Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tác động của toàn cầu hóa đến môi trường chính trị pháp luật của canada và brazil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.38 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH- MARKETING

ĐỀ TÀI

TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN
MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT
CỦA CANADA VÀ BRAZIL
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Quách Thị Bửu Châu

NHÓM 8

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN :
1


……………………………………………………………
……………………………………………………………..
……………………………………………………………...
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
……………………………………………………………
………………………………………………………….
.……………………………………………………..
……………………………………………………..
…………………………………………………….


…………………………………………………….
……………………………………………………
………………………………………………….
………………………………………………..
………………………………………….

2


MỤC LỤC
I/

TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT
1. Thế nào là toàn cầu hóa
2. Tác động của toàn cầu hóa đến chính trị - pháp luật
II/ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT BRAZIL
1. Tổng quan môi trường chính trị - luật pháp Brazil
1.1 Hệ thống chính trị
1.2 Hệ thống luật pháp
2. Tác động của toàn cầu hóa đến chính trị - pháp luật Brazil
2.1 Tác động đến chính trị
2.2 Tác động đến luật pháp
3. Ảnh hưởng của môi trường chính trị - pháp luật Brazil đối với kinh
doanh quốc tế

III/

3.1 Cơ hội
3.2 Thách thức
TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHÁP


LUẬT CANADA
1. Tổng quan về môi trường chính trị pháp luật Canada
1.1 Chính trị
1.2 Cơ quan hoạch định và quản lý chính sách thương mại
1.3 Pháp luật

2. Toàn cầu hóa tác động đến môi trường chính trị - pháp luật của Canada
2.1 Tác động đến chính trị
2.2 Tác động đến pháp luật
3. Ảnh hưởng của môi trường chính trị - pháp luật Canada đến kinh doanh
quốc tế
3.1 Cơ hội
3.2 Thách thức

3


IV/

SỰ KHÁC BIỆT VỀ TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HÓA VÀO MÔI

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT ĐẾN KINH DOANH QUỐC TẾ
GIỮA BRAZIL VÀ CANADA

4


I.


TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT

MỘT QUỐC GIA
1.
Thế nào là toàn cầu hóa
Nếu một ngày cần tìm một tài liệu liên quan đến toàn cầu hóa, gõ lên thanh
search của Google – hệ thống tìm kiếm thông tin lớn của mạng bạn sẽ nhận ra chữ
toàn cầu hóa của mình là từ được nhắc đến nhiều nhất trong thế giới ngày nay. Có
thể nói “ toàn cầu hóa “ là từ mà một đứa trẻ con bây giờ từ khi chưa biết viết đã tiếp
xúc qua những lời của thầy cô, cha mẹ, truyền hình, … Toàn cầu hóa đang là một
trào lưu cuốn từ quốc gia này đến quốc gia nọ vào cuộc, từ lĩnh vực này đến lĩnh vực
khác vào guồng máy quay không ngừng nghỉ. Xuất hiện từ những năm 1950, người
ta nhắc đến toàn cầu hóa như cơm bữa, cụm từ này được dùng rất nhiều, nhưng để
định nghĩa một cách thống nhất thì chưa có bất kì một tài liệu nào được công nhận
chung cả.
Riêng ở đây, chúng ta đứng trên góc độ một nhà kinh tế nhìn vào những thay
đổi của thế giới nói chung và những quốc gia nói riêng thì có thể đưa ra một định
nghĩa như sau:
Toàn cầu hóa là xu hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của hệ
thống kinh tế toàn cầu; là sự hội nhập quốc tế hàng hóa, kỹ thuật, lao động, vốn;thể
hiện sự thực hành các chiến lược toàn cầu nhằm liên kết và phối hợp các hoạt động
quốc tế của công ty.
Và định nghĩa này sẽ được dùng thống nhất xuyên suốt trong bài phân tích của
chúng ta.
2.

Toàn cầu hóa tác động đến chính trị - pháp luật một quốc gia
Bản chất của toàn cầu hóa là sự phá vỡ khoảng cách giữa các quốc gia, đưa

việc khác nhau về địa lý, văn hóa, chính trị, xã hội không còn là những trở ngại cản

trở giao lưu thông thương, đưa thế giới với những khoảng cách, rào cản, chủ quyền,
biên giới xích lại gần nhau hơn. Từ bản chất ấy, một quốc gia khi chấp nhận hay
không chấp nhận hòa mình vào cuộc chơi ít nhiều đều sẽ chịu những tác động về
5


chính trị - pháp luật từ xu hướng mang đầy màu sắc đa quốc gia này theo những cách
tích cực và tiêu cực nhất định. Chúng ta sẽ đi theo hướng phân tích này.
• Tác động tích cực của toàn cầu hóa đến chính trị - pháp luật một quốc gia
- Thông qua những hiệp ước được kí kết, mối quan hệ hữu nghị với các quốc
gia khác ngày một khăng khít hơn, điều này sẽ giúp quốc gia đó dễ dàng được
chấp nhận và có tiếng nói hơn đối với những quốc gia quan hệ với mình, đồng
-

thời còn gia tăng được những quyền lợi nhất định của quốc gia.
Những tổ chức như Liên hợp quốc (United Nation) khi tham gia vào không
những có thể góp tiếng nói với thế giới mà còn có thể giúp quốc gia nhận

-

được sự bảo vệ từ cộng đồng thế giới với những điều khoản mà các bên kí kết.
Toàn cầu hóa cũng tác động một phần vào việc Đảng nào của quốc gia lên sẽ

-

phù hợp vào tiếng nói chung của cộng đồng thế giới…
Để theo kịp những bước phát triển của thế giới và để mình không bị tụt lại,
chính sách và pháp luật của quốc gia sẽ phải thay đổi, hệ thống pháp luật ngày
càng đầy đủ hơn đáp ứng những phát sinh trong quá trình phát triển của đất
nước. Hơn nữa, hệ thống pháp luật đó liên tục được cập nhật theo những Hiệp

ước kí kết, những thỏa thuận hợp tác, theo chính sách của Đảng cầm quyền
như xóa bỏ thuế quan, hạn ngạch cho một vài mặt hàng nhập khẩu, đưa ra
những chính sách khuyến khích đầu tư… Chính những điều này sẽ góp phần

vào việc có thúc đẩy được hay không sự phát triển đất nước
• Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đến chính trị - pháp luật một quốc gia
- Như đã nói, toàn cầu hóa làm cho người ta cảm giác ý niệm về chủ quyền biên
giới bị làm mờ đi. Các nước hướng đến những khu vực không biên giới, gỡ bỏ
nhiều những rào cản gây khó khăn cho việc giao lưu đi lại. Điều này có thể là
-

kẽ hở cho những tội phạm xuyên quốc gia hoạt động.
Để bảo hộ cho những mặt hàng và ngành nghề nhất định trước những thách
thức lớn khi mở cửa cho những mặt hàng và công ty ngoại quốc, chính phủ
thường đưa ra chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, điều này tạo ra cạnh
tranh không công bằng cũng như tạo động lực phát triển cho nền kinh tế trong
nước.

