Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Di sản dùng vào việc thờ cúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.87 KB, 23 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thờ cúng ông bà, tổ tiên là một phong tục tập quán mang bản sắc dân tộc
của người Việt Nam, biểu hiện lòng thành kính, nhớ công ơn đối với người đã
khất. Thừa kế và di sản thừa kế là vấn đề mang tính kinh tế, mang tính xã hội
truyền thống nhưng cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý. Di sản dùng vào việc
thờ cúng là loại di sản được hình thành từ ý nguyện của người lập di chúc với
những mục đích thể hiện truyền thống, đạo đức cao đẹp của con người Việt Nam.
Nhằm đảm bảo quyền thừa kế di sản dùng vào việc thờ cúng của người lập
di chúc thì pháp luật đã có những quy định điều chỉnh, ngoài ra đó còn là cơ sở để
giải quyết các tranh chấp xảy ra về các vấn đề này. Và những quy định của pháp
luật để điều chỉnh về vấn đề này có phù hợp, kịp thời và cụ thể hay không? Để
nghiên cứu rõ về vấn đề này, em xin lựa chọn đề tài “ Di sản dùng vào việc thờ
cúng ”


NỘI DUNG
I. Di sản và di sản thờ cúng.
1. Khái niệm di sản.
Di sản là tài sản của người chết để lại sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ,
phần còn lại chia cho người thừa kế. Tuy nhiên, có trường hợp người để lại thừa kế
lập di chúc dành một phần tài sản để thờ cúng hoặc di tặng cho người khác cho nên
di sản có thể phân thành các loại di sản như di sản thờ cúng, di sản di tặng và di
sản thừa kế.
Điều 634 BLDS quy định:
“ Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác”
Theo quy định, tài sản của người chết là các tài sản thuộc về quyền sở hữu
của người chết khi còn sống, gồm nhà ở và các quyền tài sản khác như quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại, quyền tác giả…Tài sản riêng của người chết là tài sản mà
người đó có được từ các căn cứ xác lập quyền sở hữu hợp pháp. Pháp luật dân sự
Việt Nam quy định thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư


liệu sinh hoạt, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác đều có thể thuộc
sở hữu của tư nhân và tài sản thuộc sở hữu của tư nhân không bị hạn chế về số
lượng và giá trị. Như vậy, tất cả tài sản riêng của người chết không phân biệt tư
liệu sản xuất hay tư liệu tiêu dùng, không phân biệt là vật, tiền, giấy tờ có giá hay
quyền tài sản nếu thuộc sở hữu hợp pháp của người đó thì đều trở thành di sản thừa
kế.
“Di sản là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người
khác”:
Bên cạnh tài sản riêng thì phần tài sản của người chết trong khối tài sản
chung với người khác cũng được xác định là di sản thừa kế. Trong thực tế, có
những trường hợp tài sản là tài sản chung của nhiều chủ sở hữu do được tặng cho
chung, thừa kế chung, hoặc do cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh… Trong


trường hợp đó, khi một đồng chủ sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết là
phần tài sản thuộc sở hữu của người đó có trong khối tài sản chung. Ngoài phần
quyền trong sở hữu chung theo phần thì một người cũng có thể là đồng chủ sở hữu
trong khối tài sản chung hợp nhất. Theo quy định của pháp luật dân sự thì có hai
loại sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu
chung hợp nhất không thể phân chia. Đối với sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng
là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia thì về nguyên tắc khi một bên chết trước
thì một nửa khối tài sản chung đó là tài sản của người chết và sẽ được coi là di sản
để phân chia thừa kế. Tuy nhiên, đối với sở hữu chung hợp nhất không thể phân
chia (sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu chung trong nhà chung cư…) thì do
pháp luật quy định đó là sở hữu chung không được phấn chia nên khi có một người
mất đi thì tài sản đó thuộc quyền sở hữu của những chủ thể còn lại chứ không thể
xác định là di sản thừa kế của người chết.
2. Di sản dùng vào việc thờ cúng
“Thờ cúng là việc thực hiện một lễ nghi nhất định để tôn kính thần thánh,
vật thiêng hoặc linh hồn người chết”. Về mặt ngữ nghĩa thì thờ cúng là sự cúng bái

theo phong tục hoặc tín ngưỡng đối với tổ tiên, thần thánh và những người đã
khuất. Thờ cúng là phong tục của người Việt Nam đã có từ rất xa xưa và hiện nay
vẫn được coi trọng.
Thờ cúng là một nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòng tôn
kính đối với người đã chết, giáo dục người xung quanh kính trọng những người
bậc trên đã chết và nhớ công ơn họ. Vì vậy, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các
truyền thống tốt đẹp đó, cho phép cá nhân dành một phần tài sản của mình để dùng
vào việc thờ cúng.
“Di sản thờ cúng là phần tài sản của người chết để lại, được trích từ khối di
sản thừa kế, nhằm dịch chuyển cho người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng”
Trong thờ cúng tổ tiên, di sản thờ cúng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó
không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn có giá trị về mặt tinh thần. Tuy pháp


luật không quy định rõ những cá nhân phải có điều kiện nào thì được quản lý di
sản thờ cúng và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng nhưng theo thông lệ và phong tục
nhân dân, người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng thường là con cháu, anh
hoặc em ruột của người chết để lại di sản đó.
Hình thức thờ cúng rất phong phú, đa dạng, gắn với phong tục, tín ngưỡng
và tôn giáo. Vì vậy, đối với những di sản thờ cúng có quy ước chặt chẽ của gia
đình, dòng họ, đồng thời nhà nước cũng có những quy định pháp luật cụ thể để
công nhận và bảo vệ quyền của cá nhân được để lại di sản dùng vào việc thờ cúng.
Di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di
chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lí. Di sản này có thể
là một tài sản cụ thể (cây lâu năm, nhà ở,…). Nếu là tài sản hoặc cây lâu năm,
người quản lí có quyền thu hoa lợi, lợi tức và dùng nó để thực hiện việc thờ cúng.
Người quản lí không được sử dụng vào mục đích của riêng mình, không có quyền
định đoạt đối với phần di sản thờ cúng. Tất cả những nội dung liên quan đến di sản
dung vào việc thờ cúng được pháp luật qui định ở điều 670 BLDS.
II. Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 670 BLDS quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng:
“1.Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào
việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một
người đã được chỉ định trong di chúc quản lí để thực hiện việc thờ cúng; nếu
người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận
của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng
vào việc thờ cúng cho người khác quản lí để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lí di sản
thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lí di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì
phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó
trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.


