Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.31 KB, 127 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
*




VŨ THỊ LAN ANH




PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG NHÀ NƢỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC THI CÔNG VỤ








LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC








Hà Nội - 2010


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
*




VŨ THỊ LAN ANH




PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG NHÀ NƢỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC THI CÔNG VỤ


Chuyên ngành : Lý luận lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số : 60 38 01




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI



Hà Nội - 2010






MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của Đề tài 4
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 7
3. Phương pháp nghiên cứu 7
4. Cấu trúc của luận văn 8
Chương 1 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG NHÀ
NƯỚC 9
1.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường nhà nước 9
1.2. Bản chất của pháp luật về bồi thường nhà nước 12
1.3. Phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước 18
1.3.1. Phạm vi của hành vi công quyền và hành vi vi phạm pháp pháp luật
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường 18
1.3.2. Cơ sở pháp lý và phạm vi trách nhiệm của nhà nước 21
Chương 2 31
PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 31

2.1. Pháp luật về bồi thường của Cộng hòa liên bang Đức 31
2.2. Pháp luật về bồi thường của Nhật Bản 37
2.3. Pháp luật về bồi thường Nhà nước của Ca – na – đa 41
2.4. Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Pháp 47
2.5. Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Trung Quốc 55
2.6. Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Hàn Quốc 59
Chương 3 68


2
XÂY DỰNG VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG NHÀ
NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC THI CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM 68
3.1. Sự hình thành phát triển và thực thi pháp luật bồi thường nhà nước
trong hoạt động thực thi công vụ ở Việt Nam 68
3.1.1. Phạm vi, nội dung và cơ chế thực thi trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước cần phù hợp với đặc thù văn hóa và điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội của Việt Nam. 70
3.1.2. Thủ tục giải quyết bồi thường cần bảo đảm nhanh gọn, tránh phiền
hà cho người bị thiệt hại 71
3.1.3. Giảm nhẹ một số nghĩa vụ mà công dân phải làm trong khi thực
hiện quyền yêu cầu Nhà nước giải quyết bồi thường thiệt hại. 71
3.1.4 Việc thực thi hoạt động bồi thường Nhà nước ở Việt Nam trước khi
ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 71
3.2. Nội dung Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 81
3.2.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng được bồi thường 84
3.2.2. Phạm vi trách nhiệm bồi thường 85
3.2.3. Thiệt hại được bồi thường 95
3.2.4. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường và thủ tục giải quyết yêu cầu
bồi thường 97
3.2.5. Kinh phí bồi thường và thủ tục chi trả 103

3.3. Bảo đảm thực thi pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động
thực thi công vụ và định hướng ngày càng hoàn thiện pháp luật về bồi
thường nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 108
3.3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hoạt động lập pháp, lập
quy 108
3.3.2. Phạm vi bồi thường thiệt hại của Nhà nước 111
4.3.3. Trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại. 113


3
4.3.4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường thiệt hại . 113
4.3.5. Về việc không thực thi nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại 115
4.3.6. Bồi thường thiệt hại do bị oan trong tố tụng hình sự 116
4.3.7. Phân biệt lỗi của nền công vụ và lỗi của người thực thi công vụ 118
KẾT LUẬN 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122


4

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định “Người
bị bắt, bị giam, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường về vật
chất và phục hồi danh dự” (Điều 72); “Mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được
kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật
chất và phục hồi về danh dự” (Điều 74). Đây là cơ sở pháp lý và cũng là văn
bản quan trọng nhất để cụ thể hóa các quy định trách nhiệm về bồi thường của
cơ quan Nhà nước đối với những thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra. Bên

cạnh đấy, tại Nghị quyết số 48-NQ/TƯ ngày 24 tháng năm 2005 của Bộ Chính
trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010 có khẳng định về “bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của
công dân, trong đó quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại do cán bộ, công
chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ”. Các quy định về trách nhiệm bồi
thường của các cơ quan nhà nước đã được quy định trong Bộ Luật dân sự năm
1995 và đã tiếp tục được ghi nhận trong Bộ Luật dân sự năm 2005 (tại Điều
619 và Điều 620). Để cụ thể hóa các quy định nêu trên, Nhà nước ta đã ban
hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 47/CP ngày 03
tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do
công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố
tụng gây ra; Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17 tháng 3 năm 2003
của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do
người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Các Bộ, ngành có
liên quan cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành về việc giải quyết


5
bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước và người tiến hành tố tụng
(sau đây gọi chung là người thi hành công vụ) gây ra.
Mặc dù trách nhiệm của Nhà nước đối với các thiệt hại do hành vi trái
pháp luật của cán bộ, công chức gây ra trong thi hành công vụ đã được quy
định trong nhiêu văn bản nêu trên, nhưng phần lớn các quy định hiện hành về
phạm vi bồi thường, về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chỉ là những
nguyên tắc, chưa cụ thể nên đã ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền yêu cầu
bồi thường của người bị thiệt hại.
Thực tiễn thi hành cho thấy, pháp luật về bồi thường thiệt hại của Nhà
nước do người thi hành công vụ gây ra chưa được xây dựng trên quan điểm
coi đây là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung mà chỉ coi là
trách nhiệm bồi thường của từng cơ quan Nhà nước cụ thể như cơ quan quản

