Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sự ra đời, hình thành và phát triển của opera qua các thời kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.58 KB, 11 trang )

GIỚI THIỆU VỀ OPERA
A/ Khái quát về Opera:
Opera tiếng Latin là số nhiều của từ opus (tác phẩm).Opera là một loại hình nghệ
thuật tổng hợp. Trong opera có sự kết hợp giữa sân khấu và âm nhạc; sự tham gia
của các ca sỹ độc tấu, hợp xướng, dàn nhạc cùng với những loại hình nghệ thuật vô
cùng đa dạng khác như ballet, mĩ thuật, diễn xuất của những diễn viên…
Tchaikovsky đã từng nhận xét: “opera có sức hấp dẫn mãnh liệt là bởi vì chỉ có
opera mới cho ta có cơ hội được tiếp xúc với đông đảo khán, thính giả”.
Opera mang dấu ấn của thời đại, opera phơi bày hiện thực xã hội, là tiếng thét của
nhân dân lao động, là sự vùng lên của những số phận bị đè nén, là niềm khát khao tự
do cháy bỏng. Bên cạnh đó opera còn thể hiện được những gì chân thành nhất, sâu
thẳm nhất của tình yêu lứa đôi, tình bạn bè thắm thiết, tình mẫu tử bao la và tình yêu
quê hương, đất nước.
Opera ra đời tại Florence, Ý vào cuối thế kỉ 16, thời buổi giao thời giữa thời kì Phục
hưng và thời kì Baroque. Sự ra đời của opera không chỉ có ý nghĩa tăng thêm một
thể loại mới cho nghệ thuật âm nhạc, quan trọng hơn opera đã trở thành nhân tố thôi
thúc, phát triển và hoàn thiện hệ thống mới và các thể loại mới trong thời kì Baroque.
Thể loại giao hưởng bắt nguồn từ những đoạn dạo đầu trong các vở opera (tiếng Ý là
sinfonia) hay những đoạn cadenza cho những nghệ sĩ piano hay violin thể hiện kĩ
thuật thì xuất phát từ những đoạn hát khoe kĩ xảo của những ca sĩ opera.
Opera là một thể loại kịch trong đó tất cả hoặc hầu hết các nhân vật đều hát và cùng
với dàn nhạc tạo nên một thể thống nhất.Một trong những định nghĩa về opera là
dramma per musica (kịch thông qua âm nhạc).Có một vài từ gần đồng nghĩa với
Opera như music - drama hay music - theatre.
Opera là một tác phẩm có cốt truyện có thể gồm 1 hoặc nhiều màn, trong 1 màn có
thể có 1 hoặc nhiều cảnh. Operetta là một biến thể của opera với qui mô nhỏ hơn và
nội dung có tính chất nhẹ nhàng, vui vẻ.
Opera gồm có 2 phần chính: phần nhạc (music) và phần lời (libretto). Thường khi
các nhạc sĩ sáng tác opera, họ thường nhờ các nhà văn, nhà viết kịch sáng tác phần
lời trước rồi sau đó mới dựa vào đó để viết nhạc. Chỉ có rất ít các nhạc sĩ tự viết lời
cho opera của mình như Wagner, Mussorgsky, Leoncavallo…


Opera là một thể loại mới mang tính sáng tạo thực sự. Cho dù có tính kế thừa, song
opera đã chứa trong mình linh hồn tư tưởng nhân văn.Chủ nghĩa nhân văn thẩm thấu
trong đề tài, chủ đề, nhân vật, ca từ và âm nhạc của opera.Mặt khác opera chú trọng
sự biểu hiện, truyền đạt chân thật những tình cảm, tư tưởng con người, khắc họa hình
tượng âm nhạc có cá tính, tình tiết xung đột mang tính kịch mạnh mẽ. Một loại hình
nghệ thuật như vậy rõ ràng là một sự kiện sáng tạo mang tính khởi xướng trong lịch
sử âm nhạc thế giới.
B/ Sự ra đời, hình thành và phát triển của opera qua các thời kì:
I/ Thời kì Phục hưng và Baroque:
1/ Opera ra đời và phát triển ở Ý:


Opera ra đời là do nhu cầu giải trí của giới quý tộc Ý thời kỳ cuối thế kỷ 16. Một
người trong số họ, ca sĩ – nhạc sĩ Jacopo Peri (1561 - 1633) đã sáng ra vở
opera Dafne vào năm 1597 với phần lời của nhà thơ Ottavio Rinuccini - được coi là
vở opera đầu tiên trong lịch sử âm nhạc. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại phần ca từ
của vở opera này. Vào năm 1600, Peri và Rinuccini lại cùng nhau sáng tác Euridice,
vở opera này còn được lưu giữ đến ngày này. Từ đó Florence trở thành nơi tập trung
của những nhà soạn nhạc opera, ngoài Peri, ta còn có thể kể đến một số nhạc sĩ khác
như Giulio Caccini, Pietro Strozzi, Marco da Gagliano hay Vincenzo Galilei (cha
của Galileo Galilei). Những vở opera trong thời kì sơ khai này chú trọng ca từ và coi
phần nhạc chỉ là vai phụ cho ca từ. Họ chú trọng đến âm nhạc đơn điệu (monody) và
lên án âm nhạc phức điệu (polyphony) làm méo mó ca từ. Chính họ cũng là người đã
sáng tạo ra phong cách recitativo (hát nói) rất phổ biến sau này.
Opera đã tỏ ra rất phù hợp giới quí tộc Ý. Và không chỉ ở Florence, nghệ thuật opera
đã bắt đầu lan tỏa ra những thành phố khác. Đầu tiên là tại Rome, một số thành viên
trong nhóm Camarata đã chuyển đến Rome sinh sống và sáng tác. Nổi tiếng nhất
trong số này là nhạc sĩ Stefano Landi (1587 - 1639) với vở opera Sant'Alessio (1632)
Đặc điểm của opera Rome là chủ yếu mang đề tài tôn giáo, thần thoại và tính chất
âm nhạc giữa aria và recitativo khác nhau khá rõ ràng.

Sau Rome là Venice, tại đây lần đầu tiên opera được công diễn bán vé để mọi tầng
lớp có thể vào xem.Venice cũng là nơi đầu tiên trên thế giới xuất hiện nhà hát công
cộng - nhà hát Teatro San Cassiano (1637).Và như vậy, opera không còn là trò giải
trí của riêng giới quí tộc nữa. Chính điều này đã khiến opera trở nên phổ cập và giúp
cho số lượng các vở opera được sáng tác tăng vọt. Tại đây đã xuất hiện một trong
những nhà cải cách opera vĩ đại trong lịch sử. Claudio Monteverdi (1567 - 1643) là
cây cầu nối giữa thời kỳ Phục hưng và Baroque. Cho đến tận ngày nay, nhiều vở
opera của Monterverdi như Il ritorno d'Ulisse in patria (1641) hay L'incoronazione
di Poppea (1642) vẫn còn được trình diễn. Monterverdi được coi là một trong những
nhạc sĩ có ảnh hưởng nhất đối với những thế hệ đi sau.Những nhạc sĩ khác thuộc
trường phái này là Pietro Francesco Cavalli (1602 - 1676) và Antonio Cesti (1623 1669).

Claudio Monteverdi

Claudio Monteverdi (1567 - 1643)

Alessandro Scarlatti (1660 - 1725)

Đến cuối thế kỉ 17 đầu thế kỉ 18, trung tâm opera của nước Ý chuyển từ Venice sang
Naples. Đặc điểm nổi bật nhất của những vở Neapolitan opera này là sự hài hước
nhẹ nhàng (mở đầu cho những vở opera buffa (opera hài hước) sau này).Nhạc sĩ nổi
tiếng nhất thời kì này là Alessandro Scarlatti (1660 - 1725).Neapolitan opera có
một vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử phát triển opera và ảnh hưởng tới toàn
bộ nền âm nhạc châu Âu thế kỉ 18.
2/ Sự phát triển opera tại các nước Pháp, Đức và Anh:


Pháp: Năm 1647, lần đầu tiên người dân Pháp tiếp cận thể loại opera khi vở Orfeo
của Luigi Rossi được công diễn tại Paris, tiếp theo đó là những vở opera của Pietro
Francesco Cavalli. Trước thời điểm này thì ở Pháp loại hình sân khấu chiếm vị trí

chủ đạo là ballet.Chỉ đến khi có sự xuất hiện của Jean-Baptiste Lully (1632 - 1687)
thì mới có sự ra đời của nền opera Pháp.
Tiếp nối Lully, Jean Philippe Rameau (1683 - 1764) cũng là một tác giả rất quan
trọng.Những nhạc sĩ sau này như Berlioz, Debussy đều đánh giá rất cao
Rameau.Cũng là một nhà phê bình âm nhạc hết sức xuất sắc, Rameau đã xây dựng
được một tư duy hòa thanh mới vì vậy phần khí nhạc trong opera của ông vô cùng
hiệu quả và độc đáo.Ông đã rất thành công trong việc đưa phức điệu vào trong
những vở opera của mình.Những vở opera của Lully và Rameau còn được gọi là
opera – ballet.

