Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Các đặc điểm của tình hình tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.25 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:………………………………………………………………....1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:………………………………………………………1
1. Định nghĩa tình hình tội phạm:………………………………………….…1
2. Các quan điểm khác nhau về tình hình tội phạm:………………………..2
3. Các đặc điểm của tình hình tội phạm……………………………………..3
a) Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội…………………………………….3
b) Tình hình tội phạm là hiện tượng pháp lý hình sự…………………………4
c. Tình hình tội phạm là hiện tượng mang tính giai cấp……………………..5
d. Tình hình tội phạm là hiện tượng thay đổi theo quá trình lịch sử…………5
e. Tình hình tội phạm là hiện tượng tiêu cực và nguy hiểm cao………………6
f. Tình hình tội phạm là hiện tượng được hình thành từ 1 thể
thống nhất của các tội phạm cụ thể………………………………………………...7
g. Tình hình tội phạm là hiện tượng tồn tại trong 1 địa bàn
và trong 1 khỏang thời gian xác định………………………………………………7
4. Các nội dung của tình hình tội phạm……………………………………..8
a) Thực trạng của tình hình tội phạm: …………………………………………8
b) Diễn biến của tình hình tội phạm: ………………………………………..10
c) Cơ cấu và tính chất của tình hình tôị phạm:………………………….......12
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:…………….…………………………………….…..14

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà Luật Hình sự ở ta xưa nay vẫn giảng dạy rằng: “Tội phạm là hiện tượng
xã hội có tính giai cấp và tính lịch sử… và trái pháp luật hình sự”, mà không hề
nghĩ rằng, kiến thức đó là kiến thức tội phạm học vốn có trong “kho tàng” kiến
thức của nhà Luật Hình sự. Khái niệm “tội phạm” được dùng ở đoạn vừa trích dẫn
không phải là khái niệm tội phạm trong Luật Hình sự. Bởi khoa học Luật Hình sự


không nghiên cứu tội phạm với tính cách là hiện tượng. Và nay, khi tội phạm học
đã “đăng đàn”, nhà tội phạm học lại giải thích chính nội dung trên, nhưng bằng lời
lẽ rằng: “Tình hình tội phạm là hiện tượng tâm – sinh lý – xã hội tiêu cực, mang
tính lịch sử cụ thể và tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giai cấp… ”, thì nhà
Luật Hình sự nghe không quen và thậm chí phủ nhận. Thế nhưng, trong sâu thẳm
của nhận thức luận, hai “Nhà” đang nói ở đây đều giảng giải về cùng một hiện
tượng khách quan mà tội phạm học gọi là TÌNH HÌNH TỘI PHẠM –
“Kriminalitaet”. Sau đây, em xin trình bày nhận thức về tình hình tội phạm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Định nghĩa tình hình tội phạm:
“Tình hình tội phạm” là một thuật ngữ đặc thù của tội phạm học. Trong các
tài liệu tội phạm học, chúng ta thường nhìn thấy các thuật ngữ: tình hình tội phạm,
tình hình các tội phạm về ma túy, tình hình các tội phạm về tham nhũng, tình hinhd
tội phạm giết người,… Nghiên cứu về tình hình tội phạm giúp ta hiểu được “bức
tranh” toàn cảnh về tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoạc một tội nào đó trong một
khoảng thời gian, không gian nhất định).
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, “tình hình”được hiểu là: “Tổng thể nói chung
những sự kiện, hiện tượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong một không gian, thời
gian nào đó cho thấy một tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật”.
Nếu xem xét tình hình tội phạm trong xã hội, ta sẽ thấy nó không phải luôn
luôn ở trạng thái tĩnh mà ngược lại, tùy từng giai đoạn lịch sử, nó có thể ở trạng
thái tăng hoặc giảm với các mức độ khác nhau nghĩa là nó luôn ở xu thế động. Mặt

2


khác khi tìm hiểu về tình hình tội phạm học, ta sẽ thấy trong đó có nhiều sự kiện có
quan hệ với nhau, ảnh hưởng với nhau ở mức độ nhất định.
Theo TS. Dương Tuyết Miên cho rằng, quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc
Hòa về tình hình tội phạm đã lột tả đúng bản chất của tình hình tội phạm và giúp ta

