Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG RẠCH GIÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.77 KB, 21 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CẢNG HÀNG KHÔNG RẠCH GIÁ
4.1 MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP TRONG NGÀNH
4.1.1 Khách hàng
Khách hàng có vai trò rất quan trọng trong ngành hàng không. Khách hàng đối
với ngành hàng không rất đa dạng, nhiều thành phần, phải kể đến trước tiên là các
doanh nhân, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, khách du lịch trong nước,
khách du lịch nước ngoài hiện tại cũng rất phổ biến đối với hàng không nước ta. Nhận
biết được điều đó nên VKG đã tiếp xúc với khách hàng rất tận tình chu đáo và phục
vụ khách hàng một cách tốt nhất với những dịch vụ mới nhất và tốt nhất. Sau đây là
bảng thống kê số lượng hành khách qua từng năm.
Bảng 7: Bảng tổng hợp hành khách ở các chuyến bay đi từ VKG
Đvt: Người
Hành khách
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Chênh lệch
2008/2007
Chênh lệch
2009/2008
Mức % Mức %
Khách nội địa 35.931 33.198 31.247 (2.733) (7,6) (1.951) (5,9)
Khách nước
ngoài
4.735 5.144 4.796 409 8,6 (348) (6,8)
Tổng 40.666 38.342 36.043 (2.324) (5,7) (2.299) (6,0)
( Nguồn: Phòng phục vụ khách hàng)


Qua bảng số liệu ta có thể thấy được số lượng hành khách bay đi từ VKG giảm
qua các năm (2007-2009), mặc dù có biến động lên của hành khách là người nước
ngoài trong năm 2008. Cụ thể: năm 2008, tổng hành khách đã giảm 2.345 người
( giảm 5,7%) so với năm 2007. Sự giảm sút về doanh số khách hàng như thế là thực
trạng chung của các ngành nghề trong nền kinh tế suy thoái hôm nay, nhất là đối với
ngành dịch vụ như hàng không.
Trong đó, năm 2008 so với 2007, lượng khách nội địa giảm 2.733 người (giảm
7,6%), tuy nhiên khách nước ngoài lại tăng lên 409 người ( tăng 8,6%). năm 2009 so
với 2008 giảm 1.951 người ( giảm 5,9%), đồng thời khách nước ngoài cũng giảm 348
người (giảm 6,8%).
Bảng 8: Bảng tổng hợp hành khách các chuyến bay đến VKG
Đvt : Người
Hành
khách
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Chênh lệch
2008/2007
Chênh lệch
2009/2008
Mức % Mức %
Khách nội
địa
30.688 28.343 32.284 (2.345) (7,6) 3.941 13,9
Khách
quốc tế

6.661 7.302 5.012 (641) (9,6) (2.290) (31,4)
Tổng số
37.349 35.645 37.296 (1.704) (4,6) 1.651 4,6
( Nguồn: Phòng phục vụ khách hàng)
Lợi nhuận của VKG thu được một phần nhận được từ số lượng khách hàng trên
các chuyến bay đến tại VKG. Qua bảng số liệu ta có thể thấy, số lượng hành khách
giảm trong năm 2008, sau đó tăng trở lại vào năm 2009. Cụ thể là năm 2008 so với
năm 2007, khách trong nước giảm 2.345 người (giảm 7,6%), khách nước ngoài cũng
giảm 641 người ( giảm 9,6%). Năm 2009 so với năm 2008 số lượng hành khách đã
tăng lên 3.941 người (tăng 13,9%) đối với khách nội địa, nhưng cùng năm đó tỉ lệ
khách nước ngoài đến VKG lại giảm 2.290 người (giảm 31,4%). Những biến cố của
nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của VKG. Tính chung cho cả các chuyến
bay đi và bay đến tại VKG, năm 2007 đến 2008 doanh thu có chiều hướng đi xuống vì
những tác động bất lợi từ nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói
riêng. Doanh số bán vé và lợi nhuận thu được từ những chuyến bay đến trong năm
2009 đã khẳng định VKG đang dần hồi phục và phát triển.
4.1.2 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Vì tính chất riêng biệt của cảng hàng không nên đối thủ cạch tranh không nằm
cùng một tỉnh mà là các cảng hàng không của các tỉnh khác nhau. Hiện tại đề tài chỉ
xét đến các cảng hàng không trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Khu vực
đồng bằng Sông Cửu long gồm có 13 tỉnh thành với 3 cảng hàng không đó là: cảng
hàng không Trà Nóc, cảng hàng không Cà Mau, cảng hàng không Phú Quốc.
a. Cảng hàng không Cần Thơ_ tỉnh Cần Thơ hoạt động như một sân bay nội
địa được 2 năm. Nhưng cảng đã phát triển không ngừng và là đối thủ cạnh tranh gay
gắt nhất với VKG. Hiện tại, cảng phục vụ 2 tuyến bay đi và bay đến giữa Cần Thơ và
Hà Nội, Cần Thơ và Phú Quốc. đặc biệt chuyến bay từ Cần Thơ đi Phú Quốc chỉ mới
hoạt động được 2 tháng nhưng đã có tác động khá lớn đến VKG. Số lượng hành
khách đi Phú Quốc từ VKG giảm xuống rõ rệt, năm 2007 số khách đi PQC từ VKG là
22119, năm 2008 là 17155, năm 2009 là 15353.
b. Cảng hàng không Phú Quốc(PQC)_ tỉnh Kiên Giang hoạt động từ năm là