Jean-Baptiste Lully (1632 - 1687)

Jean Philippe Rameau (1683 - 1764)

Đức: Người sáng tác ra vở opera đầu tiên của nước Đức – vở Dafne (1627) là nhạc
sỹ Heinrich Schütz (1582 - 1672). Âm nhạc của vở opera này nói riêng và toàn bộ
tác phẩm của Schütz nói chung chịu ảnh hưởng từ 2 nhạc sỹ người Ý: Giovanni
Gabrieli (thầy dạy của ông ở Venice từ năm 1609 đến 1613) và Monteverdi. Nhiều
nhà hát opera được xây dựng tại Munich, Dresden và đặc biệt là Hamburg.
Anh: Nước Anh luôn háo hức đón chào và tiếp nhận nghệ thuật nước ngoài. Trước
khi xuất hiện opera, ở nước Anh vào cuối thế kỉ 16 thịnh hành kịch mặt nạ (masque),
chỉ đến khi một người xuất hiện thì nền opera Anh mới thực bắt đầu. Người đó chính
là Henry Purcell (1659 - 1695).Ông chính là người đã khai sinh ra nền opera Anh
với vở Dido and Aeneas (1689).
Sau khi Purcell qua đời, bẵng đi một thời gian dài nền opera Anh không có những
tác phẩm nào đáng kể. Chỉ đến khi có sự xuất hiện của nhà soạn nhạc vĩ đại George
Frideric Handel (1685 - 1759) thì nền opera Anh mới khôi phục được vị thế của
mình.
II/ Thời kì Cổ điển:
Trong thời kì này, opera chủ yếu phát triển tại Đức và Áo hay thậm chí là cả Pháp.

Còn opera Ý đã bị mất vị thế bá chủ và rơi vào giai đoạn khủng hoảng dù rằng các
vở opera bằng tiếng Ý vẫn được sáng tác đều đặn. Đây cũng là thời kì nền opera
châu Âu chia làm 2 thể loại chính: opera seria và opera buffa.
Opera seria phát triển từ Neapolitan opera với cốt truyện lấy từ đề tài lịch sử hoặc
thần thoại với âm nhạc mang tính chất trang trọng và rất phổ biến trong thời kì
Baroque. Tuy nhiên đến đầu thế kỉ 18, do kết cấu của opera seria trở nên quá nhàm
chán, các aria và recitativo luân phiên nhau xuất hiện. Nhà thơ người Ý Metastasio
trong thời gian này đã viết tới 30 kịch bản để các nhạc sĩ sáng tác opera. Điều này
khiến opera seria đâm vào ngõ cụt, khán giả quay lưng lại.Hơn nữa sân khấu opera


giờ đây chỉ là nơi để các ca sĩ castrato (ca sĩ bị hoạn) khoe giọng.Các castrato này
thỏa sức hát những gì họ thích, không hề quan tâm đến nội dung các vở opera cũng
như yêu cầu của nhạc sĩ.Chính vì vậy sân khấu opera châu Âu vào đầu thế kỉ 18 cần
có một sự thay đổi mang tính bước ngoặt.Trong bối cảnh đó opera buffa lên ngôi và
trở thành phong cách opera chủ đạo của thời kì Cổ điển.
1/ Sự lên ngôi của opera buffa và sự hình thành opera-comique và singspiel:
Cũng khởi nguồn từ Neapolitan opera, opera buffa đã trở thành đối trọng của opera
seria.Đặc điểm của opera buffa là phong cách dí dỏm, nhẹ nhàng lấy bối cảnh từ
chính cuộc sống thường nhật của người dân, châm chọc những người thuộc tầng lớp
trên nên dễ được quần chúng đón nhận.Về mặt âm nhạc, opera buffa sử dụng nhiều
các duet (khác với opera seria hay dùng aria) và coi trọng giọng bass, điều gần như
không xuất hiện trong opera seria.
2/ Christoph Willibald Gluck và sự cải cách vĩ đại:
Nhạc sĩ người Đức Christoph Willibald Gluck (1714 - 1787) là một nhà cải cách
opera vĩ đại. Tinh thần vĩ đại của Gluck được nhiều nhạc sĩ sau này tiếp thu và vai
trò lịch sử của ông đã được chính thức thừa nhận.