phân biệt rõ ràng giữa tội phạm và tình hình tội phạm cũng như cách nhìn nhận về
tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học. Kế thừa và phát triển quan điểm của
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, theo TS. Dương Tuyết Miên thì nên hiểu tình hình tội
phạm như sau: “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội
phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị
không gian và đơn vị thời gian nhất định. Tình hình tội phạm được thể hiện thông
qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm, trên cơ sở đó
giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng được các biện pháp phòng ngừa tội
phạm sát hợp với thực tiễn”.
2. Các quan điểm khác nhau về tình hình tội phạm:
Hiện nay có khá nhiều quan điểm quan niệm khác nhau về tình hình tội
phạm, nhưng theo quan điểm của nhóm, nên xem xét tình thinh tội phạm qua cách
nhận thức của 3 quan điểm lớn sau đây:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã
hội pháp lý mang tính tiêu cực, được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp
bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội
(quốc gia) nhất định và trong khoảng thời gian nhất định”. Trong quan niệm về
tình hình tội phạm này có bộc lộ một cách nhìn nhận vấn đề không hợp lý, đó là:
tình hình tội phạm mang tính giai cấp, trên thực tế không phải bao giờ mọi tội
phạm trong xã hội cũng đều phát sinh từ xung đột quyền lợi giữa các giai cấp đối
kháng - giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, vẫn có những tội phạm phát sinh
có thể là do những mục đích, động cơ, hay hoàn cảnh khác nhau mà không thể quy
chúng về cùng một nguyên nhân là mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích giai
cấp được. Tuy nhiên có thể nói ưu điểm của nhận định này là nhìn nhận tình hình
tội phạm trong một khoảng thời gian và không gian nhất định là khá phù hợp bởi vì
như vậy sẽ phù hợp với quy luật vận động của tự nhiên dựa trên quan điểm duy vật
3


biện chứng, vì rằng tình hình tội phạm không hề bất biến mà nó luôn vận động,

luôn thay đổi theo thời gian và không gian nhất định. Và nếu xem xét tình hình tội
phạm dưới góc độ pháp lý cũng là một điểm hợp lý của quan niệm này.
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu
cực, trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử
được thể hiện ở tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong một
khoảng thời gian nhất định”. Theo quan niệm này, dường như tác giả đã có sự
đồng nhất giữa tình hình tội phạm và khái niệm tội phạm . Ở đây cần có sự phân
biệt rõ rằng tình hình tội phạm là một thuật ngữ của tội phạm học và tìm hiểu về
tình hình tội phạm phải dưới góc độ nghiên cứu của tội phạm học chứ không phải
là dưới góc độ của luật hình sự; và trên thực tế, luật hình sự cũng chỉ đề cập đến tội
phạm và các vấn đề liên quan như hình phạt và các chế định liên quan đên tội phạm
và hình phạt chứ không hề đề cập đến khái niệm tình hình tội phạm, cho nên không
thể đánh giá tình hình tội phạm mang tính trái pháp luật được. Ngoài ra, quan niệm
này cũng thể hiện sự hạn chế khi đánh giá tình hình tội phạm mang tính giai cấp (vì
lý do như đã phân tích ở trên). Ưu điểm của quan điểm này cũng là ở chỗ: khi xem
xét tình thình tội phạm là xem xét nó trong một không gian và thời gian nhất định,
phù hợp với quy luật phát triển chung.
Quan điểm thứ ba cho rằng: “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận
động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc loại tội phạm) đă xảy ra trong
đơn vị không gian và đơn vị thời gian xác định. Tình hình tội phạm được thực hiện
thông qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tinh hình tội phạm, trên cơ
sở đó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng được biện pháp phòng ngừa
sát với thực tiễn” . Quan điểm này đã đưa ra cách nhìn nhận đầy đủ nhất về tình
hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học.
3. Các đặc điểm của tình hình tội phạm
a. Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội: Đây là thuộc tính quan trọng
và căn bản
Tình hình tội phạm được hình thành từ những hành vi xã hội được luật hình
sự xem là tội phạm và do những cá nhân sống trong xã hội thực hiện dưới tác động
4



