Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.58 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thừa kế theo di chúc là một chế định quan trọng của Bộ luật dân sự Việt
Nam. Các tranh chấp trong lĩnh vực này phát sinh đa dạng và ngày càng tăng
nhanh về số lượng đòi hỏi việc giải quyết tại Tòa án phải kịp thời, đúng pháp
luật mới có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.Thực
tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế tại các Tòa án nhân dân cho thấy các
vụ án về thừa kế theo di chúc là loại việc phức tạp, yêu cầu đối với người giải
quyết phải có trình độ chuyên môn sâu, nắm vững các quy định của pháp luật
và áp dụng chính xác. Vì vậy, dựa vào kiến thức Luật Dân sự 1 đã được học,
em xin chọn đề tài “Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di
chúc” làm bài tập học kì của mình.
Dù đã cố gắng song bài viết vẫn không thể tránh được những thiếu sót
và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự chỉ giáo của các thầy cô giúp
cho bài viết được hoàn chỉnh hơn với sự cảm ơn chân thành nhất.!.


A.
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Di chúc:
I.1. Khái niệm, đặc điểm của di chúc:
a. Khái niệm:
Điều 646 BLDS quy định: “ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân
nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Di chúc là sự bày tỏ ý chí của một người (người để lại di sản) nhằm
định đoạt toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc một phần
tài sản của mình sẽ được chuyển giao cho một hoặc nhiều người sau khi
người đó chết. Sự bày tỏ ý chí được thực hiện thông qua hình thức bằng văn
bản (gọi là di chúc bằng văn bản), hoặc bằng lời nói miệng (gọi là di chúc


miệng). Sự bày tỏ ý chí này gọi là lập di chúc (Điều 646 bộ luật Dân sự số
33/2005/ QH11 của Quốc hội).
b. Đặc điểm:
Di chúc thường được thể hiện thông qua một hình thức nhất định trong
đó người lập di chúc sẽ bày tỏ ý chí của mình trong việc dịch chuyển tài sản
của mình cho người khác sau khi họ chết với ý nghĩa di chúc luoonlaf căn cứ
để dựa vào đó thực hiện quá trình chuyển dịch tài sản của người chết cho
người khác và nó bao hàm những đặc điểm sau:
Một là, Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của
bất cứ chủ thể nào khác:
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, qua việc
lập di chúc cá nhân đó làm xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế, theo đó
họ sẽ định đoạt phần tài sản của mình cho những người khác mà không cần
biết những người đó có đồng ý nhận di sản của mình hay không. Ngoài ra di
chúc chung của vợ chồng cũng vậy cho dù nó là sự thể hiện ý chị của hai vợ
chồng nhưng nó vẫn chỉ là ý chí đơn phương của một bên trong giao dịch dân
sự.
Hai là, di chúc thể hiện ý chí tự nguyện của chủ thể:


Dưới góc độ của khoa học pháp lí, hành vi lập di chúc được coi là hành
vi pháp lí đơn phương và là giao dịch dân sự, do vậy các quy định của pháp
luật về dân sự cũng được áp dụng đối với di chúc.Theo quy định tại điểm c,
khoản 1 điều 122 BLDS năm 2005 thì : “ Người tham gia giao dịch hoàn toàn
tự nguyện” nên di chúc phải là sự thể hiện ý chí tự nguyện , đích thực của
người để lại tài sản.
Người lập di chúc có ý định đẻ lại tài sản của mình cho cá nhân, tổ
chức hay nhà nước, đó là một nguyện vọng hoàn toàn chính đáng. Di chúc là
hình thức tuyên bố công khai ý chí chủ quan của một chủ thể, khi cả hai vợ
chồng lập di chúc chung thì hai cá nhân đó cũng là một phía chủ thể để lại tài

sản trong việc thực hiện quyền định đoạt chủ sở hữu và không có gì có thể
thúc ép, bắt buộc chủ thể lập di chúc có những nội dung trái với ý chí chủ
quan của họ. Sự thể hiện ý chí của người lập di chúc không bị pháp luật ngăn
cấm, không ai có quyền can thiệp và cản trở ý chí của người lập di chúc chỉ bị
kiểm soát bởi lí trí của họ.
Ba là, mục đích của việc lập di chúc là nhằm dịch chuyển di sản của
người chết cho người khác đã được xác định trong di chúc:
Mục đích lập di chúc là một nội dung quan trọng không thể thiếu được một
bản di chúc nếu muốn được coi là một căn cứ để dịch chuyển tài sản của
người chết cho người còn sống khác thì không thể thiếu được nội dung này,
chỉ với nội dung này thì di chúc mới thực sự là một phương tiện để người để
lại di sản thừa kế thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của mình. Hơn nữa
chỉ thông qua thừa kế, quyền sở hữu của một người đối với thành quả lao
động của mình mới được dịch chuyển từ đời này sang đời khác và đặc biệt
ngay cả khi họ chết quyền định đoạt tài sản của họ vẫn được pháp luật bảo vệ
và tôn trọng.
Bốn là, di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực pháp luật sau
khi người lập di chúc chết:


Xuất phát từ việc di chúc là ý chí đơn phương của người lập ra nó nên
người lập di chúc luôn luôn có quyền tự mình thay đổi nội dung đã định đoạt
trong di chúc hoặc có quyền hủy bỏ di chúc do vậy dù người lập di chúc đã
lập di chúc xong di chúc nhưng vẫn còn sống thì những người thùa kế theo di
chúc vẫn không có bất kỳ một quyền nào đối với tài sản của người lập di
chúc, họ cũng chưa chắc chắn có được hưởng di chúc đó hay không. Mặt khác
pháp luật cũng cho phép nếu dự định đoạt trong di chúc đã lập không còn phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tình cảm hiện tại thì người lập di chúc vẫn có
quyền sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ di chúc. Vì vậy để một di chúc phát sinh
hiệu lực pháp luật thì đòi hỏi người lập di chúc đã chết.