ChristophWillibaldGluck (17141787)


WolfgangAmadeusMozart (1756 - 1791)

3/ Wolfgang Amadeus Mozart:
Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Wolfgang Amadeus Mozart (1756 - 1791) là tác
giả của hơn 20 vở opera trong đó có nhiều vở đã trở thành những kiệt tác. Với tư
cách một nghệ sĩ piano thần đồng, thuở nhỏ Mozart đã đi biểu diễn tại rất nhiều nơi
và tiếp thu được tinh hoa của nhiều loại hình âm nhạc như những bài hát Neapolitan,
thủ pháp đối vị của Đức và các bản giao hưởng của Haydn. Những vở singspiel của
ông đã mở ra con đường phát triển cho opera lãng mạn Đức sau này.
4/ Ludwig van Beethoven và Fidelio:
Fidelio (1814) là vở opera duy nhất của Ludwig van Beethoven (1770 - 1827) và
cũng là tác phẩm khiến Beethoven tốn nhiều công sức nhất. Âm nhạc
của Fidelio gần với Gluck và Handel – người mà Beethoven rất kính trọng nhưng
mang chất lãng mạn rất cao.Chính vì vậy, có thể coi “Fidelio” là viên gạch đầu tiên
của opera Lãng mạn Đức.

Ludwig van Beethoven

Fidelio (1814)

III/ Thời kì Lãng mạn:
Thế kỷ 19, thời kì Lãng mạn là thời kỳ mà chủ nghĩa dân tộc lên cao nhất. Tính dân
tộc được bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết. Cùng với sự phát triển của văn học, hội hoạ,


âm nhạc cổ điển nói chung và opera nói riêng có sự thay đổi rất rõ rệt. Thời kì này
cũng chứng kiến sự hồi sinh ngoạn mục của opera Ý sau một thời gian dài khủng
hoảng nhưng các nước khác như Đức, Pháp, Nga, Czech... cũng có được những vở
opera đỉnh cao mang tính thời đại. Hơn nữa các qui tắc cũng dần dần bị phá bỏ tạo
nên sự đa phong cách trong âm nhạc, qui mô và nội dung tác phẩm. Đề tài thần thoại

và anh hùng ca phổ biến trong thời kì Baroque và Cổ điển dần dần được thay thế bởi
các câu truyện đời thường và những sự kiện xã hội. Các nhạc sĩ đã trở thành những
nhà soạn nhạc tự do, không phải lệ thuộc vào những nhà qúy tộc nên họ hoàn toàn tự
do trong công việc sáng tác của mình.
1/ Opera Lãng mạn Ý:
a) Bel canto:
Đầu thế kỷ 19, tại Ý sự xuất hiện của 3 nhạc sỹ: Rossini, Donizetti và Bellini với
các vở opera mang đậm phong cách bel canto đã để lại cho chúng ta một kho tàng vô
giá các tuyệt tác.
Thời kì này xuất hiện thêm một thuật ngữ: opera semiseria (opera nửa nghiêm).
Opera semiseria gần giống với opera buffa, có nhiều yếu tố hài hước nhưng nội dung
cảm động, có bối cảnh ở vùng đồng quê.Vở opera nổi tiếng nhất thuộc thể loại này
là Linda di Chamounix của Donizetti.

Linda di Chamounix

Gioacchino Rossini (1792 - 1868)

b) Giuseppe Verdi:
Rossini, Donizetti và Bellini vẫn là những nhạc sỹ chịu ảnh hưởng của opera thế kỷ
18 và các tác phẩm của họ thể hiện chủ nghĩa lãng mạn qua ca từ nhiều hơn là âm
nhạc.Chủ nghĩa dân tộc đã xuất hiện nhưng vẫn chưa được bộc lộ rõ rệt và chưa thể
thoát khỏi cái bóng của nước Áo (khi đó đang xâm lược và chiếm đóng nước Ý). Chỉ
đến khi một nhân vật vĩ đại xuất hiện thì nước Ý mới có một biểu tượng thật sự để
chống lại sự lấn át của người áo. Con người vĩ đại đã giương cao 2 lá cờ: chủ nghĩa
dân tộc và chủ nghĩa lãng mạn chính là Giuseppe Verdi.

Giuseppe Verdi

Nabucco ( 1842)


Giuseppe Verdi (1813 - 1901) là một nhạc sỹ thiên tài, người đã nói lên tiếng nói
của nhân dân, người đã cùng với những người con yêu nước đã chiến đấu để giành
thắng lợi trong cuộc chiến tranh với quân Áo vào năm 1848.Là người đã bị nhạc viện
Milano từ chối nhận vào học năm 1832 nhưng chỉ 10 sau, với sự ra mắt vở
opera Nabucco (1842) tại La Scala, Verdi đã trở thành biểu tượng không chỉ của
thành phố Milano mà còn của cả nước Ý.


