Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực trạng vấn đề ly thân ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................2
NỘI DUNG..............................................................................2
I. Khái quát một số vấn đề về ly thân......................................2
1. Khái niệm ly thân................................................................2
2. Một số vấn đề pháp lý về ly thân.......................................3
II. Thực trạng vấn đề ly thân ở Việt Nam hiện nay.................6
1. Thực tế xã hội.......................................................................6
2. Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng ly thân..................7
3. Những tác động của ly thân .................................................9
4. Nên luật hóa vấn đề ly thân..............................................10
LỜI KẾT................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................12

1


A. LỜI NÓI ĐẦU
Ai cũng biết, khi tình yêu không còn thì ly hôn là giải pháp tốt nhất nhưng vì
nhiều lý do, hoàn cảnh mà có những đương sự phải lựa chọn phương án ly
thân. Đây hoàn toàn không phải là giai đoạn tiền ly hôn mà chỉ là cách để hai
người lắng lại lòng mình, tìm giải pháp cho cuộc hôn nhân của chính mình.
Chọn giải pháp ly thân, hai vợ chồng có thể ở riêng hai người hai nơi, có thể
vẫn chung nhà, thậm chí là chung phòng. Ly thân sẽ giúp vợ chồng không tiếp
xúc với nhau một thời gian. Đó là khoảng thời gian để hai người bình tĩnh
nhìn nhận lại vấn đề một cách toàn diện và nghiêm túc. Khi đã tính đến giải
pháp ly hôn tức là những mâu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm. Cả 2 vợ chồng đều
rơi vào trạng thái căng thẳng, rất khó đối thoại bình tĩnh. Không ai nhận mình
là người có lỗi và điều tai hại là họ giữ ánh nhìn không còn thiện cảm về nhau.
Vì thế giai đoạn ly thân sẽ giúp hai bên bình tĩnh lại, có đủ thời gian để cân


nhắc.

B. NỘI DUNG
I. Khái quát một số vấn đề về ly thân
1. Khái niệm ly thân
Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành hoàn toàn không có chế định về ly thân.
Vì luật không quy định nên không có một định nghĩa chính xác về ly thân,
cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho ly thân theo hướng
ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly thân. Trong quy định về căn cứ
cho ly hôn cũng không có quy định là vợ chồng phải sống ly thân một thời
gian rồi mới được ly hôn.
Ly thân, hiểu đơn giản là sự sống riêng giữa vợ và chồng, như là không ăn
chung, ở chung, không sinh hoạt vợ chồng. Mục đích của ly thân, theo quy
định của luật pháp các nước là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay
gắt giữa vợ và chồng hoặc tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng
thời để các bên có thời gian suy ngẫm, khắc phục lỗi lầm, sửa đổi tính tình,
tha thứ cho nhau... để vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không
làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống
2


ly thân, các bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con chung và tài
sản.
Mặt khác, nếu qua quá trình ly thân mà tình trạng vợ chồng vẫn trầm trọng, vợ
hoặc chồng vẫn chứng nào tật nấy, không cảm thông, tha thứ cho nhau, không
khắc phục lỗi lầm, không dung hòa... khi ấy, các bên có thể xin ly hôn.
Như vậy, ly thân là để hướng đến sự đoàn tụ, chứ không phải để hướng đến ly
hôn. Với ý nghĩa đó, ly thân không phải là bước đệm để ly hôn. Tuy nhiên,
nếu sau một thời gian ly thân mà các bên vẫn không thể nào đoàn tụ được, lúc
đó ly thân là cơ sở để tòa án xem xét giải quyết cho ly hôn.

