Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Các điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực theo pháp luật hiện hành.Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.92 KB, 22 trang )

MỤC LỤC.
A.

ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………2

B.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………….3

I. Khái niệm, bản chất của hợp đồng dân sự…………………………………...3
1. Khái niệm hợp đồng dân sự…………………………………………………..3
2. Bản chất của hợp đồng dân sự………………………………………………..4
2.1. Hợp đồng dân sự là thỏa thuận giữa các bên……………………………….4
2.2. Hợp đồng dân sự là nguồn chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ dân sự………..5
II. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự……………………………….....6
1. Khái niệm hiệu lực của hợp đồng dân sự……………………………………6
2. Các điều kiện bắt buộc để hợp đồng dân sự có hiệu lực……………………..6
2.1. Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự………………6
2.2. Nội dung, mục đích của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp
luật, trái đạo đức xã hội…………………………………………………………8
2.3. Điều kiện về sự tự nguyện trong hợp đồng dân sự……………………...….9
3. Hình thức của hợp đồng – một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong
trường hợp pháp luật quy định……………………………………….………..11
3.1. Khái niệm hình thức của hợp đồng dân sự………………………………..11
3.2. Các hình thức hợp đồng theo pháp luật Việt Nam………………………..13
III. Thực tiễn khi áp dụng các qui định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng dân sự…………………………………………………………...14
IV. Một số hạn chế và kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng dân sự……………………………………………………….19
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ………………………………………………………21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..….22



1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hợp đồng dân sự là một mảng quan hệ pháp luật vô cùng quan trọng, là
một trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nội
dung luật dân sự. Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hình
thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức
hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình
Các tranh chấp về hợp đồng dân sự ngày một gia tăng và mức độ phức
tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để
giải quyết một cách triệt để. Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên
quan đến hợp đồng dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng. Để giải quyết được các tranh chấp đó một câu hỏi đặt ra:
“Liệu có tồn tại hợp đồng hay không?” và “Hợp đồng có hiệu lực hay không?”
để từ đó xác định các bên có quyền và nghĩa vụ gì. Vì vậy, những quy định về
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
những quan hệ giao lưu dân sự của nền kinh tế thị trường. Các quy định này
không tồn tại độc lập mà có sự liên hệ chặt chẽ với các quy định khác trong Bộ
luật dân sự 2005. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng góp phần nâng cao ý
thức cuả các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng, giải quyết các mâu thuẫn,
tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như bảo
vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng và tạo nên sự bình
đẳng trong giao lưu dân sự. Vì những lí do trên mà em đã lựa chọn đề bài: “
Các điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực theo pháp luật hiện hành.
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

2



B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Khái niệm, bản chất của hợp đồng dân sự.
1. Khái niệm hợp đồng dân sự.
Để có thể tồn tại và phát triển, các chủ thể trong xã hội phải tham gia
vào các giao dịch nhất định thông qua việc trao đổi, dịch chuyển các lợi ích do
mình tạo ra và nhận lại những lợi ích vật chất cần thiết từ các chủ thể khác
nhằm thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của mình. Tuy nhiên, việc chuyển giao
lợi ích vật chất đó không phải tự nhiên hình thành bởi tài sản không thể tự tìm
đến với nhau để thiết lập các quan hệ. Các quan hệ tài sản chỉ được hình thành
từ những hành vi có ý chí của chủ thể. Mặt khác, nếu chỉ có một bên thể hiện ý
chí của mình mà không được bên kia chấp nhận cũng không thể hình thành một
quan hệ để qua đó thực hiện việc chuyển giao tài sản hoặc một công việc đối
với nhau được. Do đó, chỉ khi nào có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các
bên thì quan hệ trao đổi lợi ích vật chất mới được hình thành. Quan hệ đó được
gọi là “Hợp đồng dân sự”.
Khái niệm về hợp đồng dân sự cần phải được xem xét ở nhiều phương
diện khác nhau. Theo phương diện khách quan, thì hợp đồng dân sự là các quy
phạm pháp luật của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình chuyển dịch các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với
nhau. Theo phương diện chủ quan, hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà
trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để cùng
nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Theo phương diện
này, hợp đồng dân sự vừa được xem xét ở dạng cụ thể vừa được xem xét ở dạng
khái quát. Nếu định nghĩa dưới dạng cụ thể, thì “hợp đồng dân sự là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa
vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một việc
hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một
hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng” (Điều 1 Pháp lệnh

