Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

vấn đề tuổi trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.2 KB, 14 trang )

Bài tập lớn học kỳ

Luật kinh doanh bảo hiểm

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đã từng xuất hiện ở Việt Nam kể từ thời Pháp
thuộc và ở miền nam Việt Nam trước năm 1975. Thị trường bảo hiểm nhân thọ ở
Việt Nam hiện nay được tái lập từ năm 1996 (theo Quyết định số 281/BTCTCNH của Bộ tài chính ngày 20/3/1996 về việc triển khai thí điểm hoạt động
kinh doanh bảo hiểm nhân thọ). Đến nay, thị trường bảo hiểm nhân thọ đã có sự
phát triển vượt bậc với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có những doanh
nghiệp bảo hiểm của các tập đoàn bảo hiểm lớn trên thế giới như Frudential,
Great Eastern, Manulife...
Trong nền kinh tế thị trường, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ giữ một
vai trò quan trọng. Bảo hiểm nhân thọ mang lại nhiều lợi ích cho con người và
nền kinh tế. Bên cạnh yếu tố bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ còn có tính tiết kiệm,
giúo bên mua bảo hiểm có thể thực hiện được mục đích của mình khi được
doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, số phí
bảo hiểm sẽ được đầu tư có hiệu quả, đem lợi nhuận cho doanh nghiệp và góp
phần tăng trưởng kinh tế. Theo đó, mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm và
bên mua bảo hiểm là mối quan hệ hợp đồng, gọi là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được các bên thỏa thuận vừa là công cụ thực hiện
pháp luật vừa là sản phẩm của thị trường bảo hiểm nhân thọ. Phần nội dung
chính của bài luận hướng đến tìm hiểu vấn đề liên quan đến loại hợp đồng bảo
hiểm này, mà cụ thể là là vấn đề tuổi trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ.

NỘI DUNG
1


Bài tập lớn học kỳ



I.

Luật kinh doanh bảo hiểm

Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
1. Khái niệm

Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) tại khoản 1
Điều 12 mới chỉ đưa ra khái niệm về hợp đồng bảo hiểm nói chung, còn khái
niệm về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ lại chưa được đề cập cụ thể, rõ ràng. Tuy
nhiên, trên tinh thần của quy định này cùng với những hiểu biết nhất định về bảo
hiểm nhân thọ, có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm về việc doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bảo hiểm cho
tuổi thọ của người được bảo hiểm, với điều kiện bên mua bảo hiểm phải đóng
phí bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm cho ngừoi được bảo
hiểm hoặc người thụ hưởng nếu người được bảo hiểm sống hoặc chết trong thời
gian thỏa thuận.
2.

Một số đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Là một loại hợp đồng bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm con người, hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ có những đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có đối tượng là tuổi thọ của con
người. Đặc điểm này rất quan trọng và chi phối các đặc điểm khác. Trong hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ, nghĩa vụ khai báo đúng tuổi của người được bảo hiểm
là rất quan trọng. Căn cứ vào độ tuổi của người được bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ xác định người đó có thuộc nhóm tuổi tham gia bảo hiểm hay không

và mức phí bảo hiểm sẽ được định phí ra sao cho hợp lý. Về lý thuyết, mức độ
rủi ro sẽ khác nhau theo độ tuổi của người được bảo hiểm. Thêm nữa, tuổi thọ
của con người còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan cũng như khách
2


Bài tập lớn học kỳ

Luật kinh doanh bảo hiểm

quan khác. Chính vì vậy, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường có nội dung rất
phức tạp mà nguyên nhân chủ yếu là do tính phức tạp của đối tượng bảo hiểm
tạo ra.
Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng có tính chất lâu dài. Sở dĩ
có đặc trưng này là vì người mua bảo hiểm nhân thọ thường nhằm hai mục đích:
một là đảm bảo khả năng kinh tế cho bản thân mình bị mất sức lao động khi về
già; hai là nuôi sống hoặc chăm sóc những người thân gia đình của người mua
bảo hiểm sau khi người này qua đời.
Thứ ba, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, sự kiện bảo hiểm không hoàn
toàn gắn liền với rủi ro. Ngoại trừ nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ thuần túy, ngoài
trường hợp khi người được bảo hiểm gặp rủi ro được bảo hiểm, trách nhiệm trả
tiền của doanh nghiệp bảo hiểm còn phát sinh trong một số trường hợp khác (hết
thời hạn hợp đồng, hoàn phí hay trả giá trị hoàn lại).
Thứ tư, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là thỏa thuận đầu tư và có tính chất tiết
kiệm, tích lũy tài chính cho người tham gia bảo hiểm. Việc xác lập hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ không những tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm được
bảo vệ bằng hình thức bảo hiểm, mà còn có thể được hương quyền lợi, chính là
tiền lãi, giống như hình thức gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại.
Thứ năm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng thanh toán có định mức.
Điều này được hiểu là khi sự kiện bảo hiểm xảy ra như đã dự liệu trước trong