2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán
nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc
thờ cúng.”
1. Di sản thờ cúng là một phần trong khối di sản
Ta thấy, di sản để thờ cúng một người, hay các thành viên đã chết của gia
đình, dòng họ được xác lập từ nhiều căn cứ khác nhau nhưng pháp luật (điều 670)
quy định căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng do một người để lại theo di
chúc vì căn cứ này có ý nghĩa pháp lý trong việc giải quyết những tranh chấp liên
quan đến di sản thừa kế vào việc thờ cúng do người xác lập di chúc để lại.
Những loại tài sản khác nhau là di sản dùng vào thờ cúng được hình thành từ
các căn cứ khác nhau, vẫn là di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về một gia đình,
gia tộc. Pháp luật không quy định loại tài sản nào dùng vào việc thờ cúng. Tại điều
670 BLDS chỉ quy định người lập di chúc có thể để lại một phần di sản để vào việc
thờ cúng.
Di sản dùng vào việc thờ cúng được hiểu là tài sản dùng vào việc thờ cúng,
ở đây chúng ta phải hiểu được bản chất tài sản tức là có chứa đựng bản chất giá trị

của tài sản sử dụng vào việc thờ cúng, như vậy di sản dùng vào việc thờ cúng trước
hết là tài sản, tài sản này xét về giá trị phục vụ cho mục đích thờ cúng.
Phần di sản dùng vào việc thờ cúng được hiểu là phạm vi giá trị di sản đó và
di sản đó dùng riêng với mục đích duy nhất là dùng vào việc thờ cúng.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy được rằng quyền định đoạt của người lập di
chúc định đoạt tài sản dùng vào việc thờ cúng không bị ràng buộc vào bất kỳ quy
định nào khác trừ trường hợp di sản đó bị tiêu hủy do có sự biến pháp lý tuyệt đối
như: bão, động đất, hiện tượng thiên tai khác…như vậy, chúng ta có thể hiểu người
lập di chúc có quyền để lại toàn bộ tài sản của mình vào việc thờ cúng và quyền
định đoạt này chỉ bị hạn chế trong trường hợp được quy định tại điều 669 BLDS.


2. Chỉ định người quản lý di sản thờ cúng.
Khoản 1 điều 670 BLDS quy định: người quản lý di sản thờ cúng là người
do người lập di sản thờ cúng chỉ định trong di chúc, nếu người lập di chúc không
chỉ rõ người quản lý đó trong di chúc thì những người thừa kế sẽ làm việc đó. Như
vậy, có hai trường hợp đặt ra với vấn đề chỉ định thừa kế: hoặc do người lập di
chúc chỉ định trong di chúc nhưng không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo
thỏa thuận của những người thừa kế; hoặc do người lập di chúc không chỉ định
người quản lý phần di sản dung vào việc thờ cúng. Người thừa kế theo luật quy
định có quyền chỉ định người quản lý phần di sản đó, tuy nhiên không chỉ rõ các
điều kiện thỏa mãn để có thể thực hiện quyền đó. Một số trường hợp như: người
không có quyền hưởng di sản, người từ chối nhận di sản, người bị truất quyền
hưởng di sản là những trường hợp đặc biệt.
+) Người không có quyền hưởng di sản: có thể khẳng định, những trường
hợp thuộc khoản 1 điều 643 không có quyền tham gia vào việc chỉ định người quản
lý di sản do người không có quyền hưởng di sản, bên cạnh việc mất các quyền lợi
về vật chất còn mất cả tư cách của người thừa kế theo pháp luật, và không phải
người thừa kế đương nhiên sẽ không có tư cách tham gia vào việc chỉ định người
quản lý.

+) Người từ chối nhận di sản: người từ chối nhận di sản là những người mất
quyền lợi về tài sản thuộc di sản để lại, nhưng không vì thế mà bị mất đi tư cách
người thừa kế và thể hiện mâu thuẫn giữa các bên liên quan nên họ có quyền tham
gia vào việc chỉ định người quản lý.
+) Người bị truất quyền hưởng di sản: tuy không mất tư cách thừa kế về mặt
pháp luật nhưng xét về ý chí và nguyện vọng của người lập di chúc, những người
này lại không được công nhận. Vì vậy, ta có thể xét theo 2 trường hợp: Nếu người
lập di chúc chỉ truất quyền hưởng di sản theo pháp luật của người này bằng cách
lập 1 hay nhiều người thừa kế theo di chúc và cho họ thừa kế toàn bộ số tài sản
khác không dung vào việc thờ cúng thì người thừa kế vẫn có quyền tham gia vào