Thứ năm, di chúc có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ:
Do di chúc là sự tuyên bố của một phía chủ thể theo mong muốn của
người lập di chúc nên họ hoàn toàn tự do trong việc bày tỏ ý chí sau cùng của
mình. Khác với sự thể hiện ý chí trong quan hệ tặng cho thông thường, khi tài
sản được định đoạt thì quyền sở hữu chuyển giao và người đã tặng cho không
thể sửa đổi, hủy bỏ hoặc thay thế ý chí trước đó; trong quá trình lập di chúc,
dù đã có sự cân nhắc, soạn thảo công phu thì khi còn sống họ vẫn có quyền
sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào theo ý chí của mình được quy
định tại khoản 1 điều 662 BLDS 2005. Do vậy, khoản 5 , điều 667 BLDS
2005 quy định: “ Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với tài sản thì chỉ
bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.”
Tuy nhiên, đối với di chúc chung của vợ chồng là trường hợp ngoại lệ
theo quy định tại khoản 2, điều 664 BLDS thì nếu một người đã chết, người
vợ hay chồng còn sống chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần
di sản của mình và không có quyền thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập.
I.2. Hình thức của di chúc:
Hình thức của di chúc là sự biểu hiện ý chí của người để lại di sản thừa
kế ra bên ngoài thế giới khách quan là sự chứa đựng nội dung của di chúc


theo một trình tự kết cấu nhất định. Vì vậy , chia di chúc thành hai loại sau: di
chúc bằng văn bản và di chúc miệng.
-

Di chúc bằng văn bản: là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết có
chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Di chúc bằng văn bản bao gồm các loại sau:
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Đ656 BLDS)
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Đ655 BLDS)
+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường,

thị trấn chứng nhận của công chứng Nhà nước. (Đ657 BLDS)
+ Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc đã được chứng thực, chứng
nhận .(Đ660 BLDS)

-

Di chúc miệng: là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa
kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác
sau khi mình chết.
Tuy nhiên, Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di
chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt và có điều kiện lập di chúc bằng văn
bản thì di chúc miệng không còn giá trị. Đây là trường hợp tự động mất
hiệu lực của di chúc không cần phải thông qua thủ tục pháp lý nào.

II. Thừa kế theo di chúc:
II.1 Khái niệm thừa kế theo di chúc:
Thừa kế di sản nói chung là quá trình chuyển dịch tài sản và quyền sở
hữu tài sản của người đã chết cho người còn sống. Nếu việc dịch chuyển này
được thực hiện dựa trên ý chí tự nguyện của người chết thể hiện trong di chúc
mà họ để lại thì việc dịch chuyển tài sản này là theo phương thức thừa kế theo
di chúc. Mặt khác nếu việc dịch chuyển trên được thực hiện theo hàng thừa
kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo phấp luật quy định thì phương thức dịch
chuyển này là thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc có những điểm khác biệt với thừa kế theo pháp
luật thể hiện như sau: Về ý chí của người để lại di sản, trong thừa kế theo di


chúc thì việc dịch chuyển di sản là theo ý chí của người để lại thừa kế được
thể hiện trong di chúc họ để lại còn thừa kế theo pháp luật thì sự dịch chuyển
di sản là theo quy định của pháp luật trên cơ sở phỏng đoán, dự đoán mong

muốn chung của những người để lịa di sản. Về người được hưởng di sản:
người hưởng thừa kế theo di chúc có thể là bất kì ai bao gồm cả tổ chức và cá
nhân đều được chỉ định hưởng không bị quy định bó hẹp trong phạm vi quan
hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng trong khi đó người được hưởng thừa kế
theo pháp luật phải là những người trong diện, hàng thừa kế theo quy định.Về
kỉ phần di sản được hưởng, do pháp luật tôn trọng quyền tự do ý chí của
người để lại di sản nên kỉ phần di sản được hưởng theo di chúc sẽ theo ý chí
của người để lại còn kỉ phần di sản được chia theo pháp luật thì những người
cùng một hàng thheo ngừa kế sẽ được hưởng di sản là ngang nhau.
Từ những phân tích trên ta thấy theo nghĩa khách quan: thừa kế theo di
chúc là sự quy định của pháp luật để điều chỉnh quá trình dịch chuyển di sản
của người chết cho người còn sống theo ý chí mà người đó thể hiện trong di
chúc có hiệu lực pháp luật.
Theo nghĩa chủ quan: Thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển di sản
của người đã chết cho những người sống theo ý chí tự nguyện mà người chết
thể hiện trong di chúc mà họ để lại.
Do đó có thể hiểu tổng quát từ hai góc độ trên :Thừa kế theo di chúc là
sự quy định của pháp luật để xác định khi nào việc dịch chuyển di sản của
người đã chết cho người còn sống được thực hiện theo di chúc và việc thực
hiện thừa kế theo di chúc phải tuân theo ý chí định đoạt của người để lại di
sản khi mà ý chí đó là phù hợp theo quy định pháp luật.
I.2 Các điều kiện chia thừa kế theo di chúc:
- Điều kiện thứ nhất: Bản di chúc hợp pháp
Một di chúc được coi là hợp pháp khi nó đáp ứng được đầy đủ các điều
kiện sau:


