Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tìm hiểu ý thức chấp hành Luật ATGT của sinh viên K35 Đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.12 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC …………………………………………………………………………..1
LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………………2
NỘI DUNG
I.

MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………2

1. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………..2
2. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………………….3
3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………3
II.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………..4
1. Một số vấn đề chung về ATGT ………………………………………………….4
2. Thực trạng vấn đề thực hiện Luật ATGT của sinh viên K.35 Đại học Luật Hà
Nội…………………………………………………………………………………....4
3. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề mất an toàn giao thông ……………………………6
4. Giải pháp ………………………………………………………………………....9
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………16

1


LỜI NÓI ĐẦU
Vi phạm pháp luật là một sự kiện pháp lý phản ánh ý thức của con người đối
với những hành vi pháp luật của mình. Mỗi vi phạm pháp luật đều có những yếu
tố cấu thành nhất định. Thực tế cho thấy, vi phạm diễn ra trong đời sống xã hội
hiện nay phổ biến nhất có lẽ là những vi phạm về ATGT. Người tham gia giao


thông đã nhìn nhận về vấn đề này như thế nào? Ý thức chấp hành an toàn giao
thông của họ ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến những sai lệch chuẩn mực trong
hành vi vi phạm đó? Và có những giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?
Chính vì vậy, ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề
“Tìm hiểu ý thức chấp hành Luật ATGT của sinh viên K35 Đại học Luật Hà
Nội”

NỘI DUNG
I.
1.

MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu

Có thể thấy rằng vấn đề ATGT là vấn đề nóng trong cuộc sống hiện nay. Ai
trong chúng ta cũng đều tham gia giao thông và hàng ngày, những thông tin về
tai nạn giao thông đều khiến chúng ta phải giật mình. Tuy nhiên, trước thực trạng
như vậy, không phải ai cũng có cái nhìn đúng đắn về việc chấp hành Luật ATGT
khi tham gia giao thông trong đó có một bộ phận là sinh viên chúng ta. Chính vì
lẽ đó, trong một phạm vi nhất định, đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm thăm
dò, cung cấp những cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề chấp hành Luật ATGT của
sinh viên K35 Trường Đại học Luật Hà Nội. Cùng với đó là những ý kiến phân
tích giúp chúng ta thấy được các mặt tồn tại của vấn đề nổi cộm này để từ đó xem
xét các nguyên nhân, thực trạng cũng như nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế
hiện tượng này.

2


2.


Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích của đề tài, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ chính như sau:
-

Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề ATGT hiện

nay
-

Thứ hai, xây dựng phiếu điều tra xã hội học và tiến hành

điều tra xã hội học để nắm vững thực tiễn
-

Thứ ba, xử lý số liệu, phân tích thông tin và đánh giá tổng

hợp các ý kiến đã thăm dò
-

Thứ tư, đưa ra các giải pháp tổng thể

3.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chung: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh
Phương pháp thu thập thông tin: Trong bài điều tra này, chúng tôi sử dụng
phương pháp anket là chủ yếu và trong quá trình điều tra còn kết hợp với phương

pháp phỏng vấn để thấy rõ hơn vấn đề ATGT trong sinh viên.
Phương pháp anket là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua
bảng câu hỏi (phiếu điều tra). Anket là một phương pháp nghiên cứu định lượng,
nó chủ yếu đi vào thu thập các thông tin về hành vi, sự việc, xác định các quy
mô, kích thước của nhóm chỉ báo, tương quan về số lượng giữa các biến số của
các hiện tượng nhất định. Phương pháp này có ưu điểm là cho phép triển khai,
nghiên cứu trên quy mô rộng, thu thập được ý kiến của nhiều người cùng một
lúc, do đó thông tin có độ tin cậy cao hơn. Chính vì thế mà khi tìm hiểu một hiện
tượng thực tế, chúng tôi lựa chọn phương pháp này để có được những thông tin
chính xác nhất về ý thức chấp hành Luật ATGT của sinh viên K35 Đại học Luật
Hà Nội.
II.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.