2. Một số vấn đề pháp lý về ly thân
a. Vấn đề ly thân trong pháp luật nước ngoài
Trong luật dân sự của nhiều nước tư sản, bên cạnh việc cho vợ chồng được ly
hôn còn công nhận quyền ly thân của vợ chồng. Ly thân còn được các nhà lập
pháp coi như một giải pháp quá độ, một giai đoạn thử thách cuối cùng trước
khi ly hôn. Thời gian vợ chồng sống ly thân theo luật định sẽ tạo điều kiện cho
vợ chồng suy nghĩ lại, tạo điều kiện tái hợp cuộc sống chung của vợ chồng
trước khi vợ chồng quyết định ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước
pháp luật.
Pháp luật của nhiều nước tư sản quy định về ly thân và hậu quả pháp lý của ly
thân rất chặt chẽ. Toà án giải quyết ly thân thường dựa trên cơ sở lỗi của vợ,
chồng. Hậu quả pháp lý của ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng
trước pháp luật, chỉ tạm thời chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ giữa vợ
chồng theo luật định. Khi ly thân, vợ chồng rơi vào tình trạng “biệt cư” họ
được miễn nghĩa vụ “đồng cư” trong nhà, vợ chồng không còn sống chung với
nhau, họ được quyền ở riêng. Hậu quả pháp lý của ly thân đặt vợ chồng rơi
vào tình trạng “biệt sản”. Khi ly thân, tài sản chung của vợ chồng sẽ được
chia, mỗi bên vợ chồng được nhận một phần tài sản trong khối tài sản chung
theo quyết định của Toà án; phần tài sản này thuộc sở hữu riêng của vợ,
chồng. Tức là chế độ cộng đồng tài sản (tài sản chung của vợ chồng) chấm dứt
khi vợ chồng sống ly thân. Tuy nhiên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ
3


chồng trước pháp luật. Giữa vợ chồng vẫn ràng buộc trách nhiệm đối với nhau
và với con chung: Vợ chồng vẫn phải chung thuỷ với nhau, không được kết
hôn với người khác, phải có nghĩa vụ đóng góp phí tổn vào nhu cầu đời sống
chung của gia đình, nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng con chung… Sau một
thời gian vợ chồng sống ly thân, nếu xung đột, mâu thuẫn vợ chồng đã được
dàn xếp, vợ, chồng có quyền yêu cầu Toà án huỷ bỏ án ly thân trước đây và

tái hợp chung sống bình thường. Nếu không thể tái hợp được trong thời gian
sống ly thân ( thông thường theo quy định của pháp luật là từ 3 năm đến 5
năm), vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án cải hoán (sửa đổi) án ly thân trước
đây thành án ly hôn để được chấn dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
b. Vấn đề ly thân trong lịch sử pháp luật Việt Nam
Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, vấn đề ly thân hoàn toàn không được
dự liệu vì nó trái với tập quán truyền thống của gia đình Việt Nam. Theo tập
quán truyền thống của gia đình Việt Nam, quan hệ hôn nhân được xác lập trên
cơ sở tình cảm yêu thương chân chính của nam và nữ; vợ chồng yêu thương
nhau, cùng nhau thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với gia đình, với con cái.
Nguyên tắc không bình đẳng giữa vợ và chồng của pháp luật phong kiến ở
Việt Nam đã cột chặt người phụ nữ, người vợ vào gia đình nhà chồng, lấy
chồng theo quan điểm “thuyền theo lái, gái theo chồng”, “sống thì gửi thịt,
chết thì gửi xương”; người vợ thường “vô năng lực” chỉ được ở riêng nếu
được chồng cho phép.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, trước năm 1945, chính quyền bù
nhìn đã ban hành ba bộ luật dân sự, áp dụng riêng trên ba miền Bắc – Trung –
Nam. Vấn đề ly thân chỉ được quy định một cách giản đơn trong Bộ dân luật
giản yếu (1883) ở Nam kỳ, Bộ dân luật Bắc kỳ (1931) và Bộ dân luật Trung
kỳ (1936) không quy định về ly thân. Trong thiên thứ VI về ly hôn của Bộ dân
luật giản yếu, ở đoạn cuối nêu rõ: “trong các trường hợp có thể xin ly hôn
được, vợ chồng cũng có thể xin ly thân. Đơn ấy sẽ được thẩm cửu và xử như
trong vụ ly hôn. Sau này cũng có thể khởi tố xin ly hôn và căn cứ vào những
duyên cớ đã nại ra để xin ly thân”.
4