+ Di chúc là một giao dịch dân sự do vậy nó phải đáp ứng đầy đử các điều
kiện chung của giao dịch dân sự đó là:



Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể: năng lực chủ thể của di chúc



phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự.
Người lập di chúc tự nguyện: lập di chúc là một giao dịch dân sự, cho nên



cần phải có sự tự nguyện của người lập di chúc.
Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội: nội dung của di
chúc là toàn bộ các vấn đề được thể hiện trong di chúc như họ và tên người
được hưởng di sản, những tài sản mà họ được hưởng, các nghĩa vụ mà
người thừa kế phải thực hiện và các vấn đề khác. Những nội dung này
không vi phạm với điều cấm của pháp luật, không trái với truyền thống



văn hóa, đạo đức dân tộc.
Hình thức của di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Ngoài ra di chúc là một giao dịch dân sự đơn phương do vậy BLDS 2005
nước ta còn quy định một số vấn đề khác trong quá trình lập di chúc mà người
lập phải tuân theo nhằm tăng cường tính xác thực của bản di chúc để qua đó
bảo vệ ý nguyện của người để lại di sản. Theo quy định tại khoản 3,4,5 Điều
652 BLDS thì đối với di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người
không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và công chứng
hoặc chứng thực; Với di chúc bằng văn bản không có công chứng hoặc chứng
thực phải do chính người lập di chúc viết tay hoặc kí vào bản di chúc; Với di

chúc miệng thì người di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình
trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng
ghi chép lại cùng kí tên hoặc điểm chỉ, trong thời hạn năm ngày kể từ ngày
người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công
chứng, chứng thực.
-

Điều kiện thứ hai: Di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật

Một di chúc hợp pháp, không bị sửa đổi, thay thế hay hủy bỏ vẫn có
không có hiệu lực pháp luật vì những nguyên nhân ngoài ý chí của người lập


di chúc làm cho di chúc không thể hiện được. Đó là những di chúc rơi vào
trường hợp sau:
Một là : Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc.
Căn cứ vào điều 635 BLDS thì nếu người thừa kế là cá nhân phải là
người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời
điểm mở thừa kế nhưng phải thành thai trước khi người đẻ lại di sản chết, còn
là cơ quan, tổ chức thì cơ quan tổ chức đó phải tồn tại vào thời điểm mở thừa
kế. Mặt khác thừa kế thế vị không đặt ra trong trường hợp thừa kế theo di
chúc, do vậy nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức có tên trong di chúc mà chết
trước, chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc không còn tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế thì coi như không có người thừa kế theo di chúc.
Hai là: Người thừa kế khước từ quyền hưởng di sản
Vì di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương vì vậy ý chí đó chỉ làm phát sinh
việc thừa kế khi người được hưởng thừa kế trong di chúc tiếp nhận di sản.
Ba là: người thừa kế theo di chúc không được quyền hưởng di sản.
Những người có tên trong di chúc là những người được hưởng di sản vì người

lập di chúc đã định đoạt cho họ hưởng nhưng những người này lại bị pháp
luật không cho hưởng vì họ đã có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức
xã hội đã được quy định tại điều 643 BLDS.
Bốn là : Di sản được xác định trong di chúc không còn thời điểm mở
thừa kế.
Như vậy để bản di chúc có hiệu lực pháp luật và phát sinh quan hệ thừa
kế theo di chúc thì bản di chúc không rơi vào một trong những sự kiện trên.
Nói tóm lại để phát sinh quan hệ chia thừa kế theo di chúc thì di chúc
phải đáp ứng đủ hai điều kiện là di chúc hợp pháp và phải phát sinh hiệu lực
pháp luật trên thực tế.


NỘI DUNG
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc :
I.1 Thực tiễn việc giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc trong
B.

I.