3


hợp đồng dân sự). Sự liệt kê này rơi vào tình trạng không đầy đủ do đó BLDS
đã định nghĩa hợp đồng dân sự dưới dạng khái quát hơn: “Hợp đồng dân sự là
sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ dân sự”.
2. Bản chất của hợp đồng dân sự.
2.1. Hợp đồng dân sự là thỏa thuận giữa các bên.
Hợp đồng là một giao dịch có nhiều bên tham gia để tạo lập sự ràng buộc
pháp lý với nhau dựa trên sự cam kết, thỏa thuận. Bởi vậy, mặc dù trong luật
thực định và trong lý luận có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp đồng, nhưng
chung qui lại, tất cả các định nghĩa đó đều thể hiện một quan điểm nhất quán là
luôn xem sự thỏa thuận giữa các bên là một trong các yếu tố thể hiện bản chất
của hợp đồng. Yếu tố thỏa thuận vừa là nguồn gốc, vừa là cơ sở nền tảng tạo
nên hợp đồng. Không có hợp đồng nào mà không do thỏa thuận và không có
hợp đồng nào được tạo ra mà thiếu yếu tố thỏa thuận.
Theo nghĩa thông thường, thỏa thuận là “nhất trí, đồng ý với nhau sau khi
bàn bạc”. Trên phương diện pháp lý, để có thể hình thành nên hợp đồng, pháp
luật qui định các bên tham gia cùng thương lượng, trao đổi, bàn bạc để đi đến
sự nhất trí chung, dựa trên sự đề nghị của một bên và sự chấp nhận hoàn toàn
của bên kia. Nhưng sự thỏa thuận với tư cách là một yếu tố thể hiện bản chất
của hợp đồng còn có ý nghĩa tích cực hơn, so với các khái niệm thương lượng,
bàn bạc, đồng ý. Nếu khái niệm “thương lượng” hay “bàn bạc” dùng để chỉ quá
trình thương thuyết, giao dịch giữa các bên và khái niệm “đồng ý” dùng để chỉ
kết quả của quá trình đó, thì khái niệm “thỏa thuận” ở đây được hiểu là toàn bộ
quá trình, từ sự thương lượng đến sự “thống nhất ý chí”. Đó là quá trình “dung
hòa” giữa ý chí các bên, đi từ sự đồng ý của từng bên, đến sự hiệp ý hay gặp gỡ
ý chí của hai hay nhiều bên khác nhau, nhằm đạt được “sự nhất trí chung”, hay
“sự đồng thuận” giữa hai hay nhiều bên đó.


4


Bản chất của sự thỏa thuận của là kết quả của sự thống nhất giữa “ý chí”
với “sự bày tỏ ý chí” của mỗi bên, đặt trong mối liên hệ thống nhất với sự “ưng
thuận” tương ứng của một hoặc các bên khác, tạo thành sự “đồng thuận” của
các bên, nhằm đạt một mục đích xác định. Bởi thế, có ý kiến cho rằng, “thỏa
thuận là sự trùng hợp ý muốn của các bên về một điều gì đó mà các bên mong
muốn đạt được”.
Như vậy, thông qua sự thỏa thuận các bên đã làm nên hợp đồng, tức làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng.
Vì vậy, thỏa thuận vừa là tiền đề làm nên hợp đồng, vừa là yếu tố cơ bản cho sự
tồn hợp đồng.
2.2. Hợp đồng dân sự là nguồn chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ dân sự.
Một sự thỏa thuận không phải là hợp đồng, nếu không tạo nên hiệu lực
ràng buộc giữa các bên. Bởi vậy, dấu hiệu thứ hai thể hiện bản chất của hợp
đồng là sự thỏa thuận giữa các bên phải nhằm tạo ra một sự ràng buộc pháp lý,
tức là sáng tạo ra các quyền và nghĩa vụ mới, ngoài những quyền và nghĩa vụ
luật định, hoặc làm thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ ấy.
Một sự thỏa thuận mang tính chất xã giao hoặc một lời hứa danh dự, như
lời hứa sẽ tặng quà nhân ngày sinh nhật, hoặc thỏa thuận sẽ đến dự tiệc ở nhà
bạn, hay cùng đi ăn tối với người khác cũng không phải là hợp đồng, vì các
thỏa thuận này không tạo ra sự ràng buộc quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các
bên. Sự vi phạm lời hứa danh dự hoặc các cam kết mang tính chất xã giao như
trên có thể làm cho người thất hứa bị mất uy tín, bị dư luận chê trách, nhưng
không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý và không thể bị áp dụng chế tài dân sự
như trường hợp vi phạm hợp đồng.
Như vậy, mọi hợp đồng đều là sự thỏa thuận giữa các bên, nhưng không
phải sự thỏa thuận nào của các bên cũng là hợp đồng. Chỉ những thỏa thuận tạo

ra một sự ràng buộc pháp lý mới được coi là hợp đồng. Bởi vậy, “sự thỏa
thuận” và “sự tạo ra một ràng buộc pháp lý” là hai dấu hiệu cơ bản tạo nên bản
5


chất của hợp đồng. Nghiên cứu bản chất hợp đồng là tiền đề lý luận để xác định
các điều kiện có hiệu lực (hay tính hợp pháp) của hợp đồng, nguyên tắc tự do
hợp đồng, giá trị pháp lý của hợp đồng, trình tự giao kết hợp đồng, thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng và các vấn đề pháp lý quan trọng khác của chế định hợp
đồng, đặc biệt là hiệu lực hợp đồng.
II. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
1. Khái niệm hiệu lực của hợp đồng dân sự.
Hiệu lực hợp đồng là giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát sinh các
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, và giá trị pháp lý ràng buộc các bên
tham gia hợp đồng phải tôn trọng và phải thi hành nghiêm túc các quyền và
nghĩa vụ đó.
2. Các điều kiện bắt buộc để hợp đồng dân sự có hiệu lực.
2.1. Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự.
Chủ thể của hợp đồng (hay chủ thể của quan hệ hợp đồng) là những
người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng hợp đồng, có quyền, nghĩa vụ phát
sinh từ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng đó.
Để tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, các hệ thống pháp luật đều qui
định chủ thể phải có năng lực chủ thể nhất định. Theo đó, yêu cầu về chủ thể
tham gia hợp đồng “có năng lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiện
tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực. Pháp luật Việt Nam qui định chủ thể tham
gia giao dịch dân sự (hợp đồng) phải “có năng lực hành vi dân sự” (điểm a,
khoản 1 Điều 122-BLDS 2005). Cũng theo các qui định của BLDS 2005, chủ
thể tham gia quan hệ hợp đồng bao gồm các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình,
tổ hợp tác.