6


-

Để được gia nhập những hiệp hội lớn mà quốc gia mong muốn, quốc gia phải
chấp nhận những sự đánh đổi trong chính sách của mình nếu như đó là quốc
gia nhỏ. Hiệp định thương mại song phương thường đưa đến những thỏa
thuận rất không tương xứng giữa các nước nhỏ với Mỹ hoặc châu Âu. Trong
loại hiệp định này, các nước lớn hay các khối thương mại như EU có xu
hướng giành lợi thế về mình chứ không phải lúc nào cũng vì lợi ích của các
nước đối tác. Các hiệp định song phương không phải là thương mại tự do xét

trên khía cạnh như là thành quả truyền thống của thương mại. Chúng là những
thỏa thuận phân biệt đối xử hoặc ưu đãi giữa một số nước với các nước khác
trên thế giới. VN hiện nay vẫn hơn 70% dân cư sinh sống ở khu vực nông
thôn mà lĩnh vực sản xuất chính là nông nghiệp. Trong cơ cấu xuất khẩu,
những mặt hàng chủ yếu của chúng ta chiếm tỷ trọng không nhỏ vẫn là những
mặt hàng nông phẩm (Thủy sản, Gạo, cà phê, tiêu, điều, cao su, rau quả…).
Các sản phẩm này khi xuất khẩu hầu hết dưới dạng thô và sơ chế, giá trị thu
được rất thấp. Bên cạnh đó, những mặt hàng này vấp phải những hàng rào
hàng bảo hộ gay gắt từ nước ngoài. Khi chúng ta gia nhập WTO, một sân chơi
được cho là bình đẳng, tự do, các hàng hóa là lợi thế các quốc gia sẽ được trao
đổi, mua bán thuận lợi. VN đã buộc phải cam kết thêm nhiều điều khác: bãi
bỏ ngay mọi trợ cấp trong xuất khẩu nông sản (các nước thành viên khác đến
năm 2013 mới cắt giảm); từ bỏ quyền sử dụng biện pháp tự vệ trong nông
nghiệp (các nước thành viên khác vẫn giữ quyền đó) Lật lại lịch sử khi ra đời
1995, WTO đã phớt lờ những vấn đề các nước đang phát triển bức xúc nhất là
nông nghiệp. Mỹ và Liên minh châu Âu vẫn duy trì một chế độ bảo hộ dưới
dạng trợ cấp nông nghiệp ở mức cao (khoảng 300 tỷ USD/năm) khiến cho giá
trị nông sản xuất khẩu của họ thấp hơn mức giá sản xuất ở các quốc gia đang
phát triển.

2

TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ -

LUẬT PHÁP BRAZIL
1.
Tổng quan môi trường chính trị - luật pháp Brazil
7



1.1.


Chính trị
Thể chế: Nhà nước Brazil là nhà nước liên bang theo chế độ chính phủ cộng

-

hòa.
Hành pháp :
Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước, đồng thời cũng là người đứng đầu

-

Chính phủ.
Nội các được chỉ định bởi Tổng thống.
Tổng thống và phó tổng thống được bầu cử theo số phiếu phổ thông, nhiệm kì

-

4 năm.
Đương kim tổng thống hiện nay là bà Dilma Rousseff, là nữ tổng thống đầu



tiên của Brazil. Tổng thống có quyền chỉ định thủ tướng liên bang, có vai trò
hỗ trợ cho tổng thống trong việc điều hành đất nước


Lập pháp: Quốc hội chia làm 2 viện gồm thương viện và hạ viện.Thượng

viện có 81 ghế phân bổ cho mỗi bang 3 ghế, được bầu cử trực tiếp, nhiệm kì
nghị sĩ 8 năm và Hạ viện có 513 ghế, nhiệm kì 4 năm, được bầu cử trực tiếp,
phân bổ số lượng theo quy mô dân số ở mỗi tiểu bang.



Tư pháp : Tòa án liên bang tối cao



Các đảng phái chính trị : Một trong những nguyên tắc chính trị của nền cộng

hòa là hệ thống đa đảng, như một sự đảm bảo về tự do chính trị. Hiện nay có tổng
cộng 15 đảng chính trị lớn nhỏ có ghế trong Quốc hội Brasil. Bốn đảng lớn nhất hiện
nay là Đảng Công nhân Brasil (PT), Đảng Dân chủ Xã hội Brasil (PSDB), Đảng Vận
động Dân chủ Brasil (PMDB) và Đảng Dân chủ (tiền thân là Đảng Mặt trận Tự do PFL).


Cơ cấu hành chính :

-

Phân chia địa dư hành chính : các tiểu bang tự tổ chức bộ máy hành chính,
pháp luật duy trì an ninh công cộng và thu thuế.Chính phủ tiểu bang do 1
thống đốc đứng đầu, được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu.Ngoài ra
còn có 1 cơ quan lập pháp riêng của bang.
8


-


Brazil có 26 bang và 1 quận liên bang là thủ đô Brasilia, tổng số có 27 đơn vị
liên bang gồm : Acre, Alagoas, Amapa, Amazonas, Bahia, Ceara,Brasilia
(Quận Liên bang), Espirito Santo, Goias, Maranhao, Mato Grosso,
MatoGrosso do Sul, Minas Gerais, Para, Paraiba, Parana, Pernambuco, Piaui,
Rio deJaneiro, Rio Grande do Norte, Rio Grande do Sul, Rondonia, Roraima,

-

SantaCatarina, Sao Paulo, Sergipe, Tocantins.
Mỗi tiểu bang lại được chia thành nhiều thành phố hay quận huyện và hội
đồng lập pháp và một thị trưởng riêng.Các thành phố có quyền tự trị, độc lập
với cả liên bang và chính phủ tiểu bang.Một thành phố, quận huyện có các



tiểu thị trấn, nhưng các đơn vị này không có bộ máy hành chính riêng.
Thủ đô : Brasila
Các thành phố chính : São Paulo, Rio de Janeiro, Salvador, Belo Horizonte
Quan hệ quốc tế :
Brazil là thành viên chính thức của WTO, thành viên thị trưởng chung phía

Nam MERCOSUR, kí hiệp định ưu đãi song phương với các nước LAIA khác…
1.2.

