Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.71 KB, 13 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ở nước ta tình hình tội phạm ngày càng trở nên phức tạp, cần có
những biện pháp trước mắt cũng như lâu dài để hạn chế được sự gia tăng của
tội phạm nói chung, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác nói riêng. Đã có nhiều nhà nghiên cứu cho ra đời nhiều tác
phẩm nói về vấn đề này. Trên cơ sở kiến thức về phòng ngừa tội phạm đã
được học cùng sự kết hợp với việc tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa tội
phạm trong Luận văn thạc sĩ luật học về đề tài: “Phòng ngừa tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình” của tác giả Bùi Tiến Thành, em xin đưa ra những nhận xét về
việc việc trình bày các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong luận văn của tác
giả.
NỘI DUNG
I. TÓM TẮT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRONG LUẬN ÁN
Trên cơ sở phân tích tình hình và nguyên nhân của tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình, tác giả đã đưa các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Biện pháp về kinh tế - xã hội:
Thứ nhất, thực hiện những hoạt động nhằm hạn chế tác động tiêu cực do
đời sống kinh tế khó khăn đem lại, cụ thể: phát triển kinh tế gắn với mục tiêu
xóa đói giảm nghèo trong các hoạt động kinh tế, xây dựng và củng cố mạng
lưới an sinh xã hội… Những hoạt động này có tác dụng giải quyết tình trạng
nghèo đói, nâng cao thu nhập cho người nghèo, cải thiện và nâng cao chất
lượng cuộc sống trong nhân dân nói chung cũng như người nghèo nói riêng,
giúp họ tiếp cận được những dịch vụ xã hội căn bản như y tế, giáo dục, văn
hóa… Khi cuộc sống bớt khó khăn, điều kiện để được học tập, giáo dục tốt
hơn, trước một mâu thuẫn trong thực tế, cho dù là mâu thuẫn về lợi ích kinh


tế thì con người sẽ có những xử sự tích cực, có cân nhắc hơn trong giải quyết
mâu thuẫn. Đặc biệt là hạn chế được xử sự mang tính bột phát, mang tính bạo
2


lực và do đó hạn chế xảy ra việc phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác.
Thứ hai, thực hiện những hoạt động để hạn chế tác động tiêu cực do tình
trạng thất nghiệp mang lại, cụ thể: Đẩy mạnh phát triển kinh tế để tạo việc
làm, phát triển các ngành nghề truyền thống và hỗ trợ phát triển các ngành
nghề tại địa phương, đào tạo lao động gắn với mục tiêu và kế hoạch sử dụng
lao động… Từ đó tạo nhiêu việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả
sử dụng thời gian lao động ở nông thôn và giảm tình trạng thất nghiệp ở đô
thị. Khi được đáp ứng về nhu cầu việc làm, con người sẽ lao động để phục vụ
cho nhu cầu bản thân và gia đình, tránh được những ức chế tâm lý do không
có việc làm. Bên cạnh đó, có việc làm đồng nghĩa với hạn chế được thời gian
rảnh rỗi, người lao động không còn thời gian để làm những việc vô bổ như tụ
tập rượu chè, cờ bạc… Như vậy, có việc làm nên con người sẽ có những xử
sự nhã nhặn, đúng mực hơn; đồng thời giảm thiểu việc xảy ra va chạm, xích
mích từ những việc làm vô bổ đem lại. Do đó, hạn chế xảy ra việc phạm tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Thứ ba, thực hiện những việc để hạn chế tác động tiêu cực từ sự gia tăng
và phát triển của các ngành thương mại và dịch vụ, cụ thể: Gắn hoạt động
thúc đẩy phát triển kinh tế với sự kiểm soát quá trình phát triển kinh tế, tạo
môi trường kinh doanh lành mạnh. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt và đồng bộ
những biện pháp trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực văn hóa –
giáo dục, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Những biện pháp này
nếu thực hiện tốt sẽ làm giảm thiểu tác động mặt trái của nền kinh tế thị
trường; giảm thiểu những hiện tượng như lừa đảo, cạnh tranh không lành
mạnh…; đồng thời có thể phát hiện để ngăn chặn hoặc giải quyết triệt để

những mâu thuẫn có nguyên nhân từ hoạt động sản xuât, kinh doanh. Từ đó
tác động giảm thiểu hoặc giải tỏa những bức xúc, ức chế ở những người sản
xuất, kinh doanh và như vậy hạn chế được việc giải quyết mâu thuẫn bột
phát, đặc biệt là bạo lực. Do vậy có thể tác động ngăn chặn xảy ra tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
3


