Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đánh giá tính hợp lý của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.04 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hoàn thiện các quy định về XPVPHC, trong đó có các quy định về
thẩm quyền và thủ tục XPVPHC là nhu cầu cấp thiết hiện nay vì vi phạm hành
chính xảy ra rất phổ biến, gây nhiều tác hại về kinh tế – xã hội. Việc xử lý đúng
đắn các vi phạm hành chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong các yếu tố
đó là những quy định về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính.Nhà nước ta đã qui định trong các văn bản pháp luật về vi phạm hành
chính như Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm
2007, 2008), và các nghị định quy đinh về xử phạt vi phạm hành chính. Vậy
những qui định về thẩm quyền và thủ tục xử phạt hành chính được qui định
trong các văn bản có hợp lý không? Để tìm hiểu rõ về vấn đề này, em xin chọn
đề bài số 5: “Đánh giá tính hợp lý của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục
xử phạt vi phạm hành chính” làm đề bài cho bài tập lớn học kỳ.


Bài Tập Học Kỳ – Luật Hành Chính
Lớp N07_TL2 – Nhóm 03

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Vi phạm hành chính và xử lí vi phạm hành chính
1.Vi phạm hành chính
Trong Điều 1 pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 và tại khoản
2 Điều 1 Pháp lệnh xứ lí vi phạm hành chính năm 2002 về xử lý vi phạm hành
chính đã thống nhất về những dâu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính.Qua đó ta
có thể định nghĩa về vi phạm hành chính như sau: “...Vi phạm hành chính là hành
vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật bị xử phạt hành chính”
2.Xử lí vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính( XPVPHC) hiện nay được qui định tại Điều 2 Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2008)


như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với các cá nhân, cơ
quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi
phạm các qui định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
và theo qui định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Như vậy, XPVPHC là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào quy
định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành
chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết,
theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
II. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Việc XPVPHC được giao cho đa dạng các cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác
nhau thực hiện Theo qui định của pháp luật, thẩm quyền XPVPHC thuộc về các cơ
quan sau: Ủy ban nhân dân các cấp (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh); cơ quan Công an

2

Đỗ Thị Trang - 342561


Bài Tập Học Kỳ – Luật Hành Chính
Lớp N07_TL2 – Nhóm 03

nhân dân; cơ quan cảnh sát biển; cơ quan hải quan; cơ quan kiểm lâm; cơ quan
thuế; cơ quan quản lý thị trường; cơ quan thanh tra chuyên ngành; cảng vụ hành
hải, cảng vụ thủy nội địa, cảng vụ hàng không; cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt
Nam ở nước ngoài, Cục quản lý lao động ngoài nước; Hội đồng cạnh tranh và cơ
quan quản lý canh tranh; Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Đồng thời pháp luật cũng quy định thẩm quyền XPVPHC cụ thể của mỗi
cán bộ có thẩm quyền xử phạt trong các cơ quan này. Ví dụ, theo quy định tại

khoản 4 Điều 31 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002( sửa đổi, bổ sung
2008) có quy định về thẩm quyền xử phạt của trưởng công an cấp huyện như sau:
“…4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d
khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này...”
2. Đánh giá tính hợp lý của pháp luật về thẩm quyền XPVPPLHC
Việc hoàn thiện các quy định về XPVPHC là đòi hỏi cấp thiết trong tình hình hiện
nay nhằm đảm bảo việc xử phạt đúng đắn. Các quy định về XPVPHC phải được
thực thi nghiêm chỉnh từ phía các cơ quan có thẩm quyền XPVPHC, trong đó việc
xác định thẩm quyền và thủ tục xử phạt có ý nghĩa rất quan trọng.Để đánh giá tình
hợp lý, ta phải xem xét dưới hai góc độ: những ưu điểm và nhược điểm trong quy
định của pháp luật về thẩm quyền XPVPHC, cụ thể như sau:
3

Đỗ Thị Trang - 342561


Bài Tập Học Kỳ – Luật Hành Chính
Lớp N07_TL2 – Nhóm 03

2.1, Ưu điểm.
● Trong Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền XPVPHC thể
hiện tập trung đầy đủ, rõ ràng, là căn cứ quan trọng tạo tiền đề thuận lợi cho các
quy định cụ thể ở các Nghị định về XPVPHC trong các lĩnh quản lý nhà nước bảo
đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về thẩm quyền xử phạt.
● Các chức danh có thẩm quyền xử phạt đã được quy định khá đầy đủ. Ở các cấp,