Đối với cá nhân: Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia vào hợp
đồng phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của họ. Theo qui định của
6


BLDS 2005, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình xác
lập, thực hiện các hợp đồng dân sự (Điều 19); người chưa thành niên từ đủ 6
tuổi đến dưới 18 tuổi là người có một phần năng lực hành vi dân sự thì việc xác
lập, thực hiện các hợp đồng của họ phải được người đại diện theo pháp luật
đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với
lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác; cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 20BLDS 2005); người dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự và
mọi giao dịch liên quan tới người này đều phải được xác lập, thực hiện thông
qua người đại diện hợp pháp (Điều 21-BLDS 2005); người bị tòa án tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ và mọi giao dịch liên
quan đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người giám hộ (Điều 22BLDS2005); người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì các
giao dịch liên quan tới tài sản của họ phải được sự đồng ý của người đại diện
theo pháp luật, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày (Điều 23-BLDS
2005).
Đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác: Pháp nhân là những tổ
chức có đủ các điều kiện được qui định tại Điều 84 BLDS 2005. Các pháp nhân
là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật dân sự, có năng lực chủ thể mang tính
chuyên biệt, được tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch phù hợp với mục
đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân. Mục đích và phạm vi hoạt động của
pháp nhân được thể hiện trong điều lệ, hoặc quyết định thành lập pháp nhân
(Điều 88-BLDS 2005). Hộ gia đình và tổ hợp tác là chủ thể hạn chế của Luật
Dân sự. Hai loại chủ thể này tham gia các giao dịch phù hợp với phạm vi hoạt
động của nó. Phạm vi hoạt động của tổ hợp tác được thể hiện trong hợp đồng
hợp tác (Điều 111-BLDS 2005). Phạm vi hoạt động của hộ gia đình do pháp

luật qui định (Điều 106-BLDS 2005). Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác là
những tổ chức xã hội chứ không phải là một con người, nên năng lực hành vi
7


dân sự của các chủ thể này không biểu hiện trực tiếp bằng hành vi và ý chí của
một con người cụ thể nào đó, mà được thể hiện bởi ý chung của các thành viên
và được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện, nếu hành vi đó được
thực hiện nhân danh chủ thể, trong phạm vi đại diện, và tương ứng với phạm vi
hoạt động của chủ thể đó.
Nhìn chung, để có thể xác lập, thực hiện các hợp đồng, chủ thể là cá nhân
phải có năng lực hành vi dân sự thích ứng với loại giao dịch hoặc loại hợp đồng
mà chủ thể đó tham gia. Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện
hợp đồng thông qua người đại diện hợp pháp, nhưng phải đúng ‘phạm vi đại
diện’ và phải phù hợp với giới hạn về lĩnh vực hoạt động của các chủ thể.
2.2. Nội dung, mục đích của hợp đồng không được vi phạm điều cấm
của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
BLDS 2005 thừa nhận nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận (Điều 4).
Nhưng để bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của công cộng, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác, BLDS 2005 cũng qui định một số trường hợp hạn chế
quyền tự do của các bên trong việc thiết lập hợp đồng. Theo đó, nội dung và
mục đích của hợp đồng (giao dịch dân sự) “không được vi phạm điều cấm của
pháp luật và không trái đạo đức xã hội” (Điểm b, khoản 1 Điều 122). Hợp đồng
(giao dịch dân sự) “có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật,
trái đạo đức xã hội thì vô hiệu” (Điều 128).
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên
chủ thể tham gia hợp đồng được thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng.
Mục đích của của giao dịch dân sự (hay hợp đồng) là “lợi ích hợp pháp mà các
bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó” (Điều 123).
Điều cấm của pháp luật “là những quy định của pháp luật không cho

phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”. Và, “đạo đức xã hội là những
chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được
cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”.
8


Để hợp đồng có hiệu lực thì mục đích của hợp đồng cũng phải không vi
phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Hợp đồng có mục
đích vi phạm điều cấm của pháp luật thì vô hiệu. Ví dụ: hợp đồng chuyển quyền
sở hữu nhà ở có mục đích là bán nhà, nhưng thực tế hợp đồng lại ghi là trao đổi
nhà ở (nhằm mục đích trốn thuế thu nhập chẳng hạn) thì bị pháp luật cấm
(khoản 2, Điều 59), nên không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
Hợp đồng cũng không được trái đạo đức xã hội. Mỗi xã hội có quan niệm
của mình về đạo đức, nên không có đạo đức chung mà chỉ có đạo đức xã hội.
Mặc dù khái niệm “đạo đức xã hội” đã được định nghĩa cụ thể, rõ ràng trong
BLDS 2005, nhưng phạm trù “đạo đức” thì khá trừu tượng và không phải là bất
biến, đôi khi phụ thuộc rất lớn vào nhận thức chủ quan của mỗi người. Cả trên
phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề như thế nào là hợp đồng trái đạo đức
xã hội hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Có quan điểm cho rằng, qui phạm đạo đức
là loại qui phạm vừa mang tính chủ quan của mỗi người, vừa mang tính xã hội
và tính giai chấp sâu sắc. Bên cạnh đó, đạo đức còn mang tính dân tộc và tính
hiện đại. Trong xã hội hiện đại, quan niệm xã hội về đạo đức đã được nâng lên
một tầm cao mới.
2.3. Điều kiện về sự tự nguyện trong hợp đồng dân sự.
Tự nguyện xác lập, thực hiện hợp đồng là việc chủ thể tự mình quyết
định là có tham gia hay không tham gia vào hợp đồng theo nguyện vọng của cá
nhân mình, mà không chịu sự chi phối hay sự tác động, can thiệp chủ quan nào
từ những người khác. Pháp luật đòi hỏi những người tham gia xác lập, thực hiện
hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Ý chí tự nguyện của chủ thể là một dấu
hiệu thuộc yếu tố chủ quan, nếu không được biểu hiện ra bên ngoài, thì người