những năm qua:
a.Ưu điểm:
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành trong những năm qua tòa án
nhân dân các cấp đã xét xử, giải quyết nhiều vụ án dân sự trong đó có các vụ
án về thừa kế theo di chúc, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và nghiệp vụ
chính trị của ngành tại địa phương. Quá trình xét xử đã vận dụng đúng pháp
luật, kịp thời, nghiêm minh.
Kết quả giải quyết xét xử các vụ án dân sự cơ bản được quần chúng nhân
dân đồng tình và ủng hộ, bảo vệ được tài sản của Nhà nước , quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân tạo điều kiện ổn định cho các quan hệ xã hội, thúc đẩy
giap lưu dân sự và có những đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển

kinh tế xã hội ở địa phương.
Trước thực trạng tranh chấp chia thừa kế hiện nay, toà án nhân dân các
cấp đã nhân thức rõ trách nhiệm của mình với tư cách là người thay mặt nhà
nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp một cách công
bằng và thoả đáng nhất. Để nhân dân có thể tin tưởng vào những phán quyết
của mình các thẩm phán, thư ký phụ trách giải quyết tranh chấp chia thừa kế
không ngừng học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như
kinh nghiệm thực tế để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Ngay từ khi mới tiếp xúc với vụ án, việc tìm hiểu những vấn đề của sự
việc được chú trọng nhằm tìm ra bản chất, nguyên nhân của tranh chấp để có
hướng đi đúng đắn trong quá trình giải quyết. Do trình độ hiểu biết pháp luật
của người dân còn hạn chế nên trong quá trình giải quyết vụ án gặp rất nhiều
khó khăn. Đòi hỏi người thẩm phán phải là người kiên trì, nhẫn nại trong việc
tiếp xúc với các đương sự tạo tâm lý tin tưởng, thoải mái để giải quyết vụ án
được thuận lợi. Trên thực tế có những vụ nguyên đơn tới toà làm thủ tục khởi
kiện nhưng sau khi được cán bộ tiếp dân giải thích rõ những quy định của


pháp luật hiện hành, phân tích bản chất của quan hệ đang tranh chấp thì họ đã
hiểu ra vấn đề và rút đơn khởi kiện. Đối với những vụ việc có đầy đủ căn cứ
để thụ lý giải quyết thì cán bộ toà án tận tình giúp đỡ các đương sự về mặt
pháp lý, tạo điều kiện để giải quyết tranh chấp được tiến hành nhanh chóng.
Công tác hoà giải được chú trọng đã nâng cao hiệu quả giải quyết tranh
chấp chia thừa kế giúp giảm bớt những chi phí tốn kém trong quá trình kiện
tụng kéo dài mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt giữa các bên tranh chấp.Theo
số liệu thống kê, tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội năm 2006 giải quyết 8
vụ tranh chấp về chia thừa kế thì 3 vụ đã tiến hành hoà giải thành chiếm
37,5% tổng số vụ án giải quyết. Năm 2007 giải quyết 10 vụ thì 4 vụ hoà giải
thành chiếm 40%. Đầu năm 2008 giải quyết 4 vụ thì 1 vụ hoà giải thành
chiếm 25%. Phần lớn những tranh chấp hoà giải thành là do đã biết khai thác

triệt để yếu tố tình cảm trong quá trình hoà giải dựa trên những quy định cụ
thể của pháp luật mà các thẩm phán phụ trách đã thành công trong việc giúp
đỡ các đương sự tự thoả thuận với nhau. Đối với loại vụ việc tranh chấp phức
tạp như là tranh chấp chia thừa kế thì đây thực sự là kết quả đáng khích lệ.
b. Hạn chế:
Mặc dù đã đạt một số kết quả nhưng công tác giải quyết những tranh
chấp tại các tòa án vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Thực tiễn giải quyết các
tranh chấp về thừa kế theo di chúc trong ngành tòa án nói chung đã cho thấy
những sai sót phổ biến là: “ Việc xác định di sản không đúng, phân chia
thừa kế không hợp lí, việc tính công sức cho người có công duy trì khối tài
sản còn tùy tiện, chủ quan”. Một số án bị hủy, bị sửa gây khó khăn cho việc
thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, làm giảm sút lòng tin của
quần chúng nhân dân vào cơ quan pháp luật .
Bên cạnh đó, do trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, vì vậy đa số
các di chúc được lập theo hình thức miệng hoặc không để lại di chúc. Mặc dù
vấn đề về tranh chấp chia thừa kế đã được các văn bản luật và văn bản dưới
luật quy định một cách khá cụ thể và chi tiết, tuy nhiên trong thực tế nhiều khi


các cơ quan chức năng cũng đã lúng túng trước các vụ việc thực tế xảy ra do
các sự việc này thường rất phức tạp, nhiều khi nó không trùng khớp với các
quy định của pháp luật.
I.2. Một số vụ án tranh chấp thừa kế theo di chúc tiêu biểu:
Vụ án thứ 1 : Về phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di chúc
miệng không đúng thủ tục.
Ông Nguyễn Văn K và bà Lê Thị M có ba người con một trai và hai gái
là anh Nguyễn Anh T, Nguyễn Thị N và Nguyễn Thị H. Ngày 2/4/ 2004 bà M
chết không để lại di chúc, ngày 5/8/ 2006 ông K chết và có để lại di chúc
miệng với nội dung như sau: “ Tôi có để lại cho con trai là anh Nguyễn Anh T
căn nhà và đất đang ở trị giá 200 triệu đồng còn hai người con gái là Nguyễn