Một số vấn đề chung về ATGT

Một thực tế cho thấy rằng hiện nay, vấn đề ATGT là vấn đề nóng trong xã
hội. Theo thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia, mỗi năm có khoảng 1.200 tử
3


vong, 20.000 người bị thương do tai nạn giao thông. Trên thực tế, tai nạn giao
thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con
người bất kỳ lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có hơn ba người chết và bị thương do tai
nạn giao thông. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao
thông lại là học sinh, sinh viên chúng ta.
2.


Thực trạng vấn đề thực hiện Luật ATGT của sinh viên K35 Đại

học Luật Hà Nội
Khi được hỏi về việc bạn đánh giá về ý thức chấp hành Luật ATGT của sinh
viên K35 Đại học Luật Hà Nội như thế nào thì tỷ lệ phần trăm các phương án trả
lời có sự chênh lệch rõ ràng. Trong đó có 10% cho rằng rất tốt, 26% tốt, 42% cho
rằng bình thường 14% kém và có đến 8% là rất kém. Thật ngạc nhiên khi các bạn
là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội thì việc chấp hành Luật an toan giao
thông phải là tốt hoặc rất tốt nhưng theo phiếu điều tra thu lại thì kết quả cao nhất
lại cho rằng bình thường và kém và rất kém cũng chiếm phần không nhỏ.

Hầu hết các bạn sinh viên đều nhận rõ các hành vi vi phạm luật ATGT thể
hiện ở việc khi được hỏi một câu hỏi mở “Theo bạn những hành vi vi phạm
ATGT thường xuất hiện nhiều ở sinh viên” thì các bạn đã đưa ra rất nhiều hành
vi. Đặc biệt nổi bật là các hành vi như có đến 41% là hành vi khi tham gia giao
thông bằng moto xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, 20% là hành vi vượt đèn
đỏ, hành vi đi ngược chiều là 16%, 12% là hành vi phóng nhanh vượt ẩu và lạng
lách trên đường, hành vi sang đường không đúng nơi quy định cũng chiếm 11%
ngoài ra còn có các hành vi như chở quá số người quy định, đi sai làn đường, vừa
4


đi vừa nghe điện thoại…. nhưng những hành vi này có tỉ lệ phần trăm không
đáng kể. Trên đây là những hành vi vi phạm Luật ATGT mà các bạn đã đưa ra
tuy nhiên trên thực tế còn nhiều các hành vi khác cũng vi phạm nghiêm trọng luật
ATGT mà các bạn chưa nhắc đến.

Chúng tôi thử khảo sát xem các bạn sinh viên được hỏi đã có hành vi nào vi
phạm Luật ATGT thì hầu hết các bạn đã có từ 1 hành vi trở lên, kết quả là có

36% là hành vi đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm
không cài quai, 4% đi xe lạng lách đánh võng, hành vi tham gia giao thông khi có
nồng độ cồn vượt quá số lượng cho phép là 6%, hành vi vượt đèn đỏ là 18%,
20% là kết quả của hành vi đi lấn sang làn đường của phương tiện khác, và hành
vi đi xe vào đường ngược chiều chiếm 16%. Trên đây chỉ là một số hành vi nổi
bật và cụ thể mà chúng tôi đưa ra ngoài ra còn nhiều hành vi khác như các hành
vi mà các bạn kể trên.