một sân bay nội địa, với các chuyến bay đi và bay đến giữa Phú Quốc và Rạch Giá,
Phú Quốc và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại PQC đang xây mới nhà ga để chuẩn
bị cho những chuyến bay quốc tế.
c. Cảng hàng không Cà Mau (CMA)_ tỉnh Cà Mau là một sân bay nội địa
và chỉ phục vụ các chuyến bay đi và bay đến giữa Cà Mau và Tp Hồ Chí Minh. Hoạt
động của Cảng hàng không Cà Mau không ảnh hưởng nhiều đến VKG vì nhu cầu sử
dụng của người dân từ 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là không ảnh hưởng đến nhau.
4.1.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Việt Nam hội nhập WTO đã tạo điều kiện cho sự tham gia của nền kinh tế các
nước trong khu vực. Vận tải hàng không là một ngành tiềm năng có nhiều sự cạnh
tranh sắp tới. Các cảng hàng không trong nước thì ồ ạt chuyển đổi cơ cấu, nâng cấp
cơ sở và nâng cấp hoạt động kinh doanh. Cụ thể như là sữa chữa cơ sở hạ tầng, tăng
tầng số các chuyến bay đi và bay đến, mở rộng thị trường thu hút khách hàng. Điều
đó là nguy cơ tìm ẩn cho các cảng hàng không nhỏ nói chung và VKG nói riêng.
Bảng 9: Ma trận hình ảnh cạnh tranh
STT
Các yếu
tố tác
động
Mức
độ
quan
trọn
g
CHK Rạch
Giá
CHK Cần
Thơ
CHK Phú
Quốc

CHK Cà
Mau
Phân
loại
Điểm
quan
trọng
Phân
loại
Điểm
quan
trọng
Phâ
n
loại
Điểm
quan
trọng
Phân
loại
Điểm
quan
trọn
g
1
Trình độ
nhân sự
0,1 3 0,3 3 0,3 3 0,3 3 0,3
2
Mạng

lưới
hoạt
động
0,05 3 1,5 4 2 4 2 3 1,5
3
Cơ sở
hạ tầng
0,05 4 2 3 1,5 4 2 3 1,5
4
Năng
lực phục
vụ
0,1 3 0,3 4 0,4 3 0,3 3 0,3
5
Dịch vụ
hậu mãi
0,23 2 0,46 3 0,69 3 0,69 3 0,69
6
Chăm
sóc
khách
hàng
0,15 2 0,2 3 0,45 3 0,45 2 0,2
7
Giá vé
ưu đãi
0,37 2 0,74 4 1,48 2 0,74 1 0,37
Tổng 1,00 5,4 6,82 6,48 4,86
( Nguồn : tham khảo ý kiến chuyên gia )
Với số điểm là 6,82 thì cảng hàng không Cần Thơ là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ

nhất đối với VKG.