2. Biện pháp về văn hóa, giáo dục và tuyên truyền pháp luật
Thứ nhất, cần tiến hành những hoạt động để khắc phục những hạn chế
trong công tác tuyên truyền pháp luật. Cụ thể: Tăng cường hơn nữa công tác
tuyên truyền về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác để nâng ca nhận thức của người dân về tính nguy hiểm của tội
này, qua đó giúp họ có sự cân nhắc trong việc sử dụng vũ khí bạo lực khi giải
quyết mâu thuẫn.Trong đó, hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dạng,
phải hướng tới địa bàn trọng điểm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác (như thành phố Hòa Bình, các huyện Kim
Bôi, Lương Sơn).
Thứ hai, cần tiến hành các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục trong
gia đình và nhà trường. Cụ thể: Phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua
xây dựng gia đình văn hóa tới từng địa bàn dân cư, tổ chức hội thảo có nội
dung về vai trò, trách nhiệm giáo dục con cái của các bậc phụ huynh cũng
như sự cần thiết phối hợp giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường; đào tạo
và bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục; nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường, giáo dục học
sinh một cách toàn diện, trong đó chú trọng phát triển kỹ năng sống; củng cố,
phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú và nâng cao chất lượng
các trường tiểu học và trung học ở các địa bàn vùng sâu… Những hoạt động
đã nêu nếu thực hiện tốt sẽ góp phần vào việc hình thành những cá nhân phát
triển toàn diện, có học vấn và đạo đức, biết tôn trọng quyền lợi của cá nhân

khác. Từ đó có thể hạn chế được việc xảy ra xung đột cũng như việc dùng vũ
lực trong xung đột, hạn chế sự gia tăng tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác.
Thứ ba, cần tiến hành các hoạt động để tạo lập một môi trường xã hội
lành mạnh, góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác văn hóa, giáo
dục và tuyên truyền pháp luật nói chung. Cụ thể: Ưu tiên đầu tư cho các thiết
chế văn hóa phục vụ cộng đồng như bảo tàng, thư viện, tượng đài nghệ thuật,
nơi vui chơi giải trí; thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
4


sống văn hóa”, thực hiện tốt công tác văn hóa thông tin đến vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn, đẩy lùi hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội, đặc biệt
cần phải tuyên truyền tác hại của việc sử dụng rượu, để làm giảm dần tác hại
của “văn hóa rượu” trong đời sống của người dân tỉnh Hòa Bình… Những
hoạt động này có tác dụng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, từ đó, trước
mỗi tình huống mâu thuẫn cụ thể, mỗi người có thể xử sự có văn hóa hơn,
hòa nhã hơn. Qua đó có thể hạn chế được những hành xử bột phát, bạo lực
gây thường tích cho người khác; đồng thời hạn chế xử sự mang tính khiêu
khích, thúc đẩy người khác phạm tội.
3. Biện pháp về quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, trật tự, an
toàn xã hội
Thứ nhất, cần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về văn
hóa như thiết lập cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các quán karaoke,
quán internet; thực hiện kiểm tra (định kỳ, đột xuất) chặt chẽ những của hàng
kinh doanh băng hình, sách báo nhằm phát hiện hành vi kinh doanh, cho
thuê, bán các phim ảnh có nội dung bạo lực; cùng với đó là việc tuyên
truyền, vận động các chủ cơ sở này cam kết không kinh doanh sản phẩm có
nội dung bạo lực; thực hiện xử phạt nghiêm nếu phát hiện vi phạm. Những
việc làm này có tác dụng hạn chế mâu thuẫn phát sinh do mặt trái của những