khác không thể biết được. Theo quan điểm của TANDTC, thì “người tham gia
giao dịch (hợp đồng) hoàn toàn tự nguyện được hiểu là: các bên tham gia giao
dịch hoàn toàn tự do bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình, tự nguyện thoả thuận
với nhau về các nội dung của giao dịch mà không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
từ phía bên kia hoặc của người khác; các bên tự nguyện thoả thuận các vấn đề
9


nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”.
Quan điểm này thể hiện đúng tinh thần của BLDS 2005.
2.3.1 Hợp đồng giao kết do bị nhầm lẫn.
Nhầm lẫn là “sự không trùng hợp ý chí được thể hiện với mong muốn
thật sự của người thể hiện ý chí”. Hay nói cụ thể hơn, đó là việc một hoặc các
bên hình dung sai về sự việc, chủ thể, đối tượng hoặc các nội dung của hợp
đồng nên đã xác lập hợp đồng trái với ý nguyện đích thực của mình. Pháp luật
Việt Nam chỉ chấp nhận hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn về nội dung của hợp
đồng. Hợp đồng bị nhầm lẫn về nội dung có thể bị vô hiệu theo qui định tại
Điều 131 BLDS 2005. Cụ thể như sau: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên
kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị
nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên
kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố
giao dịch dân sự vô hiệu.
Trong trường hợp một bên do cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung
của giao dịch thì được giải quyết theo Điều 132 Luật này”.
Ví dụ như người mua bảo hiểm tưởng là khi mua bảo hiểm thì được
hưởng tiền bảo hiểm trong mọi trường hợp có rủi ro, nhưng thực tế là điều
khoản bảo hiểm đã có những loại trừ nên một số loại rủi ro sẽ không được bảo
hiểm.
2.3.2. Hợp đồng giao kết trên cơ sở của sự lừa dối, đe dọa.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ

ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc
nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó (Điều 132-BLDS).
Biểu hiện của sự lừa dối là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sựthật khiến cho
bên kia tin vào các thông tin đó mà xác lập hợp đồng bất lợi cho họ hoặc trái
với nguyện vọng đích thực của họ. Hợp đồng giao kết do bị lừa dối có thể bị
tòa án tuyên bố vô hiệu khi sự lừa dối đó “do hành vi cố ý” của một bên hoặc
10


của người thứ ba gây ra và đó là nguyên nhân “làm cho bên kia hiểu sai lệch về
chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung” của hợp đồng mà giao kết hợp
đồng trái với nguyện vọng đích thực của họ.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba
làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha,
mẹ, vợ, chồng, con của mình (Điều 132-BLDS 2005). Sự đe dọa thường được
hiểu là việc một bên cố ý gây ra sự sợ hãi cho bên kia bằng hành vi bạo lực vật
chất hoặc sự khủng bố tinh thần, làm bên kia tê liệt ý chí hoặc làm mất khả
năng kháng cựnên đã xác lập hợp đồng trái với nguyện vọng đích thực của họ.
2.3.3. Hợp đồng giao kết khi một bên không có khả năng nhận thức và
làm chủ hành vi của mình.
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng
thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu
cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu (Điều 133-BLDS). Một
người bình thường, vào thời điểm giao kết hợp đồng, đã ở trong tình trạng bị
bệnh tâm thần, bệnh thần kinh tới mức không nhận thức, điều khiển được hành
vi của mình hoặc đang sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn
đến việc mất khả năng nhận thức tạm thời… thì được xem là không tự nguyện
xác lập, giao kết hợp đồng.Vấn đề pháp lý đặt ra là người này phải chứng
minh được là vào lúc xác lập hợp đồng, họ đang ở trong tình trạng không có

khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình.
3. Hình thức của hợp đồng – một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
trong trường hợp pháp luật quy định.
3.1. Khái niệm hình thức của hợp đồng dân sự.
Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, mà bản chất của nó là sự thỏa
thuận giữa các bên, và hợp đồng chỉ có thể được tạo lập khi có sự gặp gỡ ý chí
giữa các bên. Các yếu tố pháp lý cơ bản tạo nên hợp đồng chính là ý chí của
11


