồng là sự hiểu sai lầm về nội dung của hợp đồng. Nguyên nhân dẫn đến
hợp đồng có thể do chính ở xuất của chính người nhầm lẫn những có khi do sự cố
ý của chủ thể phía bên kia. Nếu nhầm lẫn là do sơ xuất của bên nhầm lẫn thì bên
đó phải tự gánh chịu thiệt hại. Ngược lại, nếu nhầm lẫn là do hành vi của bên kia
thì bên bị nhầm lẫn có thể yêu cầu thay đổi nội dung hoặc yêu cầu Tòa tuyên hợp

đồng vô hiệu. Nếu lỗi của một bên làm cho bên kia nhầm lẫn là lỗi cố ý thì hợp
đồng được xác lập là vô hiệu do bị nhầm lần, còn nếu lỗi là cố ý thì hợp đồng bị vô
hiệu do có sự lừa dối.
B, Trên cơ sở của sự lừa dối và đe dọa
Như đã trình bày ở trên, nếu việc xác lập hợp đồng do sự nhầm lần của một
bên do hành vi của bên kia là cố ý thì hợp đồng đó bị vô hiệu do có sự lừa dối.
Ngoài ra, sự đe dạo của một bên trong hợp đồng cũng dẫn tới hợp đồng bị vô hiệu.
Đe dọa được hiểu là sự ép buộc một người phải làm một việc mà họ hoàn toàn
không muốn. Đe dọa trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên tham gia hợp
đồng hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia buộc phái giao kết hợp đồng
hoặc buộc phải thực hiện hợp đồng để tránh sự thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc những người thân thích. Để hợp
đồng đó được xem là bị vô hiệu thì bên bị đe dọa phải chứng minh được trước cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về sự đe dọa của bên đe dọa hoặc người thứ ba và
hành vi đe dọa phải ở mức làm cho người bị đe dọa không còn cách lựa chọn nào
khác ngoài việc phải thực hiện việc giao kết hợp đồng đó.
C, Hợp đồng được giao kết một cách giả tạo
Hợp đồng giả tạo là hợp đồng được các bên giao kết một cách hình thức,
không nhằm làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên mà chỉ nhằm
Nguyễn Thị Hiền - 350532

Page 11


Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
che dấu một hợp đồng thực sự khác hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người
thứ ba. Ví dụ như hợp đồng được giao kết nhằm trốn tránh một nghĩa vụ trả nợ đối
với người thứ ba, hợp đồng này bị coi là giả tạo.
4, Điều kiện về hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng là cách thể hiện ra bên ngoài của những thỏa thuận

mà các bên đã cam kết thực hiện. Tùy thuộc vào từng nội dung, tính chất của từng
hợp đồng cũng như tùy thuộc vào độ tin tưởng lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn
một hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng cho phù hợp vơi từng trường
hợp cụ thể. Điều 401 Bộ luật Dân sự 2005 qui định:
“Hình thức hợp đồng dân sự
1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao
kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện
bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải
tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”
Qua quy định trên có thể thấy hợp đồng dân sự rất đa dạng về hình thức, tạo
điều kiện cho các chủ thể có thể lựa chọn để giao kết với nhau.


Hình thức có chứng nhận, chứng thực
Đối với các hợp đồng mà pháp luật qui đinh phải được thể hiện bằng những
hình thức nhất định thì ngoài ba điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kể trên, hợp
đồng đó còn phải đảm bảo yếu tố về hình thức. Thường là những hợp đồng mang
tính chất phưc tạp, dễ xảy ra tranh chấp và Nhà nước nhận thấy cần phải quản lý,
Nguyễn Thị Hiền - 350532

Page 12


Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác, chúng
muốn có hiệu lực thì phải được thực hiện bằng hình thức mà pháp luật qui định, đó

là có công chứng hay chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Ví dụ
như hợp đồng mua bán nhà chỉ có hiệu lực khi được giao kết bằng văn bản có công
chứng hoặc chứng thực của Ủy ban naahn dân cấp có thẩm quyền. Ngoài ra, với
các hợp đồng không có yêu cầu bắt buộc của pháp luật về hình thức thì các bên chủ
thể có thể lựa chọn các hình thức như :


Hình thức miệng
Với hình thức này thì các bên chủ thể thỏa thuận miệng với nhau về nội
dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện các hành vi nhất đinh với
nhau. Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có
sự tin tưởng lẫn nhau hoặc đối với hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực
hiện và chấm dứt. Chẳng hạn như những hợp đồng miệng về việc mua các đồ dùng
sinh hoạt, lương thực, thực phẩm hằng ngày. Ưu điểm của hình thức này nhanh gọn
và rất phổ biến trong đời sống hằng ngày mà gần như đi đâu ta cũng gặp phải nó.
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khi gặp phải tranh chấp thì rất khó giải quyết, đặc
biệt là khi không có người làm chứng.