loại hình kinh doanh trên, đồng thời có tác dụng ngăn chặn việc hình thành tư
tưởng bạo lực, đặc biệt là ở những đối tượng trẻ tuổi như học sinh sinh viên.
Từ đó góp phần ngăn chặn xu hướng sử dụng bạo lực trong giải quyết mâu
thuẫn, giảm thiểu sự phát sinh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác.
Thứ hai, cần nâng cao hiệu quả của công tác đảm bảo an ninh, trật tự an
toàn xã hội ở cấp cơ sở. Cụ thể: Xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin
hợp lý và hiệu quả; chú trọng công tác đảm bảo trị an và công tác hòa giải ở
cấp cơ sở; củng cố và nâng cao tinh thần cảnh giác tội phạm trong nhân
dân… Những hoạt động này được thực hiện tốt sẽ có tác dụng phát triển,
nắm bắt kịp thời những mâu thuẫn phát sinh tronh nhân dân, tránh được hiện
5


tượng mâu thuẫn âm ỉ, dẫn đến sử dụng bạo lực gây thương tích. Mặt khác,
những hoạt động này còn có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm của người
dân đối với lợi ích chung của cộng đồng, góp phần không để cho mâu thuẫn
nhỏ thành mâu thuẫn lớn, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn phát sinh, ngăn
chặn có hiệu quả sự gia tăng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác.
4. Biện pháp liên quan đến hoạt động phát hiện và xử lý các hành vi
phạm tội
Thứ nhất, cần thực hiện những hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác tiếp nhận và xử lý tin báo về tội phạm, nâng cao chất lượng của hoạt
động điều tra và truy tố tội phạm. Cụ thể:
- Xây dựng tổ chức, quy chế hoạt động phù hợp để đảm bảo tin báo được
tiếp nhận và xử lý kịp thời, chính xác, hoàn thiện kênh tố giác tội phạm.
- Tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ điều tra, cán bộ cảnh sát, đặc
biệt là cho các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa.
- Thường xuyên có sự trao đổi giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để trau

dồi nghiệp vụ cũng như nâng cao nhận thức về cách thức giải quyết loại tội
phạm này. Qua đó có thể góp phần đảm bảo việc điều tra và truy tố tội phạm
kịp thời và chính xác, tránh bỏ lọt tội phạm, tạo niềm tin cho mọi người dân,
nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của họ vào phòng ngừa tội phạm
nói chung cũng như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác nói riêng.
Thứ hai, cần tiến hành những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng xét xử
án hình sự của Tòa án, trong đó có việc xét xử cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác. Cụ thể:
- Đẩy mạnh công tác gửi cán bộ đi đào tạo, nâng cao trình độ học vấn
cũng như trình độ nghề nghiệp, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội
ngũ thẩm phán.
- Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cán bộ
cho đội ngũ thẩm phán cũng như thư ký Tòa án.
6


- Cần chỉ đạo siết chặt việc quyết định hình phạt dưới khung hoặc cho
hưởng án treo khi xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác. Từ đó sẽ góp phần vào việc xét xử đúng đắn, hạn chế
được việc xử nhẹ, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần nâng
cao ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật của người dân, phát huy tính răn đe
và phòng ngừa tội phạm của việc xét xử. Vì vậy phần nào có tác dụng hạn
chế sự gia tăng tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác.
Thứ ba, cần tiến hành những hoạt động để nâng cao chất lượng của công
tác thi hành án hình sự mà trước hết là trong việc cải tạo phạm nhân tại trại
tạm giam và việc thi hành án treo. Cụ thể:
- Tạo môi trường học tập và cải tạo lành mạnh; tăng cường giáo dục văn
hóa, dạy nghề; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phạm nhân.

