Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích 3 tình huống trong thực tế để làm rõ nội dung và ý nghĩa của phương pháp luận cặp phạm trù nguyên nhân kết quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.56 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1
MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

ĐỀ BÀI SỐ 2
Phân tích 3 tình huống trong thực tế để làm
rõ nội dung và ý nghĩa của phương pháp luận
cặp phạm trù nguyên nhân kết quả
LỚP
NHÓM

:
:

3720
B2


Hà Nội 2012


Danh mục tài liệu của phần này

Giáo trình:
1 .B ộ g i á o d ụ c và đ à o t ạ o ,
Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủnghĩa Mác-Lênin, Nxb.CTQG, Hà
Nội, 2009.


2 .B ộ g i á o d ụ c và đ à o t ạ o , Giáo trình triết học Mác-Lênin
(dùng trong cáctrường đại học và cao đẳng), Nxb.CTQG, Hà Nội, 2008.

Sách:
1. Hỏi – đáp môn những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,
Nxb.ĐHQG, Hà Nội, 2011

Website:
1. Tham khảo hình thức tại
/>

I. LỜI MỞ ĐẦU
Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận
động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư
duy”.Phép biện chứng duy vật đưa ra hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù
và ba quy luật cơ bản. Trong đó có cặp phạm trù nguyên - nhân kết quả. Trong
đó có cặp phạm trù ngyên nhân và kết quả, đây là cặp phạm trù có tính phổ biến
nhất, được xem là sự phản ánh mối quan hệ sản sinh ra nhau giữa các sinh vật,
hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sinh vật hoặc các sinh vật với nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sinh vật hoặc giữa các sinh vật với nhau gây ra.
Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả cũng giống như tất cả các cặp phạm
trù khác đó là đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu. Nó tồn tại
độc lập với ý thức con người và tồn tại trong mọi sinh vật hiện tượng.
Để thấy rõ hơn nội dung, ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên- nhân kết quả,
chúng em sẽ phân tích một số tìnhhuống cụ thể trong các lĩnh vực tự nhiên,
xã hội và tư duy-những phươngdiện tồn tại chủ yếu của thế giới.
Đây là một đề tài đòi hỏi mỗi người phải có kiến thức thật chắc

chắn vàcái nhìn thực tế sâu sắc. Vì vậy, phần trình bày của chúng em
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, chúng em rất mong nhận được
những góp ý quý báu của thầy cô.
II. NỘI DUNG CHÍNH
1. Lĩnh vực tự nhiên
1.1 Tình huống: Rừng bị tàn phá gây lũ lụt và thay đổi khí hậu
1.2 Phân tích


Tình huống trên có thể làm rõ về cặp phạm trù nguyên nhân kết quả. Rừng
có vai trò quan trọng trong hệ sinh quyển Trái Đất. Nếu tài nguyên rừng bị ảnh
hưởng thì kéo theo nhiều hậu quả trong đó dễ thấy nhất là lũ lụt và ảnh hưởng
lớn hơn là thay đổi khí hậu toàn cầu.
Rừng có vai trò giảm lưu lượng dòng chảy của nước mưa khi rơi xuống
đất,làm nước mưa chảy chậm và đều. Dòng nước sẽ chảy dần dần vào sông suối
chứ không quá đột ngột. Nếu không có rừng khi mưa xuống, nước mưa sẽ chảy
theo quy luật “ nước chảy về chỗ trũng” một cách tự nhiên không có sự kiểm
soát, chúng tạo thành dòng nước có lưu lượng chảy và khối lượng lớn dần, từ đó
thành lũ với sức mạnh tàn phá khủng khiếp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người
và của mỗi nơi cơn lũ đi qua.
Rừng gồm rất nhiều cây xanh,mà hoạt động quang hợp và hô hấp của cây
xanh có vai trò rất lớn đến sự sống cũng như khí hậu trên Trái Đất. Khi quang
hợp cây lấy khí cacbonic trong không khí và chuyển hoá thành khí oxi. Đối với
Trái Đất khí oxi duy trì sự sống,còn khí cacbonic làm tăng hiệu ứng nhà kính,
hiêu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, từ đó ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu.
Trong tình huống trên, phạm trù nguyên nhân là “rừng bị tàn phá” còn phạm trù
kết quả là “lũ lụt và thay đổi khí hậu”. Ngoài ra còn có điều kiện như cần có mưa
để gây ra lũ lụt hay cần có lượng khí cacbonic nhiều trong không khí để gây ra
sự thay đổi khí hậu. Tình huống trên thuộc cặp phạm trù nguyên nhân kết quả
nên cũng có những tính chất chung của cặp phạm trù này bao gồm:

-Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả của sự việc “rừng bị tàn phá” và
“lũ lụt và thay đổi khí hậu” là mối quan hệ vốn có của chúng, không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của con người. Dù con người có biết rằng rừng bị tàn phá
gây lũ lụt và thay đổi khí hậu hay không thì mối quan hệ này vẫn tồn tại độc lập
với ý thức của con người. Các sự việc vẫn tác động và gây ra biến đổi.
-Tính phổ biến: đối với cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả trong Triết
học, mọi sự vật, sự việc trong tự nhiên, xã hội, tư duy đều có mối liên hệ nhân
quả, không có sự việc nào là không có nguyên nhân. Ở tình huống này sự việc


“lũ lụt và thay đổi khí hậu” có nguyên nhân của nó, cho dù nguyên nhân đó có
được con người biết tới hay không.
-Tính tất yếu: trong Triết học,tính tất yếu của cặp phạm trù nguyên nhân –
kết quả thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện
và tình huống càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả càng giống nhau bấy
nhiêu, cùng một nguyên nhân Đối với tình huống trên, cùng một nguyên nhân
nhưng sẽ có nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc điều kiện xuất hiện cùng với
nguyên nhân đó. Khi rừng bị tàn phá mà lại gặp một trận mưa to thì tất nhiên
phải xảy ra lũ lụt. Còn khi lượng cacbonic trong khí quyển quá cao mà rừng trên
Trái Đất bị tàn phá thì tất nhiên sẽ có hiện tượng khí hậu Trái Đất thay đổi.
Khi nhắc tới cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả trong Triết học, ta biết
nguyên nhân và kết quả có quan hệ biện chứng với nhau. Xét tình huống đã nêu
ta thấy tình huống này cũng có quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
như sau:
-Mối quan hệ biện chứng thứ nhất: Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên
nguyên nhân luôn có trước kết quả, còn kết quả luôn xuất hiện sau khi nguyên
nhân đã xuất hiện. Ở tình huống này lũ lụt và sự thay đổi khí hậu luôn xuất hiện
sau khi rừng bị tàn phá và rừng bị tàn phá luôn xuất hiện trước hiện tượng lũ lụt
và biến đổi khí hậu.
+Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả tùy thuộc vào điều kiện cụ

thể. Trong tình huống trên chỉ có một nguyên nhân là rừng bị tàn phá nhưng đã
dẫn tới ít nhất hai kết quả đã nêu khi xuất hiện điều kiện cụ thể (nếu gặp mưa thì
có lũ lụt, nếu có nhiều cacbonic thì thay đổi khí hậu).
+Một kết quả có thể có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong kết quả lũ
lụt và biến đổi khí hậu có thể có nguyên nhân khác (như độ dốc địa hình lớn, khả
năng giữ nước của đất kém đối với lũ lụt và thủng tầng Ozone hay băng tan đối
với thay đổi khí hậu) nhưng rừng bị tàn phá là nguyên nhân cơ bản đẫn đến hai
nguyên nhân trên.