Ở miền Nam nước ta trước ngày giải phóng (từ năm 1954 – 1975), chế độ
nguỵ quyền Sài Gòn cũng ban hành một số văn bản luật, trong đó có quy định
vấn đề ly thân. Bộ luật gia đình ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm,

tại Điều 55 đã quy định rõ cấm vợ chồng không được ly hôn, việc ly hôn chỉ
đặt ra trong trường hợp đặc biệt và phải do chính tổng thống quyết định. từ
Điều 56 đến Điều 69 của Bộ luật này có quy định việc ly thân; những duyên
cớ (lỗi) để vợ chồng yêu cầu ly thân và hiệu lực của việc ly thân. sắc luật spps
15/64 ngày 23/7/1964 quy định về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng thay thế
Bộ luật gia đình dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Sắc luật này đã chấp nhận cho
vợ chồng ly thân đồng thời đã công nhân quyền ly hôn của vợ chồng (từ Điều
62 đến Điều 99 đã quy định về ly thân, ly hôn).
Bộ luật dân sự ngày 20/12/1972 của nguỵ quyền Sài Gòn thay thế Sắc luật
15/64. Bộ dân luật này cũng quy định cho vợ chồng vừa được ly hôn vừa có
quyền yêu cầu ly thân. Điều 170 của Bộ luật này đã quy định các duyên cớ
(lỗi) để vợ chồng xin ly hôn hoặc ly thân. Trong tiết III nói về ly thân, từ Điều
202 đến Điều 206 quy định thủ tục, hậu quả của ly thân.
Hệ thống pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình của Nhà nước ta từ cách
mạng tháng Tám (1945) đến nay không quy định vấn đề ly thân của vợ chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986 và năm 2000 không quy định
việc ly thân giữa vợ và chồng nhưng quy định về vấn đề chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 18 ( Luật 1986) và Điều 29
(Luật năm 2000). Việc quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân trong luật Hôn nhân và gia đình 1986 đã làm xuất hiện một số quan
điểm cho rằng quy định này là chấp thuận việc ly thân của vợ chồng. Tuy
nhiên cách hiểu này là không chính xác, Điều luật này chỉ quy định việc chia
tài sản chung vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại nếu vợ chồng có yêu cầu và
có lý do chính đáng. Quy định này xuất phát từ thực tế khách quan, có một số
trường hợp vì lý do nào đó mà vợ chồng muốn ở riêng nhưng không muốn ly
hôn mà có yêu cầu chia tài sản chung. Tuy nhiên Luật Hôn nhân và gia đình

5



1986 không quy định hậu quả pháp lý về vấn đề chia tài sản này, điều này đã
được khắc phục ở luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
c. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi ly thân
Khi ly thân, vợ chồng có thể cùng chung sống dưới một mái nhà, có thể sống
riêng nhưng vợ chồng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ với nhau và với con cái.
Sau khi ly thân, vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ chung thuỷ với nhau, vì thực
tế họ vẫn là vợ chồng được pháp luật công nhận. Vợ chồng có quyền bình
đẳng về mọi mặt trong đời sống gia đình theo Điều 19 Luật Hôn nhân và gia
đình. Có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi vợ chồng không
cùng chung sống mà gặp khó khăn, túng thiếu do không có khả năng lao động
và không có tài sản để tự nuôi mình.
Vợ chồng có quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng, có quyền chia tài sản
chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo Điều 31 Luật Hôn
nhân và gia đình. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Dù ly thân nhưng cha
mẹ vẫn phải có đầy đủ quyền và nghĩa vụ với con cái được quy định trong
Luật Hôn nhân và gia đình
II. Thực trạng vấn đề ly thân ở Việt Nam hiện nay
1. Thực tế xã hội
Một thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho biết, theo thống kê, có tới hơn
90% các cuộc ly hôn trải qua giai đoạn ly thân, 60% số vụ ly hôn thuộc về các
gia đình trẻ, trong đó 70% ly hôn khi vừa mới kết hôn. Rất nhiều cặp vợ
chồng khi quyết định ly hôn thường bị "sĩ diện cá nhân" chi phối, nên sau đó
cảm thấy việc chia tay của mình là quá vội vàng, thủ tục ly hôn nhanh khiến
họ không có thời gian để kiểm nghiệm xem quyết định của mình là đúng hay
sai. Như vậy, tình trạng ly thân đang rất phổ biến, thậm chí còn nhiều hơn
những ca ly hôn. Có rất nhiều trường hợp ly thân kéo dài dai dẳng trong nhiều
năm mà không chịu ly dị. Vì người Việt Nam thường bị ràng buộc nhiều yếu
tố bên ngoài như vấn đề con cái, sĩ diện, tiền bạc, tình nghĩa nên rất khó quyết
định ly hôn. Các nghiên cứu cũng cho thấy ly thân kéo dài gây tổn hại hơn rất