hợp đồng (người được bảo hiểm sống hoặc chết trong thời hạn thỏa thuận) thì
doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Số tiền này
không là trách nhiệm bồi thường tổn thất mà là giúp đỡ về mặt vật chất cho bên
mua bảo hiểm và số tiền này đã được ấn định sẵn trong hợp đồng.
3


Bài tập lớn học kỳ

Luật kinh doanh bảo hiểm

3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm, căn cứ
vào tính chất của sự kiện bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được chia thành
các loại như sau.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết vào
bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời họ, kể từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ trọn đời phát sinh hiệu lực.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm vẫn
sống đến thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ sinh kỳ có 3 dạng chủ yếu: Bảo hiểm có số tiền bảo hiểm được trả sau;
bảo hiểm trợ cấp trả sau; bảo hiểm trợ cấp trả ngay.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm chết
trong thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm nhân

thọ tử kỳ có 3 dạng chủ yếu: bảo hiểm tử kỳ tạm thời; bảo hiểm tử kỳ trường
sinh; bảo hiểm tử kỳ có điều kiện.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp
4


Bài tập lớn học kỳ

Luật kinh doanh bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ kết
hợp cả hai loại nghiệp vụ: hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ và hợp đồng bảo hiểm tử
kỳ. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp bao gồm 2 dạng: Bảo hiểm nhân thọ
hỗn hợp thường và bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có thời hạn.
Ngoài ra còn có các loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác là bảo hiểm trả
tiền định kỳ, bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí.
II.

Vấn đề tuổi trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân

thọ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng ký kết giữa bên mua bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, vấn đề tuổi chỉ được đặt ra đối với bên mua
bảo hiểm, và cụ thể ở đây là cá nhân, tức người mua bảo hiểm.
1. Vấn đề tuổi trong giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Vấn đề tuổi trong giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được đặt ra đối với 2
đối tượng: Người mua bảo hiểm là người đứng tên trực tiếp trong hợp đồng
(người tham gia giao kết hợp đồng) và người được bảo hiểm (hoặc người thụ
hưởng).
1.1.


Người mua bảo hiểm là người giao kết hợp đồng

Khoản 6 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Bên mua bảo hiểm
là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm
và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được
bảo hiểm hoặc người thụ hưởng”. Như vậy người mua bảo hiểm là chủ thể
đứng tên trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và là người có nghĩa vụ nộp phí
bảo hiểm.
5


Bài tập lớn học kỳ

Luật kinh doanh bảo hiểm

Là một dạng của hợp đồng dân sự nói chung, việc giao kết hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ cũng cần tuân thủ các điều kiện nhất định như trong khi giao
kết hợp đồng dân sự. Cụ thể, người mua bảo hiểm – chủ thể giao kết hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Năng lực hành vi dân sự đầy đủ ở đây, theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2005 (Điều 19), có nghĩa là, người mua bảo hiểm phải đủ 18 tuổi trở lên (đã
thành niên) và không mắc các bệnh làm hạn chế hoặc mất khả năng nhận
thức.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ vô hiệu nếu có một trong các điều kiện
vô hiệu của hợp đồng. Trong đó có vấn đề điều kiện của chủ thể giao kết hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ (Điều 130 Bộ luật dân sự năm 2005). Vì vậy, điều
kiện về tuổi, trong trường hợp này, có ý nghĩa quyết định tới việc có hoặc
không có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Lưu ý rằng người mua bảo hiểm là người giao kết hợp đồng bảo hiểm còn

có thể chính là người được bảo hiểm (hoặc người thụ hưởng). Phần tiếp theo
sẽ giải quyết vấn đề này.
1.2.

