Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.98 KB, 18 trang )

Mục Lục
MỤC LỤC..................................................................................................................................................... 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................................................................... 3
1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC .............................................................................................3
1.1 Khái niệm thừa kế theo di chúc.................................................................................................................. 3
1.2 Khái niệm di chúc và đặc điểm của di chúc........................................................................................... 3
1.3 Hình thức của di chúc..................................................................................................................................... 4
1.4 Người lập di chúc............................................................................................................................................. 5
1.5 Người thừa kế theo di chúc......................................................................................................................... 7
2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC.....................................................8
2.1 Một số quy định của pháp luật đối với di chúc có hiệu lực.............................................................8
2.2 Điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp........................................................................................... 9
2.3 Những yêu cầu khác đối với di chúc...................................................................................................... 11
3. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC HIỆN NAY..................................................12
3.1 Một vài số liệu thống kê về các vụ án dân sự được giải quyết trong cả nước.....................12
3.2. Những hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế di chúc....................................14
4. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC.......15
KẾT LUẬN................................................................................................................................................ 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 18
3. THÔNG BÁO 262/TB-VKSTC-V5 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM SÁT GIẢI
QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC HIỆN BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ THÔNG TƯ LIÊN TỊCH 04/TTLT DO
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO BAN HÀNH......................................................................... 18

1


M ở đầu
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, thừa kế tài sản là một quan
hệ pháp luật dân sự vừa mang tính đạo lý truyền thống vừa mang tính lợi ích
kinh tế. Chính vì vậy, việc thừa kế tài sản trong thực tiễn diễn biến rất phức


tạp.
Pháp luật dân sự quy định việc thừa kế tào sản có thể thực hiện theo luật hoặc
theo di chúc. Di chúc là sự bày tỏ ý chí của người để lại di sản nhằm định
đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của
mình cho một hoặc nhiều người sau khi người đó chết. Bộ Luật Dân sự Việt
Nam giành cả một Chương (Chương XXIII) với 28 Điều (từ Điều 646 đến
673) quy định về thừa kế theo di chúc. Trong đó quy định khá rõ các vấn đề
về thừa kế theo di chúc, qua thực tế hoạt động xét xử, có nhiều vụ án dân sự
tranh chấp tài sản thừa kế liên quan đến Di chúc. Chính vì vậy tôi xin chọn đề
bài “Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc” để làm bài tập
lớn học kỳ của mình, nhằm tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.

2


Gi ải quy ết v ấn đề
1.Một số vấn đề lý luận về thừa kế theo di chúc
1.1 Khái niệm thừa kế theo di chúc

Khi một người chết để lại tài sản thì việc dịch chuyển tài sản ấy cho người
còn sống theo phương thức thừa kế nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu
quá trình dịch chuyển này được thực hiện dựa trên ý chí của người đã chết thể
hiện trong di chúc mà họ để lại sẽ được gọi là Thừa kế theo di chúc, ngược
lại nếu sự dịch chuyển trên thực hiện theo hàng thứa kế, điều kiện và trình tự
thừa kế do pháp luật quy định gọi là Thừa kế theo pháp luật. Như vậy, thừa
kế theo di chúc là quá trình dịch di sản của người còn sống theo sự định đoạt
tự nguyện của người để lại di sản đã được thể hiện trong một di chúc có hiệu
lực pháp luật.
1.2 Khái niệm di chúc và đặc điểm của di chúc


• Khái niệm di chúc
Theo Điều 646 BLDS quy định “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân
nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc , do đó di chúc
phải tuân theo các điều kiện của một giao dịch dân sự nói chung và điều kiện
có hiệu lực của một di chúc nói riêng. Vì vậy một người muốn đinh đoạt tài
sản của mình bằng di chúc, cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp
luật về thừa kế theo di chúc.
• Đặc điểm di chúc
Một là, di chúc thể hiện ý chí của người để lại di chúc trong việc định đoạt
tài sản của mình. Tức là “sự thể hiện ý chí cá nhân” nên nó được hình
thành duy nhất bằng ý chí đơn phương của người để lại thừa kế. Qua việc
lập di chúc, cá nhân đó có ý định xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế.
3


