Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đánh giá các quy định phù hợp và chưa phù hợp của Luật Quảng cáo 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.11 KB, 13 trang )

A. Đặt vấn đề
Pháp lệnh Quảng cáo được ban hành năm 2001. Qua gần 10 năm thi hành, Pháp
lệnh này đã cơ bản đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần tạo lập hành lang pháp lý
để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quảng cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người tiêu dùng, của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh
tế - xã hội, công nghê thông tin và hội nhập quốc tế, hoạt động quảng cáo ở nước ta
trong thời gian gần đây đã có bước phát triển mạnh với sự gia tăng về số lượng
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo và sự đa dạng của âccs loại hình
quảng cáo với nhiều loại hình quảng cáo mới xuất hiện và phát triển mạnh, nhất là
quảng cáo trên các phương tiện điện tử. Trước thực tiến phát triển của xã hội nhiều
quy định của Pháp lệnh Quảng cáo giờ đây đã tỏ ra bất cập, nhiều vấn đề mới nảy
sinh trong hoạt động quảng cáo chưa được điều chỉnh kịp thời. Vì vậy, việc ban
hành Luật Quảng cáo để khắc phục những bất cập của pháp luật về quảng cáo hiện
hành vào thời điểm này là cần thiết. Do đó, ngày 21/6/2012, Luật quảng cáo 2012
đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII thông qua
tại kỳ họp thứ 3, Luật này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013 tới đây.
Trong bài viết này, em xin được trình bày về vấn đề “Đánh giá các quy định phù
hợp và chưa phù hợp của Luật Quảng cáo 2012”

B. Nội dung
I, Khái quát về những điểm mới phù hợp trong luật quảng cáo 2012
1. Phạm vi điều chình của Luật Quảng cáo.
Những quy định về hoạt động quảng cáo trên báo chí hiện đang nằm rải rác tại các
văn bản như Luật thương mại, Luật xuất bản, Luật báo chí… sẽ được tập truhng
1


quy định tại Luật quảng cáo. Như vậy, luật quảng cáo 2012 sẽ là văn bản luật
chuyên ngành bao quát và điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cóa trên tất cả các
lĩnh vực.


2. Về tính đồng bộ và thống nhất của Luật Quảng cáo trong hệ thống pháp luật
Về cơ bản, nội dung của Luật Quảng cáo 2012 phù hợp với quy định của Hiến
pháp và bảo đảm tính tương thích với điều ước quốc tế mà việt Nam đã ký kết hoặc
tham gia.
3. Quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo, các hành vi bị
nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo.
Luật quảng cáo 2012 đã kế thừa một số quy định về các hành vi nghiêm cấm trong
hoạt động quảng cáo tại pháp lệnh quảng cáo vẫn còn phù hợp. tuy nhiên, điểm đổi
mới căn bản trong Luật đối với quy định cấm là liệt kê cụ thể các hành vi bị
nghiêm cấm, quy định cụ thể các loại hành hóa dịch vụ bị quảng cáo. Việc quy
định như vậy tạo được hành lang pháp lý rõ ràng, giúp cho các chủ thể tham gia
hoạt động quảng cáo hiểu rõ những nội dung được làm và không được làm trong
quá trình tham gia hoạt động quảng cáo.
4. Quy định phương tiện tham gia hoạt động quảng cáo.
Tiếp thu các ý kiến từ thực tiễn, Luật quảng cáo 2012 đã có sự điều chỉnh về việc
quy định các phương tiện quảng cáo như: bỏ một số phương tiện ( hội chợ, triển
lãm, hàng hóa); thay thế phương tiện “ mạng thông tin máy tính” bằng phương tiện
“ trang thông tin điện tử”; thay thế phương tiện “ băng hình, đĩa hình, băng âm
thanh, đĩa âm thanh” bằng phương tiện bản “ ghi âm ghi hình”, bổ sung thêm một
số phương tiện như các phương tiện truyền dẫn, phát sóng, phương tiện điện tử,
thiết bị viễn thông, thiết bị đầu cuối, thiết bị công nghệ khác, tổ chức, đoàn người
để quảng cáo, quảng cáo bằng âm thanh tại các địa điểm kinh doanh. Người

2


chuyền tải sản phẩm quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định
của pháp luật.
Nhìn chung, các quy định về phương tiện quảng cáo cụ thể và bao quát hơn so với
quy định tại pháp lệnh quảng cáo.