c) Verismo:
Là một trường phái opera của Ý ra đời khi sự nghiệp của Verdi đã gần đi vào giai
đoạn cuối. Verismo (chân thực) là trường phái bao trùm lên nước Ý vào những năm
cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với mục đích phơi bày hiện thực trần trụi của xã hội
đương thời nhằm phản đối và đả kích những vở opera mang màu sắc thần thoại của
Wagner. Có rất nhiều nhạc sỹ nổi tiếng thuộc trường phái Verismo như Pietro
Mascagni (1863 - 1945) với Cavalleria rusticana (1890), Ruggero Leoncavallo
(1858 - 1919) với Pagliacci (1892), Umberto Giordano (1867 - 1948) với Andrea
Chenier (1896). Tuy nhiên nhạc sĩ nổi tiếng nhất phải kể đến đến Giacomo
Puccini (1858 - 1924). Là tác giả của nhiều vở opera nổi tiếng
như: Tosca (1900);Madama Butterfly (1904) và Turandot (1824).
2/ Opera Lãng mạn Đức:
Sau sự tiên phong của Beethoven, opera Lãng mạn Đức được nối tiếp bằng Weber và
đặc biệt là Wagner
Carl Maria von Weber (1786 - 1826) chính là người đưa opera lãng mạn Đức lên
đỉnh cao. Xuất phát điểm là một nghệ sỹ Piano tài năng và trong các chuyến lưu diễn
vòng quanh châu Âu của mình, bị cuốn hút bởi các vở opera của Mozart và Rossini
nên đã bắt tay vào sáng tác opera. Và thế là vào năm 1821 Der Freischütz - vở opera
Lãng mạn thực sự đầu tiên của Đức ra đời.Weber có ảnh hưởng rất to lớn đến
Wagner sau này.Có người thậm chí còn nhận xét, nếu như không có Weber thì cũng
chưa chắc đã có Wagner.

Là một hiện tượng vô cùng đặc biệt trong nền âm nhạc cổ điển thế giới, sự xuất hiện
của Richard Wagner (1813 - 1883) đã gây nên rất nhiều sự tranh cãi trong suốt thế
kỷ 19 và kéo dài cho đến tận bây giờ và không biết bao giờ mới chấm dứt. Người gọi
Wagner là thiên tài, kẻ lại dè bỉu gọi ông là thằng điên nhưng qua năm tháng thời
gian các vở opera dần dần chiếm lĩnh các nhà hát nổi tiếng và có một điều không có
gì phải bàn cãi là rất nhiều các nhạc sỹ sau này lại chịu ảnh hưởng từ ông.Ông chính
là người đưa opera Đức lên đến đỉnh cao nhất và là bậc thầy trong việc "giao hưởng
hóa opera".

Carl Maria von Weber (1786 - 1826)

Richard Wagner (1813 - 1883)

3/ Opera Lãng mạn Pháp:
Opera Lãng mạn Pháp có thể chia ra làm 3 dòng chính: opéra grande; opéra comique
và operetta.
a) Opéra grande:
Bắt nguồn từ Guillaume Tell của Rossini, opéra grande là những vở opera đồ sộ
thường có độ dài từ 4 - 5 tiếng và thường là 5 màn, trong đó hoàn toàn là hát không
sử dụng recitativo cũng như hội thoại. Trong opéra grande thường xuyên sử dụng


incidental music và ballet.Các tác giả tiêu biểu cho trường phái này là Meyerbeer và
Berlioz.
Ngoài hai nhạc sỹ trên còn có một số các nhạc sỹ khác cũng có những vở opéra
grande nổi tiếng, trong đó tiêu biểu làJacques Halevy (1799 - 1862) với La
Juive (1835).Cả hai nhạc sỹ Meyerbeer và Berlioz đều có ảnh hưởng đến Wagner
sau này.
b) Opéra comique:
Là thể loại opera phổ biến nhất của Pháp trong thế kỷ 19 và không hề có chút gì hài