Hệ thống pháp luật :
Nước Cộng hòa Liên bang Brazin được hình thành bởi sự liên kết các bang,

các thành phố tự trị và quận liên bang với tính chất như thủ đô ( Federal
District).Luật pháp được ban hành bởi Chính phủ Liên bang, nhà nước các bang, và

cấp thành phố tự trị.
Chính phủ Liên bang có độc quyền ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động
ngoại thương, viễn thông , bảo hiểm, hàng hải và vận tải hàng không, chính sách tín
dụng, phát hành tiền tệ và những ngành phục vụ công cộng.Chính phủ Liên bang và
các ban có thể đồng thời ban hành các quy định pháp luật đối với các vấn đề kinh tế,
thuế và các biện pháp khuyến khích, giáo dục, sức khỏe và an ninh xã hội.Các thành
phố tự trị chỉ được ban hành pháp luật trên các vấn đề vì quyền lợi địa phương.
Các công cụ pháp luật, theo thứ bậc từ cao xuống thấp gồm : hiến pháp,các
luật bổ sung , các luật thông thường, luật…, biện pháp tạm thời, nghị định, và quyết
định.

2.

Tác động của toàn cầu hóa đến:

2.1.

Chính Trị Brazil
9


Hai mươi mốt năm qua, để trở thành một thị trường mới nổi hàng đầu, Brazil
đã trải qua quá trình biến đổi rõ rệt từ nền kinh tế độc lập thành hội nhập toàn cầu.
Vào khoảng thập niên 60 thế kỷ XX , Brazil bắt đầu có dấu hiệu toàn cầu hoá bằng
việc tham gia vào tổ chức khu vực như LAFTA ( nay là LAIA) năm 1960, đây có
thể xem là bước đầu khu vực hoá thị trường nhằm tạo ra một khu vực thương mại tự
do ở châu Mỹ Latinh và từ đó thúc đẩy thương mại khu vực giữa các quốc gia thành
viên, cũng như với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), lần đầu tiên các chính sách giảm
giá thuế quan được áp dụng giữa các thành viên trong tổ chức nói chung và Brazil
nói riêng. Nhưng quá trình toàn cầu hoá mới được đẩy mạnh và thể hiện rõ nét vào

thập niên 90 bằng việc tham gia và đồng sáng lập các tổ chức, liên minh trong khu
vực và thế giới cùng với việc đưa ra và sửa đổi hàng loạt chính sách và điều khoản
pháp luật về kinh doanh quốc tế. Những mốc đánh dấu sự phát triển này bao gồm quá
trình tư hữu hoá bắt đầu năm 1990, cải cách mở rộng thuế quan nhập khẩu từ năm
1991 đến 1993, hoàn thành thương lượng lại nợ nước ngoài năm 1994, thực hiện
Hiệp ước Asuncion thiết lập ngày 26/3/1991 giữa Argentina, Brazil, Paraguay và
Uruguay, thành lập Mercosur- Hiệp định thương mại tự do. Mercosur có hiệu lực vào
ngày 1/1/1995 và được xem là Hiệp định thương mại quan trọng nhất ở châu Mỹ sau
NAFTA, với mục tiêu tạo ra một liên minh thuế quan và thị trường chung và từ
1/6/1995 nhằm khuyến khích khả năng cạnh tranh giữa các nước thành viên, Brazil
đã áp dụng biểu thuế quan chung của Mercosur (Common External Tariff – CET).
Mới đây, theo kế hoạch mà Mercosur đề ra, 4 quốc gia thành viên là Brazil,
Argentina, Paraguay and Uruguay đã chấp thuận việc áp dụng các điều kiện đảm bảo
đầu tư chung, một bộ luật chống độc quyền chung và một chính sách đơn nhất trong
ngành công nghiệp ô tô. Mercosur cũng đang tiến tới việc gỡ bỏ các rào cản trong
ngành dịch vụ và thuế quan, những rào cản đã làm ảnh hưởng tới hoạt động hải quan
trong khu vực.
Việc kiểm soát lạm phát có thể xem là bước phát triển nhất góp phần ổn định
chính trị và kinh tế Brazil. Từ 1990-1994, Brazil có mức tăng trưởng thấp và lạm
phát cao nên Chính phủ đã ban hành một số chính sách tích cực để cải thiện môi
10


trường đầu tư. Một số biện pháp đã được thông qua nhằm giảm bớt phần các qui
trình phức tạp trong quá trình đầu tư , hồi hương lợi nhuận nhằm tăng tính minh
bạch, và để giảm phân biệt đối xử với vốn nước ngoài trong lĩnh vực thuế, cụ thể
là quyết định cắt giảm thuế quan. Việc giảm thuế nhập khẩu đã bắt đầu vào
năm1988, nhưng đến năm 1990 mới được công bố và chính thức thi hành. Cũng vào
năm 1990, Brazil đã bãi bỏ 1 danh sách khoảng 1300 sản phẩm trước đây không cho
phép nhập khẩu.

Như đã nói ở trên tác động của toàn cầu hoá đến môi trường chính trị của
Brazil được thể hiện rõ nét qua việc ban hành và sửa đổi thủ tục hải quan và hệ thống
thuế quan. Cụ thể là :
 Năm 1997 hệ thống ngoại thương tích hợp Siscomex được ban hành. Đây là 1

hệ thống đã được vi tính hoá ,thông qua đó có thể làm thủ tục hải quan và giấy phép
nhập khẩu, từ đó đã giảm tải một lượng đáng kể tài liệu cần thiết cho quan hệ thương
mại bình thường. Tất cả các cá nhân và thực thể pháp luật tham gia hoạt động ngoại
thương ở Brazil phải đăng kí ở Sở ngoại thương thuộc Bộ phát triển Công nghiệp.
Tuy nhiên đối với các loại sản phẩm như vũ khí, vật liệu phóng xa, dược phẩm, thiết
bị y tế, thực phẩm, sản phẩm thực vật, động vật sống và vật liệu di truyền, phải thông
qua thủ tục hải quan phức tạp mà không sử dụng hệ thống tự động này.
 Về mặt thuế , có 1 số sự thay đổi như sau :

-

Thuế nhập khẩu II theo biểu thuế của CET, các mặt hàng như y tế và dược

-

phẩm được miễn thuế này
Thuế các sản phẩm công nghiệp IPI ,dịch vụ xây dựng, khai thác mỏ, năng
lượng điện, năng lượng lỏng , các mặt hàng nông sản, phân bón, da thuộc ,
khoáng sản, nhiên liệu, hoá chất, dược phẩm, gỗ thô, ấn bản, dệt may, xe ô tô

-

dành cho người tàn tật đều được miễn thuế IPI.
Thuế thương mại và dịch vụ ICMS , các dịch vụ gas được miễn thuế này.


