Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Chế độ pháp lý của các vùng biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.56 KB, 20 trang )

Mục lục
Mở đầu………………………………………………………………………… 1
Chương 1: Quá trình pháp điển hóa của Luật biển quốc tế…………………... 2
1.1 Tầm quan trọng của biển………………………………………………. 2
1.2 Luật biển quốc tế trước thế kỷ XX…………………………………….2
1.3 Quá trình pháp điển hóa quốc tế………………………………………3
Chương 2: Những nội dung chủ yếu của Công ước của Liên hợp quốc
về Luật biển năm 1982………………………………………………………...6
2.1 Chế độ pháp lý của các vùng biển tiếp giáp lãnh thổ của quốc gia
ven biển…………………………………………………………................. 6
2.1.1 Nội thủy…………………………………………………………...6
2.1.2 Lãnh hải………………………………………………………….. 7
2.1.3 Vùng tiếp giáp lãnh hải…………………………………………...9
2.1.4 Vùng đặc quyền kinh tế…………………………………………..9
2.1.5 Thềm lục địa………………………………………………………10
2.2 Chế độ pháp lý của các vùng biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài
phán của quốc gia ven biển………………………………………………...12
2.2.1 Biển cả…………………………………………………………….12
2.2.2 Vùng đáy biển……………………………………………………..13
2.3 Các cơ chế quốc tế để thực thi các quy định của Công ước Luật Biển
năm 1982……………………………………………………………………14
Chương 3: Việt Nam và Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc...15
3.1 Phê chuẩn Công ước 1982………………………………………………15
3.2 Thực hiện Công ước 1982………………………………………………16
Kết luận………………………………………………………………………....18
Danh mục tài liệu tham khảo


2

MỞ ĐẦU


Biển và đại dương tuy chưa phải là nơi con người có thể cư trú được nhưng
biển và đại dương là nơi bắt nguồn của sự sống và cũng là nơi có nhiều điều kiện rất
thuận lợi cho sự sống của con người. Biển và đại dương không chỉ là nơi giao
thông thuận lợi mà còn là nơi cung cấp nguồn thực phẩm rất dồi dào. Là kho
khoáng sản giàu có vô tận đủ sức thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người
nếu như con người sử dụng và bảo tồn nó một cách đúng mực. Nhiều nhà kinh kế
đã kết luận “Nền kinh tế tương lai là nền kinh tế đại dương thế giới”. Chính vì vậy,
việc đặt ra các quy phạm pháp lý về biển ngày càng cấp bách. Trước tình hình đó,
Liên hợp quốc đã triệu tập hội nghị Luật biển lần thứ nhất tại Giơnevơ năm 1958,
đã đi đến 4 Công ước về luật biển. Hội nghị Luật biển lần thứ hai cũng tại Giơnevơ
(1960) nhưng không có kết quả. Và gần đây hội nghị Luật biển lần thứ ba được tiến
hành, họp tất cả 11 khóa trong 9 năm và cuối cùng đã thông qua Công ước của Liên
hợp quốc về Luật biển. Kể từ khi ra đời, Luật biển 1982 đã giải quyết được rất
nhiều vụ việc liên quan đến việc tranh chấp trên biển của các quốc gia. Sự ra đời
của công ước Luật Biển 1982 là sự hoàn thiện về các chế định về luật biển đã được
hình thành trước đó. Công ước Luật biển 1982 được xây dựng dựa trên các nguyên
tắc của Luật biển quốc tế để đảm bảo sự công bằng cho các quốc gia trên thế giới
khi tham gia hoạt động trên biển qua đó bảo vệ được quyền lợi và nghĩa vụ của
quốc gia đó. Bài viết này sẽ đề cập tới quá trình pháp điển hoá và những nội dung
chủ yếu của Luật biển quốc tế, sự liên hệ giữa Việt Nam và Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển năm 1982.