- Trong công tác quản lý người bị kết án tại địa phương, các cấp, các
ngành chức năng cần phối hợp tốt với dịa phương để thi hành đúng quy định
về giám sát, giáo dục người phạm tội tại nơi cư trú (chủ yếu là các đối tượng
được hưởng án treo); tao điều kiện về vật chất, tinh thần để họ có thể tái hòa
nhập cộng đồng.
Thực hiện tốt những việc kể trên sẽ góp phần cải tạo, giáo dục người
phạm tội có hiệu quả, ít nhiều có tác dụng hạn chế sự phát sinh của tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
II. NHẬN XÉT CÁ NHÂN VỀ CÁCH TRÌNH BÀY CÁC BIỆN
PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRONG LUẬN ÁN
1. Ưu điểm
Qua tìm hiểu và nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học Bùi Tiến Thành
cùng với việc liên hệ với kiến thức được học về phòng ngừa tội phạm, có thể
thấy tác giả đã đưa ra được những biện pháp cơ bản phòng ngừa tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở tỉnh Hòa Bình:
- Biện pháp kinh tế: Phát triển kinh tế gắn với mục tiêu xóa đói giảm
nghèo trong các hoạt động kinh tế, xây dựng và củng cố mạng lưới an sinh xã
7


hội...; Đẩy mạnh phát triển kinh tế để tạo việc làm, phát triển các ngành nghề
truyền thống và hỗ trợ phát triển các ngành nghề tại địa phương, đào tạo lao
động gắn với mục tiêu và kế hoạch sử dụng lao động…; Gắn hoạt động thúc
đẩy phát triển kinh tế với sự kiểm soát quá trình phát triển kinh tế, tạo môi
trường kinh doanh lành mạnh, thực hiện tốt và đồng bộ những biện pháp
trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực văn hóa – giáo dục, nâng cao
đời sống tinh thần cho nhân dân.
- Biện pháp văn hóa tư tưởng: là những biện pháp nhằm nâng cao ý thức
chính trị, ý thức chấp hành pháp luật trong các cơ quan, tổ chức và công dân.
Đồng thời định hướng cho người dân sống có văn hóa, văn minh trong cộng

đồng xã hội, hạn chế các biện pháp tiêu cực nảy sinh. Tác giả đã đưa ra được
những biện pháp cụ thể sau: Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác để
nâng ca nhận thức của người dân; Nâng cao chất lượng giáo dục trong gia
đình và nhà trường; Tiến hành các hoạt động để tạo lập một môi trường xã
hội lành mạnh, góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác văn hóa,
giáo dục và tuyên truyền pháp luật nói chung…
- Biện pháp chính trị, xã hội: Cần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
nhà nước về văn hóa như thiết lập cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động của
các quán karaoke, quán internet; thực hiện kiểm tra (định kỳ, đột xuất) chặt
chẽ những của hàng kinh doanh băng hình, sách báo…; Cần nâng cao hiệu
quả của công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội ở cấp cơ sở: Xây
dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin hợp lý và hiệu quả; chú trọng công
tác đảm bảo trị an và công tác hòa giải ở cấp cơ sở; củng cố và nâng cao tinh
thần cảnh giác tội phạm trong nhân dân…
- Biện pháp tổ chức quản lý: Cần thực hiện những hoạt động nhằm nâng
cao hiệu quả của công tác tiếp nhận và xử lý tin báo về tội phạm, nâng cao
chất lượng của hoạt động điều tra và truy tố tội phạm; Cần tiến hành những
hoạt động nhằm nâng cao chất lượng xét xử án hình sự của Tòa án, trong đó
có việc xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
8