11


-

Các loại thuế đóng góp cho chương trình hội nhập xã hội PIS và thuế đóng
góp cho an sinh xã hội CONFINS được thu vào thời điểm tờ khai nhập khẩu

-

được làm.
Đối với các thành viên trong tổ chức GSTP - Hệ thống ưu đãi thương mại toàn
cầu (Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức này), biên độ ưu đãi thuế quan từ 20%
đến 50% đối với ít nhất 70% sản phẩm phải nộp thuế , và hạn ngạch ưu đãi

-

thuế quan được áp dụng trong một số trường hợp
Các nước Mỹ Latinh theo hiệp định khung LAIA và các hiệp định mở rộng
(các nước không thuộc LAIA) và Mexico, biên độ ưu đãi thuế quan từ 20%

đến 100%.
 Trước sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ,các yêu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng ở
Brazil là không thể phủ nhận, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải của đất
nước. Bên cạnh đó Brazil là chủ nhà đăng cai World Cup vào năm 2014 và Thế vận
hội Olympic vào năm 2016, cả hai đều đòi hỏi đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng của đất
nước nhằm thu hút khách du lịch đồng thời quảng bá hình ảnh đất nước, do đó chính
phủ Brazil đã đưa ra nhiều chính sách quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài vào
lĩnh vực này, cụ thể :
-


Chính sách cung cấp ưu đãi tài chính để đầu tư vào bên trong của các quỹ cổ
phần tư nhân (Fundos de Investimento em Participações - FIPS), hầu hết trong
số đó áp dụng cho đầu tư cơ sở hạ tầng.

-

Ngoài FIPS, có các loại quỹ (quỹ bất động sản, công ty mới nổi các quỹ đầu
tư và trái phiếu Chính phủ Liên bang Brazil) mà cũng có thể mang lợi ích về
thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài.

-

Biện pháp tạm thời 517/2010 gần đây đã được ban hành, cấp ưu đãi về thuế
cụ thể để đầu tư cơ sở hạ tầng.

-

Chương trình ưu đãi đặc biệt cho sự phát triển cơ sở hạ tầng (REID) được tiến
hành nhằm kích thích đầu tư nước ngoài, trong đó chấp thuận sự miễn thuế
đóng góp cho chương trình hội nhập xã hội PIS và thuế đóng góp cho an sinh
12


xã hội CONFINS cho các thực thể tham gia các lĩnh vực : giao thông vận tải,
cảng, năng lượng, vệ sinh môi trường, thủy lợi và xây dựng các ống dẫn.
Đối với trong nước, Brazil tập trung triển khai các biện pháp hỗ trợ, khuyến
khích phát triển sản xuất công nghiệp trong nước, nhất là đối với những ngành công
nghiệp sử dụng nhiều lao động thủ công, ngành hàng nhạy cảm..., hỗ trợ các doanh
nghiệp xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh quốc tế, tăng cường kiểm soát đối với

hàng hóa nhập khẩu, tăng cường các biện pháp điều tra chống bán phá giá, chống
gian lận thương mại. Một trong số đó có thể kể đến là "Kế hoạch phát triển Brazil –
Kế hoạch Brazil Maior", được Chính phủ Brazil đề xuất trong thời gian hiện nay về
các mặt sau:
 Phát triển sản xuất công nghiệp:
-

Brasil tiếp tục giảm thuế thêm 12 tháng đối với doanh nghiệp sản xuất nguyên
vật liệu, vật tư xây dựng, thiết bị, phụ tùng chế tạo phương tiện vận tải. Mở
rộng chương trình khuyến khích đầu tư (PSI)

-

Triển khai kế hoạch mở rộng đầu tư đối với sản phẩm sản xuất trong nước

-

Thông qua Ngân hàng phát triển Brazil (BNDES), Brazil triển khai hỗ trợ vốn
đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, khai thác mỏ và chế tác
đá quý, sản xuất đồ gỗ, da giày, may mặc, chế biến hoa quả, sản xuất đồ gốm,
dịch vụ công nghệ thông tin, truyền thông, khuyến khích đầu tư tích tụ vốn,
v.v...

 Hoạt động ngoại thương
-

Rút ngắn thời gian điều tra và tăng cường, bổ sung lực lượng điều tra viên
thực hiện điều tra chống bán phá giá, chống gian lận thương mại; thực hiện
hồi tố điều tra với những sản phẩm thuộc diện điều tra nhưng đã nhập khẩu
vào thị trường Brazil trước thời hạn điều tra có hiệu lực thi hành; tăng cường


13


các biện pháp quản lý tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp trong
nước "cạnh tranh bình đẳng" với hàng hóa nhập khẩu.
-

Sử dụng linh hoạt công cụ thuế xuất, nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong
nước, coi đó như rào cản có hiệu lực đối với sản phẩm nhập khẩu nhất là đối
với những loại sản phẩm, hàng hóa nhạy cảm. Tăng cường giám sát, kiểm tra
hải quan tại các bến cảng khi thực hiện thông quan hàng hóa.

-

Tạm ngừng áp dụng mức thuế cũ đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.

-

Thành lập quỹ tài chính của Chính phủ mua lại sản phẩm của doanh nghiệp
trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm, tập trung
vào các lĩnh vực: y tế công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp quốc phòng, dệt
may, giày dép, công nghệ thông tin và truyền thông, v.v...

2.2.