5


Ở câu hỏi tiếp theo, chúng tôi đưa ra câu hỏi giả thiết rằng khi bạn thân của
bạn muốn cùng đi xe máy về nhà nhưng không có mũ bảo hiểm bạn sẽ làm
như thế nào? Kết quả là có 10% vẫn cứ chở mà không cần mũ, 72% là tìm mũ
cho bạn rồi chở bạn về nhà, từ chối lời đề nghị của bạn là 12% và cũng có 6% là
ý kiến khác. Trong các ý kiến khác chủ yếu là không tìm thấy mũ rồi từ chối cho
đỡ mất lòng, hay bảo bạn tìm mũ bảo hiểm rồi mới chở bạn…. như vậy, chọn
cách tìm mũ cho bạn rồi chở bạn về hay từ chối lời đề nghị của bạn là tín hiệu
đáng mừng khi các bạn sinh viên ý thức được hành vi không đội mũ bảo hiểm là
trái pháp luật và có ý không mắc phải.
Trong trường hợp bạn đang rất vội vì một lí do nào đó mà bạn đang điều
khiển xe máy mà muốn sang đường nhan chóng thì bạn sẽ làm thế nào? Theo
vào kết quả trên thì có sự chênh lệch phần trăm giữa các phương án lựa chọn của
các bạn. Bạn chọn phương án đi ngược chiều để rút ngắn khoảng cách là 32%,
bạn chọn phương án dắt bộ đi ngược chiều là 20% và nhiều nhất là các bạn chọn
phương án tiếp tục đi đến chỗ quay đầu là 48%. Một tín hiệu đáng mừng là số
đông các bạn đã ý thức và tiếp tục đi không sang đường không đúng nơi quy định
hoặc đi ngược chiều.

3.


Nguyên nhân dẫn đến vấn đề mất ATGT

Tắc đường là tình trạng khá phổ biến xảy ra ở các thành phố lớn như Hà Nội.
Ở đây, chúng tôi đưa ra câu hỏi Khi tắc đường xảy ra, bạn sẽ xử lí ra sao?
Với câu hỏi này, các bạn được hỏi đều chọn phương án 1 và 3. Phương án 1
“đi lên vỉa hè cho khỏi tắc” có 16/50 bạn chọn chiếm tỷ lệ 32%, số không cao
lắm; phương án 3 “Từ từ nhích theo dòng xe” có 34/ 50 bạn chọn chiếm tỷ lệ
6


68%- một kết quả khá ấn tượng chứng tỏ ý thức chấp hành luật ATGT của sinh
viên K35 Đại học Luật Hà Nội tương đối tốt mặc dù cũng có một số bạn chọn
cách đi lên vỉa hè cho khỏi tắc. Việc đi xe sai làn đường là một nguyên nhân dẫn
đến tình trạng giao thông lộn xộn. Với phương án “Lấn sang làn đường cho
phương tiện khác” không có bạn nào chọn cho thấy các bạn đi rất đúng làn đường
của mình. Nhìn chung với câu hỏi này cho thấy, khi tham gia giao thông gặp tình
trạng tắc đường thì đa phần các bạn chọn cách tuân thủ quy tắc của Luật ATGT.
Câu hỏi tiếp theo chúng tôi đưa ra đó là Theo bạn nguyên nhân chủ quan
nào khiến sinh viên trường Đại học Luật vi phạm ATGT?
Phương án 1: “Do thái độ chủ quan, không thấy được tính nguy hiểm của việc
vi phạm trật tự ATGT” có 5/50 bạn chọn chiểm tỷ lệ 10%.
Phương án 2: “Do thói quen, nhiều người cũng vi phạm” có 11/50 bạn chọn
chiếm tỷ lệ 21%.
Phương án 3: “Do tình huống cấp thiết về lợi ích cá nhân” có 14/50 bạn chọn
chiếm tỷ lệ 27%.
Phương án 4: “Tất cả các phương án trên” có 22/50 bạn chọn chiếm tỷ lệ 42%.