Người được bảo hiểm (hoặc người thụ hưởng)

Người được bảo hiểm: là cá nhân có tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, tai nạn
được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Khi rủi ro thuộc phạm vi bảo
hiểm xảy ra đối với người này sẽ làm phát sinh trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm
của doanh nghiệp bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là bên mua
bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm không phải là bên mua bảo hiểm thì bên
mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với người được bảo
hiểm.
6


Bài tập lớn học kỳ

Luật kinh doanh bảo hiểm

Người thụ hưởng: là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để
nhận tiền bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, không nhất thiết phải
quy định rõ người thụ hưởng. Nếu trong hợp đồng không thỏa thuận về người
thụ hưởng, số tiền bảo hiểm được trả là tài sản của bên mua bảo hiểm hoặc người
được bảo hiểm (tùy quy định của từng doanh nghiệp bảo hiểm).
Khoản 7 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Người được bảo
hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo
hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là
người thụ hưởng”.
Với đặc trưng đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ của

con người nên người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chỉ
có thể là cá nhân. Hay nói cách khác, người được bảo hiểm trong hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ là cá nhân có tuổi thọ được bảo hiểm trong hợp đồng.
Luật kinh doanh bảo hiểm cũng như các văn bản khác không giới hạn quy
định về độ tuổi của người được bảo hiểm, tuy nhiên, trong trường hợp giao
kết hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 điều 34 Luật kinh doanh
bảo hiểm: “2. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho
trường hợp chết của những người sau đây: a) Người dưới 18 tuổi, trừ
trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản;
b) Người đang mắc bệnh tâm thần”.
Như vậy, vấn đề tuổi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ chỉ đặt ra khi giao kết hợp đồng bảo hiểm tử kỳ hoặc bất cứ hình
thức bảo hiểm nào khác có kèm theo trường hợp chết cho người khác theo
Luật kinh doanh bảo hiểm.
7


Bài tập lớn học kỳ

Luật kinh doanh bảo hiểm

Tuy nhiên, trong thực tế thì việc độ tuổi của người được bảo hiểm là vấn
đề mà doanh nghiệp bảo hiểm rất lưu tâm, nó ảnh hưởng tới việc chấp nhận
hay không chấp nhận bảo hiểm cũng như mức phí của hợp đồng bảo hiểm.
Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp chỉ thích hợp để áp
dụng cho một số độ tuổi nhất định. Độ tuổi của người được bảo hiểm là một
điều kiện quan trọng để doanh nghiệp bảo hiểm đi đến quyết định có thực
hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay không. Nhóm tuổi được bảo
hiểm nhân thọ hiện nay không được quy định rõ trong luật, nhưng theo các
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thì độ tuổi để được mua bảo hiểm nhân thọ

là từ 1 đến 65 tuổi.
2. Vấn đề tuổi trong thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
2.1.

Nghĩa vụ cung cấp thông tin về tuổi của người được bảo hiểm

trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Nghĩa vụ cung cấp thông tin, là nghĩa vụ đầu tiên và cũng là nghĩa vụ của
cơ bản khi tham gia bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng.
Tuổi thọ là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, vì lẽ đó, việc cung
cấp thông tin về tuổi của người được bảo hiểm càng trở nên quan trọng hơn.
Đối tượng là tuổi thọ của con người là đối tượng không định giá được bằng
tiền. Hơn nữa, mức độ rủi ro liên quan đến tuổi thọ của người được bảo hiểm
là rất khó xác định bởi nó bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, cả
khách quan và chủ quan.
2.2.

Hậu quả pháp lý khi người mua bảo hiểm khai báo sai tuổi

của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

8


Bài tập lớn học kỳ

Luật kinh doanh bảo hiểm

Tuổi của người được bảo hiểm là cơ sở tính phí bảo hiểm. Khi bên mua
bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách chính xác,

cụ thể là khai báo sai tuổi của người được bảo hiểm, thì tất yếu sẽ phát sinh
những hậu quả pháp lý nhất định, điều này được cụ thể hoá tại khoản 2 Điều
34 Luật kinh doanh bảo hiểm:
Thứ nhất, trong trường hợp người mua bảo hiểm khai báo sai tuổi của
người được bảo hiểm, mà tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc
nhóm tuổi được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng
bảo hiểm đã giao kết đồng thời hoàn trả số phí mà bên mua bảo hiểm đã
đóng trừ đi các chi phí có liên quan.
Thứ hai, trong trường hợp bên mua bảo hiểm khai báo sai tuổi của bên
được bảo hiểm làm giảm số phí bảo hiểm phải đóng và tuổi đúng của người
được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi được bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng bổ sung số phí còn thiếu
tương đương với số tiền đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc giảm số tiền bảo
hiểm đã thoả thuận tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.
Thứ ba, trong trường hợp, bên mua bảo hiểm khai báo sai tuổi của bên
được bảo hiểm làm tăng số phí bảo hiểm phải đóng và tuổi đúng của người
được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi được bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả lại phần phí vượt quá mà bên mua bảo hiểm đã đóng hoặc tăng
số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số
phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng.
III.