Pháp Luật Brazil :
Vào năm 1995 đã có 1 sự cải cách pháp lý trong Hiến pháp Liên bang, đã mở

ra nguồn vốn tư nhân, và bằng cách mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép

đầu tư vào các loại hình dịch vụ công và các hoạt động khác nhất định trước đây chỉ
thuộc sở hữu và kiểm soát của liên bang gồm dầu khí, khai thác mỏ, giao thông vận
tải trong nước và các dịch vụ ga địa phương bằng việc huỷ bỏ các điều khoản có
phân biệt đối xử giữa một công ty mang vốn trong nước và nước ngoài, đồng thời
Hiến Pháp cũng thông qua những hình thức trừng trị pháp luật như nhau giữa hai loại
hình này. Bên cạnh đó, cải cách mở rộng quy phạm pháp luật giúp khuôn khổ pháp
lý của Brazil bắt kịp với thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế, đặc biệt là tăng cường
cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài.Những rào cản khác đối với đầu tư nước ngoài
trong chính sách bảo hộ cũng đã được loại bỏ. Những cải cách này đã dẫn đến một sự
gia tăng trong đầu tư, đặc biệt là tập trung vốn vào ngành công nghiệp. Tuy nhiên,
vẫn còn hạn chế đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như năng lượng
hạt nhân, quyền sở hữu tài sản hoạt động ở nông thôn, biên giới, thư tín và điện tín,
14


hàng không trong nước và hàng không vũ trụ. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài không
thể nắm giữ hơn 30% cổ phần của doanh nghiệp truyền thông và báo chí Brazil.
 Mua lại quyền sở hữu bất động sản tại Brazil bị chi phối chủ yếu bởi Bộ luật
dân sự Brazil mới (NBCC). Về cơ bản, cá nhân nước ngoài và các tổ chức có quyền
sở hữu tài sản bất động sản ở Brazil theo các điều khoản áp dụng tương tự cho cá
nhân hoặc tổ chức quốc gia.
 Theo luật, đầu tư vào Brazil có thể được trực tiếp hoặc gián tiếp đầu tư trực
tiếp.
-

Đầu tư trực tiếp được thực hiện bằng cách thành lập một công ty mới , liên
doanh hay bằng cách mua lại cổ phần. Bao gồm: đầu tư tiền mặt, đầu tư bằng
cách chuyển đổi tín dụng nước ngoài và đầu tư bằng phương pháp nhập khẩu
hàng hoá mà không cần tiền đảm bảo bằng ngoại tệ.
Luật pháp Brazil quy định khá nhiều hình thức công ty mà nhà đầu tư nước

ngoài lựa chọn, trong đó có 2 hình thức đáng lưu ý là thành lập công ty hữu
hạn ( Sociedade limitada) và liên doanh với công ty ở Brazil dưới dạng công
ty hữu hạn, 2 loại hình này không yêu cầu vốn tốn thiểu,vốn phụ thuộc vào
nhu cầu tài chính của công ty Brazil và khả năng và nguyện vọng đầu tư của
nhà đầu tư nước ngoài.
Thường không có hạn chế phân phối gửi lợi nhuận, cổ tức và lãi đầu tư vốn ra
nước ngoài. Bắt đầu từ ngày 1/1/1996, việc phân phối và chuyển lợi nhuận ra
nước ngoài đước miễn thuế thu nhập, tuy nhiên vẫn phải thanh toán lãi suất
vốn đầu tư là 15%.
Từ tháng 8 năm 2000, BACEN áp dụng hệ thống Đăng ký điện tử dành cho
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (RDE-IED), để đơn giản hóa và đẩy nhanh quá
trình đăng ký. Việc đăng ký này cho phép nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi
nhuận, cổ tức và vốn đầu tư ban đầu ra nước ngoài thông qua thị trường ngoại
hối đồng thời cũng được sử dụng để đưa vốn vào Brazil.

-

Đầu tư gián tiếp được thực hiện bằng cách đầu tư vào thị trường tài chính và
chứng khoán, không phải chịu khấu trừ thuế.
15


-

Mặc dù các pháp chế cạnh tranh tồn tại ở Brazil từ năm 1962, nhưng vào
khoảng thập niên 90 khi quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ trong nước
thì việc thi hành chống độc quyền mới thực tế bắt đầu vào năm 1994 bằng
việc công bố Luật 8884 ( còn gọi là "Luật cạnh tranh") nhằm tăng khả năng
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đồng thời cũng


-

bảo hộ các ngành then chốt.
Sở hữu trí tuệ
Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ ở Brazil đã được tăng cường đáng kể bằng việc ban
hành bộ luật sở hữu trí tuệ mới (Luật 9279) có hiệu lực từ ngày 14/5/1997.
Luật 9279 đã được ban hành nhằm mục tiêu nâng cao khả năng bảo vệ sở hữu
trí tuệ ở Brazil theo các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó bao gồm các khía cạnh
thương mại liên quan quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) ở Vòng đàm phán
Uruguay của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại. Trong cộng
đồng doanh nghiệp, pháp luật đánh giá cao tầm quan trọng của các vấn đề sở

-

hữu trí tuệ trong doanh nghiệp, từ đó nâng cao đầu tư trong khu vực.
Các biện pháp chống phá giá và chống trợ cấp, bảo vệ an toàn thị trường được
đẩy mạnh bằng các văn bản nghị định có hiệu lực từ tháng 1/1995, đặc biệt là
chương 4 trong Nghị định số 1751 ngày 19/12/1995 và chương 5 trong Nghị
định số 1788 ngày 19/5/1995 nêu rõ quá trình điều tra các vấn đề trên. Có thể
nói Brazil đã áp dụng những chính sách này rất nghiêm khắc để bảo vệ thị
trường trong nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trước sự xâm nhập
mạnh mẽ, ồ ạt của hàng hoá nhập khẩu.

3.

Ảnh hưởng của môi trường chính trị - pháp luật Brazil đối với kinh

doanh quốc tế
Cơ hội


3.1.