Theo đó họ quyết định chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tài sản của
mình cho người đã được họ xác định trong di chúc mà không cần biết
người đó có nhận di sản của mình hay không.
Hai là, di chúc ghi nhận sự chuyển dịch tài sản của người để lại di sản cho
người được hưởng thừa kế sau khi người đó chết. Thông thường một
người chỉ lập di chúc trong trường hợp họ có một khối tài sản trước khi
chết mà muốn bằng ý chí của mình để định đoạt cho ai.
Ba là, di chúc chỉ được coi là hợp pháp nếu nó đáp ứng đầy đủ các điều
kiện do pháp luật quy định. Được quy định tại Điều 652 BLDS. Hiệu lực
của pháp luật của di chúc là di chúc được thể hiện trên thực tế theo đúng
nội dung và phù hợp với các quy định của pháp luật.
Bốn là, di chúc chỉ có hiệu lực pháp luật từ thời điểm người lập di chúc
chết. Việc lập di chúc là một loại giao dịch dân sự. Theo khoản 1 Điều 667
BLDS quy định “ Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.”

Năm là, Di chúc luôn trong tình trạng có thể bị người lập ra nó huỷ bỏ. Di
chúc chỉ là ý chí đơn phương của người lập ra nó, nên người lập di chúc
luôn luôn có quyền tự thay đổi nội dung đã định đoạt trong di chúc hoặc
huỷ bỏ di chúc đã lập. Như vậy, di chúc được lập khi người lập di chúc
còn sống, thì người thừa kế theo di chúc không có bất cứ quyền nào đối
với tài sản của người lập di chúc và họ cũng chưa chắc chắn sẽ được nhận
di sản đó hay không.
1.3 Hình thức của di chúc

Việc lập di chúc có thể tiến hành theo một trong hai hình thức: bằng văn bản
được gọi là di chúc viết ( di chúc bằng văn bản) hoặc thông qua lời nói ( được
gọi là di chúc miệng). Hình thức của di chúc là một trong những căn cứ để
xác định di chúc có hợp pháp hay không. Nói một cách khác đi, thông qua
hình thức của di chúc, người hưởng di sản thừa kế, cơ quan nhà nước có thẩm
4


quyền có được cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh.
• Hình thức của di chúc bằng văn bản
Theo quy định của pháp luật, tất cả các di chúc được thể hiện bằng văn bản
đều phải đáp từng các yêu cầu chung về nội dung, đồng thời mỗi một thể thức
cụ thể của di chúc viết phải tuân theo một trình tự tương ứng
Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người
làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc có chứng
nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã
và di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được Công chứng nhà nước
chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực
• Hình thức của di chúc miệng
Di chúc miệng là sự thể hiện ý chí thông qua lời nói của cá nhân, nhằm dịch
chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Theo khoản 1 Điều 651 quy định về di chúc miệng như sau “ Trong trường
hợ tính mạng của một người bị cái chế đe doạ do bệnh tật hoặc nguyên nhân
khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng”.
Như vậy, luôn tôn trọng và bảo đảm sự tự do ý chí của cá nhân về việc dịch
chuyển tài sản cho người khác , pháp luật nước ta thừa nhận cả di chúc miệng.
1.4 Người lập di chúc

Người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người trong di chúc và cho họ
hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình. Người lập di chúc là cá nhân
có đầy đủ năng lực hành vi, có các quyền sau:
- Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Người
lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức
nào. Quyền được định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thong qua
việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của người thưà kế thông qua việc họ
5


có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật mà không
cần nêu lý do trong di chúc.
- Phân định từng phần di sản cho từng người thừa kế, trong trường hợp có
nhiều người thừa kế. Người lập di chúc có thể phân chia di sản cho mỗi người
không nhất thiết phải ngang nhau mà không cần phải nêu lý do.
- Dành một phần tài sản trong khối tài sản để di tặng thờ cúng. Thờ cúng tổ
tiên là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, BLDS thừa nhận việc
người lập di chúc có quyền để lại di sản vào việc thờ cúng, cũng là sự ghi
nhận truyền thống đồng thời nó là nét đẹp đặc thù của pháp luật.
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản,
Việc chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
đều hoàn toàn tuân theo ý chí tự nguyện của người lập di chúc.

- Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc. Sửa
đổi di chúc tức là người lập di chúc có quyền thay thế một phần quyết định cũ
của mình đốí với phần di chúc trước đó. Bổ sung di chúc, tức là người lập di
chúc có quyền bổ sung di chúc đã lập, cũng như việc sửa di chúc, phần bổ
sung có thể không hợp pháp nếu như lúc bổ sung di chúc người đó không còn
minh mẫn hoặc nội dung của nó trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Thay thế di
chúc là việc người lập di chúc thay thế di chúc cũ không còn phù hợp với ý
chí của họ. Nếu di chúc được người để lại di sản lập vào các thời điểm khác
nhau mà nội dung của nó không mâu thuẫn với nhau thì tất cả các di chúc đều
có hiệu lực. Huỷ bỏ di chúc là việc người lập di chúc từ bỏ di chúc mình lập
ra bằng cách không công nhận di chúc mình lập ra là có giá trị, Người lập di
chúc có thể huỷ bỏ di chúc bằng cách: tự tiêu huỷ tất cả di chúc đã lập, hoặc
lập di chúc lập một di chúc mới tuyên bố huỷ di chúc đã lập.

6


1.5 Người thừa kế theo di chúc

Theo Điều 635 quy định “ Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống
vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp
người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Theo quy định của pháp luật thì người thừa kế gồm hai loại là người thừa kế
theo pháp luật và người thừa kế theo di chúc. Trong đó người thừa kế theo di
chúc được xác định bởi ý chí của người có di sản nên có phạm vi rộng hơn
nhiều so với người thừa kế theo pháp luật. Họ có thể là một cá nhân bất kỳ,
miễn là được xác định trong di chúc mà không cần xét đến họ có mỗi quan hệ
hôn nhân huyết thống với người để lại di sản hay không.

Như vậy người thừa kế theo di chúc là cá nhân phải đang còn sống vào thời
điểm mở thừa kế,cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng
đã được người để lại di sản chỉ định làm người thừa kế của mình bằng một di
chúc hợp pháp.
Mặt khác theo quy định của pháp luật, người thừa kế là cá nhân muốn được
hưởng di sản phải có đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế và phải được
thành thai trước khi người để lại thừa kế chết nếu sinh ra và còn sống sau thời
điểm mở thừa kế.
Thứ hai, không bị tước quyền hưởng di sản, theo quy định tại khoản 1 Điều
643 quy định 4 trường hợp mà nếu người thừa kế rơi vào một trong những
trường hợp đó sẽ không được để lại di sản :
“ a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về
hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm
nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

7


b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác
nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có
quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản
trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm
hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”
2. Một số quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế theo di chúc
2.1 Một số quy định của pháp luật đối với di chúc có hiệu lực


Di chúc được coil à một loại giao dịch dân sự đặc biệt, vì vậy để một di chúc
muốn được coi là hợp pháp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của giao dịch
được quy định tại khoản 1 Điêù 122 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự…
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Mặt khác, di chúc là một loại giao dich dân sự đặc biệt, đồng thời chỉ có hiệu
lực khi người lập ra nó đã chết nên việc lập di chúc không thể được thực hiện
bằng cách uỷ quyền cho người khác thay mình lập di chúc. Do vậy tại điều
652 quy đinh
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa
dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc
8


không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải
được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ
phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng
thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là
hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý
chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó
những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời

hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di
chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Những quy định trên không chỉ là sự hướng dẫn của Nhà nước cho các chủ
thể khi tham gia giao dịch dân sự nhằm bảo vệ lợi ích của mình mà còn la
những quy phạm có tính bắt buộc các chủ thể phải tuân theo nhằm ngăn chặn
những hành vi trái pháp luật nhằm xâm hại tới lợi ích của Nhà nước và của cả
xã hội.
2.2 Điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp

2.2.1 Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 “ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là
khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự”. Năng lực hàng vi dân sự là sự phù hợp giữa nhận thức lý trí của
một người đối với hành vi mà họ thực hiện.Đề có được sự phù hợp này, người
lập di chúc phải ở một độ tuổi nhất định, phải có đủ nhận thức để kiểm soát
được sự định đoạt của mình trong di chúc Vì vậy, một người chỉ được coi là
có đủ năng lực hành vi dân sự trong việc lập di chúc.
Mà theo quy đinh tại Điều 647

9


1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc,
nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Như vậy người lập di chúc chỉ cần đủ mười lăm tuổi là có thể lập di chúc, nếu
được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giámhộ.
2.2.2 Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện

Tự nguyện được hiểu theo hiểu nghĩa khái quát là việc thực hiện theo ý chí
mình, do mình muốn, không phụ thuộc vào bất cứ chủ thể nào khác. Vì vậy,
khi đánh giá ý chí của một người về một vấn đề nào đó có phải tự nguyện hay
không, cần phải dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai phạm trù: ý chí và
sự bày tỏ ý chí đó. Vì vậy, muốn các định một di chúc có phải tự nguyện của
người lập di chúc hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất giữa ý chí của
người lập di chúc và sự thể hiện ý chí đó trong bản di chúc đó. Tuy nhiên việc
xác sự tự nguyện này rất khó, bởi vì một di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập
di chúc chết, nên việc xác định sự sai lệch trên có đúng hay không, hay ý chí
của người lập di chúc là như thế, là một việc không thể các định được.
2.2.3 Nội dung của di chúc không được trái pháp luật
Có thể nói rằng đây là một quy định rất đúng đắn bởi, nếu như người lập di
chúc muốn để lại di sản cho một tổ chức phản động… Ngoài ra một di chúc
được coi là hợp pháp nếu nó phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, bởi
nếu như một nền pháp luật được hình thành không phù hợp với đạo đức xã
hội thì tính khả thi của nó sẽ bị hạn chế rất nhiều. Ngoài ra, Việt Nam là một
quốc gia phương Đông theo nho giáo nên đạo làm người đòi hỏi các nhân khi
lập di chúc phải luôn hướng tới phong tục tập quán, truyền thống nhân bản và
tinh thần tương ái trong cộng đồng gia đình cũng như cộng đồng dân tộc. Vì
thế, nếu di chúc trái với đạo đức xã hội cũng sẽ bị coi là không hợp pháp.
10


2.2.4 Hình thức của di chúc không được trái quy định pháp luật
Di chúc có thể được lập theo hình thức miệng hoặc theo hình thức văn bản,
Trong đó hình thức di chúc bằng văn bản được lập theo nhiều hình thức khác
nhau. Tuy nhiên, pháp luật nước ta cũng coi di sản được lập di chúc miệng
trong những hoàn cảnh nhất định cũng như việc lập di chúc viết phải tuân thủ
theo những trình tự tương ứng.
2.3 Những yêu cầu khác đối với di chúc


- Yêu cầu đối với người chứng nhận, chứng thực và người làm chứng di chúc
- Yêu cầu đối với việc xác mình sự minh mẫn, sáng suốt của người lập di
chúc
- Yêu cầu đối với sự kiện được coi là điều kiện trong di chúc có điều kiện
2.4 Hiệu lực của di chúc
Thời điểm có hiệu lực của di chúc
Theo khoản1, Điều 667 “ Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa
kế.” mà theo khoản1 điều 633 “ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có
tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời
điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật
này.”
Theo khoản 2 Điều 667
“ Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các
trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm
mở thừa kế.
Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ
quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời
điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ
11


chức này không có hiệu lực pháp luật.
3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế
không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ
còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực
của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di
chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật”
3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc hiện nay
3.1 Một vài số liệu thống kê về các vụ án dân sự được giải quyết trong cả nước

Trong những năm gần đây, Toà án nhân dân tối cao cũng như Viện kiểm sát
nhân dân tối cao chỉ thống kê những vụ án dân sự nói chung mà không có
thống kê chi tiết những vụ các vụ án về thừa kế và các vụ án thừa kế theo di
chúc. Theo số liệu thống kê báo cáo năm 2011- 2012 Tổng số kiểm sát thụ lý
theo thủ tục sơ thẩm 148.587 vụ việc (có 140.915 vụ, 7.672 việc), tăng 29.240
vụ việc so với cùng kỳ năm 2011; Kiểm sát thụ lý 8.331 vụ, việc theo thủ tục
phúc thẩm, tăng 1.031 vụ việc; Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố kiểm sát thụ
lý 317 vụ theo thủ tục giám đốc thẩm.
Qua số liệu trên cho thấy thụ lý kiểm sát theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm tăng
nhiều so với cùng kỳ năm 2011; Kiểm sát viên tham gia 6.049 phiên tòa sơ
thẩm, chiếm 40,3% (cùng kỳ năm 2011 và các năm trước khoảng 0,12%);
tham gia 3.978 phiên tòa phúc thẩm, chiếm tỷ lệ 78,78% (cùng kỳ năm 2011,
tham gia 572 phiên tòa, chiếm tỷ lệ 12,8%); tỷ lệ chấp nhận kháng nghị phúc
thẩm đạt 89,4 % (tỷ lệ chấp nhận tăng 5,9%); kháng nghị giám đốc thẩm chấp
nhận đạt 78%. Tỷ lệ án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm xét xử sửa, hủy còn chiếm
tỷ lệ cao: Hủy chiếm 19% (cùng kỳ năm 2011, là 16,1%), sửa án chiếm
36,2% (cùng kỳ năm 2011, là 38,6%).
Viện kiểm sát các địa phương đã tích cực kiểm sát, phát hiện vi phạm và ban