việc chỉ định người quản lý phần di sản thờ cúng đó. Còn nếu trong di chúc, người
lập chỉ rõ người bị truất quyền hưởng di sản không có quyền hạn gì đối với phần di
sản dung vào việc thờ cúng thì người đó không có quyền tham gia vào việc chỉ
định người quản lý.
3. Quyền lợi và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng.
Người quản lý di sản thờ cúng có quyền chiếm hữu và sử dụng các tài sản
dùng cho việc thờ cúng, có quyền sinh sống trong nhà, canh tác đất đai, thu hoa lợi
tức từ các tài sản có liên quan, có quyền khởi kiện đòi lại các tài sản bị chiếm giữ
bất hợp pháp.
Người quản lý di sản thờ cúng phải thực hiện việc thờ cúng theo yêu cầu của
di chúc hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế. Như vậy, người quản lý có
2 nghĩa vụ: nghĩa vụ thực hiện việc thờ cúng và nghĩa vụ quản trị tài sản thừa kế.
- Về nghĩa vụ thực hiện việc thờ cúng: người quản lý di sản thờ cúng phải
thực hiện các việc lễ giỗ đầy đủ, đúng quy định và thời gian. Trong trường hợp di
chúc hoặc thỏa thuận của người thừa kế còn quy định những hình thức thờ cúng
nào khác thì phải thực hiện đầy đủ. Người quản lý phải chịu tất cả các chi phí tổ
chức lễ giỗ.
- Về nghĩa vụ quản trị tài sản thừa kế: tuy không có quyền sở hữu đối với

các di sản dùng cho việc thờ cúng, nhưng người quản lý vẫn có quyền quản trị nó
như tài sản của mình : giữ gìn, chăm sóc, sửa chữa,…Người quản lý tham gia vào
các thủ tục như hành chính, tư pháp để đảm bảo tính toàn vẹn cho những tài sản có
liên quan. Người quản lý phải tự mình quản trị những tài sản đó mà không được
đùn đẩy cho người khác. Trong trường hợp bất khả kháng không thể trực tiếp quản
lý được những tài sản này thì vợ, con hoặc một người than sẽ tạm thời thay thế với
tư cách là người được ủy quyền.
Thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo di chúc, người được chỉ định quản lý di
sản dùng vào việc thờ cúng và được giao việc thờ cúng theo di chúc thì phải thực
hiện nghĩa vụ thờ cúng theo sự định đoạt của người lập di chúc.


Theo quy định: “…nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc
hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có
quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ
cúng… »
Nếu người được chỉ định quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng và thực
hiện việc thờ cúng nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ đó thì người thừa kế có
quyền giao phần di sản đó cho người khác quản lý và thờ cúng. Cách thức chuyển
giao di sản cho người khác quản lý dùng vào việc thờ cúng theo thỏa thuận của
những người thừa kế thì người được chỉ định có nghĩa vụ quản lý di sản đó để
dùng vào việc thờ cúng và thực hiện việc thờ cúng theo thỏa thuận.
Theo quy định trên sự cần thiết phải xác định hành vi của người được chỉ
định không thực hiện đúng theo di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những
người thừa kế trong việc thực hiện nghĩa vụ thờ cúng. Trước hết người được chỉ
định quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng phải thực hiện nghĩa vụ theo đúng nội
dung trong di chúc, do người để lại di sản đó yêu cầu. Như vậy, hành vi của người
vi phạm nghĩa vụ thờ cúng được xác định do người đó đã không thực hiện đúng
nội dung của di chúc quản lý di sản thờ cúng và thực hiện thờ cúng. Mặt khác,
người quản lý di sản không thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo thỏa thuận của những

người thừa kế là căn cứ để xác định người quản lý di sản thờ cúng vi phạm nghĩa
vụ thờ cúng.
Việc thờ cúng được tiến hành như thế nào , pháp luật không quy định và
không thể quy định vì tính phong phú của phong tục, lễ giáo, tôn giáo…
4. Di sản dùng vào việc thờ cúng là di sản không được đem chia thừa kế.
Theo khoản 1 Điều 670 BLDS năm 2005, việc xác định người đang quản lý
di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc hay không thuộc diện những người thừa kế
theo pháp luật có ý nghĩa pháp lý trong việc hưởng di sản khi “tất cả những người
thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người


đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo
pháp luật”.
Theo quy định trên, di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc quyền sở hữu của
người đang quản lý hợp pháp với hai điều kiện :
-

Những người thừa kế thừa kế theo di chúc đều đã chết.

-

Người đang quản lý di sản dùng để thờ cúng phải là người thuộc diện

thừa kế theo luật của người để lại di sản.
Có loại di sản được coi trường tồn, nhưng loại di sản dùng vào việc thờ cúng
chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định.Thời hạn di sản thờ cúng không
được coi là di sản thờ cúng nữa khi có sự kiện pháp lý xảy ra là tất cả những người
thừa kế theo di chúc đều đã chết, theo đó phần di sản thuộc về người quản lý hợp
pháp trong số những người được thừa kế các hàng được quy định tại điều 676
BLDS :

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại ».
Hoặc là người thừa kế thế vị theo điều 677 BLDS:
“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một
thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc
mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một
thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ


của chắt được hưởng nếu còn sống. »
Theo quy định này thì người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng,
cũng đồng thời là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản,
là chủ sở hữu của di sản dùng vào việc thờ cúng nếu tất cả những người thừa kế
theo di chúc đều đã chết.
Trong trường hợp này thì người là chủ sở hữu di sản có quyền định đoạt di
sản theo ý chí của chủ sở hữu di sản được coi là di sản được dùng vào việc thờ
cúng không còn là di sản người thừa kế nữa mà tài sản thuộc quyền sở hữu riêng
của người được xác lập quyền sở hữu đối với loại di sản này.
Quy định trên nhằm đảm bảo tính truyền thống và có sự kế thừa bản sắc dân
tộc trong việc bảo tồn những di sản của cha, ông cho con, cháu nội tộc theo quan
hệ huyết thống sâu sắc: Đích tử, đích tôn, đồng tông, đồng tính, theo tôn ti, theo thế
thứ. Đồng thời quy định trên cũng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của con, cháu