Thực trạng của vấn đề tuổi trong giao kết và thực hiện hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ
9


Bài tập lớn học kỳ


Luật kinh doanh bảo hiểm

1. Những kết quả đã đạt được
Những kết quả đã đạt được, ở đây được hiểu không phải là những lợi ích mà
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đem lại, mà trong phạm vi đề bài chính là những
quy định hợp lý của pháp luật đối với vấn đề tuổi trong hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ, từ đó giúp cho loại hợp đồng này phát triển theo đúng hướng và mang lại giá
trị cho xã hội.
Thứ nhất là về quy định đối với người mua bảo hiểm là người giao kết hợp
đồng. Luật kinh doanh bảo hiểm quy định điều kiện về tuổi đối với người
giao kết hợp đồng bảo hiểm là người từ đủ 18 tuổi trở lên tại thời điểm nộp
hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, đang cư trú tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Điều này là hợp lý và thống nhất với luật chung về điều kiện giao kết hợp
đồng và cũng là yếu tố quan trọng để hợp đồng đó có hiệu lực.
Thứ hai là về quy định đối với người được bảo hiểm (hoặc người thụ hưởng).
Trong các thông tin về người được bảo hiểm, độ tuổi của người được bảo
hiểm được coi là thông tin quan trọng nhất và không thể thiếu đối với mọi
loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Khoản 1 Điều 34 Luật kinh doanh bảo
hiểm quy định: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải thông báo chính xác
tuổi của người được bảo hiểm vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để
làm cơ sở tính phí bảo hiểm”.
 Quy định này là cần thiết vì theo quy luật tự nhiên cũng như theo kết
quả thống kê của hầu hết các bảng tỉ lệ tử vong cho thấy tỉ lệ tử vong của
con người tăng khi tuổi tăng (trừ lứa tuổi từ sơ sinh đến 10 tuổi). Độ tuổi của

10


Bài tập lớn học kỳ


Luật kinh doanh bảo hiểm

người được bảo hiểm do đó có ảnh hường trực tiếp đến việc đánh giá rủi ro
và ra quyết định chấp nhận bảo hiểm hay không của doanh nghiệp bảo hiểm.
Ngoài ra, Luật kinh doanh bảo hiểm cũng đề cập đến những dự liệu trong
trường hợp bên mua bảo hiểm khai sai tuổi dẫn đến việc giảm số phí bảo
hiểm phải đóng để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm (đây chính
là tình trạng trục lợi bảo hiểm nhân thọ về tuổi và sẽ được đề cập trong phần
tiếp theo của bài luận) hoặc tăng số phí bảo hiểm phải đóng để bảo vệ quyển
lợi của của bên mua bảo hiểm (Điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm).
2. Những thách thức, khó khăn trong tương lai
Như đã đề cập, thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
nói riêng và thị trường bảo hiểm nói chung gặp phải, chính là vấn đề trục lợi bảo
hiểm nhân thọ về tuổi, tức khai báo sai tuổi của người được bảo hiểm (còn đối
với tuổi của người giao kết hợp đồng bảo hiểm thì là trường hợp không quá phổ
biến).
Mặc dù Luật kinh doanh bảo hiểm không phân biệt rõ việc thông báo sai
tuổi là do lỗi vô ý hay cố ý nhưng trên thực tế, về mối quan hệ gần gũi giữa
người mua bảo hiểm và người được bảo hiểm, rất khó có thể tin rằng bên
mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm hoàn toàn do lỗi
vô ý. Do vậy, nếu bên mua bảo hiểm cố ý thông báo sai tuổi của người được
bảo hiểm cũng chính là hành vi lừa dối nhằm giao kết hợp đồng.
 Hậu quả pháp lý: Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng
bảo hiểm và hoàn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng sau khi
trừ đi các chi phí hợp lý liên quan hoặc hoàn trả giá trị hoàn lại của hợp đồng
nếu hợp đồng đã có hiệu lực 02 năm trở lên.
11