4.1.4 Sản phẩm thay thế
Hàng không là một phương tiện giao thông nhanh, tiện lợi và an toàn nhất. tuy
nhiên mỗi người không chỉ sử dụng hàng không làm phương tiện đi lại, ngoài ra còn
có các loại hình xe dịch vụ cao cấp, hoặc tàu lửa, hoặc tàu thủy.
Mức sống của người dân ở ĐBSCL ngày càng được cải thiện và phát triển nhiều
hơn. Điều đó cho thấy họ sẽ lựa chọn những dịch vụ tốt hơn cho cuộc sống của mình.
Về phương tiện giao thông thì tàu bay là loại phương tiện nhanh chóng, an toàn và thoải
mái nhất, đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nhân thành đạt và người dân có mức
thu nhập cao. Hàng không mang đến độ thỏa dụng cao nhất về vấn đề thời gian, an ninh
an toàn và phục vụ chu đáo mà những loại hình dịch vụ khác không thể có được.
4.1.5 Nhà cung cấp
Nhà cung cấp cho các cảng hàng không Rạch Giá là Tổng công ty vận tải Việt
Nam ( Việt Nam airline), cung cấp vốn cho VKG và thu lợi nhuận từ việc bán vé tại
VKG. Và xí nghiệp thương mại dầu khí hàng không miền nam
( VINAPCO)
+ Cung Cấp Vật Tư Thiết Bị.
Cơ sở hạ tầng tại VKG được cung cấp bởi Cụm cảng hàng không miền nam,
Việt Nam airline chịu trách nhiệm cung cấp và bảo trì cơ sở hạ tầng. nguồn nhiên liệu
xăng dầu được cung cấp bởi VINAPCO, xăng dầu được chuyển đến cảng hàng không
sau đó kho xăng dầu miền nam chịu trách nhiệm bảo quản và phân phối sử dụng.
Các kho chứa nhiên liệu hàng không tại các sân bay Quốc tế và Quốc nội được
quản lý bởi các Xí nghiệp Xăng dầu Hàng không. Công ty đang sở hữu hệ thống kho
ở cả 3 Sân bay quốc tế Nội bài, Đà nẵng, Tân Sơn Nhất. Các kho sân bay có các bồn
chứa và hệ thống công nghệ đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Hiệp hội các nhà
cung ứng nhiên liệu Hàng không (JIG). Kho chứa thường xuyên được nâng cấp về các
thiết bị của bồn chứa và nâng cao khả năng tồn chứa nhiên liệu.
+ Cung Cấp Tài Chính
Nguồn vốn chủ yếu VKG nhận được là từ Việt Nam airline, VKG hoạt động

kinh doanh như một chi nhánh của Việt Nam airline. Cung cấp vốn kinh doanh và thu
lợi nhuận từ doanh số bán vé. VKG được hưởng hoa hồng trên doanh số vé được bán
ra.
+ Cung Cấp Nhân Lực
Bảng 10: Cơ cấu lao động đồng bằng sông cửu long
Chỉ Tiêu ĐVT ĐBSCL Cả Nước
Dân số Triệu người 17,4 86
Lao động đã qua đào tạo % 16,75 25,4
Lao động chưa qua đào tạo % 83,25 74,6
(Nguồn niên giám thống kê dân số ĐBSCL năm 2008)
Đồng bằng sông cửu long với dân số trên 17 triệu người, lực lượng lao động dồi
dào (chiếm 20,2% dân số cả nước) tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tỉ lệ
lao động chưa qua đào tạo chiếm 83,25%, thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước (74.6%).
Với tỉ lệ này đồng bằng sông cửu long xếp thứ 7/8 vùng của cả nước có rất nhiều
lao động chưa qua đào tạo. Hiện tại, đồng bằng sông cửu long chỉ có 20% lao động
công nghiệp có trình độ tay nghề cao, 17% lao động có tay nghề đang trực tiếp sản xuất.
có thể thấy rõ cơ cấu lao động chưa hợp lí, tỉ lệ giữa thầy và thợ chêh lệch khá nhiều.
Bên cạnh đó, các chỉ số về giáo dục đào tạo-dạy nghề đều thấp hơn so với bình quân
chung cả nước.
Tuy nhiên ngân sách của nhà nước cung cấp cho ngành giáo dục đào tạo tại
ĐBSCL lại thấp hơn so với cả nước. mặc dù ĐBSCL có số lượng lớn các trường đại
học, trường trung cấp, trường dân lập hay các trung tâm dạy nghề, nhưng chất lượng
đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lí, không phù hợp với thị trường lao
động và không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. ngày nay, số
lượng sinh viên học kinh tế ngày càng tăng, giới trẻ đã và đang bắt nhịp với xã hội, với
sự hội nhập của nền kinh tế.
Tương lai sắp tới sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển ngày càng cao của doanh
nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung.
Chất lượng giáo dục cũng được cải thiện, gắn liền với thực tế và phù hợp với
môi trường kinh tế ĐBSCL. Nói tóm lại, việc củng cố chuyên môn là vấn đề quan trọng