3

CHƯƠNG 1: QÚA TRÌNH PHÁP ĐIỂN HÓA CỦA LUẬT BIỂN
QUỐC TẾ
1.1

Tầm quan trọng của biển

Biển và đại dương thuộc về tự nhiên trước khi thuộc về luật pháp. Trước hết

biển cả là một môi trường thông thương. Qua hàng bao thế kỷ, theo sóng biển các tư
tưởng đã được truyền bá, con người và hàng hóa đã được vận chuyển. Biển cả gắn
liền với các phát hiện lớn, các cuộc truyền đạo và các cuộc chinh phục viễn chinh.
Biển cả còn cung cấp cho người nguồn thức ăn quan trọng. Từ xa xưa, cùng
với trồng trọt, săn bắn và hái lượm, nghề đánh cá biển cũng đã sớm phát triển, đóng
một vai trò không thể thiếu trong hoạt động của con người, thậm chí cho đến cả
ngày nay.
Với hai khía cạnh chính đó, biển cả đã đóng vai trò không thể thiếu trong sự
phát triển của loài người. Có thể nói rằng, nếu không có biển thì sẽ không có thế
giới ngày nay.
Với sự bùng nổ về dân số, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, sự cạn kiệt tài
nguyên đất liền, các mối quan tâm ngày càng gia tăng về môi trường, an ninh –
quốc phòng, biển lại càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi
quốc gia cũng như của cộng đồng quốc tế. Biển, với những nguồn tài nguyên khổng
lồ của mình, và là cái nôi điều hòa khí hậu trên trái đất, đang khẳng định vị thế của
cứu tinh cho nhân loại. Cuộc đấu tranh nhằm giành giật các vùng biển và tài nguyên
thiên nhiên biển ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Các quốc gia ven biển đều nỗ lực
xây dựng chiến lược biển cho riêng mình. Tiến ra biển, làm chủ biển và đại dương
là xu thế không thể đảo ngược.
1.2

Luật biển quốc tế trước thế kỷ XX
Luật pháp trên biển phát triển chậm so với luật pháp trên đất liền. Các quy

tắc trên biển đầu tiên mang nặng tính tập quán, được hình thành từ hoạt động của
những người đi biển, làm nghề biển, trước khi được các nhà khoa học và pháp lý hệ
thống pháp điển hóa.



4

Lúc đầu, không có các cuộc đấu tranh giành quyền lực trên biển. Các quyền
sơ khai đầu tiên chính là các nguyên tắc tự do biển cả. Tình hình đó kéo dài cho tới
thế kỷ XV, khi biển cả từ một môi trường, một phương tiện trở thành đối tượng
chinh phục của các quốc gia muốn mở rộng quyền lực của mình ra biển. Điều này
càng làm trầm trọng thêm khi người ta ý thức được rằng tài nguyên biển không phải
là vô tận.
Những khái niệm đầu tiên về luật biển xoay quanh hai tư tưởng lớn là “Res
Nullius” và “Res Communis”. “Res Nullius” có nghĩa biển cả là vô chủ, cho phép
quốc gia ven biển được toàn quyền hành động thiết lập chủ quyền quốc gia. Ngược
lại, “Res Communis” ngụ ý biển cả là của chung, các quốc gia bình đẳng trong việc
sử dụng biển.
Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, nguyên tắc tự do biển cả được đặt lại. Biển
cả không chỉ là môi trường đi lại, mà còn là một kho tàng tài nguyên thiên nhiên
quý giá. Ngày nay, con người nhận thức được các tài nguyên đó không phải là vô
tận, sẽ bị cạn kiệt nếu không bảo vệ và tái sinh lại, một việc chỉ có thể thực hiện
thông qua các điều khoản pháp lý đi ngược lại nguyên tắc tự do biển cả tuyệt đối.
Sự mở rộng quyền tài phán quốc gia ra biển đã đặt ra nhu cầu thiết lập một trật tự
pháp lý trên biển mang tính chất toàn cầu. Liên hợp quốc đã đứng ra đảm nhận trách
nhiệm này, thông qua ba hội nghị về luật biển lịch sử từ năm 1958 đến 1982.
1.3

Quá trình pháp điển hóa quốc tê
Trên cơ sở Nghị quyết ngày 22 tháng 9 năm 1924 của Hội quốc liên về việc

pháp điển hóa luật pháp quốc tế, Hội nghị pháp điển hóa luật quốc tế đã được tổ
chức tại La Haye từ ngày 13 tháng 3 đến 12 tháng 4 năm 1930, với 47 nước tham
dự. Một trong ba nội dung chính của hội nghị là vấn đề luật biển: nguyên tắc tự do

hàng hải, chế độ pháp lý của lãnh hải, đường cơ sở, quy định qua lại không gây hại
của tàu thuyền và chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải. Tuy nhiên, những sự
khác biệt về vấn đề chiều rộng lãnh hải vào thời điểm đó còn khá lớn, chưa sẵn sang
để đi đến pháp điển hóa. Hội nghị này thất bại trong việc thông qua một chiều rộng
lãnh hải chung, nhưng đạt được hai thắng lợi là công nhận các quốc gia có một lãnh