hước ở trong thể loại này mặc dù có tên là comique.Trong opéra comique hoàn toàn
không sử dụng recitativo mà thay vào đó là hội thoại.
Đỉnh cao của opéra comique chính là Carmen (1875) của Georges Bizet (1838 1875).Bên cạnh Bizet, một người học trò khác của Halevy là Charles Gounod (1818
- 1893) cũng là tác giả của nhiều vở opera xuất sắc.Jules Massenet (1842 - 1912)
cũng là tác giả của nhiều opéra comique nổi tiếng
c) Operetta:
Nguồn gốc của operetta là các vở opera ngắn của thế kỷ 18. Đến thế kỷ 19, operetta
được dùng làm tên gọi chung để chỉ các vở opera có nội dung nhẹ nhàng, hài hước.
Ban đầu operetta chỉ có một màn sau này phát triển thành 2 hoặc thậm chí 3 màn.
Operetta phát triển mạnh nhất ở Pháp, sau đó ở Áo và một số nước khác tại châu Âu.
4) Opera Lãng mạn Nga và Czech:
Nền Opera lãng mạn Nga phát triển muộn hơn đôi chút so với các nước Ý, Đức hay
Pháp, tuy nhiên chính vì sự chậm trễ này mà nước Nga lại được thừa hưởng những
tinh hoa của các nước kia. Các vở opera của Nga luôn mang đậm dấu ấn của chủ
nghĩa dân tộc không chỉ vì nội dung các vở opera đều lấy từ các tác phẩm văn học
Nga mà còn vì chính quan điểm sáng tác của các nhạc sỹ.
IV/ Thời kì Hiện đại:
Thời kì Lãng mạn chấm dứt cũng gần với mốc xảy ra cuộc chiến tranh thế giới lần
thứ nhất (1914 - 1918), thời kì đề cao những cảm xúc đã cho thấy dấu hiệu suy tàn,
những mô hình sáng tác opera kiểu cũ đã không còn được mến mộ, mở ra một thời kì
mới vẫn còn trong giai đoạn tìm tòi và thử nghiệm. Lúc này, opera không còn là sản
phẩm của riêng châu Âu mà đã có những nhạc sĩ sáng tác opera người Mĩ. Những
khuôn mẫu cũ kĩ đã bị phá bỏ nhường chỗ cho những sự phá cách.
Vở opera đi tiên phong cho sự phá cách chính là Pelléas et Mélisande (1902)
của Claude Debussy (1862 – 1918).
Trong những năm đầu tiên của thế kỉ 20, sự xuất hiện của nhạc sĩ người
Đức Richard Strauss (1864 - 1949) được coi như sự nối nghiệp của Wagner. Thành
công đầu tiên mà Strauss gặt hái được là với 2 vở opera một
màn Salome (1905)vàElektra (1909).


Claude Debussy (1862 - 1918)

Richard Strauss (1864 - 1949)


Wagner còn có ảnh hưởng những nhạc sĩ thuộc trường phái Vienna mới là
Schoenberg, Webern và Berg.Trong đó, người có thành tựu lớn về opera nhất là nhạc
sĩ người Áo Alban Berg (1885 - 1935).Những vở opera của Berg cho thấy một sự
cách tân triệt để thông qua sự chối bỏ có suy nghĩ những hòa thanh phổ thông để
hướng tới những âm thanh gay gắt –điểm nổi bật của khuynh hướng chủ nghĩa biểu
hiện.
Ngoài những tìm tòi, khám phá mới, nhiều nhạc sĩ vẫn duy trì phong cách sáng tác
opera theo khuynh hướng dân tộc dù cho cũng có những sự cách tân nhất định. Ta có
thể kể đến nhạc sĩ Franz Lehár (1870 - 1948), nhà soạn nhạc Belá Bartok (1881 1945).
Nhà soạn nhạc Xôviết Dmitri Shostakovich (1906 - 1975) là tác giả của vở
opera Lady Macbeth of Mtsensk (1934) bị chính quyền Xô viết, đứng đầu là Stalin
phê phán nhưng hiện nay, vở opera được coi là một trong những vở opera xuất sắc
nhất của thế kỉ 20.
Nền opera Anh từ sau sự xuất hiện của Purcell và Handel đã bị trầm luân trong hơn
200 năm cho đến khi xuất hiệnBenjamin Britten (1913 - 1976) thì mới khởi sắc trở
lại. Được coi là nhà soạn nhạc hiện đại xuất sắc nhất nước Anh, ông là tác giả của
nhiều vở opera nổi tiếng, ngày nay được biểu diễn thường xuyên như: Peter
Grimes (1945), Billy Budd (1951) A Midsummer Night's Dream (1960), Death in
Venice (1973).
Trong phần cuối này, xin nói qua một chút về opera Mĩ - một nền opera còn rất non
trẻ. Từ cuối thế kỉ 19, đã có một số nhạc sĩ châu Âu sang làm việc tại Mĩ, mở đầu là
Dvorak. Trong những cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và đặc biệt là thứ 2, rất
nhiều những nhạc sĩ chọn nước Mĩ là nơi sinh sống của mình như Schoenberg,
Stravinsky, Bartok, Hindemith.Đây là điều rất tuyệt vời cho những nhạc sĩ bản xứ.
Họ có cơ hội được tiếp thu những tinh hoa của âm nhạc cổ điển châu Âu, đồng thời