qua lại của nhiều mối quan hệ xã hội đa dạng phức tạp mà chủ yếu là những quan
hệ xã hội tiêu cực.
Tình hình tội phạm cũng tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, luôn xâm hại
đến các quan hệ xã hội, phá vỡ những giá trị xã hội làm đảo lộn trật tự xã hội.
Tình hình tội phạm sẽ thay đổi và mất đi cùng với sự thay đổi hiện tượng xã
hội : kinh tế chính trị, tâm lý tư tưởng …
Nghiên cứu đặc điểm này mang lại những giá trị về mặt nhận thức và thực
tiễn cụ thể : khi giải thích về qui luật phát sinh và phát triển của tình hình tội phạm
luôn xuất phát từ những hiện tượng xã hội tồn tại trong sự tác động lẫn nhau với
tình hình tội phạm. Phòng ngừa tội phạm phải sử dụng các giải pháp xã hội tác
động đến các quan hệ xã hội.
b. Tình hình tội phạm là hiện tượng pháp lý hình sự
Tội phạm là khái niệm được định nghĩa bởi đạo luật hình sự, những hành vi
tạo nên tình hình tội phạm trong xã hội là những hành vi bị luật hình sự cấm đóan
bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt.
Tính pháp lý của tình hình tội phạm là dấu hiệu mang tính hình thức nhưng
lại có ý nghĩa rất quan trọng khi nghiên cứu và đánh giá về tình hình tội phạm trong
xã hội, cho phép chúng ta có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp
luật, các hành vi tiêu cực trong xã hội. Từ đó có thể xác định chính xác đối tượng
nghiên cứu của tội phạm học.
Sự thay đổi của pháp luật hình sự theo hứơng thu hẹp hay mở rộng phạm vi
trừng trị thì đều ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số cơ bản của tình hình tội phạm
trong thực tế.
Ví dụ : Việc buôn bán tem phiếu, rượu thuốc lá không còn được xem là tội
phạm trong bộ luật hình sự hiện nay. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường, tin học lại
trở thành những tội phạm chính thức mới.
Ý nghĩa:
Đánh giá tình hình tội phạm trong xã hội cần phải lưu ý đặc điểm pháp luật

hình sự, cần phải dựa vào những qui định của luật hình sự về tội phạm và người
phạm tội cũng như các dấu hiệu tội phạm khác.
5


Hòan thiện pháp luật hình sự cũng được xem là biện pháp tăng cường hiệu
quả phòng chống tội phạm trong xã hội.
c. Tình hình tội phạm là hiện tượng mang tính giai cấp
Bộ luật hình sự là sản phẩm của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.
Tình hình tội phạm là hiện tượng mang tính giai cấp, được thể hiện ở 3 vấn
đề sau:
Nguồn gốc giai cấp : tình hình tội phạm không phải là hiện tượng có trong
mọi xã hội lòai người mà nó chỉ ra đời cùng với sự xuất hiện sở hữu tư nhân, của sự
phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, sự ra đời của nhà nước và pháp luật
là khi có những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
Nội dung của tình hình tội phạm : chính giai cấp thống trị trong xã hội sẽ qui
định hành vi nào bị xem là tội phạm và hệ thống các biện pháp trừng trị căn cứ vào
tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi đó đối với lợi ích của giai cấp mình đồng
thời chhính giai cấp thống trị có tòan quyền đề ra những trình tự thủ tục áp dụng
cho các họat động điều tra truy tố xét xử các hành vi phạm tội và người phạm tội.
Khi tương quan về lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội thay đổi thì tình
hình tội phạm cũng có sự thay đổi. Và khi những mâu thuẫn giữa các giai cấp trong
xã hội được giải quyết thì tình hình tội phạm cũng được lọai trừ.
Khi nghiên cứu về tình hình tội phạm thì phải xem xét nó trong sự tương
quan về lợi ích của các giai cấp trong xã hội, phòng ngừa tội phạm phải kết hợp với
đấu tranh giai cấp và giảm thiểu những xung đột và mâu thuẫn trong xã hội.
d. Tình hình tội phạm là hiện tượng thay đổi theo quá trình lịch sử
Tình hình tội phạm không phải là hiện tượng bất biến trong xã hội mà nó có
sự thay đổi và mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định. Ví dụ Tình trạng
mua bán tem phiếu thời kinh tế tập trung.

Tình hình tội phạm có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của cáchình
thái kinh tế xã hội khác nhau trong lịch sử, và ngay trong cùng 1 hình thái kinh tế
xã hội nếu có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp thì tình
hình tội phạm cũng có sự thay đổi.

6


Số lượng các hành vi bị coi là tội phạm trong những giai đọan lịch sử khác
nhau là có sự khác nhau.
Tình hình tội phạm luôn có sự vận động và thay đổi từ đơn giản đến phức tạp
từ thô sơ đến tinh vi hiện đại, sự thay đổi này được thể hiện trong phương thức thủ
đọan công cụ, phuơng tiện phạm tội ở những giai đọan lịch sử khác nhau là có sự
khác nhau.
Ví dụ Tội phạm với các phương thức phạm tội mới : ăn cắp mã số thẻ tín
dụng bằng cách dùng camera, hacking trên mạng Internet …
Nghiên cứu tình hình tội phạm thì phải đặt nó trong từng điều kiện lịch sự để
có thể hiểu được bản chất của nó, qui luật hình thành và phát triển của nó để từ đó
có thể dự đóan được khuynh hướng vận động phát triển của tình hình tội phạm
trong tương lai và phòng ngừa tội phạm cũng phải được tiến hành cho phù hợp với
từng điều kiện lịch sử cụ thể và có thể thay đổi, hòan thiện các biện pháp phòng
ngừa cho phù hợp với sự thay đổi của lịch sử.
Ví dụ Phải có hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm do đây là xu thế
hiện đại : cựu thủ tướng Thái lan làThaksin quyết định cư trú ở Ả rập Xê út do
nước này chưa ký hiệp ước dẫn độ với Thái lan.
e. Tình hình tội phạm là hiện tượng tiêu cực và nguy hiểm cao
So với các hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội thì tình hình tội phạm vừa
mang tính tiêu cực vừa thể hiện sự nguy hiểm cao nhất cho xã hội vì nó gây ra
những thiệt hại về mọi mặt cho đời sống xã hội, được thể hiện ở 3 phương diện
( được định lượng khá rõ rệt ).