5. Hoạt động quảng cáo trên báo chí
Tại Luật quảng cáo 2012, các quy định về hoạt động quảng cáo trên báo chí đã quy
định thông thoáng hơn so với pháp lệnh quảng cáo, cụ thể:
-

Tăng tỉ lệ và quy định về diện tích quảng cáo trên báo in và tạp chí với hai mức
khác nhau báo in không quá 15%, tạp chí không quá 20%( Pháp lệnh Quảng cáo
quy định chung là báo in không quá 10%) tỷ lệ thời lượng quảng cáo của báo nói,

-

báo hình lên 10% ( Pháp lệnh Quảng cáo quy định không quá 5 %).
Quy định về việc bỏ cấp giấy phép và việc quy định trên trang mộg của trang
chuyên quảng cáo phải thể hiện rõ thông tin như tên tờ báo, tên địa chỉ của cơ quan

-

báo… quy định về quảng cáo trên truyền hình trả tiền.
Điều 21 Luật báo chí quy định : “ cơ quan báo chí, tổ chức khác muốn xuất bản
đặc san, số phụ; đài phát thanh, đài truyền hình muốn phát sinh chương trình đặc
biệt, chương trình phụ khác với tôn chỉ, ,mục đích ngôn ngữ ghi trong Giấy phép
thì phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về báo chí”. Tuy nhiên, các trang
chuyên quảng cáo không phải là đặc san, số phụ, thực chất chỉ là một ấn phẩm phụ
gắn liền với tới báo, ra đời do nhu cầu kinh doanh của cơ quan báo chí và chỉ
chuyền tải nội dung quảng cáo, không có nội dung khác với tôn chỉ, mục đích,
ngôn ngữ ghi trong giấy phép, việc cấp giấy phép không phải đáp ứng bất cứ điều
kiện nào. Vì vậy việc quy định không phải cấp giấy phép là hợp lí, phù hợp với

-


quy định tại Luật báo chí.
Quy định về diện tích thể hiện sản phẩm quảng cáo.
Quy định về việc ngắt để quảng cóa trong chương trình phim truyện, vui chơi giải
trí, quảng cáo bằng hình thức chạy một chuỗi chuyển động trên báo hình.

3


6. Hoạt động quảng cáo trên trang thông tin điện tử, các phương tiện truyền
dẫn, phát sóng, phương tiện điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị đầu cuối.
Luật quảng cáo 2012 đã quy định cụ thể yêu cầu nội dung, hình thức sản phẩm
quảng cáo trên trang thông tin điện tử, thời gian được phép thực hiện quảng cáo
trên điện thoại nhằm hoàn thiện hành lang pháp lí cho các phương tiện quảng cáo
này được thực hiện bình đẳng như các phương tiện quảng cáo khác trước pháp luật.
7. Quảng cáo trong bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác có nội
dung văn hóa, nghệ thuật.
Luật quảng cáo 2012 đã quy định trong bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công
nghệ khác không được quảng cáo quá 5% tổng thời lượng nội dung chương trình.
Quảng cáo về cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ trên
tranh ảnh, áp phích, ca - ta - lo, tờ rơi, tờ gấp và các sản phẩm in không phải là
xuất bản phẩm phải ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ
quảng cáo hoặc người quảng cáo, số lượng in, nơi in.
8. Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn và màn hình chuyên quảng cáo
Em tán thành việc giữ qui định cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo,
nhằm đảm bảo giữ gìn cảnh quan kiến trúc đô thị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội,
nhất là với công trình quảng cáo tấm lớn, quảng cáo trên màn hình chuyên quảng
cáo ngoài trời phải được thẩm định quản lý về vị trí, về kết cấu xây dựng như một
công trình xây dựng
Thực tế hoạt động quảng cáo trên địa bàn Hà Nội những năm trước đây cho thấy
tình trạng lộn xộn mất an toàn về xây dựng bảng quảng cáo không phép ở hai bên