5

hải rộng ít nhất ba hải lý, là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia và nằm dưới chủ
quyền quốc gia, và một vùng tiếp giáp lãnh hải. Kết quả của hội nghị đã thức tỉnh
mối quan tâm đến việc tiếp tục hoàn thiện pháp điển hóa luật biển quốc tế.
Hội nghị lần thứ nhất của Liên hợp quốc về luật biển tổ chức tại Geneva từ
ngày 24 tháng 2 đến 29 tháng 4 năm 1958 đã cho ra đời bốn Công ước:


Công ước về biển cả (có hiệu lực từ ngày 30 tháng 9 năm 1962, với 59
quốc gia thành viên);



Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (có hiệu lực từ ngày 10
tháng 9 năm 1964, với 48 quốc gia là thành viên);



Công ước về thềm lục địa (có hiệu lực từ ngày 10 tháng 6 năm 1964, với
54 quốc gia thành viên);




Công ước về đánh cá và bảo tồn các tài nguyên sinh vật của biển cả (có
hiệu lực từ ngày 20 tháng 3 năm 1966, với 36 quốc gia thành viên);

Các Công ước này đã pháp điển hóa rất nhiều những nguyên tắc tập quán (tự
do biển cả, chế độ hàng hải, qua lại không gây hại, chế độ nội thủy, chế độ lãnh hải,
chế độ thềm lục địa…) và đã đưa vào luật quốc tế khái niệm mới như bảo tồn các
nguồn tài nguyên sinh vật của biển cả… Song, các Công ước Geneva năm 1958 thất
bại trong việc thống nhất chiều rộng lãnh hải. Công ước quy định lãnh hải và vùng
tiếp giáp có bề rộng không qúa 12 hải lý. Các quốc gia yêu sách tới năm loại chiều
rộng lãnh hải khác nhau: 3, 4, 5, 12 và 200 hải lý. Công ước cũng đưa ra một khái
niệm mơ hồ về ranh giới của thềm lục địa theo tiêu chuẩn đúp: tới độ sâu 200 m
hoặc khả năng khai thác. Các Công ước Geneva năm 1958 về luật biển đã không
thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì không đáp ứng được quyền lợi của số đông
các quốc gia, nhất là các quốc gia mới giành được độc lập.
Hội nghị lần thứ hai của Liên hợp quốc về biển, tổ chức tại Geneva từ ngày
17 tháng 3 đến ngày 26 tháng 4 năm 1960, đặt mục tiêu xem xét chiều rộng lãnh
hải và ranh giới của vùng đánh cá. Mặc dù có những đề nghị thỏa hiệp, như công
thức của Mỹ và Canada (6+ 6 hải lý) cho chiều rộng lãnh hải và chiều rộng vùng


6

đánh cá, song hội nghị đã không đạt được một kết quả khả quan nào, vì khoảng thời
gian giữa hai hội nghị quá ngắn để các quốc gia có thể đi đến nhất trí.
Vào giữa năm 1967, Liên Xô đề nghị với Mỹ và các nước khác xem xét khả
năng triệu tập một hội nghị mới về luật biển, nhằm ấn định chiều rộng lãnh hải 12
hải lý và một vùng đánh cá độc quyền có chiều rộng hạn chế. Ngày 17 tháng 8 năm
1967, Arvid Pardo, đại sứ Manta tại phiên họp thứ 22 Đại hội đồng Liên hợp quốc,
đưa ra đề nghị coi vùng đáy biển và đáy đại dương cũng như các lòng đất của chúng

nằm ngoài vùng tài phán quốc gia, các nguồn tài nguyên của vùng này là di sản
chung của loài người. Đề nghị này đã nhanh chóng giành được sự ủng hộ của các
nước thành viên Liên hợp quốc và nó đã được ghi nhận trong Nghị quyết 2749
(XXV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 17 tháng 12 năm 1970 “Tuyên bố về
các nguyên tắc quản lý đáy biển và đại dương cũng như các lòng đất của chúng nằm
ngoài ranh giới quyền tài phán quốc gia”. Các sáng kiến này đã mở ra thời kỳ trù bị
chuẩn bị cho một hội nghị mới của Liên hợp quốc về Luật biển. Ngày 16 tháng 11
năm 1973, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 3067 (XXVIII) đã
quyết định triệu tập Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển “nhằm
thông qua một Công ước giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến luật biển”.
Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển được tổ chức từ năm
1973 đến 1982, với phần lớn thời gian tại New York. Tại cuộc họp về các vấn đề, tổ
chức tại Caracas, các quốc gia tham dự tuyên bố mong muốn có một Công ước
mang tính cả gói “Package Deal“ về tất cả các vấn đề của luật biển mà không có
một bảo lưu nào. Bản dự thảo đầu tiên đã được đệ trình làm tài liệu đàm phán từ
năm 1975. Một loạt các vi phạm mới được đưa vào dự thảo Công ước. Sau năm
năm trù bị (1967 – 1972), chín năm đàm phán gay go và 11 khóa học, dự thảo Công
ước đã được thông qua với 130 phiếu ủng hộ, 4 phiếu chống và 17 phiếu trắng. Văn
bản cuối cùng được 119 quốc gia và tập thể, trong đó có Việt Nam, tại Mongtego
Bay ngày 10 tháng 12 năm 1982. Mỹ và số đông các nước công nghiệp phát triển
(trừ Pháp) không ký phản đối phần XI của Công ước về chế độ pháp lý của Vùng di
sản chung của loài người và thể thức điều hành của Cơ quan quyền lực vùng.