các ngành, các lĩnh vực quản lý nhà nước đều có chức danh được trao thẩm quyền
tiến hành hoạt động này. Đó là điều kiện quan trọng bảo đảm phát hiện nhanh
chóng và xử lí kịp thời mọi trường hợp vi phạm, đáp ứng được nguyên tắc: mọi vi
phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay.
● Việc quy định thêm chức danh có thẩm quyền XPVPHC trong một số luật đã
phần nào đáp ứng đòi hỏi của quản lí nhà nước, kịp thời trao thẩm quyền XPVPHC
trong một số lĩnh vực quản lý chuyên ngành cho các chức danh mà Pháp lệnh chưa
quy định.
● Sự phân hóa trong các quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
cũng được thể hiện rõ nét: người giữ chức vụ cao hơn được trao thẩm quyền rộng
hơn với trách nhiệm cũng nặng nề hơn; thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
được quy định tương đối toàn diện hơn các chức danh hoạt động trong từng ngành
hoặc lĩnh vực quản lý khác nhau cũng được quy định khác nhau cho phù hợp với
đặc thù của lĩnh vực.
● Các qui định về nguyên tắc xác định thẩm quyền đã giúp cho người có thẩm
quyền xử phạt đỡ lúng túng trong việc xác định vụ việc cụ thể có thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình hay không và giúp cấp trên của họ dễ dàng hơn trong
đánh giá kết quả hoạt động XPVPHC nói chung cũng như xác định trách nhiệm
của cấp dưới trong những vụ việc cụ thể.
Nhìn chung, các quy định hiện hành đi theo hướng trao thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính gắn với thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi

4

Đỗ Thị Trang - 342561


Bài Tập Học Kỳ – Luật Hành Chính
Lớp N07_TL2 – Nhóm 03


phạm hành chính gây ra trừ các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính ở cấp thấp. Điều đó góp phần quan trọng trong việc giáo dục, răn đe người
vi phạm, bảo đảm khắc phục hậu quả của vi phạm đồng thời nâng cao hiệu quả
công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.
2.2 Nhược điểm
● Các quy định loại này được thể hiện trong một số lượng lớn văn bản quy phạm
pháp luật khiến cho việc theo dõi để thực hiện không đơn giản. Hơn nữa, các văn
bản này do nhiều cơ quan và người có thẩm quyền ban hành vào những thời điểm
khác nhau, dưới những hình thức khác nhau, có hiệu lực pháp lý khác nhau và
phạm vi thi hành khác nhau cho nên dẫn đến hiện tượng “ dẫm chân nhau”,chồng
chéo, trùng lặp trong hệ thống.
● Các quy định hiện hành về thẩm quyền xử phạt của các chức danh với hành vi
hoặc nhóm hành vi nhất định. Điều này khiến cho chức danh có thẩm quyền xử
phạt trong những ngành có phạm vi quản lí bao gồm nhiều lĩnh vực rất lúng túng
trong việc xác định thẩm quyền trong vụ việc cụ thể. Trong cải cách bộ máy hành
chính theo hướng xây dựng các quản lý đa ngành, đa lĩnh vực thì hạn chế này càng
thể hiện rõ.
● Việc quy định thẩm quyền XPVPHC cho một số chức danh mới trong một số
luật cũng đang đặt ra một số vấn đề.Trong các luật có qui định về XPVPHC việc
trao thẩm quyền xử phạt cho một số chức danh mới chủ yếu dừng ở mức xác định
chức danh có thẩm quyền xử phạt mà chưa quy định cụ thể về hình thức xử phạt,
mức tiền phạt, các biên pháp khắc phục hậu quả mà chức danh đó có thẩm quyền
áp dụng.
● Theo quy định của Pháp lệnh, thì các chức danh có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ
sở hầu như không có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