trục đường Nội Bài, hay như tình trạng biển quảng cáo chen chúc, nhếch nhác trên
nóc nhà, trước mặt nhà ở khu vực Cửa Nam khiến cử tri và người dân rất bức xúc.
Xảy ra tình trạng đó trách nhiệm một phần là cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng
phần lớn cũng do ý thức của người hoạt động quảng cáo và do các qui định pháp
luật chưa đầy đủ, không rõ ràng về chế tài xử lý hoặc mức độ xử lý không đủ sức
4


răn đe, tạo kẽ hở để cho một số doanh nghiệp, cá nhân thiếu ý thức làm liều hoặc
lách luật gây hậu quả về kinh tế, trật tự an toàn và mỹ quan thành phố. Hoạt động
quảng cáo thì thu được nguồn lợi mà vị trí và địa điểm nhất là những vị trí đẹp để
xây dựng biển quảng cáo tấm lớn ngoài trời ở Hà Nội thì không có nhiều cho nên
các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thường cạnh tranh quyết
liệt hoặc cố tình vi phạm.
Ví dụ, như xây dựng sai phép, xây dựng không phép hoặc xây dựng sai vị trí được
cấp phép. Ở trong nội đô thì có tình trạng chủ nhà cho doanh nghiệp thuê địa điểm
dựng bảng quảng cáo sai vị trí kích thước thậm chí dựng trên nóc nhà hoặc dựng
khung sắt tạo thêm nhiều tầng giả trên nóc nhà để nâng cao nới rộng diện tích bảng
quảng cáo. Khi cơ quan chức năng xử lý thì chống đối và không hợp tác, không
cung cấp địa chỉ tên của doanh nghiệp dựng bảng quảng cáo trái phép hoặc chủ nhà
chuyển đi nơi khác để sống. Để lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động quảng cáo
như hiện nay ở Hà Nội thì các ngành chức năng cũng đã rất vất vả khó khăn. Mặt
khác việc cưỡng chế phá dỡ quảng cáo không phép, sai phép cũng không đơn giản
về trình tự thủ tục pháp lý cũng như về lực lượng thực hiện mà nó còn lãng phí về
tiền của của cá nhân, của doanh nghiệp và xã hội.
Vì thế việc quy định cấp giấy phép công trình xây dựng quảng cáo một cách cụ thể
rõ ràng trong luật này là rất cần thiết để tạo thuận lợi ngay từ đầu cho người hoạt
động quảng cáo và cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo. Liên quan đến cấp
phép xây dựng công trình quảng cáo, Bộ Xây dựng nên có quy định cụ thể là giấy
phép quảng cáo, giấy phép xây dựng công trình quảng cáo hay giấy phép tạm thời,

hay văn bản chấp thuận thiết kế xây dựng. Bởi loại công trình này có thời hạn như
thời hạn của quy hoạch quảng cáo, như thời hạn cho thuê địa điểm và đây cũng là
công trình quảng cáo nên phải gắn với nội dung quảng cáo, đây cũng phải có sự