người để lại di sản nhằm loại trừ khả năng di sản dùng về việc thờ cúng thuộc về
người khác, ngoài những người trong diện thừa kế theo pháp luật của người để lại
di sản.
Người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không có quan hệ huyết
thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản, không thuộc
diện những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, khi tất cả những
người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì di sản thờ cúng không thuộc quyền sở
hữu của người này. Trong trường hợp này di sản thờ cúng phải chuyển giao cho
những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Những người thừa kế
theo pháp luật của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng cùng thỏa thuận chỉ
định người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.
Cho dù người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng có là ai thì đều không
được sử dụng vào mục đích riêng của mình.
Qua phân tích trên di sản thờ cúng nằm trong khối di sản thừa kế do người
chết để lại nhưng giải quyết di sản thờ cúng khác với giải quyết di sản thừa kế. Di


sản thừa kế luôn luôn được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật, còn di sản dùng
vào việc thờ cúng là di sản không được chia thừa kế.
5. Di sản thờ cúng được xác định sau khi đã thanh toán nghĩa vụ tài sản
của người để lại di chúc.
Theo khoản 2 Điều 670 BLDS năm 2005: “2. Trong trường hợp toàn bộ di
sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì
không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Có thể hiểu di sản dùng vào thờ cúng là một phần của di sản thừa kế sau khi
thanh toán xong các khoản nợ liên quan đến di sản. Di sản thờ cúng nằm trong mối
liên hệ với di sản thừa kế, là một phần của khối di sản do người chết để lại, nhưng
phần di sản này không được áp dụng chia theo di chúc hay theo pháp luật như di
sản thường. Di sản thờ cúng không được chia thừa kế và không thuộc về người
thừa kế nào. Di sản thờ cúng chỉ phải mang ra thanh toán các nghĩa vụ tài sản mà

người chết để lại khi toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của
người chết. Trong khi đó, di sản để chia thừa kế chỉ được xác định sau khi đã thanh
toán xong các nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan đến di sản (tiền mai táng,
tiền quản lý di sản). Nếu nghĩa vụ tài sản của người chết để lại lớn hơn toàn bộ
nghĩa vụ người chết để lại, phần còn thiếu sẽ lấy từ di sản thờ cúng. Di sản thờ
cúng là phần còn lại sau khi đã trừ đi phần thiếu đó. Nếu toàn bộ di sản của người
chết để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ thì không lập được di sản thờ cúng.
III. Hạn chế trong quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS
hiện hành ( Điều 670 BLDS năm 2005).
1. Khái quát những trường hợp thường gặp trong tranh chấp di sản thờ
cúng.
Ngày nay, việc để lại di sản thờ cúng không còn phổ biến như trước kia, do
đó các tranh chấp liên quan đến di sản thờ cúng không nhiều như việc tranh chấp
các di sản khác. Tuy nhiên, các vụ việc liên quan đến tranh chấp di sản thờ cúng
ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp và gay gắt hơn do xã hội ngày càng phát triển,
giá trị của cải vật chất ngày càng tăng cao, và lòng tham muốn thì ngày càng cao


hơn các giá trị đạo đức. Có thể thấy các trường hợp phổ biến về tranh chấp di sản
thờ cúng như sau:
• Người quản lý di sản dung vào việc thờ cúng chiếm hữu trái phép di sản
đó:
Thực tế, có rất nhiều vụ việc người quản lý di sản thờ cúng muốn chiếm
đoạt, hoặc tìm cách để có giấy chứng nhận quyền sở hữu di sản đó.
Ta có thể thấy, điều 670 quy định: Trong trường hợp tất cả những người
thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người
đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo
pháp luật. Như vậy, có thể thấy rằng người quản lý di sản thờ cúng chỉ có thể xác
lập quyền sở hữu đối với tài sản thuộc di sản thờ cúng khi thỏa mãn các điều kiện:
-


Những người thuộc diện thừa kế theo di chúc đều đã chết.

-

Người quản lý di sản thừa kế đó phải nằm trong số những người thuộc

diện thừa kế theo pháp luật.
Như vậy, trừ khi người quản lý thỏa mãn được cả hai điều kiện trên, còn nếu
không đảm bảo thì những người có liên quan hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu
tòa án tuyên bố vô hiệu đối với chứng nhận quyền sở hữu đó.
• Di sản thờ cúng bị đem ra thế chấp, cầm cố:
Có thể khẳng định, di sản thờ cúng không thể đem ra thế chấp, cầm cố. Tuy
nhiên, có thể vì nhiều lí do khách quan và chủ quan mà trường hợp trên vẫn xảy
ra, ví dụ như ở trường hợp sau: A là đứa con duy nhất của B. B chết và để lại toàn
bộ tài sản của mình cho A, còn ngôi nhà thì để A quản lí và dùng vào việc thờ
cúng. Tuy nhiên, vào lúc mở thừa kế, A đã giấu đi phần di chúc về ngôi nhà và tất
cả tài sản của B ( bao gồm cả ngôi nhà dung vào việc thờ cúng ) thuộc quyền sở
hữu của A. Sau đó, vì cần tiền làm ăn, A đem căn nhà ra thế chấp tại ngân hang để
vay tiền. Khi vụ việc bị phát giác, ngân hàng đưa đơn khởi kiện A.
Mặc dù những trường hợp trên xảy ra không nhiều nhưng chúng đem lại rất
nhiều khó khăn cho cơ quan thụ lý giải quyết. Nhận thấy, trong trường hợp này,