lý người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại; nhiều trường hợp cơ quan có
trách nhiệm giải quyết bồi thường còn chưa xác định rõ và đặc biệt là chưa
quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp của các cơ quan nhà nước khác có liên
quan, nên việc giải quyết bồi thường không đạt được kết quả như mong
muốn; các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường và nhiều vấn đề
liên quan khác được pháp luật quy định chưa đầy đủ, không thống nhất và
thiếu tính khả thi. Hoạt động quản lý hành chính chủ yếu được thực hiện gắn
với thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính mà không trực tiếp gắn với các
quy định của pháp luật bồi thường. Các văn bản hướng dẫn như Nghị định
số 47/NĐ-CP của Chính phủ hầu như không phát huy tác dụng, chưa được
áp dụng để giải quyết bồi thường thiệt hại trong các lĩnh vực tố tụng hình sự,
dân sự và hành chính. Đối với bồi thường thiệt hại cho các trường hợp bị
oan trong tố tụng hình sự theo quy định của Nghị quyết 388 thì phạm vi điều
chỉnh còn hẹp, mới chỉ bồi thường cho các trường hợp bị oan trong tố tụng
hình sự, cho nên tác động của Nghị quyết còn hạn chế.


6
Trước thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do người thi hành
công vụ gây ra và thực tiễn thi hành cho thấy, pháp luật trong lĩnh vực này
còn nhiều điều bất cập; chưa đầy đủ và đồng bộ, thiếu cụ thể, thiếu tính khả
thi. Do vậy, pháp luật về bồi thường Nhà nước cần phải được tiếp tục nghiên
cứu và hoàn thiện là nhiệm vụ cấp thiết trong điều kiện nước ta đang xây
dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, đồng thời nhằm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5
năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Một trong các
nội dung quan trọng về định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
được quy định trong Nghị quyết này là xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo hộ
của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó

quyền được bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra khi thi
hành công vụ; chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhất là của Tòa án
trong việc bảo vệ các quyền đó; khắc phục việc xử lý oan sai.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật,
đặc biệt là pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ
gây ra đã và đang còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các luật gia. Bởi lẽ,
nội dung của vấn đề bồi thường như phạm vi bồi thường đến đâu, việc xác
định trách nhiệm xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại
trong quá trình thực thi công vụ như thế nào hay người có thẩm quyền như thế
nào và cơ quan nào sẽ có trách nhiệm giải quyết bồi thường…, những vấn đề
này đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và
thực tiễn, đồng thời tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm của một số nước trên
thế giới để quy định phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Chính vì vậy, tôi đã
chọn đề tài “Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi
công vụ” làm luận văn thạc sỹ luật học.


7
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận văn là từ lịch sử hình thành cho đến thực tiễn áp
dụng của các quy định về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công
vụ của nước ta, đồng thời có nghiên cứu và tham khảo về pháp luật bồi
thường nhà nước ở một số nước để tìm ra những hợp lý và không hợp lý
nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường nhà nước trong nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Với mục đích, nhiệm vụ chính của luận văn là:
- Phân tích và đánh giá những quan điểm chỉ đạo của Đảng và pháp luật
của Nhà nước ta về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hoạt động thực
thi công vụ của cán bộ, công chức. Từ đó khẳng định trách nhiệm của Nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong nửa thế kỷ qua đã, đang và sẽ

thực hiện tôt hơn trách nhiệm của mình trước công dân trong điều kiện xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân.
- Khái quát chung về những quy định về bồi thường nhà nước ở một số
nước trên thế giới.
- Đưa ra một số nội dung tham khảo kinh nghiệm của pháp luật nước
ngoài về bồi thường nhà nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật và hướng
dẫn thực hiện pháp luật về bồi thường nhà nước phù hợp với đặc điểm, tình
hình chính trị, kinh tế và xã hội nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu cơ bản mà luận văn sử
dụng là phương pháp quy nạp trên cơ sở thống kê, tổng hợp, nghiên cứu và
phân tích các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta để làm rõ những


8
quan điểm về bồi thường nhà nước. Đồng thời, có phân tích, đánh giá thực
tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường nhà nước ta để hướng đến hoàn thiện
pháp luật về bồi thường nhà nước trong tương lai.
Luận văn cũng sử dụng các tài liệu nước ngoài và các tác phẩm, công
trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong nước và ngoài nước về trách
nhiệm bồi thường của nhà nước đối với thiệt hại trong hoạt động thực thi
công vụ của cán bộ, công chức.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
phương pháp logic và phương pháp so sánh đối chiếu; phân tích để làm sáng
tỏ những nội dung nghiên cứu của luận văn.
4. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật bồi thường nhà nước

Chương 2: Pháp luật một số nước về bồi thường thiệt hại của nhà nước
Chương 3: Thực tiễn xây dựng và thực thi pháp luật về bồi thường nhà
nước trong hoạt động thực thi công vụ ở Việt Nam và phương hướng xây
dựng, hoàn thiện pháp luật về bồi thường nhà nước ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay


9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC

1.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường nhà nước
Trong Đại từ điển tiếng Việt Thuật ngữ “trách nhiệm” rất gần với thuật
ngữ “nghĩa vụ”, trách nhiệm là điều “phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận
lấy về mình” [6], nghĩa vụ được hiểu là “bổn phận phải làm đối với xã hội
hoặc với người khác”. Như vậy, có thể hiểu ở góc độ chung nhất, trách nhiệm
là sự ràng buộc trong các mối liên kết của con người, trong đó, cá nhân hoặc
tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ vì người khác hoặc vì cộng đồng. Về phương
diện đạo đức xã hội, trách nhiệm là sự ràng buộc cá nhân, tổ chức phải thực
hiện những nghĩa vụ nghiêng về bổn phận mang tính luân lý, đạo đức. Ở
phương diện này trách nhiệm bồi thường nhà nước được quan niệm trên nền
tảng triết lý: nhà nước là của dân, do dân, vì dân; nhân dân là chủ, cánh bộ,
công chức là công bộc của dân. Vì vậy, giá trị cao nhất của nhà nước là phục
vụ nhân dân. Về phương diện pháp lý, trách nhiệm pháp lý của cá nhân, tổ
chức phát sinh trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật.
Trong xã hội hiện đại, pháp luật vừa có chức năng bảo về, vừa có chức năng
điều chỉnh tích cực, thúc đẩy các quan hệ xã hội phát triển theo hướng phù
hợp với lợi ích chung của cộng đồng.
Để phát triển và tồn tại, con người rất cần đến nhà nước. Nhưng một khi

cần đến nhà nước phải nghĩ đến cách hạn chế quyền lực nhà nước, bởi vì nhà
nước do con người điều khiển. Con người của chúng ta bên cạnh những đức
tính sáng tạo, chăm chỉ còn chứa đựng cả những đức tính lười nhác, tùy tiện,
tính tham lam, ỷ lại, tính dựa dẫm vào những người khác, nhất là tính đam mê
quyền lực. Vì quyền lực nhà nước có trong tay, con người có thể đạt được


10
nhiều thứ quyền lợi khác như: của cải, danh vọng, quyền được sai khiến người
khác. Vì vậy, khi một người nào đó được giao quyền lực nhà nước nếu không
có những động cơ khắc phục những tính tiêu cực sẽ gây nên hậu quả kém của
nhà nước. Hoạt động của nhà nước là một hoạt động phức tạp, thường là phải
do nhiều người cùng đảm nhiệm, nếu không có sự phân công trách nhiệm rõ
ràng thì rất dễ rơi vào tình trạng ỷ lại lẫn nhau, theo kiểu “cha chung không ai
khóc”. Trong hoạt động của lĩnh vực công, càng tập trung bao nhiêu càng làm
việc tập thể với nguyên tắc đa số để ban hành quyết định bao nhiêu thì càng tạo
ra cơ sở nhiều hơn cho sự ỷ lại và không chịu trách nhiệm cá nhân bấy nhiêu.
Chính vì vậy, khi quyền lực tập trung quá nhiều vào một nơi thì xét về
mặt khách quan đều xuất hiện nguy cơ lạm dụng quyền lực đó trong mối quan
hệ với kẻ yếu. Ý tưởng này được coi là nền tảng cho học thuyết về phân
quyền (ở Việt nam được gọi là “tam quyền phân lập”). Điều này cũng dẫn tới
việc ra đời học thuyết về nhà nước pháp quyền mà theo nội dung của nói thì:
về phương diện chính trị, quyền lực Nhà nước cần được kiểm soát và giới hạn
bởi pháp luật; về phương diện tư pháp, mọi hoạt động của nhà nước (lập
pháp, hành pháp và tư pháp) cần được kiểm tra lại bằng con đường tòa án; về
phương diện vật chất thì những hoạt động công quyền, nhân danh nhà nước
của nhà nước đều có thể kéo theo hậu quả pháp lý bất lợi mà khoa học pháp lý
gọi là trách nhiệm vật chất.
Ngày nay, trong một xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa nhà nước và công
dân là những mối quan hệ được điều chỉnh bằng pháp luật mà ở đó, vị thế của

các bên là không bình đẳng về mọi phương diện. Vì vậy, một trật tự pháp luật
nhân đạo cần phải “ưu tiên” bảo vệ kẻ yếu. Trong trường hợp này là những đối
tượng của quản lý nhà nước. Công dân và lợi ích của họ là những đối tượng
thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được bảo vệ trước mọi xâm hại trái
pháp luật. Đã chấm dứt vĩnh viễn việc nhà nước luôn có quyền còn công dân


11
thì luôn có nghĩa vụ. Vì thế, đặt vấn đề trách nhiệm của nhà nước trong khi
thực hiện công quyền là điều hiển nhiên trong một trật tự nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên, vấn đề cần làm rõ: ai là nhà nước?, Karl Marx đã định nghĩa
“bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Theo đó, khái
niệm pháp lý về “con người” với tính cách là chủ thể chung của các quan hệ
pháp luật cần hiểu gồm các loại pháp nhân và thể nhân. Trong đó, nhà nước,
suy cho cùng cũng chỉ là một chủ thể pháp luật, một pháp nhân đặc biệt.
Trong xã hội hiện đại, dù kiểu phương Đông hay phương Tây, dù với
bất kỳ chế độ và thể chế chính trị - xã hội nào thì mối quan hệ giữa nhà nước
và công dân là những mối quan hệ cần được dự liệu bằng pháp luật. Theo đó,
nhà nước - chủ thể của quan hệ pháp luật, khi tham gia các quan hệ pháp luật
cũng đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định và phải gánh chịu những hệ
quả pháp lý tất yếu phái sinh từ những quan hệ pháp luật. Từ đó suy ra rằng,
việc nhà nước - “sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp” (V.I.
Lênin) cần phải bồi thường cho “bên kia” của quan hệ pháp luật điều hiển
nhiên diễn ra trong xã hội mới - xã hội thay thế xã hội thần quyền, xã hội thần
dân với nhà nước, cảnh sát, chuyên chế. Tuy nhiên, là nơi giao lưu của các
quan hệ xã hội khác nhau, điều chỉnh bằng những hệ thống pháp luật khác
nhau, các hành vi của nhà nước cũng được xem xét bởi nguyên tắc của những
loại pháp luật khác nhau, thể hiện bản chất và tính chất của quyền lực chính
trị khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là, khi tham gia một quan hệ pháp luật,
nhà nước (mà cụ thể là các cơ quan nhà nước, hay các tổ chức nhân danh nhà