-

Cùng với việc gia nhập các tổ chức trong khu vực và quốc tế, kí kết các hiệp

định thương mại nhằm thúc đẩy mục tiêu tạo nên thị trường chung, các rào cản về
thương mại đang được giảm đến mức tối đa, các luồng hàng hoá và nguồn vốn đầu tư
16


có cơ hội lưu động rộng rãi khiến Brazil trở thành một thị trường vô cùng hấp dẫn
thu hút các nhà đầu tư và xuất khẩu tìm kiếm lợi nhuận,
-

Thông qua việc miễn giảm thuế quan ở một số mặt hàng của Brazil đã gián

tiếp khuyến khích các nhà xuất khẩu nước ngoài tăng lượng hàng xuất khẩu, thu
được lợi nhuận cao hơn, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nội địa.
-

Nhờ các chính sách được ban hành và thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp với

quá trình hội nhập toàn cầu không ngừng càng cải thiện môi trường đầu tư, Brazil đã
dần xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa công ty trong và ngoài nước, từ đó mà các nhà
đầu tư nước ngoài càng khẳng định được chỗ đứng của mình trong thị trường Brazil,
không những được đảm bảo quyền lợi mà khả năng cạnh tranh cũng cao hơn rất
nhiều.
-


Kể từ năm 1995, sau khi gia nhập WTO và áp dụng thuế quan chung CET của

Mercosur, Brazil đã thay đổi Hiến Pháp mở ra nguồn vốn đầu tư tư nhân, đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào nhiều lĩnh vực hơn. Ngày nay các nhà đầu tư nước ngoài có thể
đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực như dầu khí, khai thác dầu mỏ, giao thông vận tải,
dịch vụ ga… là những ngành quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền
kinh tế Brazil.Đặc biệt các chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực cơ sở
hạ tầng đã tạo nên sự an tâm từ nhà đầu tư nước ngoài đồng thời từ đó, cũng có nhiều
dự án về lĩnh vực này để nhà đầu tư có thể lựa chọn.
-

Một yếu tố vô cùng hấp dẫn là Brazil cho phép cá nhân và tổ chức nước ngoài

được sở hữu bất động sản, không những vậy còn được áp dụng các điều kiện tương
tự như các thực thể trong nước. những nhà đầu tư nước ngoài có thể xây dựng nhà
máy, xí nghiệp sản xuất ngay tại Brazil với mục đích cắt giảm chi phí vận chuyển,
giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
-

Với hình thức đầu tư trực tiếp mà không giới hạn vốn tổi thiểu đã mở ra cơ

hội cho các nhà đầu tư vừa và nhỏ.
17


-

Sử dụng hệ thống điện tử SISCOMEX đơn giản hóa quá trình làm thủ tục hải

quan, giúp cho nhà xuất khẩu kiểm soát được các thông tin về luồng hàng, giảm thiểu

rủi ro thất lạc, nhầm lẫn giấy tờ, tiết kiệm thời gian khiến hàng hóa lưu thông nhanh
hơn, nhà xuất khẩu rút ngắn thời gian thanh toán.
-

Với hệ thống các qui trình bảo vệ sở hữu trí tuệ tại Brazil, các doanh nghiệp

nước ngoài hoàn toàn có thế yên tâm về bản quyền sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp quảng bá, bảo vệ và phát triển các sản phẩm của mình trên thị
trường quốc tế, đồng thời đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy
sự tăng trưởng kinh tế.
Thách Thức

3.2.

-

Cũng như nhiều nước có khả năng hội nhập nhanh chóng trên thế giới, để bảo

hộ các ngành sản xuất trong nước và tạo thêm cơ hội cạnh tranh cho nước mình, các
chính sách hỗ trợ sản xuất, chống bán phá giá và bảo hộ của Brazil cũng gây không ít
khó khăn cho nhà xuất khẩu nước ngoài cũng như nhà đầu tư vì gặp phải sự cạnh
tranh quyết liệt hơn về khả năng phân phối và tiêu thụ.
-

Về luật cạnh tranh và chống độc quyền, tăng khả năng cạnh tranh với các

doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
-

Trên thực tế, Brazil có khoảng 52 loại thuế riêng biệt, thuế VAT, thuế thu


nhập, thuế bắt buộc đánh trên các khoản vay, thuế nghĩa vụ… ngoài ra còn có các
loại phí và lệ phí riêng đối với từng bang, thành phố, chính phủ. Mặc dù đã có sự
giảm bớt mức độ nhưng ở Brazil thường có sự bất ổn định trong việc áp dụng các
loại thuế khác nhau cũng như tỷ lệ đánh thuế của họ chính là một vấn đề nan giải cho
các nhà đầu tư và xuất khẩu nước ngoài. Ở một vài khía cạnh khác của môi trường
chính sách và pháp lý, gánh nặng về thuế ở Brazil không thự sự quá khủng khiếp với
các doanh nghiệp, nhưng nó vẫn hơn hẳn nhiều nước khác. Đối với một đầu tư theo
định hướng xuất khẩu, hệ thống thuế của Brazil vẫn có thể đưa Brazil vào danh sách
18


các nước nên xuất khẩu vào, nhưng đây là yếu tố đáng xem xét kĩ càng cho đến khi
đưa ra quyết định nên đầu tư hay không.
-

Brazil rất coi trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ nên vẫn còn

hạn chế một số mặt hàng phổ thông như :
• Hoa, thực vật và các sản phẩm từ thực vật sẽ yêu cầu sự cho phép của Bộ
Nông nghiệp trước khi được cấp giấy nhập khẩu vào nước này.
• Tất cả sản phẩm có nguồn gốc từ thịt, trứng hoặc cá cũng đòi hỏi sự cho phép
của Bộ Nông nghiệp trước khi vào đất nước.Thực phẩm chế biến sẵn cho
người tiêu dùng cần phải đăng kí với Cơ quan giám sát y tế quốc gia ANVISA
Thú nuôi như mèo, chó và các loài động vật khác nhập khẩu sẽ cần một giấy
chứng nhận y tế quốc tế từ nước xuất xứ đã được ban hành dưới 10 ngày trước
khi đến. Vật nuôi từ 90 ngày tuổi trở lên cũng sẽ đòi hỏi phải có giấy chứng
nhận tiêm phòng bệnh dại đã ban hành 30 ngày trước ngày dự định hạ cánh.
• Tất cả các hàng hoá có nguồn gốc từ động vật phải đăng kí với Cục kiểm dịch
sản phẩm có nguồn gốc động vật – DIPOA.

-

Các doanh nghiệp nước ngoài muốn đưa sản phẩm của mình vào Brazil tuy

hoàn toàn có thể yên tâm về việc bảo vệ bản quyền nhưng cũng sẽ phải đối mặt với
những tổn thất vô cùng khó lường nếu rơi vào các tranh chấp quyền sở hửu sản phẩm
vì pháp luật Brazil rất đánh giá cao tầm quan trọng của các vấn đề sở hữu trí tuệ
trong doanh nghiệp bằng chứng là nó có hẳn một hệ thống các quá trình điều tra cực
kì phức tạp, chặt chẽ, từ đó mà hình phạt dành cho các đối tượng vi phạm cũng rất
nặng.