việc A mang căn nhà ra thế chấp là hoàn toàn trái pháp luật, hợp đồng thế chấp –
cho vay giữa A và ngân hàng sẽ bị tòa án tuyên bố vô hiệu, ngân hàng sẽ phải trả
lại giấy tờ nhà đất cho A và A phải hoàn trả số tiền trên cho ngân hàng. Nhưng vấn
đề đặt ra là số tiền đó A đã dung hết, vậy, xét trên góc độ của luật dân sự, ngân
hàng sẽ phải chịu thiệt.
• Việc thỏa thuận để lại di sản dùng vào việc thờ cúng không đáp ứng được

yêu cầu về hình thức:
Pháp luật đã quy định về quyền của người để lại di sản thờ cúng tại điều 670
BLDS. Tuy nhiên, pháp luật chỉ công nhận ý chí của họ trong trường hợp họ để lại
di chúc và nói rõ về việc để lại một phần tài sản của họ vào việc thờ cúng. Mặc dù
vậy, trên thực tế, rất nhiều trường hợp người để lại di chúc chỉ quy định về việc để
lại một phần di sản của mình cho việc thờ cúng nhưng chỉ với hình thức dặn dò.
Chính sự thiếu chặt chẽ đó đã dẫn đến việc những người thừa kế có sự tranh chấp
nhau về di sản thờ cúng.
2. Một số điểm hạn chế trong vấn đề di sản dùng cho việc thờ cúng.
Thứ nhất, mục đích của thờ cúng tổ tiên là hiếu và theo truyền thống lâu đời
trong nhân dân còn để làm gương cho con cháu đời sau luôn nhớ về cha ông mình.
Hơn nữa, thờ cúng tổ tiên còn là tục lệ ăn rất sâu vào tâm tư của người Việt Nam.
Theo quy định như Điều 670 BLDS năm 2005 thì di sản thờ cúng chỉ như một loại
vật chất đơn thuần mà chưa thấy hết được ý nghĩa văn hóa và xã hội của nó. Trên
thực tế, một người có thể để lại di sản thờ cúng với thành phần khác nhau cho một
dòng họ, theo đó di sản đã thuộc sở hữu chung của cộng đồng dòng họ. Theo tính
chất của loại sở hữu chung này thì tài sản chung đó không thể phân chia mà tài sản
đó thuộc về dòng họ vĩnh viễn. Điều 670 BLDS năm 2005 chưa bao quát hết được
tính chất truyền thống của di sản thờ cúng. Do vậy, khi sửa đổi, bổ sung những quy
định của BLDS về vấn đề này, cũng cần xem xét giá trị truyền thống, tính chất xã
hội của di sản thờ cúng để quy định về nó cho phù hợp hơn. Di sản thờ cúng được
quy định trong BLDS hiện hành của nước ta là quy định độc đáo và duy nhất trên


thế giới. Quy định này đã phản ánh pháp luật của Nhà nước ta luôn tôn trọng văn
hóa truyền thống mang bản sắc Việt Nam.
Thứ hai, điểm trống của Điều 670 BLDS năm 2005 còn thể hiện ở chỗ điều
luật này quy định về di sản thờ cúng mới chỉ mang tính chất định lượng mà không
xác định tính chất tài sản dùng vào việc thờ cúng. Di sản thờ cúng không chỉ đơn
thuần là tài sản mà nó còn là đối tượng thiêng liêng không thể xâm phạm, không

thể bán, tặng cho, không thể coi là tài sản dùng để giao dịch hoặc làm hao hụt vì nó
gắn liền với danh dự của một gia đình, một dòng họ như hoành phi, câu đối, bảng
ghi danh của một dòng họ, lư hương, đỉnh đồng và các đồ thờ cúng khác có ghi
danh dòng họ … Hoặc nhà thờ của một dòng họ lại do một người xây dựng bằng
tài sản riêng và được xây dựng trên diện tích đất không thuộc quyền sử dụng của
người đó, khi nhà thờ bị tháo gỡ không còn là tài sản dùng vào việc thờ cúng nữa.
Nếu quy định như Điều 670 BLDS năm 2005 thì mọi tài sản đều có thể được dùng
vào việc thờ cúng, do vậy có những tài sản sẽ không thể bảo quản được vì người
quản lý có thể dùng tài sản đó để giao dịch dân sự. Như vậy, tài sản dùng vào việc
thờ cúng sẽ có nhiều nguy cơ không thể tồn tại trong trường hợp người quản lý
dùng di sản đó để thanh toán các nghĩa vụ tài sản của mình với người khác. Từ
cách đặt vấn đề trên, nên chăng Điều 670 BLDS năm 2005 cần được sửa đổi để
quy định rõ những loại tài sản nào có thể được coi là tài sản dùng vào việc thờ
cúng, những tài sản nào không thể được coi là tài sản dùng vào việc thờ cúng. Có
quy định rõ như vậy mới ngăn chặn được những hành vi xâm phạm đến loại tài sản
dùng vào việc thờ cúng.
Thứ ba, với một loại di sản đòi hỏi có sự quy định cụ thể, về quyền và nghĩa
vụ của người quản lý mà chỉ được quy định ở một điều luật là thiếu cơ sở pháp lý
để cơ quan xét xử giải quyết tranh chấp đối với loại di sản này. Di sản thờ cúng
được quy định ở Điều 670 BLDS năm 2005 mới chỉ xem như một giải pháp tình
thế mà chưa quan tâm đến ý nghĩa sâu xa của loại di sản này.