Từ những kết quả trên cho thấy nguyên nhân chủ quan khiến sinh viên Đại
học Luật HÀ NộI vi phạm ATGT chủ yếu là tổng hợp của nhiều nguyên nhân

khác nhau khiến họ không thể chọn cách xử sự phù hợp với yêu cầu đặt ra khi
tham gia thông dẫn đến hậu quả vi phạm trật tự ATGT.
Vậy còn nguyên nhân chủ quan dẫn đến tai nạn khi tham gia giao thông
thì sao? Với câu hỏi chúng tôi nhận được các phương án lựa chọn như sau:
7


STT
1
2
3
4

Phương án lựa chọn
Do uống rượu bia khi tham gia giao thông
Do phóng nhanh vượt ẩu
Do không chịu quan sát đường
Tất cả các đáp án trên

Tỷ lệ
76%
6%
10%
8%

Với những phương án trên hầu hết các bạn được hỏi lựa chọn phương án 4 (có
38/50 bạn chọn chiếm tỷ lệ 76%), còn phương án 1, 2, 3 tỷ lệ không đáng kể, lần
lượt là 6%; 10%; 8%. Kết quả này cho thấy, việc dẫn đến tai nạn khi tham gia
giao thông cũng do nhiều nguyên nhân chủ quan khác nhau chứ không phải do
một nguyên nhân cụ thể nào đó. Tuy nhiên trong số các nguyên nhân chủ quan đó

thì nguyên nhân do phóng nhanh vượt ẩu chiếm tỷ lệ cao.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm hiểu về nguyên nhân khách quan khiến sinh
viên trường Đại học Luật vi phạm trật tự ATGT. Và kết quả là
STT Nội dung phương án
Tỷ lệ
1
a. Do chế tài xử phạt chưa nghiêm
28%
b. Do hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông còn thiếu hụt,
2
20%
xuống cấp
3
c. Do thiếu lực lượng cảnh sát giao thông
12%
4
d. Do quy hoạch hóa các tuyến đường giao thông bất hợp lý30%
5
e. Ý kiến khác
10%

8


Trong số các phương án nêu trên, phương án 1 và 4 chiếm tỷ lệ cao hơn điều
này cho thấy những bất cập trong công tác xử lí những trường hợp vi phạm trật tự
ATGT của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và việc quy hoạch hoá các
tuyến đường giao thông. Điều này đặt ra yêu cầu đối với những cơ quan, tổ
chức ,các nhân có thẩm quyền cần phải thắt chặt hơn nữa công tác xử phạt đối
với những trường hợp vi phạm trật tự ATGT và cần phải đầu tư, xây dựng,nâng

cấp, quy hoạch các tuyến đường giao thông hợp lí hơn.
4.

Giải pháp

Chúng tôi đưa ra câu hỏi hình thức phạt tiền thật nặng có phải là giải pháp
tối ưu để sinh viên nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ
không?
STT Nội dung phương án
1

2
Không

Số lượng lựa chọn
23/50
27/50

Tỉ lệ
46 %
54 %

Đây là một câu hỏi rất thú vị. Nó
liên quan đến biện pháp để nâng
cao ý thức chấp hành Luật giao
thông đường bộ của sinh viên .
Tuy nhiên, tỉ lệ chọn phương án
có hoặc không không có sự chênh
lệch lớn. Có 23/50 bạn chọn
Số sinh viên lựa chọn phương án không cũng không nhiều hơn là bao nhiêu,

có 27/50 bạn lựa chọn phương án này, chiếm 54 %.

9


Lý do khiến các bạn sinh viên cho rằng hình thức phạt tiền thật nặng là giải
pháp tối ưu để sinh viên nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ
chủ yếu là:
- Sinh viên không có khả năng tài chính nên việc phạt tiền làm các bạn sinh
viên càm thấy lo sợ khi mình chẳng may bị cảnh sát giao thông bắt khi vi phạm
Luật giao thông đường bộ
- Mất tiền thì ai cũng tiếc
- Phạt nặng thì sinh viên không dám vi phạm nữa
Ngược lại, nhiều bạn lại cho rằng, hình thức phạt tiền thật nặng không phải là
giải pháp tối ưu để sinh viên nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường
bộ vì:
- Nếu sinh viên nào nhà có điều kiện thì việc giải quyết vi phạm Luật giao
thông đường bộ được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng vì chỉ cần nộp
phạt
- Hình thức phạt tiền thật nặng không có tác dụng với những người giàu có.
- Phạt tiền chỉ đặt ra trong trường hợp bị cảnh sát giao thông bắt. Nếu vi
phạm mà không bị cảnh sát giao thông bắt thì vẫn không sao.
- Đó chỉ là biện pháp cưỡng chế, không mang tính thuyết phục. Nó không
phù hợp với đối tượng, chỉ là giải pháp nhất thời
- Có thể dẫn đến tiêu cực trong đội ngũ cảnh sát giao thông.
- Hơn nữa, sinh viên không có tiền, nếu chẳng may bị cảnh sát giao thông
bắt, họ sẽ tìm cách trốn chạy lực lượng cảnh sát khi bị phát hiện và trong hoàn
cảnh này rất dễ dẫn đến tai nạn giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo ý kiến của nhóm chúng em, hình thức phạt tiền thật nặng không phải là
giải pháp tối ưu để nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ vì biện