3

TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

PHÁP LUẬT CANADA
3.
Tổng quan về môi trường chính trị pháp luật Canada
3.1.


Chính trị :
Tên quốc gia: Tên chính thức: Canada
19





Thủ đô : Ottawa

Khu vực hành chính : Canada là một liên bang bao gồm 10 tỉnh bang:

Alberta, British Columbia, Manitoba, New Brunswick, Newfoundland and Labrador,
Nova Scotia, Ontario, Prince Edward Island, Quebec, Saskatchewan và 3 vùng lãnh
thổ: Northwest Territories, Nunavut, Yukon Territory.
 Ngày quốc khánh : 1/7(dành độc lập từ Vương quốc Anh năm 1867)
 Khái quát về hệ thống chính trị của Canada :
Liên bang Canada là một liên bang dựa lên nền quân chủ lập hiến và chế độ
dân chủ nghị viện.


Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị 6/2/1952, ngự trị tại Anh.

Với đề nghị của chính phủ Canada, Nữ hoàng cử một người dân Canada làm đại diện
cho mình gọi là Toàn Quyền, hay tôn trọng gọi Đại diện Nữ hoàng. Toàn Quyền hiện
nay là David Johnston từ 1/10/2010. Chính phủ của Canada được lập bởi Quốc hội
do dân bầu nên.
 Quốc hội bao gồm hai viện: Thượng Viện dùng để đại diện các vùng, các
tỉnh bang và các sắc thái văn hóa khác nhau trong xã hội, Hạ Viện dùng để đại diện
toàn thể dân chúng. Thượng nghị sĩ do Toàn quyền cử theo khuyến nghị của Thủ
tướng, làm việc đến 75 tuổi. Hạ nghị sĩ được dân bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm.
Nhiệm vụ của Quốc hội là soạn thảo và ban hành các sắc luật để Chính phủ thi hành.
 Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Thủ tướng và nội các do đảng nắm đa
số hoặc liên minh đa số ghế tại Hạ viện cử ra. Thủ tướng hiện nay của Canada là
Stephen HARPER (từ 6/2/2006). Thủ tướng điều khiển Chính phủ và là chủ tọa của
một Nội các bao gồm nhiều Bộ trưởng và những người cố vấn.


Canada hiện có 4 chính đảng lớn nhất: Đảng Bảo Thủ, Đảng Tự Do, Đảng


Tân Dân Chủ và Khối Québéc. Thủ tướng hiện nay của Canada thuộc đảng Bảo Thủ.


Bộ máy nhà nước
Là một trong những yếu tố quan trọng của chính trị có ảnh hưởng đến hoạt

động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp.Tính hiệu quả của sự giúp đỡ từ phía
các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
20


kinh doanh của các công ty kinh doanh đầu tư nước ngoài. Đó là cách làm việc hiệu
quả của hải quan, các thông tin đầy đủ về thị trường và các nhân tố khác thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp.Thực tế bộ máy nhà nước là yếu tố quan
trọng có tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Các nhà kinh doanh thường xem
xét bộ máy nhà nước của quốc gia đầu tư rồi mới cho hoạt động kinh doanh.Đó là
yếu tố quan trọng và thực tế các chính sách hoạt động và làm việc của bộ máy nhà
nước có quyết định đến hoạt động đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp kinh
doanh quốc tế.
3.2.

Cơ quan hoạch định và quản lý chính sách thương mại của Canada

Quốc hội Liên bang
Quốc hội là cơ quan cao nhất của nhà nước được quyền thông qua, bác bỏ hay
hủy bỏ một hiệp định thương mại song phương hay đa phương mà Canada mong
muốn hay đã ký kết. Hàng năm Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada có trách
nhiệm báo cáo Quốc hội một cách tổng thể các vấn đề thương mại như kim ngạch,
tốc độ tăng trưởng, tình hình hoạt động của các ngành hàng và dịch vụ xuất nhập
khẩu, các biện pháp kỹ thuật, các tranh chấp thương mại…


Bộ Thương mại Quốc tế Canada
Là cơ quan hành pháp Liên bang Canada, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên
quan đến thương mại và đầu tư quốc tế như:
1. Lãnh đạo và thực thi các cuộc đàm phán thương mại và đầu tư quốc tế,
2. Điều phối các cơ quan hành pháp giải quyết các vấn đề thương mại và đầu tư
quốc tế,
3. Thúc đẩy mở rộng thương mại và đầu tư quốc tế của Canada,
4. Thúc đẩy sự phát triển của luật quốc tế và việc áp dụng luật quốc tế khi có liên
quan đến thương mại và đầu tư quốc tế của Canada,
21


5. thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác mà Luật Thương mại Canađa qui
định

Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA)
Cơ quan này được thành lập vào ngày 12/12/2003, CBSA có vai trò quản lý
biên giới quốc gia và thực thi khoảng 90 luật cũng như các hiệp định và công ước
quốc tế điều chỉnh về thương mại và vấn đềđi lại. Nhiệm vụ của CBSA gồm:
1.
2.
3.
4.
5.

Xử lý hàng hóa thương mại,
Vận chuyển hàng hóa và hành khách,
Xác định và ngăn chặn hàng hóa hay cá nhân có rủi ro cao,
Thực thi hoạt động tình báo như soi xét khách du lịch và người nhập cư,

Tham gia các hoạt động thực thi luật pháp như: điều tra, thu giữ, thẩm vấn,
điều trần, hủy bỏ,