Thứ tư, trong trường hợp người lập di chúc có dành một phần di sản thờ
cúng, thì cần phải trích một phần di sản để làm di sản thờ cúng. Tuy nhiên phần di
sản thờ cúng chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với di sản, thì chưa được quy định cụ thể.
Hiện nay, vấn đề thực tiễn vấn đề di sản thờ cúng theo điều 670 Bộ Luật
Dân sự 2005 còn nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau: quy định người lập di
chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng. Tuy nhiên,
việc hiểu “một phần tài sản trong khối di sản” được ghi trong điều luật chưa thống

nhất nên trên thực tế áp dụng đã có những cách hiểu và vận dụng khác nhau, chưa
thống nhất giữa các cơ quan chức năng. Cụ thể có hai cách hiểu và vận dụng pháp
luật một cách khác nhau đối với cùng một nội dung thủ tục công chứng di chúc
được nêu dưới đây.
Cách hiểu thứ nhất: Một số người cho rằng “một phần tài sản trong khối di
sản” được hiểu là một phần tài sản trong một tài sản cụ thể, độc lập với tài sản
khác. Do đó, hiện nay có phòng công chứng chưa đồng ý việc công chứng di chúc
có nội dung để lại toàn bộ nhà, đất dành vào việc thờ cùng bởi họ cho rằng đối với
một ngôi nhà cụ thể thì người lập di chúc chỉ được dành một phần của ngôi nhà đó
để thờ cúng, chứ không được để lại toàn bộ toàn bộ ngôi nhà để thờ cúng. Do đó,
dẫn đến trường hợp có người có hai hoặc ba (hoặc nhiều hơn) ngôi nhà trên các
thửa đất khác nhau nay muốn lập di chúc để lại một ngôi nhà để thờ cúng nhưng
không được công chứng di chúc.
Cách hiểu thứ hai: Một số cơ quan khác, trong đó có đại đa số ý kiến của
Phòng Công chứng lại cho rằng cần phải hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là cần phải
hiểu một phần tài sản của toàn bộ khối di sản mà người lập di chúc để lại, chứ
không thể hiểu là một phần của từng tài sản đơn lẻ. Nếu toàn bộ ngôi nhà gắn liền
với đất là một phần tài sản trong khối di sản (còn có nhiều tài sản khác như tài
khoản ở ngân hàng, vàng bạc đá quý, nhà đất khác...) thì phải chứng thực di chúc
với nội dung nói trên theo yêu cầu của người dân.


Thứ năm, trường hợp người thừa kế theo pháp luật còn sống, mà người thừa
kế theo di chúc chết mà họ đang quản lý di sản thờ cúng thì xử lý di sản thờ cúng
đó thế nào, vấn đề này còn nhiều mâu thuẫn, do vậy áp dụng pháp luật sẽ vướng
mắc.
Thứ sáu, tại đoạn 3 của khoản 1 Điều 670 BLDS quy định tất cả người thừa
kế theo di chúc đều đã chết thì di sản thờ cúng thuộc về người quản lý di sản. Nội
dung của đoạn này có vấn đề bất cập sau:
Trường hợp người để lại thừa kế có nhiều người thừa kế theo pháp luật

nhưng lập di chúc cho một người hưởng di sản và giao cho người này quản lý di
sản thờ cúng. Nếu người quản lý di sản chết nhưng thời hiệu của thừa kế chưa hết,
theo quy định của điều luật trên, người thừa kế của người quản lý di sản đang quản
lý di sản đó được hưởng di sản thờ cúng. Vấn đề này trái với thời hiệu thừa kế là
10 năm. Mặt khác việc quy định thờ cúng là nghĩa vụ lâu dài của các con các cháu,
vì thế người quản lý di sản thờ cúng chết, di sản thờ cúng không thể thuộc người
đang quản lý trong diện những người thừa kế mà phải tiếp tục thực hiện việc thờ
cúng và ít nhất đến hết thời hiệu thừa kế, thì di sản mới thuộc về người thực tế
đang quản lý di sản thờ cúng.
Thứ bảy, khoản 2 Điều 670 BLDS không tương đồng với khoản 2 Điều 671
BLDS. Theo quy định tại khoản 2 Điều 670 BLDS pháp luật không cho phép
người lập di chúc dành một phần di sản để làm di sản thờ cúng nếu người lập di
chúc còn nhiều nghĩa vụ có thể lớn hơn tổng tài sản hiện có.
Theo quy định của pháp luật, thì việc lập di chúc có thể được thực hiện trước
hoặc sau thời điểm phát sinh nghĩa vụ, như trường hợp khi lập di chúc chưa có
nghĩa vụ nhưng sau khi lập di chúc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người lập di
chúc phát sinh. Như vậy việc lập di chúc độc lập với việc phát sinh nghĩa vụ, cho
nên quy định trên không phù hợp. Do đó cần phải hiều là khi thừa kế nếu số di sản
còn lại không đủ thực hiện nghĩa vụ thì dùng di sản thờ cúng để thực hiện nghĩa
vụ. Nếu toàn bộ di sản, kể cả di sản thờ cúng không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì


không để lại di sản thờ cúng. Mặt khác quy định này chưa rõ như: Nếu người lập di
chúc dành một phần di sản thờ cúng nhưng nghĩa vụ thì khi thanh toán các nghĩa
vụ sẽ dùng phần di sản nào để thực hiện nghĩa vụ, phần di sản để chia thừa kế hay
phần di sản thờ cúng hoặc thanh toán xong nghĩa vụ , số di sản còn lại sẽ xác định
một phần là di sản thờ cúng. Vấn đề này không rõ ràng, sẽ gây khó khăn cho việc
áp dụng pháp luật.Vậy cần quy định khoản 2 Điều 670 BLDS cụ thể, rõ ràng hơn
để áp dụng được thuận lợi.
Thứ tám, việc lập di sản thờ cúng không lập trong di chúc mà lập ở một văn