6


nhiều so với ly dị nhanh. Đặc biệt với người châu Á, họ khó khăn hơn người
châu Âu trong quyết định ly dị, chính vì thế cuộc ly thân bị kéo dài với thời
gian khiến người phương Tây kinh ngạc. Có khi là 4 đến 5 năm, thậm chí có
người đến 7-8 năm mới có quyết định li dị. Ly thân là thời gian “thử lửa” cho
hôn nhân. Mặc dù thừa nhận ý nghĩa của ly thân, nhưng các chuyên gia đều có
chung quan điểm không nên kéo dài quá thời gian này. Bởi có một câu hỏi
được đặt ra là: Với những mâu thuẫn đã và đang tồn tại dưới hình thức công
khai hoặc âm ỉ như thế, liệu người ta có thể tỉnh táo nhìn nhận lại cuộc hôn
nhân khi mỗi ngày vẫn nhìn thấy đối phương với đầy đủ những nét đáng ghét
nhiều hơn là đáng yêu.
Nhiều người coi ly thân chỉ là một bước đệm của ly hôn. Đó chính là bởi sự
bất ổn trong tiền đề của chọn lựa này. Nền tảng của hạnh phúc gia đình chính
là tình yêu. Đã chọn giải pháp ly thân tức là tình yêu không còn, hoặc đã phai
nhạt. Chưa kể thời gian ly thân kéo dài sẽ khiến một trong hai người sẽ đi tìm
cho mình thú vui khác bên ngoài. Một thoả thuận ly thân đôi khi chỉ là sự níu
kéo lẫn nhau.
2. Một số nguyên nhân thực tế dẫn đến tình trạng ly thân
a. Hai vợ chồng thiếu kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình
Sau giai đoạn son rỗi, hạnh phúc, đứa con đầu lòng chào đời, lúc này cuộc
sống gia đình mới thực sự bắt đầu, hạnh phúc hay bất hạnh cũng chính là từ
đây. Cuộc sống gia đình mang đến hạnh phúc khi vợ chồng biết cách xây
dựng một mô hình gia đình. Trong mô hình đó, những mối quan hệ được vận
hành theo nguyên tắc do hai người đưa ra, các công việc được thực hiện theo
sự thỏa thuận và hợp tác. Nhưng thực tế chỉ ra cho thấy sau khi kết hôn, sinh
con vợ/chồng luôn sống và xây dựng hạnh phúc gia đình theo định kiến giới:
phụ nữ chăm sóc con và gia đình, đàn ông lo công danh sự nghiệp hoặc hai vợ
chồng bê nguyên si mô hình gia đình của bố mẹ mình áp dụng vào gia đình

nhỏ dẫn đến sự khác nhau về suy nghĩ và cảm nhận về cuộc sống trong gia
đình trong hai người.

7


Khi công việc chăm sóc con và gia đình gặp khó khăn, nam giới có xu hướng
phàn nàn vợ, cho rằng vợ vụng về; vợ phàn nàn chồng không giúp gì cả, chỉ
biết cằn nhằn và trách móc. Từ đó, mâu thuẫn, xung đột gia đình gia tăng. Hai
vợ chồng cảm thấy mệt mỏi cho cuộc sống gia đình, đến khi không chịu được
nhau nữa giải pháp chia tay đã được đưa ra, kết thúc cuộc hôn nhân.
b. Mâu thuẫn, xung đột với bố mẹ hai bên
Chính từ việc thiếu kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình làm cho công việc gia
đình không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt, mâu thuẫn, xung đột gia
đình xảy ra. Khi đó, bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ sẽ can dự vào, nguy cơ mâu
thuẫn gia đình lan rộng và trở nên gay gắt: mâu thuẫn giữa con dâu và mẹ
chồng, mâu thuẫn giữa bố mẹ hai bên. Trong khi mâu thuẫn, xung đột, các
bên xúc phạm lẫn nhau làm cho mỗi người cảm thấy bị tổn thương và mệt
mỏi.
c. Ngoại tình
Ngoại tình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một
điểm chung là ngoại tình phá hủy hạnh phúc gia đình. Có sự khác nhau về giới
trong ngoại tình và ly thân cũng như ly hôn. Đàn ông ngoại tình dẫn đến ly
thân, ly hôn thấp hơn phụ nữ. Phụ nữ có thể dễ dàng bỏ qua sự không chung
thủy của đàn ông ngược lại người đàn ông rất khó chấp nhận sự phản bội của
phụ nữ. Khi người phụ nữ ngoại tình họ đã hình dung ra trước hậu quả của nó
với gia đình, do vậy họ sẽ dễ chấp nhận việc ly thân dễ dàng hơn.
d. Mâu thuẫn, xung đột, bạo lực kéo dài
Mâu thuẫn, xung đột, bạo lực kéo dài, triền miên từ năm này sang năm khác
giữa hai vợ chồng cũng là một loại nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Trong những