chủ thể, sự biểu hiện của ý chí đó ra bên ngoài và sự thống nhất giữa các yếu tố
đó với nhau. Trong đó, ý chí là cái bên trong, là nguyện vọng, là mong muốn
chủ quan của chủ thể mà không phải lúc nào người khác cũng có thể biết hay
nhận thấy được. Bởi vậy, để có thể đạt được sự thỏa thuận, tức là để các bên có
thể biết được và chấp nhận ý chí của nhau, chủ thể cần phải thể hiện ý chí đó ra
bên ngoài dưới một hình thức khách quan nhất định. Cũng như vậy, sự thống
nhất ý chí của các bên và nội dung cụ thể của các điều khoản thể hiện sự thống
nhất ý chí đó cần phải được công bố ra bên ngoài. Đó chính là hình thức thể
hiện của hợp đồng. Theo cách hiểu trên thì hình thức hợp đồng là sự biểu hiện
ra bên ngoài của nội dung hợp đồng, gồm tổng hợp các cách thức, thủ tục,
phương tiện để thể hiện và công bố ý chí của các bên, ghi nhận nội dung hợp
đồng và là biểu hiện cho sự tồn tại của hợp đồng.
Tùy thuộc vào nội dung, tính chất của từng loại hợp đồng cũng như tùy
thuộc vào độ tin tưởng lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất
định trong việc giao kết hợp đồng cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Tại
Điều 401 BLDS đã quy định: “1. Hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với
loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện
bằng văn bản phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép

thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu do vi phạm về hình thức, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác”.
3.2. Các hình thức hợp đồng theo pháp luật Việt Nam.
3.2.1. Hình thức miệng (lời nói).
Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận
miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện
những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức này thường được áp dụng
12


trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau hoặc đối với những
hợp đồng mà ngay sau khi giao kêt sẽ được thực hiện và chấm dứt.
3.2.2. Hình thức viết (văn bản).
Nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung cam kết, các bên có thể
ghi nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng một văn bản. Trong văn bản đó, các
bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí xác nhận
vào văn bản. Khi có trang chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản
tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với việc thực hiện miệng. Căn cứ vào
văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình với
bên kia. Vì vậy, đối với những trường hợp mà việc thực hiện hợp đồng không
cùng lúc với việc giao kết thì các bên nên chọn hình thức này.
3.2.3. Hình thức có công chứng, chứng thực.
Đối với những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và
đối tượng của nó là tài sản mà Nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát thì khi
chúng được chuyển dịch từ chủ thể này sang chủ thế khác thì các bên phải
thàng lập thành văn bản và có chứng nhận của Công chứng Nhà nước, chứng
thực của Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền. Hợp đồng được lập ra theo
hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà
pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhưng để quyền lợi của

mình được đảm bảo các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp
đồng.
III. Thực tiễn khi áp dụng các qui định của pháp luật về điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng dân sự.
Việc giao kết hợp đồng dân sự là việc xác lập qua hệ hợp đồng giữa các
chủ thể. Và khi hợp đồng được giao kết hợp pháp thì phát sinh hiệu lực của
hợp đồng. Nhưng trên thực tế việc giao kết hợp đồng đã không đảm bảo được
các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, việc vi phạm một trong các điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng hoặc thiếu một trong các điều kiện đó dẫn đến
13


hợp đồng bị vô hiệu. Hợp đồng có hai loại vô hiệu là vô hiệu tương đối và vô
hiệu tuyệt đối. Về nguyên tắc thì dù là vô hiệu tương đối hay tuyệt đối thì khi bị
phát hiện đều có thể bị Tòa án tuyên hủy hợp đồng đã giao kết.
Đối với loại hợp đồng vô hiệu tương đối trên thực tế xem xét loại hợp
đồng vô hiệu này cho thấy: Việc vi phạm ý chí tự nguyện của các bên do nhầm
lẫn hoặc bị lừa dối thường xảy ra. Lý do hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn hoặc bị
lừa dối thường xảy ra. Lý do hợp đồng vô hiệu do đe dọa là rất hiếm hay nói
cách khác rất ít xảy ra. Trường hợp đồng được giao kết khi một trong các bên
không bảo đảm điều kiện về năng lực hành vi cũng thường xảy ra trong thực tế.
Nhưng ở trường hợp này, người đại diện cho người chưa có năng lực hành vi
khi phát hiện có thể khởi kiện để hủy hợp đồng, hoặc không yêu cầu Tòa án hủy
hợp đồng bởi thực tế hợp đồng tuy không đảm bảo điều kiện có hiệu lực nhưng
việc thực hiện hợp đồng không có thiệt hại xảy ra, hợp đồng vẫn đảm bảo sự
công bằng về lợi ích giữa các bên tham gia. Phần nhiều hợp đồng bị vô hiệu
tương đối là do nguyên nhân bị lừa dối. Ví dụ trong một hợp đồng mua bán nhà
ở giữa anh Đặng Văn Thành đã bán căn nhà số 32 Khu II Thị trấn Vĩnh Tường,
Vĩnh Phúc với diện tích 6m x 18m cho chị Trần Ngọc Thu với giá 40 lượng
vàng SJC. Chị Thu đã trả cho anh Thành 30 lượng vàng còn lại 10 lượng thì

thỏa thuận khi nào nhận nhà sẽ giao nốt. Giấy tờ mua bán đã được UBND Thị
trấn Vĩnh Tường chứng nhận nhưng chưa làm thủ tục trước bạ sang tên. Sau 1
tháng, ngày 27/10/2006 anh Thành bán căn nhà trên cho anh Nguyễn Văn Đức
với diện tích 3m x 18m với giá 25 lượng vàng. Việc mua bán này đã trước bạ
sang tên, anh Đức dọn đến ở, khi đến ở thì xảy ra tranh chấp. Tòa án Vĩnh
Tường đã hủy hợp đồng mua bán giữa anh Thành và anh Đức, yêu cầu anh
Thành tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán nhà với chị Thu.
Vụ án trên cho thấy việc mua bán nhà giữa anh Thành và chị Thu là hoàn
toàn tự nguyện và chị Thu đã thực hiện nghĩa vụ gần như hoàn thành trên thực
tế, mặc dù chưa làm thủ thục sang trước bạ sang tên. Việc anh Thành thực hiện
mua bán với anh Đức vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong quan hệ này, anh
14