pháp này chỉ được áp dụng khi bị cảnh sát giao thông phát hiện và nó không có
tác dụng với những người có khả năng tài chính.
Vấn đề tiếp theo mà chúng tôi quan tâm đó là, biện pháp để có thể nâng cao
ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ là:
STT

Nội dung phương án
10

Số lượng
lựa chọn

Tỉ lệ


1

a. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo

31/50

53 %

2
3

dục cho sinh viên
b.Tăng cường số lượng cảnh sát giao thông
c. Tăng mức xử phạt khi vi phạm


11/50
16/50

19 %
28 %

Để hạn chế việc vi phạm Luật giao
thông đường bộ, chúng ta cần phải đưa ra
những biện pháp nhằm nâng cao ý thức
chấp hành Luật giao thông đường bộ.
Đa số các bạn sinh viên đều cho rằng
việc tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục cho sinh viên là biên pháp có thể
nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông
Biện pháp tăng cường số lượng cảnh sát giao thông và tăng mức xử phạt khi
vi phạm không có tác dụng bằng biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên.
Như vậy, đa số các bạn sinh viên đều nhận thấy việc vi phạm Luật giao thông
đường bộ chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông nên phải tuyên
truyền, giáo dục sinh viên để họ hiểu được ý nghĩa của việc chấp hành tốt Luật
giao thông đường bộ. Còn việc tăng cường số lượng cảnh sát giao thông là không
cần thiết vì hiện nay, số lượng cảnh sát giao thông trên đường phố tuần tra, kiểm
tra việc vi phạm giao thông không phải là thiếu. Hơn nữa, bố trí nhiều cảnh sát
giao thông có thể gây lãng phí nhân lực khi số vụ vi phạm ít mà người xử lý vi
phạm lại nhiều. Còn việc tăng mức xử phạt chỉ đặt ra khi người vi phạm bị cảnh
sát giao thông bắt, nếu vi phạm mà không bị bắt thì biện pháp này cũng không có
tác dụng gì.
Hơn nữa, nếu làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của sinh
viên thì việc tăng số lượng cảnh sát và tăng mức xử phạt khi vi phạm không còn
tác dụng lớn khi mà số lượng các vụ vi phạm ít đi do mọi người đã có ý thức
chấp hành Luật giao thông đường bộ.

Đặt mình ở địa vị một nhà quản lý, chúng tôi muốn biết các bạn sinh viên sẽ
đưa ra kiến nghị gì để hạn chế việc vi phạm ATGT?
11


Câu hỏi này liên quan đến vai trò của các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý.
Nếu là một nhà quản lý, người có vai trò khá quan trọng trong việc quản lý về
vấn đề giao thông thì bạn sẽ làm như thế nào để hạn chế việc vi phạm ATGT?
Đa số các bạn sinh viên đều đưa ra kiến nghị đó là: tuyên truyền, phổ biến để
nâng cao ý thức của sinh viên. Đây là biện pháp trước mắt, có thể thực hiện ngay
mà không cần tốn kém nhiều tiền của, thời gian và công sức để thực hiện. Ngoài
ra, còn có một số biện pháp trước trước mắt như: đặt ra các chế tài xử lý thật
nghiêm đối với những trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ hoặc tăng
cường lực lượng cảnh sát giao thông.
Theo nhóm chúng tôi, trước mắt, các nhà quản lý nên tuyên truyền, giáo dục
để nâng cao ý thức của sinh viên. Sau đó, nên nâng cấp lại hệ thống cơ sở vật
chất và quy hoạch lại các tuyến đường giao thông
Và dưới đây là một vài thông tin liên quan trực tiếp đến các bạn
Bạn đến trường bằng phương tiện gì?
STT
1
2
3
4