Thiệt hại về vật chất
Thiệt hại về thể chất : sinh mạng sức khỏe
Thiệt hại về tinh thần :
Ví dụ Hành vi vi phạm đạo đức không gây thiệt hại nhiều mặt như vậy, có
thể chỉ cần điều chỉnh bằng
Hành vi gây thương tích dưới 11% thì chỉ bị phạt hành chính
Đánh giá về tình hình tội phạm, việc nghiên cứu về tình hình tội phạm cần
phải xem xét các thiệt hại về nhiều mặt mà nó đã gây ra cho đời sống xã hội, phòng
7


ngừa tội phạm luôn phải được coi trọng và ưu tiên trong các chương trình và kế
họach của quốc gia cũng như từng địa phương.
Ví dụ Kế họach phòng chống tội phạm phải được xem là kế họach cấp nhà
nước à chương trình hỗ trợ Tết cho người nghèo của nhà nước do thiếu cơ chế
phòng chống tội phạm nên đã xảy ra nhiều tiêu cực trong quá trình thực hiện
f. Tình hình tội phạm là hiện tượng được hình thành từ 1 thể thống nhất
của các tội phạm cụ thể.
Thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa lượng và chất, giữa tình hình tội
phạm và các tội phạm cụ thể cũng như tác động qua lại của chúng.
Tình hình tội phạm được nhận thức ở mức độ chung khái quát và biện chứng
từ những hành vi phạm tội cụ thể. Sự biến đổi của 1 tội phạm cụ thể sẽ kéo theo sự
thay đổi của nhóm tội lọai tội và tình hình tội phạm nói chung trong xã hội.
Ví dụ Tội phạm ma túy tăng thì sẽ kéo theo sự gia tăng của nhóm tội xâm
phạm tài sản, xâm phạm tính mạng sức khỏe. Tội phạm tham nhũng gia tăng thì sẽ
kéo theo sự gia tăng của nhóm tội khác như hành chính, trật tự công cộng, kinh tế.
Phòng ngừa tội phạm trong xã hội cân có sự kết hợp giữa những biện pháp
phòng ngừa chung với biện pháp phòng ngừa riêng và phòng ngừa cá biệt các tội
phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất.
g. Tình hình tội phạm là hiện tượng tồn tại trong 1 địa bàn và trong 1

khỏang thời gian xác định
Tình hình tội phạm xuất hiện gắn bó chặt chẽ với các đặc điểm của địa bàn
của lĩnh vực họat động cụ thể và trong 1 khỏang thời gian xác định. Tính không
gian thời gian sẽ xác định tính cụ thể của khái niệm tình hình tội phạm
Ví dụ: Phỉ chỉ xuất hiện ở khu vực biên giới, hải đảo, cao nguyên.
Nhận thức về tình hình tội phạm cần phải xuất phát từ đặc điểm địa bàn và
thời gian phát sinh tình hình tội phạm. Phòng ngừa tội phạm cũng cần phải phát
huy khả năng và lợi thế vốn có của từng địa bàn có tình hình tội phạm đang tồn tại.
Ví dụ Phòng ngừa tội phạm trong ngành hải quan ( buôn lậu, hối lộ ) khác
với ngành kiểm lâm ( phá rừng, tiếp tay cho lâm tặc ).