nước) có thể: nhân danh quyền lực công cộng hoặc không nhân danh quyền
lực công cộng. Điều này là khó hiểu cho những công bộc của dân, song thực
tế, nhà nước có thể và cần phải tham gia vào nhiều loại quan hệ pháp luật mà
ở đó, nhà nước không phải là nhà nước theo đúng nghĩa, bởi lẽ khi đó, sự xuất
hiện của “nhà nước” không mang dấu hiệu quyền lực công.


12
Do vậy, nếu hiểu như thế thì việc nhà nước phải bồi thường cho ai đó
có thể phái sinh từ hai loại quan hệ pháp luật:
- Quan hệ pháp luật mà nhà nước xuất hiện với tư cách là chủ nhân của
quyền lực công cộng (pháp luật công); và
- Quan hệ pháp luật mà nhà nước có vị thế bình đẳng (về quyền lực)
với chủ thể khác, với công dân (pháp luật tư).
Từ hai loại quan hệ trên thì hậu quả pháp lý là nhà nước phải đền bù,
bồi thường hay bồi hoàn. Vấn đề đặt ra là, pháp luật về bồi thường nhà nước
có điều chỉnh thống nhất cả hai loại hậu quả pháp lý này không?. Theo nhận
thức chung, khi tham gia những quan hệ pháp luật bình đẳng và tự do, nhà
nước được đối xử như bất kỳ một loại chủ thể pháp luật (dân sự) nào nên vì
thế, không cần có những quy định pháp luật riêng rẽ. Lúc đó, pháp luật dân sự
chung sẽ điều chỉnh nhà nước như mọi chủ thể pháp luật khác theo những
nguyên tắc và thủ tục dân sự, áp dụng cho các giao dịch dân sự. Vấn đề còn
lại là pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước chỉ điều chỉnh vần đề bồi
thường của nhà nước khi nhà nước thực hiện hành vi công quyền. Quan hệ
pháp luật trong những trường hợp như vậy được các quốc gia châu Âu lục địa
gọi là “quan hệ pháp luật công”.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là một dạng trách
nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, phát sinh từ các hoạt động công quyền của các
cơ quan nhà nước hoặc nhân danh nhà nước.
1.2. Bản chất của pháp luật về bồi thường nhà nước

Việc xác định nguyên tắc giải quyết bồi thường nhà nước có ý nghĩa
quan trọng và phải được thể hiện xuyên suốt trong pháp luật về bồi thường
nhà nước, cũng như quá trình thi hành pháp luật về bồi thường nhà nước. Để


13
xác định nguyên tắc giải quyết bồi thường nhà nước thì trước hết phải làm
sáng tỏ được bản chất của quan hệ bồi thường nhà nước là quan hệ hành
chính hay quan hệ dân sự. Bởi vì, nếu bồi thường nhà nước là quan hệ hành
chính thì việc bồi thường toàn bộ thiệt hại về vật chất và áp dụng cơ chế thoả
thuận, thương lượng giữa Nhà nước và người bị thiệt hại là không phù hợp.
Ngược lại, nếu bồi thường nhà nước là quan hệ dân sự như bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng thì quy định về mức bồi thường, về trình tự, thủ tục giải
quyết bồi thường như thế nào cho hợp lý.
Về vấn đề này, vẫn còn nhiều luồng ý kiến và quan điểm khác nhau.
Tuy nhiên, theo quan điểm của một chuyên gia luật học thì để lý giải về vấn
đề này cần xuất phát từ vấn đề rất căn bản là: Nhà nước và các cơ quan nhà
nước là những pháp nhân công quyền, còn những tổ chức của nhà nước (đơn
vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế) những pháp nhân dân sự. Cả hai loại pháp nhân
này đều tham gia nhiều mối quan hệ với công dân, tổ chức có những quan hệ
mang tính quyền lực hành chính nhà nước và những quan hệ mang tính dân
sự.
Nhà nước, các cơ quan nhà nước là những pháp nhân công quyền thực
hiện rất đa dạng các hoạt động khác nhau: hoạt động lập pháp (xây dựng và
ban hành văn bản quy phạm pháp luật); hoạt động hành pháp (tổ chức thực
hiện pháp luật); hoạt động tư pháp.
Hoạt động lập pháp – hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật (theo nghĩa rộng đầy đủ của từ này gồm hoạt động ban hành
Luật của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hoạt động
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hệ thống hành chính nhà nước,

chính quyền địa phương, cơ quan khác của nhà nước và cả tổ chức chính trị-
xã hội tham gia). Hoạt động này cũng có thể gây tổn hại về vật chất, tinh