Thị N và Nguyễn Thị H đã lấy chồng cho mỗi người 1 cây vàng”. Di chúc
miệng được anh con trai thu băng ghi âm lại. Bà N và bà H yêu cầu Tòa án
chia thừa kế di sản của ông K theo pháp luật hai bà không thừa nhận cuốn
băng ghi âm anh T xuất trình là di chúc miệng của ông K có hiệu lực pháp
luật.
Vụ án được tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng giải quyết tại bản án
sơ thẩm số 24/2007/DSST ngày 5/9/2007 giải quyết. Trong quá trình điều tra
và tranh luận tại Tòa nhận thấy ông K khi gọi các con lại lập di chúc miệng là
rất minh mẫn và tự nguyện, trước khi chết vài ngày ông còn dặn dò lại các
con là cho anh T toàn bộ nhà đất cho chị N và chị H mỗi người một cây vàng,
hôm dặn dò đấy có người làm chứng là bà Hoàng thị L (hàng xóm) và ông
Nguyễn Xuân D ( hàng xóm).
Tại bản kết luận giám định của Bộ công an đã kết luận cuốn băng anh T
trình bày là cuốn băng gốc và hai người con gái là chị N và chị H cũng thừa
nhận giọng nói trong băng là của ông K. Song do trình độ hiểu biết pháp luật
còn hạn chế nên khi ông K mất các nhân chứng cũng không ghi chép lời dặn
dò đó thành văn bản và đi công chứng, chứng thực. Từ nhận định trên Hội


đồng xét xử đã chấp nhận di chúc miệng của ông K là có hiệu lực pháp luật và
chia thừa kế di sản của ông K theo di chúc miệng mà ông để lại.
Nhận xét: Trong vụ án trên Tòa án chấp nhận di chúc miệng của ông K
mặc dù hình thức thể hiện di chúc là không phù hợp với quy định và giải
quyết sai với quy định pháp luật vì bản di chúc của ông K là bản di chúc với
hình thức miệng nhưng được lập không đúng theo thủ tục pháp luật quy định
Theo quy định pháp luật tại điều 652 BLDS thì di chúc miệng chỉ được thừa
nhận nếu đã có người làm chứng ghi chép lại thành văn bản và được công
chứng, chứng thực. Tuy nhiên, nếu áp dụng theo đúng quy định của pháp luật
thì bản di chúc của ông K sẽ không được thừa nhận và điều đó cũng đồng
nghĩa với ý chí nguyện vọng cuối cùng của ông K không được tôn trọng và

thực hiện. Do sự hiểu biết pháp luật của những người làm chứng còn hạn chế
nên họ đã không ghi chép lời dặn dò của ông K lại thành văn bản và công
chứng, chứng thực tuy nhiên trong trường hợp này ta thấy đã đủ căn cứ khẳng
định rằng di chúc miệng của ông K là ý chí tự nguyện cuối cùng của cụ lập
khi hoàn toàn minh mẫn nên di chúc đó cần được thừa nhận vấn đề cần giải
quyết ở đây là cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể
về vấn đề này.
Vụ án thứ 2 : Về phân chia di sản thừa kế trong trường hợp bản di
chúc không hợp lệ về nội dung (được quy đinh tại điều 653 BLDS)
Chị Thỏa con bà Đệ kết hôn với anh Khiêm là con ông Sơn năm 1998.
Năm 2000, anh Khiêm chết, tháng 7 năm 2003 chị Thỏa vay cơ quan 5000000
đồng để mua một chiếc xe máy Wave 13500000. Ngày 5/11/2003, khi lâm
chung chị Thỏa dặn: “ Chiếc xe máy là của riêng con, con giao lại cho mẹ, khi
con chết mẹ xuống cơ quan hỏi xem được thanh toán bao nhiêu tiền thì đem
trả nợ cho con”, có bà Len làm chứng. Ngoài ra chị có chúc thư để lại cho bà
Đệ.
Bà Đệ đến cơ quan chị Thỏa để giải quyết thì ông Sơn đã trả 5000000
đồng và sử dụng chiếc xe. Bà Đệ khởi kiện yêu cầu được chia thừa kế theo di


chúc.Ông Sơn cho rằng khi chị Thoa mua xe ông cho chị 4 triệu đồng, chi phí
mai tang chị và trả nợ cho cơ quan là 5 triệu đồng nên không nhất trí trả xe
cho bà Đệ.
Tại bản án DSST số 29 ngày 28/9/2004 nhận định: chúc thư của chị
Thỏa không ghi rõ đặc điểm chiếc xe, không có ngày, tháng, năm, không ghi
họ tên người được hưởng di sản theo điều 653 BLDS nên không hợp lệ. Khi
lâm chung chị Thỏa có di chúc miệng nhưng không hợp pháp. Ông Sơn đã
cho chị Thoa 4 triệu đồng và trả nợ 5 triệu trong giá trị chiếc xe, bác yêu cầu
khởi kiện của bà Đệ.
Bà Đệ kháng cáo. Bản án DSPT nhận định: Chúc thư của chị Thỏa mặc