7

Theo Điều 308 của Công ước 1982, Công ước có hiệu lực sau 12 tháng kể từ
ngày nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn hay tham gia của nước thứ 60. Ngày 16
tháng 11 năm 1993, Guyana là nước thứ 60 phê chuẩn, do đó Công ước 1982 có
hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994. Để Công ước 1982 thực sự có tính phổ

thông, tạo điều kiện cho các cường quốc tham gia, theo sáng kiến của Tổng thư ký
Liên hợp quốc Butros Gali, một thỏa thuận mới đã được ký kết vào ngày 29 tháng 7
năm 1994, cho phép thay đổi nội dung của phần XI.
Luật biển quốc tế, với đỉnh cao là Công ước 1982, đã đáp ứng tốt nhất nhu
cầu và quyền lợi của tất cả các quốc gia. Đây là một Công ước mang tính “cả gói”,
thể hiện quá trình đấu tranh và nhượng bộ giữa hai nguyên tắc lớn của luật biển: tự
do biển cả và chủ quyền quốc gia trên biển. Công ước 1982 đã xác nhận xu hướng
phát triển hiện đại của luật biển quốc tế. Biển, môi trường đồng nhất, đã được phân
chia bởi các ranh giới pháp lý dựa trên các căn cứ chính trị, thành một bên là các
vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán của quốc gia;
và bên kia là biển cả và vùng đáy biển – di sản chung của loài người.

CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG ƯỚC
CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982
2.1 Chế độ pháp lý của các vùng biển tiếp giáp lãnh thổ của quốc gia
ven biển
2.1.1 Nội thủy
Điều 8, khoản 1 Công ước 1982 định nghĩa nội thủy là “các vùng nước ở
phía bên trong đường cơ sở dung để tính chiều rộng lãnh hải”. Như vậy, nội thủy
được hiểu là tất cả các vùng nước được giới hạn giữa một bên là đường bờ biển của
lãnh thổ lục địa hay lãnh thổ đảo của một quốc gia, với một bên là đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải cũng như các vùng biển khác thuộc thẩm quyền tài
phán của quốc gia đó. Trong vùng nội thủy, quốc gia thực hiện chủ quyền của mình
như trên lãnh thổ đất liền. Điều 8, khoản 2 của Công ước 1982 còn trù định một chế


8

độ quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong các vùng nước
trước kia chưa được coi là nội thủy, nhưng do việc vạch đương cơ sở thẳng phù hợp

với Điều 7 của Công ước 1982, đã bị gộp vào nội thủy. Công ước 1982 lần đầu tiên
đã phân biệt them vùng nội thủy, trong đó tồn tại quyền qua lại không gây hại của
tàu thuyền nước ngoài. Một quốc gia có thể có nhiều vùng nội thủy với các chế độ
pháp lý khác nhau: nội thủy, nội thủy trong đó quyền qua lại vô hại của tàu thuyền
được tôn trọng và vùng nước lịch sử được đặt dưới chế độ nội thủy.

2.1.2 Lãnh hải
Lần đầu tiên, lãnh hải của các quốc gia có một bề rộng thống nhất 12 hải lý.
Điều 2 của Công ước 1982 xác định “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở
rộng ra ngoài lãnh thổ và các vùng nội thủy tới một vùng biển tiếp giáp với chúng
dưới tên gọi lãnh hải và có bề rộng không vượt quá 12 hải lý”. Chủ quyền giành cho
quốc gia ven biển trên lãnh hải không phải là tuyệt đối như trên các vùng nội thủy.
Đi qua được coi là không gây hại chừng nào việc đi qua này không làm phương hại
đến hào bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển. Điều 19 của Công
ước 1982 đã đưa ra một danh sách cụ thể về các hành động mà tàu thuyền nước
ngoài không được phép tiến hành trong vùng lãnh hải của quốc gia ven biển khi
thực hiện quyền đi qua như:


Đe dọa hoặc dung vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc
lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các
nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được trong Hiến chương Liên hợp
quốc;



Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;




Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia
ven biển;



Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven
biển;



Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;



Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;


9



Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các
luật và qui định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia
ven biển;



Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;




Đánh bắt hải sản;



Nghiên cứu hay đo đạc;



Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi
trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;



Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.