sự kết hợp với kho tàng âm nhạc dân gian vô cùng phong phú của người da đỏ, da
đen đã khiến những sáng tác của họ trở nên mới lạ, độc đáo, không bị rập khuôn trở
thành bản sao mờ nhạt của những nhạc sĩ đến từ Cựu lục địa. Mở đầu cho trào lưu
này là vở The pipe of desire (1910) của Frederick Converse (1871 - 1940) – vở
opera đầu tiên của một nhạc sĩ Mĩ được biểu diễn tại Metropolitan Opera. Nhạc
sĩ Samuel Barber (1910 - 1981) cũng sáng tác 2 vở opera cho Metropolitan Opera
làVanessa (1958) và Antony and Cleopatra (1966). Tuy nhiên 2 nhạc sĩ đáng kể nhất
của Mĩ trong thế kỉ 20 phải kể đến Copland và Gershwin.Nhạc sĩ Aaron
Copland (1900 – 1990) – được suy tôn là “đỉnh cao của những nhà soạn nhạc Mĩ”.
Vở opera The tender land (1954) của ông là một tác phẩm tràn đấy sức sống, màu
sắc âm nhạc phong phú, đa dạng. Porgy and Bess (1935) của George
Gershwin (1898 - 1937) là vở opera của Mĩ gây được tiếng vang nhất tại châu Âu
khi được công diễn tại Milan, Ý vào năm 1955. Đây là vở opera kết hợp rất thành
công giữa nhạc cổ điển và nhạc jazz cũng như âm nhạc dân gian châu Mĩ, chủ yếu là
nhạc của người da đen. Khi công diễn lần đầu tiên, toàn bộ diễn viên là do người da
đen đảm nhiệm, điều chưa từng có trong tiền lệ Lịch sử opera.


BÌNH LUẬN VỞ OPERA CARMEN CỦA G.BIZET
Là học trò tại Nhạc viện Paris của Halevy, Bizet đã có những vở opera khá nổi tiếng
như Les pêcheurs de perles (1863) hay La jolie fille de Perth (1867) nhưng phải đến
khi Carmen xuất hiện thì Bizet mới thực sự trở thành tên tuổi sáng chói trong nền âm
nhạc lãng mạn Pháp.
Carmen là một vở kịch opera Pháp của Georges Bizet. Lời nhạc của Henri
Meilhac và Ludovic Halévy, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Prosper Mérimée, lần
đầu xuất bản năm 1845, tiểu thuyết này lại bị ảnh hưởng từ bài thơ tường thuật The
Gypsies (1824) của Alexander Pushkin. Mérimée đã đọc bài thơ trong tiếng Nga năm
1840 và đã dịch nó sang tiếng Pháp năm 1852.

G.BIZET


Vở Opera Carmen

Dựa trên truyên ngắn cùng tên của nhà văn Pháp Prosper Merimee hình tượng cô gái
Digan Carmen xinh đẹp đã đi vào lịch sử âm nhạc thế giới như là một biểu tượng của
khát vọng tự do và làm say mê biết bao người yêu nhạc trên toàn thế giới. Tuy nhiên
trong thời gian đầu khi trình diễn, Carmen đã bị các nhà phê bình chỉ trích rất nhiều
vì họ cho rằng ca ngợi một cô gái Digan bỏ anh này yêu anh kia như thế là quá lố
bịch. Qua năm tháng, những lời dị nghị đã bị xua tan và ngày nay Carmen đã trở
thành một trong vở opera được trình diễn nhiều nhất và tất nhiên được yêu thích
nhất.
Vở Carmen rất cải tiến trong kịch tính: các màn hài xen lẫn với các cảnh kịch opéra
truyền thống với chủ nghĩa hiện thực tuyệt đối. Sự tranh cãi đầu tiên, thậm chí trước
cả buổi khai diễn, là về những khía cạnh gây sốc của cốt truyện, dù Bizet và những
người viết lời đã giảm bớt một số yếu tố trong tiểu thuyết của Mérimée. Rắc rối
với Carmen là, tuy giữ lại những vẻ ngoài của thể loại, như ngôn ngữ thoại, nó
không chỉ lấy các nhân vật từ đời sống bình thường - một hạ sĩ, một cô gái gypsy
bừa bãi, một thần tượng thể thao - nó đã dám đề cập tới những tình cảm của họ một
cách nghiêm túc nhất.
Carmen sẽ luôn là một thách thức với những nữ nghệ sĩ vĩ đại nhất. Tính cách dễ dãi
của cô với đàn ông (như cô giải thích trong đoạn Habanera) hoàn toàn thuộc trong
nhân vật cô. Carmen ngả theo định mệnh và khoái lạc, sống hoàn toàn ở hiện tại.
Thuyết định mệnh của Carmen đã được thể hiện rõ trong cảnh bói bài, đã được Bizet
thay đổi nhiều, trong đó cô chấp nhận sự báo trước cái chết. Trong Màn I cô trả lời
Zuniga khi bị bắt bằng một đoạn dịch từ bài thơ của Pushkin: "J’aime un autre et je