-Mối quan hệ biện chứng thứ hai: Kết quả có thể tác động trở lại nguyên
nhân. Đối với tình huống đã nêu,kết quả đều có khả năng tác động trở lại nguyên
nhân và ảnh hưởng tới nguyên nhân. Lũ lụt lại tàn phá phần rừng bên dưới và
gây lũ cục bộ bên dưới, cơn lũ cục bộ đó kết hợp với cơn lũ đầu tiên tạo nên cơn
lũ mới với sức mạnh khủng khiếp hơn. Hay biến đổi xấu đi của khí hậu làm điều
kiện sống của một bộ phận thực vật mất đi,dẫn đến rừng trên thế giới bị tàn phá
thêm.
-Mối quan hệ biện chứng thứ ba: Nguyên nhân có thể chuyển hóa thành
kết quả và kết quả có thể chuyển hóa thành ngyên nhân nếu xét trong các mối
quan hệ khác nhau. Nguyên nhân rừng bị tàn phá có thể là kết quả trong mối
quan hệ “việc không hiểu biết của con người về tầm quan trọng của việc bảo vệ
rừng dẫn tới việc rừng bị tàn phá”. Kết quả lũ lụt và thay đổi khí hậu có thể là
nguyên nhân trong mối quan hệ “lũ lụt và thay đổi khí hậu là những thiên tai gây
hậu quả nghiêm trọng đối với con người”
1.3 Ý nghĩa
Khi nghiên cứu Triết học nói chung hay cặp phạm trù nguyên nhân – kết
quả nói riêng, ta cần phải rút ra được ý nghĩa phương pháp luận hay ý nghĩa của
nó đối với thực tiễn. Khi nghiên cứu tình huống đã nêu kết hợp ý nghĩa phương
pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả ta được những điều sau:
-Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của

mối quan hệ nhân quả. Tình huống trên về cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
là cặp nhân quả có tính khách quan, ta phải thừa nhận nó dù có biết tới nó hay
không.
-Khi tìm nguyên nhân sinh ra kết quả nào đó ta cần tìm trong chính thế
giới các sự vật hiện tượng chứ không được tưởng tượng trong đầu óc con người.
Khi tìm hiểu nguyên nhân của lũ lụt và thay đổi khí hậu thì cần xem xét trong
chính bản thân của sự việc và các mối quan hệ của sự việc đó với thế giới.
-Muốn cho một hiện tượng nào đó sinh ra hoặc mất đi cần tạo ra nguyên
nhân cho nó hoặc triệt tiêu nguyên nhân của nó. Lũ lụt và thay đổi khí hậu là


những sự việc cần triệt tiêu,vì vậy ta phải ngăn chặn không cho sự tàn phá rừng
diễn ra.
-Một kết quả do nhiều nguyên nhân gây ra ta phải xem xét toàn bộ nguyên
nhân và xác định đúng vai trò của các nguyên nhân đó,nguyên nhân nào là
nguyên nhân chủ yếu. Như lũ lụt và thay đổi khí hậu có nhiều nguyên nhân gây
ra, nhưng nguyên nhân chủ đạo là rừng bị tàn phá, ta cần tác động đến nguyên
nhân này để thay đổi kết quả lũ lụt và thay đổi khí hậu.
-Nguyên nhân có thể tác động lại kết quả nên ta cần điều chỉnh và khai
thác kết quả cho hợp lý. Cần ngăn chặn hiệu quả lũ lụt và thay đổi khí hậu để
rừng không bị tàn phá thêm. Từ đó lũ lụt và thay đổi khí hậu không có chiều
hướng phát triển thêm.
2. Lĩnh vực tư duy
2.1 Tình huống
Thông qua lao động và ngôn ngữ con người nhận thức được giới tự nhiên
2.2 Phân tích
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì con người có thể
nhận thức được thế giới khách quan. Sự nhận thức đó chính là ý thức (ý thức là
sự phản ánh năng động sáng tạo thế giơí khách quan vào bộ óc con người; là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan). Thông qua lao động và ngôn ngữ

không những giúp con người nhận thức được thế giới tự nhiên mà còn giúp con
người tác động trở lại thay đổi giới tự nhiên. Chính vì vậy mà lao động và ngôn
ngữ được coi là nguyên nhân dẫn tới việc con người nhận thức được giới tự
nhiên.
Lao động là 1 quá trình diễn biến giữa người và tự nhiên, 1 quá trình mà
trong đó bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết và giám sát trong sự
trao đổi giữa con người với tự nhiên. Đây là 1 quá trình con người tác động vào
giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của
mình. Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để cho con người tồn tại,cung cấp