Quốc gia ven biển có thể định ra, phù hợp với các quy định của Điều 21
Công ước 1982 và các quy định khác của pháp luật quốc tế, các luật và các quy định
liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh hải về các vấn đề:


An toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển;



Bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay
công trình khác;




Bảo vệ các đường dây cáp và ống dẫn;



Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;



Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển
liên quan đến việc đánh bắt;



Gìn giữ môi trường của quốc gia biển…;



Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;



… Hải quan, thuế vụ, y tế, nhập cư…

Trong khi thực hiện các quyền này, Điều 22 xác định quốc gia ven biển có
quyền ấn định các tuyến đường, quy định việc phân chia các luồng giao thông dành
cho tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình.
Tàu thuyền nươc ngoài khi thực hiện quyền qua lại không gây hại trong lãnh
hải phải tuân thủ luật pháp của quốc gia ven biển về các vấn đề trên.

2.1.3 Vùng tiếp giáp lãnh hải



10

Công ước 1982 cũng quy định các quốc gia ven biển có quyền xác lập một
vùng tiếp giáp lãnh hải, chiều rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiểu
rộng lãnh hải. Trong vùng này, quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hoạt động
kiểm soát cần thiết nhằm:


Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật quy định hải quan, thuế vụ, y
tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.



Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên
lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình.

Điều 303 của Công ước 1982 đã mở rộng quyền lực của quốc gia ven biển
đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ nằm trên đáy biển trong vùng tiếp
giáp lãnh hải. Để kiểm soát việc mua bán các hiện vật này, quốc gia ven biển có thể
coi việc lấy các hiện vật đó từ đáy biển của vung tiếp giáp lãnh hải mà không có sự
thỏa thuận của mình là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển ở trên
lãnh thổ hay lãnh hải của mình.

2.1.4 Vùng đặc quyền kinh tế
Điều 55 của Công ước năm 1982 quy định:”Vùng đặc quyền kinh tế là một
vùng nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý
riêng quy định trong phần này, theo đó, các quyền và quyền tài phán của quốc gia
ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp

của Công ước điều hành”.
Trong vùng đặc quyền kinh tế, Điều 56 xác định quốc gia ven biển có:
“a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và
quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên
trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động
khác nhau nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản
xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió;
b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về
việc:


11



Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;



Nghiên cứu khoa học về biển;



Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định”.
Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia, dù
có biển hay không có biển, trong những điều kiện do các quy định thích hợp của
Công ước năm 1982 trù định, đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản:



Quyền tự do hàng hải;



Quyền tự do hàng không;



Quyền tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

Điều 58 khoản 1 không hạn chế quyền của các quốc gia khác tự do sử dụng
biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực
hiện ba quyền tự do cơ bản trên và phù hợp với các quy định khác của Công ước,
nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp,
ống dẫn ngầm.
Trong khi thực hiện quyền chủ quyền và các quyền tài phán của mình, quốc
gia ven biển phải tôn trọng các quyền tự do của các quốc gia khác. Ngược lại, các
quốc gia trong khi thực hiện các quyền tự do biển cả được phép trong vùng đặc
quyền kinh tế của quốc gia ven biển phải tôn trọng luật pháp và quy định của quốc
gia ven biển trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quốc gia đó.
Quốc gia ven biển có trách nhiệm trọng việc quản lý bền vững tài nguyên
sinh vật và bảo vệ môi trường biển.

2.1.5 Thềm lục địa
Công ước 1982 đã đưa ra định nghĩa nêu bật bản chất pháp lý của thềm lục
địa và mở rộng thềm lục địa với những tiêu chuẩn kỹ thuật mới. Điều 76 khoản 1
định nghĩa:”Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự
nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến mép ngoài của rìa lục địa, hoặc



12

đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi mép ngoài
của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”.
Trong trường hợp, khi mép ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển
kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven
biển có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách
không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m
một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý, với điều kiện tuân thủ các quy định cụ
thể về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa trong Công ước 1982 và phù
hợp với các kiến nghị của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa được thành lập trên cơ sở
Phụ lục II của Công ược 1982.
Điều 77 của Công ước 1982 quy định:
“1. Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục
địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình;
2. Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven
biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của
thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có
sự thỏa thuận rõ rang của quốc gia ven biển đó;
3. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc
vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ rang
nào”.
Tuy nhiên, quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải đóng thuế cho Cơ quan quyền
lực đáy đại dương đối với phần lợi tức khai thác được từ thềm lục địa nằm ngoài
giới hạn 200 hải lý.
Công ước 1982 cũng quy định các quốc gia khác có quyền thực hiện các
quyền tự do biển cả trên thềm lục địa của quốc gia ven biển, với điều kiện tôn trọng
các quyền của quốc gia đó. Điều 78 của Công ước 1982 quy định:

“1. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm
đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên vùng nước này.