Nội dung phương án
Đi bộ
Xe đạp
Xe máy
Xe bus


Số lượng lựa chọn
16/50
11/50
8/50
15/50

Tỉ lệ
32 %
22 %
16 %
30 %

Việc sử dụng phương tiện gì để
tham gia giao thông là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ vi phạm Luật giao thông đường
bộ. Các bạn sinh viên K35 trường
Đại học Luật Hà Nội chủ yếu đi
bộ đến trường hoặc đi xe bus nên
việc vi phạm Luật giao thông
Những sinh viên đi xe bus hầu như không có những hành vi vi phạm Luật
giao thông đường bộ hơn nữa việc đi xe bus, một phương tiện công cộng còn góp
phần hạn chế tắc đường. Còn các bạn đi bộ đến trường thì có một số vi phạm
12


thông thường như đi dưới lòng đường hoặc sang đường không đúng quy định.
Còn những bạn đi xe đạp và xe máy thì có nhiều lỗi vi phạm hơn như: đi ngược
chiều, vượt đèn đỏ, vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại đi động….

Lời khuyên mà nhóm chúng tôi đưa ra cho các bạn sinh viên đó là: nếu điều
kiện cho phép thì chúng ta nên đến trường bằng xe bus hoặc nếu sinh viên nào trọ
ở gần trường thì nên đi bộ, đi xe đạp vì đi xe bus, xe đạp hoặc đi bộ đều hạn chế
được ùn tắc giao thông hơn nữa lại thân thiện với môi trường.
Bạn là:
STT
1
2

Nội dung phương án
Nam
Nữ

Số lượng lựa chọn
18/50
32/50

Tỉ lệ
36 %
64 %

Trong mục điều tra này, chúng tôi
nhận thấy rằng có 18 bạn trong tổng số
50 bạn là Nam, chiếm 36%; trong khi đó
các bạn nữ tham gia trả lời là 64%. Hầu
như cả hai giới nam và nữ khi tham gia
giao thông đều có vi phạm Luật giao

Bạn đến từ:
STT

1
2
3

Nội dung phương án
Thành phố
Nông thôn
Miền núi

13

Số lượng lựa chọn
12/50
18/50
20/50

Tỉ lệ
24 %
36 %
40 %


Các bạn ở cả thành phố,
nông thôn và miền núi hầu
như đều có vi phạm Luật
giao thông đường bộ. Như
vậy, địa bàn sống hầu như
không có ảnh hưởng đến ý
thức tham gia giao thông


KẾT LUẬN
Theo như kết quả nghiên cứu của nhóm tôi, chúng tôi thấy rằng, mặc dù các
bạn sinh viên khóa K35 đều là sinh viên của trường Luật chính quy, song ý thức
chấp hành luật ATGT vẫn chưa cao . Từ các vi phạm pháp luật ATGT nói trên,
chúng ta thấy rằng cần nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành luật ATGT của sinh
viên khóa K35 Đại học Luật Hà Nội nói riêng và sinh viên toàn trường nói
chung. Hơn nữa, cần tổ chức các buổi tuyên truyền vận động về chấp hành
nghiêm chỉnh luật Luật ATGT và cần nêu cao phương châm “ An toàn là bạn, tai
nạn là thù”.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ngọ Văn Nhân, Giáo trình Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,
2010.

2.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Ngọ Văn Nhân (chủ biên), Tập bài giảng
xã hội học, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.

3.

/>
15




×