Thành đã có ý thức lừa dối vì mục đích tư lợi. Về thực chất quyền định đoạt của
anh Thành gần như đã mất hết, nó bị hạn chế bởi quyền sở hữu nhà của chị Thu
khi đã hoàn tất thủ tục trước bạ sang tên (vì hợp đồng mua bán nhà đã được
chứng nhận tại UBND Thị trấn Vĩnh Tường). Bản án quyết định hủy hợp đồng
giữa anh Đức và anh Thành là hoàn toàn phù hợp với pháp luật.
Đối với loại hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là trường hợp giao kết vi phạm
điều cấm của pháp luật, giao kết do giả tạo và giao kết do vi phạm hình thức.
Đây là trường hợp hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu và về nguyên tắc phải hủy
hợp đồng. Trong BLDS 2005 cũng quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu
Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là vô hạn. Trên thực tế nếu đối tượng của
hợp đồng là vật không được phép giao dịch thì trong mọi trường hợp đều dẫn
đến hợp đồng vô hiệu. Ví dụ như các giao dịch có có đối tượng là thuốc phiện,
vũ khí, là những hàng hóa mà nhà nước thống nhất quản lý không được phép
lưu thông trong thị trường tự do. Thực tiễn xét xử của TAND đã có những vụ
án vi phạm điều kiện này. Cụ thể, vụ mua bán đồng giữa anh Nguyễn Văn Xin,
Nguyễn Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Đức với vợ chồng chị Dương Thị Lưu và

anh Đặng Nhơn Hiệp, số lượng mua bán là 2407 kg dây cáp đồng. Nguồn gốc
của số dây cáp đồng là do tỉnh đội Bình Định trả công cho ba anh Xin, Đức,
Tuấn khi thực hiện hợp đồng khai thác đồng phế liệu cho tỉnh đội. Nhưng cả
tỉnh đội và ba anh Xin, Đức, Tuấn đều không có đủ giấy tờ chứng minh đó là
loại đồng phế liệu nên sau khi vợ chồng chị Lưu đã bán 1464 kg số còn lại bị
công an kinh tế và phòng thuế Qui Nhơn tịch thu. TAND Quy Nhơn đã xử:
buộc các anh Xin, Tuấn, Đức liên đới chịu trách nhiệm trả cho vợ chồng chị
Lưu và anh Hiệp số đồng bị tịch thu.
Qua vụ án trên cho thấy hợp dồng mua bán bị hủy bởi đối tượng mặt
hàng bị nhà nước cấm lưu thông trên thị trường tự do giữa các cá nhân, nội
dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật.
Trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức. Về
nguyên tắc, hình thức của hợp đồng do các bên thỏa thuận. Nhưng đối với một
15


số loại hợp đồng do tầm quan trọng của nó pháp luật quy định hình thức bắt
buộc của loại hợp đồng đó mà khi giao kết hợp đồng các bên phải tuân thủ. Phổ
biến trong trường hợp này là hình thức của hợp đồng mua bán đất đai, nhà ở.
Luật pháp có qui định đối với loại hợp đồng vi phạm điều kiện hình thức, Tòa
án dành một thời gian nhất định để hoàn tất hình thức thủ tục theo quy định của
pháp luật. Nếu hết thời hạn quy định mà hình thức của hợp đồng vẫn bị vi phạm
thì có thể yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng. Trên thực tế, hợp đồng vi phạm hình
thức có thể do các bên thiếu sự hiểu biết cần thiết về pháp luật. Có thể vì trốn
tránh nghĩa vụ nộp thuế mà các bên bỏ qua việc tuân thủ hình thức này. Do đó
nhiều trường hợp một trong các bên đã lợi dụng sơ hở về hình thức để xin hủy
hợp đồng. Mặt khác, khi xét xử hợp đồng vi phạm điều kiện hình thức Tòa án
luôn tính đến yếu tố tự nguyện của các chủ thể khi giao kết hợp đồng. Điều này
không ngoài mục đích ổn định giao lưu dân sự, bảo vệ lợi ích chính đáng của
các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ, mặc