5

Đỗ Thị Trang - 342561



Bài Tập Học Kỳ – Luật Hành Chính
Lớp N07_TL2 – Nhóm 03

Ví dụ: trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì hành vi gian
lận cân, đong hàng hoá có giá trị nhỏ trong thương mại bán lẻ gây thiệt hại cho
khách hàng thì ngoài việc bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền còn bị tịch thu
phương tiện đo sai. Tuy nhiên, do không có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm
(ở đây chỉ là một chiếc cân) nên trong trường hợp này, chiến sĩ công an nếu phát
hiện thấy hành vi vi phạm cũng không có thẩm quyền xử phạt mà phải chuyển vụ
việc lên cấp trên theo nguyên tắc quy định tại Điều 42 Pháp lệnh .Điều này dẫn
đến sự phức tạp hóa không cần thiết và rắc rối trong việc xử lí
● Pháp lệnh chỉ trao cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh mới có thẩm quyền áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả được quy định mới trong các Nghị định của Chính
phủ, điều này vô hình chung đã dẫn đến việc “vô hiệu hóa” thẩm quyền xử phạt
của hầu hết các chức danh khi hành vi vi phạm trong Nghị định của Chính phủ
được quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả khác với Pháp lệnh.
●Việc quy định các chức danh có thẩm quyền xử phạt chủ yếu được tiến hành theo
phương pháp liệt kê do đó mỗi khi có cơ quan quản lý chuyên ngành mới được
thành lập lại xuất hiện nhu cầu bổ sung chức danh có thẩm quyền xử phạt. Trong
tiến trình cải cách hành chính hiện nay thì như cầu này xuất hiện tương đối thường
xuyên mà việc sửa đổi, bổ sung pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính lại không thể
tiến hành thường xuyên được.
● Pháp lệnh 2002 đã bãi bỏ thẩm quyền xử phạt của Thủ trưởng cơ quan thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành.Chính vì thế các Cục quản lý chuyên ngành như
Cục Bảo vệ thực vật, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm,Cục Thú y… không có thẩm
quyền xử phạt,nhưng hệ thống thanh tra chuyên ngành lại chỉ được thành lập ở cấp
Bộ và cấp Sở.Một mặt thì không có thẩm quyền xử phạt mà thanh tra chuyên
ngành cấp Bộ thì không thể nắm mọi tình hình được, ngoài ra, công tác thẩm định

còn hạn chế, vấn đề về nhân lực, chất lượng nhân lực và sự trú trọng của lãnh đạo
về công tác thanh tra còn chưa cao

6

Đỗ Thị Trang - 342561


Bài Tập Học Kỳ – Luật Hành Chính
Lớp N07_TL2 – Nhóm 03

3. Một số hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền
XPVPHC
Thứ nhất, cần quy định hợp lý hệ thống các cơ quan có thẩm quyền XPVPHC. .
Ví dụ: Bộ Thương mại chưa thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành thương
mại, và cơ quan quản lý thị trường được Chính phủ giao chức năng thanh tra
chuyên ngành thương mại nên cần tiếp tục giao cho cơ quan quản lý thị trường
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Điều này bảo đảm cho công cuộc đấu
tranh, xử lý các hành vi buôn lậu, kinh doanh trái phép, buôn bán hàng giả,… thu
được nhiều kết quả.Thứ hai,.những quy định về các chức danh có thẩm quyền xử
phạt phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể; bên cạnh đó, trong những trường hợp có
thể, cần áp dụng các quy định theo hướng bảo đảm khi có chức danh mới với vị trí
tương đương và phạm vi, quyền hạn, nhiệm vụ tương tự như các chức danh đang
hiện hữu thì không nhất thiết phải sửa đổi, bổ sung quy định.Ví dụ như “Cục
trưởng Cục X có thẩm quyền XPVPHC” bằng quy định “ Thủ trưởng cơ quan
quản lý chuyên ngành cáp cục có thẩm quyền XPVPHC”.Thứ ba, cần quan tâm
hơn nữa với việc giải thích thuật ngữ dể đảm bảo thống nhất trong nhận thức và
thực hiện.Xem xét tính thực tiễn của mỗi quy định xem những ý kiến, thắc mắc
của người dân để kịp thời xử lí
III. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

1.Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định hai loại thủ tục xử phạt vi
phạm hành chính: thủ tục xử phạt đơn giản và thủ tục xử phạt có lập biên bản.
1.1. Thủ tục xử phạt đơn giản:
Thủ tục xử phạt đơn giản được áp dụng để xử lý các vi phạm hành chính có
tính chất đơn giản, rõ ràng, chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn về tài
sản, nếu xem xét và thấy rằng vi phạm đó của cá nhân, tổ chức chỉ bị phạt ở mức
7

Đỗ Thị Trang - 342561


Bài Tập Học Kỳ – Luật Hành Chính
Lớp N07_TL2 – Nhóm 03

cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra
quyết định xử phạt tại chỗ mà không cần phải lập biên bản về hành vi vi phạm
hành chính (trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính được phát hiện truy tìm
bằng phương tiện, thiết bị, kĩ thuật nghiệp vụ). Người có thẩm quyền quyết định
xử phạt tại chỗ. Người bị phạt tiền có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm
quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Đây là loại thủ tục xử phạt đơn
giản.
1.2. Thủ tục xử phạt có lập biên bản gồm các giai đoạn
Pháp lệnh về XLVPHC đã có nhiều quy định cụ thể về thủ tục xử phạt phải
lập biên bản từ nội dung biên bản, nội dung quyết định xử phạt, thủ tục phạt tiền,
nơi nộp tiền phạt đến việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính… Qua
những quy định đó, có thể khái quát thủ tục xử phạt có lập biên bản như sau:
 Khởi xướng xử phạt: Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh viết hoặc bằng
miệng yêu cầu đình chỉ ngay hành vi vi phạm đồng thời lập biên bản về vi phạm
hành chính.