12


hành 727 kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm pháp luật (giảm 83

kiến nghị so với cùng kỳ năm 2011). Đã phát hiện nhiều bản án, quyết định có
vi phạm và ban hành 706 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; 116 kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; riêng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
ban hành 57 kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, ít hơn 20 kháng
nghị so với cùng kỳ năm 2011.
Số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát chiếm tỷ lệ bình quân là 13,1%
so số vụ án bị cấp phúc thẩm hủy, sửa. Có nhiều Viện kiểm sát tỉnh, thành
phố có kháng kháng nghị phúc thẩm chiếm tỷ lệ cao so với số bản án sơ thẩm
bị cấp phúc thẩm hủy, sửa, là: Viện kiểm sát tỉnh Bắc Giang là 24 vụ/32 vụ, tỷ
lệ 75,4%; Quảng Ninh 15 vụ/20 vụ (75%); Đồng Nai là 32 vụ/94 vụ (34,1%);
Tây Ninh là 39 vụ/104 vụ (37,5%); TP Hồ Chí Minh là 69 vụ/298 vụ (23,1%);
TP Hà Nội là 41 vụ/120 vụ (34,1%); Viện kiểm sát tỉnh Long An là 40 vụ/157
vụ (25,5%) .
Viện kiểm sát các địa phương tích cực xây dựng các chuyên đề về kỹ năng
nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; kịp thời thông báo
rút kinh nghiệm đối với những vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm bị
cấp phúc thẩm sửa, hủy. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp đã
nghiên cứu kỹ hồ sơ, thực hiện việc kiểm sát tuân theo pháp luật tại phiên tòa
và phát biểu quan điểm theo quy định của BLTTDS và hướng dẫn của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, bước đầu, khẳng định vai trò, trách nhiệm của Viện
kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự.
Cuộc sống vật chất ngày càng được nâng cao, bên cạnh các tư liệu tiêu dùng,
di sản thừa kế còn bảo hàm cả tư liệu sản xuất có giá trị lớn hơn. Hơn nữa, kể
từ khi pháp luật của Nhà nước ta ghi nhận đất có giá trị quyền sử dụng đất
được coi là một quyền tài sản của cá nhân thì quyền sử dụng đất mà người
chết để lại đôi khi là một loại di sản có giá trị rất lớn. Có những trường hợp
người lập di chúc để lại hàng ngàn mét vuông đất cho một người quản lý và
sử dụng mà không có tranh chấp vì lúc đó đất không có giá trị nhưng khi mỗi
13



mét vuông hàng chục triệu đồng thậm chí có những mảnh đất giá trị mỗi mét
vuông lên tới hàng trăm triệu và có nơi người ta sử dụng ngoại tệ để tính giá
trị của mảnh đất, từ đó mới dẫn đến các tranh chấp về thừa kế. Ngoài ra, tài
sản thừa kế còn có cả tài sản vô hình, như các loại nhãn hiệu hàng hoá, hay
tên thương mại thì không phải ai cũng có thể thừa kế được, những vấn đề này
BLDS vẫn còn khá chung chung chưa cụ thể.
3.2. Những hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế di chúc

Thứ nhất, trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc,
các cơ quan nhà nước còn lúng túng trong việc xác định tính hợp pháp của di
chúc dẫn đến việc giải quyết không thoả đáng, kéo dài, gây dư luận không tốt
trong nhân dân.
Thứ hai, không có sự thống nhất giữa toà án cấp trên và toà án cấp dưới
trong việc công nhận tính hợp pháp của di chúc dẫn đến những hậu quả xấu
trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế của người dân, nhất là việc bảo
đảm tính thống nhất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc công
nhận tính hợp pháp của di chúc.
Thứ ba, trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế và quyền sở
hữu tài sản toà án nhân dân các cấp chưa quan tâm đến việc giải thích cụ thể
về quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp dẫn đến nhiều bản án phải giải
quyết theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, làm mất thời gian, tiền bạc của
các bên tranh chấp.
3.3. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tồn tại trong quá trình giải
quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc
Một là, do thiếu tính ổn định của hệ thống pháp luật dân sự, đặc biệt là
pháp luật về đất đai, dẫn đến đường lối giải quyết các tranh chấp thừa kế liên
quan đến nhà, đất không nhất quán.
Hai là, BLDS 2005 ra đời là một thuận lợi rất lớn cho công tác xét xử.
Song có những quy định của pháp luật về thừa kế, pháp luật về đất đai và các