14
thần cho cá nhân, tổ chức công dân do đó về nguyên tắc cũng phải bồi
thường. Một thực tế là những văn bản quy phạm pháp luật không hợp pháp
lại không gây thiệt hại cho một công dân, tổ chức cụ thể, mà gây thiệt hại
cho một đối tượng công dân, tổ chức nhất định, hay cả một cộng đồng xã hội
nên thường không gây khiếu nại cụ thể, mà gây sự phản ứng của những đối
tượng bị thiệt hại ở quy mô lớn hơn và thường dẫn đến những phản ứng từ
phía các công dân, tổ chức – sự phản ứng chính trị (chính trị là tất cả những
gì mà khi giải quyết nó đều động chạm tới lợi ích quốc gia, dân tộc, cá nhân,
tổ chức), thì nhà nước thường xử lý bằng cách sửa đổi hay bãi bỏ văn bản đã
ban hành.
Nhưng việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành một
cách hợp pháp (không vi phạm các quy định đã ban hành) mà gây thiệt hại về
tinh thần thì nhà nước bồi thường về tinh thần (phục hồi lại danh dự, nhân
phẩm của người bị thiệt hại), còn thiệt hại về vật chất thì rất ít các quốc gia
trên thế giới đặt vấn đề bồi thường mà đặt “vào tình thế đã rồi” – sự đã rồi
của hoạt động chính trị vì pháp luật là chính trị hay một phần của chính trị.
Chính vì lẽ đó người ta thường loại hoạt động lập pháp, lập quy ra khỏi phạm
vị bồi thường nhà nước. Điều này tùy thuộc vào lý do chính trị, sự cân nhắc
chính trị, kinh tế - xã hội mà các quốc gia lựa chọn.
Hoạt động hành pháp – hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật bằng các
hoạt động hành chính cụ thể do cán bộ, công chức nhà nước, hay những người
khác được ủy quyền thực hiện. Hoạt động hành chính được thể hiện cụ thể
quan việc ra các quyết định hành chính cá biệt cụ thể, hay thực hiện hành vi
hành chính – hành vi công vụ cán bộ, công chức nhà nước và cả những người
khác được ủy quyền có thể gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức (đây là trường

hợp phổ biến nhất) thì phải bồi thường. Như vậy, cơ quan nhà nước, cán bộ,
công chức nhà nước tham gia gián tiếp, hay trực tiếp vào quan hệ với cá nhân,


15
tổ chức là hành chính vì có lý do công vụ mới có quan hệ này. Khi thực thi
công vụ, cán bộ, công chức nhà nước nhân danh quyền lực nhà nước, đại diện
cho quyền lực hành chính họ tham gia vào quan hệ với cá nhân, tổ chức chịu
sự ràng buộc bởi các quy tắc hành chính – một loại thể chế chứa đựng yếu tố
mệnh lệnh – quyền lực phục tùng. Nhưng yếu tố này lại được ràng buộc bởi
pháp luật, nên người thực thi công vụ không thể tùy tiện thực hiện theo ý thức
chủ quan của mình mà phải dựa vào các chuẩn mực của thể chế. Khi vi phạm
các quy định thể chế gây thiệt hại phải bồi thường, người vi phạm có thể là cố
ý hay vô ý, về nguyên tắc chung nhà nước phải bồi thường. Nhưng ở dây
cũng phải phân biệt hai trường hợp, người cán bộ, công chức vi phạm do cố ý
nếu bước qua giới hạn của quan hệ hành chính sẽ bước sang quan hệ hình sự,
họ phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng việc bồi thường thì lại thuộc về nhà
nước phải gánh chịu, trừ khi người thực thi công vụ vi phạm vì mục địch vụ
lợi.
Như vậy, việc gây thiệt hại về vật chất hay tinh thần cho cá nhân, tổ
chức do cán bộ, công chức hay những người khác gây nên đều gắn với hoạt
động công vụ, gắn với quan hệ hành chính, do đó trách nhiệm bồi thường nhà
nước xuất hiện gắn liền với hoạt động công vụ của nhà nước, vì lý do công vụ
mà có quan hệ bồi thường nhà nước, mà không gắn với quan hệ hợp đồng trên
nguyên tắc bình đẳng dân sự nào cả.
Hoạt động hành chính rất đa dạng trên mọi lĩnh vực của đời sống nhà
nước và xã hội, và những hoạt động này đều cũng có thể gây thiệt hại về vật
chất và tinh thần cho cá nhân, tổ chức, về nguyên tắc mọi hoạt động hành
chính gây thiệt hại đều phải bồi thường. Việc hạn chế lĩnh vực hay hành vi bị
bồi thường nhà nước lại tùy thuộc vào sự tính toán cân nhắc của các nhà làm

luật.