gia đình loại này, ban đầu nạn nhân của bạo lực gia đình (nhất là người vợ)
không nghĩ và tính đến việc ly thân và sau đó là ly hôn. Họ có xu hướng chịu
đựng để gia đình đoàn tụ, con cái có cả bố và mẹ. Chỉ đến khi họ không chịu
đựng được nữa, ý thức về sự tự do, quyền bình đẳng, hạnh phúc trong họ được
thức tỉnh, họ thấy được những ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực gia đình đối với

8


trẻ và bản thân lúc đó họ sẽ ly hôn. Ly hôn được xem như là một giải pháp
giải phóng chính bản thân họ và con cái họ.
e. Ly tán gia đình
Vì một lý do nào đó dẫn đến việc hai vợ chồng phải xa nhau trong một thời
gian dài, chính sự xa nhau kéo dài làm tình cảm hai vợ chồng phai nhạt.
Người thứ ba, thứ tư xuất hiện, xen vào mối quan hệ giữa hai vợ chồng, từ đó
dẫn đến thân. Việc ly thân trong tình huống này không phải là nguyên nhân
ngoại tình mà do ly tán gia đình.
3. Hệ quả của việc ly thân
a. Tác động đến vợ, chồng
Nhiều cặp vợ chồng coi ly thân như “phép thử” cho cuộc hôn nhân, có nhiều
cặp vợ chồng sau thời gian ly thân đã nhận thấy những sai lầm, khuyết điểm
của mình để rồi quay lại với nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống gia đình.
Khi ly thân rất nhiều cặp vẫn sống chung một nhà và giấu giếm không cho
những người ngoài biết. Vì sợ ảnh hưởng tới con cái nên họ giấu cả con. Cuộc
sống hai mặt khiến người trong cuộc sẽ chịu nhiều mất mát, không được sống
cuộc sống tự do của chính mình. Hơn nữa, khi sống ly thân mà vẫn còn những
quan hệ, ràng buộc, hai người sẽ rất dễ va chạm, dẫn đến xúc phạm lẫn nhau.
Khi đó, cuộc sống trở nên vô cùng căng thẳng, con người phải chịu stress
nặng nề. Mái ấm hạnh phúc ngày nào trở thành nhà giam của mỗi người. Và
khi đầu óc quá căng thẳng, phải suy nghĩ nhiều hai người sẽ không còn sự cân

bằng tâm lý, không đủ khả năng để sáng tạo, làm việc. Việc ly thân trong
khoảng thời gian quá dài dẫn đến sự mệt mỏi, buông xuôi, chấp nhận cuộc
sống chung nhà mà không chung lòng, không cần đến ly hôn nữa.
b. Tác động đến con cái
Đối với con cái sự hạnh phúc giả tạo này sẽ cực kỳ nguy hiểm. Bởi khi đứa
con phát hiện ra, những gì cha mẹ chúng đối xử với nhau chỉ là một vở kịch
thì chúng sẽ hụt hẫng, sụp đổ niềm tin. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tâm lý của người con. Khi biết cha mẹ ly thân, con cái thường cảm thấy
bất lực và bất ổn, một số cảm thấy đau khổ và không hài lòng với đời sống gia
9