13

2. Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa
không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của các
quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực
hiện các quyền này một cách không thể biện bạch được”.

2.2 Chế độ pháp lý của các vùng biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền
và quyền tài phán của quốc gia ven biển
2.2.1 Biển cả
Theo Điều 86 của Công ước 1982, biển cả là tất cả những vùng biển không
nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như
không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.
Biển cả gắn liền với các nguyên tắc tự do biển cả. Tất cả các quốc gia đều có
quyền như nhau và công bằng tại biển cả nhằm mục đích hàng hải và các mục đích
khác. Điều 87 của Công ước 1982 thừa nhận sáu quyền tự do biển cả:
“a) Tự do hàng hải;
b) Tự do hàng không;
c) Tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm…;
d) Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật quốc
tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI…;
e) Tự do đánh bắt hải sản…;
f) Tự do nghiên cứu khoa học, với điều kiện tuân thủ các phần VI và phần
XIII”.
Điều 87, khoản 2 của Công ước 1982 quy định: “Mỗi quốc gia khi thực hiện
các quyền tự do này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện quyền tự do trên biển cả

của các quốc gia khác, cũng như các quyền được Công ước thừa nhận liên quan đến
các hoạt động trong Vùng”. Điều 89 của Công ước 1982 nêu rõ: “Không một quốc
gia nào có thể đòi đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc vào
chủ quyền của mình”. Trên biển cả các quốc gia thực hiện một “chủ quyền tập thể”,
một chế độ “cộng quản” trong đó mọi quốc gia đều có quyền ngang nhau trong việc
sử dụng biển cả vào mục đích hòa bình, phù hợp với các quy định của Công ước


14

1982 và không làm phương hại đến quyền lợi của các quốc gia khác khi thực hiện
các quyền tự do biển cả. Các quốc gia ngoài các quyền tự do biển cả còn được
quyền thực hiện quyền truy đuổi, các quyền cảnh sát chung trên biển cả, hợp tác với
nhau trong việc trấn áp các vi phạm trên biển cả (phát sóng trái phép, buôn bán nô
lệ, cướp biển) vì mục đích bảo vệ quyền lợi của quốc gia cũng như của cộng đồng.

2.2.2 Vùng đáy biển
Khái niệm Vùng trong Điều 1 khoản 1.1 của Công ước 1982 được hiểu là
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia.
Điều 136 của Công ước 1982 đã them vào khái niệm này một khái niệm mới khác,
tạo nên chế độ pháp lý chung của Vùng: “Vùng và tài nguyên của nó là di sản
chung của loài người”. Tài nguyên của Vùng bao gồm các tài nguyên khoáng sản ở
thể rắn, lỏng hoặc khí “In Situ”, kể cả các khối đa kim nằm ở đáy đại dương và
trong lòng đất dưới đáy.
Trên Vùng, có ba nguyên tắc phải được tôn trọng: Không chiếm hữu Vùng
và tài nguyên của Vùng; Sử dụng Vùng một cách hòa bình; và Khai thác và quản lý
Vùng vì lợi ích của toàn thể loài người.
Việc thăm dò, khai thác tài nguyên của Vùng được tiến hành thông qua một
tổ chức quốc tế, gọi là Cơ quan quyền lực quốc tế. Cơ quan quyền lực quốc tế bảo
đảm việc phân chia công bằng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, những lợi ích tài

chính và các lợi ích kinh tế khác do những hoạt động tiến hành trong Vùng thông
qua bộ máy của mình.
Thỏa thuận ngày 29 tháng 7 năm 1994 đã sửa đổi, nhưng không làm thay đổi
gì nguyên tắc chính của phần XI: các hoạt động trong Vùng là vì lợi ích của loài
người. Thảo thuận điều chỉnh theo hướng giảm khả năng cạnh tranh và đóng góp tài
chính. Mọi quyết định của Cơ quan quyền lực đều được thông qua nguyên tắc nhất
trí. Nếu không nhất trí mới bỏ phiếu. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa phần XI
của Công ước 1982 và Thỏa thuận ngày 29 tháng 7 năm 1994 thì Thỏa thuận sẽ có
giá trị cao hơn.