16
Hoạt động tư pháp – Hiểu theo nghĩa rộng của từ này gồm hoạt động
điều tra, truy tố, công tố, xét xử, thi hành án. Trong quá trình này các cán bộ,
công chức, những người tiến hành tố tụng vì nhiều những nguyên nhân khác
nhau cũng đều có thể vi phạm pháp luật mà gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.
Xét về bản chất thì những hoạt động này cũng là hoạt động công vụ, nhân
danh quyền lực, đại diện cho quyền lực nhà nước mà thực hiện, ở đây không
hề có quan hệ hợp đồng trên nguyên tắc bình đẳng nào cả. Quan hệ ở đây là
quan hệ có tính quyền lực, vì lý do thực hiện quyền lực mà gây tổn hại về vật
chất, tinh thần cho cá nhân, tổ chức, do đó đều phải bồi thường.
Bên cạnh việc tham gia vào những quan hệ hành chính, các cơ quan, tổ
chức nhà nước cũng tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế, họ tham gia
vào những quan hệ này trên cơ sở nguyên tắc hợp đồng, các bên đều bình
đẳng trong quan hệ, do đó khi vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật hợp đồng
gây thiệt hại cho công dân (cá nhân, tổ chức) đều phải bồi thường trên nguyên
tắc dân sự, hai bên đều có thể thỏa thuận để dàn sếp về mức bồi thường,
phương thức bồi thường, nếu không thành thì các bên đều có thể khởi kiện tới
Tòa án dân sự, kinh tế để tranh tụng bồi thường. Trong quan hệ ấy các bên
tuyệt đối bình đẳng, không xen bất kỳ yếu tố quyền lực nào cả. Trong trường
hợp này việc bồi thường thiệt hại được tiến hành theo thủ tục hành chính, tố
tụng hành chính, và tố tụng dân sự, trên nguyên tắc các quan hệ dân sự. Do
đó, mọi hoạt động nhà nước cả lập pháp, hành pháp và tư pháp gây thiệt hại
về vật chất, tinh thần cho cá nhân, tổ chức đều phải bồi thường. Nhưng việc
loại hoạt động lập pháp ra khỏi bồi thường nhà nước là do yếu tố chính trị,
kinh tế- xã hội quyết định- sự lựa chọn của các nhà lập pháp để phù hợp với
điều kiện đất nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Vì vậy, bản chất quan
hệ bồi thường nhà nước là quan hệ hành chính.



17
Mặt khác, cũng có quan điểm cho rằng về bản chất, quan hệ bồi thường
thiệt hại nhà nước là quan hệ dân sự mà cụ thể là quan hệ dân sự về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bởi vì, người bị thiệt hại và cơ quan có trách
nhiệm bồi thường là các chủ thể độc lập, có quyền thương lượng, thỏa thuận
về mức bồi thường, hình thức bồi thường… trường hợp không thống nhất thì
người bị thiệt hại có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu bồi thường.
Như vậy, về vấn đề này còn có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau về
việc xác định bản chất trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có ý kiến cho
đây là một loại trách nhiệm bồi thường dân sự ngoài hợp đồng có yếu tố đặc
thù. Có ý kiến cho rằng trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là quan hệ hành
chính. Bởi vì, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chỉ phát sinh khi hành vi
trái pháp luật gây thiệt hại của người thi hành công vụ được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xác định và việc giải quyết bồi thường thiệt hại đều gắn với
quan hệ hành chính. Về bản chất trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là vấn
đề quan trọng, xuyên suốt toàn bộ chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước. Xác định được bản chất của quan hệ bồi thường nhà nước sẽ giải quyết
được các vấn đề lớn, phức tạp như nguyên tắc bồi thường, trình tự, thủ tục
giải quyết bồi thường, mức bồi thường… Nếu cho rằng, trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước là trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng thì cần phải được cân nhắc kỹ, vì như vậy việc bồi thường trước hết phải
do các bên tự giải quyết, trường hợp có tranh chấp về bồi thường phải do Tòa
án quyết định trên cơ sở các bên đưa ra chứng cứ để chứng minh bảo vệ
quyền lợi của mình theo nguyên tắc tôn trọng “quyền quyết định và tự định
đoạt của các đương sự”; các đương sự bao gồm người bị thiệt hại và cơ quan
có trách nhiệm bồi thường đều là những chủ thể bình đẳng trong quan hệ này.
Trong khi đó, việc bồi thường theo dự thảo Luật đều do cơ quan nhà nước



18
trực tiếp quản lý người thi hành công vụ thực hiện và ra quyết định giải quyết
bồi thường.
Nhưng nếu cho rằng, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là quan hệ
hành chính thì không hoàn toàn đúng vì quan hệ này không phải quan hệ
mệnh lệnh, phục tùng. Người bị thiệt hại và cơ quan có trách nhiệm bồi
thường là các chủ thể độc lập, có quyền thương lượng, thỏa thuận về mức bồi
thường, hình thức bồi thường Trường hợp không thống nhất thì người bị
thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường tại Tòa án. Do vậy, trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước là quan hệ dân sự - hành chính đặc thù. Tuy
nhiên, dù trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là quan hệ gì thì điều quan
trọng nhất là Luật này phải định ra được một cơ chế giải quyết bồi thường cụ
thể, rõ ràng, minh bạch, thuận lợi cho người dân trong quá trình giải quyết bồi
thường, thể hiện đúng bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân
và vì dân.
1.3. Phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều hành của mình về cơ bản
thể hiện trên cả ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc xem xét
những hành vi nào có thể thuộc vào phạm vi điều chỉnh của pháp luật bồi
thường nhà nước là điều mà mỗi nước cần cân nhắc kỹ trong quá trình xây
dựng và hình thành pháp luật về bồi thường nhà nước để phù hợp với điều
kiện chính trị, kinh tế - xã hội của từng nước.
1.3.1. Phạm vi của hành vi công quyền và hành vi vi phạm pháp
pháp luật làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
Khái niệm hoạt động công quyền tuyệt nhiên không đồng nghĩa với
một dạng hoạt động cụ thể nào trong hệ thống quyền lực nhà nước. Điều đó
có nghĩa là hoạt động của nhà nước, mà có thể phái sinh trách nhiệm bồi