8


4. Các nội dung của tình hình tội phạm:
Các nội dung – bộ phận hợp thành của tình hình tội phạm có quan hệ, ảnh
hưởng đến nhau ở mức độ nhất định, tạo nên bức tranh tổng thể về tội phạm – tình
hình tội phạm. Các bộ phận hợp thành của tình hình tội phạm bao gồm: Thực trạng
của tình hình tội phạm, diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm, cơ cấu của
tình hình tội phạm, tính chất của tình hình tội phạm. Các bộ phận hợp thành này có
hai loại:
+ Đặc điểm về lượng của tình hình tội phạm bao gồm: thực trạng và diễn
biến của tình hình tội phạm.
+ Đặc điểm về chất của tình hình tội phạm bao gồm: cơ cấu và tính chất của
tình hình tội phạm.
a. Thực trạng của tình hình tội phạm:
Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng hợp các số liệu về vụ phạm tội đã
xảy ra, số lượng người thực hiện các tội đó và số lượng người được coi là nạn nhân
trên một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định.
Để có cái nhìn khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng của tình

hình tội phạm, người nghiên cứu trước hết cần phải đồng thời phải dựa vào số liệu
về tội phạm rõ và số liệu về tội phạm ẩn. Sở dĩ phải có sự kết hợp này vì không
phải mọi tội phạm xảy ra trên thực tế đều bị phát hiện và bị xử lý hình sự. Có khá
nhiều tội phạm xảy ra trên thực tế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên
không bị phát hiện và do vậy, không bị xử lý về hình sự.
• Vấn đề thứ nhất – Tội phạm rõ:
Hiện nay, nhin chung, đa phần các tài liệu tội phạm học lưu hành ở Việt Nam
đều cho rằng tội phạm rõ là tội phạm đã bị điều tra, truy tố, xét xử về hình sự và có
trong thống kê hình sự. Như vậy, thời điểm để xác định tội phạm rõ là khi tội phạm
bị đưa ra xét xử về hình sự và có trong thống kê hình sự hay nói cách khác, con số
về tội phạm được thống kê chính thức bởi cơ quan Tòa án là tội phạm rõ. Số liệu
này được cơ quan Tòa án thống kê hàng năm. Sở dĩ có quan điểm về thời điểm xác
định tội phạm rõ như vậy là vì các tài liệu này đều cho rằng thống kê xét xử hình sự
của Tòa án có tính chính xác cao, ổn định vì đây là giai đoạn cuối cùng của quá
9


tình chứng minh. Mặt khác, thực tế cũng cho thấy số người bị Tòa án xử oan là hãn
hữu.
Tuy nhiên, theo TS. Dương Tuyết Miên lại có quan điểm khác về tội phạm
rõ mà thực chất chính là thời điểm xác định tội phạm rõ. Thời điểm được coi là tội
phạm rõ khá sớm ngay từ khi cơ quan cảnh sát nhận được tin báo về tội phạm và có
sự xác nhận của cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác là hành vi đó vi
phạm pháp luật. Sở dĩ xác định thời điểm tội phạm rõ như vậy vì Tiến sĩ cho rằng
thống kê của cơ quan cảnh sát phản ánh đầy đủ, bao quát hơn số liệu xét xử hình sự
của Tòa án vì nhân tố quan trọng phản ánh thực trạng của tình hình tội phạm chính
là số vụ án hình sự xảy ra trên thực tế.
Mặc dù số liệu xét xử của Tòa án có hạn chế nhất định nhưng khi đánh giá
về thực trạng về tình hình tội phạm vẫn cần tham khảo số liệu này để thấy rõ sự
chênh lệch về số vụ án xảy ra trên thực tế và số vụ án được đưa ra xét xử hình sự.

Từ đó, cơ quan chức năng sẽ đánh giá về hiệu quả hoạt động của mình để có những
cải cách cần thiết thúc đẩy công tác phát hiện tội phạm cũng như hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử có hiệu quả.
• Vấn đề thứ hai – Tội phạm ẩn:
Thuật ngữ tội phạm ẩn do Adolphe Quetelet, nhà thiên văn học, toán học, xã
hội học của Bỉ đưa ra lần đầu tiên vào năm 1830. Chính Adolphe Quetelet là người
đầu tiên đã đưa ra thuật ngữ “dark figure of crime” và là người dày công nghiên
cưu tội pham ẩn cũng như vấn đề thống kê tội phạm.
Nghiên cứu về thực trạng của tình hình tội phạm không chỉ dựa vào con số
về tội phạm rõ mà còn phải dựa vào việc đánh giá về tội phạm bởi số liệu tội phạm
rõ chỉ phản ánh được phần nào tình hình tội phạm. Nhiều nhà tội phạm học cho
rằng, số lượng tội phạm ẩn lớn hơn 6 đến 10 lần tội phạm rõ. Điều này có nghĩa là
số lượng tội phạm “nằm trong bóng tối” không bị trừng trị bởi pháp luật chiếm tỉ lệ
đáng kể trong tổng số tội pham, dẫn đến việc các nhà tội phạm học và xã hội học
đưa ra thuật ngữ tội phạm ẩn và nghiên cứu về nó.
Có nhiều quan niệm về tội phạm ẩn nhưng đa số nhắc tới hai đặc tính của nó.
Đó là:
10