15

Ngoài ra, Công ước 1982 còn có một số nội dung khác như Công ước về
quản lý và bảo tồn tài nguyên biển, Công ước về đấu tranh chống các tội phạm trên
biển, Công ước thiết lập các tổ chức quốc tế riêng về luật biển.

2.3 Các cơ chế quốc tế để thực thi các quy định của Công ước Luật
Biển năm 1982
a) Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển năm 1982 họp
thường niên để thảo luận việc thực hiện Công ước, bầu các cơ chế liên quan như
Tòa án quốc tế về Luật Biển, Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương, Ủy
ban Ranh giới Thềm lục địa, xem xét và đánh gía hoạt động của các cơ chế đó. Hội
nghị các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển năm 1982 được tổ chức tại trụ sở
Liên hợp quốc ở New York vào khoảng tháng 6 hàng năm. Các quyết định được Hội
nghị thông qua bằng đa số phiếu.
b) Tòa án quốc tế về Luật Biển có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên
quan giải thích và thực hiện Công ước Luật Biển năm 1982. Trụ sở của Toà án đặt
tại Hăm-buốc (Đức). Tòa có 21 thẩm phán với nhiệm kỳ 9 năm (có thể được bầu
lại). Các thẩm phán của Tòa án được Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước

Luật Biển năm 1982 bầu bằng bỏ phiếu kín.
c) Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy đại dương có chức năng thay mặt toàn
thể cộng đồng quốc tế quản lý đáy biển quốc tế (cấp phép thăm dò tài nguyên ở đó,
định ra các chính sách thăm dò khai thác, phân chia thu nhập từ việc khai thác tài
nguyên ở đáy biển quốc tế cho cộng đồng quốc tế v.v…). Các quốc gia thành viên
Công ước Luật Biển năm 1982 là thành viên đương nhiên của Cơ quan Quyền lực
quốc tế về Đáy Đại dương. Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương đóng tại
King-xtơn (Gia-mai-ca). Các cơ quan chính của Cơ quan Quyền lực bao gồm Đại
hội đồng với đại diện tất cả các quốc gia thành viên. Hội đồng với 36 thành viên
(nhiệm kỳ 4 năm) và Ban Thư ký do Tổng Thư ký đứng đầu.
d) Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa được trao chức năng xem xét các Báo cáo
quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa quá 200 hải lý, sau đó ra khuyến nghị đối
với các Báo cáo. Uỷ ban có 21 thành viên được Hội nghị các thành viên Công ước


16

bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Sau khi Uỷ ban có khuyến nghị, các quốc gia ven biển ấn
định ranh giới thềm lục địa ngoài phạm vi 200 hải lý của mình.

Chương 3: Việt Nam và Công ước Luật biển năm 1982 của Liên
Hợp Quốc
3.1 Phê chuẩn Công ước 1982
Là một quốc gia ven biển, Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình
thương lượng về dự thảo Công ước Luật Biển năm 1982. Việt Nam đánh giá cao
việc Hội nghị lần thứ III của Liên hợp quốc về Luật Biển thông qua Công ước Luật
Biển năm 1982.
Sau khi Công ước Luật Biển năm 1982 được thông qua, Việt Nam là một
trong những quốc gia đầu tiên ký Công ước vào ngày 23-6-1994, Quốc hội nước ta
đã quyết định phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này. Từ khi trở thành thành

viên của Công ước Luật Biển năm 1982, nước ta đã tích cực tham gia các hoạt động
trong khuôn khổ các cơ chế quốc tế theo Công ước. Việt Nam đã được bầu làm Phó
Chủ tịch Đại hội đồng Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương và thành viên
của Hội đồng Cơ quan Quyền lực. Tại các diễn đàn liên quan, Nhà nước ta luôn
khẳng định trong hoạt động sử dụng biển các quốc gia phải tuân thủ đúng các quy
định trong Công ước, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo Công ước. Là một
quốc gia ven Biển Đông, Nhà nước ta triển khai nhiều hoạt động khai thác các vùng
biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của mình để xây dựng và phát triển đất
nước. Trong khi tiến hành các hoạt động ở Biển Đông, Việt Nam luôn tuân thủ các
quy định của Công ước, tôn trọng quyền của các quốc gia khác ven Biển Đông cũng
như các quốc gia khác theo đúng các quy định của Công ước. Đồng thời Nhà nước
ta cũng yêu cầu các quốc gia ven Biển Đông và các quốc gia khác tôn trọng các
quyền lợi chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông. Trong thực tế, có lúc đã xảy ra
một số vụ việc xâm hại nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm
lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Nhà nước ta đã kiên quyết đấu tranh ở
các cấp qua đường ngoại giao và dư luận cũng như trên thực địa để bảo vệ quyền


17

chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam.