14


quy định pháp luật khác có liên quan chưa nhất quán, có điểm chưa hợp lý
hoặc chưa chặt chẽ, rõ ràng, nên khó áp dụng; có vấn đề chưa được Bộ luật
quy định.
Ba là, một bộ phận Thẩm phán do trình độ còn hạn chế, nên khi kiểm
tra xét xử còn phạm những sai lầm rất sơ đẳng; có Thẩm phán cấp trên do
trình độ không hơn thẩm phán cấp dưới, nên việc cải, sửa, hủy án, y án không
đúng
4. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về thừa kế
theo di chúc
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc phải bảo đảm tính
thống nhất với pháp luật về thừa kế nói chung, thừa kế theo di chúc nói riêng.
Thứ hai, bảo đảm cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
pháp luật.
Thứ ba, bảo đảm an toàn trật tự xã hội, duy trì được tình đoàn kết trong
gia đình.
Thứ tư, sửa đổi những bất cập trong việc công chứng di chúc miệng.
Thứ năm, cần hướng dẫn cụ thể hơn về việc lập di chúc chung của vợ
chồng
Thứ sáu, hoàn thiện các quy định về người làm chứng lập di chúc, người
viết hộ di chúc
Bốn là, dưới góc độ pháp luật về hình thức của di chúc, cần có nghiên
cứu để quy định di chúc có điều kiện

15



K ết lu ận
Nhu cầu việc lập di chúc để định đoạt tài sản của cá nhân cho người khác
sau khi chết là rất lớn trong nhân dân, nhưng việc lập di chúc để định đoạt tài
sản của một người thường được thể hiện dưới hình thức miệng (tuyên bố
trước gia đình, gia tộc), các di chúc được thể hiện dưới hình thức viết như: di
chúc tự lập, di chúc được lập bằng văn bản có người làm chứng hay di chúc
được cơ quan có thẩm quyền là các tổ chức hành nghề công chứng soạn thảo
và công chứng được lập chưa nhiều.
Trên thực tế, việc xảy ra tranh chấp thừa kế không phải là chuyện
hiếm.Việc phân chia tài sản thừa kế bao giờ cũng là vấn đề rất phức tạp, tế nhị
và nhạy cảm. Nó phức tạp hơn việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài
sản ở các hình thức khác (mua bán, tặng cho, trao đổi) bởi vì việc chuyển
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản ở các hình thức khác chính là những
giao dịch liên quan đến việc định đoạt quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng giữa
những người đang còn sống với nhau. Do vậy, nếu có mâu thuẫn hoặc tranh
chấp thì họ có thể trực tiếp đối chất với nhau, trong khi đó việc chuyển quyền
16


sở hữu tài sản thừa kế (trong đó có thừa kế theo di chúc) được thực hiện giữa
một người đã chết cho một hoặc nhiều người thừa kế còn sống. Vì vậy, tất cả
những gì được ghi trong di chúc hợp pháp là căn cứ vật chất để tiến hành các
thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế đó.

17


Danh m ục tài li ệu tham kh ảo
1.Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1
2. Bộ luât dân sự năm 2005

3. Thông báo 262/TB-VKSTC-V5 tình hình thực hiện công tác kiểm sát giải
quyết vụ việc dân sự những tháng đầu năm 2012 và vướng mắc trong quá
trình thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự và Thông tư liên tịch 04/TTLT do
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
4. Một số vấn đề thừa kế theo di chúc trong luật Dân sự Việt Nam : Luận
văn / Dương Hùng Việt, Trường đại học Luật Hà Nội,
5. Một số vấn đề về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự Việt Nam Luận
án thạc sĩ luật học / Phạm Văn Tuyết Trường Đại học Luật Hà Nội
6. Một số vấn đề thừa kế theo di chúc trong Luật Dân sự Việt Nam : Khoá
luận tốt nghiệp / Nguyễn Đắc Hùng
7. www.vksndtc.gov.vn
8. www.toaan.gov.vn
9. vbqppl.moj.gov.vn
10. www.moj.gov.vn

18



×