dù vi phạm về hình thức nhưng hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Ví dụ một vụ án như sau: Bà Vũ Thị Ái và ông Hồ Hữu Đồng trú tai xóm
1 xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Lưu, Nghệ An là vợ chồng hợp pháp. Bà Hồ Thị
Thuật trú tại xóm 2 xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Lưu, Nghệ An là chị ruột của ông
Hồ Hữu Đồng. Ông Hồ Hữu Kính và bà Hồ Thị Nguyệt là bố mẹ đẻ của ông
Đồng, bà Thuật. Vợ chồng ông Đồng có một mảnh đất 462m 2( thửa số 694) tại
xóm 2 xã Quỳnh Hồng, trên đất có mọt nhà ngói 3gian, sân, chuồng lợn, bể
nước, do ông Kính, bà Nguyệt cho con từ năm 1987. Bìa đỏ mang tên ông
Đồng. Bà Thuật cũng có một khu đất tại xóm 1 xã Quỳnh Hồng do bố mẹ cho
từ năm 1990. Diện tích đất là 314m2 (thửa số 618). Bìa đỏ mang tên bà Thuật.
Năm 2002 ông Đồng có ý định bán nhà đất với giá 25 triệu đồng cho ông
Nguyễn Văn An. Ông Kính, Bà Nguyệt không đồng ý việc bán nhà đó, nên gia
đình đã bàn bạc đẻ ông Đồng, bà Thuật trao đổi nhà cho nhau. Ngày
10/02/2002, việc trao đổi nhà đất cho nhau dược thực hiện bằng miệng và bà
Thuật phải bù chênh lệch cho vợ chồng ông Đồng 12 triệu đồng dưới sự chứng
16


kiến của ông Kính và bà Nguyệt. Hai bên đã nhận trao đổi của nhau tới năm
2004 không có tranh chấp gì và chưa bên nào làm thủ tục pháp lý về việc trao
đổi tài sản trên đây. Sau khi chuyển đổi nhà đất vợ chồn ông Đồng đã xây dựng
sửa chữa một số công trình như: xây tường bao, đảo ngói ba gian, tôn nền,làm
lại ngõ, xây dựng khu chăn nuôi. Bà Thuật cũng đã xây dựng thêm một số công
trình như làm lại chuồng lợn, đảo ngói, xây dựng đường ống dẫn nước, làm lại
sân, lối đi.Tháng 4/2005 ông Đồng có đơn yêu cầu bà Thuật giao trả diện tích
đất chênh lệch giữa bìa đò của hai bên. Ủy ban nhân xã Quỳnh Hồng hòa giải
nhưng không thành,bà Thuật cho rằng bà đã bù đầy đủ giá trị nhà đất cho gia
đình ông Đồng, bà không đồng ý trả lại phần đất chênh lệch. Ngày 20/6/2007,
vợ chồng ông Đồng khởi kiện tại Tòa án yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đổi
nhà đất là vô hiệu buộc trả lại nhà dất cho nhau và bồi thường cho bà Thuật nếu

Tòa án xét vợ chồng ông Đồng có lỗi.
Tranh chấp trên đã được Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu giải quyết,
tại bản án dân sự sơ thẩm số 25/2007/DSST ngày 26/9/2007 đã quyết định.
* Tuyên bố giao dịch dân sự về đổi nhà ở và chuyển đổi toàn bộ quyền
sử dụng đất giữa ông Đồng và bà Thuật là vô hiệu.
*

Buộc hai bên trả lại cho nhau toàn bộ diện tích đất vườn, đất ở cùng

toàn bộ tài sản trên đất và phải bồi thường thiệt hại cho nhau vả trả tiền chênh
lệch giá trị tài sản phát sinh tổng số tiền là 54.864.000đồng.
Nhận xét:
Nhà và đất của vợ chồng ông Đồng có nguồn gốc do cha nẹ cho từ năm
1987. Vợ chồng ông Đồng đã được ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số G038030 ngày 05/02/1996 đứng tên ông
Đồng Nhà đất của bà Thuật cũng có nguồn gốc do cha mẹ cho từ năm 1990. Bà
Thuật cũng đã được ủy ban nhân sân huyện Quỳnh Lưu cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số G033126 ngày 05/02/1996 đứng tên bà Thuật.
Xét hợp đồng đổi nhà đất giữa vợ chồng ông Đồng và bà Thuật:
17


Việc chuyển đổi nhà đất giữa vợ chồng ông Đồng và bà Thuật chỉ được
giao kết bằng miệng, không được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật
nên bị vô hiệu do vi phạm hình thức của hợp đồng.
Tuy nhiên theo hướng dẫn tại tiết b, tiểu mục 2.2 mục 2 phần II Nghị
quyết số 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán, hướng dẫn áp dụng pháp
luạt trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất: “Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì
Tòa án công nhận hợp đồng trong các trường hợp sau:

b.3 Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây nhà ở, công trình
kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm quy
định về quy hoạch và bên chuyển nhượng cũng không phản đối khi bên nhận
chuyển quyền sử dụng đất xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm,
đầu tư sản xuất, kinh doanh trên đất đó.
Mặt khác các bên đều thừa nhận, sau khi chuyển đổi nhà đất vợ chồng
ông Đồng và bà Thuật đã xây dựng sửa chữa 1 số công trình như: xây dựng
tường bao, đảo ngói nhà 3 gian, làm lại chuồng lợn, xây dựng hệ thống đường
ống nước dẫn nước máy về, làm lại sân, ngõ đi. Việc xây dựng sửa chữa của hai
bên phía bên còn lại đều biết và không có ý kiến gì; và cũng không vi phạm quy
hoạch của địa phương.
Xét về khía cạnh gia đình, ông Đồng và bà Thuật là anh chị em ruột,
nguồn gốc đất đều do bố mẹ cho, hai bên đã sử dụng ổn định liên tục từ khi đổi
đất cho đến nay, nên xét thấy cán công nhận hợp đồng trước đây của hai bên,
giữ nguyên hiện trạng sử dụng để đảm bảo cuộc sống của cả hai bên cũng như
tình cảm gia đình.
Như vậy, quyết định của Tòa án sơ thẩm theo em là chưa chính xác. Từ
đây, ta có thể nhận thấy yêu cầu về mặt hình thức của hợp đồng rất quan trọng
nhưng trong trường hợp trên, mặc dù không đáp ứng được yêu cầu về mặt hình
thức, hợp đồng mua bán nhà giữa hai bên chủ thể vẫn có hiệu lực.
18