3.2 Thực hiện Công ước 1982
Việt Nam nhận thức rõ ràng rằng trong việc sử dụng biển và áp dụng Công
ước Luật Biển năm 1982 việc nảy sinh các bất đồng và tranh chấp giữa các quốc gia
là điều khó tránh. Cách thức duy nhất để giải quyết những sự khác biệt và các tranh
chấp giữa các quốc gia liên quan đến giải thích và thực hiện các quy định của Công
ước chính là sử dụng các biện pháp hoà bình theo pháp luật quốc tế quy định. Giải
quyết các tranh chấp biển bằng các biện pháp hoà bình vừa là nghĩa vụ của các

thành viên Liên hợp quốc theo quy định của Hiến chương và vừa là nghĩa vụ theo
Công ước Luật Biển năm 1982.
Nghị quyết của Quốc hội nước ta về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển
năm 1982 tuyên bố rõ Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng liên
quan đến Biển Đông bằng các biện pháp hoà bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu
biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật
Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền
tài phán của các nước ven Biển Đông đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên
liên quan cần duy trì hoà bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có
hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng
vũ lực.
Với chủ trương nhất quán và xuyên suốt đó, Nhà nước ta đã căn cứ vào các
quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 tiến hành đàm phán với các nước láng
giềng về các vấn đề liên quan Biển Đông. Thời gian qua ta và một số nước láng
giềng liên quan như Thái Lan, Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a đã giải quyết dứt điểm
một số tranh chấp về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn. Năm 1997
ta và Thái Lan ký Hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
hai nước trong Vịnh Thái Lan. Năm 2000 ta và Trung Quốc ký Hiệp định phân định
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.


18

Năm 2003 ta và In-đô-nê-xi-a ký Hiệp định phân định thềm lục địa của hai nước ở
phía Nam Biển Đông. Sau khi có hiệu lực, các hiệp định này đã được lưu chiểu tại
Liên hợp quốc theo đúng quy định của Hiến chương Liên hợp quốc. Phù hợp với
nghĩa vụ theo Công ước Luật Biển năm 1982 và các cam kết theo Tuyên bố năm
2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông, Nhà nước
Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục hành động theo chủ trương tuân thủ nghiêm ngặt

các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982; đồng thời yêu cầu kêu gọi các
quốc gia khác tuân thủ nghĩa vụ này. Lập trường đó của Nhà nước Việt Nam đang
nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.


19

KẾT LUẬN
Sau 30 năm kể từ khi ra đời, không thể phủ nhận tầm quan trọng và vị trí
pháp lý của Công ước Luật biển 1982 trong đời sống luật pháp quốc tế. Công ước
được khẳng định là thành tựu của nhân loại bởi những quy định của nó là kết quả
của sự hợp tác - đấu tranh - xây dựng nhiều năm giữa các quốc gia trên thế giới với
các chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, quan điểm luật pháp… khác nhau; là
một nhận thức chung đối với tầm quan trọng sống còn của biển và đại dương đối
với sự phát triển của nhân loại. Công ước Luật Biển 1982 thực sự là một bản hiến
pháp về biển của cộng đồng quốc tế bởi Công ước không chỉ bao gồm các điều
khoản mang tính điều ước mà còn là văn bản pháp điển hóa các quy định mang tính
tập quán. Công ước Luật Biển 1982 thể hiện sự thỏa hiệp mang tính toàn cầu, có
tính đến lợi ích của tất cả các nước trên thế giới, dù là nước công nghiệp phát triển
hay là nước đang phát triển… Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên
hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát
triển của khu vực và trên thế giới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hồng Thao (1997), Những điều cần biết về Luật biển, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
[2] Nguyễn Hồng Thao, “Mười năm thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 trong lĩnh vực đối ngoại”.

[3] Nguyễn Hồng Thao, Hoàng Hải Oanh (2005), “Việt Nam với việc thực hiện
Công ước Luật biển 1982”, Biên giới và Lãnh thổ, tr. 15-20.
[4] Nguyễn Hồng Thao, Đỗ Minh Thảo, Nguyễn Thị Như Mai, Nguyễn Thị Hường
(2008), Công ước Biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam, NXB Chính trị quốc
gia.
[5] www.biengioilanhtho.gov.vn.
[6] www.nghiencuubiendong.vn.
[6] www.vi.wikipedia.org.



×