 Xem xét, quyết định xử phạt: Đối với vụ vi phạm không thuộc thẩm quyền
thì người lập biên bản chuyển biên bản đó cho người có thẩm quyền để quyết định
xử phạt.
 Thi hành quyết định xử phạt: Quá thời hạn quy định mà cá nhân, tổ chức
không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành.
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người có thẩm quyền xử
phạt có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt theo quy định tại
Chương V Pháp lệnh, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giải quyết
khiếu nại, tố cáo (nếu có) hoặc tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
bằng các biện pháp được quy định tại Điều 66 Pháp lệnh nếu cá nhân, tổ chức bị
xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn do Pháp lệnh
quy định.

8

Đỗ Thị Trang - 342561


Bài Tập Học Kỳ – Luật Hành Chính
Lớp N07_TL2 – Nhóm 03

2. Đánh giá tính hợp lý của pháp luật về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
2.1 Ưu điểm
- Về thủ tục đơn giản :
● Mức tiền xử phạt theo thủ tục đơn giản đã được nâng từ 20.000 đồng
(Pháp lệnh XLVPHC năm 1995) lên 200.000 đồng (Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
năm 2008). Việc nâng mức tiền phạt theo thủ tục đơn giản là cần thiết để khắc
phục tình trạng vụ việc vi phạm phải dồn lên cấp trên giải quyết.
● Thông thường thủ tục đơn giản được áp dụng đối với vi phạm nhỏ, rõ
ràng, không có tình tiết phức tạp, cần phải xác minh thêm như vượt đèn đỏ, an toàn

giao thông đô thị, vệ sinh đường phố… Đối với những trường hợp này, người có
thẩm quyền xử phạt có thể ra quyết định xử phạt ngay, cá nhân, tổ chức bị xử phạt
có thể nộp phạt tại chỗ, vụ việc được giải quyết nhanh chóng, trật tự quản lý cũng
được nhanh chóng khôi phục
- Về thủ tục xử phạt có lập biên bản
● Về người có thẩm quyền lập biên bản: Khoản 1 Điều 55 pháp lệnh sửa đổi
bổ sung năm 2008 có những quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn về thẩm quyền của
người lập biên bản để từ đó có căn cứ tiến hành xử phạt các vi phạm hành chính.
Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 2008 cũng bổ sung trường hợp người vi phạm cố
tình trốn tránh hoặc vì lí do khách quan mà không có mặt tại địa điểm xảy ra vi
phạm thì biên bản được lập xong phải có chữ kí của người đại diện chính quyền cơ
sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người làm chứng.
● Về nội dung của biên bản: Tại khoản 2 Điều 55 pháp lệnh XLVPHC.
Điều 55 quy định nội dung của biên bản đã thể hiện rõ tính khoa học, chặt chẽ và
phù hợp với thực tế.
● Quyết định xử phạt, nội dung quyết định xử phạt: Được quy định tại Điều
56 pháp lệnh XLVPHC năm 2002. Đây là một trong những điều của pháp lệnh
được sửa đổi bổ sung cơ bản theo quan điểm tạo điều kiện cho cơ quan, người có

9

Đỗ Thị Trang - 342561


Bài Tập Học Kỳ – Luật Hành Chính
Lớp N07_TL2 – Nhóm 03

thẩm quyền xử phạt nhưng cũng phải đảm bảo quyền và lợi ích cá nhân, tổ
chức.Vụ việc vi phạm, dù phức tạp cũng không thể quá kéo dài gây ảnh hưởng
không tốt đến sinh hoạt, đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ

chức
● Việc xử lí tang vật, phương tiện bị tịch thu: Theo Điều 61 pháp lệnh
XLVPHC năm 2002 đã đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác trong khi
xử lí tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu.
● Cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC: Các biện pháp cưỡng chế cũng
như thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế cũng được quy định cụ thể và rõ ràng tại
Điều 66 và Điều 67 pháp lệnh XLVPHC nhưng trong thực tế áp dụng còn gặp
nhiều khó khăn và vướng mắc.
2.2. Hạn chế
- Về thủ tục đơn giản:
● Mức phạt tiền được quy định tại pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 2008 vẫn
còn thấp, nhiều vụ việc vi phạm chưa thể xử phạt theo thủ tục này.
- Về thủ tục xử phạt có lập biên bản:
● Một số quy định của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP (hướng dẫn thi hành
pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002) và mẫu biên bản để xử phạt (ban
hành kèm theo nghị định) lại quá dài, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến kết quả
xử lý vi phạm. Trong nhiều trường hợp, người có trách nhiệm xử lý đã chuyển vụ
việc về giải quyết theo thủ tục đơn giản với mức phạt thấp hơn nhiều để tránh thủ
tục lập biên bản, dẫn đến lọt nhiều hành vi vi phạm không được xử lý thỏa đáng
● Một khó khăn khi thực thi Điều 56 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
chưa quy định cụ thể thủ trưởng trực tiếp có quyền ra hạn thêm thời hạn ban hành
quyết định xử phạt vi phạm.
● Vấn đề về giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để chuyển cho cơ quan tài
chính cấp huyện hoặc trung tâm bán đầu giá cấp tỉnh và trong một số trường hợp

10

Đỗ Thị Trang - 342561



Bài Tập Học Kỳ – Luật Hành Chính
Lớp N07_TL2 – Nhóm 03

tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu khó vận chuyển lên cấp tỉnh, nơi có trung
tâm bán đấu giá để bán đấu giá( như trường hợp tang vật là gỗ bị tịch thu) cũng
còn nhiều khó khăn để xác định.
● Vấn đề về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đây
cũng là một trong những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính. Mặc dù các biện pháp cưỡng chế cũng như thẩm quyền ra
quyết định cưỡng chế đã được quy định cụ thể tại Điều 66 và Điều 67 Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính nhưng việc cưỡng chế vẫn gặp những khó khăn nhất
định do chưa có sự phối hợp của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các biện
pháp cưỡng chế như biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về thủ tục XPVPHC
3.1. Thủ tục đơn giản: mức tiền được xử phạt theo thủ tục đơn giản nên được
nâng lên(có thể đến 500.000 đồng )vì các khung tiền phạt được quy định cho thủ
tục đơn giản là rất ít hoặc không có. Nếu không nâng mức tiền xử phạt theo thủ tục
đơn giản thì phần lớn các vụ vi phạm sẽ bị xử phạt theo thủ tục có lập biên bản và
như vậy, thủ tục đơn giản vô tình không còn đơn giản,không đảm bảo được yêu
cầu của cải cách thủ tục hành chính.
3.2. Về thủ tục xử phạt có lập biên bản:
Thứ nhất không nên tiếp tục ban hành các loại mẫu, mà nên giao cho Bộ,
ngành, căn cứ quy định của pháp luật để ban hành các loại mẫu cho phù hợp với
lĩnh vực, ngành mình quản lý vừa đảm bảo yêu cầu của thực tiễn, vừa đúng pháp
luật,đây cũng là kiến nghị của nhiều Bộ, ngành, địa phương. Pháp lệnh chỉ nên quy
định nội dung bắt buộc đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn việc
xây dựng mẫu cụ thể do từng ngành hướng dẫn thực hiện.Thứ hai quy định của
pháp luật về hình thức phạt tiền cho thấy mức phạt tối thiểu và tối đa có khoảng
cách khá xa. Để việc áp dụng mức phạt tiền được đúng đắn, trong các văn bản về
XPVPHC cần cụ thể hóa hơn nữa các dấu hiệu của vi phạm hành chính. Cần chia

11

Đỗ Thị Trang - 342561


Bài Tập Học Kỳ – Luật Hành Chính
Lớp N07_TL2 – Nhóm 03

nhỏ khung phạt tiền để tránh tình trạng: Các vi phạm hành chính có tính chất, mức
độ như nhau nhưng người có thẩm quyền áp dụng các mức phạt rất khác nhau.Thứ
ba, kiến nghị của một số cơ quan có thẩm quyền xử phạt về sự cần thiết tổ chức
lực lượng chuyên trách để cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC. Để không
tăng thêm tổ chức, có thể xem xét, cân nhắc giao thêm nhiệm vụ này cho cơ quan
thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện. Ngoài ra, cần quy định rõ việc quyết
định XPVPHC theo hướng người có quyền cho phép ra hạn là Thủ trưởng trực tiếp
của người xin ra hạn, trường hợp chủ tịch UBND cấp tỉnh xin ra hạn thì Bộ trưởng
quản lý ngành sẽ là người gia hạn không nhất thiết phải chuyên xin Thủ tướng
chính phủ để xin gia hạn.

12

Đỗ Thị Trang - 342561



×