5


phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ sở chính quyền với cơ quan quản lý nhà
nước về quảng cáo.
9. Quy hoạch quảng cáo ngoài trời
Với yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời đối với
việc đảm bảo mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường và trật tự xã hội, Luật quảng
cáo 2012 quy định nội dung xây dựng quy hoạch quảng cáo thuộc trách nhiệm của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với các yêu cầu cơ bản của quy hoạch quảng cáo như:
nội dung, quy mô, hình thức và những quy định có liên quan.
Trên cơ sở tiếp thu của Pháp lệnh Quảng cáo, Luật quảng cáo có những điểm mới
nhằm phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành cũng như các cam
kết quốc tế và phù hợp với thực tiễn.
II. Một số đánh giá về những điểm chưa phù hợp và kiến nghị về Luật quảng
cáo 2012
1. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo (Điều 5)
Trên thế giới, quản lý hoạt động quảng cáo thuộc Bộ Công Thương hoặc Thương
mại - là một Bộ kinh tế có các cơ quan chức năng đủ mạnh để quản lý hoạt động
này. Ở Việt Nam hiện nay, nếu Bộ Công thương không tham gia, phù hợp nhất sẽ
là Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý ... Nếu vẫn giao cho Bộ VH -TT&DL
quản lý như hiện nay thì rất bất hợp lý và sẽ khó mà giúp ngành quảng cáo phát
triển, vì các lý do sau đây:
Theo thống kê thì quảng cáo ngoài trời chỉ chiếm khoảng 10% tổng doanh số toàn
ngành quảng cáo, còn quảng cáo trên truyền hình, phát thanh, báo chí, internet
chiếm tới trên 80% doanh số. Hiện nay trên lý thuyết thì Bộ VH-TT&DL vẫn giữ

chức năng quản lý nhà nước đối với toàn bộ hoạt động quảng cáo, trong khi Bộ
Thông tin và truyền Thông không được giao nhiệm vụ này. Bộ VH-TT&DL, tầm
quản lý và trách nhiệm với quảng cáo không lớn, tầm quan tâm cũng rất hạn chế
6


bởi giờ chỉ còn quản lý khoảng 10% quảng cáo, nên giúp được DN rất ít. Bộ Thông
tin và Truyền thông cũng chơi vơi, không được giao quản lý nhà nước trong lĩnh
vực quảng cáo nhưng vẫn phải làm. Quảng cáo vốn là ngành kinh tế cần phải được
quản lý bởi một bộ chuyên về kinh tế quản lý.
Doanh thu từ quảng cáo hàng năm khoảng 500 triệu đến 1 tỷ USD, nhưng 80% lại
rơi vào tay các DN nước ngoài. Các DN quảng cáo Việt Nam thua ngay trên sân
nhà. Có nhiều lý do để giải thích cho việc các DN quảng cáo Việt Nam thua trên
sân nhà, nhưng trong đó có lý do quan trọng là các chính sách đã lỗi thời và hoạt
động quản lý quảng cáo bị xé lẻ phân tán, không hỗ trợ được các DN. Một Bộ có
chức năng quản lý và hỗ trợ nhiều hơn cho Doanh nghiệp cũng là đòn bẩy cho sự
tăng trưởng đối với ngành công nghiệp quảng cáo.
Như vậy, việc giao cho Bộ nào quản lý hoạt động quảng cáo cũng cần được cân
nhắc kỹ lưỡng. Bởi nguyên tắc trong quản lý “Giao đúng người đúng việc thì kết
quả sẽ tốt “.
2. Về các hành vi cấm quảng cáo (Đ8-Luật quảng cáo)
- Khoản 16 quy định cấm: “Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột
điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.” Ta thấy nên bỏ
cụm từ “nơi công cộng” vì dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo lên tường nhà riêng
cúng làm cho ngõ, phố trở nên mất thẩm mỹ, gây bức xúc cho nhiều nười trong
thời gian vừa qua. Do đó, nên quy định cấm “treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm
quảng cáo trên cột điện, trụ điện, trụ đèn chiếu sáng công cộng, cột tín hiệu giao
thông, cây xăng, tường nhà, tường rào và nơi công cộng”
- Về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo, với danh mục 16 hành vi cấm trong
hoạt động quảng cáo được quy định trong luật còn nhiều mục chưa cụ thể, không

có tiêu chí để xác định vi phạm nên dễ bị chi phối bởi nhận thức cá nhân của từng
người. Ví dụ ở Khoản 3 quy định: “quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống
7


lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam”. Tương tự như vậy ở
Khoản 14 là “quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với
đạo đức, thuần phong mỹ tục gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hay sự
phát triển bình thường của trẻ em”. Làm sao chúng ta xác định yếu tố như thế nào
là thiếu thẩm mỹ hay không hoặc hành động như thế nào là trái với đạo đức, thuần
phong mỹ tục, vì nhận thức về thẩm mỹ và giá trị đạo đức của mỗi người là khác
nhau.
Qua các cuộc tiếp xúc cử tri có rất nhiều ý kiến phản ánh đối với các chương trình
trên báo đài, trong đó có chương trình quảng cáo, nhiều diễn viên trong các chương
trình này ăn mặc rất phản cảm mà theo ý kiến của cử tri là ô nhiễm văn hóa mặc
hoặc có những cử chỉ gây tác động xấu đến giáo dục trẻ em. Cụ thể như trong một
chương trình quảng cáo sữa thì cô giáo cười cợt khi một học trò của mình vì quá
ốm nên bị tụt trang phục khi lên bảng. Do vậy, cần nghiên cứu làm rõ các tiêu chí
để xác định vi phạm hoặc đưa các tiêu chí xác định này vào văn bản hướng dẫn thi
hành luật để việc xử lý vi phạm kịp thời, đồng bộ và khách quan.
3. Về quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo (Điều 28 )
Khoản 3 Điều 28 Luật Quảng cáo quy định: “Quảng cáo trên màn hình không
thuộc quy định tại khoản 2 Điều này được sử dụng âm thanh theo quy định của
pháp luật về môi trường”, cần được sửa lại cho chính xác như sau: “Quảng cáo trên
màn hình không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này được sử dụng âm thanh theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”.
4. Về quảng cáo so sánh
Hiện nay, quảng cáo so sánh được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp
luật khác nhau: Luật Thương mại năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2004, Pháp lệnh
Quảng cáo năm 2001 không quy định về quảng cáo so sánh nhưng Nghị định số

24/2003/NĐ-CP ngày 13/03/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp
8


lệnh Quảng cáo thì có đề cập. Tuy nhiên, tất cả các văn bản này đều chưa có quy
định, định nghĩa thế nào là quảng cáo so sánh và Luật Quảng cáo 2012 cũng vậy.
Bất kỳ một hiện tượng pháp lý nào đều cần được định nghĩa để xác định bản chất
pháp lý và các yếu tố cấu thành nhằm định hướng cho việc thiết kế các quy định cụ
thể cho hiện tượng đó trong các văn bản quy phạm pháp luật và quảng cáo so sánh
cũng không phải là ngoại lệ.
Để đảm bảo sự thống nhất trong các quy định về quảng cáo so sánh, tránh tính
trạng không đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến các cách giải
thích luật khác nhau như hiện nay, việc điều chỉnh hoạt đông quảng cáo so sánh
nên tập trung trong Luật Cạnh tranh và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Canh
tranh về quảng cáo so sánh, góp phần nâng cao vai tròng và tầm quan trọng thích
đáng của pháp luật cạnh tranh trong xử lý các hành vi quảng cáo so sánh nhằm
cạnh tranh không lành mạnh. Các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật
Thương mại, Luật Quảng cáo chỉ nên quy định cấm các hành vi quảng cáo so sánh
theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
5. Về quảng cáo trên các bảng quảng cáo, băng-rôn
Tại Khoản 3, Điều 27 về quảng cáo trên các bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung
tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội cùng với Điểm a và Điểm b quy
định cho phép việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng
cáo trên băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội
chiếm dịch tích không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn, hình thức này
sẽ góp phần giảm ngân sách của Nhà nước chi cho chi phí tuyên truyền chính trị.
Một số địa phương đã thực hiện phương thức quảng cáo này, tuy nhiên chúng ta
thấy rất phản cảm nếu phía dưới hoặc bên phải của băng-rôn có nội dung tuyên
truyền liên quan đến Chính phủ, Đảng, Nhà nước có một biểu trưng, lô -gô hoặc