đình trong các năm cha mẹ ly thân. Ở tuổi trưởng thành, vài trẻ miễn cưỡng
thiết lập mối quan hệ thân thiện với người khác vì sợ lặp lại kinh nghiệm của
cha mẹ. Tuy nhiên, một số khác có thể thích nghi tốt với việc ly thân. Mặc dù
ly thân là điều đáng buồn, một số trẻ thấy điều đó tốt hơn sống với các xung
đột thường xảy ra. Phản ứng của cha mẹ cũng ảnh hưởng trên sự đáp ứng của
trẻ.
4. Nên luật hóa vấn đề ly thân
Vì pháp luật không quy định nên ly thân được xem là chuyện riêng và thuộc
quyền quyết định của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy,
liên quan đến ly thân lại có rất nhiều bức xúc cần được pháp luật điều chỉnh
và giải quyết.
thực tế cho thấy việc sống ly thân giữa vợ chồng vẫn thường xảy ra mà không
được pháp luật điều chỉnh rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của hai bên nên dễ gây
ra nhiều khó khăn, hệ lụy cho cả hai người và cho xã hội. Chẳng hạn như vợ
chồng được tự do ở chung hay ở riêng nhưng nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục
con cái thì ai lo? Việc tự ý sống riêng ra như vậy thì về mặt pháp lý sẽ có hiệu
lực như thế nào đối với… người thứ ba? Tài sản mỗi người tạo lập trong lúc
“sống xa nhau” ấy là tài sản chung hay riêng? Nghĩa vụ giao ước, nợ nần với

người khác trong lúc ấy là nghĩa vụ chung của cả hai vợ chồng hay chỉ của
người kết ước thôi?
Sau khi nộp đơn ly hôn ra tòa, quá trình thu thập chứng cứ để chứng minh vợ
chồng ly thân còn gặp khó khăn. Nhiều trường hợp vợ chồng có ly thân nhưng
tòa không chứng minh được, phải bác đơn. Theo luật hiện hành, một năm sau
kể từ ngày tòa bác đơn thì đương sự được quyền nộp đơn xin ly hôn tiếp. Lần
này, tòa sẽ tính mốc thời gian bắt đầu xảy ra mâu thuẫn vợ chồng kể từ lần
nộp đơn thứ nhất đến nay, mâu thuẫn đó đã kéo dài mới xét cho ly hôn.
Vì không có định chế ly thân, không xác định được thời gian ly thân, tòa
không dám cho ly hôn nên việc giải quyết án ly hôn thường phải kéo dài khiến
cho nhiều đương sự gặp khó khăn trong việc xây dựng cuộc sống mới. Đồng

10


thời, trong quá trình ly thân nảy sinh nhiều vấn đề nan giải như việc cấp
dưỡng nuôi con, ngoại tình, tẩu tán tài sản… mà luật không quy định.
Theo các chuyên gia, thực tế có những người dù sống không hạnh phúc nhưng
không chịu ly hôn hết năm này qua năm khác, thậm chí kéo dài cả đời để cản
trở chuyện vợ (chồng) mình đi bước nữa với người khác. Bên cạnh đó, nước
ta có một cộng đồng lớn theo Công giáo, họ không ly hôn mà chỉ ly thân khi
không còn hạnh phúc. Vì vậy, việc quy định chế định ly thân là cần thiết để gỡ
vướng cho các gia đình rạn nứt lẫn cơ quan pháp luật.

C. LỜI KẾT
Xã hội càng phát triển thì con người càng có ý thức hơn, càng đề cao vấn đề
mưu cầu hạnh phúc và giá trị hạnh phúc trong hôn nhân. Cùng với tình trạng
ly hôn gia tăng, các vụ ly thân cũng diễn ra nhiều hơn. Pháp luật hiện chưa có
quy định điều chỉnh vấn đề ly thân, đương nhiên Luật Hôn nhân gia đình chưa
có chế định ly thân. Từ đây nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp còn “bỏ ngỏ”,

đơn cử như quan hệ ngoài vợ ngoài chồng khi đã ly thân có phạm pháp hay
không; giữa vợ/chồng có phát sinh các nghĩa vụ về ly thân cấp dưỡng, chăm
sóc trong thời gian ly thân hay không; hoặc trường hợp bị vợ/chồng cưỡng
bức tình dục giải quyết thế nào? Tôi cho rằng, xuất phát từ những bất cập phát
sinh trong thực tế, chế định ly thân cần được bổ sung vào Luật Hôn nhân và
gia đình tới đây để theo kịp với sự phát triển của xã hội hiện đại.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình - trường Đại học Luật Hà Nội – NXB
CAND;
2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
3. Luật Hôn nhân và gia đình 1986;
4. Luật Hôn nhân và gia đình 1959;
5. Vấn đề ly thân có được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 1986/ Ths Nguyễn Văn Cừ - Tạp chí Luật học - Trường Đại Học Luật Hà Nội;
6. Một số tài liệu trên Internet.

12



×