cho con người những điều kiện cần thiết để sống,đồng thời lao động sáng tạo ra
bản thân con người. Lao động vừa lam thay đổi cấu trúc cơ thể con người làm con
người tách ra khỏi động vật. Con người nhờ lao động mà bắt giới tự nhiên phải
phục vụ cho mục đích của mình. Nhờ lao động con người làm giới tự nhiên bộc lộ
những thuộc tính kết cấu, những quy luật vận động,vv…của nó mà con người có
thể quan sát được. Những hiện tượng ấy thông qua những giác quan tác động đến
bộ óc con người và bằng hoạt động của bộ óc, tri thức nói chung về giới tự nhiên
được hình thành và phát triển. Nếu không có lao động thì hoàn cảnh tự nhiên vẫn
bí ẩn và xa lạ với con người, con người không có cách nào khác là lao động để
phản ánh thế giới tự nhiên. Như vậy ý thức được hình thành chủ yếu do hoạt động
cải tạo thế giới khách quan của con người,làm biến đổi thế giới đó. Ý thức với tư
cách là hoạt động phản ánh sáng tạo không thể có được ngoài quá trình lao động
làm biến đổi thế giới xung quanh. Vì thế có thể nói khái quát rằng lao động tạo ra
ý thức tư tưởng hoặc nguồn gốc cơ bản của ý thức tư tưởng là sự phản ánh thế
giới khách quan vào đầu óc con người trong quá trình lao động.
Từ kết cấu của ý thức ta có yếu tố là” tri thức”tri thức là toàn bộ những
hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo hình ảnh
của giới tự nhiên được nhận thức dưới dạng ngôn ngữ. Quá trình lao động không
xuất hiện ở trạng thái đơn nhất ngay từ đầu dã mang tính “tập thể xã hội”. Vì vậy

nhu cầu trao đổi kinh nghiệm,trao đổi vật chất cho nhau xuất hiện. Chính nhu
cầu đó đòi hỏi xuất hiện ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng nội dung mang thông tin
ý thức. Không có ngôn ngữ ý thức không thể tồn tại và phát triển.Sự ra đời của
ngôn ngữ gắn liền với lao động. Nhờ có ngôn ngữ con người đã không chỉ giao
tiếp mà còn khái quát, tổng kết thực tiễn,truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Như vậy, nguồn gốc cơ bản trực tiếp và quan trọng nhất quyết
định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động.Sau lao động và đồng thời với
lao động là ngôn ngữ;đó là 2 chất kích thích chủ yếu ảnh hưởng tới bộ óc của


vượn người, đã làm bộ óc đó chuyển dần thành bộ óc của con người ngày nay,
khiến cho tâm lí động vật chuyển thành ý thức.
Ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực. Ý thức
chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của vật chất cùng với sự ra đời của con
người. Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào bộ óc con người. Cùng với
sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan (thông qua hoạt động của
các giác quan) đến bộ óc con người tạo ra ý thức.Từ ý thức đưa đến những nhận
thức về thế giới tự nhiên.
Như vậy có thể khẳng định rằng nguyên nhân chính dẫn tới việc con người
nhận thức được thế giới tự nhiên là: lao động và ngôn ngữ.
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận
-Trong quá trình tìm hiểu lí do vì sao con người nhận thức được thế giới tự nhiên
thì điều quan trộng nhất là chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân nằm ở trong
chính bản thân sự vật, hiện tượng chứ không phải tưởng tượng ra từ trong bộ óc
của con người. Phải tim hiểu nguồn gôc của mọi sự vật hiện tượng từ trong chính
cội nguồn của nó 1 cách khách quan có cơ sở thực tiễn khoa học không được sa
đà như 1 số quan điểm của chủ nghĩa duy tâm.
-Khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc con người nhận thức được thế giới tự
nhiên thì ta cần phải tìm hiểu những mối liên hệ những sự kiện đã xảy ra trước

khi xuất hiện kết quả (con người nhận thức được thế giới tự nhiên). Đặc biệt là
phải chú ý tới những dấu hiệu đặc trưng riêng biệt, đó là quan hệ sản sinh (từ
nguyên nhân sinh ra kết quả)
-Trong tình huống này chúng ta cần phải xem xét 1 cách toàn diện các nguyên
nhân dẫn tới việc con người nhận thức được thế giới tự nhiên vì trong tình huống
này có rất nhiêu nguyên nhân tuy nhiên chúng ta chỉ tìm hiểu những nguyên
nhân căn bản và quan trọng nhất và đánh giá đúng vị trí, vai trò của nó đố với sự
hình thành kết quả.
3. Lĩnh vực xã hội