bản phân sản hoặc một văn bản độc lập khác, hình thức này có được coi là hợp
pháp hay không và có những điều kiện nào kèm theo? khi xảy ra tranh chấp, cơ
quản xét xử phải đánh giá những chứng cứ như thế nào?
3. Ví dụ về một vụ án tranh chấp di sản thờ cúng cụ thể.
Đây là tranh chấp liên quan đến phong tục, tập quán, quan niệm và lễ nghi
của từng địa phương ở Việt Nam. Trong khi đó các quy định của pháp luật về di
sản thờ cúng còn quá ít và sơ lược (chỉ được dự liệu tại một điều luật – Điều 670
BLDS). Vì thế, các tầng lớp dân cư khi thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến
nội dung này gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời, việc áp dụng pháp luật để giải
quyết tranh chấp về di sản thờ cúng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn
nhiều lúng túng bởi thiếu căn cứ pháp luật. Các án kiện tranh chấp về di sản thờ
cúng diễn ra ở nhiều khía cạnh, trong đó phổ biến hơn cả là tranh chấp về nhà thờ
họ và sự định đoạt của người để lại di sản. Dưới đây là một vụ án điển hình.
Nguyên đơn là Đỗ Xuân Khắc, Đỗ Thị Minh, Đỗ Thị Ninh và bị đơn là ông
Đỗ Xuân Duyệt.
Tình tiết: Ông Mô là con trai của cụ Khải và cụ Lèo. Ông Duyệt, ông Khắc,
và Minh và bà Ninh là con đẻ của cụ Mô. Di sản tranh chấp là nhà thờ 05 gian
cùng với sân phơi bể và bếp ở Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, hiện đang do ông
Duyệt quản lí và sử dụng. Ông Khắc cho rằng tài sản trên là do cụ Khải để lại chứ
không phải là nhà thờ của Chi họ Đỗ Xuân, con của cụ. Theo ông Duyệt, nhà và


đất đang tranh chấp là nhà dành cho con trưởng quản lí để thờ cúng tổ tiên. Nhà
này trước đây do cụ Khải sử dụng, quản lí, sau đó giao lại cho cụ Mô, cụ Mô chết,
nhà đó giao lại cho con trưởng là ông Duyệt quản lí và sử dụng làm nơi thờ cúng
theo tập quán mà tuyệt nhiên không cần định đoạt bằng di chúc, vì thế, nên không
được chia thừa kế. Án sơ thẩm quyết định:
- Bác yêu cầu chia thừa kế của các nguyên đơn
- Xác định di sản trên là nhà thờ Chi họ Đỗ Xuân
Các nguyên đơn kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định:

Hủy án sơ thẩm, giao vụ án cho TAND quận Cầu Giấy giải quyết theo thủ
tục sơ thẩm với nhận định: Nhà và dất thuộc sở hữu của cụ Khải nên phải xác định
là di sản thừa kế để chia. Án sơ thẩm lần 2 quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn
- Vì cụ mộ chết không để lại di chúc nên tài sản được chia theo pháp luật.
-

Ông Duyệt kháng cáo yêu cầu không chia thừa kế, vì đó là di sản dùng vào

việc thờ cúng. Án phúc thầm quyết định: Giữ nguyên án sơ thẩm.
Tương tự nội dung vụ án trên, giữa nguyên đơn là chị Gái và anh Sưởng ở
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Di sản là nhà 5 gian tọa lạc trên 700m 2 đất được
truyền từ đời này sang đời khác chăm nom và thờ cúng tổ tiên thoe gia phả dòng
họ Lê. Song TAND cả hai cấp đều bác đơn yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn
và đều xác nhận ngôi nhà thờ 5 gian trên thửa đất 700m 2 ở Đông Kỵ, Từ Sơn, Bắc
Ninh là di sản thờ cúng của dòng họ Lê.
Qua cách giải quyết hai vụ án trên, cho thấy nhận thức và cách giải quyết
giữa các Tòa án hoàn toàn khác nhau, mặc dù cả hai trường hợp để lại di sản đều
không lập di chúc. Điều này một phần do các quy định của pháp luật hiện hành về
di sản thờ cúng chưa được đầy đủ, thiếu tính cụ thể và khả năng áp dụng trực tiếp
trên thực tế, chưa có hướng dẫn hoặc tổng kết kinh nghiệm từ TANDTC nên gây
khó khăn cho nhân dân trong việc nhận thức pháp luật và cho cơ quan xét xử trong
việc đưa ra phán quyết, một phần do trình độ chuyên môn của một bộ phận đội ngũ


cán bộ xét xử còn chưa đảm bảo yêu cầu… Thực tế này dẫn đến việc phát sinh
nhiều tranh chấp liên quan đến di sản thờ cúng và sự không thống nhất trong
đường lối xét xử của các Tòa án hiện nay.
Dưới đây là một số tình huống tranh chấp liên quan đến di sản dung vào việc
thờ cúng. Tuy chưa có thống kê chính xác được đưa ra về số vụ tranh chấp dân sự

liên quan đến di sản thờ cúng nhưng ta có thể thấy những vụ việc như vậy ngày
càng đa dạng, phức tạp, khó giải quyết, đòi hỏi cơ quan tư pháp hết sức linh động,
vận dụng khéo léo các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng
nên xem xét đến việc sửa đổi, bổ sung về các quy định liên quan đến di sản dung
vào việc thờ cúng, tạo ra khung hành lang pháp lý tốt hơn cho người tham gia cũng
như chủ thể thực hiện lĩnh vực này.
IV. Giải pháp hoàn thiện
Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần không qua 1/5 di sản
dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia theo thừa kế và được
giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ
cúng, nếu người được chỉ định không thưc hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa
thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản
dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Việc quy định một phần di sản là bao nhiêu, vấn đề này xuất phát từ cơ sở
thực tiến có tính lịch sử. Pháp luật của nhà nước ta công nhận và tôn trọng việc thờ
cúng trong nhân dân, tuy nhiên thờ cúng là nghĩa vụ chung của con cháu. Mặt khác
việc thờ cúng mang tính tâm linh không nhất thiết phải dùng quá nhiều tài sản để
thờ cúng. Di sản thờ cúng chủ yếu phục vụ việc tu sửa mồ mả và hương khói, do
vậy không cần thiết phải dùng nhiều tài sản, số tài sản còn lại để tiếp tục sản xuất
kinh doanh đem lại thu nhập cho người thừa kế.
Ngoài ra nếu chia số di sản thành nhiều phần thì người lập di chúc có quyền
dành một phần trong số tổng số phần di sản đó. Vậy khi chia di sản thành nhiều
phần thì chia tối đa, tối thiểu là bao nhiêu phần, tối đa là vô cùng và tối thiểu là hai