+ Chưa được tường thuật hoặc chưa bị phát hiện;
+ Không có trong thống kê hình sự chính thức.
Theo quan điểm của TS.Dương Tuyết Miên thì tội phạm ẩn được hiểu như
sau: Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên thực tế
nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện
(một cách chính thức) và do vậy chưa bị đưa ra xét xử, chưa có trong thống kê
hình sự chính thức.
Khi nghiên cứu về thực trạng của tình hình tội phạm, ngoài việc làm sáng tỏ
tội phạm rõ và tội phạm ẩn, người nghiên cứu còn phải làm sáng tỏ các vẫn đề sau:
+ Chỉ số tội phạm: Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến tội

phạm trong dân cư. Khi đánh giá tình trạng của tình hình tội phạm không thể bỏ
qua chỉ số tội phạm, nhất là khi đánh giá thực trạng của tình hình tội phạm qua các
khoảng thời gian khác nhau trên một địa bàn hoặc ở các địa bàn khác nhau trong
cùng khoảng thời gian nhất định, Chỉ số tội phạm được tính theo tỉ lệ số tội phạm
(hoặc vụ phạm tội) trên 100.000 người dân (hoặc 10.000 dân). Cần lưu ý là chỉ số
tội phạm luôn được xác định gắn liền với một địa bàn nhất định và trong khoảng
thời gian nhất định. Ví dụ số vụ phạm tội cướp tài sản trên địa bản tỉnh N là 535 vụ
trong năm 2007. Dân cư của tỉnh N năm 2007 lad 320.000 người. Do đó chỉ số
cướp tài sản trên địa bàn tỉnh N năm 2007 sẽ là: (535 x 100.000) : 320.000 = 1.66.
+ Thông số về nạn nhân: Thông số về nạn nhân đóng vai trò quan trọng trong việc
mô tả thực trạng của tình hình tội phạm. Để làm sáng tỏ thông số về nạn nhân cần
làm rõ các vấn đề sau đây: Số lượng nạn nhân; Thông tin về đặc điểm nhân thân
của nạn nhân; Thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu như thiệt hại về thể chất, vật
chất, tâm lý; Tình huống trở thành nạn nhân. Những thông tin này rất quan trọng
đối vói cơ quan hoạch định chính sách phòng ngừa nhằm giúp các cơ quan này đưa
ra những giải pháp phù hợp với thực tế cũng như phải có biện pháp cảnh báo người
dân để họ chủ động phòng tránh không trở thành nạn nhân của tội phạm.
b. Diễn biến của tình hình tội phạm:
Khái niệm: Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm
xét về mức độ và tính chất theo thời gian trong đơn vị thời gian xác định.
11


Diễn biến tội phạm là một trong những nội dung của tình hình tội phạm mà việc
phân tích nội dung này cho phép dự đoán xu hướng vận động của tội phạm trong
thời gian tiếp theo. Diễn biến của tìn hình tội phạm có thể là diễn biến của tội phạm
nói chung hay diễn biến của một nhóm tội cụ thể hay một tội phạm cụ thể nào đó.
Yếu tố tác động: Diễn biến của tình hình tội phạm có thể bị thay đổi do tác
động của hai loại yếu tố:
- Các yếu tố xã hội: sự tăng trưởng hay thoái hóa của nền kinh tế, vấn đề di dân, sự

gia tăng dân số ở các thành phố lớn, sự chênh lệch mức sống của người dân…
- Sự thay đổi về mặt pháp lí trong đó, sự thay đổi của pháp luật hình sự trong việc
mở rộng hoặc thu hẹp tội phạm cũng như biện pháp xử lí hình sự cũng ảnh hưởng
đáng kể đến xu hướng vận động của tội phạm.
Phương pháp đánh giá diễn biến tình hình phạm tội: Khi đánh giá tình
hình tội phạm phải đánh giá tình hình tội phạm thực, bao gồm cả tội phạm rõ và tội
phạm ẩn. Đặc biệt, khi đánh giá diễn biến của tội phạm lại càng phải chú ý điều
này. Đánh giá diễn biến của tội phạm khi dựa trên số liệu tội phạm rõ chỉ đảm bảo
độ chính xác khi độ ẩn có sự ổn định tương đối.
Hiện nay, khi nói đến diễn biến của tội phạm, các tác giả nghiên cứu thường chỉ đề
cập đến sự diễn biến về mức độ. Theo đó, các số liệu được dùng để đánh giá diễn
biến chỉ được bó hẹp trong hai loại số liệu là số liệu về tổng tội phạm đã xảy ra và
tổng người phạm tội đã thực hiện các tội phạm đã xảy ra đó.
Nghiên cứu diễn biến của tội phạm, ngoài việc đánh giá xu hướng vận động của tội
phạm xét về đặc điểm định lượng còn đòi hỏi phải so sánh các số liệu phản ánh
thực trạng của tội phạm xét về tính chất (đặc điểm định tính). Đây là đòi hỏi phức
tạp hơn nhưng cũng quan trọng hơn. Khi nghiên cứu diễn biến của tội phạm xét về
đặc điểm định lượng, chỉ cần đánh giá hai loại số liệu - số liệu về tổng tội phạm và
số liệu về tồng người phạm tội. Đó là yêu cầu chung của tất cả các trường hợp được
nghiên cứu. Nhưng khi nghiên cứu diễn biến của tội phạm xét về đặc điểm định
tính thì vấn đề không đơn giản như vậy. Người nghiên cứu phải tự dự kiến các dữ
liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về tính chất cần được so sánh – so sánh
để thấy được xu thế vận động. Đó có thể là các số liệu hàng năm trong phạm vi
12