dù không ghi rõ ngày tháng năm lập di chúc, không ghi họ tên người được
hưởng di sản và số khung, số xe máy nhưng chị Thỏa hoàn toàn tự nguyện,
minh mẫn, chị là người đăng kí xe nên di chúc hợp pháp, bác yêu cầu của bà
Đệ là không đúng, không có chứng cứ việc ông Sơn cho chị Thỏa 4 triệu
đồng. Án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, bà Đệ được sở hữu chiếc xe máy và
phải trả cho ông Sơn 5 triệu đồng.
Nhận xét: Trong vụ án trên, tại phiên tòa sơ thẩm đã xét xử quá cứng
nhắc khi không công nhận bức thư của chị Thỏa. Về lời dặn dò của chị Thỏa
tuy không đáp ứng đủ các điều kiện của di chúc miệng nhưng đó chính là một
căn cứ chứng minh cho ý chí của chị Thỏa trong bản chúc thư. Một sai lầm
khác là án sơ thẩm chấp nhận lời trình bày của ông Sơn về 4 triệu đồng khi
chưa có đủ chứng cứ.
Vụ án thứ 3 : Về phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di
chúc lập không đúng thủ tục, trình tự theo quy định pháp luật.
Bà Trần Thị Giáng có bốn người con là ông Nguyễn Quang Thanh,
Nguyễn Quang Mạnh, Nguyễn Thị Hồng và Phan Thị Thịnh, bốn người con
là của bốn người bố khác nhau và đều mất trước bà Giáng. Ngày 5/1/2007 bà
Giáng chết để lại khối di sản là thửa đất số 2 Phạm Hồng Thái – P Bà Triệu
Nam Định, trên đất có 2 ngôi nhà hai tầng. Sau khi bà Giang chết một thời


gian bà Hồng có đưa ra một bản di chúc đánh máy lập này 3/10/2006 nói là
của bà Giáng để lại. Theo nội dung di chúc thỳ bà Giáng xác định có một thửa
đát số 2 Phạm Hòng Thái là 10m mặt đường, sâu 6m diện tích 60m2 trên đất
đã xây 2 căn nhà 2 tầng. Do bà tuổi cao sức yếu nên bà làm giấy di chúc ủy
quyền chia toàn bộ đất làm 3 phần cho 3 người con là các ông Nguyễn Quang
Thanh, Nguyễn Quang Mạnh và bà Nguyễn Thị Hồng mỗi người được 3,3m
mặt đường đất. Cuối bản di chúc có chữ kí, điểm chỉ và tên bà Giáng, ngoài ra
còn có chữ kí của bà Hồng, ông Thanh và chữ kí xác nhận của cán bộ phường
Bà Triệu. Khi xem bản di chúc này thấy có nhiều khuất tất không đúng với

thực tế và tình cảm của bà Giáng khi còn sống vì vậy mà bà Thịnh khởi kiện
đề nghị Tòa án hủy bản di chúc ngày 3/10/2006 và chia thừa kế theo pháp luật
để đảm bảo quyền lợi của Bà.
Theo các đương sự xác định và tài liệu thu thập được thì khi còn sống
bà Giáng có lập một bản di chúc “ giấy di chúc ủy quyền” lập ngày 3/10/2006
được đánh máy và có chữ kí, dấu vân tay, điểm chỉ của người lập là bà Trần
Thị Giáng, ngoài ra còn có chữ kí của người làm chứng là ông Nguyễn Quang
Thanh và bà Nguyễn Thị Hồng, cán bộ tư pháp, địa chính phường. Mặt sau
bản di chúc có xác nhận của ông UBND phường Bà Triệu vào ngày 6/10/2006
. Theo bà Hồng khai thì bản di chúc do bà Giáng đọc cho cán bộ phường đánh
máy tại phường sau đó cán bộ phường đọc lại cho bà Giáng nghe, bà nhất trí
rồi kí và điểm chỉ vào bản di chúc ngay sau đó thì cán bộ phường kí xác nhận
vào bản di chúc. Nhưng theo lời khai của ông Ngô Sỹ N và ông Phạm Văn P
là người có mặt hôm ký xác nhận vào bản di chúc thì bà Giáng cùng với bà
Hồng và ông Thanh mang di chúc đánh máy sẵn đến phường xin xác nhận.
Điều này hoàn toàn phù hợp với thục tế bản di chúc lập ngay 3/6/2006. Mặt
khác ông Thanh và bà Hồng là những người được hưởng thừa kế theo di chúc
và diện thừa kế theo pháp luật lại là người làm chứng ký vào.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại
phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa Hội đồng xét xử quyết


định hủy bản di chúc ngày 3/10/2006 và chia di sản thừa kế của bà Giáng theo
pháp luật.
Nhận xét: Trong vụ án trên, Tòa án không thừa nhận bản di chúc trên
là hoàn toàn chính xác vì bản di chúc của bà Giáng lập tính xác thực chưa cao
và thủ tục lập là không đúng so với quy định của pháp luật tại điều 658
BLDS. Bà Giảng lập di chúc với hình thức di chúc là văn bản xong di chúc lại
được đánh máy và có chữ kí sẵn của bà, sau đó được bà cùng hai con mang
đến phường xin xác nhận sau đó 3 ngày. Mặt khác, hai người làm chứng trong

di chúc lại là người được thừa kế theo di chúc và theo pháp luật nên theo quy
định thì hai người con này không thỏa mãn điều kiện của người làm chứng tại
điều 654 BLDS
II.

Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong giải quyết tranh
chấp về thừa kế theo di chúc:

II.1 Nguyên nhân chủ quan:
-

Qua các hội nghị tổng kết công tác, tòa án các cấp đã tìm ra được cấc
nguyên nhân dẫn đến chất lượng xét cử các tranh chấp dân sự, trong đó có

-

thừa kế theo di chúc còn hạn chế, với quyết định của BLTTDS 2004.
Tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của
một số ít thẩm phán còn chưa cao, chưa thận trọng trong khi thực hiện
chức năng, nhiệm vụ được giao. Trình độ năng lực chuyên môn cũng như

-

kĩ năng xét xử của một số ít thẩm phán chưa ngang tầm nhiệm vụ.
Nhiều trường hợp tòa án giải quyết vụ án khi chưa thu thập đủ tài liệu, dẫn

-

đến giải quyết vụ án sai pháp luật.
Ngoài ra, do trình độ hiểu biết pháp luật con hạn chế, người lập di chúc

không tuân theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định gây ra những
tranh chấp về sau. Mặc dù vấn đề về tranh chấp chia thừa kế đã được các
văn bản luật và văn bản dưới luật quy định một cách khá cụ thể và chi tiết,
tuy nhiên trong thực tế nhiều khi các cơ quan chức năng cũng đã lúng túng
trước các vụ việc thực tế xẩy ra do các sự việc này thường rất phức tạp,
nhiều khi nó không trùng khớp với các quy định của pháp luật.


II.2 Nguyên nhân khách quan:
-

Hệ thống pháp luật nước ta đang dần được hoàn thiện nhưng vẫn còn hạn
chế như Đảng đã nhận định: “Nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn
chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống.
Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lí và chưa được coi

-

trọng đổi mới, hoàn thiện.”
Thực trạng uy tín của đội ngũ thẩm phán ở nước ta , đã có ý kiến cho rằng:
“ Đội ngũ cán bộ tư pháp ( trong đó có thẩm phán) còn thiếu, trình độ

-

nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận còn yếu.”
Các quy định của BLTTDS về nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ
của đương sự và trách nhiệm của tòa án trong việc yêu cầu cung cấp chứng
cứ chưa được nhận thức đúng đắn, đương sự phó mặc cho tòa án thu thập
chứng cứ trong khi tòa án thì e ngại vi phạm tố tụng vì BLTTDS năm 2004
không cho phép Tòa án tự xác minh thu thậ chứng cứ khi không có yêu


-

cầu của đương sự.
Các địa phương trong cả nước : còn khó khăn về điều kiện kinh tế, văn
hóa, xã hội nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa số lượng luật sư
còn quá ít ỏi, hoạt động hỗ trợ pháp lí còn chưa phổ biến nên việc thực
hiện nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ khó mà đáp ứng để giải

-

quyết vụ án.
Pháp luật dân sự còn nhiều bất cập, chồng chéo và mâu thuẫn, nhất là
trong lĩnh vực quyền sử dụng đất . Một số vấn đề phát sinh trong lĩnh vực
thừa kế theo di chúc chưa được bộ luật dân sự điều chỉnh hoặc còn khó
hiểu, khó áp dụng. Nhiều quyết định của pháp luật còn vướng mắc nhưng
chưa có sự giải thích, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến nhận

III.

thức và phán quyết giữa tòa án các cấp không thống nhất.
Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh
a.

chấp về thừa kế theo di chúc:
Về phía Tòa án:
Một là: Tổ chức tốt công tác tiếp dân, bồi dưỡng cán bộ có đủ năng lục

về trình độ chuyên môn cũng như cách ứng xử nhẹ nhàng, cởi mở tạo tâm lý



tin tưởng ở người dân khi họ tới làm việc. Bởi do chưa hiểu biết đầy đủ về
pháp luật nói chung cũng như pháp luật về thừa kế theo di chúc nói riêng nên
họ còn nhiều lúng túng khi làm việc với cơ quan pháp luật. Công tác tiếp dân
được tổ chức tốt sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp về sau được tiến hành
thuận lợi, dễ dàng hơn.
Hai là: Trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp luôn phải quán triệt
nguyên tắc "kiên trì giúp đỡ các đương sự để họ tự thoả thuận với nhau".
Trước diễn biến tình hình tranh chấp chia thừa kế có xu hướng ngày càng
phức tạp như hiện nay thì việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới phát sinh
tranh chấp của từng vụ án là rất cần thiết để từ đó có những phương pháp
thích hợp trong công tác hoà giải.
Ba là: Toà án phối hợp với các cấp, các ngành trong việc nâng cao trình
độ hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế theo di chúc nói
riêng cho người dân để họ có thể nắm bắt được các quyền và nghĩa vụ của
mình trong quan hệ về thừa kế. Đây là một trong những hình thức tuyên
truyền giáo dục ý thức pháp luật đem lại hiệu quả cao. Qua đó có thể giảm
thiểu những tranh chấp phát sinh do sự thiếu hiểu biết về pháp luật.
b.