nhất, đó là điều kiện cần cho sự thành công của doanh nghiệp, sự phát triển của xã hội
và đất nước.
4.2 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
4.2.1 Ảnh hưởng của nền kinh tế
+ Chỉ số giá tiêu dùng
Số liệu Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong
tháng 12 đạt mức tăng cao nhất trong năm (1,38%). Tính chung cho cả năm, CPI bình
quân tăng 6,88%, đạt mục tiêu mà Chính phủ đề ra.
+ Tốc độ tăng trưởng
Trong năm 2006 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP năm 2007
đạt 8.48%, nhưng sang năm 2008 GDP chỉ còn 6,23%.
Năm 2007 được xem là năm mà nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng toàn diện. cơ
cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tích cực. So với năm 2006, tỷ trọng của
ngành nông lâm ngư nghiệp giảm, nhưng tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên. Giá trị tăng
của ngành dịch vụ cao hơn mức tăng GDP và cao hơn mức tăng so với cùng kỳ năm
2006. Điều này đã góp phần cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Các ngành dịch vụ có giá trị cao như : ngành ngân hàng, hàng không, du lịch…
được khai thác và đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Ngành
hàng không là ngành kinh tế phát triển mạnh vào những năm tiếp theo. Nếu năm 2007
khép lại với những thành công rực rỡ của nền kinh tế Việt Nam và những yếu tố bên
ngoài chưa có tác động rõ rệt thì đến năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính,
lạm phát bùng nổ đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng năm
2008 đã giảm xuống mức 6,23%, giảm 2,17% so với 2007, thất nghiệp tăng lên mức
4,6%, cao hơn 0,4% so với năm 2007.
Nói chung tốc độ tăng trưởng của khu vực đang tăng cao, có chiều hướng dịch
chuyển tăng dần tỷ trọng dịch vụ và du lịch, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
IMF khuyến nghị khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cần duy trì mạnh mẽ các
chính sách chống suy thoái theo chu kỳ, và chống những nguy cơ gây tổn hại cho nền
kinh tế. Chính sách tài chính của các chính phủ, trong đó có các gói kích cầu trong
năm 2009 và những năm tiếp theo, cũng rất quan trọng để giúp nền kinh tế đứng vững

trước nguy cơ suy thoái.
+ Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân tính trên đầu người từ 835 USD của năm 2007 tăng lên 960
USD vào năm 2008 (đạt hơn 90% so với kế hoạch) và đạt khoảng 1.100 USD vào
năm 2009.
Các giám đốc điều hành IMF hoan nghênh thành tích rất ấn tượng của Việt Nam
trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và giảm đói nghèo nhanh. Theo IMF, những
nỗ lực tiếp tục cải thiện nền kinh tế theo định hướng thị trường đã làm cho Việt Nam
trở thành điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Năm 2005, GDP của Việt Nam tăng 8,4%.
Đà tăng trưởng mạnh mẽ này được duy trì trong những tháng đầu năm nay, do
tiêu dùng trong nước tiếp tục tăng mạnh và nguồn thu từ xuất khẩu đạt khá. Thời gian
gần đây, các ngân hàng trong nước thận trọng hơn với các khoản cho vay.
Theo đánh giá của IMF, việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng như vậy, nếu được
duy trì, sẽ giúp kiểm soát lạm phát, hạn chế nợ tồn đọng ở các ngân hàng.
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, Việt Nam đã nghiêm túc chấp hành những
nghĩa vụ của một thành viên IMF, xây dựng kế hoạch để đồng Việt Nam được chuyển
đổi hoàn toàn trước 2010, cho phép các ngân hàng tự do quyết định tỷ giá trong giao
dịch tiền tệ. Đánh giá cao những nỗ lực này, Ban giám đốc điều hành IMF cho rằng tỷ
giá linh hoạt hơn sẽ giúp nền kinh tế chịu được những cú sốc từ bên ngoài và quản lý
rủi ro tỷ giá tốt hơn.
Theo đánh giá của IMF, triển vọng kinh tế Việt Nam từ nay đến cuối năm rất
khả quan và tiếp tục thuận lợi trong trung hạn. Đáng chú ý, việc gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho tăng trưởng xuất khẩu các
mặt hàng ngoài dầu thô và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Dự báo, GDP năm nay đạt hơn 970 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm ngoái.
Thu nhập bình quân đầu người năm nay đạt 715 USD, tăng 80 USD so với năm ngoái.
+ Lạm phát:
Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 là 4,606% và trong các năm tiếp theo
sẽ lần lượt tăng lên 5,322% năm 2010, 5,959% năm 2011 và đến năm 2014 là 7,044%,
còn thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2009 là 8,868 tỷ USD, thâm hụt

năm 2010 tăng lên 9,716 USD.
Theo IMF, suy thoái toàn cầu đang đi đến hồi kết, nhưng một sự phục hồi chậm
chạp vẫn còn ở phía trước. Theo đó, nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng trở lại nhờ kết
quả hoạt động mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Á và sự ổn định hay sự phục hồi kinh
tế khiêm tốn của các nền kinh tế khác.

×