6. Hỗ trợ thực thi các thỏa thuận thương mại tự do
7. Thực thi điều tra về trợ cấp và bán phá giá.

Tòa án Thương mại Quốc tế Canada (CITT)
Tòa án Thương mại Quốc tế Canađa (CITT) gần như là một thể chế lập pháp
trong hệ thống thương mại của Canada có những thẩm quyền bao gồm:
1. Xử lý những khiếu nại về việc hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc có trợ cấp đã
gây ra hoặc đang đe dọa gây ra thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp nội
địa của Canada;
2. Xét xử việc khiếu nại về những quyết định của CBSA đã được đưa ra theo
Luật Hải quan, Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt, Luật về các Biện pháp Nhập
khẩu Đặc biệt;
3. Xử lý thắc mắc và tư vấn về các vấn đề thuế quan, thương mại và kinh tế của
Toàn quyền Canađa hoặc Bộ trưởng Tài chính Canađa;
4. Xử lý những khiếu nại của các nhà cung cấp tiềm năng đối với vấn đề mua
sắm của Chính phủ Liên bang như đã đề cập trong Hiệp định Thương mại Tự
22


do Bắc Mỹ, Hiệp định về Thương mại Nội bộ và Hiệp định của WTO về Mua
sắm Chính phủ;
5. Xử lý những khiếu nại của nhà sản xuất nội địa về việc áp dụng biện pháp tự
vệ vì sự gia tăng của hàng nhập khẩu đang gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho nhà sản xuất trong nước;
6. Tiến hành điều tra theo yêu cầu của nhà sản xuất Canada về việc giảm thuế
đối với nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu dùng cho sản xuất trong nước.
Về nguyên tắc, Chính phủ Canada theo đuổi một hệ thống chính sách kinh

tế, thương mại minh bạch, công bằng và cùng có lợi. Canada đã và đang đàm phán
ký kết nhiều thỏa thuận thương mại song phương và đa phương nhằm loại bỏ những
rào cản thương mại, loại bỏ tệ quan liêu và giải quyết các tranh chấp thương mại. Cụ
thể Canada là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Khu vực Mậu
dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Mỹ (FTAA)...; đã ký
thỏa thuận thương mại tự do với nhiều nước như Chi Lê, Israel, Costa Rica...
3.3.

Tổng quan về hệ thống pháp luật của Canada
Hệ thống pháp luật của Canada khá đồ sộ, chi tiết và chặt chẽ, ngoài hệ thống

pháp luật ở cấp liên bang, mỗi bang hoặc khu vực lãnh thổ đều có hệ thống pháp luật
riêng. Do vậy, bất kỳ nhà đầu tư hay kinh doanh nước ngoài nào muốn xuất khẩu,
đầu tư hay kinh doanh tại thị trường Canada cần tham khảo cả hệ thống luật pháp
liên bang và nội bang.
Hầu hết các bang của Canada đều theo đuổi chính sách khuyến khích đầu tư
nước ngoài, do đó hầu như không có qui định kiểm soát ngoại hối nào được qui định
và áp dụng ở Canada, không có hạn chế nào về việc chuyển lợi nhuận hay vốn của
nhà đầu tư nước ngoài và vay vốn từ nước ngoài, cũng như không có hạn chế nào về
việc hoàn trả tiền vay, thanh toán nợ…
Khi muốn thực hiện Kinh doanh quốc tế với quốc gia Canada, các nước cần
chú ý đến các đạo luật nhằm tránh những điều đáng tiếc xảy ra trong thương mại.
23




Các đạo luật đáng lưu ý trong thương mại với Canada:

• Đạo luật về Bao gói và Nhãn mác hàng Tiêu dùng

Canada là một trong số những nước có hệ thống kiểm soát chất lượng vào loại
chặt chẽ nhất trên thế giới, đặc biệt là đối với hàng thực phẩm nhằm bảo đảm
an toàn vệ sinh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài yêu cầu về chất
lượng nói chung, yêu cầu về bao bì đóng gói, mã ký hiệu, ngôn ngữ ghi trên
bao bì... cũng hết sức nghiêm ngặt.
Đối tượng áp dụng của Đạo luật này là người bán lẻ, nhà chế tạo, nhà chế biến
hay sản xuất hoặc người tham gia vào hoạt động nhập khẩu, bao gói hay bán
hàng. Những sản phẩm sau thuộc diện miễn trừ đối với Đạo luật này là:
-

Thuốc và thiết bị y tế,

-

Hàng xuất khẩu,

-

Hàng bán tại các quầy hàng miễn thuế,

-

Hàng dệt tái bao gói,

-

Phụ tùng thay thế cho các mặt hàng tiêu dùng lâu bền (như đồ điện dân
dụng) nếu không để bày bán cho người tiêu đùng,

-


Một số loại đồ nghề dành cho các họa sỹ.

Luật này qui định nhãn hàng hóa phải có đủ ba nội dung chính sau:
-

Đặc điểm nhận diện sản phẩm,

-

Số lượng tịnh của sản phẩm,

-

Tên và trụ sở kinh doanh chính của nhà kinh doanh.

Phần nội dung về đặc điểm nhận diện sản phẩm phải được thể hiện bằng hai
ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp. Vì Canada chia thành 10
bang và 3 vùng lãnh thổ, trong đó bang Quebec sử dụng đa số tiếng Pháp. Tên
24


và địa chỉ của nhà kinh doanh có thể bằng một trong hai thứ tiếng. Cần lưu ý
rằng số lượng tịnh tính bằng mét.
• Đạo luật về các Biện pháp Nhập khẩu đặc biệt (SIMA)
Đạo luật này thiết lập nên một hệ thống tự vệ thương mại nhằm bảo vệ các
nhà sản xuất Canada khỏi những thiệt hại gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu bán
phá giá hoặc được trợ cấp.
Nó dựa trên các qui định đề ra trong văn bản gốc của Hiệp định Chung về
Thuế quan và Thương mại năm 1947 (GATT 1947), sau này là các Hiệp định

về Chống bán Phá giá, Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng,
Hiệp định về các Biện pháp Tự vệ của WTO. Đạo luật này được thông qua
năm 1984, thay thế cho Đạo luật về Chống bán Phá giá.
Nội dung chính của Đạo luật này là qui định về việc áp dụng thuế chống trợ
cấp và thuế chống bán giá khi hàng hóa nhập khẩu bán phá giá hoặc có trợ cấp
gây ra tổn hại vật chất cho nhà sản xuất Canada. Những nội dung chính của
Đạo luật này gồm:
-

Thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá,

-

4 qui định chung về việc thanh toán thuế,

-

Thuế tạm thời,

-

Giá trị thông thường, giá xuất khẩu, mức chênh phá giá và mức trợ cấp,

-

Thủ tục điều tra về trợ cấp và bán phá giá,

-

Vấn đề thẩm vấn của Tòa án Thương mại Quốc tế Canađa,


-

Việc xác định lại các quyết định và vấn đề khiếu kiện,

-

Giải quyết tranh chấp liên quan đến hàng hóa thuộc phạm vi Hiệp định
Tự do Thương mại Bắc Mỹ và của Mỹ.

Theo Đạo luật này thì bán phá giá xảy ra khi hàng hóa được bán cho nhànhập
khẩu ở Canada với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa tương tự tạinước
25


×