nghiên cứu về loại tội (tỉ lệ tội cố ý, tỉ lệ tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng…); về hình thức phạm tội (tỉ lệ vụ phạm tội với hình thức đồng phạm, đồng
phạm có tổ chức), về công cụ, phương tiện phạm tội (tỉ lệ các vụ phạm tội sử dụng
vũ khí, vũ khí nóng…), về thủ đoạn phạm tội (tỉ lệ vụ phạm tội có sử dụng quyền

hạn, chức vụ…)
c. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm:
Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm là những đặc điểm về chất của
tình hình tội phạm. Giữa cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm có quan hệ mật
thiết với nhau. Trên cơ sở tìm hiểu về cơ cấu theo những tiêu chí khác nhau thì
người nghiên cứu có thể rút ra những đặc điểm đặc trưng, có tính chất nổi bật của
tình hình tội phạm.
Nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm thực chất là tìm hiểu nội dung bên
trong của tình hình tội phạm, tìm ra những điểm riêng biệt của nó. Cơ cấu của tình
hình tội phạm là tỉ trọng, mối tương quan giữa nhân tố bộ phận và tổng thể của
tình hình tội phạm trong khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất định. Tùy
theo mục đích nghiên cứu mà người nghiên cứu có thể xác định nhân tố bộ phận
cũng như tổng thể là gì đê từ đó tìm ra tỷ trọng cũng như mối tương quan tương
ứng. Cơ cấu của tình hình tội phạm có thể dược xác định theo những tiêu chí sau:
+ Cơ cấu của THTP theo tên chương các tội phạm cụ thể của BLHS: loại cơ
cấu sẽ được tính theo tỷ trọng giữa các tội của từng chương đã xáy ra với tổng số
các tội phạm đã xảy ra. Loại cơ cấu này thường dùng để xác định THTP nói chung.
+ Cơ cấu của THTP theo tội danh cụ thể của BLHS: loại cơ cấu này thường
được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm của nhóm tội nào đó.
+ Cơ cấu của THTP theo phân loại tội phạm – tội ít nghiêm trọng, tội
nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 8 khoản 3
BLDS). Loại cơ cấu này xác định từng loại tội phạm chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong
tổng số các 4 lọai tội phạm nói trên. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu số người phạm
từng loại tội chiếm tỷ lệ như thế nào trong tổng số người phạm 4 loại tội đó. Loại
cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung hoặc tình
hình tội phạm của nhóm tội hoặc một tội danh cụ thể nào đó.
13


+ Cơ cấu của THTP theo hình thức lỗi. Theo loại cơ cấu này, sẽ xác định

loại tôi phạm cố ý, vô ý xảy ra chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy
ra; cũng như số người phạm tội cố ý hoặc vô ý chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng
số người phạm tội của các tội với các hình thức lỗi khác nhau. Loại cơ cấu này
thường được xác định khi nghiêm cứu tình hình tội phạm nói chung hoặc tình hình
tội phạm của một nhóm tội nào đó.
+ Cơ cấu của THTP theo hình thức phạm tội. Theo loại cơ cấu này, sẽ xác
định tội phạm xảy ra dưới hình thức đồng phạm, đơn lẻ và nhất là phạm tội có tổ
chức chiểm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra. Loại cơ cấu này được
xác định khi nghiêm cứu tình hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội phạm của
nhóm tội phạm một tội danh cụ thể nào đó.
+ Cơ cấu của THTP theo địa bàn phạm tội. Theo loại cơ cấu này, sẽ xác
định tội phạm xảy ra ở thành phố lớn, tội phạm xảy ra ở nông thôn chiếm tỉ lệ bao
nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra trên thực tế, … Loại cơ cấu này được xác
định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội phạm của
nhóm tộ hoặc một tội cụ thể nào đó.
+ Cơ cấu của THTP theo loại hình phạt áp dụng cho người phạm tội. Loại
cơ cấu này xác định từng loại hình phạt được áp dụng chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong
tổng số hình phạt được áp dụng, Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình
hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội phạm của nhóm tội hoặc một tội danh
cụ thể.
+ Cơ cấu của THTP theo dạng thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Theo
loại cơ cấu này xác định thiệt hại về thể chất, tài sản chiềm tỉ lệ bao nhiêu % trong
tổng số các vụ án đã xảy ra. Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình
hình tội phạm nói chung.
+ Cơ cấu của THTP theo đặc điểm về nhân thân của người bị kết án. Loại
cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung, tình hình
tội phạm của một nhóm tội hoặc của một tội danh cụ thể nào đó.
+ Cơ cấu của THTP theo động cơ phạm tội. Loại cơ cấu này được xác định
khi nghiên cứu tình hình tội phạm của nhóm tội hoặc một tội cụ thể nào đó.
14