người khác; Cần tiến hành những hoạt động để nâng cao chất lượng của công
tác thi hành án hình sự mà trước hết là trong việc cải tạo phạm nhân tại trại
tạm giam và việc thi hành án treo.
Ngoài ra, có thể thấy tác giả trình bày các biện pháp phòng ngừa tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác rõ ràng, dễ
hiểu, tác giả đã phân chia các biện pháp phòng ngừa thành từng mục cụ thể,
tương ứng với các nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác ở tỉnh Hòa Bình đã được tác giả đề cập ở phần
trước của luận án nên người đọc dễ dàng theo dõi.
2. Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì cách trình bày các biện pháp
phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác của tác giả vẫn còn một số hạn chế sau:
Tác giả chưa đưa ra được các biện pháp như biện pháp phòng ngừa liên
quan đến người phạm tội, biện pháp hoàn thiện pháp luật… Trên cở sở đó,
em xin bổ sung một số biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà luận án của tác giả chưa đề cập
tới như sau:
Một là, biện pháp về quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, trật
tự, an toàn xã hội: Tăng cường quản lý xã hội ở cơ sở như quản lý nhân
khẩu, hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng.
Địa bàn tỉnh Hòa Bình rất phức tạp về cộng đồng dân cư, do đó quản lý
tốt xã hội ở cơ sở sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kịp thời phát hiện các
khu vực nhạy cảm có nhiều khả năng xảy ra tội phạm cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên từng cơ sở để có biện
pháp phòng ngừa phù hợp.
Hai là, biện pháp nâng cao chất lượng điều tra truy tố, xét xử:
Đối với hoạt động điều tra: không ngừng nâng cao cơ chế tiếp nhận và xử
lí thông tin tội phạm, tạo mọi điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thể cung
cấp thông tin về tội phạm được thuận lợi nhất. Tăng cường bố trí cán bộ có
9


năng lực, có tinh thần trách nhiệm phụ trách ở những địa bàn trọng điểm kịp
thời nắm bắt thông tin và xử lí thông tin hiệu quả nhất.
Công tác điều tra thu thập chứng cứ phải đảm bảo khách quan, toàn diện,
đầy đủ và cụ thể, trước khi tiến hành điều tra phải lập kế hoạch, phương án

điều tra cụ thể, làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh, không loại bỏ bất
kì tình tiết nào, bảo đảm việc khởi tố được chặt chẽ, đảm bảo đúng người
đúng tội, không làm oan người vô tội cũng như bỏ sót tội phạm.
Đối với hoạt động truy tố: nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
kiểm sát viên đảm bảo cho việc luận tội cũng như việc tranh tụng tại phiên
tòa được thực hiện một cách dân chủ và thuyết phục.
Đối với hoạt động xét xử: Nâng cao chất lượng xét xử, quá trình xét xử
phải nhanh chóng, kịp thời, mức án phải phù hợp, đúng pháp luật… muốn
vậy cán bộ toàn án phải được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, đề cao tinh thần trách nhiệm
đồng thời cuãng phải có chính sách đãi ngộ súng đáng với họ. Ngoài ra cần
thường xuyên đúc rút kinh nghiệm trong công tác xét xử.
Các cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án phải phát huy hết vai trò của
mình thông qua các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Ba là, nhóm biện pháp phòng ngừa liên quan đến người phạm tội
Nhóm biện pháp này chu yếu giải quyết các thói quen xấu hình thành
hành vi lệch lạc, cũng như giải quyết phần nào bản chất côn đồ, hung hãn của
người phạm tội và cách phòng ngừa tình huống dễ trở thành nạn nhân của tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
Thứ nhất, cần thực hiện biện pháp thiết thực, hiệu quả đối với người
nghiện rượu hoặc thích uống rượu. Kiêng rượu sẽ giúp cho người nghiện
rượu có thần kinh ổn định hơn, cử xử sẽ kiềm chế hơn, hạn chế xung đột, va
chạm có thể xảy ra do uống rượu.
Ngoài ra, cần phải có biện pháp giáo dục người dân không mắc phải các
tệ nạn như nghiện ma túy, nghiện game, truyện tranh, phim ảnh mang tính
bạo lực. Gia đình có người thuộc những trường hợp này cần có biện pháp cai
10