19
thường chắc chắn sẽ không giới hạn bởi những hoạt động của các cơ quan nhà
nước trong lĩnh vực tư pháp (chủ yếu là hình sự). Sẽ rất phiến diện và không
đầy đủ nếu Luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra như Nghị quyết số
388/2003/NQ-UBTVQH11 đã ban hành. Theo đó, các cơ quan tiến hành tố
tụng (bao gồm Công an, Kiểm sát và Tòa án) phải bồi thường thiệt hại do
những hoạt động nghiệp vụ của mình gây ra trong trường hợp được kết luận
là “oan sai”. Điều này là hiển nhiên vì không có bất kỳ một nhà nước nào
trong thời đại hiện nay chỉ giới hạn chức năng và nhiệm vụ của mình trong
các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Sự thiệt hại của công dân cũng vì thế
mà không chỉ giới hạn ở những trường hợp khi họ phải lao vào “vòng tố
tụng”.
Theo học thuyết về phân chia quyền lực, nhà nước được nhìn nhận
thông qua ba loại quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, theo lý
thuyết, khi thực thi cả ba loại quyền lực nhà nước đều có “nguy cơ” phát sinh
bồi thường nhà nước.
Về vấn đề này, ở các quốc gia khác nhau có những cách giải quyết khác
nhau liên quan đến chế định miễn trừ quốc gia. Có quốc gia chỉ áp dụng trong
lĩnh vực hành pháp (Hoa Kỳ), có quốc gia thì áp dụng trong cả ba nhánh
quyền lực nhà nước (Đức, Nhật). Ở Việt Nam, theo pháp luật hiện hành thì
chỉ áp dụng bồi thường nhà nước trong một số lĩnh vực của hành pháp và tư
pháp.
Trong xu hướng xã hội hóa các hoạt động của nhà nước, có một vấn
đề cần bàn thêm là, khi thực hiện các hành vi mang tính chất công quyền còn
có thể xuất hiện các cơ quan và tổ chức không phải là bộ phận hữu cơ của bộ
máy nhà nước. Những cơ quan và tổ chức này thực hiện những hành vi


20

mang tính công quyền bởi lẽ, nếu không có sự “hỗ trợ” của họ thì công việc
trước sau vẫn là của Nhà nước, do các cơ quan nhà nước phải thực hiện theo
sự “phân vai” của pháp luật. Theo nghĩa đó, thì các quan hệ pháp luật này
cũng là các quan hệ pháp luật công hay pháp luật hành chính đại cương.
Hành vi của những cơ quan này cũng phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà
nước.
Điều này cũng được áp dụng trong công tác của các nhân viên, công
chức nhà nước. Theo đó, thực hiện hành vi công vụ không chỉ là các công
chức, viên chức trong bộ máy nhà nước mà trên thực tế còn có sự tham gia
của những người “trợ giúp hành chính”. Quan hệ công tác của những người
này cũng là một loại quan hệ công vụ và được xem xét theo các nguyên lý của
pháp luật công. Những thiệt hại phát sinh từ hoạt động của những con người
này cuối cùng cũng do nhà nước gánh chịu. Ngoài ra, hành động trong những
tình trạng khẩn cấp của công dân trong quá trình cơ quan nhà nước thực thi
công vụ mà bản thân họ gánh chịu những thiệt hại cũng có thể phát sinh trách
nhiệm bồi thường nhà nước.
Ngày nay, khoa học hành chính còn biết đến cả khái niệm “hợp đồng
hành chính”, được hiểu trong bối cảnh thay vì phải ban hành một quyết định
hành chính tại cơ quan hành chính thì một hợp đồng hành chính được ký kết.
Vì vậy, trong những trường hợp như vậy, tính chất “công quyền”, “công vụ”
của bản hợp đồng cũng không bị loại trừ và như thế vẫn có thể đặt vấn đề
trách nhiệm nhà nước. Hơn nữa, khoa học kỹ thuật và công nghệ còn cho
phép tọa ra và thực hiện những hành vi công vụ không nhất thiết phải thông
qua xử sự trực tiếp của con người. Ví dụ, không có các thiết bị kỹ thuật thì
công an giao thông phải trực tiếp ban hành “những quyết định hành chính”
đối với từng người tham gia giao thông khi họ xuất hiện trước ngã tư giao
thông. Thay vào đó, những hệ thống đèn báo tự động đã thay thế hành vi của