IV. Một số hạn chế và kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
Thứ nhất, cần phải xác định rõ ranh giới của sự “tự nguyện” và “mất tự
nguyện” trong quy định về điều kiện “Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự
nguyện”
Khái niệm “tự nguyện” được đưa ra ở đây rất mơ hồ, chung chung, gây
khó khăn và tùy tiện trong quá trình áp dụng luật. Chẳng hạn, việc tham gia

giao dịch của một bên không có lợi thế về sức mạnh thị trường do sức ép của
một bên có vị thế mạnh trên thị trường, hay giao dịch giữa một bên là cấp dưới
trực tiếp buộc phải tham gia giao dịch vì sợ “uy thế” của cấp trên có bị coi là
không đáp ứng điều kiện “hoàn toàn tự nguyện” theo quy định của Điều 122
vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Việc một bên chủ thể dùng lợi thế thị trường,
quyền lực thương mại để ép buộc một hoặc các bên chủ thể khác tham gia và
thực hiện hợp đồng rất có thể được ngụy biện là sự thỏa thuận, thương lượng,
đánh đổi lợi ích giữa các bên. Ở cấp độ mất tự nguyện nghiêm trọng, có thể
nhận biết dễ dàng như việc một bên chủ thể dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
với bên kia nhằm đạt mục đích trong hợp đồng thì đương nhiên giao dịch này sẽ
vô hiệu và chủ thể thực hiện hành vi ép buộc có thể sẽ phải chịu trách nhiệm
hành chính hoặc hình sự. Ở cấp độ dân sự và thương mại, do có sự giao thoa,
khó phân biệt giữa ép buộc và thỏa thuận cho nên rất cần phải có một khái niệm
để chỉ ra những dấu hiệu của sự ép buộc, mất tự nguyện khi các bên chủ thể
thực hiện hợp đồng.
Vì vậy, theo em, để giải quyết vấn đề này, BLDS 2005 cần phải quy định
một tiêu chí để xác định giới hạn cụ thể của sự tự nguyện và mất tự nguyện khi
các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng.
Hai là, cần sửa đổi nội dung khái niệm “đe dọa” trong hợp đồng bị coi
là vô hiệu do bị đe dọa.

19


Theo quy định tại Điều 132 “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị
lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự
đó là vô hiệu”. Theo đó, khái niệm “đe dọa” được hiểu là “hành vi cố ý của một
bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm
tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của
mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình”.

Với quy định này, BLDS 2005 đã giới hạn chủ thể bị tác động do hành vi
đe dọa của bên kia là người tham gia giao dịch hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng,
con của người tham gia giao dịch. Theo em, quy định như trên chưa bao quát,
bởi lẽ trên thực tế, không phải chỉ có những đối tượng như cha, mẹ, vợ, chồng,
con hoặc bản thân bị đe dọa xâm hại về tính mạng, sức khỏe… mới làm ảnh
hưởng đến quyết định giao kết hợp đồng của một bên, có những trường hợp
mặc dù không có quan hệ như trên, nhưng có mối quan hệ đủ để họ phải hy sinh
quyền lợi riêng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài
sản của người khác vẫn có khả năng tác động một cách trực tiếp, thông qua đó
ép buộc họ phải tham gia giao dịch. Việc giới hạn về đối tượng có khả năng bị
xâm hại như trên là chưa bao quát, chưa phản ánh được đúng thực tế các mối
quan hệ đa dạng trong đời sống xã hội. Do vậy, theo em, cần phải quy định theo
hướng xem xét khả năng tác động của sự đe dọa đó đến chủ thể tham gia giao
dịch mà không nên liệt kê các đối tượng bị đe dọa phải gánh chịu thiệt hại như
quy định trong Điều 132, BLDS 2005 hiện nay.

20


C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.

Hiệu lực hợp đồng là giá trị pháp lý của hợp đồng nhằm làm phát sinh
các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, và hiệu lực ràng buộc mang tính
cưỡng chế của hợp đồng nhằm buộc các bên phải tôn trọng và phải thi hành
nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó. Hiệu lực của hợp đồng cũng là nội dung
cốt lõi thể hiện bản chất của hợp đồng. Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực
như đã trình bày ở trên bao gồm: Thứ nhất, điều kiện về chủ thể tham gia giao
kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự; thứ hai, nội dung hợp đồng
không vi phạm điều cấm của pháp luật; thứ ba, các bên tham gia phải hoàn toàn
tự nguyện trong việc giao kết, xác lập hợp đồng; cuối cùng là yêu cầu về hình

thức của hợp đồng (khi pháp luật yêu cầu về mặt hình thức). Nếu hợp đồng
thiếu một trong các điều kiện này sẽ bị coi là vô hiệu.

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 2, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2006.

2.

Lê Minh Hùng, Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp
luật Việt Nam.

3.

Th.s Nguyễn Thị Tình, Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự theo qui định của bộ luật dân sự 2005.

4.

Bộ luật dân sự 2005.

22




×