meurs en disant que je l’aime" (Tôi yêu một người khác và tôi sẽ chết khi nói rằng
tôi yêu anh ta), và báo trước những câu cô sẽ nói ở cuối vở opera. Carmen là một
phụ nữ sẵn sàng dâng hiến hoàn toàn, nhận thức được mức độ những gì con người

phản ứng với quyết định này nhưng đổi lại cô sẽ yêu cầu điều tương tự từ người cô
yêu. Được thể hiện như một "người chủ tự do, độc lập với tất cả các quyết định của
mình", sức mạnh và khả năng thể hiện của Carmen, sự im lặng chấp nhận số phận
của cô, và đặc biệt của cái chết của cô cho thấy "sự kiểm soát nội tâm, sức mạnh của
tính khí, cá tính và vẻ đẹp..." của cô.
José không thích hợp với tính tình hay thay đổi của Carmen, thể hiện sự chung thuỷ,
không giống như những nhân vật nam khác trong vở, những người coi cô có thể là
thuộc về mình. José mơ rằng mình có thể sở hữu và bù đắp cho cô. Dòng dõi của
Don José và sự biến chất đạo đức của anh từ một người lính bình thường trọng danh
dự thành một tên cướp giết người đã được các nhà viết lời và soạn nhạc vẽ ra "từ một
người đồng loã sai trái với hành động chạy trốn của Carmen, tới đảo ngũ, kháng cự
bằng vũ khí với một sĩ quan và buôn lậu, tới giết người".
Các cảnh Carmen và José xuất hiện cùng nhau thể hiện những cung bậc trong mối
quan hệ của họ. Đoạn Seguidilla ở Màn I là sự quyến rũ, lần thứ hai ở Màn II là sự
xung đột, và lần cuối ở Màn IV —mà các nhà viết lời đã có một sự thay đổi khôn
ngoan khi đưa từ vùng núi non (Mérimée) đến bên ngoài trường đấu bò— là một sự
giải quyết bi kịch.
Micaëla và Escamillo, những nhân vật không nổi bật trong tiểu thuyết, đã không
được phát triển như hai vai chính; họ không ở ngoài vị trí trong một vở kịch opera
truyền thống.Micaëla thích hợp với tính cách của José và môi trường đạo đức của
anh trước khi anh gặp Carmen, trong khi Escamillo thể hiện một người đàn ông có
thái độ bình thường hơn với Carmen.Âm nhạc của Micaëla được phát triển từ các bài
thơ trữ tình opera của Gounod, trong khi Escamillo là một kiểu anh em trong âm
nhạc của Ourrias trong Mireille. Trong bài 'Toreador Song' của Escamillo (bài mà ca
sĩ bị đòi hỏi phải hát 'một cách ngốc nghếch'), Bizet đã biết rằng bài hát sẽ trở nên
nổi tiếng, nhưng bình luận rằng "Họ muốn những thứ rác rưởi của mình, và sẽ có
nó".
Vở opera công diễn lần đầu tại Opéra-Comique của Paris ngày 3 tháng 3 năm 1875,
Nhưng tới khi đã được diễn 48 lần kể từ lần đầu tiên, nó vẫn không mang lại nhiều
doanh thu cho Opéra-Comique. Gần cuối đợt diễn này, nhà hát đã tặng không vé để

tăng số khán giả. Bizet chết vì một cơn đau tim, lúc 37 tuổi, ngày 3 tháng 6 năm
1875, không bao giờ biết được vở Carmen sẽ trở nên nổi tiếng như thế nào. Tháng
10 năm 1875 nó được diễn ở Vienna, với thành công vang dội, bắt đầu con đường
đến với khán giả toàn thế giới. Mãi tới năm 1883 vở opera mới được diễn lại tại
Opéra Comique.
Từ những năm 1880 đây đã là một trong những vở opera được trình diễn nhiều nhất
trên thế giới và một yếu tố chính của vốn tiết mục opera. Carmenđứng hàng thứ tư


trong danh sách 20 vở opera được trình diễn nhiều nhất ở Bắc Mỹ của Opera
America.
Vở opera cuối cùng của Bizet không chỉ đã biến đổi thể loại kịch opéra từng ổn định
trong suốt nửa thế kỷ, mà nó còn rõ ràng đã tiêu diệt nó. Trong vòng vài năm, sự
phân biệt truyền thống giữa opera (nghiêm túc, anh hùng và hùng biện) và kịch opéra
(vô tư, tư sản và nhiều đàm thoại với nhiều đoạn hội thoại) đã biến mất. Hơn
nữa, Carmen đã nuôi dưỡng một phong trào vừa nổi tiếng vừa tai tiếng đầu tiên ở
Italia và sau đó ở những nơi khác: sự sùng bái chủ nghĩa hiện thực được gọi
là verismo.



×