21

con người. Vì vậy, khi các đèn báo giao thông bị khuất sau những tán lá hoặc
bị hỏng mà theo đó, người tham gia giao thông bị tai nạn mà chịu thiệt hại thì
cơ quan nhà nước quản lý hệ thống đèn báo phải bồi thường.
Ngoài ra, còn phải tính đến cả trường hợp trách nhiệm bồi thường của
nhà nước đối với nguồn nguy hiểm cao độ phát sinh từ những đối tượng mà
nhà nước quản lý. Cây đổ, nhà sập (nếu những đối tượng này thuộc sở hữu
hay trách nhiệm quản lý của nhà nước) mà gây thiệt hại cho người khác thì
nhà nước cũng phải bồi thường.
1.3.2. Cơ sở pháp lý và phạm vi trách nhiệm của nhà nước
Khác với các dạng trách nhiệm pháp lý khác, trách nhiệm nhà nước
phát sinh từ những quan hệ pháp luật công. Theo đó, các chủ thể pháp luật
không được tự do hành động và phải hành động theo nguyên tắc, các chủ thể
(các cơ quan nhà nước) chỉ được làm những gì mà pháp luật ghi nhận.
Trách nhiệm bồi thường của nhà nước cũng không nhất thiết phải do vi
phạm pháp luật, không được xây dựng trên cơ sở của yếu tố chủ quan (lỗi)
của cơ quan nhà nước (khác với lỗi do vi phạm trách nhiệm công vụ của công
chức). Nói khác đi, 4 yếu tố cấu thành chế độ trách nhiệm pháp lý, trách
nhiệm vật chất thông thường không được xem xét đầy đủ.
Khái niệm bồi thường nhà nước có nội hàm không chỉ là những đền bù
bằng tiền mà bao gồm mọi hình thức đền bù như:
- Đền bù bằng tiền;
- Đền bù bằng hiện vật;
- Giải quyết hậu quả bằng cách thiết lập lại hiện trạng ban đầu.
Trên tinh thần đó, có thể kể đến một số dạng trách nhiệm vật chất của
nhà nước như sau:


22
1.3.2.1. Bồi hoàn theo pháp luật công
Bồi hoàn theo pháp luật công là một dạng biểu hiện của trách nhiệm

nhà nước. Mục đích của hình thức này là khắc phục những bất hợp lý của
những chuyển dịch tài sản đã thực hiện. Ví dụ, việc truy thu lương của công
chức đã trả nhiều hơn mức được nhận, hoàn trả các khoản trợ cấp bất hợp lý,
thu nộp các khoản đóng góp cho nhà nước quá nhiều, có thể là yêu cầu của
công dân đối với nhà nước hoặc của nhà nước đối với công dân hoặc của nhà
nước đối với nhà nước. Quyền yêu cầu chung về bồi hoàn được áp dụng bổ
sung, mang tính bổ trợ. Điều đó có nghĩa là, điều này chỉ xảy ra khi đã tận
dụng hết những biện pháp và khả năng khác. Yêu cầu bồi hoàn này là một chế
định chung có tính nguyên thủy và rất cá biệt trong pháp luật hành chính đại
cương.
1.3.2.2. Bồi thường thiệt hại từ quan hệ trái vụ theo pháp luật công
Tương tự như pháp luật dân sự, pháp luật hành chính công nhận quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại do có vi phạm một quan hệ trái vụ theo pháp luật
công. Đây là những quyền yêu cầu xuât hiện do không có khả năng thực hiện
lao vụ, chậm thực hiện lao vụ, thực hiện không đúng thỏa thuận hợp đồng
hoặc vi phạm nghĩa vụ trước khi có hợp đồng. Khác với luật dân sự, ở đây
luôn đòi hỏi phải có sự vi phạm quan hệ trái vụ theo pháp luật công.
Trong trường hợp này, bên cạnh các điều kiện cấu thành được quy định
trong từng trường hợp, phải có sự tồn tại một quan hệ trái vụ theo pháp luật
công. Đó là trường hợp, nếu giữa công dân với cơ quan hành chính hình thành
quan hệ đặc biệt chặt chẽ và có nhu cầu cần sự phân bổ một cách tương xứng
trách nhiệm trong luật công. Trên thực tế, những trường hợp điển hình của
quan hệ trái vụ theo luật công là:
- Hợp đồng theo pháp luật công;


23
- Trông giữ theo pháp luật công (ví dụ, việc trông giữ phương tiện giao
thông bị tạm giữ, trông giữ đồ đạc bị tịch thu);
- Thực hiện công việc cho người khác mà không có sự ủy thác theo

pháp luật công (ví dụ, việc công dân dập tắt đám cháy - việc lẽ ra là trách
nhiệm của công an cứu hỏa);
- Các quan hệ sử dụng cơ sở của nhà nước và các quan hệ lao động theo
pháp luật công (ví dụ, việc cung cấp điện, nước thông qua chính quyền cấp cơ
sở, sử dụng lò mổ do nhà nước tổ chức …);
- Các quan hệ cấp phát theo chế độ công chức.
1.2.3.3. Trách nhiệm công vụ
Trách nhiệm công vụ là dạng trách nhiệm mà nhà nước phổ biến và
quan trọng nhất trong nội dung trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Điều kiện đầu tiên cho việc chịu trách nhiệm (bồi thường thiệt hại) là
một công chức đã hành động theo nghĩa của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Thuộc vào nhóm này gồm công chức, viên chức; người làm
công ăn lương trong nền công vụ - lĩnh vực thực thi các nhiệm vụ thuộc
quyền lực nhà nước; thể nhân và pháp nhân theo pháp luật tư - những người,
những tổ chức được giao đảm nhiệm các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ của nhà
nước (người hỗ trợ hành chính). Tất cả những loại chủ thể này được coi là
người thi hành công vụ.
Công chức đã phải hành động khi thi hành công vụ. Điều này xuất hiện
khi có hành vi quyền lực và quản lý hành chính đơn thuần, chứ không phải
hành vi có tính chất ngân khố hoặc hành chính tư.
Ngoài ra, phải có sự vi phạm một nghĩa vụ công chức đối với người thứ
ba. Nghĩa vụ công chức là nghĩa vụ cư xử khi thi hành công vụ của một người

×