3.1 Tình huống: Hiện nay do điều kiện sống được nâng cao lên tỉ lệ người béo
phì ở nước ta ngày càng gia tăng.
3.2 Phân tích
Nguyên nhân là do đời sống của người dân hiện nay đang được nâng cao
đặc biệt là đời sống vật chất, chất lượng bữa ăn của người dân được cải thiện, sử
dung nhiều thưc ăn giàu gluxit, lipit lên gây ra kết quả là tình trạng béo phì ngày
càng nhiều và điều này đặc biệt xảy ra với người dân của các thành phố lớn.
Tuy nhiên cũng thấy rằng kết quả như vậy không phải chỉ do một nguyên
nhân gây nên. Bên cạnh nguyên nhân chính đó thì cũng có nhiều nguyên nhân
phụ khác cùng tác động để tạo ra kết quả như vậy như do cơ cấu bữa ăn chưa cân
đối, con người ít vận động năng lượng tiêu hao ít…Như vậy một kết quả không
chỉ do một nguyên nhân chính, nguyên nhân quyết định, còn các nguyên nhân
khác tuy không giữ vai trò quyết định nhưng chúng cũng ngây ảnh hưởng cùng
chiều đến sự hình thành kết quả và làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn.
Thứ hai là kết quả có thể thay đổi trở thành nguyên nhân của kết quả khác.
Trong trường hợp trên ta thấy nguyên nhân là do chất lượng cuộc sống dẫn
đến béo phì thì trong mối quan hệ khác thì kết quả béo phì đó lại là nguyên nhân,
ví dụ như vì béo phì mà gây ra một loạt các loại bệnh như gan nhiễm mỡ, cao
huyêt áp, tiểu đường,…Qua đó ta thấy trong trường hợp này thì kết quả lại trở

thành nguyên nhân của trường hợp khác đó là do béo phì nên sinh ra một loạt các
chứng bệnh. Nguyên nhân và kết quả đã thay đổi vị trí cho nhau trong trường
hợp trên, vì vậy Ănghen nhận xét rằng: “Nguyên nhân và kết quả khái niệm chỉ
có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào trường hợp nhất hợp
riêng biệt nhất định”.
Với mối quan hệ biện chứng đó cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả có ý
nghĩa khá quan trọng việc nhận thức thế giới khách quan của con người.
III. Kết luận


Thế giới vật chất luôn tồn tại, vận động và phát triển một cách khách quan.
Những sự vật hiện tượng sinh ra và mất đi theo thời gian, nhưng không có sự vật
hiện tượng nào mà sinh ra và mất đi mà không có nguyên nhân của nó. Chúng ta
không biết thế giới vật chất có từ bao giờ hay bao giờ sẽ kết thúc cũng như
không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Nhưng đối với những sự
việc cụ thể chúng ta có thể biết chúng được sinh ra từ đâu và sẽ chúng sẽ sinh ra
sự việc gì. Mặt khác quan hệ nhân quả là quan hệ rất phổ biến trong đời sống,
nhận thức tương đối dễ dàng và dễ áp dụng trong thực tiễn, nên cần vận dụng
linh hoạt quan hệ nhân quả để giải quyết các vấn đề thực tiễn, hay nhiệm vụ của
nhận thức khoa học là phải tìm ra được nguyên nhân và kết quả của những hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để từ đó khắc phục hoặc tác động vào
chúng để có được kết quả như mong muốn.. Từ đó làm giàu thêm vốn nhận thức
của mỗi người nói riêng và nhân loại nói chung, đồng thời giúp các hoạt động
của con người trở nên hiệu quả.



×