+ Cơ cấu của THTP theo đặc điểm của công cụ, phương tiện, thời gian
phạm tội. Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm của
một tội danh nào đó.
+ Cơ cấu của THTP theo đặc điểm mối quan hệ của nạn nhân với người
phạm tội. Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm của
một tội danh cụ thể nào đó.
Để biểu đạt cơ cấu của THTP được sinh động, rõ nét, người nghiên cứu nên
sử dụng các bảng thống kê và đặc biệt là biểu đồ thống kê phù hợp. Điều này sẽ
giúp cho người đọc dễ dàng nhận biết được cơ cấu của tình hình tội phạm theo tiêu
chí đánh giá. Tính chất của tình hình tội phạm được làm sáng tỏ sau khi đã có sự
nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm. Chỉ khi cơ cấu của tình hình tội phạm
một cách kĩ lưỡng theo các tiêu chí khác nhau thì tính chất của tình hình tội phạm
càng định hình rõ nét, “bức tranh” về tội phạm càng thêm được sáng tỏ.
Tính chất của tình hình tội phạm phản ánh những đặc điểm đặc trưng, nổi bật
nhất trong cơ cấu của tình hình tội phạm. Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ
có định hướng tập trung trong việc tìm ra nguyên nhân của tội phạm cũng như có
giải pháp phòng ngừa tội phạm sát với thực tế. Ví dụ qua tìm hiểu cơ cấu của tình
hình tội phạm về ma túy (trên địa bàn tỉnh X) theo hình thức phạm tội, người
nghiên cứu sẽ phát hiện được tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm
chiếm tỉ lệ 75%, tội phạm thực hiện dưới hình thức đơn lẻ là 25%, từ đó rút ra tính
chất của tình hình tội phạm về ma túy là đặc trưng bởi hình thức đồng phạm, từ đó
có những giải pháp phòng ngừa tập trung đối với các băng nhóm tội phạm ma túy.

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Tình hình tội phạm là hiện tượng cũng giống như bao hiện tượng khác của
thế giới khách quan, khi hình thành và tồn tại trong xã hội thì nó là một chỉnh thể,
tức là bao giờ cũng có hai mặt: Mặt bản chất và mặt bộc lộ bản chất đó. Đây là
thuộc tính của thế giới vật chất. Qua nghiên cứu về tình hình tội phạm là đã nghiên

cứu phần nào về tội phạm học.
15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Khái niệm tình hình tội phạm với những hệ lụy của sự dễ tính trong khoa
học”, TS. Phạm Văn Tỉnh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11 (259)/2009,
tr.61-65.
2. “Khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm dưới góc độ của tội phạm
học”, TS. Phạm Văn Tỉnh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2007, tr. 73-79.
3. “Bàn về tình hình tội phạm”, TS. Dương Tuyết Miên, Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 24, tháng 12/2007, tr.5-12.
4. “Giáo trình Tội phạm học”, TS, Dương Tuyết Miên (chủ biên), Nxb.
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.
5. “Giáo trình Tội phạm học”, GS-TS. Võ Khánh Vinh, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2008.
6. “Giáo trình Tội phạm học”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2012.
7. “Giáo trình Tội phạm học”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2003.
8. TS. Dương Tuyết Miên, “Tội phạm học nhập môn”, Nxb.CAND, Hà Nội,
2009.
9. Thạc sĩ Phạm Văn Tỉnh, ”Một số vấn đề lý luận tình hình tội phạm Việt
Nam”, Nxb. Tư pháp, 2007.
10. Bộ nội vụ, tổng cục cảnh sát nhân dân, đề tài KX. 04. 14, ”Tội phạm ở
Việt
Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, Nxb. CAND, 1994
11. Hocvientuphap.edu.vn.

16




×