phần bằng nhau. Trong trường hợp này di sản thờ cúng không vượt quá một phần
nếu di sản chia làm hai phần. Vì những lý do trên cần quy định cụ thể di sản thờ
cúng tỉ lệ bao nhiêu là phù hợp.
Đoạn 4 khoản 1 Điều 670 BLDS cần bổ sung như sau:
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế điều đã chết và thời hiệu thừa

kế đã hết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp
di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Di sản thờ cúng được giao cho người chỉ định trong di chúc quản lý. Nếu
người này chết, di sản tiếp tục chuyển cho người khác quản lý. Trường hợp về thời
hiệu về thừa kế đã hết và tất cả người thừa kế hàng thứ nhất đều đã chết, thì di sản
thuộc về người đang quản lý di sản là người trong diện thừa kế. Như vậy, di sản
không còn dùng để thờ cúng nữa, nếu thỏa mãn 2 điều kiện là không còn người
thừa kế mà lẽ ra được hưởng phần di sản thờ cúng nếu người lập di chúc không
dành phần đó làm di sản thừa cúng. Mặt khác thời hiệu thừa kế đã hết thì di sản sẽ
thuộc về người thực tế đang quản lý di sản đó. Khoản 2 Điều 670 BLDS cần được
bổ sung như sau:
“2. Trong trường hợp phần di sản còn lại của người chết không đủ để thanh
toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì phải dùng phần di sản dùng vào việc thờ
cúng để thực hiện nghĩa vụ.”
Khoản 2 Điều này quy định rõ, sau khi mở thừa kế, nếu người chết còn
nghĩa vụ thì dùng phần di sản chia thừa kế để thực hiện. Nếu không đủ sẽ dùng
phần di sản để thờ cúng để thực hiện nghĩa vụ. Quy định này phù hợp với quy định
về di tặng.
Cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể về di sản thờ cúng này vì điều đó sẽ
góp phần tháo gỡ những vướng mắc, những cách hiểu trái chiều trong việc áp dụng
quy định pháp luật đối với một thủ tục hành chính cụ thể, giúp người dân thực hiện
được quyền của mình một cách thuận lợi và phù hợp với chính sách pháp luật của
nước ta hiện nay.


KẾT LUẬN
Qua phân tích trên những vấn đề về di sản dùng cho việc thờ cúng đã giúp ta
hiểu sâu sắc hơn về những giá trị nhân văn cao cả, hơn nữa nó còn mang ý nghĩa
giáo dục sâu sắc. Để thể hiện sự quan tâm, tôn trọng những nét đẹp truyền thống,
nhà làm Luật đã qui định những vấn đề liên quan đến di sản dung cho việc thờ

cúng tại điều 670 Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, các Điều luật quy định về vấn đề này
vẫn chưa được chặt chẽ, các nhà lập pháp cần có cách nhìn nhận đúng đắn, tổng
quát hơn để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những mặt hạn chế, các “điểm trống”
trong pháp luật thừa kế Việt Nam; đưa ra được các quy định hợp lý, cụ thể và rõ
ràng nhất để đảm bảo sự công bằng và minh thị những quy định của pháp luật về
thừa kế; cũng là góp phần thúc đấy sự phát triển kinh tế, xã hội trong công cuộc
đổi mới đất nước.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................1
NỘI DUNG.............................................................................................................................2
I. Di sản và di sản thờ cúng.....................................................................................................2
1. Khái niệm di sản.................................................................................................................2
2. Di sản dùng vào việc thờ cúng............................................................................................3
II. Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định của pháp luật..............................................4
1. Di sản thờ cúng là một phần trong khối di sản...................................................................5
2. Chỉ định người quản lý di sản thờ cúng..............................................................................6
3. Quyền lợi và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng..................................................7
4. Di sản dùng vào việc thờ cúng là di sản không được đem chia thừa kế.............................8
5. Di sản thờ cúng được xác định sau khi đã thanh toán nghĩa vụ tài sản của người để lại di
chúc.......................................................................................................................................11
III. Hạn chế trong quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS hiện hành ( Điều
670 BLDS năm 2005)...........................................................................................................11
1. Khái quát những trường hợp thường gặp trong tranh chấp di sản thờ cúng.....................11
2. Một số điểm hạn chế trong vấn đề di sản dùng cho việc thờ cúng...................................13
3. Ví dụ về một vụ án tranh chấp di sản thờ cúng cụ thể......................................................17
IV. Giải pháp hoàn thiện.......................................................................................................19
KẾT LUẬN...........................................................................................................................21
MỤC LỤC............................................................................................................................22



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2009.
2. Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn.
3. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2001.
4. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội, 2008.
5. Phạm Văn Tuyết, Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
(Phần I và II), Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007.
6. Nguyễn Minh Tuấn, Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lí
luận và thực tiễn, Nxb. Lao động-xã hội, Hà Nội, 2009.
7. Nguyễn Ngọc Điện, Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2001.
8. Hoàng Thế Liên, Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỉ
XV đến thời Pháp thuộc, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1998.
9. Phùng Trung Tập, Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm
1945 đến nay (Phần I và II); Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004.



×