9


khẩu hiệu là slogan của một sản phẩm nhạy cảm, sẽ ảnh hưởng đến tính trang
nghiêm của nội dung tuyên truyền.
Vì thế, theo em chỉ cho quảng cáo trên các bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung
tuyên truyền về chính sách xã hội, các chương trình quốc gia, không nên cho quảng
cáo trên bảng quảng cáo băng rôn có nội dung tuyên truyền cổ động chính trị của
Đảng và Nhà nước.
6.Quảng cáo trên báo nói, báo hình ở Điều 22
Khoản 2 điều này quy định thời lượng quảng cáo trên truyền hình trả tiền không
vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức
phát sóng, từ kênh chương trình chuyên quảng cáo. Quy định này chưa được hợp
lý bởi các lý do sau: thứ nhất, hoạt động cùa truyền hình trả tiền tại Việt Nam đang
phát triển không ngừng về số lượng nhà mạng và số lượng các kênh cung cấp. Hiện
tại có hơn 70 kênh truyền hình trả tiền tự sản xuất và hơn 50 kênh truyền hình
nước ngoài mà các nhà mạng cung cấp. Song, chất lượng sóng phát và chất lượng
nội dung chương trình thì chưa đáp ứng được mong đợi của khán giả xem chương
trình. Hơn 80% chương trình phát sóng trên các kênh truyền hình trả tiền không
phải là tự đầu tư sản xuất mới mà là chương trình cũ, thu lại từ các kênh truyền
hình quảng bá. Hệ lụy của vấn đề này là đi ngược lại định hướng phát triển của
ngành truyền hình buộc người xem đài vừa nuôi các mạng truyền hình, trả tiền
bằng tiền thuế của chính mình, vừa trả tiền mua sản phẩm cũ chất lượng không
đảm bảo qua thuê bao gây lãng phí cho nhà nước và xã hội, không tạo được trọng
điểm đầu tư cho ngành truyền hình phát triển và tạo ra kẽ hở, mượn hạ tầng truyền
hình của nhà nước đầu tư để kinh doanh thu lợi.
Thứ hai, dựa vào lợi thế kinh doanh độc quyền đầu tư rất ít cho phát triển và sản
xuất chương trình mới, thu lợi từ tiền thuê bao hàng tháng từ xem đài và thu lợi rất
lớn từ quảng cáo. Doanh thu từ quảng cáo số liệu chúng tôi nắm được thời gian
10



qua là trên 1500 tỷ đồng nhưng đầu tư lại cho xây dựng chương trình và sản xuất
chương trình mới không đáng kể.
Thứ ba, một nguyên tắc hoạt động của truyền hình trả tiền trước là phải lấy doanh
thu từ thuê bao làm nguồn thu chủ yếu chứ không thể mượn danh truyền hình trả
tiền đề vừa thu thuê bao vừa kiếm lợi từ quảng cáo. Do vậy, Luật Quảng cáo chúng
ta phải cân nhắc vấn đề này và quy định phù hợp để kiểm soát được hoạt động
quảng cáo trên các kênh truyền hình trả tiền.

C. Kết luận
Như vậy Luật Quảng cáo 2012 vừa được ban hành và sẽ có hiệu lực trong thời gian
sắp tới 1/1/2013. Đây là một văn bản Luật khá hoàn chỉnh được ban hành nhằm
điều chỉnh đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đời sống, mặc dù theo em nó vẫn
còn một số những hạn chế và bất cập như đã trình bày ở trên. Tuy vậy đây sẽ là
một văn bản có tính pháp lý cao nhất quy định về lĩnh vực quảng cáo.

11


Danh mục tài liệu tham khảo





Giáo trinh luật thương mại Việt Nam tập 2, trường Đại học luật Hà Nội
Luật thương mại 2005
Pháp lệnh quảng cáo 2001
Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/03/2003 của Chính phủ quy định chi





tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo
Luật quảng cáo 2012
/>


Detail.aspx?ItemID=319&TabIndex=5&YKienID=132
Luật Cạnh tranh năm 2004

Mục lục

12


13



×