Bài tập lớn học kỳ

Luật kinh doanh bảo hiểm

Độ tuổi để được mua bảo hiểm nhân thọ hiện nay là từ 1 đến 65 tuổi. Việc
xác định chính xác tuổi của người được bảo hiểm góp phần rất quan trọng
trong việc tính phí bảo hiểm và bảo vệ doanh nghiệp bảo hiểm. Có rất nhiều
trường hợp mà người được bảo hiểm đã 70, 80 tuổi nhưng vẫn mua bảo hiểm
nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm không biết do người mua đã khai báo sai
sự thật. Chính vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải trả tiền bảo hiểm rất
nhanh sau đó và chịu thiệt khi mà người được bảo hiểm đã ở độ tuổi “gần đất
xã trời”; sau khi hợp đồng phát sinh hiệu lực thì cũng là lúc người đó qua
đời. Thực tế này không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều quốc gia khác.
Các đại lý bảo hiểm, trong vai trò là trung gian cũng đóng góp không ít
“công sức” vào thực tế này, vì họ là người gần gũi nhất với bên mua bảo
hiểm, và chỉ cần được chiết khấu một phần từ số tiền bảo hiểm, họ có thể sẵn
sàng tiếp tay cho hành vi trục lợi bảo hiểm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp
bảo hiểm.
 Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm chủ
yếu dựa trên các thông tin do bên mua bảo hiểm tự kê khai để quyết định có
chấp nhận bảo hiểm hay không. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại chưa chú
trọng đến việc kiểm tra, xác minh tính đúng đắn của những thông tin này dẫn
đễn trường hợp người giao kết hợp đồng khai gian tuổi của mình khi ký kết
cũng như khai gian tuổi của người sẽ được bảo hiểm mà hậu quả pháp lý có
thể đưa đến việc hủy bỏ hợp đồng. Chính vì thế mà các doanh nghiệp bảo
hiểm để tránh rủi ro trong trường hợp bên mua bảo hiểm khai sai tuổi để
giảm phí bảo hiểm phải đóng nên coi việc kiểm tra, xác minh các thông tin
mà bên mua bảo hiểm cung cấp về tuổi của người được bảo hiểm là việc cần
phải thực hiện một cách chính xác hơn nữa.
12



Bài tập lớn học kỳ

Luật kinh doanh bảo hiểm

Một vấn đề khác nữa hiện nay chính là sự già hóa dân số. Có một hiện
tượng chung trên toàn cầu đó là tuổi thọ trung bình đang tiếp tục tăng lên mà
không có dấu hiệu sẽ ngừng lại hay đi ngược lại với xu thế chung trong tương
lai. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ. Năm 1980,
phụ nữ ở tuổi 65 được kỳ vọng sẽ sống thêm trung bình là 17 năm nữa. Năm
1990, con số này tăng lên là 22 năm. Đối với nam giới, tuổi thọ trung bình của
những người ở tuổi 65 đã tăng từ 14 lên 18 năm nữa trong cùng khoảng thời gian
như trên. Như vậy, con số tăng trung bình là 1,5 năm trên một thập kỷ, và xu
hướng tăng này dường như là liên tục. Tuổi thọ trung bình tăng phản ánh sự phát
triển đáng kể của kinh tế, điều kiện sống, giáo dục, chăm sóc y tế và công nghệ y
học. Tuy nhiên, điều đó cũng gây nên hàng loạt những vấn đề liên quan đến rủi
ro tuổi thọ khác nhau với từng đối tượng liên quan khác nhau. Khi mà tuổi thọ
trung bình đang ngày càng tăng trên toàn thế giới thì các vấn đề nảy sinh từ sự
già hóa dân số cũng trở nên nghiêm trọng hơn, đòi hỏi phải có một thị trường
bảo hiểm tuổi thọ đủ mạnh. Tuổi thọ tăng, dân số giá hóa và nguồn lực tài chính
hạn chế đối với các chương trình phúc lợi hưu trí công đồng nghĩa với việc nhu
cầu có một thị trường bảo hiểm tuổi thọ vững mạnh là cấp thiết và chính đáng.
Mặc dù yêu cầu đặt ra là cấp thiết nhưng việc quản lý rủi ro tuổi thọ cũng như
các sản phẩm bảo hiểm tuổi thọ ở Châu Á vẫn còn kém phát triển.

13


Bài tập lớn học kỳ


Luật kinh doanh bảo hiểm

KẾT LUẬN
Vấn đề tuổi trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một vấn đề khá phức tạp
hiện nay và trong khuôn khổ có hạn, bài luận mới chỉ tìm hiểu những vấn đề cơ
bản nhất. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và bên mua bảo hiểm cần trung
thực, tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về tuổi trong hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ để đảm bảo một thị trường bảo hiểm lành mạnh. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp bảo hiểm còn phải tự chủ trong việc xác minh hợp đồng bảo hiểm,
nâng cao chất lượng đội ngũ đại lý và tăng cường nguồn lực tài chính để tiếp tục
đáp ứng các nhu cầu ngày một cao hơn của xã hội.

14



×