Hình thức bằng văn bản
Nhằm nâng cao độ xác thực về nội dung các bên ghi nhận lại những nội
dung đã giao kết với nhau bằng văn bản. Trong văn bản đó các bên phải ghi rõ đầy
đủ nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí vào hợp đồng đó. Khi có tranh chấp,
hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản chính là chứng cứ pháp lý để giải
quyết tranh chấp. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng các bên dễ dàng thực hiện
quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Do đó, những hợp đồng mà việc thực hiện
không cùng một thời điểm với lúc giao kết thì các bên thường chọn hình thức này.
Thông thường, hợp đồng bằng văn bản được lập thành nhiều bản có nội dung như
Nguyễn Thị Hiền - 350532


Page 13


Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
nhau, mỗi bên giữ một bản để coi như đã có trong tay bằng chứng, chứng minh
quyền dân sự của mình.
Tuy nhiên, so sánh khoản 2 điều 122 và ý cuối cùng của khoản 2 của điều
401 Bộ luật Dân sự 2005 ta thấy có chút mâu thuẫn, dẫn tới nhiều cách hiểu khác
nhau. Xét yêu cầu về hình thức của một hợp đồng dân sự, có hai cách hiểu :
Cách hiểu tứ nhất : một hợp đồng dân sự được xem là có hiệu lực khi đảm
bảo ba yếu tố được qui định tại khoản 1 điều 122 Bộ luật Dân sự. Khi pháp luật có
quy định về hình thức thì nó phải đảm bảo thêm cả yếu tố về hình thức. Tuy nhiên,
nếu vi phạm yếu tố về hình thức thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp pháp
luật qui định nếu nó không đảm bảo về mặt hình thức thì sẽ bị vô hiệu.
Cách hiểu thứ hai : những hợp đồng mà pháp luật qui định không cần tuân
theo một hình thức nhất định thì chỉ cần đáp ứng đủ ba yêu cầu được nêu tại khoản
1 điêu 122 Bộ luật Dân sự sẽ được coi là có hiệu lực. Nếu pháp luật có cầu về hình
thức thì đây sẽ là điều kiện bắt buộc thứ tư để có hiệu lực của hợp đồng dân sự, nếu
yếu tố về hình thức không được bảo đảm thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
Theo quan điểm của cá nhân, em thấy cần sửa đổi hai điều luạt này ở Bộ luật
Dân sự năm 2005 để tránh hiểu lầm dẫn tới những tranh chấp dân sự không đáng
có.
Như vậy, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là nội dung quan trong trong
chế định hợp đồng. Việc hoàn thành đầy đủ các điều kiện nêu trên để dẫn tới việc
giao kết hợp đồng là điều mong muốn của các chủ thể khi tham gia vào nhưng hợp
đồng nhất định.

KẾT LUẬN
Hợp đồng dân sự là phương thức cơ bản để các cá nhân, tổ chức thực hiên

việc lưu thông, trao đổi hành hóa, dịch vụ. Thiết nghĩ chế định này ở Việt Nam cần
được sớm hoàn thiện một cách thống nhất để các chủ thể dân sự có thể tham gia và
Nguyễn Thị Hiền - 350532

Page 14


Bài tập lớn học kì môn luật Dân sự Modul II
hạn chế được một cách thấp nhất những tranh chấp không đáng có về những điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :





Bộ luật dân sự năm 2005;
Bộ luật dân sự năm 1995;
Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2,



Nxb. CAND, HÀ Nội, 2009;
ThS. LS Lê Kim Giang, hợp đồng dân sự và các tranh chấp thường



gặp, Nxb Tư pháp, Hà Nội 20011;
Một số Website:





Nguyễn Thị Hiền - 350532

Page 15



×