Về việc xây dựng và hoàn thiện những chính sách, pháp luật về
thừa kế theo di chúc :
Cần phải được chú trọng nhằm tạo ra những cơ sở pháp lý quan trọng

trong công tác quản lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của người liên quan:
-

Về hình thức của di chúc:
Pháp luật nên quy định hình thức của di chúc đa dạng, phù hợp hơn trong


-

điều kiện xã hội hiện đại như: di chúc do ghi âm, ghi hình, …
Về điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng: nếu trường hợp chỉ có 1 người

1.

làm chứng nhưng kèm theo băng ghi âm hoặc có một người vừa làm
chứng vừa viết hộ di chúc cũng được coi là di chúc hợp pháp. Không nên
chấp nhận hình thức di chúc miệng đối với di chúc từ 2 người trở lên.
2. Về nội dung của di chúc:


Cần quy định di chúc có điều kiện trong luật mới như : “ Người lập di
chúc có quyền lập di chúc có điều kiện. Di chúc có điều kiện phải đáp ứng các
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của bộ luật này.”
-

Xác định hiệu lực của di chúc:
Trong trường hợp một người đã lập di chúc bằng văn bản nhưng di chúc

-

cuối cùng là di chúc miệng thì di chúc này được coi là di chúc hợp pháp.
Trường hợp bản án đã co hiệu lực pháp luật mới phát hiện bản di chúc sau

3.

cùng của người để lại di sản theo khoản 5 Điều 667 BLDS 2005 chỉ di
chúc này mới có hiệu lực nên bổ sung quyết định này như sau: “ Khi một

người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản và tài sản đó chưa chia
-

thì bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.”
Về di chúc chung của vợ chồng: nên quy định thời điểm có hiệu lực của di
chúc chung vợ chồng như điều 671 BLDS1995 và cần quy định nguyên tắc
xác định phần tài sản của một bên trong khối tài sản chung khi một bên

-

chết trước.”
4. Di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng:
Cần sửa đổi bổ sung quy định tại đoạn cuối khoản 1 Điều 670 BLDS2005
theo hướng quy định rõ sau khi hết thời hiệu quy định tại điều 247 BLDS
2005 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì dân sự đó thuộc về người
đang quản lý hợp pháp dân sự, không nhất thiết phải là người thuộc diện
thừa kế theo pháp luật vì di sản đó có thể được giao cho một người bất kì
quản lí. Nếu không có người nhận thì di sản đó thuộc về nhà nước. Nên
cho phép trong mọi trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản
dùng vào việc thờ cúng, với tỷ lệ tương thích với khối di sản và nghĩa vụ

-

mà họ để lại.
Để đảm bảo quyền lợi cho người thứ 3 trong một số giao dịch thì pháp luật
nên cần quy định người được di tặng, tặng cho trong vòng 3 năm trước khi
người lập di chúc chết cũng phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người
chết để lại thì mới công khác.
5. Về cách tính các khoản công sức đóng góp vào việc duy trì, bảo
quản di sản:



Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về việc tính thù lao, công sức
đóng góp cho người có công quản lý, tu bổ di sản và hầu hết trong các tranh
chấp thừa kế theo di chúc thường không có sự thỏa thuận trước về tiền công
quản lý di sản nên mỗi tòa án địa phương có cách tính khác nhau. Vì vậy cần
phải có những quy định mang tính định hướng, bảo vệ quyền lợi cho người có
đóng góp lâu dài.
6.

Về giải thích di chúc:

Cần sửa đổi điều 673 BLDS như sau: “ Khi di chúc có những vấn đề
dẫn đến cách hiểu không thống nhất thì những người thừa kế có quyền cùng
nhau giải thích di chúc, nếu không thống nhất được thì có quyền yêu cầu tòa
án giải quyết.”
Về người làm chứng cho việc lập di chúc, viết hộ di chúc:
Pháp luật cần quy định điều kiện của người làm chứng cho việc lập di chúc
7.

-

phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc các hàng thừa kế
theo pháp luật, không có quyền lợi liên quan đến nội dung di chúc. Người
viết hộ di chúc phải từ 18 tuổi trở lên và cần ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, lí do
-

viết hộ di chúc.
Người có thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc đồng thời là người
làm chứng cho việc lập di chúc nếu di chúc được lập tại cơ quan công

chứng.
KẾT LUẬN
Trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế xã hội, một số quy định

về thừa kế theo di chúc trong BLDS 2005 dường như đã rất chặt chẽ, hợp lý
nhưng trong thực tế thì lại nặng về thủ tục, có thể hiểu theo nhiều cách khác
nhau khiến cho các vụ án về tranh chấp về thừa kê theo di chúc càng tăng
nhanh về số lượng. Trong quá trình xét xử, tòa án vẫn bộc lộ nhiều án chế và
bất cập.
Chia thừa kế là một vấn đề phức tạp đối với nhân dân cũng như đối với
những người ban hành và thực thi pháp luật, đặc biệt trong điều kiện phát
triển kinh tế như hiện nay, đang đặt ra cho toàn xã hội chúng ta những vấn đề


đòi hỏi phải có những giải pháp, những hướng đi đúng đắn để làm sao giải
quyết được tốt nhất và đúng pháp luật trong lĩnh vực này. Để làm được điều
đó trước mắt chúng ta cần nghiên cứu hoàn thiện và làm tốt công tác giải
quyết tranh chấp chia thừa kế. Đó chính là mục tiêu chúng ta hướng tới.


1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NXB Công an nhân dân, Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình “ Luật dân sự

2.
3.
4.

Việt Nam”, Tập 1,2006

Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005
Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995
Khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Thị Lý, “ Hình thức di chúc, một số vấn

5.

đề lý luận và thực tiễn”.
Luận văn thạc sỹ, Lương Thị Hợp, “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc tại tỉnh Cao Bằng”



×