nghiện cho họ: những người nghiện ma tuy cần đưa đến trung tâm cai

nghiện, những người nghiện internet thì không để họ tiếp xúc với các loại
băng đĩa hình bạo lực, các trò chơi game bạo lực…
Thứ hai, những người dễ trở thành nạn nhân hạn chế tiếp xúc với người
gây mâu thuẫn với mình.
Thứ ba, tập trung phòng ngừa đối với những nhóm thanh niên thích la cà,
tụ tập nơi đông người. Gia đình và xã hội cần chiếm dụng thời gian của
những đối tượng thích đàn đúm, rượu chè, gây sự làm mất trật tự xã hội bằng
cách tạo việc làm cho họ. Gia đình cần có biện pháp để những thanh niên
trong độ tuổi lao động mà vẫn ăn bám, không chịu tìm việc làm tự lực kiếm
sống bằng chính sức lao động của mình. Gia đình, xã hội cần hỗ trợ, động
viên để định hướng cho họ có hướng suy nghĩ tích cực về gí trị của bản thân.
Thứ tư, tập trung kiểm soát, phòng ngừa đối với các đối tượng có tính côn
đồ, hung hãn, thích gây sự, đặc biệt là các đối tượng có khả năng chế tạo vũ
khí gây nguy hiểm tính mạng, sức khỏe con người. Cảnh sát khu vực cần
nắm được có bao nhiêu hộ dân trên địa bàn mình quản lý tự sản xuất được vũ
khí như dao quắm, mã tấu, mìn tự chế… Trên cơ sở đó có biện pháp giáo
dục, nhắc nhở họ chỉ sản xuất những công cụ phục vụ cho sản xuất, không
sản xuất các loại vũ khí. Nếu hộ gia đình nào vi phạm thì phải xử lý thật
nghiêm. Đối tượng nào thường xuyên gây gổ quá khích cần đưa ra giáo dục
tại cộng đồng. Đặc biệt quản lý nghiêm ngặt đối với các đối tượng làm nghề
bảo kê, chuyên đam thuê, chém mướn để quản lý và có biện pháp ngăn chặn
kịp thời khi phát hiện dấu hiệu khả nghi.
Bốn là, hoàn thiện quy định của pháp luật
Như đã phân tích, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác là một trong những loại tội chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các
vụ phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, việc điều tra, truy tố, xét xử của các vụ án này
cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân của những khó
khăn naỳ một phần là do quy định của BLTTHS 2003. Theo Điều 105
11



BLTTHS: “Những vụ án về tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều
104… của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại
hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành
niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”.
Có thể thấy sở dĩ Bộ luật tố tụng hình sự quy định như vậy là nhằm mục
đích giữ bí mật đời tư, tôn trọng danh dự, quyền tự quyết cho người bị hại
khi học yêu cầu. Song việc quy định này dễ bị lợi dụng, khi người phạm tội
gây nên những hành vi nguy hiểm mà không bị pháp luật trừng trị thì họ
thường có thái độ coi thường pháp luật. Bởi thế chỉ nên cho phép nạn nhân
và người đại diện của họ có quyền khởi tố trong những trường hợp tỉ lệ
thương tích từ một khoảng thấp hơn 11% và không thuộc các trường hợp
tặng nặng từ điểm a đến điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, như thế
vừa thể hiện được tính nghiêm minh vừa thể hiện được tính khoan hồng của
pháp luật.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong luận án trên có thể thấy cần thực hiện đồng
thời nhiều biện pháp thì mới có thể hạn chế được sự gia tăng của tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Chính vì vậy cần
có sự nghiên cứu sâu rộng hơn nữa về vấn đề này để từ đó có được những
biện pháp phù hợp, cụ thể là với tỉnh Hòa Bình trong việc phòng ngừa tội
phạm.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2009.
2. Dương Tuyết Miên (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 2010.
3. Dương Tuyết Miên, Tội phạm học nhập môn, Nxb. CAND, Hà Nội,
2009.
4. Nguyễn Mạnh Hùng, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đề tài: Phòng ngừa
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hà Nội, 2011.
5. Vũ Thị Khánh, Khóa luận tốt nghiệp, Đề tài: Phòng ngừa tội phạm cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn
quanh Hai Bà Trưng giai đoạn 2006- 2010.
6. Vũ Thị Thu Hà, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đề tài: Phòng ngừa tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn, Hà Nội, 2011.

13



×